Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
HIỆU TRƯỞNG VỚI CÔNG TÁC <br />
QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS<br />
I.Phần mở đầu<br />
1.Lí do chọn đề tài :<br />
Người quản lí giáo dục nói chung và người hiệu trưởng trường <br />
THCS nói riêng là người lãnh đạo toàn diện, là người tổ chức các hoạt <br />
động giáo dục và dạy học nên đòi hỏi người Hiệu trưởng không những <br />
cần có tính tổ chức cao mà còn phải biết thực hiện việc tổ chức lao động <br />
hợp lý trong tập thể nhà trường nhất là việc tổ chức quản lý Tổ chuyên <br />
môn . Bởi trong hoạt động quản lý thì quản lý chuyên môn là nhiệm vụ vô <br />
cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Trong công tác quản lý của <br />
Hiệu trưởng việc quản lý hoạt động Tổ chuyên môn là mắt xích đầu tiên <br />
trong chuỗi các mắt xích quản lí nhà trường của mình . Vì hoạt động <br />
chuyên môn của Tổ chuyên môn là một hoạt động chủ lực cho tất cả hoạt <br />
động giáo dục. Vai trò quản lý của tổ trưởng góp phần không ít vào việc <br />
nâng cao chất lượng giáo dục. <br />
Mặt khác Tổ chuyên môn là một đơn vị trong trường học, nơi thực <br />
thi các nhiệm vụ,chính sách, các phương pháp đổi mới giáo dục, đồng thời <br />
cũng là nơi phản hồi một cách chính xác nhất tính hiệu tại đơn vị cơ sở. <br />
Vậy việc quản lý, chỉ đạo các hoạt động cuả Tổ chuyên môn trong <br />
trường THCS phải chú ý đến những mảng công việc nào? Đối tượng nào? <br />
Phương tiện gì? v..v..<br />
Thực tế ở huyện Krông Ana tỉnh Đắc Lắc trong những năm gần <br />
đây đã có những đổi mới nhất định về công tác quản lý chỉ đạo hoạt động <br />
chuyên môn của Phòng Giáo Dục và Đào tạo, song việc quản lí chỉ đạo <br />
của các Hiệu trưởng , phó hiệu trưởng đến Tổ chuyên môn ở các trường <br />
cũng còn nhiều vấn đề phải làm rõ . Mỗi hiệu trưởng có cách quản lý tổ <br />
chuyên môn khác nhau, hoạt động của tổ chuyên môn ở mỗi trường cũng <br />
khác nhau .<br />
Trong quá trình làm công tác quản lí của mình khi nghiên cứu cũng <br />
như quan sát thực tế, trao đổi cùng các đồng nghiệp tôi thấy công tác quản <br />
lí các Tổ chuyên môn có nhiều vấn đề cần nhìn nhận thấu đáo, cần trao <br />
đổi, cùng rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để có sự điều chỉnh và nhằm <br />
mục đích giúp nhiệm vụ quản lý của hiệu trưởng trong các trường THCS <br />
<br />
1<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
ngày càng tốt hơn. Vì vậy tôi viết đề tài “ Hiệu trưởng với công tác <br />
quản lý, chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS”. <br />
Ở đây tên đề tài nghe có vẻ rất cổ điển nhưng nội dung bản thân <br />
muốn đề cập đến sự đổi mới quản lý của người Hiệu trưởng trong giai <br />
đoạn hiện nay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu : Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý Tổ <br />
chuyên môn của Hiệu trưởng ở các trường THCS huyện Krông Ana đề <br />
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả việc tổ <br />
chức, quản lý Tổ chuyên môn ở trường THCS giúp cho người quản lý có <br />
được cẩm nang cho mình quá trình làm việc. Qua đó nhằm đưa chất <br />
lượng giáo dục ngày càng tốt hơn . <br />
b.Nhiệm vụ : Phân tích thực trạng về quản lý, chỉ đạo Tổ chuyên môn <br />
ở trường THCS của Hiệu trưởng.Chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu nguyên nhân <br />
của nó để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và tìm ra các giải pháp tốt <br />
trong công tác quản lý thuộc lĩnh vực quản lý Tổ chuyên môn ở trường <br />
THCS. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu <br />
Đề tài nghiên cứu việc quản lý,chỉ đạoTổ chuyên môn của Hiệu <br />
trưởng trường THCS .<br />
4. Phạm vi nghiên cứu :<br />
Giới hạn ở Trường Trung Học Cơ Sở Lê Văn Tám xã Bình Hòa, <br />
huyện Krông Ana và một số trường THCS trong huyện Krông Ana tỉnh <br />
Đăc Lắc .<br />
Thời gian nghiên cứu 03 năm : từ năm học 20132014 đến năm học 2015<br />
2016<br />
5. Phương pháp nghiên cứu : <br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Phương pháp điều tra <br />
<br />
2<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
Phương pháp thống kê <br />
<br />
<br />
II . Phần nội dung<br />
1.Cơ sở lí luận : <br />
Quản lý trường THCS là tập hợp các tác động tối ưu sự công tác, <br />
tham gia hỗ trợ, phối hợp, huy động, can thiệp của chủ thể quản lý đến <br />
tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ viên chức nhằm tận dụng các nguồn <br />
lực sẵn có, do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp nhằm đạt <br />
được mục tiêu giáo dục. Việc quản lý, chỉ đạo Tổ chuyên môn trong <br />
trường học nói chung và ở trường THCS nói riêng đó là nhiệm vụ của <br />
người Hiệu trưởng. Về cơ sở pháp lý có Thông tư số: 12/2011/TT<br />
BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành <br />
điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường <br />
phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 28 /2009/TTBGDĐT ngày 21 <br />
tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chế <br />
độ làm việc đối với giáo viên phổ thông cũng như một số văn bản hướng <br />
dẫn khác liên quan giúp người Hiệu trưởng thực thi nhiệm vụ .<br />
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn được quy định tại điều 16 Điều lệ <br />
trường trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp <br />
học, ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TTBGD ĐT ngày 28/3/2011 <br />
của Bộ trưởng bộ GDĐT. <br />
Chức năng Tổ chuyên môn :Tổ chuyên môn giúp Hiệu trưởng điều <br />
hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến dạy và học; <br />
Tổ chuyên môn trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ <br />
quy định. Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, <br />
nhưng chủ yếu vẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học <br />
trong trường.<br />
Nội dung quản lý hoạt động Tổ chuyên môn của Hiệu trưởng là <br />
công tác chỉ đạo việc bầu chọn người làm Tổ trưởng , xây dựng kế <br />
hoạch, tổ chức thực hiện chuyên môn của các tổ bộ môn, chỉ đạo hoạt <br />
động chuyên môn của giáo viên. Biện pháp quản lý hoạt động Tổ chuyên <br />
môn của hiệu trưởng: là những cách thức cụ thể của người Hiệu trưởng <br />
tiến hành để tác động đến đội ngũ giáo viên nhằm mục tiêu quản lý hoạt <br />
động chuyên môn của nhà trường đề ra. <br />
<br />
3<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
Trong thực tế khi triển khai các thông tư, các hướng dẫn tại các <br />
trường học đều phải căn cứ vào tình hình thực tiễn để vận dụng sao cho <br />
phù hợp.<br />
2.Thực trạng <br />
a.Thuận lợi – khó khăn :<br />
Thuận lợi : Khi nói đến công tác quản lý,chỉ đạo Tổ chuyên môn trong <br />
trường học thì Hiệu trưởng đã có các thông tư, các văn bản của Nhà <br />
nước, của Ngành quy định như : Điều lệ trường học ; thông tư quy định <br />
định mức lao động ; thông tư về chuẩn hiệu trưởng, chuẩn giáo viên …<br />
Mặt khác cũng có những đề tài ngiên cứu về công tác tổ chức quản lý Tổ <br />
chuyên môn trong trường THCS .<br />
Trường THCS Lê Văn Tám có 100% cán bộ quản lý, giáo viên , nhân viên <br />
đạt trình độ chuẩn. Trong đó có 58, 3 % có trình độ trên chuẩn .Trong tổng <br />
số 36 Công chức viên chức thì có 6 nhân viên, 2 lãnh đạo và 28 giáo viên <br />
trong đó có 2 giáo viên kiêm nhiệm (Tổng phụ trách và bổ túc văn hóa ). <br />
Số giáo viên phân theo môn dạy : Văn 5, Toán 5, Sử 3 , TA 3, Hóa 2,TD 2 <br />
các môn còn lại 1 người / môn. Năm học 20152016 chia thành 3 tổ trong <br />
đó 1 tổ Văn phòng và 2 tổ chuyên môn. Trong công tác chỉ đạo, quản lí tổ <br />
chuyên môn của Hiệu trưởng cũng có những thuận lợi nhất định : Đó là <br />
sự đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ <br />
thông tin trong dạy và học, đổi mới quản lí …của ngành giáo dục đang <br />
được sự hưởng ứng của cộng đồng khá tốt.<br />
Khó khăn : Có nhiều khó khăn nhưng nổi bật là ba vấn đề sau: <br />
Thứ nhất: Việc biên chế tổ chuyên môn .<br />
Trong trường THCS có ít lớp (trường hạng 2 hạng 3) số giáo viên <br />
biên chế thường hay thừa hoặc thiếu cục bộ nên cũng khó khăn cho việc <br />
tổ chức các tổ chuyên môn. Bởi vì giáo viên thừa nên việc dạy chéo ban là <br />
khá phổ biến. Người làm được việc thì hay bị giao các nhiệm vụ kiêm <br />
nhiệm khác nên số tiết dạy chính lại ít đi nên khi biên chế tổ nhằm nâng <br />
cao chất lượng hoạt động chuyên môn không hề đơn giản cho người <br />
quản lí .<br />
Thứ hai : Tìm người có đủ khả năng làm tổ trưởng là khó khăn. <br />
Đối với các trường vùng khó khăn (Trừ những trường có chế độ <br />
vùng 3) đa số giáo viên thường trú ở các vùng thuận lợi nhà xa trường nên <br />
4<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
điều kiện bám trường ,bám lớp là rất khó thực hiện được nên cũng ảnh <br />
hưởng nhiều đến sự nhiệt tình trong công tác. Nhiều giáo viên không <br />
muốn nhận các nhiệm vụ như Tổ trưởng ,tổ phó hoặc các kiêm nhiệm <br />
khác mà chỉ muốn dạy đủ tiết để về dạy thêm hoặc làm thêm kinh tế cho <br />
gia đình. Thậm chí nhiều giáo viên có năng lực có điều kiện thì tranh thủ <br />
bằng mọi cách xin về trường thuận lợi để công tác. Chính vì vậy những <br />
trường khó khăn lại càng khó khăn. Trong đó có cả việc tìm người làm tổ <br />
trưởng chuyên môn cũng vô cùng gian nan cho người quản lí .<br />
Thứ ba : Các điều kiện phục vụ cho việc sinh hoạt chuyên môn,việc <br />
nâng cao chất lượng cho đội ngũ cũng như học sinh còn thiếu. Vì vậy <br />
việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng cũng gặp không ít <br />
trắc trở .<br />
b.Thành công – hạn chế <br />
Thành công : Từ biện pháp quản lí chỉ đạo này đã giúp cho công tác quản <br />
lý của người Hiệu trưởng nhẹ nhành hơn, không khí làm việc trong <br />
trường thoải mái hơn, thân thiện, đồng bộ hơn, nhịp nhàng hơn . Tránh <br />
được sự chồng chéo dẫm chân lên nhau, lấn sân trong công việc, không <br />
còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm “ cha chung không ai khóc”.<br />
Trong 3 năm học vừa qua trường tôi chỉ có 12 lớp với 26 giáo viên đứng <br />
lớp nhưng vẫn dạy đủ tất cả các môn học cho học sinh nên việc chia tổ <br />
chuyên môn cũng là điều rất trăn trở của ban lãnh đạo rồi chọn người làm <br />
tổ trưởng , tổ phó đến việc quản lý hoạt động tổ cũng là nỗi trăn trở của <br />
ban lãnh đạo! Thế nhưng nhờ vận dụng phương pháp đổi mới nên công <br />
việc quản lý của tôi cũng đỡ vất vả mà hoạt động của Tổ chuyên môn <br />
vẫn tiến triển nhịp nhàng , hiệu quả .<br />
Hạn chế : Để đạt được sự thành công trong quản lí của mình bản thân <br />
người Hiệu trưởng phải đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ vào việc đánh <br />
giá năng lực cụ thể của từng nhân viên của mình. Việc quản lý tổ chuyên <br />
môn ở mỗi một năm học cũng có những khác nhau và sự thay đổi nhân sự <br />
cũng ảnh hưởng lớn trong việc quản lý của hiệu trưởng. Vì thế việc vận <br />
dụng các giải pháp cũng phải thật linh hoạt mới đem lại kết quả như <br />
mong muốn .<br />
c.Mặt mạnh – mặt yếu <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
Mặt mạnh: Nếu công tác tổ chức và sự phân công hợp lý lao động sẽ tạo <br />
điều kiện phát huy sáng kiến của người cán bộ nâng cao được tinh thần <br />
trách nhiệm về phần việc được giao.<br />
Mặt yếu: Biện pháp này yêu cầu người Hiệu trưởng phải tìm hiểu và <br />
nắm chắc năng lực của từng đối tượng mình quản lý chứ không chỉ căn <br />
cứ vào bằng cấp. Phải thường xuyên kiểm tra kết quả lao động của các <br />
cá nhân Tổ trưởng cũng như từng bộ phận để kịp thời điều chỉnh nếu <br />
không hiệu quả đem lại không như mong muốn. Nếu khâu kiểm tra không <br />
đến nơi đến chốn thì dễ dẫn đến tính tự giác bị mai một và dần dần hiệu <br />
quả công việc sẽ kém <br />
d. Các nguyên nhân và yếu tố tác động <br />
Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý hết sức khó khăn và phức <br />
tạp, vì đối tượng quản lý là con người với những đặc điểm tâm sinh lý, <br />
đặc điểm xã hội phong phú và đa dạng. Do đó để nâng cao hiệu quả quản <br />
lý trong nhà trường người Hiệu trưởng phải tổ chức phân công hợp <br />
lý,phân quyền hạn và trách nhiệm hết sức rõ ràng, cụ thể cho các Tổ <br />
trưởng và hướng dẫn họ thực hiện tốt chức năng của mình. <br />
e.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra <br />
Hiện nay trong trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng <br />
bộ máy hoạt động của trường dựa trên quy định phần cứng là hướng dẫn <br />
thực hiện Điều lệ trường học. Tuy nhiên thực tế đặt ra là có nhiều vấn <br />
đề nảy sinh khi thực thi nhiệm vụ của người Hiệu trưởng mà nhất là ở <br />
trường THCS có quy mô hạng 2, hạng 3. Các vấn đề nảy sinh ở đây là <br />
gì ? tại sao lại có các nảy sinh đó ? người Hiệu trưởng phải làm gì để <br />
khắc phục các bất cập về quản lý hoạt động tổ chuyên môn .<br />
Bất cập thứ nhất: Tổ trưởng chuyên môn, người trực tiếp lãnh đạo <br />
của đơn vị cơ sở này trong nhà trường không được đào tạo quản lý nên <br />
quá trình chỉ đạo thực tiễn gặp nhiều khó khăn. Cũng có trường có Tổ <br />
trưởng đã qua lớp quản lí nhưng số lượng này ít .<br />
Bất cập thứ hai: Thời gian tổ trưởng được bổ nhiệm có thể thay <br />
đổi theo năm học do việc thay đổi cơ cấu tổ hoặc do không được tín <br />
nhiệm của thành viên trong tổ, của lãnh đạo…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
Bất cập thứ ba: Số tiết được giảm và chế độ được hưởng của tổ <br />
trưởng thì ít nhưng khối lượng công việc thì nhiều, trọng trách cũng khá <br />
nặng nề.<br />
Tại sao lại có những bất cập đó. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân <br />
cả khách quan cả chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là nguyên <br />
nhân chính tạo ra sự bất cập ấy. Một trong những nguyên nhân thuộc <br />
nhóm chủ quan là giải pháp quản lý của hiệu trưởng và tính độc lập sáng <br />
tạo của các tổ trưởng chưa đạt được yêu cầu trong việc đổi mới phương <br />
pháp dạy học hiện nay.<br />
Mặc dù tổ trưởng được giảm 3 tiết/ tuần, hưởng phụ cấp chức vụ <br />
0,2%/ tháng nhưng nhiệm vụ thì cũng không hề nhẹ chút nào : dự 4 tiết <br />
/gv của tổ, làm hồ sơ , dự họp ….điều hành quản lý hoạt động chuyên <br />
môn của tổ , phân công dạy thay … mặc dù đã có tổ phó giúp việc. Nhưng <br />
suy cho cùng thì Tổ trưởng cũng là thủ trưởng của đơn vị cơ sở cho nên <br />
để làm hết trách nhiệm thì nhiệm vụ của tổ trưởng không hề nhẹ nhàng. <br />
Vậy làm thế nào để các tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả cao,chắc <br />
chắn phải phụ thuộc không ít vào cách điều hành của người Hiệu trưởng . <br />
Chính vì thế là người Hiệu trưởng việc quản lí Tổ chuyên môn phải thật <br />
linh hoạt, thật khéo léo thì mới phát huy hết tiểm năng của các Tổ chuyên <br />
môn .<br />
Để giải quyết đựơc các bất cập trên người Hiệu trưởng phải đánh <br />
giá được mối quan hệ giữa Tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu và các cơ <br />
cấu tổ chức khác trong trường <br />
+ Đối với Ban Giám hiệu<br />
Tổ chuyên môn là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ <br />
về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo <br />
dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ <br />
chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu <br />
quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của <br />
Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên.<br />
Tổ chuyên môn là cơ sở tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của <br />
Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo <br />
dục: Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ <br />
năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá…qua các <br />
hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp…<br />
<br />
7<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
+Đối với công tác chủ nhiệm <br />
Các thành viên trong Tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ <br />
nhiệm. Mối quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi <br />
về công tác quản lý học sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào <br />
công tác giáo dục toàn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng <br />
dạy đạt kết quả tốt hơn.<br />
+ Đối với Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí <br />
Minh:Trong Tổ chuyên môn có các thành viên là đảng viên sẽ góp phần <br />
truyền đạt chủ trương, nghị quyết của Chi bộ Đảng đến Tổ chuyên môn <br />
kịp thời, chính xác . Các tổ viên là đảng viên sẽ gương mẫu, thúc đẩy các <br />
thành viên khác thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Tổ chuyên môn cũng hỗ trợ <br />
hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên bằng cách truyền đạt các chủ <br />
trương của các đoàn thể này để phối hợp chặt chẽ và từ đó góp phần giáo <br />
dục toàn diện học sinh, thực hiện kế hoạch nhà trường và thực hiện được <br />
mục tiêu giáo dục đề ra.<br />
Tổ chuyên môn không thể hoạt động độc lập mà có quan hệ chặt <br />
chẽ với các Tổ chuyên môn khác, với Ban Giám hiệu nhà trường, với <br />
Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các mối quan hệ <br />
trên nếu được thực hiện tốt, chặt chẽ, đồng bộ thì chắc chắn hoạt động <br />
của Tổ chuyên môn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.<br />
Trong nội dung đề tài tôi xin đề cập đến các vấn đề : <br />
Việc chia tổ và bổ nhiệm tổ trưởng <br />
Xây dựng các quy định nội bộ và hướng dẫn các nội dung trong công <br />
tác hành chính cho Tổ trưởng: Làm hồ sơ tổ, theo dõi các hoạt động <br />
của tổ <br />
Biện pháp nâng cao chất lượng trong quản lý tổ chuyên môn <br />
Trong quá trình quản lí của mình tôi đã thực hiện các giải pháp sau đây: <br />
3. Giải pháp biện pháp <br />
a. Mục tiêu của giải pháp – biện pháp <br />
Chỉ ra các cách làm giúp người Hiệu trưởng làm tốt công tác quản lý, <br />
chỉ đạo Tổ chuyên môn . Nhằm đưa hoạt động của nhà trường đi vào nề <br />
nếp từ đó giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục .<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp – giải pháp <br />
8<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
Giải pháp thứ nhất : Làm tốt công tác chia tổ, bầu chọn để bổ nhiệm <br />
chức danh tổ trưởng.<br />
+ Việc chia tổ : Theo quy định mỗi tổ chuyên môn ít nhất có 8 thành viên <br />
thì được cơ cấu 1 tổ trưởng <br />
+ Việc bầu chọn Tổ trưởng: Trước khi cho các tổ chọn nhân sự Hiệu <br />
trưởng phải có một hướng dẫn cụ thể về quy trình và tiêu chuẩn cụ <br />
thể . Theo tôi người tổ trưởng phải hội tụ các yếu tố sau :<br />
Một là : Tổ trưởng chuyên môn là người có năng lực quản lý, trình <br />
độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng<br />
Hai là :Tổ trưởng chuyên môn phải là người nhiệt tình, tận tụy<br />
Ba là : Có khả năng kết nối, khích lệ, động viên anh em làm việc<br />
Bốn là :Có khả năng tiên phong đi đầu trong công tác đổi mới giáo <br />
dục.<br />
Tại sao phải yêu cầu hội tụ các yếu tố này việc yêu cấu như thế có <br />
khắt khe quá không ? tìm đâu ra một người toàn diện đến thế …? Theo tôi <br />
Tổ trưởng chuyên môn là người giữ vai trò quan trọng nhất, là người giúp <br />
Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và <br />
nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy <br />
của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh trong khối lớp phụ <br />
trách. Vậy người Tổ trưởng chuyên môn phải có những tố chất, những <br />
yêu cầu để đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục hội nhập hiện nay.<br />
Tổ trưởng chuyên môn là người có năng lực quản lý, trình độ <br />
chuyên môn nghiệp vụ vững vàng<br />
Tổ trưởng chuyên môn trước hết là một cán bộ quản lý trong nhà <br />
trường, nên điều kiện tiên quyết là phải có năng lực quản lý, tức là có <br />
khả năng hoạch định các mục tiêu, xây dựng kế hoạch cũng như tiên liệu <br />
tất cả những khó khăn có thể xảy ra để tìm ra phương án giải quyết. Hơn <br />
nữa, vì đặc thù quản lý các công việc chuyên môn, nên TTCM phải là <br />
người có năng lực chuyên môn vững vàng. Có khả năng nhận định đánh <br />
giá năng lực chuyên môn của tổ viên một cách chính xác nhất.<br />
Tổ trưởng chuyên môn phải là người nhiệt tình, tận tụy, sáng <br />
suốt (nói văn vẻ là có Tâm , có Tầm) <br />
<br />
<br />
9<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
Người được giao trọng trách làm TTCM vừa phải là người có <br />
“tâm”, vừa phải là người có “tầm”. Có “tầm” ở chỗ, TTCM phải nhìn ra <br />
năng lực của tổ viên, phải có khả năng dùng người, phân công nhiệm vụ <br />
phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò mỗi giáo viên trong <br />
tổ. Ví dụ, người có kiến thức chuyên sâu thì có thể giao các công việc bồi <br />
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi trong khi người chỉ nắm vững kiến thức <br />
căn bản, khả năng truyền thụ tốt có thể giao cho mảng ôn thi tốt nghiệp. <br />
Những giáo viên nào ham mê sáng tạo, thực hành có thể giao cho công tác <br />
hướng dẫn khoa học kĩ thuật , hay có khả năng tìm kiếm thông tin, thuyết <br />
trình thì có thể phụ trách mảng hướng nghiệp……Có thể nói, TTCM sẽ là <br />
chuyên gia tư vấn tin cậy nhất cho hiệu trưởng trong công tác dùng người. <br />
Tuy nhiên, TTCM rất cần là người có tâm, chỉ khi nào “tâm sáng, lòng <br />
trong”, xét công việc dựa trên năng lực thực sự, dựa trên tình cảm chân <br />
thành thì mới thu được thành công.<br />
Có khả năng kết nối, khích lệ, động viên anh em làm việc<br />
Có thể nói, TTCM là người anh cả, là người kết nối các thành viên <br />
trong tổ. TTCM là người theo sát từng hoàn cảnh anh chị em, có biện pháp <br />
giúp đỡ khi tổ viên gặp khó khăn. TTCM biết xây dựng môi trường thân <br />
thiện trong trường học, tạo sự đồng thuận nhất trí cao với các công việc <br />
trong tổ. Bên cạnh đó, TTCM cũng phải là người biết khơi gợi lòng đam <br />
mê giảng dạy, học tập, trau dồi kiến thức, là người biết truyền và giữ <br />
ngọn lửa nhiệt tình trong công tác trồng người tới tổ viên.<br />
Có khả năng tiên phong đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục<br />
Trong điều kiện giáo dục hiện nay hoạt động sinh hoạt chuyên môn <br />
hầu hết ở các trường học hiện nay vẫn mang nặng yếu tố hình thức, các <br />
buổi giảng dạy dự giờ chủ yếu quan sát giáo viên rồi đưa ra nhận xét chứ <br />
chưa nhìn nhận một cách khách quan hiệu quả bài dạy. Bên cạnh đó, các <br />
buổi sinh hoạt tổ chuyên môn còn thụ động, chỉ đơn thuần triển khai các <br />
công việc của nhà trường giao, hoạt động sinh hoạt chuyên đề chưa thực <br />
sự được chú trọng. <br />
Trong bối cảnh như vậy, TTCM phải là người đi đầu tiên phong <br />
trong công tác đổi mới. TTCM phải là người tìm hiểu về lý luận, cách <br />
thức thực hiện các phương pháp đổi mới giáo dục qua nhiều kênh phổ <br />
biến lại cho tổ viên cùng thực hiện thậm chí phải trực tiếp giảng dạy <br />
các giờ dạy mẫu để giáo viên tham khảo. TTCM phải là cầu nối thông tin <br />
hai chiều kết nối giáo viên, học sinh với lãnh đạo nhà trường, đề xuất <br />
10<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
những yêu cầu hợp lý, những điều chỉnh cần thiết nếu phương pháp giáo <br />
dục mới chưa thực sự phù hợp. <br />
Có thể nói, TTCM là một mắt xích rất quan trọng trong bộ máy giáo <br />
dục của trường phổ thông. Nếu biết chú trọng khai thác, phát triển mắt <br />
xích này thì công tác chuyên môn trong trường học sẽ thu được nhiều kết <br />
quả . Do đó khi quyết định bổ nhiệm TTCM người Hiệu trưởng phải cân <br />
nhắc lấy cái đích là công việc không được vì một khía cạnh riêng tư nào <br />
để ảnh hưởng đến quyết định của mình. Một thực tế là có những giáo <br />
viên rất vững về chuyên môn nhiều người kể cả lãnh đạo cấp trên nhìn <br />
vào cứ cho là người đó có thể làm tốt vị trí tổ trưởng nhưng thực tế thì có <br />
thể không như thế . Bởi người giỏi nhưng lại thiếu óc tổ chức, giỏi <br />
nhưng lại không tận tụy, không dám hy sinh vì cái chung, giỏi nhưng lại <br />
không có khả năng kết nối, động viên khích lệ anh em làm việc, giỏi <br />
nhưng đụng đến việc gì cũng yêu cầu phải có chế độ đãi ngộ ….. Ngược <br />
lại có những người thực sự chưa đạt được danh hiệu này danh hiệu kia, <br />
hoặc bằng cấp cũng không cao nhưng ngược lại họ lại có tâm , có <br />
phương pháp tổ chức và quản lý tốt …do vậy Hiệu trưởng phải biết dùng <br />
người thì công tác quản lý của mình mới nhẹ nhàng và hiệu quả .<br />
Giải pháp thứ hai: Xây dựng hệ thống các quy chế nội bộ chi tiết, đồng <br />
bộ và có tính khả thi cao được tất cả các thành viên trong trường nhất trí . <br />
Soạn thảo các biểu mẫu theo dõi ,báo cáo … tạo sự thống nhất trong các <br />
Tổ chuyên môn <br />
a. Các quy chế nội bộ <br />
Quy chế hoạt động của nhà trường <br />
Quy tắc ứng xử <br />
Quy tắc phối hợp giữa Công đoàn và Nhà trường <br />
Quy chế chuyên môn <br />
Quy chế chi tiêu nội bộ <br />
Quy định về quản lý hồ sơ <br />
Quy chế thi đua khen thưởng <br />
Trong đó đặc biệt chú ý đến quy chế chuyên môn. Đây là cẩm nang để <br />
TTCM căn cứ theo dõi điều hành đánh giá tổ viên của mình một cách <br />
chuẩn nhất .<br />
<br />
11<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
b.Các biểu mẫu : Có nhiều biểu mẫu để theo dõi, cập nhật và đánh giá . <br />
Ở đây xin giói thiệu một vài biểu mẫu (Xem phụ lục )<br />
c.Đổi mới phương thức quản lý: Thực hiện nguyên tắc lãnh đạo quản lý <br />
theo tư duy mới . Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý Tổ <br />
chuyên môn ở trường THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana tôi chú ý các <br />
vấn đề sau:<br />
Đổi mới về tư duy quản lý: <br />
Chuyển từ tư tưởng quản lý mệnh lệnh, hành chính sang quản lý chủ <br />
yếu bằng quy chế trên cơ sở lấy sự tôn trọng trong công tác làm nền tảng.<br />
Đổi mới phương thức quản lý : <br />
Một là: Chuyển một chiều từ trên xuống sang tương tác, lấy đối tượng <br />
quản lý làm trung tâm: Bồi dưỡng đội ngũ TTCM có năng lực, có khả <br />
năng đóng góp ý kiến tham gia vào công tác quản lý của Hiệu trưởng . <br />
Hai là: Quản lý với tinh thần tăng cường tính dân chủ thông qua đó phát <br />
huy sức sáng tạo năng động của các TTCM .<br />
Xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể, giảm bớt tính chỉ <br />
đạo một chiều, tăng cường khuyến khích, hỗ trợ, động viên, tạo điều <br />
kiện cho TTCM phát huy vai trò chủ động trong quản lý, điều hành mọi <br />
hoạt động. Giao quyền tự chủ cho các tổ chuyên môn, các bộ phận, các <br />
tiểu ban : Ban nề nếp, ban thanh kiểm tra nội bộ, t ổ nghiệp v ụ ứng dụng <br />
công nghệ thông tin, ban đánh giá chất lượng, ban tổ chức các hoạt động <br />
ngoài giờ lên lớp .. nhưng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, <br />
đánh giá và nếu cần thì xử lí . <br />
Mỗi một bộ phận (còn gọi là các hội đồng tư vấn ) đều có người phụ <br />
trách chính và có phân công nhiệm vụ cụ thể .Tất nhiên đều phải có kế <br />
hoạch và chương trình hoạt động . Ví dụ : Quyết định thành lập tổ nghiệp <br />
vụ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy sức sáng tạo của các <br />
thành viên có năng lực CNTT. <br />
Ba là : Thực hiện quản lý bằng kế hoạch, coi trọng việc kiểm tra thực <br />
hiện kế hoạch, chống xây dựng kế hoạch hình thức, đối phó với công tác <br />
kiểm tra. Từng bộ phận hoặc các TTCM khi tham mưu một công việc gì <br />
đều phải có kế hoạch và được lãnh đạo thống nhất duyệt mới cho triển <br />
khai . <br />
<br />
12<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
Giải pháp thứ ba : Quản lý công việc của từng Tổ chuyên môn thông qua <br />
quản lý hoạt động chuyên môn của các giáo viên .Vậy quản lý công việc <br />
của Tổ chuyên môn là làm những gì? ai cùng tham gia công việc này với <br />
Hiệu trưởng ?<br />
Theo tôi cần quan tâm các nội dung sau:<br />
+ Phát huy tính tự chủ của tổ chuyên môn <br />
+ Tăng cường công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học <br />
+Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra <br />
+Chú trọng đến vấn đề tự đánh giá, đánh giá hiệu quả giảng dạy .<br />
Vì sao quan tâm đến những nội dung này sẽ góp phần nâng cao chất <br />
lượng giảng dạy của giáo viên ? Bởi vì : chính trong công tác chuyên môn <br />
mà mỗi giáo viên được tự chủ xây dựng kế hoạch, tự sáng tạo được bày <br />
tỏ những ý tưởng của mình trong dạy học thì rõ ràng sẽ tốt hơn nhiều là <br />
cứ thực thi mệnh lệnh của cấp trên một cách cứng nhắc. <br />
Phát huy tính tự chủ của tổ chuyên môn trong xây dựng kế hoạch và <br />
phân công nhiệm vụ giảng dạy <br />
Thế nhưng đối với việc tạo điều kiện để tổ chuyên môn phát huy <br />
tính tự chủ của mình thì tôi cho các tổ tự xây dựng kế hoạch và dự kiến <br />
phân công chuyên môn . Sau đó tôi và phó hiệu trưởng dựa vào nghiệp vụ <br />
và kinh nghiệm của mình để đánh gía năng lực của mỗi giáo viên một <br />
cách khách quan nhất trên cơ sở bằng cấp và chất lượng công việc làm <br />
được của họ trong những năm học trước để phân công giảng dạy sao cho <br />
phù hợp.<br />
Trên cơ sở các tổ chuyên môn đã phân công nếu thấy chưa hợp lí <br />
cần phải bàn bạc với tổ chuyên môn để điều chỉnh .<br />
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra,chú trọng đến vấn đề tự <br />
đánh giá, đánh giá hiệu quả giảng dạy<br />
Đẩy mạnh công tác kiểm tra thanh tra cũng là một biện pháp thúc <br />
đẩy giáo viên dạy tốt hơn. Kiểm tra chuyên đề như việc sử dụng đồ dùng <br />
dạy học trên lớp, kiểm tra vở ghi bài của học sinh, kiểm tra việc chấm bài <br />
của giáo viên đặc biệt là kiểm tra kết quả học tập của học sinh .<br />
Đột xuất kiểm tra bài soạn và dự giờ của giáo viên nhất thiết phải góp ý <br />
đánh giá nhận xét cụ thể nhưng có thể xếp loại hoặc không xếp loại .Tại <br />
13<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
sao lại có thể xếp loại hoặc không? Vì tôi nghĩ phải làm cho giáo viên <br />
thấy mục đích của kiểm tra, dự giờ là để giúp giáo viên dạy tốt hơn có <br />
tinh thần trách nhiệm hơn với học sinh, với công việc của mình chứ <br />
không chỉ vì xếp loại. Nhưng lại có những trường hợp phải xếp loại để <br />
giáo viên đó thấy rằng công việc mình làm đạt được mức đó thôi cần phải <br />
cố gắng ( Đối với những giáo viên có vấn đề )vv.. Điều chú ý khi đánh giá <br />
chất lượng giờ dạy của giáo viên phải chú ý tối đa đến việc giáo viên đó <br />
có phải là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự quan sát, tìm tòi, tự thực <br />
hiện, tự nạp kiến thức hay chỉ loay hoay ghi ghi chép chép những thứ cô, <br />
thầy ghi lại sách giáo khoa lên bảng. Nghĩa là giáo viên có tích cực đổi <br />
mới phương pháp dạy hay không ? Vì muốn nâng cao chất lượng nhất <br />
thiết phải đổi mới phương pháp. Tức là tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên <br />
môn theo hướng nghiên cứu bài học .<br />
Nhưng một thực tế cho thấy nguyên nhân cản trở đổi mới phương <br />
pháp lớn nhất đó là trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên không theo <br />
kịp yêu cầu đổi mới .Một số giáo viên chỉ lo nói cho xong bài chứ ít chú ý <br />
đến học sinh thấm được đến đâu, hiểu bài được bao nhiêu?<br />
Việc quản lý công việc của người giáo viên nhằm nâng cao chất <br />
lượng giảng dạy không còn đơn thuần về mặt quản lý hành chính như: <br />
Giáo viên có đi dạy đúng giờ hay không ? giáo viên có bỏ tiết dạy không ? <br />
Có bỏ soạn tiết nào ? Đã thao giảng chưa ? Tôi tin là đa số các giáo viên <br />
hiện nay sẽ không vi phạm điều này. Nên việc quản lý công việc của <br />
người giáo viên bây giờ là quản lý chất lượng công việc đó: Chất lượng <br />
giờ dạy của người giáo viên đó như thế nào? có bao nhiêu phần trăm học <br />
sinh vận dụng được kiến thức bài đã học ? bao nhiêu học sinh phấn khởi <br />
chờ đợi tiết sau được học môn học đó của giáo viên ? Chất lượng ra đề <br />
của giáo viên về một phần một chương như thế nào? Chấm bài, đánh giá <br />
chất lượng học sinh của bộ môn ra sao ? Chính những điều này sẽ làm <br />
cho mọi giáo viên phải tự bồi đắp, tự phát triển các kỹ năng của mình <br />
một cách tích cực và liên tục. <br />
Chú trọng đến vấn đề tự đánh giá đánh giá hiệu quả giảng dạy <br />
của giáo viên là việc làm không thể bỏ qua và phải đưa vào nội dung của <br />
sinh hoạt tổ chuyên môn một cách thường xuyên ..Hiện nay theo hướng <br />
dẫn về thực hiện chế độ của giáo viên thì việc thực hiện lượng hoá công <br />
việc đến tổ chuyên môn là tương đối khả thi . Vì hầu hết mỗi trường <br />
<br />
<br />
14<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
THCS đều có thể chia tổ theo bộ môn hoặc một số bộ môn chứ không chỉ <br />
còn tổ Tự nhiên và tổ Xã hội như các trường có ít giáo viên . <br />
Mỗi tổ có cả tổ trưởng, 2 tổ phó (Nếu trên 10 giáo viên ) và có cả <br />
phụ cấp trách nhiệm cho nên không có lí do gì là không phát huy tính tự <br />
chủ, sáng tạo của các tổ chuyên môn. Chính lượng hoá công việc đến tổ <br />
chuyên môn là thuận lợi ở chỗ các tổ nắm chắc năng lực của giáo viên và <br />
tác dụng lớn hơn đó là họ được quyền trao đổi phân tích ai có thể đảm <br />
nhận được chương trình lớp 9 hay đảm nhận được khối này mà khó có <br />
thể đảm nhận được khối kia .<br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp –biện pháp <br />
Để thực hiện các biện pháp trên có hiệu quả cao yêu cầu phải thực <br />
hiện đồng bộ các giải pháp không được xem nhẹ một biện pháp nào .<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp –biện pháp <br />
Trong ba giải pháp trên thì giải pháp thứ hai là trọng tâm . Bởi vì hệ <br />
thống các quy chế ,các quy định nội bộ là do mỗi thành viên tự xây dựng <br />
và đưa ra thảo luận trong các hội nghị đặc biệt là Hội nghị công chức viên <br />
chức đầu năm học. Khi đã thống nhất và trở thành nghị quyết thì đó là cái <br />
gậy để người Hiệu trưởng , người TTCM thực thi dưới sự giám sát của <br />
tập thể sư phạm. Còn các biện pháp khác chính là sự triển khai thi hành <br />
các nội dung trong biện pháp thứ nhất. Cho nên việc quản lý chỉ đạo Tổ <br />
chuyên môn của người Hiệu trưởng muốn thành công thì phải biết thực <br />
hiện từng biện pháp sao cho triệt để nhưng cũng phải linh hoạt giữa các <br />
biện pháp với nhau .<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu <br />
tiến<br />
Khi tiến hành nghiên cứu nội dung này tôi đã cho khảo sát các nội dung <br />
liên quan của công chức viên chức trong 2 năm trước khi nghiên cứu theo <br />
mẫu sau :<br />
Năm học TSCC Số GVD SKKN HS XL Số hsg các HS làm <br />
Giáo án <br />
VC Tổ G Đạt Điện tử Khá giỏi cấp bài thi <br />
biên chuy đạt giải Liên <br />
Cấp giải <br />
chế tổ ên cấpHuyệ môn <br />
Huyện cấp <br />
chuyê môn Huyện n <br />
n môn <br />
<br />
15<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
20102011 37 4 9 13 8 44,8 20 ( cấp <br />
tỉnh 01)<br />
<br />
20112012 33 3 8 9 6 47,4 14( cấp <br />
tỉnh 01; <br />
quốc gia <br />
1)<br />
<br />
20122013 35 3<br />
<br />
(Nguồn: Trích số liệu Kết quả thi đua sau mỗi năm học trong báo cáo Emits )<br />
4 . Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn <br />
đề nghiên cứu .<br />
Qua 3 năm nghiên cứu vận dụng phương pháp quản lý chỉ đạo tổ <br />
chuyên môn tại trường đã cho thấy rõ hiệu quả từ đội ngũ .<br />
Xem bảng thống kê sau <br />
Năm học TSCC Số Tổ GVDG SKKN Giáo án HS XL Số hsg Bài thi <br />
VC chuyên Cấp Đạt Điện tử Khá giỏi các Liên <br />
biên môn đạt giải cấp môn <br />
Huyện giải <br />
chế tổ đạt <br />
( Không cấp <br />
chuyên giải<br />
tính tổ văn Huyện <br />
môn phòng )<br />
<br />
20122013 33 3 02 8 7 24<br />
<br />
20132014 37 3 04 8 6 44 3<br />
<br />
20142015 35 2 44 3<br />
<br />
20152016 36 2<br />
(Kì 1)<br />
<br />
(Nguồn: Trích số liệu Kết quả thi đua sau mỗi năm học trong báo cáo Emits )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. Phần kết luận và kiến nghị<br />
Việc quản lý và chỉ đạo tổ chuyên môn của người Hiệu trưởng <br />
trường THCS là một việc trong chuỗi các công việc quản trị hiệu quả <br />
16<br />
<br />
Hoàng Thị Thanh – Hiệu trưởng – THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana –Đak Lak<br />
Đề tài : Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS<br />
<br />
<br />
trường học mà dự án Srem đã chỉ ra .(SREM tài liệu dùng cho cán bộ quản <br />
lý trường phổ thông)<br />
Để quản trị nội dung này hiệu quả thì đầu năm học từ những văn <br />
bản pháp quy và quy định của nhà nước của ngành, từ kế hoạch năm học <br />
và đặc điểm của đơn vị Hiệu trưởng soạn bản dự thảo qui định chức <br />
năng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận. Sau đó Hiệu trưởng gởi đến các <br />
bộ phận qui chế , chỉ tiêu kế hoạch để thảo luận thống nhất bổ sung các <br />
nội dung và số liệu. Hiệu trưởng đưa ra hội nghị cán bộ viên chức đầu <br />
năm học, cuối cùng Hiệu trưởng chính thức hóa bằng văn bản để cùng <br />
nhau thực hiện. Đây là cơ sở pháp lý cho việc giao trách nhiệm và quyền <br />
hạn của Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, các thành viên trong <br />
nhà trường. <br />
Từ đây những quyết định của Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng trong <br />
lãnh vực được phận công có tính pháp lệnh, mọi thành viên đều phải chấp <br />
hành theo người chỉ huy của mình, (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng,Tổ <br />
trưởng) thì mới hoàn thành các công việc quản lý của người quản lý. Đây <br />
cũng là cái khung mang tính định hướng, để các thành viên có điểm tựa, tự <br />
điều chỉnh hành vi trong quá trình lao động