SKKN: Giúp học sinh lớp 8 nhận biết dấu hiệu các loại tứ giác thông qua hình ảnh trực quan
lượt xem 40
download
Trong chương trình giáo dục của nước ta hiện nay tất cả các môn học đều cho chúng ta tiếp cận với khoa học hiện đại. Đặc biệt môn toán, trong đó có nội dung xuyên suốt quá trình học tập đó là tứ giác. Mời các bạn tham khảo bài SKKN để giúp học sinh lớp 8 nhận biết dấu hiệu các loại tứ giác thông qua hình ảnh trực quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Giúp học sinh lớp 8 nhận biết dấu hiệu các loại tứ giác thông qua hình ảnh trực quan
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VÕ HỮU NGHĨA GIÚP HỌC SINH LỚP 8 NHẬN BIẾT DẤU HIỆU CÁC LOẠI TỨ GIÁC THÔNG QUA HÌNH ẢNH TRỰC QUAN I. Đặt vấn đề: 1. lý do chọn đề tài: A. Cơ sở lý luận Xuất phát từ mục tiêu Giáo dục hiện nay là phải đào tạo ra con người có trí tuệ phát triển, giàu tính sáng tạo và có tính nhân văn cao. Để đào tạo ra lớp người như vậy thì nghị quyết TW 4 khóa 7 năm 1993 đã xác định: phải áp dụng phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Nghị quyết TW 2 khóa 8 tiếp tục khẳng định: phải đổi mới giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nề nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, dành thời gian tự học, tự nghiên cứu của hoc sinh. Đinh hướng này đã được pháp chế hóa trong luật giáo dục: phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phải phù hợp với đặc điểm của từng môn học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lạ niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. B. Cơ sở thực tiễn: Trang 1
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VÕ HỮU NGHĨA Trong chương trình giáo dục của nước ta hiện nay nhìn chung tất cả các môn học đều cho chúng ta tiếp cận với khoa học hiện đại và khoa học ứng dụng. Đặc biệt bộ môn toán,các em được tiếp thu kiến thức xây dựng trên tinh thần toán học hiện đại. Trong đó có nội dung xuyên suốt quá trình học tập của các em đó là tứ giác. Ở cấp tiểu học, các em đã làm quen, nhận biết với các loại tứ giác thông dụng: hình chữ nhật, hình vuông thông qua những hình ảnh là đồ dùng dạy học,hình ảnh thực tế. Ở cấp THCS, lớp 8 các em biết thêm một số loại tứ giác khác: hình thang,hình thang cân, hình bình hành, hình thoi; biết được tính chất của các loại tứ giác và biết được dấu hiệu nhận biết một tứ giác nào đó. Ở cấp tiểu học, các em có thể nhận biết được hình ảnh của những loại tứ giác: Hình chữ nhật: Hình vuông: Ở lớp 8, các em nhận biết được các loại tứ giác thông qua điều kiện của từng loại hình: Hình chữ nhật: Hình vuông: Điểm khó trong kiến thức hình học lớp 8, phần tứ giác (SGK Toán8- tập1) là chứng minh hình học hay chứng minh tứ giác: Trang 2
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VÕ HỮU NGHĨA Ví dụ: Hình bình hành có một góc vuông là hình gì? Hình thoi có một góc vuông là hình gì? Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình gì? Có mấy cách chứng minh một tứ giác là hình chữ nhật? Có mấy cách chứng minh một tứ giác là hình vuông? Nguyên nhân: Học sinh chưa tìm được tất cả những yếu tố mà tứ giác có được theo yêu cầu của bài cho. Trong quá trình học, học sinh không nắm được dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác. Học sinh nắm được dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác trên cơ sở lý thuyết. Ít tiếp xúc, vận dụng các loại tứ giác trong thực tế. Kỹ năng chứng minh tứ giác của các em còn hạn chế,chậm. Các em ít quan tâm đến ý nghĩa thực tế của bài toán. Ý thức học tập của nhiều học sinh còn hạn chế. Chưa xác định được mục đích học tập. Trong quá trình giảng dạy toán ở trường THCS tôi thấy dạng toán chứng minh tứ giác luôn luôn là một trong những dạng toán cơ bản. Dạng toán này không thể thiếu được trong các bài kiểm tra 1 tiết, kiểm tra học kỳ. Nó chiếm khoảng 2 đến 3 điểm trong những bài kiểm tra định kỳ. Vì vậy, nhiệm vụ của người giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng giải được dạng toán này. Bằng những kinh nghiệm rút ra được sau nhiều năm giảng dạy lớp 8, tôi mạnh dạng viết đề tài: “Giúp học sinh lớp 8 nhận biết dấu hiệu các loại tứ giác thông qua hình ảnh trực quan” 2. Lịch sử đề tài: Học sinh nhận biết các loại tứ giác: hình chữ nhật, hình vuông thông qua hình ảnh ở cấp tiểu học. Thực tế có rất nhiều giáo viên nghiên cứu phương pháp dạy dạng toán: chứng minh tứ giác. Song chỉ dừng lại ở việc yêu cầu học sinh học thuộc dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác, thường xuyên làm bài tập, chứ chưa khắc sâu dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác thông qua hình ảnh thật. Một số giáo viên ứng dụng các phần mềm:powerpoint, violet… trong giảng dạy dạng toán này, điều này rất hữu ích cho học sinh.Tuy nhiên số lượng giáo viên ứng dụng được hạn chế, điều kiện nhà trường chưa cho phép,đầu tư rất nhiều thời gian cho việc soạn giáo án…. Thực trạng kỹ năng chứng minh hình học của học sinh trường THCS Vĩnh Thịnh yếu.Trong quá trình giảng dạy, nhiều giáo viên chăn trở làm thế Trang 3
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VÕ HỮU NGHĨA nào để học sinh phân biệt được các loại tứ giác, cần rút kinh nghiệm gì khi giảng dạy chương tứ giác cho học sinh. Để giải quyết vấn đề này, người giáo viên cần có phương pháp dạy tốt, phải phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy ứng với từng đối tượng học sinh. Theo tôi, việc giúp học sinh nhận biết các loại tứ giác, ngoài việc thuộc các dấu hiệu, chứng minh các dấu hiệu cần cho học sinh thấy được hình ảnh thật của tứ giác. II. Nội dung: 1. Thực trạng: a. Nghiên cứu tình hình: - Quan sát thực tế: Qua quá trình dạy học,trao đổi ý kiến cùng đồng nghiệp cho thấy đại đa số học sinh trường THCS Vĩnh Thịnh học xong chương I, hình học lớp 8,tập 1 gặp rất nhiều khó khăn khi chứng minh tứ giác.Các em thường lẫn lộn giữa hình này với hình kia: giữa hình chữ nhật với hình vuông, giữa hình bình hành với hình thoi, giữa hình thang với hình bình hành…. Nguyên nhân: Học sinh không nắm vững dấu hiệu của các loại tứ giác. - Nghiên cứu từ tài liệu lưu trữ: Nghiên cứu từ tài liệu đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học cơ sở. Nghiên cứu từ nhiệm vụ năm học 2012 – 2013, 2013 - 2014 của Bộ giáo dục – đào tạo, Sở giáo dục – đào tạo, Phòng giáo dục – đào tạo Hòa Bình. Sách giáo khoa – sách giáo viên lớp 5 Sách giáo khoa – sách giáo viên lớp 8. 2. Thực trạng tình hình: Học sinh lớp 8A, 8B, 8C trường THCS Vĩnh Thịnh, Hòa Bình, Bạc Liêu năm học 2011-2012, tổng số 3 lớp có: 102 học sinh. Chất lượng đầu năm về học lực bộ môn toán thấp cụ thể thông qua kết quả điểm khảo sát chất lượng đầu năm học thấp, cụ thể: Điểm khảo sát chất lượng đầu năm học Sĩ Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém số SL % SL % SL % SL % SL % 8A 37 10 27.1 7 18.9 14 37.8 6 16.2 0 0 8B 32 0 0 2 6.3 6 18.8 16 50.0 8 24.9 8C 33 0 0 3 9.1 4 12.1 17 51.8 9 27.0 Qua thực trạng, ta thấy đại đa số học sinh chưa xác định đúng mục đích học tập. Chất lượng đầu vào thấp, học sinh không có sự ôn luyện trong hè. Nhận Trang 4
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VÕ HỮU NGHĨA thức của học sinh quá chậm. Phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình. Học sinh ôn tập kiến thức không tốt trước khi thi. Đầu vào thấp, điều này dẫn đến nhận thức, tiếp thu kiến thức mới của học sinh chậm, trong khi đó nội dung chương trình phân bố theo phân phối chương trình, nhiều học sinh không theo kịp kiến thức mới. Nhiều học sinh có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (khoảng 1/3 học sinh thuộc diện hộ nghèo, 1/3 cận nghèo) phần nào cũng tác động đến ý thức học tập của học sinh. Khoảng 1/3 học sinh sau khi kết thúc chương trình THCS phải ở nhà phụ giúp kinh tế gia đình.Tỉ lệ nghỉ học thuộc diện cao nhất của các trường THCS trong huyện Hòa Bình,trong đó có nguyên nhân kinh tế. Phần lớn học sinh trong thời gian nghỉ hè phải phụ giúp gia đình làm kinh tế. Ý thức tự học của học sinh trong hè có thể nói là không có. Điều này dẫn đến những kiến thức dần bị mai một hay quên hẳn kiến thức đã học trong năm học vừa qua. Phần lớn phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình, do điều kiện kinh tế, do nhận thức của nhiều bậc phụ huynh.Trong khi đó 2/3 thời gian học sinh ở nhà. Điều này dẫn đến học sinh lơ là trong học tập. Một số phụ huynh giao phó toàn bộ việc học của học sinh cho giáo viên.Gia đình không định hướng được cho con em mình mục đích học tập dẫn đến học sinh không xác định được mục tiêu trong học tập nên không tạo được động lực trong học tập. Vì thời gian nghỉ hè nhiều nhưng đa số học sinh không ôn tập kiến thức ở nhà,dẫn đến khi ôn tập đầu năm học, học sinh không kịp lấy lại hết những kiến thức đã học. Khi tiếp thu kiến thức mới sẽ chậm hơn yêu cầu đặt ra. Phương pháp dạy ít gắn liền với thực tế, ít sử dụng đồ dùng dạy học, đặc biệt đồ dùng trực quan dễ tạo cảm giác chán nản trong học sinh, học sinh ít thấy được mối quan hệ giữa toán học với thực tế. Những thực trạng nói trên tồn tại dẫn đến việc tiếp thu kiến thức mới của học sinh gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt kiến thức hình học.Học sinh không thích thú khi học phần hình học 3. Giải pháp: Qua thực trạng nêu trên, để khắc phục những khó khăn của học sinh gặp phải khi học phần hình học lớp 8, chương I, SGK Toán 8, tập 1, tôi xin đưa ra một giải pháp : “Giúp học sinh lớp 8 nhận biết dấu hiệu các loại tứ giác thông qua hình ảnh trực quan.” Giải pháp này theo tôi rất hữu hiệu khi dạy bài mới hay dạy nội dung dâu hiệu nhận biết các loại tứ giác. Hình ảnh trực quan ở đây là đồ dùng dạy học có hình ảnh như sau: Hình 1: Đây là dụng cụ gồm 4 B C đỉnh (A,B,C,D) có thể co giãn. Tại Trang 5 A D Hình 1
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VÕ HỮU NGHĨA một đỉnh nào đó (A) có dụng cụ tạo góc vuông. Ở hình 1 này ta có thể dạy bài hình bình hành rất tốt. Học sinh có thể tìm được rất nhiều hình bình hành trong thực tế. Sau khi co giãn: C Như vậy trong quá trình co B giãn, học sinh sẽ nhận thấy có nhiều hình ảnh là hình bình D hành. Các em có thể nhìn thấy A được hình chữ nhật mà sau Hình 1.a này các em tìm hiểu kỹ hơn cũng là hình bình hành. Ở bài học hình chữ nhật ta sẽ có hình ảnh sau: Hình 1.b. B C Hình 1.b A D Trong bài hình chữ nhật có dấu hiệu: “ Hình bình hành có 1 góc vuông là hình chữ nhật”. Đối với dấu hiệu này ta có thể sử dụng hình 1, bổ xung yếu tố góc vuông là sẽ giúp học sinh nhận dạng nhanh dấu hiệu này. B C B C A D A D Hình 1 Hình 2: Đây là dụng cụ gồm 4 đỉnh (A,B,C,D) có thể co giãn,4 đoạn thẳng bằng nhau. Tại một đỉnh nào đó (A) có dụng cụ tạo góc vuông. Ở hình 1 này ta có thể dạy bài hình thoi. B A C Hình 2 Sau khi co giãn: D Như vậy trong quá trình co giãn, B học sinh sẽ nhận thấy có nhiều hình ảnh là hình thoi. Các em có thể nhìn thấy được hình thoi cũng là hình bình hành. Hình 2.a C A Trang 6 D
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VÕ HỮU NGHĨA Trong bài hình vuông có dấu hiệu: “ Hình thoi có 1 góc vuông là hình vuông”. Đối với dấu hiệu này ta có thể sử dụng hình 2, bổ xung yếu tố góc vuông là sẽ giúp học sinh nhận dạng nhanh dấu hiệu này. B B C A C III. Kết luận: 1. Kết quả: D Sau khi thực nghiệm đề tài tại trường THCS Vĩnh Thịnh, tôi thấy học A D sinh thích thú hơn khi học phân môn hình học, học sinh nắm kiến thức của bài nhanh hơn,tiết học trở nên sinh động hơn, học sinh tích cực hơn trong học tập được thể hiện qua kết quả học kỳ I, năm học 2011 – 2012: Điểm trung bình môn Toán học kỳ I Sĩ Lớp Giỏi Khá TB Yếu Kém số SL % SL % SL % SL % SL % 8A 37 21 56.8 11 29.7 3 8.1 2 5.4 0 0 8B 32 1 3.1 12 37.5 15 46.9 4 12.5 0 0 8C 33 9 27.3 7 21.2 11 33.3 6 18.2 0 0 Sau khi có kết quả điều tra về chất lượng học tập bộ môn toán của học sinh và tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến đó tôi đã đưa ra nhiều biện pháp và áp dụng các biện pháp đó vào trong quá trình giảng dạy thấy rằng học sinh có nhiều tiến bộ, học sinh tiếp cận kiến thức nhẹ nhàng hơn, kết quả học tập của các em có phần khả thi hơn. Tuy nhiên, sự tiến bộ đó chưa thật rõ rệt, chưa đồng bộ. Trên đây là những suy nghĩ và việc làm mà tôi đã thực hiện ở 3 lớp 8A, 8B, 8C năm học 2011-2012, đã có kết quả đáng kể đối với học sinh.Cuối học kỳ I, năm học 2011-2012, đa số các em vẫn nhớ định nghĩa các loại tứ giác, dấu hiệu nhận biết các loại tứ giác. Đặc biệt học sinh phân biệt được các loại tứ giác, tìm được các loại tứ giác trong thực tế,thấy được rõ hơn mối quan hệ giữa toán học với thực tế. Do điều kiện, năng lực bản thân còn hạn chế, các tài liệu tham khảo chưa thật sự đầy đủ nên chắc chắn còn những điều chưa chuẩn, nhưng tôi mong đề tài này sẽ được đồng nghiệp sử dụng rộng rãi, nhằm giúp ích trong học tập phần hình học trong học sinh. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp, sự chỉ bảo của tổ trưởng tổ chuyên môn, ban giám hiệu,các đồng chí chuyên môn của Phòng giáo dục để đề tài này hoàn chỉnh hơn, sâu sắc hơn, đạt hiệu quả giảng dạy tốt nhất. Trang 7
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GV: VÕ HỮU NGHĨA Kiến nghị: 1. Đề nghị hội đồng tuyển sinh quan tâm hơn nữa chất lượng đầu vào. 2. Đề nghị Phòng giáo dục mở thêm các chuyên đề để chúng tôi có điều kiện trao đổi và học hỏi thêm. 3. Đề nghị phụ huynh học sinh quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình. Hòa Bình, ngày ….. tháng ….. năm 20… Người viết đề tài VÕ HỮU NGHĨA Trang 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bộ môn Sinh học 8
10 p | 2554 | 491
-
SKKN: Các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử và ứng dụng của nó
13 p | 1671 | 412
-
SKKN: Khai thác các ứng dụng từ một bài Toán lớp 8
15 p | 571 | 195
-
SKKN: Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ trong môn Địa lí 9 ở trường THCS Thượng Lâm
9 p | 1221 | 147
-
SKKN: Phương pháp dạy kiến thức giải phẫu hình thái môn Sinh học 8
15 p | 655 | 141
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải toán phần “Giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối” của bộ môn Đại số lớp 8
11 p | 684 | 95
-
SKKN: Một cách “đọc hiểu văn bản” trong bài Ngữ Văn 8
18 p | 427 | 73
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt bài văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8 (tập 1) ở trường THCS Lạc Hoà
14 p | 833 | 63
-
SKKN: Một số vấn đề về cách mạng tư sản trong dạy học Lịch sử THCS
16 p | 248 | 53
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy bài thực hành trong chương trình Sinh 8
8 p | 592 | 51
-
SKKN: Sơ đồ hóa các dạng toán chuyển động để ôn tập và bồi dưỡng học sinh giỏi
12 p | 209 | 50
-
SKKN: Một số vấn đề khó khăn gặp phải khi giảng dạy bài “Lực đẩy Asimet” Vật lý 8 và hướng khắc phục khó khăn
10 p | 325 | 49
-
SKKN: Khai thác các phương pháp khác nhau để chứng minh định lý đường phân giác trong của một tam giác
7 p | 441 | 44
-
SKKN: Một số giải pháp của bản thân nhằm nâng cao chất lượng cho bài văn
9 p | 121 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn