SKKN: Kinh nghiệm của hiệu trưởng về việc phân công chuyên môn đầu năm
lượt xem 5
download
Phân công chuyên môn có vai trò quyết định kết quả của cả năm học. Do đó công tác phân công chuyên môn phải luôn được quan tâm và thực hiện đúng đắn. Mời các bạn tham khảo bài SKKN về việc phân công chuyên môn đầu năm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Kinh nghiệm của hiệu trưởng về việc phân công chuyên môn đầu năm
- KINH NGHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ VIỆC PHÂN CÔNG CHUYÊN MÔM ĐẦU NĂM HỌC
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiệm vụ đặc biệt quan trọng quyết định đến sự thành công của nhà trường trong một năm học là phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong sao cho hợp tình, hợp lý, phù hợp với sở trường, năng lực và trình độ chuyên môn của từng cá nhân. Trong những năm đầu được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng, do chưa có kinh nghiệm nên tôi cùng với đồng chí Phó hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn bàn bạc và đi đến ra quyết định phân công chuyên môn, khi triển khai quyết định có nhiều giáo viên, nhân viên không đồng tình và có ý kiến phản đối quyết liệt, trong đó có những đồng chí là thành viên Ban Chấp hành công đoàn, đảng viên, tổ trưởng chuyên môn... Tìm hiểu nguyên nhân, tôi hiểu ra do bản thân chưa thực hiện đúng quy trình, chưa nắm được tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình và tâm lý của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Chưa làm tốt công tác tư tưởng đối với những trường hợp xét thấy khi phân công sẽ không được giáo viên tự giác chấp hành. Hay do tiếp nhận phân công quá đột ngột làm cho người được phân công nhiệm vụ mới không có sự chuẩn bị về mặt tâm lý dẫn đến có ý kiến phản đối cho dù việc phân công đó là hợp tình, hợp lí. Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là do Hiệu trưởng không tổ chức các cuộc họp liên tịch có sự tham dự của lãnh đạo Công đoàn, Chi bộ, Chi đoàn; chưa thông qua Chi bộ trước khi ban hành quyết định phân công chuyên môn chính thức. Không tổ chức cuộc họp có sự tham gia của các tổ trưởng chuyên môn, tổ trưởng văn phòng, lãnh đạo các tổ
- chức đoàn thể để bàn bạc, trao đổi thống nhất nhằm tạo sự đồng thuận cao trước khi hiệu trưởng ra quyết định phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo viên và nhân viên toàn trường. Từ đó khi có ý kiến phản biện của giáo viên thì người giải thích, bào chữa, phân tích cho việc phân công đúng chỉ duy nhất có Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn. Từ những nguyên nhân đó đã dẫn đến hậu quả tiêu cực như trên. II. NHỮNG GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Để khắc phục nhược điểm trên tôi đã thực hiện giải pháp sau: Bước 1. Hiệu trưởng xem lại quyết định phân công chuyên môn của tất cả các năm học trước, kết quả xét thi đua, xét công chức, kết quả trong suốt quá trình công tác (lưu ý 3 năm học gần nhất); trong đó đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của từng cá nhân. Bước 2. Xem xét hoàn cảnh gia đình, trình độ chuyên môn, sở trường, khí chất, khả năng tâm sinh lí phù hợp theo tổ và sự quản lí điều hành của tổ trưởng. Lấy ý kiến về nguyện vọng của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên (mỗi cá nhân 3 nguyện vọng; gồm nguyện vọng 1, nguyện vọng 2, nguyện vọng 3, theo thứ tự ưu tiên, không trùng lập và phải ghi đủ 3 nguyện vọng), nắm vững các văn bản hướng dẫn của cấp trên để việc phân công được thuận lợi, đúng pháp luật mà lại phù hợp theo nguyện vọng của từng cá nhân
- với mục đích sao cho việc phân công chuyên môn thật sự hợp tình, hợp lí. Bước 3. Hiệu trưởng dự kiến phân công chuyên môn, tiếp theo là trao đổi với Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn để có hướng điều chỉnh, bổ sung cho thật phù hợp và được sự đồng thuận cao của toàn bộ lãnh đạo nhà trường. Bước 4. Tổ chức cuộc họp liên tịch thành phần gồm có Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Lãnh đạo: công đoàn, chi bộ, đoàn thanh niên để bàn bạc điều chỉnh phân công chuyên môn một cách phù hợp nhất để từng cá nhân phát huy tốt sở trường và được sự đồng ý cao của các thành viên tham dự cuộc họp, nhằm mục đích làm việc phân công chuyên môn là dân chủ, công bằng, khách quan. Bước 5. Hiệu trưởng thông qua dự kiến phân công chuyên môn trong cuộc họp chi bộ để chi bộ có hướng chỉ đạo và thăm dò lắng nghe ý kiến phản biện của các đảng viên để làm cơ sở cho hiệu trưởng điều chỉnh nếu xét thấy không phù hợp và để tạo sự ủng hộ của các đảng viên trong chi bộ. Bước 6. Tổ chức cuộc họp trong ban bệ nhà trường thành phần gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Lãnh đạo: Công đoàn, chi bộ, đoàn thanh niên, giáo viên tổng phụ trách đội, thanh tra nhân dân và các tổ trưởng để Hiệu trưởng thông báo dự kiến phân công chuyên môn, trong đó Hiệu trưởng phân tích thật chi tiết và sâu sắc những nội dung sau: Đã xem xét quyết định phân công chuyên môn của tất cả các năm học trước, kết quả xét thi đua,
- xét công chức, kết quả công tác trong suốt quá trình, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của từng cá nhân; xem xét hoàn cảnh gia đình, tình hình sức khỏe, những giáo viên nữ đang mang thai, giáo viên phải thuyên chuyển công tác trong năm học; trong từng tổ chuyên môn phải đảm bảo về tỉ lệ nam nữ, độ tuổi, trình độ chuyên môn đồng đều; sở trường, khí chất, khả năng tâm sinh lí, đáp ứng được nguyện vọng của tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và thực hiện tốt theo các các văn bản hướng dẫn của cấp trên. Lắng nghe sự góp ý của tất cả các thành viên tham gia cuộc họp, nhằm tạo điều kiện cho Hiệu trưởng nắm vững tất cả các thông tin có liên quan đến công tác phân công chuyên môn trước khi đưa ra quyết định chính thức vừa đáp ứng được tính pháp lý, tính khoa học và nhu cầu thực tiễn. Bước 7. Hiệu trưởng mời các đối tượng không được phân công theo nguyện vọng (nếu có) trao đổi phân tích, giải thích lí do vì sao không phân công theo nguyện vọng, đồng thời có hướng an ủi, động viên, lưu ý đến việc biểu dương công đóng góp, thành tích của họ, có huy vọng, tin tưởng việc phân công trên tuy không theo nguyện vọng nhưng cá nhân sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ưu tiên phân công theo nguyện vọng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học này và bước đầu tiếp nhận công việc thì đối tượng này phải có sự giúp đỡ trực tiếp của Ban giám hiệu, Ban Chấp hành công đoàn về mọi mặt đặc biệt là mặt tinh thần cũng như cơ sở vật chất. Nắm bắt và xử lí có hiệu quả các nguồn tin liên quan, nếu cần thiết có thể tổ chức cuộc họp liên tịch lần 2.
- Bước 8. Hiệu trưởng xem xét lần cuối và ra quyết định phân công chuyên môn. Cuối cùng là tổ chức cuộc họp hội đồng Sư phạm để công bố quyết định phân công chuyên môn đầu năm học và lắng nghe ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên; đồng thời phân công mảng công việc, sắp xếp buổi dạy, thời khóa biểu một cách khoa học và hợp tình, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho từng cá nhân tiết kiệm được kinh phí đi làm việc, có thời gian nghỉ ngơi phù hợp khi có tiết dạy chuyên, lưu ý giáo viên có con nhỏ, giáo viên đang mang thai, giáo viên sức khỏe kém, giáo viên lớn tuổi, giáo viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, giáo viên đi dạy xa trường, dạy nhiều điểm trường... Hiệu trưởng có quyền quyết định khi có quan điểm không thống nhất trong phân công chuyên môn. Hiệu trưởng phải có tính toán tốt và khả năng quyết đoán, dự báo trong một năm học để tránh thay đổi do tách lớp, ghép lớp, nhận nhân viên-giáo viên mới, có giáo viên chuyển đi, giáo viên nghỉ sản và các qui định mới của Nhà nước về biên chế, bố trí chức danh..., có biện pháp tốt đối với những trường hợp “ Khẩu phục, tâm chưa phục” trong việc chấp hành phân công chuyên môn. III. KẾT QUẢ PHỔ BIẾN VÀ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN Từ khi áp dụng tốt các bước theo kinh nghiệm trên nhà trường đã thu được kết quả cụ thể như sau: - Phân công phù hợp với trình độ chuyên môn, hoàn cảnh gia đình và giải quyết được
- nguyện vọng của cán bộ, giáo viên và nhân viên. Phát huy tối đa sở trường của từng cá nhân. Các thành viên trong tổ và tổ trưởng làm việc hiệu quả do phù hợp khí chất. Cán bộ, giáo viên, nhân viên tự giác chấp hành tốt quyết định và đồng tình 100%. Nội bộ đoàn kết, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tích cực ủng hộ, lãnh đạo cấp trên tin tưởng. Kết quả đó đã khắc phục được nhược điểm trên và thực tế cho thấy liên tiếp trong 2 năm gần đây Trường Tiểu học 2 xã Phong Điền luôn có học sinh và giáo viên đạt thành tích cao ở hội thi cấp huyện, cấp tỉnh, chất lượng dạy và học ngày vững mạnh, các tổ chức trong nhà trường phối hợp nhịp nhàng, nội bộ đoàn kết. Năm học 2011-2012 học sinh xếp loại hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ đạt 100%; học lực Giỏi 33.31%, khá: 27.22%; tỉ lệ học sinh lên lớp 2,3 %; hoàn thành chương trình tiểu học 100 %. Tham gia thi OLYMPIC toán và tiếng việt học sinh lớp 5 cấp huyện: Có 11 học sinh đạt giải và đạt giải nhì toàn đoàn và là trường có tỉ lệ học sinh đạt giải cao nhất trong toàn huyện. Thi làm lồng đèn cấp huyện có 1 học sinh đạt giải ba. Thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện: Được công nhận giáo viên dạy giỏi 5; thi giáo viên giỏi cấp tỉnh: Được công nhận giáo viên dạy giỏi 1 và có 2 giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh trong các năm học trước, có 2 cán bộ quản lý đạt CBQL giỏi cấp huyện và 1 CBQL đạt CBQL giỏi cấp tỉnh. Tham gia giải bóng đá mini do xã Phong Điền tổ chức đạt giải ba. Có 28 CB-GV-NV được chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời công nhận Chiến sĩ thi đua cơ sở và lao động tiên tiến; 4 cá nhân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng
- khen và công nhận Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, tập thể trường được Chủ tịch Ủy ban nhân tỉnh Cà Mau tặng danh hiệu tập thể lao động Xuất sắc, chi bộ được công nhận trong sạch vững mạnh tiêu biểu, công đoàn được công nhận vững mạnh xuất sắc, đoàn đội mạnh, ban đại diện cha mẹ học sinh được chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện tặng giấy khen. Năm học 2012-2013 học sinh xếp loại hạnh kiểm Thực hiện đầy đủ đạt 100%; học lực xếp loại giỏi 35.31%, loại khá 31.84%; tỉ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%. Đạt nhiều thành tích tiêu biểu trong các hội thi cấp huyện, cấp tỉnh: Có 5 học sinh lớp 5 đạt giải học sinh giỏi, giải nhì đồng đội môn tiếng việt và giải ba toàn đoàn trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 5; 2 giáo viên đạt giải nhì, 1 tập thể đạt giải khuyến khích và đạt giải ba toàn đoàn tiếng hát dân ca; đạt huy chương đồng môn bóng đá mini dành cho học sinh tiểu học; 5 giáo viên và 12 học sinh đạt giải viết chữ đẹp, học sinh đạt giải nhất đồng đội, giáo viên đạt giải nhì đồng đội và đạt giải nhất toàn đoàn trong hội thi viết chữ đẹp; có 7 học sinh đạt giải viết chữ đẹp cấp tỉnh và là một trong những trường của tỉnh Cà Mau có số lượng và tỉ lệ học sinh đạt giải cao. Có 1 cá nhân, 1 tập thể được Ủy ban nhân dân huyện Trần Văn Thời tặng giấy khen có thành tích tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn từ 01/01/2012 đến 19/5/2013; được huyện Ủy Trần Văn Thời khen có thành tích tiêu biểu trong việc thực hiện việc “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” năm 2011.
- Người thực hiện Trần Nhật Thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch năm học và công tác quản lý của hiệu trưởng
14 p | 622 | 66
-
SKKN: Vài kinh nghiệm đọc – hiểu một số tác phẩm thơ chữ Hán của Văn học trung đại Việt Nam trong chương trình lớp 10 trung học phổ thông
17 p | 538 | 66
-
SKKN: Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng về đổi mới Phương pháp dạy học, tại trường THCS Phan Bội Châu Krông Buk- Đăk Lăk, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
38 p | 450 | 54
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng trường THPT Võ Trường Toản, Huyện Cẩm Mỹ, Tỉnh Đồng Nai năm học 2009 -2010
39 p | 427 | 54
-
SKKN: Đổi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học tại trường THPT số 2 thành phố Lào Cai tỉnh Lào Cai nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
12 p | 268 | 41
-
SKKN: Công tác kiểm tra chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học
12 p | 505 | 40
-
SKKN: Một số kinh nghiệm của hiệu trưởng trong việc huy động nguồn lực phát triển trường PT
14 p | 375 | 37
-
SKKN: Quản lý tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT theo phương pháp SREM
17 p | 300 | 36
-
SKKN: Hiệu trưởng với công tác quản lý, chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS
20 p | 264 | 29
-
SKKN: Đổi mới công tác quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
14 p | 372 | 29
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới PPDH ở trường THPT số 2 Bảo Yên trong giai đoạn hiện nay
31 p | 205 | 26
-
SKKN: Quản lý phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của hiệu trưởng các trường THPT trên địa bàn thành phố Lào Cai
19 p | 163 | 25
-
SKKN: Biện pháp quản lí của Hiệu trưởng nhằm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học
37 p | 114 | 22
-
SKKN: Tổ chức triển khai ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong nhà trường của Hiệu trưởng trường THPT
44 p | 113 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí của hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục ở trường tiểu học.
19 p | 51 | 6
-
SKKN: Giải pháp Quản lý, phát triển đội ngũ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp 7 Giáo viên hoạt động giảng dạy của Hiệu trưởng các trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Đăk Nông
49 p | 50 | 2
-
SKKN: Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giải một số dạng bài toán về tính đơn điệu của hàm số theo hình thức thi trắc nghiệm
21 p | 55 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn