PHÒNG GIÁO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG TH ĐINH TIÊN HOÀNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
ĐỀ TÀI<br />
KIỂM TRA BÀI CŨ MÔN TIẾNG ANH <br />
BẬC TIỂU HỌC <br />
<br />
Tên giáo viên: Đinh Thị Trung<br />
Đơn vị công tác: trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng<br />
Trình độ đào tạo: Đại học <br />
Môn đào tạo: sư phạm tiếng Anh<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
PHẦN NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
I PHẦN MỞ ĐẦU 3<br />
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3<br />
2 MỤC TIÊU,NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3<br />
3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4<br />
4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4<br />
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4<br />
II NỘI DUNG 4<br />
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4<br />
2 THỰC TRẠNG 58<br />
3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP 813<br />
4 KẾT QUẢ 13<br />
III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 14<br />
1 KẾT LUẬN 1415<br />
2 Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 15<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN 17<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Vì lợi ích mười <br />
năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, câu nói của Bác, <br />
cho tới bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. <br />
Đảng và Nhà nước ta ngày một trú trọng và đầu tư cho giáo dục, đặc biệt <br />
là môn tiếng Anh. <br />
Việc sử dụng tiếng Anh càng trở nên cấp bách trong thời kì công nghệ <br />
thông tin( CNTT), khi mà Internet là một cánh cửa mở ra tất cả những thông tin con <br />
người cần thì tiếng Anh chính là chìa khóa để mở cánh cửa đó.<br />
Trong những năm gần đây, Bộ GD&ĐT kết hợp với Hội đồng Anh <br />
(Brishtish Council) đầu tư đào tạo cho giáo viên tiếng Anh trên toàn quốc nhằm <br />
mục tiêu tới năm 2020 sẽ có đủ giáo viên đạt chuẩn giảng dạy và học sinh, đặc <br />
biệt là tất cả học sinh Tiểu học sẽ được học tiếng Anh 4 tiết/ 1 tuần.<br />
Tuy vậy, việc học sẽ trở nên không hiệu quả và thiếu động lực nếu như <br />
không có việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, trong đó việc kiểm <br />
tra bài cũ là hết sức quan trọng.<br />
Trước kia, khi học sinh nghe giáo viên nói kiểm tra bài cũ là các em học <br />
sinh cảm thấy lo lắng và căng thẳng. Trong những năm gần đây, việc đổi mới <br />
phương pháp dạy học, dạy học lấy học sinh làm trung tâm cùng với phong trào <br />
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã phần nào làm thay đổi <br />
cách thức và hình thức kiểm tra bài cũ của giáo viên.<br />
Môn tiếng Anh ở Bậc Tiểu học hiện nay vẫn còn là một môn học mới mẻ <br />
đối với các em học sinh. Vì vậy, để tạo hiệu quả cho việc học tiếng Anh cũng như <br />
tạo sự yêu thích và hứng thú học tập cho các em, tránh gây áp lực cho học sinh <br />
trong quá trình kiểm tra bài cũ đòi hỏi người giáo viên phải có cách thức kiểm tra <br />
phù hợp. vì những lí do trên mà tôi đã chọn “ Kinh nghiệm kiểm tra bài cũ môn <br />
tiếng Anh Bậc Tiểu học” làm đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Mục tiêu của đề tại là kiểm tra đánh giá được mức độ học tập của học <br />
sinh nhưng không gây áp lực cho học sinh.<br />
Phát huy được khả năng sáng tạo và sự năng động trong học tập của học <br />
sinh.<br />
Làm cho học sinh yêu thích môn tiếng Anh, từ đó góp phần nâng cao chất <br />
lượng dạy và học.<br />
Chia sẻ kinh nghiệm đồng thời ghi nhận những góp ý từ đồng nghiệp <br />
nhằm đưa ra những kinh nghiệm tốt nhất để áp dụng trong dạy học tiếng Anh.<br />
Nhiệm vụ của đề tài là đưa ra nhưng hình thức kiểm tra bài cũ phù hợp và <br />
hiệu quả đối với học sinh.<br />
Nêu lên được những mặt mạnh, mặt yếu của đề tài.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các em học sinh khối 3 học theo <br />
chương trình SGK mới 4 tiết/ 1 tuần của trường TH. Đinh Tiên Hoàng.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các em học sinh khối 3 của trường TH <br />
Đinh Tiên Hoàng.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp điều tra<br />
Phương pháp tổng hợp<br />
Phương pháp thống kê<br />
Phương pháp thực nghiệm sư phạm<br />
II. Phần nội dung<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
Mục tiêu của nhà nước ta theo Đề án 1400 là “…đến năm 2020 đa số <br />
thanh niên Việt Nam tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng, và Đại học có đủ năng lực <br />
ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi <br />
trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của <br />
người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. <br />
Để đạt được mục tiêu lớn đó thì ngay từ bậc Tiểu học học sinh phải được học <br />
tiếng Anh một cách bài bản và được đi đúng hướng.<br />
Học tiếng nói chung và học tiếng Anh nói riêng đòi hỏi một quá trình lâu <br />
dài và bền bỉ. Việc tạo cho các em học sinh một nền tảng vững chắc với môn <br />
tiếng Anh cho các cấp học cao hơn là một trọng trách của các giáo viên tiếng Anh <br />
bậc Tiểu học, đòi hỏi mỗi giáo viên phải học hỏi, tìm tòi và sáng tạo rất nhiều để <br />
đáp ứng được mục tiêu đề ra là sau khi hoàn thành chương trình Tiểu học, các em <br />
học sinh có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp một cách đơn giản.<br />
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp <br />
giảng dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong <br />
quá trình giảng dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm <br />
tra đánh giá là hai hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau . Đổi mới kiểm tra <br />
đánh giá là động lực đổi mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu <br />
giáo dục đào tạo.<br />
2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
+ Thuận lợi<br />
Cùng với việc thực hiện Đề án dạy học 1400 của Bộ giáo dục và đào tạo, <br />
trường TH Đinh Tiên Hoàng được trang bị các trang thiết bị dạy học hiện đại như <br />
bảng thông minh. Đây là điều kiện tốt giúp giáo tôi thực hiện các thủ thuật kiểm <br />
tra bài cũ đối với học sinh khi có các trang thiết bị hỗ trợ.<br />
Phòng GD&ĐT Krông Ana rất quan tâm tới việc dạy và học bộ môn tiếng <br />
Anh. Phòng GD luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giáo viên phát huy được khả <br />
năng của mình.<br />
Trong những năm gần đây, Sở GD&ĐT cũng như Phòng GD&ĐT rất quan <br />
tâm tới việc dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là ở bậc Tiểu học. Giáo viên tiếng <br />
Anh được tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cũng như phương <br />
pháp giảng dạy từng bước tiếp cận với những phương pháp dạy học tiên tiến đáp <br />
ứng nhu cầu của thời đại. Nhờ việc được tham gia các lớp tập huấn về đó mà tôi <br />
học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy.<br />
Ban lãnh đạo nhà trường cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy <br />
và học tiếng Anh. Nhà trường đã bố trí phòng học tiếng Anh riêng, tạo điều kiện <br />
thuận lợi nhất cho giáo viên tiếng Anh dạy học. <br />
Đội ngũ giáo viên tiếng Anh trẻ, nhiệt tình, hết lòng vì học sinh thân yêu.<br />
Càng ngày càng có nhiều chương trình học bổ trợ cho môn tiếng Anh, các <br />
em học tập cả trên lớp và ở phòng máy, học qua mạng Internet. Ngoài ra các em <br />
còn tham gia vào các cuộc thi giải tiếng Anh qua mạng và giao lưu Olympic tiếng <br />
Anh tiểu học, phần nào đã giúp nâng cao chất lượng học sinh. Học sinh được học <br />
môn tiếng Anh 4 tiết/ 1tuần giúp các em có nhiều thời gian thực hành trên lớp.<br />
+ Khó khăn:<br />
Qua thực dạy bộ môn tiếng Anh ở Tiểu học, tôi nhận thấy một thực trạng <br />
chung là hầu hết học sinh chưa nhận thấy tầm quan trọng khi h ọc môn tiếng Anh; <br />
vẫn còn lơ là xem nhẹ bộ môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học nên trong quá trình học, <br />
các em vẫn chưa tập trung cao độ để bài học có kết quả cao.<br />
Một trong các thực trạng khó khăn chung nữa đó là mức độ tiếp thu của <br />
các em còn hạn chế, đặc biệt là trường tôi hơn 50% các em là học sinh dân tộc <br />
thiểu số, gia đình khó khăn nên việc quan tâm tới việc học của con em mình còn rất <br />
hạn chế, gây khó khăn cho giáo viên trong việc tạo hứng thú cho các em trong việc <br />
học tiếng Anh.<br />
Đặc thù một lớp học ở Việt Nam nói chung còn quá đông học sinh nên <br />
việc tập trung chú ý cũng như việc rèn luyện thực hành còn hạn chế.<br />
Mức độ tiếp thu của học sinh trong một lớp có sự khác biệt nên cũng gây <br />
khó khăn trong việc tổ chức các hoạt dộng dạy học.<br />
b. Thành công – hạn chế:<br />
Khi vận dụng những kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh <br />
chú ý hơn trong tiết học, các em yêu thích học tiếng Anh, từ đó chất lượng được <br />
nâng lên rõ rệt. Trong tiết học, học sinh không còn sợ kiểm tra bài cũ mà hăng hái <br />
tham gia các hoạt động.<br />
Tuy nhiên, đây chỉ là những kinh nghiệm của cá nhân nên nó cũng có những hạn <br />
chế nhất định, mang tính chủ quan của người viết. Vì vậy, mỗi giáo viên nên chọn <br />
lọc và áp dụng phù hợp vời hoàn cảnh và điều kiện của từng trường.<br />
c. Mặt mạnh – mặt yếu:<br />
Đề tài thể hiện rõ nét việc đổi mới phương pháp dạy học trong giảng <br />
dạy, phát huy có hiệu quả hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy <br />
tối đa sự sáng tạo, năng động của học sinh.<br />
Đề tài rất phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh Tiểu học.<br />
Các em ngày càng thích thú học hơn, từ đó nâng cao chất lượng học bộ <br />
môn tiếng Anh.<br />
Học sinh lớp 3 và lớp được học tiếng Anh 4 tiết/ 1 tuần, đây cũng là một <br />
mặt mạnh cho việc áp dụng đề tài vì học sinh có nhiều thời gian để tham gia các <br />
hoạt động học tập, được thực hành nhiều hơn.<br />
Bên cạnh những mặt mạnh, còn có những hạn chế sau:<br />
Một số học sinh gia đình khó khăn, cha mẹ không nhắc nhở các em học <br />
tập ở nhà,đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số.<br />
Môi trường sử dụng tiếng Anh của các em còn hạn chế.<br />
Số học sinh ở một lớp học khá đông nên cũng phần nào gây khó khăn cho <br />
việc dạy và học.<br />
d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:<br />
Có được thành công trong việc áp dụng đề tài là sự cộng hưởng của nhiều <br />
yếu tố:<br />
Sự quan tâm, chỉ đạo của Sở GD&ĐT cũng như của Phòng GD&ĐT về <br />
CSVC và trong thiết bị dạy học cũng như việc bồi dưỡng thường xuyên cho GV <br />
tiếng Anh.<br />
Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, của địa <br />
phương và sự đồng tình của phụ huynh học sinh trong công việc.<br />
Sự nhiệt tình của giáo viên và sự chăm chỉ, nỗ lực của học sinh.<br />
Bên cạnh những mặt mạnh còn có những mặt yếu bởi những nguyên nhân <br />
sau:<br />
Nhiều học sinh chưa có điều kiện tìm hiểu, học tập các kiến thức trên <br />
một số phương tiện truyền thông như mạng internet.<br />
Đa số HS trong trường là dân tộc thiểu số nên các em chưa thật tập trung <br />
trong học tập.<br />
Mức độ tiếp thu bài của học sinh khác nhau về trình độ nên khó khăn cho <br />
giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động dạy học.<br />
Điều kiện, đời sống kinh tế của nhân dân còn khó khăn nên một số phụ <br />
huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của con em mình.<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:<br />
+ Phân tích về các yếu tố thuận lợi và những mặt mạnh:<br />
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm việc và vấn đề quan hệ, giao lưu <br />
và hợp tác quốc tế ngày càng cao nên việc dạy và học môn tiếng Anh ngày càng <br />
được coi trọng là một vấn đề tất yếu. Môn tiếng Anh được quan tâm ngay từ bậc <br />
học Tiểu học và có sự tham gia đồng bộ từ Bộ GD&ĐT cho tới Phòng GD&ĐT và <br />
cả trong nhà trường. Chính vì nhu cầu học tiếng Anh mà nhiều cuộc thi đã được tổ <br />
chức, giúp các em hiểu sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc học tiếng Anh cũng <br />
như nâng cao chất lượng học bộ môn này một cách đáng kể.<br />
Môn tiếng Anh được đầu tư trước hết là nguồn giáo viên( tất cả các giáo <br />
viên tiếng Anh đều được cử đi học nâng cao kiến thức cũng như phương pháp dạy <br />
học). Đây là bước đầu tiên cho việc thực hiện Đề án của Bộ GD&ĐT.<br />
Bên cạnh việc đầu tư về con người, việc giảng dạy môn tiếng Anh còn <br />
được đầu tư lớn về cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tạo điều <br />
kiện thuận lợi nhất cho giáo viên tiếng Anh trong công tác giảng dạy. Đơn cử như <br />
đầu năm học 2013 2014, Phòng GD&ĐT Krông Ana đã cấp cho các trường Tiểu <br />
học tranh ảnh tự làm để phục vụ cho việc dạy sách tiếng Anh lớp 3 và lớp 4. Đây <br />
là một việc chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của Phòng GD đối với chất lượng dạy <br />
và học bộ môn tiếng Anh.<br />
+ Phân tích về những khó khăn, hạn chế:<br />
Tỉ lệ hơn 50% là dân tộc thiểu số tại trường TH Đinh Tiên Hoàng là một <br />
vấn đề khó khăn lớn cho việc dạy ngôn ngữ, đặc biệt là môn tiếng Anh. Các em đa <br />
số sinh ra trong gia đình khó khăn nên việc học không được quan tâm đúng mức. <br />
Các em ngồi học không tập trung chú ý nên mức độ tiếp thu bài hạn chế.<br />
Vì mức độ tiếp thu của học sinh trong một lớp có sự khác biệt rõ rệt nên <br />
khi tổ chức một số các hoạt động dạy học phù hợp với học sinh giỏi nhưng tôi lại <br />
có rất ít thời gian để kèm học sinh yếu.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Những giải pháp và biện pháp được đưa ra trong đề tài nhằm mục đích <br />
trước hết là tạo cho các em học sinh càng ngày càng yêu thích học môn tiếng Anh, <br />
các em thấy được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh từ đó có một cách học <br />
tiếng Anh một cách khoa học và hiệu quả.<br />
Xóa dần khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, tạo môi trường học tập <br />
thân thiện, vui vẻ.<br />
Phát huy được tính sáng tạo của học sinh, tạo sự tự tin trong giao tiếp và <br />
sử dụng tiếng Anh cho học sinh.<br />
Sau khi học xong chương trình tiểu học, các em học sinh có thể tự tin giao <br />
tiếp bằng tiếng Anh với những câu, những cấu trúc đơn giản, biết cách giao tiếp <br />
và thái độ giao tiếp đúng đắn, hiểu phần nào về văn hóa một số nước trên thế giới.<br />
Bên cạnh mục tiêu đối với học trò, đề tài cũng nhằm mục tiêu chia sẻ và <br />
học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp, những người có chuyên môn đóng góp ý <br />
kiến, vì mục tiêu chung là đưa chất lượng dạy và học tiếng Anh của huyện Krông <br />
Ana ngày một đi lên.<br />
b.Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
b1. Sử dụng trò chơi trong việc kiểm tra bài cũ<br />
Khi chọn trò chơi thì giáo viên cần xem xét kĩ trò chơi nào phù hợp với nội <br />
dung bài học, phải đảm bảo thông qua trò chơi này giúp cho học sinh củng cố được <br />
kiến thức đã học là gì? Giáo viên có thể áp dụng các trò chơi này để kiểm tra nhanh <br />
mức độ hiểu từ ngay sau dạy từ hoặc có thể đưa vào đầu hoặc sau mỗi bài học tùy <br />
thuộc vào nội dung của mỗi bài. Vì vậy giáo viên sử dụng đúng lúc sẽ mang lại <br />
hiệu quả cao. Sau đây là một số trò chơi mà tôi thường áp dụng trong các tiết học.<br />
a. Word practising <br />
b. Network<br />
c. Jumbled words<br />
d. Matching<br />
e. Guessing words:<br />
f. Rub out and remember<br />
g. Chain game<br />
a. W<br />
ord – practicing<br />
(Rèn từ) <br />
Với trò chơi này, học sinh có dịp “lục tung” tất cả các từ trong đầu mình, <br />
tránh quên từ lại có thể học thêm từ mới trong số các từ mà người bạn chơi tạo <br />
ra.<br />
Giáo viên chuẩn bị: Giáo viên có thể suy nghĩ và tìm những từ có các chữ <br />
cái có thể thành lập được các từ khác mà nằm trong nội dung học sinh đã học <br />
hoặc để kiểm tra vốn từ của học sinh.<br />
Tiến hành trò chơi: ít nhất có hai người chơi, có thể chia lớp thành hai <br />
nhóm, ai tạo được nhiều từ hơn từ những chữ cái đó sẽ thắng cuộc<br />
Ví dụ: yesterday. <br />
Dùng các con chữ tạo lên từ đó, cụ thể ở đây là: y, e, s, t, e, r, d, a, y để tạo <br />
ra những từ khác. Trong ví dụ trên ta có thể tạo được các từ như: yes, trader, <br />
start, year, steady – state,…..Khuyến khích khả năng tổ hợp.<br />
b. Network: Nhằm kiểm tra và ôn lại từ vựng theo từng chủ đề đã học.<br />
Giáo viên chuẩn bị: Viết mạng từ lên bảng.<br />
Tiến hành trò chơi: Giáo viên lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chọn 1 đại <br />
diện cho mỗi lượt ghi yêu cầu các em ghi lên bảng, mỗi em chỉ được ghi 2 từ, <br />
em này về thì mới đến lượt em khác, qui định về thời gian, nhóm nào hoàn thành <br />
nhanh, đúng được nhiều từ thì nhóm đó sẽ thắng cuộc.<br />
Ví dụ 1: Unit 11. My family<br />
Mother<br />
<br />
Grandfather family<br />
father<br />
sister<br />
<br />
brother<br />
c. Jumbled words: Mục đích giúp học sinh viết lại từ đã học.<br />
Giáo viên chuẩn bị: Viết bảng phụ ở nhà, trên bảng phụ ghi 5 hoặc <br />
nhiều từ mà giáo viên cho là thích hợp.<br />
Tiến hành trò chơi: Giáo viên lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em, lần lượt <br />
gọi từng cặp thành viên của 2 nhóm lên sắp xếp lại trật tự đúng, nhóm nào hoàn <br />
thành nhanh, đúng sẽ thắng cuộc.<br />
Ví dụ: Unit 7. Places in my school<br />
pcmtoeru moor > computer room<br />
rcalssoom > classroom<br />
oomumscir > musicroom<br />
d. Matching: <br />
Mục đích giúp học sinh ghép các từ tiếng Anh với tiếng Việt, câu hỏi với <br />
câu trả lời, nối 2 nửa câu với nhau hoặc tranh ảnh với cụm từ tương ứng,…<br />
Tiến hành trò chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em, lần <br />
lượt gọi từng thành viên của 2 nhóm lên sắp xếp, nhóm nào hoàn thành nhanh, <br />
đúng sẽ thắng cuộc (khi thành viên đầu tiên hoàn thành xong chạy về đập tay <br />
vào người tiếp theo mới lên thực hiện). Nhóm nào kết thúc trước và chính xác thì <br />
nhóm đó sẽ thắng cuộc.<br />
Ví dụ 1: Học sinh lên bảng nối tranh với từ thích hợp. Sau đó, dựa vào <br />
tranh tôi sẽ hỏi học sinh về cấu trúc lien quan.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ 2: Tôi yêu cầu học sinh lên bảng nối từ với câu thích hợp.<br />
Match the names of people in column A with relevant information in column B.<br />
<br />
A B<br />
<br />
a. where we learn to sing songs.<br />
1. musicroom<br />
b. we learn to use computers in this <br />
2.Artroom room.<br />
3. computerroom c. we learn to draw pictures in this <br />
room.<br />
<br />
<br />
e. Slap the board<br />
Tôi gọi hai học sinh lên chơi trò chơi để kiểm tra từ mới hai học sinh đó. <br />
Tôi chiếu từ lên bảng, đọc tên từng từ có trên bảng. Nhiệm vụ của học sinh là <br />
phải đập trúng từ đó nhanh và chính xác nhất.<br />
B2. Chatting(nói chuyện)<br />
Thay vì gọi học sinh lên bảng, đứng trả lời các câu hỏi của giáo viên, tôi <br />
đưa ra câu hỏi dạng đối thoại hỏi học sinh. Học sinh không lên bảng mà ở dưới <br />
lớp trả lời giống như đang trong tiết học.<br />
Sử dụng cách này, học sinh sẽ không có cảm giác mình đang bị kiểm tra <br />
bài cũ, từ đó sẽ không gây áp lực cho học sinh.<br />
Ví dụ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: What are you doing, Nam?<br />
Học sinh: I’m reading a book.<br />
Bằng cách này tôi kiểm tra được khả năng sử dụng cấu trúc ngữ pháp của <br />
học sinh.<br />
Bên cạnh việc đối thoại giữa giáo viên và học sinh, tôi còn có thể cho học <br />
sinh nói chuyện với nhau.<br />
Ví dụ:<br />
S1: What’s your name?<br />
S2: My name’s Oanh.<br />
Bằng cách này tôi có thể kiểm tra được cả hai học sinh mà không gây áp <br />
lực cho học sinh nào.<br />
Ngoài ra tôi có thể chiếu tranh lên bảng, yêu cầu học sinh nhìn tranh và trả <br />
lời câu hỏi.<br />
Ví dụ: để kiểm tra mẫu câu từ vựng về các phòng trong nhà và cách dung mẫu <br />
câu This is………………. <br />
Giáo viên: What’s this?<br />
Học sinh: This is a bedroom.<br />
B3. Role playing(đóng vai)<br />
Tôi chiếu bài hội thoại lên bảng, gọi hai học sinh lên đóng vai, đọc lại bài <br />
hội thoại, sau đó cho học sinh hỏi câu hỏi liên quan đến nội dung bài hội thoại.<br />
Ví dụ:<br />
Một học sinh sẽ đóng vai Linda, một học sinh đóng vai Peter đọc lại đoạn <br />
hội thoại trên. Sau khi đã nghe các em học sinh đọc bài, tôi đưa ra câu hỏi lien <br />
quan để kiểm tra khả năng sử dụng mẫu câu của các em.<br />
Giáo viên hỏi: What time do you go to school?<br />
Học sinh trả lời: I go to school at six thirty a.m.<br />
Áp dụng cách kiểm tra này, tôi có thể kiểm tra được kĩ năng đọc và kĩ <br />
năng nói của học sinh.<br />
c.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
+ Về cơ sở vật chất: trường tôi rất thuận lợi là có phòng tiếng Anh riêng, có <br />
bảng tương tác, có các phần mềm hỗ trợ, sách điện tử có sẵn file nghe và tranh <br />
ảnh nên việc dạy học và thiết kế trò chơi rất thuận tiện. Tuy nhiên, đối với các <br />
trường chưa có điều kiện thì cần phải có sự chuẩn bị tranh ảnh, bảng phụ và <br />
một số đồ dùng cần thiết.<br />
+ Về GV: chuẩn bị bài chu đáo, thiết kế bài dạy phát huy được khả năng sáng <br />
tạo của HS cũng như tạo hứng thú cho HS trong quá trình học.<br />
d.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các bước thực <br />
hiện đều có quan hệ chặt chẽ, nếu GV không làm tốt một bước nào đó sẽ ảnh <br />
hưởng tới các bước tiếp theo. Bên cạnh đó các yếu tố về CSVC, HS, GV cũng <br />
có mối liên hệ chặt chẽ, giúp GV có thể thiết kế bài dạy cho phù hợp với hoàn <br />
cảnh và đối tượng HS.<br />
e.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:<br />
Thực hiện có hiệu quả đề tài mang lại một giá trị khoa học to lớn, làm <br />
tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo của việc dạy và học tiếng Anh trong nhà <br />
trường nói riêng và cũng là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các giáo viên tiếng <br />
Anh nói chung.<br />
HS hứng thú học tiếng Anh hơn góp phần to lớn trong việc khích lệ các <br />
em tham gia các cuộc thi giải tiếng Anh trên internet cũng như tự tin hơn trong <br />
giao tiếp bằng tiếng Anh với cô giáo cũng như bạn bè.<br />
Kết quả của HS khi tham gia giải tiếng Anh trên internet cấp huyện <br />
năm học 2013 2014.<br />
<br />
Tổng số HS Đạt Giải ba Giải KK Công nhận<br />
tham gia<br />
22 17 2 2 13<br />
Kết quả kiểm tra bài cũ khi đã áp dụng sang kiến<br />
<br />
Khối Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu<br />
HS<br />
<br />
3 69 30 20 15 4<br />
<br />
4. Kết quả <br />
Từ kết quả khảo nghiệm có thể dễ dàng nhận thấy chất lượng học tiếng <br />
Anh đại trà của trường tôi được cải thiện rõ rệt, môn tiếng Anh trở thành một <br />
môn học yêu thích của rất nhiều HS trong trường khi được hỏi về sở thích về <br />
môn học ở trường.<br />
Học sinh không còn lo lắng khi cô giáo kiểm tra bài cũ mà rất hang hái <br />
tham gia các hoạt động.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
1. Kết luận:<br />
Dân gian có câu: “ Một cây làm chẳng nên non<br />
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” <br />
để nói đến sự thành công của một việc nào đó cần có sự đồng sức, đồng lòng <br />
của nhiều người, sự ủng hộ, đầu tư, hợp tác của nhiều thành viên. Trong việc <br />
dạy và học tiếng Anh cũng vậy, để đạt được thành công cần có sự kết hợp của <br />
cấp trên, nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh. Tôi rất mong sự <br />
kết hợp giữa các nhân tố này luôn bền chặt và có hiệu quả nhằm mục tiêu đưa <br />
chất lượng HS học tiếng Anh ngày một nâng cao.<br />
Vấn đề cuối cùng mà tôi muốn chia sẻ ở đây là trong công tác giảng dạy cần <br />
luôn thực hiện tốt các nguyên tắc:<br />
+ Chuẩn bị bài dạy chu đáo trước giờ lên lớp.<br />
+ Phân bố thời gian của tiết dạy phù hợp.<br />
+ Chủ động trong giờ dạy.<br />
+ Có tầm quan sát học sinh trong lớp tốt.<br />
+ Khuyến khích học sinh trong quá trình học.<br />
+ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà sau mỗi tiết học.<br />
Trên đây là một số phương pháp cũng như những suy nghĩ của tôi trong quá <br />
trình dạy nghe tiếng Anh ở bậc tiểu học. Tôi xin mạnh dạn nêu ra đây để góp <br />
phần nâng cao hiệu quả dạy và học tiếng Anh trong trường tiểu học. Rất mong <br />
quý đồng nghiệp bổ sung thêm để cho đề tài này ngày càng phong phú và hiệu <br />
quả hơn.<br />
Về bản thân, tôi xin được chân thành cảm ơn với những sự góp ý nhiệt tình <br />
và sẽ không ngừng học hỏi tìm tòi thêm các phương pháp mới để có nhiều kết <br />
quả dạy tốt hơn nữa.<br />
2. Ý kiến đề xuất:<br />
Qua quá trình nghiên cứu đề tài này tôi xin đề xuất một vài ý kiến nhằm góp <br />
phần nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh cho HS tiểu học nói chung và <br />
việc góp phần giúp cho các em học sinh nghe tốt tiếng Anh nói riêng như sau:<br />
Sở GD nên thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về việc tiếp cận <br />
phương pháp dạy học mới cho giáo viên tiếng Anh.<br />
Phòng giáo dục nên thư ờng xuyên tổ chức hội thảo chuyên môn theo từng <br />
cụm trường cho giáo viên tiếng Anh trên toàn huyện để chúng tôi có điều kiện <br />
trao đổi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, <br />
cần đầu tư trang thiết bị, phòng học cho bộ môn tiếng Anh trong toàn huyện, tạo <br />
điều kiện thuận lợi cho việc dạy học môn tiếng Anh.<br />
Ban lãnh đạo nhà trường cần quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa cho giáo <br />
viên tiếng Anh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. <br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình dạy <br />
học của mình và cũng đã đạt được những thành công nhất định. Tôi mạnh dạn <br />
nêu ra để hội đồng khoa học xem xét, bổ sung, góp ý kiến để tôi có thêm những <br />
kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và <br />
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
Đây là kinh nghiệm chủ quan của cá nhân tôi nên sẽ không tránh khỏi <br />
những hạn chế. Rất mong nhận được sự tham gia góp ý của đồng nghiệp. <br />
<br />
<br />
Krông Ana, ngày 16 tháng 12 năm 2014<br />
NGƯỜI VIẾT<br />
<br />
<br />
<br />
Đinh Thị Trung<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
STT Tài liệu tham khảo Tên tác giả<br />
<br />
1 Quyết định 1400/QĐTTG Thủ tướng chính phủ<br />
<br />
2 English Teaching Methodology British Council<br />
<br />
3 Tài liệu tập huấn GV tiếng Anh TH British Council<br />
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH TRƯỜNG<br />
…………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
Xếp loại: . . . . . . . . . . . . <br />
TM.HĐKH TRƯỜNG<br />
<br />
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC<br />
…………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
Xếp loại: . . . . . . . . . . . .<br />
PHÒNG GIÁO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
ĐỀ TÀI:<br />
<br />
KIỂM TRA BÀI CŨ MÔN TIẾNG ANH <br />
BẬC TIỂU HỌC<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên GV: Đinh Thị Trung<br />
Đơn vị công tác: Trường TH Đinh Tiên Hoàng<br />
Trình độ đào tạo: Đại học sư phạm Tiếng Anh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Krông Ana, tháng 12 năm 2014<br />