SKKN: Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua bài giảng trên lớp
lượt xem 13
download
Vấn đề tự học của học sinh là một vấn đề quan trọng vì đó là một khâu trong quá trình thống nhất của việc dạy học. Vì vậy, vấn đề tự học của học sinh hiện nay hết sức cấp thiết. Vậy xuất phát từ cơ sở nào mà vấn đề tự học hiện nay lại trở nên quan trọng và cần thiết như vậy? Mời các bạn tham khảo bài SKKN để trả lời câu hỏi trên nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua bài giảng trên lớp
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT TRƯNG VƯƠNG ====****==== ĐỀ TÀI KHOA HỌC: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC, TỰ ĐỌC THÔNG QUA BÀI GIẢNG TRÊN LỚP Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Văn Tuynh (Hiệu trưởng ) Phó chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Thu Hiền (Hiệu phó) Các ủy viên: Đào Trà Giang (Tổ trưởng tổ Văn) Phan Quốc Anh ( TT tổ Hóa – Sinh ) Đỗ Thị Thiết ( TT tổ Lý – Công – Thể) Nguyễn Thị Thu Thủy ( TT tổ Toán) Đỗ Thị Cúc ( TT tổ Xã hội) Nguyễn Thị Vân ( TT tổ Anh Văn) Đơn vị: Trường THPT Trưng Vương Năm học 2012 - 2013
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................2 I. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 2 II. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8 III. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 10 IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................... …11 PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI .......................................................12 Chương I. Các hình thức tổ chức dạy học nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh (Thực nghiệm ở Tổ Văn) ................................................................ 12 Chương II. Hướng dẫn học sinh tự học thông qua bài thí nghiệm – Thực hành (Tổ Hóa – Sinh) ............................................................................................ 41 Chương III. Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc bằng cách yêu cầu học sinh tự sáng tạo bài tập mới (Tổ Toán – Tin)............................................................ 56 Chương IV. Hướng dẫn học sinh tự học thông qua làm bài tập thực nghiệm (Tổ Lý – Công – Thể) ......................................................................................... 68 Chương V. Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc bằng cách luyện kỹ năng nói (Tổ Anh). ............................................................................................................ 82 Chương VI. Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua tìm kiếm tư liệu lịch sử qua Internet, tư liệu giáo khoa................................................................ 101 PHẦN III: KẾT LUẬN .................................................................111 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 114 1
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp ĐỀ TÀI: ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC : HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC, TỰ ĐỌC THÔNG QUA BÀI GIẢNG TRÊN LỚP PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ “Biết cách học là chứng tỏ bạn thông thái” (Henrry Brooks Adams) Vấn đề tự học của học sinh là một vấn đề quan trọng vì đó là một khâu trong quá trình thống nhất của việc dạy học nhằm phát huy năng lực học tập tư duy của các em trên lớp cũng như ở nhà. Vì vậy, vấn đề tự học của học sinh hiện nay hết sức cấp thiết. Vậy xuất phát từ cơ sở nào mà vấn đề tự học hiện nay lại trở nên quan trọng và cần thiết như vậy ? I. Cơ sở lý luận Trước thực trạng và tình hình thực tiễn của giáo dục Việt Nam, nhu cầu của người học và sự bùng nổ tri thức của thế giới. Đảng ta đã xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 – 2010. Trong đó vấn đề “đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục. Chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng - trò ghi sang hướng dẫn người đọc chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân, tăng cường tính chủ động, tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập”. (Báo giáo dục thời đại, số 25 ngày 26/3/2002). Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục Việt Nam từ những năm 1960. Ở thời điểm này các trường sư phạm đã có khẩu hiệu: “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo” Trong cuộc cải cách giáo 2
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp dục lần thứ hai năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong những phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước. Từ đó, trong nhà trường xuất hiện ngày càng nhiều tiết dạy tốt của các giáo viên giỏi, theo hướng tổ chức cho học sinh hoạt động, tự lực chiếm lĩnh tri thức mới. Sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, hiện đại hóa đất nước, sự thách thức của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu đòi hỏi phài có nguồn nhân lực, người lao động có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Người lao động phải có khả năng thích ứng, khả năng thu nhận và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức của nhân loại vào điều kiện hoàn cảnh thực tế, tạo ra những sản phẩm đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để có nguồn nhân lực trên, yêu cầu đặt ra là phải đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục và phương pháp dạy và học. Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa (VII 1-1993), Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII (12-1996) và được thể chế hóa trong Luật Giáo dục sửa đổi ban hành ngày 27/ 6/ 2005, điều 2.4, đã ghi “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; Bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Giáo dục hiện nay luôn được quan tâm hàng đầu.Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông trong đó có đổi mới phương pháp dạy học văn theo tinh thần khoa học hiện đại đã, đang diễn ra sôi động và thu được nhiều kết quả đáng mừng. Với yêu cầu đổi mới, phương pháp giáo dục đã đánh giá lại vai trò của học sinh, coi học sinh là chủ thể tiếp nhận, là trung tâm của quá trình tiếp nhận và là bạn đọc sáng tạo trong quá trình dạy học văn. Nó không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn cả tài năng nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Thầy cô giáo giống như kiến trúc sư trước mỗi công trình nghệ thuật. Dưới bàn tay của nhà chạm khắc, nó mang dấu ấn cảm thụ riêng hàm chứa tầng sâu ý nghĩa. Giáo dục trong thế kỷ XXI phải thực hiện được sứ mệnh nhân văn, giáo dục đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Trong xu thế dạy học ngày 3
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp nay, thực hiện dạy học theo phương pháp hiện đại người ta nghĩ ngay đến đổi mới trong nhà trường phổ thông . Đổi mới phưong pháp dạy học là một trọng tâm của đổi mới giáo dục THPT (trung học phổ thông). Luật Giáo dục điều 28 yêu cầu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của HS, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh”. Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là việc làm rất quan trọng và cần thiết trong điều kiện hiện nay. Có thể khẳng định thời gian tự học là lúc học sinh có điều kiện tự nghiền ngẫm vấn đề học tập theo một yêu cầu, phong cách riêng và với tốc độ thích hợp, điều đó không chỉ giúp các em nắm vấn đề một cách chắc chắn và bền vững mà còn là dịp tốt để các em rèn luyện ý chí và năng lực hoạt động sáng tạo. Đây là phẩm chất mà không ai cung cấp được nếu các em không thông qua hoạt động bản thân, nó là vấn đề cần thiết cho sự phát triển và thành đạt lâu dài của mỗi con người. Trong quá trình dạy học phải hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, duy trì sự hứng thú lôi cuốn các em say mê trong học tập, tạo ra những tiết học thoải mái, có nhiều hoạt động kích thích học sinh tư duy, thực hành, áp dụng kiến thức vào cuộc sống thông qua các câu hỏi gợi mở, những thí nghiệm hướng cho người đọc sự tìm tòi, nghiên cứu để rút ra các kết luận. Ngoài ra, phải động viên khen ngợi học sinhh đúng lúc, tạo mối quan hệ thân thiết với người học, tình cảm với học sinh chia sẻ những khó khăn, vướng mắc tâm tư nguyện vọng của học sinh, tạo cho học sinh các hoạt động vui chơi lồng nghép với trang bị kiến thức, lắng nghe và trao đổi với học sinh. Có thể nói, hướng dẫn học sinh phương pháp tự học cho học sinh trong giờ giảng dạy đã thu được nhiều kết quả và tạo nên sự chuyển biến trong dạy học, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, tiếp cận được xu thế dạy học hiện đại của thế kỷ XXI. Trong Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XI cũng đã chỉ rõ chúng ta phải “Đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục, đào tạo : Đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương 4
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ thuật thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội ......” Trước hết cần quan niệm như thế nào về tự học cho đúng ? Rubakkin trong cuốn “Tự học như thế nào” đã kết luận rằng: “Hãy mạnh dạn tự tôi đặt câu hỏi rồi tự tôi tìm lấy câu trả lời đó là phương pháp tự học”. Ông cho rằng tự học không chỉ làm xem sách mà phải biết so sánh cái viết trong sách với thực tế cuộc sống, biết so sánh cái khoa học với cái không khoa học, biết liên hệ giữa các môn khoa học. Không nên sợ bất đồng với ý kiến người khác, không nghiên cứu cái chung chung mà phải nghiên cứu vấn đề đang tranh luận, những vấn đề tất yếu của thời đại mở rộng tầm nhìn cho bản thân. Ông còn đưa ra một nguyên tắc tự học là”. Hãy làm tất cả những gì có thể làm được và hãy cố gắng làm sao để làm được nhiều nhất. Từ ngàn xưa đến nay chúng ta có thể trích ra nhiều câu danh ngôn về việc tự học. Trong đời sống văn hóa, văn học trong và ngoài nước, xưa và nay cũng có thể dẫn ra không biết bao nhiêu tấm gương tự học của các danh nhân chính trị, nhà văn hóa hay khoa học lớn thành nhân và thành danh phần quan trọng là nhờ tự học. Nguyễn Kỳ cho rằng : “Tự học là tự đặt mình và tình huống học, vào vị trí của người tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra cho mình, nhận thức vấn đề, thu thập xử lý thông tin, tái hiện kiến thức cũ, xây dựng các giải pháp, giải pháp vấn đề, xử lý tình huống, thử nghiệm các giải pháp, kết quả kiến thức mới đã tự lực mình tìm ra, tự học thuộc quá trình cá nhân hóa việc học”. Chu Mạnh Nguyên cho rằng : “Tự học, tự nghiên cứu là một quá trình, trong đó mỗi người tự suy nghĩ, tự sử dụng các năng lực trí tuệ và các phẩm chất của bản thân, khai thác vận dụng những điều kiện vật chất có thể để biến một kiến thức nào đó của người khác thành kiến thức sở hữu của mình, vận dụng một kiến thức nào đó của người để làm cho công việc của bản thân có hiệu quả hơn” 5
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn đã đưa ra một quan niệm về tự học có thể xem khá hoàn chỉnh : “Tự học là tự mình dùng các giác quan để thu nhận thông tin rồi tự mình động não, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và có khi cả cơ bắp khi phải sử dụng công cụ) cùng với các phẩm chất của mình, rồi động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan để chiếm lĩnh cho được một lĩnh vực hiểu biết nào đó, một số phẩm chất nào đó của nhân loại hay cộng đồng biến chúng thành sở hữu của mình”. Tự học có ba cấp độ: + Tự học không có thầy hoặc có thầy nhưng không gặp mặt thầy trong phần lớn thời gian học tập. + Tự học có hướng dẫn, tức là học không giáp mặt thầy nhưng nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ từ xa. + Tự học, học mà không có thầy Trong nhà trường phổ thông nói chung tự học là vấn đề hết sức quan trọng. Rèn luyện năng lực tự học cho học sinh đặt lên vai người giáo viên, nhà trường, không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà còn dạy cho các em cách tự học. Vậy tựu chung lại vấn đề tự học xuất phát từ cơ sở lý luận nào ? Xuất phát từ nguyên tắc dạy học nhà trường gắn liền với đời sống và nguyên tắc chuyển quá trình dạy học sang quá trình tự học. Nguyên tắc này đòi hỏi phải hình thành cho người học có nhu cầu, năng lực, phẩm chất tự học để chuyển dần quá trình dạy học sang quá trình tự học. Nghĩa là người học có thể tự mình tìm ra hình thức cùng với cách khai thác hoạt động của chính mình, tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, tự tổ chức hoạt động của mình, tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động học của mình để biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Gắn liền với nhu cầu đòi hỏi của thời đại khi mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ và phát triển hiện nay đã dẫn tới sự bùng nổ thông tin và làm cho tri thức ở từng người trở nên lạc hậu nhanh chóng. “Sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ đòi hỏi không những khoa học mà cả kỹ thuật và công nghệ phải trở thành một yếu tố không thể thiếu trong cấu trúc nhân cách của con người hiện đại 6
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp thì mới đảm bảo sự thích nghi với xã hội và khả năng đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng”. Để thích ứng với cuộc sống, mỗi người phải tự học liên tục, học suốt đời. Hồ Chí Minh một tấm gương sáng về tự học đã từng nói” “Học tập là công việc phải tiếp tục suốt đời... Không ai có thể tự cho mình biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để đuổi kịp nhân dân” ; “Lấy tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo giúp vào”. Xuất phát từ nhận thức của bản thân về vấn đề tự học : Tự học là con đường khắc phục khó khăn thử thách rèn luyện, ý chí vươn lên, tạo tri thức bền vững cho mỗi người trên con đường phát triển học vấn và phát triển nhân cách suốt đời. Tự học là biểu hiện của trí lớn lập nghiệp. Tự học là công việc tất yếu của mỗi người và là công việc suốt cả cuộc đời. Trong quá trình tự học, con người sẽ tự lớn lên cả về tri thức lẫn nhân cách, tâm hồn và vị trí xã hội. Tự học là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng. Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc đổi mới dạy học: nói phương pháp dạy học tới thì cốt lõi là phương pháp tự học. Phương pháp tự học là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học. “Tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh”, đó là tư tưởng chiến lược cơ bản của Đảng, lấy nội lực, năng lực tự học làm nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân người học và giáo dục đào tạo, làm cho giáo dục đào tạo sớm trở thành khâu phát huy năng lực nội sinh của dân tộc đưa đất nước tiến nhanh lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất phát từ nguyên tắc dạy học nêu vấn đề : Một trong những con đường nhằm khắc phục tình trạng dạy học nhồi nhét kiến thức, phát huy trí thông minh, năng lực độc lập trong nhận thức của học sinh là dạy học nêu vấn đề. Nhà giáo dục Distervery người Đức đã nói : “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lý”, phương pháp dạy học nêu vấn đề chủ yếu nắm kiến thức, song không phải chỉ để ghi nhớ thuộc lòng, mà tự sự kiện cần biết tự tạo nên tình huống có vấn đề để giải quyết. Như vậy sẽ nhớ lâu, hiểu kĩ sự kiện hơn. Phương pháp nêu vấn đề sẽ gây hứng thú học tập, phát huy tích cực tư duy học sinh và tạo cho học sinh biết tư duy, suy nghĩ. 7
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp Theo M.I. Macmutop: “Dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề đó là trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện, quá trình của thực tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức hành động quen thuộc. Tình huống này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới, tình huống có vấn đề là quy luật của hoạt động nhận thức sáng tạo có hiệu quả”. “Nhiệm vụ của người thầy giáo không phải là truyền đạt kiến mà dạy cho học sinh biết suy nghĩ”. II. Cơ sở thực tiễn Nhìn rộng ra thế giới chúng ta cũng thấy rằng: Không phải ngẫu nhiên Singapore chỉ có khoảng 2 triệu dân mà dám chi ra hàng tỷ đô la cho việc cải cách giáo dục ở nhà trường phổ thông. Cũng không phải tùy hứng mà Pie Lena, giáo sư vật lý thiên văn, viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học Pháp được Giải thưởng Noben năm 1992 đã đề xướng phong trào “bàn tay nặn bột” nhằm phát triển tư duy sáng tạo ngay từ bậc tiểu học. Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường để xóa bỏ phương pháp dạy học giáo điều là một đòi hỏi cấp bách nhằm giải phòng và phát huy tiềm năng sáng tạo cho người học ngay từ trên ghế nhà trường. Thế kỷ XXI là thế kỷ của chất xám, của trí tuệ, của nền văn minh hậu công nghiệp. Con người muốn tồn tại, muốn hòa nhập, muốn tự khẳng định mình thì nhất định phải là những thành viên năng động sáng tạo. Vấn đề tự học từ xưa tới nay đều hết sức được đề cao. Lê nin nói “Học, học nữa, học mãi”. Hồ Chí Minh cũng đề cao : “Lấy tự học làm cốt”. Einstein nói “Kiến thức chỉ có được qua tư duy của con người”. Một nhà khoa học Pháp cũng nói: “Văn hóa không nhận được từ bên ngoài mà là kết quả của việc làm từ bên trong, một việc làm của mình với mình”... Đánh giá một cách khách quan cho thấy rằng với phương pháp đổi mới dạy học hiện nay, học sinh đã tiếp cận có hiệu quả việc tự học, đổi mới trong tư duy để phát huy tính độc lập, sáng tạo và chủ động của mình. Rất nhiều em đã hình thành 8
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp cho mình thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi và nắm vững kiến thức một cách chính xác, suy nghĩ và vận dụng một cách thành tạo. Không thể phủ nhận rằng rất nhiều giờ học mà học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài, thể hiện hiểu biết của các em. Giáo viên chỉ cần nêu vấn đề và học sinh qua quá trình tìm hiểu sẽ tự trả lời. Nhìn ra thế giới nền giáo dục của một số nước như: Mĩ, Anh, Pháp, Phần Lan, Đan Mạch...nằm ở tốp đầu trong bảng xếp hạng các nền giáo dục thế giới và hãy nhìn cách học của họ. Phần lớn là học sinh tự học, thời gian lên lớp không nhiều. Cách học như vậy phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên rất lớn. Tuy nhiên, về phía giáo viên vẫn còn tồn tại một số quan niệm, biện pháp có ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dưỡng, giáo dục học sinh như: giới hạn hoạt động nhận thức của học sinh ở việc ghi nhớ một số điểm cơ bản, tóm tắt rất sơ lược nội dung sách giáo khoa, giới thiệu một số sự kiện chung chung mà không cụ thể về sự kiện ... Hậu quả của những việc làm này làm nghèo nội dung, hạ thấp chất lượng và hứng thú của học sinh. Về phía học sinh : Học sinh đã có sự chuẩn bị là đọc sách giáo khoa nhưng vẫn thụ động, chỉ biết thuộc lòng không biết cách đặt vấn đề, tìm hiểu sâu hơn những kiến thức trong sách giáo khoa. Học sinh ngồi nghe giảng bài mà không biết tiến hành những hoạt động tư duy độc lập trong việc lựa chọn những điều nghe được để ghi chép, nảy sinh những vấn đề mới cần giải quyết hay có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn những điều giáo viên trình bày. Vì vậy, nghiên cứu đề tài về vấn đề việc tự học hiện nay là hết sức cần thiết. Tự học trong quá trình học tập của học sinh là việc các em độc lập hoàn thành những nhiệm vụ được giao, với sự giúp đỡ, hướng dẫn, kiểm tra của giáo viên. Việc tự học như vậy bao gồm cả việc tập dượt nghiên cứu (tìm tòi, nghiên cứu từng phần). Nó gây hứng thú học tập, sự cố gắng của học sinh (nhất là học sinh cuối cấp) và đóng góp phần nào với xã hội (chủ yếu là công tác xã hội). Việc tự học của học sinh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau : 9
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp - Những hoạt động tự nhận thức khi nghe giảng trên lớp (biết tự điều chỉnh để nghe giảng, chọn lọc kiến thức để ghi chép, tự trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra...) - Tự học sách giáo khoa theo các bước: + Đọc và tự ghi tóm tắt những vấn đề cơ bản của bài viết + Ghi lại những nội dung khó hiểu, đặc biệt là các thuật ngữ, khái niệm + Hoàn thành bài tập, câu hỏi sách giáo khoa + Tự làm việc với bản đồ, tranh ảnh ngoài sách giáo khoa + Tự đọc thêm các tài liệu, văn học trong các sách tư liệu tham khảo, sách đọc thêm...nhằm hiểu rõ hơn kiến thức đã học, mở rộng sự hiểu biết. + Tự ôn tập dưới sự hướng dẫn của thầy. Như thế chuyện tự học của học sinh không phải là vấn đề mới lạ. Có lạ chăng là sự khôn ngoan đã từng giúp ích cho con người khôn lớn nhưng nhiều khi chính con người lại bỏ quên những kinh nghiệm quý giá đó, biến nó thành thứ kho báu chìm lãng trong lớp bụi thời gian. Không ai thành đạt mà không có chí lớn. Chí làm chính trị cứu nước cứu dân, chí làm khoa học, làm kinh tế... Muốn nâng cao học vấn thì ngoài việc học tập tại các trường học phải thường xuyên tự học. Tự học là biểu hiện của chí lớn lập nghiệp của mỗi con người trên con đường hòa nhập vào cộng đồng. Chúng ta còn nhớ cảnh tự học ngoại ngữ của Bác Hồ hồi còn trẻ, những ngày Người phải lênh đênh kiếm sống trên tàu nơi biển cả hay trong những này xúc tuyết ở Luân Đôn. III. Mục đích nghiên cứu - Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Rèn luyện cho HS tính tự lực, sáng tạo, ham học hỏi, tìm tòi khám phá tự nhiên, học sinh có niềm tin vào bản thân, - Đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh, 10
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp * Với giáo viên : Trong quá trình dạy học, người thầy đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, điều khiển, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học, khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập. * Với học sinh : Giúp các em học sinh trong mỗi giờ dạy sẽ có sự hứng thú khi học, khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Lĩnh hội những tri thức của loài người đồng thời tìm kiếm, khám phá ra những hiểu biết mới cho bản thân. Qua đó sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì nắm được qua hoạt động chủ động, nỗ lực của chính mình IV. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Các tổ bộ môn trong Trường THPT Trưng Vương. Thời gian nghiên cứu 2 năm: Năm học 2012-2013 và 2013 - 2014 11
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI Sau đây chúng tôi trình bầy những nội dung nghiên cứu của các tổ chuyên môn về các nội dung yêu cầu của đề tài. CHƯƠNG I Các hình thức tổ chức dạy học nhằm hình thành năng lực tự học cho học sinh (Thực nghiệm ở Tổ Văn) 1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà 1.1. Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa Sách giáo khoa là sự cụ thể hóa chương trình, là nguồn tri thức thống nhất và là chỗ dựa cơ bản cho giáo viên khi dạy học. Ở nước ta sách giáo khoa có vai trò vô cùng quan trọng. Điều 25 của Luật Giáo dục đã khẳng địnhh: “Sách giáo khoa để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác”. Đã từ lâu, các nhà nghiên cứu lí luận dạy học đã khẳng định vai trò quan trọng của Sách giáo khoa trong quá trình học tập của học sinh. Sách giáo khoa là nguồn cung cấp tri thức đúng đắn, khoa học và thống nhất trong nền giáo dục quốc dân. Tri thức được đưa vào Sách giáo khoa có tính tinh giản, cô đọng, súc tích phong phú. Để giúp học sinh có phương pháp tự học tự nghiên cứu giáo viên cần có những định hướng cho học sinh trong các hoạt động tiếp xúc với Sách giáo khoa, tập trung cho các em biết gia công tìm tòi, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức. Đối với học sinh, việc soạn bài ở nhà yêu cầu không thể thiếu là phải đọc văn bản nhưng cốt yếu giáo viên hướng dẫn HS khi đọc phải thực hiện các công việc sau: - Đọc âm vang và cả đọc thầm để tưởng tượng - Đọc và ghi lại những cảm nhận, những ấn tượng ban đầu về tác phẩm - Đọc để tìm nội dung chính, xác định những kiến thức cơ bản trọng tâm. 12
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp Chuẩn bị bài là một yêu cầu bắt buôc đối với học sinh khi hoạt động dạy học Ngữ văn tiến hành theo tư tưởng đổi mới : học sinh là tích cực chủ thể trong giờ họcHướng dẫn học sinh soạn bài ở nhà trước hết và quan trọng nhất vẫn là yêu cầu các em trả lời câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài, hướng các em vào những ý trọng tâm, câu hỏi trọng tâm điều này rất có ích trong việc đọc văn bản trên lớp Muốn làm được điều này giáo viên phải có đầu tư suy nghĩ trước một bước. Và như vậy, việc hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn khi soạn bài Hai đứa trẻ (Thạch Lam) giáo viên yêu cầu các em chú ý và trả lời kỹ những vấn đề sau: Anh (chị) có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào,vơí chi tiết nghệ thuật nào trong truyện Hai đứa trẻ? Vì sao? Như vậy việc Hướng dẫn học sinh đọc Sách giáo khoa và trả lời câu hỏi là việc làm vô cùng quan trọng, bởi đây là bước chuẩn bị trước làm cơ sở cho việc đọc tác phẩm trên lớp, giúp giờ học sôi nổi và đạt hiệu quả cao hơn 1.2 Hướng dẫn học sinh lập graph, lập dàn ý khái quát cho bài học Từ những hiểu biết của bản thân, học sinh tự lập thành sơ đồ, thành những dàn ý theo suy nghĩ của mình. Ghi chép tóm tắt những gì và như thế nào là phụ thuộc vào hiểu biết và kinh nghiệm của từng người. Có nhiều cách ghi tóm tắt, sau đây là một số cách ghi mà học sinh có thể dùng trong khi học môn Ngữ văn: -Trình bày dưới dạng dàn bài Ví dụ: I/………….. 1)…………. 2)………….. II /…………. 1)…………. 2)…………. -Trình bày dưới dạng bảng biểu Ví dụ : 13
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp Tác phẩm Nội dung Nghệ thuật -Trình bày dưới dạng sơ đồ: Ví dụ: Bài Trích đoạn Chí khí anh hùng-Truyện Kiều của Nguyễn Du Nhân vật Từ Hải Thủ pháp ước lệ Ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ tác giả Khát vọng lớn lao Tầm vóc vũ trụ Phẩm chất phi thường H×nh tîng ngêi anh hïng 1.3 Tổ chức phân công từng vấn đề cụ thể cho từng nhóm học sinh Sau khi kết thúc một giờ học công việc thường thấy từ trước đến nay là giáo viên dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới cho giờ học tiếp theo. Vì vậy, tổ chức phân công vấn đề cho học sinh chuẩn bị trước là bước đệm rất quan trọng cho bài học mới đạt kết quả. Để làm việc này có chất lượng giáo viên phải thực hiện những bước sau: 14
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp - Giáo viên chuẩn bị trước các vấn đề - Chia nhóm - Phân công vấn đề cụ thể cho từng nhóm - Thời gian: giáo viên dành khoảng 5 phút cuối mỗi giờ học để làm việc này. Chẳng hạn khi dạy bài Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân ngoài việc HS chuẩn bị bài theo phần hướng dẫn trong sách giáo khoa, GV có thể chuẩn bị trước các vấn đề sau giao cho HS và yêu cầu mỗi nhóm phải chuẩn bị kĩ phần việc của nhóm mình - Phong cách tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân qua truyện ngắn Chữ người tử tù? - Thông qua việc phân tích nhân vật Quản ngục trong Chữ người tử tù hãy làm rõ quan điểm về cái Đẹp và thái độ đề cao “thiên lương”của Nguyễn Tuân - Phân tích ý nghĩa của những tương phản trong đoạn tả cảnh Huấn Cao cho chữ trong nhà giam GVchia làm 3 nhóm mỗi nhóm đều có nhóm trưởng, nhóm phó để đôn đốc các thành viên và chịu trách nhiệm chung cho cả nhóm của mình. Nếu công việc này GV làm một cách đều đặn và tâm huyết thì khả năng tự học tự nghiên cứu của HS sẽ được nâng cao. Đây cũng là một trong những hình thức tốt để nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông. Bởi bất cứ một công việc gì khi đã có sự hợp tác chuẩn bị kĩ lưỡng từ hai phía thì chắc chắn sẽ hiệu quả tốt hơn. Ưu điểm của cách làm này là tiết kiệm thời gian khi lên lớp, phát huy được cách học hợp tác, vấn đề trọng tâm của bài học sẽ được mổ xẻ một cách sâu sắc hơn. Quan trọng khi thực hiện điều này, GV phải nắm sát đối tượng để khuyến khích, động viên một cách kịp thời, chân thành kể cả học sinh làm tốt và học sinh chưa làm tốt 1.4 Hướng dẫn, phân công học sinh sưu tầm và khai thác nguồn tài liệu học tập khác. Ngoài Sách giáo khoa, tài liệu học tập cho môn Ngữ văn vô cùng phong phú. Đây là phương tiện rất cần thiết đối với người học văn, ngoài các loại sách tham 15
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp khảo như : Học tốt Ngữ văn, Các bài văn hay lớp 10,11,12 HS còn có thể tìm thấy những tài liệu về văn học trên các tờ báo, tạp chí văn học, trên mạng Internet… Các tài liệu này là nguồn tri thức bổ sung vô cùng quan trọng đối với người học. Tìm các tài liệu liên quan đến bài học một mặt giúp HS tìm hiểu và giải quyết các vấn đề trong quá trình soạn bài, mặt khác nó góp phần rèn luyện, trau dồi và năng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu ở các em. Dưới đây, chúng tôi xin nêu ra một số cách để giúp HS tìm và sử dụng tài liệu vào việc chuẩn bị bài cho giờ đọc văn - Giới thiệu cụ thể tên sách tham khảo, các bài viết, các tài liệu có liên quan trực tiếp đến bài học. Hướng dẫn học sinh tìm sách, tài liệu tham khảo ở những địa chỉ: thư viện trường, nhà sách trên địa bàn, ở thầy cô giáo….. - Cung cấp cho HS một số địa chỉ (trang Web) trên mạng Internet. Với Internet, HS có thể khai mở kho thông tin khổng lồ và phong phú nhất trong lịch sử nhân loại ở nhiều lịnh vực khác nhau của đời sống. Chẳng hạn chỉ cần vào một số trang Web như: www.vietnamwebsite.net / ebook /vanhocvietnam www/thưquan.net; www.thovn.vn... Là học sinh đã có thể tìm kiếm những thông tin văn học mình cần sử dụng chúng vào việc học tập. - Hướng dẫn học sinh xử lí tài liệu bằng cách đọc kĩ, tóm tắt ý chính, tách nội dung liên quan để minh họa cho bài học. Ví dụ khi đọc Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa giáo viên có thể hướng dẫn HS tìm một số bài ca dao khác để thấy được vẻ đẹp tình nghĩa của nhân dân ta trong ca dao Tóm lại, để giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn trong nhà trường THPT người giáo viên phải hướng dẫn, và quan trọng hơn là xây dựng ở các em ý thức, thói quen đi tìm tài liệu liên quan đến bài học. Điều này rất quan trọng đối với việc bổ trợ thêm kiến thức, bồi dưỡng niềm say mê đọc sách, rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc khoa học cho học sinh khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết. 16
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp 2. Tổ chức cho học sinh học tập trên lớp 2.1. Nêu vấn đề của bài học Mở đầu bài học, giáo viên khuyến khích, động viên, tạo động lực học tập, sao cho học sinh học tập với tinh thần tích cực, tự giác và hứng thú nhất. Bởi chỉ có như vậy giờ học mới đạt hiệu quả cao. Muốn thực hiện điều này, GV phải biết sử dụng những thủ thuật sau: Tạo ra tình huống có vấn đề, trong đó có những mâu thuẫn về nhận thức mà HS hứng thú, thỏa mãn nhu cầu và phù hợp với năng lực của họ. Để tạo ra một tình huống như thế đòi hỏi giáo viên phải có tri thức, kinh nghiệm, có sự nhạy cảm cần thiết, nắm được nhu cầu nguyện vọng của HS; có tinh thần trách nhiệm và sự dày công trong khâu chuẩn bị bài Nêu lên mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể mà các em phải có trách nhiệm hoàn thành qua giờ học. Làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng về mặt khoa học và xã hội của hệ thống tri thức mà các em cần nắm vững trong bài học. 2.2. Tổ chức cho học sinh giải quyết tốt các vấn đề của bài học Giáo viên căn cứ vào bài học, tiết học, lớp học cụ thể để đưa ra những cách thức, biện pháp tổ chức hoạt động phù hợp để học sinh chiếm lĩnh bài học một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Phối hợp chặt chẽ hoạt động của thầy và của trò Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Tạo tình huống để HS rõ vấn đề, thấy -Nghe, tiếp thu, chuyển mâu thuẫn mâu thuẫn cần giải quyết bên ngoài thành mâu thuẫn bên trong, có nhu cầu giải quyết mâu thuẫn - Giao nhiệm vụ học tập(đặt câu hỏi, ra - Tiếp nhận nhiệm vụ qua câu hỏi, bài tập…) bài tập… - Hướng dẫn HS hoạt động( đọc giáo - Đọc giáo trình, tái hiện , suy nghĩ, trình, nghiên cứu tài liệu, tổ chức thảo luận sáng tạo, trả lời câu hỏi, thảo luận…. - Theo dõi sự tự học của các em, tổ - Phát huy tính tích cực, sự nỗ lực 17
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp chức nhóm thảo luận, đặt câu hỏi bổ sung sáng tạo, trao đổi bạn bè để thảo luận khi cần thiết giải quyết nhiệm vụ học tập. - Giải đáp câu hỏi - Nêu câu hỏi - Phân tích, bổ sung, khẳng định những - Sửa chữa, hoàn thiện, hệ thống hóa điểm đúng, uốn nắn những sai lầm, thiếu sót tri thức, kĩ năng - Phối hợp hiệu quả các phương pháp dạy học Phương pháp Nội dung hoạt động 1. Diễn giảng nêu vấn đề - Tạo ra tình huống có vấn đề. - Thầy trò cùng giải quyết các vấn đề qua các thủ thuật như: đặt câu hỏi; thuyết trình; nêu vấn đề để các em trao đổi tìm cách giải quyết. 2.Tự đọc - HS đọc giáo trình, tài liệu. - Viết tóm tắt, lập sơ đồ, bảng biểu. 3. Thảo luận nhóm - HS được chia thành nhiều nhóm để thảo luận một vấn đề do GV nêu lên. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp - Gv định hướng, tổng kết. 4. Phương pháp trực quan - Xem băng hình. - Thảo luận. - GV định hướng, tổng kết. 5. Làm bài tập, thực hành - Làm bài tập, thực hành - Thảo luận, kết luận. 6. Tổ chức cho HS thuyết trình, - HS báo cáo một vấn đề đã được chuẩn báo cáo bị trước - Cả lớp nghe, trao đổi, thảo luận - GV định hướng, tổng kết 18
- Đổi mới phương pháp dạy học : Hướng dẫn học sinh tự học, tự đọc thông qua các bài giảng trên lớp 2.3. Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức bài học Hệ thống hóa kiến thức bài học là một việc làm vô cùng quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình dạy học. Vì vậy GV phải rèn luyện cho HS có kĩ năng này để đảm bảo tính hiệu quả của giờ dạy. Tuy nhiên khi hệ thống hóa kiến thức Gv cần lưu ý HS phải làm theo ý riêng của mình, nghĩ là mỗi học sinh hệ thống theo một kiểu mà các em thấy phù hợp với bản thân khi học. Nhưng yêu cầu phải ngắn gọn sao cho dễ học và phải đảm bảo kiến thức trọng tâm Ví dụ: Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa bài “ Lời tiễn dặn” (trích “Tiễn dặn người yêu” dưới dạng dàn bài. GV yêu cầu HS khi hệ thống phải thể hiện được những vấn đề sau: Về nội dung 1 Tâm trạng của chàng trai ( và gián tiếp là tâm trạng của cô gái qua sự mô tả của chàng trai trên đường tiễn dặn) -Tâm trạng mâu thuẫn nủa như muốn chấp nhận sự thật đau xót là cô gái đã có chồng, nủa như muốn níu kéo tình yêu, kéo dài giây phút bên nhau. - Lòng quyết tâm giữu trọn tình yêu giữa chàng trai và cô gái 2. Cử chỉ, hành động và tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của cô gái. - Cử chỉ: + Vỗ về, an ủi lúc cô gái bị nhà chồng đánh đập, hắt hủi. + Làm thuốc cho cô gái uống. - Tâm trạng: + Nỗi xót xa, niềm thương cảm mà chàng trai dành cho cô gái. + Ý chí mạnh liệt của chàng trai nhất quyết giành lại tình yêu để đoàn tụ cùng cô gái. Về nghệ thuật - Kết hợp nghệ thuật trữ tình ( mô tả cảm xúc, tâm trạng) với nghệ thuật tự sự (kể sự việc, hành động). - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc: ẩn dụ, so sánh tương đồng, điệp từ, điệp ngữ… 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh làm bài tập vẽ kỹ thuật, môn Công nghệ lớp 11 ở trường Trung học Phổ thông Ba Vì
23 p | 1595 | 225
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh dùng quan hệ giữa chuyển động tròn đều và dao động điều hòa để giải một số dạng bài tập dao động cơ học
19 p | 517 | 107
-
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 12 hệ thống kiến thức môn Ngữ Văn để ôn thi tốt nghiệp
18 p | 530 | 104
-
SKKN : Hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng Atlat trong học tập Địa lí
11 p | 660 | 75
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán điện xoay chiều bằng phương pháp giản đồ véc tơ
24 p | 341 | 69
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh tự làm một số dạng bài tập Sinh học về xác suất
16 p | 387 | 69
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho giờ đọc Văn lớp 10 trung học phổ thông
20 p | 558 | 60
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 12 rèn kỹ năng làm văn Nghị luận xã hội
23 p | 374 | 58
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh thực hành về từ loại Tiếng Việt
11 p | 348 | 55
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh vẽ màu trong tranh đề tài - Hoàng Quốc Hưng
10 p | 544 | 46
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh thao tác trên mô hình để hình thành quy tắc, công thức tính diện tích trong chương Hình học lớp 5
14 p | 603 | 46
-
SKKN: Một số kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh làm bài tập phần đường thẳng trong mặt phẳng
26 p | 173 | 39
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh khai thác và phát triển một số bài tập hình học trong Sách giáo khoa Toán 9
26 p | 169 | 16
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh trung bình và yếu, kém giải một số dạng toán tìm X ở chương trình Toán 6
15 p | 134 | 15
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh ôn thi Trung học phổ thông Quốc gia bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
71 p | 103 | 11
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh thực hành từ loại tiếng Việt
19 p | 69 | 3
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 4,5 tự học thông qua mạng Internet
19 p | 77 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn