T<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN QUỐC TOẢN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM <br />
SÁNG TẠO CHO HỌC SINH GÓP PHẦN DUY TRÌ SĨ SỐ, TỈ LỆ <br />
CHUYÊN CẦN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC <br />
Thuộc lĩnh vực: Quản lý<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Võ Văn Tính<br />
Chức danh: Hiệu trưởng<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học<br />
Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục Tiểu học<br />
MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
1. Lý do lý luận<br />
Như chúng ta đã biết, nền giáo dục Việt nam là một nền giáo dục phát <br />
triển toàn diện của học sinh. Nhằm đào tạo các em trở thành một con người có <br />
đầy đủ tố chất khi bước vào đời. Và đặc biệt trong sự đổi mới của giáo dục <br />
nhằm theo kịp xu thế phát triển của thời đại cũng như các nước tiên tiến trên <br />
thế giới, ngành giáo dục rất coi trọng việc tăng cường đưa vào chương trình <br />
giáo dục hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Từ đó không chỉ dạy <br />
các em về mặt kiến thức mà còn phải tổ chức cho các em tham gia các hoạt <br />
động trải nghiệm để các em nắm bắt được thế giới thực tế xung quanh về <br />
thiên nhiên, con người, hoạt động xã hội .v.v..Từ những trải nghiệm bổ ích, từ <br />
những kiến thức thực tế các em có thể vận dụng sáng tạo trong học tập, công <br />
việc cũng như trong cuộc sống. Xác định được tầm quan trọng đó, hiện nay <br />
trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục đã đưa hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo là một nội dung bắt buộc và thời lượng cho nội dung này <br />
tương đương với môn học khác.<br />
2. Lý do thực tiễn<br />
Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào <br />
tạo cũng như dựa vào tình hình thực tế, trường Tiểu học Trần Quốc Toản đã <br />
tổ chức chỉ đạo một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo đạt nhiều kết quả tốt, <br />
góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Và đặc biệt là tạo <br />
niềm vui, bổ ích cho các em, từ đó các em đi học chuyên cần hơn, góp phần <br />
duy trì sĩ số, xóa bỏ tình trạng học sinh bỏ học. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Biện pháp chỉ đạo tổ chức một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho <br />
học sinh trong trường Tiểu học<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
2<br />
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trường Tiểu học Trần Quốc Toản năm <br />
học 2015 2016 đến nay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
3<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo <br />
ở trường Tiểu học Trần Quốc Toản, từ đó đề ra những giải pháp nhằm chỉ <br />
đạo hoạt động trải nghiệm sáng tạo của nhà trường đạt hiệu quả.<br />
Từ việc chỉ đạo tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh góp <br />
phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một đi lên.<br />
Góp phần củng cố, khắc sâu và phát triển những kiến thức đã học trên <br />
lớp qua các hoạt động thực tế.<br />
Giúp các em phát triển sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống, xã hội, <br />
từng bước làm phong phú hơn vốn tri thức của học sinh, tạo nên sự cân đối hài <br />
hòa của quá trình giáo dục toàn diện.<br />
Phát triển ở học sinh các kỹ năng cần thiết, phù hợp với sự phát triển <br />
lứa tuổi như : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, kỹ năng hợp tác, và sẵn sàng <br />
tham gia các hoạt động của tập thể...<br />
Tạo cho học sinh lòng ham thích, tự tin, mạnh dạn và hứng thú khi tham <br />
gia các hoạt động.<br />
Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương đất nước, giữ gìn bản sắc văn hóa <br />
dân tộc…<br />
Tóm lại, qua thực tế các hoạt động trải nghiệm, giáo dục các em yêu <br />
thiên nhiên, con người, yêu cuộc sống lao động, gìn giữ các di sản, bản sắc văn <br />
hóa của dân tộc; biết bảo vệ môi trường, tiếp thu những tiến bộ của nhân <br />
loại…góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.<br />
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Ngoài công tác dạy học trên lớp, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ <br />
lên lớp cho học sinh là điều rất cần thiết đối với mỗi trường học nhằm nâng <br />
cao chất lượng giáo dục và mang đến cho trường nhiều hoạt động giáo dục <br />
phong phú và đa dạng. Chương trình giáo dục của chúng ta trong thời gian qua <br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
4<br />
còn mang nặng về lí thuyết, thường chú trọng dạy học trong sách giáo khoa, <br />
các giờ dạy trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các hoạt động thực tế cho <br />
học sinh. Hiện nay công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học <br />
sinh ngày càng được quan tâm bởi chúng ta đã xác định được tầm quan trọng <br />
của hoạt động này trong việc giáo dục cho các em phát triển toàn diện và thực <br />
tế hơn. Hơn thế nữa, nhà trường là nơi giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, cho <br />
nên nếu tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh cũng có nghĩa <br />
là làm tốt các công tác giáo dục toàn diện như Đức Trí Thể Mỹ. Từ đó có <br />
thể nói việc tổ chức hoạt động trải nghiệm trong trường học nói chung, trường <br />
tiểu học nói riêng là rất cần thiết nhằm giáo dục các em trở thành con người <br />
mới đáp ứng đúng yêu cầu đổi mới chất lượng giáo dục của đất nước trong <br />
thời kỳ hội nhập và phát triển.<br />
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã và đang nhận được sự <br />
quan tâm rất lớn của toàn Ngành, từ cha mẹ học sinh cũng như của xã hội . Bởi <br />
hiện nay không ít trường học chỉ thực hiện dạy học theo chương trình sách <br />
giáo khoa hay nói cách khác chỉ dạy học lý thuyết mà chưa coi trọng tổ chức <br />
cho các em thực hành hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài <br />
giờ lên lớp. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư <br />
04/2014/TTBGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2018 về việc Quản lí hoạt động giáo <br />
dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Phòng Giáo dục <br />
có công văn số 209/PGDĐTHĐGDNGLL ngày 30/11/2018 V/v hướng dẫn <br />
thực hiện công tác giáo dục Chính trị tư tưởng học sinh; hoạt động ngoài giờ <br />
lên lớp năm học 2018 2019. Hội đồng Đội huyện có Hướng dẫn số 01<br />
HD/HĐĐ ngày 24/10/2018 V/v Hướng dẫn triển khai Giờ ra chơi trải nghiệm <br />
khao học sáng tạo năm học 2918 2019... Trong chương trình giáo dục phổ <br />
thông mới cấp Tiểu học, Bộ Giáo dục đã rất coi trong đưa các hoạt động trải <br />
nghiệm vào chương trình giáo dục. Cụ thể trong chương trình của mỗi khối <br />
lớp, các hoạt động trải nghiệm 105 tiết/lớp/năm học. Từ đó cho thấy rằng đây <br />
là một nội dung được Ngành giáo dục và các cấp rất quan tâm. <br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
5<br />
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
1. Đặc điểm tình hình<br />
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản là một trường nằm trên địa bàn xã <br />
Bình Hòa cách trung tâm huyện khoảng 5km. Nhân dân trên địa bàn từ địa bàn <br />
Quảng Nam đến đây xây dựng kinh tế mới. Trường được thành lập năm 1989 <br />
đến nay đã trải qua 30 năm xây dựng và phát triển. Ngay từ những ngày đầu <br />
thành lập trường đã gặp không ít những khó khăn. Cơ sở vật chất nói chung, sự <br />
quan tâm của các tổ chức, xã hội, của cha mẹ học sinh đến công tác giáo dục <br />
còn nhiều hạn chế. Chưa chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động trải <br />
nghiệm, các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Thời gian gần đây, kinh <br />
tế địa phương có phần phát triển nên trường lớp đã được xây dựng tương đối <br />
khang trang. Sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự phối hợp của cha <br />
mẹ học sinh đến công tác giáo dục của nhà trường được tốt hơn. Chính vì thế <br />
việc tổ chức các hoạt động phong trào cũng được quan tâm và tổ chức đạt quả <br />
tốt. <br />
2. Những ưu điểm của công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo <br />
của nhà trường từ năm học 2015 2016 trở về trước <br />
Về công tác chỉ đạo của nhà trường : <br />
+ Nhà trường đã thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục để xây dựng kế <br />
hoạch cho năm học. Đã có kế hoạch tổ chức hoạt động mang tính chất trải <br />
nghiệm.<br />
+ Đã phân công trách nhiệm chỉ đạo cho từng thành viên trong Ban Giám <br />
hiệu trong việc tổ chức các hoạt động. <br />
Việc thực hiện của giáo viên : <br />
Giáo viên đã bám sát kế hoạch nhà trường để lồng ghép xây dựng kế <br />
hoạch hoạt động trong kế hoạch chủ nhiệm từng năm học.<br />
3. Những hạn chế của công tác tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo <br />
thời gian qua<br />
Đối với Ban Giám hiệu nhà trường :<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
6<br />
+ Tổ chức một số hoạt động còn mang tính hình thức, đạt hiệu quả chưa <br />
cao.<br />
+ Hoạt động trải nghiệm còn ít, chưa phong phú. Từ đó dẫn đến không <br />
thu hút được học sinh tham gia, chưa thu hút được học sinh đến trường.<br />
+ Một số hoạt động không có tính khả thi, xây dựng kế hoạch không sát <br />
thực tế.<br />
Đối với giáo viên :<br />
Một số giáo viên chưa hiểu được tầm quan trọng của hoạt động này <br />
trong công tác giáo dục, chưa nhiệt tình tham gia, tổ chức hoạt động của lớp <br />
chưa đạt hiệu quả cao.<br />
Đối với công tác Đội :<br />
Giáo viên tổng phụ trách Đội mới chỉ tổ chức một số hoạt động ngaoì <br />
giờ lên lớp theo nội dung chương trình và kế hoạch chỉ đạo của Hội đồng Đội, <br />
chưa chú trọng tham mưu với Ban Giám hiệu để tổ chức các hoạt động trải <br />
nghiệm mang tính sáng tạo và mang tính giáo dục cao.<br />
Đối với học sinh :<br />
Một số em chưa tích cực, tự giác trong hoạt động trải nghiệm<br />
Từ những ưu điểm và tồn tại đó, bản thân tôi đưa ra một số giải pháp <br />
nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo nhằm đạt được hiệu quả cao hơn.<br />
III. Các giải pháp<br />
Để thực hiện có hiệu quả trong việc tổ chức một số hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo tôi đưa ra các giải pháp như sau :<br />
1.1. Khảo sát đánh giá thực trạng hiệu quả tổ chức hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo của nhà trường thời gian qua :<br />
a) Đối với Ban Giám hiệu :<br />
+ Khảo sát, đánh giá kết quả các hoạt động đã tổ chức, tìm hiểu nguyên <br />
nhân của những hạn chế và tìm hướng khắc phục.<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
7<br />
+ Đánh giá tầm ảnh hưởng của hoạt động đến kết quả học tập của học <br />
sinh, đến việc thu hút học sinh đi học chuyên cần và việc duy trì sĩ số. <br />
b) Các tổ khối :<br />
Đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tổ chức chỉ đạo hoạt động trải nghiệm <br />
cho học sinh trong tổ và báo cáo kết quả về nhà trường.<br />
c) Giáo viên :<br />
+ Đánh giá những ưu điểm và tồn tại của các hoạt động mà lớp đã tham <br />
gia, tổ chức.<br />
+ Tìm ra nguyên nhân của tồn tại để có hướng tham mưu với Ban Giám <br />
hiệu nhà trường khắc phục, chỉ đạo các hoạt động sau tốt hơn.<br />
d) Đối với giáo viên Tổng phụ trách Đội<br />
Ngoài việc thực hiện kế hoạch hoạt động của Hội đồng Đội huyện, cần <br />
bám sát tình hình thực tế của nhà trường để tham mưu với Ban Giám hiệu để <br />
tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh phù hợp và đạt hiệu <br />
quả.<br />
2. Xây dựng kế hoạch <br />
a) Nhà trường <br />
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện các nội dung hoạt động trải <br />
nghiệm sáng tạo ngay từ đầu năm học của tổ. Xây dựng kế hoạch phải dựa <br />
vào thực tế nhà trường, bám sát sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và được sự <br />
thống nhất cao của Ban Giám hiệu, các đoàn thể, tổ khối và giáo viên. Trước <br />
khi xây dựng kế hoạch phải họp ban đại diện cha mẹ học sinh để có sự đóng <br />
góp ý kiến cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Từ đó có sự phối hợp, <br />
hỗ trợ tốt từ phía cha mẹ học sinh nhà trường. Đó là yếu tố rất quan trọng góp <br />
phần cho sự thành công của các hoạt động.<br />
b) Các tổ chuyên môn <br />
Dựa vào kế hoạch của nhà trường, các tổ khối xây dựng kế hoạch và chỉ <br />
đạo các giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. <br />
c) Giáo viên chủ nhiệm<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
8<br />
Dự kiến các hoạt động của lớp mình trong năm để đưa vào kế hoạch <br />
chủ nhiệm và triển khai tới toàn thể cha mẹ học sinh trong các cuộc họp đầu <br />
năm, giữa kì …để có sự đóng góp ý kiến và thống nhất phối hợp cùng thực <br />
hiện.<br />
d) Giáo viên Tổng phụ trách Đội<br />
Đưa các nội dung hoạt động trải nghiệm vào kế hoạch chương trình <br />
hoạt động của Liên đội trong năm học để thực hiện.<br />
d) Phối hợp với cha mẹ học sinh<br />
Ngay đầu năm học, nhà trường họp Ban đại diện cha mẹ học sinh để <br />
dự kiến kế hoạch, nội dung trình cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm. <br />
Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Ban Đại diện <br />
Cha mẹ học sinh các lớp bàn bạc với các phụ huynh của lớp chủ nhiệm về <br />
việc đóng góp ủng hộ cho các hoạt động trải nghiệm trong năm dự kiến sẽ tổ <br />
chức. <br />
Sau khi thống nhất của cha mẹ học sinh các lớp, nhà trường tổ chức <br />
họp với Ban đại diện cha mẹ học sinh, thống nhất và đưa vào nghị quyết Đại <br />
hội cha mẹ học sinh đầu năm cũng như xây dựng qui chế phối hợp giữa nhà <br />
trường với Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong các hoạt động, phong trào. <br />
3. Tổ chức phân công nhiệm vụ <br />
Mỗi hoạt động trải nghiệm đều phải có sự phân công tổ chức rõ ràng, <br />
cụ thể và chi tiết. Thành lập Ban chỉ đạo và Ban tổ chức cho mồi hoạt động. <br />
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Các thành viên trong ban tổ <br />
chức, Ban chỉ đạo phải đầy đủ các thành phần cốt cán trong nhà trường, như <br />
lãnh đạo nhà trường, đại diện các đoàn thể, tổ trưởng chuyên môn, Tổng phụ <br />
trách Đội.v.v…<br />
4. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động<br />
Sau khi xây dựng kế hoạch và thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, nhà <br />
trường chỉ đạo thực hiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo. Đặc biệt <br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
9<br />
bám sát đến các kế hoạch và phương án đã xây dựng. Cụ thể một số hoạt <br />
động đã tổ chức của trường: <br />
Tổ chức hoạt động trải nghiệm về các trò chơi dân gian :<br />
Khi thực hiện cần chú ý đến nội dung và hình thức tổ chức. Nội dung <br />
phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh và đúng với bản sắc văn hóa dân <br />
tộc Việt Nam. Hoạt động phải tạo được không khí sôi nổi, vui tươi và mang <br />
tính giáo dục cao. Chính vì vậy ban tổ chức, Ban chỉ đạo phải là người am hiểu <br />
nội dung để chỉ đạo, tổ chức và đánh giá kết quả.<br />
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động trải nghiệm qua các trò chơi dân <br />
gian mà trường tổ chức trong các hoạt động chủ điểm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh trải nghiệm trò chơi kéo co được tổ chức vào giờ ra chơi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
10<br />
Học sinh trải nghiệm trò chơi Ô ăn quan được tổ chức vào giờ ra chơi<br />
Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong giờ ra chơi<br />
Ngoài các trò chơi dân gian, nhà trường cần tổ chức thêm nhiều hoạt <br />
động phong phú như đồng diễn thể dục, vũ điệu chacha…trong giờ ra chơi. Từ <br />
hoạt động này, tạo cho học sinh tâm lý và tinh thần thoải mái sau những giờ <br />
học căng thẳng. Các em được giao lưu với bạn bè qua các điệu nhảy, rèn luyện <br />
thêm sức khỏe cho bản thân, tạo nên sự gắn kết và tinh thần đoàn kết trong <br />
học tập và trong cuộc sống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
11<br />
Học sinh của trường nhảy vũ điệu chacha vào giờ ra chơi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh đồng diễn thể dục bài Tay sạch bé ngoan<br />
Tổ chức tìm hiểu lịch sử đấu tranh của dân tộc<br />
Đây là một hoạt động rất ý nghĩa và mang tính giáo dục cao. Chính vì <br />
vậy, nhà trường thường xuyên thăm tặng quà cho các gia đình chính sách, thăm <br />
và tìm hiểu các di tích lịch sử. v.v…Đây có thể coi là một hình thức giáo dục <br />
mang lại kết quả cao nhất. Bởi từ trải nghiệm thực tế làm cho các em khắc ghi <br />
sâu sắc trong tâm trí những gì mà các em được nghe, được nhìn và được trải <br />
nghiệm. Từ đó, giáo dục các em lòng biết ơn các gia đình thương binh liệt sĩ, <br />
gia đình có công với cách mạng, bổ sung vào cho các bài học thêm phong phú <br />
hơn. Giáo dục lòng yêu nước ở các em qua những hoạt động thực tế này. <br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
12<br />
Học sinh trải nghiệm tìm hiểu lịch sử đấu tranh của dân tộc (Qua lời kể của bác <br />
Sáu Thôn 2 xã Bình Hòa)<br />
Hoạt động trải nghiệm qua lao động và dọn vệ sinh trường lớp<br />
Đây là một hoạt động được tổ chức thường xuyên, mỗi tuần 2 lần. <br />
Ngoài việc học tập trên lớp còn phải giáo dục các em biết lao động vệ sinh để <br />
làm sạch trường lớp và môi trường sống. Qua hoạt động thực tế này, các em <br />
được góp sức mình trong việc làm sạch, bảo vệ môi trường. Từ đó các em có <br />
trách nhiệm hơn với môi trường và là những hạt nhân tuyên truyền tốt nhất cho <br />
việc bảo vệ môi trường trong nhân dân và cộng đồng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
13<br />
Hình ảnh hoạt động trải nghiệm làm sạch môi trường<br />
Hoạt động trải nghiệm chăm sóc cây và vườn hoa<br />
Hoạt động này được tổ chức mỗi tuần 1 lần vào cuối tuần. sau 1 tuần <br />
học tập qua những tiết học trên lớp, các em được tham gia với những hoạt <br />
động thực tế tìm hiểu và thực hành trồng, chăm sóc. Các em được tự tay mình <br />
trồng, bón phân, nhổ cỏ, tưới nước cho cây, hoa ; biết được cách bón phân phù <br />
hợp để cây sinh trưởng tốt. Qua hoạt động này không chỉ góp phần vào kết quả <br />
cho các bài học trên lớp mà còn làm cho trường lớp xanh sạch đẹp hơn. Hiện <br />
nay trường có rất nhiều vườn hoa được các em học sinh trồng và chăm sóc. Để <br />
đạt kết quả cao trong hoạt động này, nhà trường giao cho Tổng phụ trách Đội <br />
chỉ đạo, phân công từng khu vực cho từng lớp chăm sóc. Thành lập tổ theo dõi <br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
14<br />
gồm 5 6 học sinh để kiểm tra đánh giá hàng tuần việc chăm sóc cây của từng <br />
lớp. Từ đó các em rất tích cực và có trách nhiệm cao trong công việc. Tuy <br />
nhiên, để có những vườn hoa đẹp, ngoài sự chăm sóc của học sinh cần có sự <br />
hỗ trợ từ cha mẹ học sinh trong việc đóng góp kinh phí, công sức để xây các <br />
vườn hoa và tạo môi trường giáo dục đẹp và thân thiện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh học sinh trải nghiệm thực hành tìm hiểu và chăm sóc cây hoa<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
15<br />
IV. Tính mới của giải pháp<br />
Các giải pháp được xây dựng và thực hiện một cách đồng bộ từ Ban <br />
Giám hiệu nhà trường cho đến các tổ chuyên môn, tổng phụ trách Đội cho đến <br />
giáo viên. Từ việc chỉ đạo tổ chức có khoa học và cụ thể nên kết quả hoạt <br />
động đạt cao, ảnh hưởng tốt đến việc nâng cao chất lượng giáo dục và góp <br />
phần duy trì sĩ số cũng như tăng tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần, tạo dựng <br />
môi trường học tập thân thiện thu hút học sinh đến trường.<br />
Có sự phối hợp tốt với Ban Đại diện cha mẹ học sinh trong việc tổ <br />
chức các hoạt động.<br />
Mở rộng các hoạt động trải nghiệm. Không chỉ tổ chức các hoạt động <br />
trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường mà tổ chức cho các em hoạt động trải <br />
nghiệm ngoài cộng đồng, đặc biệt chú trọng các hoạt động mang tính giáo dục <br />
cao.<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm<br />
Sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện trong công tác tổ chức các <br />
hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học Trần Quốc Toản trong <br />
thời gian qua. Từ những giải pháp mới nêu trên đã khắc phục được những hạn <br />
chế trong việc tổ chức các hoạt động trả nghiệm và đã mang lại kết quả tốt.<br />
Sau việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh những năm học <br />
gần đây, kết quả giáo dục của nhà trường tăng lên rõ rệt. Cụ thể:<br />
<br />
Tỉ lệ HS <br />
Tỉ lệ chuyên Ti lệ duy trì Tỉ lệ HS lên <br />
Năm học được khen <br />
cần sĩ số lớp<br />
thưởng<br />
<br />
2015 2016 93% 99,3% 98,0% 60%<br />
<br />
2016 2017 98% 100% 98,2 60,9<br />
<br />
2017 2018 98% 100% 98,5 61,1<br />
<br />
<br />
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
I. Kết luận<br />
Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động không thể <br />
thiếu trong công tác giáo dục. Nó góp phần rất quan trọng để hình thành và phát <br />
triển toàn diện ở học sinh đầy đủ cả kiến thức và kỹ năng trước khi các em <br />
bước vào đời. Chúng ta đang xây dựng một nền giáo dục tiên tiến để trang bị <br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
16<br />
cho các em đầy đủ những tố chất để khi bước vào cuộc sống hòa nhập với các <br />
nước tiên tiến trên thế giới. Để các em không bị bỡ ngỡ, không bị bỏ lại phía <br />
sau thì cần phải thực hiện song song cả hai nội dung “Học đi đôi với hành”. <br />
Bởi vậy ngay từ cấp Tiểu học, chúng ta cần chú trọng đưa các nội dung các <br />
hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào chương trình giáo dục. Để từ đó các em <br />
bước đầu được làm quen với thực tiền, được trải nghiệm, mở mang óc sáng <br />
tạo. <br />
Trường Tiểu học Trần Quốc Toản trong những năm học gần đây đã <br />
không còn học sinh bỏ học, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đạt cao, chất <br />
lượng giáo dục ngày một đi lên nhờ một phần lớn sự coi trọng chỉ đạo của nhà <br />
trường trong việc tổ chức tốt các hoạt động này. Điều dễ nhận thấy nhất đó là <br />
các em được giao tiếp, tiếp xúc với thực tiễn nên các em rất mạnh dạn, tự tin <br />
trong học tập, ứng xử và trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm thực sự bổ <br />
ích và thu hút tất cả học sinh nhà trường tham gia. Vì thế mà chất lượng giáo <br />
dục của nhà trường ngày một nâng cao. <br />
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo không cần nhiều kinh <br />
phí nên có thể thực hiện và thực hiện có hiệu quả tại tất cả các trường tiểu <br />
học và nhân rộng các trường mầm non và THCS…<br />
II. Kiến nghị <br />
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần có sự chỉ đạo sát <br />
sao hơn nữa của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ của phụ huynh học <br />
sinh. Cần đưa vào tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục của các trường hàng <br />
năm.<br />
Krông Ana, tháng 3 năm 2019<br />
Người viết sáng kiến<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Văn Tính<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
17<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP TRƯỜNG<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………..<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CÂP HUYỆN<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
18<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Thông tư 04/2014/TTBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày <br />
28/02/2014 ban hành qui định quản lí các hoạt động giáo dục kĩ năng sống và <br />
các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa .<br />
2. Thông tư 32/2018/TTBGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày <br />
26/12/2018 ban hành chương trình giáo dục phổ thông .<br />
3. Thông tư số 04/2014/TTBGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ GDĐT, về <br />
quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ <br />
chính khóa. <br />
4. Công văn số 1359/SGDĐTCTTT ngày 29/9/2017 của Sở GD ĐT, về <br />
việc hướng dẫn thủ tục đăng ký và triển khai thực hiện hoạt động giáo dục kỹ <br />
năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.<br />
5. Công văn số 209/PGDĐTHĐGDNGLL ngày 30/11/2018 của Phòng <br />
Giáo dục và Đào tạo, V/v hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục Chính trị tư <br />
tưởng học sinh; hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2018 2019.<br />
6. Hướng dẫn số 01HD/HĐĐ ngày 24/10/2018 của Hội đồng Đội huyện <br />
Krông Ana, V/v Hướng dẫn triển khai Giờ ra chơi trải nghiệm khao học sáng <br />
tạo năm học 2918 2019<br />
7. Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học các năm 2015 2016; 2016 2017; <br />
2017 2018; 2018 2019 của Phòng Giáo dục và Đào tạo.<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
19<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
PHỤ LỤC Trang<br />
Mở đầu 1<br />
I. Đặt vấn đề 1<br />
1. Lí do lí luận 1<br />
2. Lí do thực tiễn 1<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 1<br />
4. Phạm vi nghiên cứu 1<br />
II. Mục đích nghiên cứu 2<br />
Giải quyết vấn đề 2<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 2<br />
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 3<br />
III. Các giải pháp 5<br />
IV. Tính mới của giải pháp 13<br />
V. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13<br />
Kết luận, kiến nghị 13<br />
Tài liệu tham khảo 16<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SKKN Võ Văn Tính Tiểu học Trần Quốc Toản<br />
20<br />