SKKN: Biện pháp chỉ đạo công tác kiểm tra toàn diện giáo viên ở Trung tâm GDTX Bắc Hà năm học 2010-2011
lượt xem 3
download
Kiểm tra toàn diện giáo viên trong nhà trường có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Nó giúp người đứng đầu nhà trường nắm được trình độ, chất lượng công tác giảng dạy. Mời quý vị tham khảo bài SKKN Biện pháp chỉ đạo công tác kiểm tra toàn diện giáo viên ở Trung tâm GDTX Bắc Hà năm học 2010-2011.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Biện pháp chỉ đạo công tác kiểm tra toàn diện giáo viên ở Trung tâm GDTX Bắc Hà năm học 2010-2011
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: 1. Lý do khách quan: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười lần; Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Đó là điều mà bất cứ nhà quản lý, người lãnh đạo nào cũng cần nắm vững. Kiểm tra sẽ giúp cho người lãnh đạo nắm được những thông tin chính xác về thực trạng đơn vị mình, cũng như xác định các mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Kiểm tra còn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ trợ và giúp đỡ các đối tượng kiểm tra làm tốt hơn. Kiểm tra không chỉ là giai đoạn cuối của cùng trong quá trình hoạt động của hệ thống hoặc khâu sau cùng của chu trình quản lý; kiểm tra không phải là hoạt động đan xen mà là quá trình liên tục về thời gian và bao quát về không gian, kiểm tra là yếu tố thường trực của nhà quản lý ở mọi nơi, mọi lúc. Kiểm tra toàn diện giáo viên trong nhà trường có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Nó giúp người đứng đầu nhà trường nắm được trình độ, chất lượng công tác giảng dạy, giáo dục của từng cán bộ, giáo viên; đánh giá đúng được thực trạng công tác của dạy học của nhà trường từ đó có chiến lược, có kế hoạch phát triển trường lớp. Kiểm tra toàn diện giáo viên còn giúp cho nhà quản lý có hình thức động viên, khen thưởng, sử dụng, đề bạt những giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, có năng lực công tác, giảng dạy; đồng thời góp ý, phê bình, sửa chữa, uốn nắn kịp thời những giáo viên vi phạm, còn có sai sót, lệch lạc. Tóm lại, kiểm tra toàn diện giáo viên là công việc không thể thiếu của người làm công tác quản lý trong trường học. 2. Lý do chủ quan: Ở góc độ cá nhân, bản thân trong năm học 2010-2011 được giao nhiệm vụ phụ trách Trung tâm và trong nhiều năm học được tham gia làm cộng tác viên Thanh tra của Sở giáo dục và Đào tạo tiến hành thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên. Trong quá trình công tác, tôi nhận thấy việc kiểm tra toàn diện giáo viên là một việc làm vừa khó khăn, phức tạp, vừa tinh tế nhạy cảm đòi hỏi người làm công tác thanh kiểm tra giáo viên vừa phải có kế hoạch, có biện pháp, hình thức kiểm tra có tính chặt chẽ, nghiêm túc nhưng cũng đồng thời vừa phải có tính linh hoạt, sáng tạo. Với những lý do trên, kết hợp yêu cầu thực tiễn trong công tác với những hiểu biết lý luận về nghiệp vụ quản lý trường học, tôi xin trình bày những suy nghĩ của bản thân trong năm học vừa qua về công tác kiểm tra toàn diện giáo viên trong đơn vị với nội dung “ Biện pháp chỉ đạo công tác kiểm tra toàn diện giáo viên ở Trung tâm GDTX Bắc Hà năm học 2010-2011”.
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG A. Cơ sở khoa học của đề tài: I. Cơ sở lý luận của đề tài: Kiểm tra nội bộ trường học nói chung và kiểm tra toàn diện giáo viên nói riêng xuất phát từ luận điểm cơ bản đó là “ Sự liên hệ ngược” – nói cách khác là “ thông tin quay trở về với người ra quyết định sau một hành động”. Cơ sở lý luận của kiểm tra toàn diện giáo viên là tạo lập mối liên hệ thông tin ngược (kênh thông tin phản hồi) trong quản lý trường học. Kiểm tra toàn diện giáo viên của người đứng đầu nhà trường cần thực hiện các nguyên tắc, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình thức và quy trình sau: 1. Nguyên tắc kiểm tra toàn diện giáo viên: Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động kiểm tra toàn diện giáo viên là những tư tưởng chỉ đạo, phương hướng cơ bản quy định việc lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức kiểm tra phù hợp. Hoạt động kiểm tra toàn diện giáo viên phức tạp, đa dạng, đối tượng chủ yếu là con người, mục đích là vì sự tiển bộ của giáo viên, của đội ngũ. Do đó người làm công tác kiểm tra không thể tiến hành tùy tiện mà cần tuân thủ các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động kiểm tra toàn diện giáo viên sau: - Đảm bảo tính pháp chế. - Đảm bảo tính kế hoạch. - Đảm bảo tính khoa học. - Đảm bảo tính giáo dục và phát triển. - Đảm bảo tính khách quan, công bằng. - Đảm bảo tính hiệu quả. - Đảm bảo tính công khai. Các nguyên tắc trên có liên quan, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tùy đối tượng, nội dung và tình huống kiểm tra cụ thể mà người kiểm tra vận dụng các nguyên tắc hoặc phối hợp tối ưu giữa chúng một cách linh hoạt và sáng tạo. 2. Nhiệm vụ kiểm tra toàn diện giáo viên: Nhà quản lý có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch chặt chẽ. Trong năm học kiểm tra toàn diện 1/3 giáo viên, còn tất cả giáo viên khác được kiểm tra từng mặt hay chuyên đề. Cụ thể, người làm công tác quản lý cần thực hiện nhiệm vụ kiểm tra với các nội dung sau: - Nhiệm vụ kiểm tra: Xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên được kiểm tra đã quy định trong các văn bản đã quy phạm pháp luật và các hướng dẫn của các cấp quản lý. - Nhiệm vụ đánh giá: Xác định đúng mức độ đạt được trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định, phù hợp với bối cảnh và đối tượng để xếp loại đối tượng kiểm tra. - Nhiệm vụ tư vấn: Nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho đối tượng kiểm tra thực hiện ngày càng tốt hơn nhiệm vụ của mình.
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà - Nhiệm vụ thúc đẩy: Là hoạt động kích thích, phát hiện, phổ biến các kinh nghiệm tốt, những định hướng mới hoàn thiện dần hoạt động của đối tượng kiểm tra, góp phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ và sự nghiệp phát triển giáo dục của đơn vị. 3. Nội dung kiểm tra toàn diện giáo viên: - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. - Kết quả công tác được giao. 4. Phương pháp kiểm tra toàn diện giáo viên: Để thu thập được những thông tin tin cậy, khách quan về công tác kiểm tra toàn diện giáo viên, nhà quản lý cần sử dụng nhiều phương pháp kiểm tra. Nhưng lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào đặc điểm đối tượng, mục đích, nhiệm vụ, thời gian kiểm tra và tình huống cụ thể trong kiểm tra. Kiểm tra toàn diện giáo viên thường sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp kiểm tra hoạt động giảng dạy của giáo viên: dự giờ, xem xét kiểm tra các tài liệu, đàm thoại với giáo viên. - Phương pháp quan sát. - Phương pháp phân tích tài liệu, sản phẩm. - Phương pháp tác động trực tiếp đến đối tượng. - Phương pháp tham dự các hoạt động. 5. Hình thức kiểm tra: - Kiểm tra sơ bộ: xem xét các kế hoạch, các tài liệu chuẩn bị lên lớp của giáo viên về các phương pháp và hình thức giảng bài, củng cố bài… - Kiểm tra thực hiện: Theo thời gian (dự giờ có báo trước, dự giờ đột xuất); theo phương pháp kiểm tra trực tiếp, gián tiếp, theo số lượng đối tượng kiểm tra (chọn lựa đối tượng để kiểm tra). - Kiểm tra tổng kết: Nghiên cứu các kết quả lao động của giáo viên về giảng dạy và giáo dục học sinh trong một thời kỳ nhất định, nghiên cứu sổ sách, các bản báo cáo, các bài kiểm tra viết, hỏi đáp học sinh và tham gia các hoạt động khác như lao động, văn nghệ, thể dục thể thao… 6. Quy trình kiểm tra: Quy trình kiểm tra toàn diện giáo viên bao gồm các bước sau: - Xây dựng kế hoạch kiểm tra. - Tổ chức kiểm tra, xây dựng lực lượng kiểm tra. - Chỉ đạo kiểm tra. - Tổng kết, điều chỉnh. II. Cơ sở pháp lý của đề tài: Công tác kiểm tra toàn diện giáo viên trong Trung tâm GDTX là một hoạt động mang tính pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo như: - Luật Giáo dục và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật giáo dục.
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà - Quyết định số 01/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX. - Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo. - Công văn số 3040/BGD&ĐT –TCCB ngày 17/4/2006 của Bộ GD&ĐT – TCCB ngày 17/4/2006 của BGD&ĐT về việc hướng dẫn một số điều trong “Quy chế đánh giá, xếp loại nhà giáo mầm non và nhà giáo công lập” - Công văn số 1106/SGD&ĐT-TTr ngày 22/9/2010 của SGD&ĐT Lào Cai về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác Thanh tra năm học 2010-2011. III. Cơ sở thực tiễn của đề tài: Do yêu cầu của hoạt động giáo dục, dạy học trong trường học phức tạp, đa dạng; mặt khác sản phẩm đào tạo là con người không được phép phế phẩm, do đó người làm công tác quản lý trường học thường xuyên hay định kỳ phải kiểm tra toàn bộ hoạt động, công việc và mối quan hệ trong nhà trường để phát hiện, theo dõi, kiểm soát, phòng ngừa và đánh giá chính xác nhằm động viên, giúp đỡ uốn nắn, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với mục tiêu, kế hoạch, quy chế… Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cải tiến cơ chế quản lý và hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường. B. Phân tích thực trạng chỉ đạo công tác kiểm tra toàn diện giáo viên ở Trung tâm GDTX Bắc Hà: I. Đặc điểm tình hình Trung tâm GDTX Bắc Hà: Năm học 2010-2011, Trung tâm đã có các loại hình đào tạo sau: - BTVH: Số lượng: Tổng số 09 lớp với số lượng đầu năm 275, trong đó có 03 lớp BTTT= 43HV; 06 lớp BTTC = 232 HV. - Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học : + Tin học: 4 lớp = 70 HV; Tiếng Anh 5 lớp với 168HV; Nghề phổ thông: 76HV; Phối hợp văn hoá và dạy nghề: 82HV + Phối hợp với các cơ quan ban ngành trong huyện và tỉnh mở 01 lớp tiếng Mông = 28HV cho cán bộ công chức trong huyện Bắc Hà. II. Thống kê đội ngũ giáo viên: GV hiÖn cã Trình Thâm niên công tác độ TT 20 năm 15-19 10-14 Dưới 5 M«n T.S đào 5-9 năm trở lên năm năm năm tạo 1 V¨n 2 ĐH 02 2 Sö 1 ĐH 01 3 §Þa 1 ĐH 01
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà 4 To¸n 2 ĐH 01 01 5 Lý 1 ĐH 02 6 Ho¸ 2 ĐH 01 01 7 Sinh 1 ĐH 01 8 N. Ng÷ 1 ĐH 01 9 Tin 1 ĐH 01 Cộng 13 01 01 05 06 Từ bảng thống kê trên, ta thấy đội ngũ giáo viên có những điểm mạnh và điểm yếu sau: * Điểm mạnh: - Số giáo viên trẻ chiếm tỷ lệ cao (GV mới ra trường công tác được dưới 9 năm 84,6%). Đây là đội ngũ nhiệt tình, giàu tâm huyết, sôi nổi, năng nổ trong công việc, tiếp cận với những cái mới nhanh, thành thạo vi tính, có trình độ ngoại ngữ… Chính nhờ đội ngũ này mà phong trào văn hóa xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao phát triển mạnh. - Đa số giáo viên yên tâm công tác mặc dù trong môi trường không có được nhiều điều kiện thuận lợi về đối tượng học viên để phát triển chiều sâu về chuyên môn. * Điểm yếu: - Số giáo viên trẻ vừa là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu của Trung tâm. Đội ngũ này có ít kinh nghiệm trong giảng dạy, kinh nghiệm công tác nên ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, giáo dục chưa cao. Điểm yếu này biểu hiện ở phương pháp giảng dạy của một số giáo viên còn non yếu, chưa có được phương pháp dạy học linh hoạt phù hợp đối tượng học viên, việc giáo dục đạo đức học viên còn khó khăn vì nhiều học viên cá biệt, nhiều học viên lại lớn tuổi hơn thầy cô… - Việc dành thời gian cho việc tự bồi dưỡng chuyên môn của một số giáo viên chưa nhiều. III. Kết quả kiểm tra toàn diện giáo viên trong 3 năm gần đây: Năm học Số GV Kết quả đạt được Ghi chú được Tốt Khá Đạt yêu Chưa đạt kiểm cầu yêu cầu tra 2007-2008 05 02 01 01 2008-2009 05 01 02 01 2009-2010 05 03 02
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà IV. Thực trạng công tác chỉ đạo kiểm tra toàn diện giáo viên ở Trung tâm GDTX Bắc Hà năm học 2010-2011: 1. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên: Đầu năm tôi trực tiếp phụ trách và lập kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học trong đó có nội dung kiểm tra toàn diện giáo viên. Thông báo kế hoạch này tới tổ chuyên môn giúp giáo viên được kiểm tra chủ động được thời gian, công việc. Thời gian bố trí cho việc kiểm tra toàn diện giáo viên được xác định thực hiện chủ yếu trong tháng 10, 11 (học kỳ I) và tháng 2, 3 (học kỳ II). Đây là thời gian hợp lý vì những tháng trước và sau đó còn để cho những hoạt động khác như tập trung ổn định nề nếp dạy và học, hội giảng, ôn tập và kiểm tra học kỳ… 2. Tổ chức kiểm tra toàn diện giáo viên: 2.1. Xây dựng lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra là yếu tố quyết định đến chất lượng của việc kiểm tra toàn diện giáo viên, lực lượng kiểm tra không có uy tín, không nắm vững các văn bản, các quy định quy trình công việc thì sẽ không có tính thuyết phục đối với đối tượng kiểm tra. Như vậy chất lượng kiểm tra sẽ không đảm bảo, uy tín lãnh đạo giảm sút đối với tập thể giáo viên. Thực tế trong điều kiện đội ngũ giáo viên Trung số lượng giáo viên/môn ít nên lãnh đạo Trung tâm kết hợp giữa việc giao cho một số giáo viên có chuyên môn vững cùng tham gia kiểm tra với Ban giám đốc. 2.2. Xây dựng tiêu chí kiểm tra toàn diện giáo viên: Việc kiểm tra toàn diện giáo viên được cụ thể thành những tiêu chí cụ thể dựa vào hệ thống các văn bản như Luật Giáo dục, Quyết định số 01/2007/QĐ- BGD&ĐT ngày 02/01/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm GDTX, Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 của Bộ GD&ĐT, công văn số 422/SGD&ĐT-GDTrH ngày 29/4/2009 của SGD&ĐT … Ngoài hệ thống văn bản trên, lãnh đạo Trung tâm còn xây dựng những tiêu chí khác dựa trên kế hoạch năm học của Trung tâm, nhiệm vụ của giáo viên được phân công về tất cả các mặt chuyên môn, chủ nhiệm, hoạt động đoàn thể… Các tiêu chí cụ thể về kiểm tra toàn diện giáo viên được triển khai học tập, quán triệt đầy đủ, công khai trong tổ chuyên môn và yêu cầu tất cả giáo viên cùng nắm vững, thực hiện. 3. Chỉ đạo công tác kiểm tra toàn diện giáo viên: Sau khi đã xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra, Giám đốc Trung tâm chỉ đạo công tác kiểm tra. 3.1. Nhiệm vụ kiểm tra: - Dự giờ GV ít nhất 02tiết/GV ( có thể dự thêm nếu cần thiết). Dự giờ là quan sát, xem xét hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp. Quá trình theo
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà dõi, quan sát được cụ thể hóa qua nội dung kiến thức truyền đạt, phương pháp giảng dạy, cách thức tổ chức giờ học, sử dụng phương tiện dạy học và hiệu quả đạt được. - Kiểm tra hồ sơ GV: Sau khi ( hoặc đồng thời) với việc dự giờ, lực lượng kiểm tra tiến hành kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV. Hồ sơ chuyên môn của GV được quy định trong Quy chế hoạt động của Trung tâm GDTX bao gồm Sổ kế hoạch giảng dạy, Giáo án, Sổ dự giờ, Sổ điểm cá nhân, Sổ giáo viên chủ nhiệm lớp, Sổ bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. - Kiểm tra chất lượng học viên: việc kiểm tra này nhằm xác định kết quả giảng dạy, giáo dục học viên của GV. Kiểm tra chất lượng học viên được cụ thể hóa qua hai hình thức: kiểm tra ngay sau tiết dạy và kết quả giảng dạy giáo dục học viên qua những lần kiểm tra trước thể hiện trên sổ điểm, hồ sơ. Qua đó xem xét mức độ tiến bộ của học viên để đánh giá chất lượng công tác của GV. Ngoài ra lực lượng kiểm tra còn thực hiện các công việc khác như thu thập ý kiến về GV qua hoạt động chuyên môn ở tổ, ở đồng nghiệp, các tổ chức đoàn thể… Công việc kiểm tra được tiến hành tỉ mỉ, cẩn thận, chi tiết. Tuy nhiên, tôi thấy mình chưa làm được những công việc sau: - Việc sử dụng lực lượng cùng tham gia kiểm tra còn hạn chế do GV cùng môn ít, số GV có kinh nghiệm trong công tác ít; việc nhận thức về việc kiểm tra của lực lượng kiểm tra không đồng nhất, có người cẩn thận, tỉ mỉ, chặt chẽ, kỹ càng nhưng cũng có người kiểm tra qua loa đại khái, chú trọng mặt này xem nhẹ mặt kia… 3.2. Nhiệm vụ đánh giá: - Phân tích định tính, định lượng các dữ kiện, các sự kiện quan sát được, các thông tin thu được để xác định mức độ đạt được của GV. - Đối chiếu với các tiêu chí để xếp loại. - Thông báo với giáo viên về những nhận xét và kết quả đánh giá. Tồn tại của nhiệm vụ này là mặc dù đã có các tiêu chí cụ thể để đánh giá xếp loại nhưng quan điểm đánh giá của lực lượng kiểm tra không đồng nhất, có người nghiêm khắc với quan điểm đánh giá đúng thực chất để giáo viên thấy được thực trạng của mình mà cố gắng phấn đấu, nhưng cũng có người đánh giá dễ dãi với quan điểm động viên, chưa đúng thực chất, thường là cao hơn so với khả năng thực có của giáo viên để khuyến khích. Từ đó gây ra kết quả thiếu công bằng trong đánh giá dẫn đến so bì thiệt hơn, giáo viên thiếu tin tưởng vào lực lượng kiểm tra, vào lãnh đạo nhà trường. 3.3. Nhiệm vụ tư vấn và thúc đẩy: Nhiệm vụ này phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình kiểm tra toàn diện giáo viên và trong tất cả các nội dung kiểm tra. Trong đó tập trung vào hai
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà vấn đề trọng tâm sau: - Tư vấn cho giáo viên trong công tác soạn giảng và thực hiện một giờ lên lớp. - Tư vấn cho giáo viên trong các công việc khác như công tác chủ nhiệm, trình bày hồ sơ cá nhân… 4. Sử dụng các phương pháp và hình thức kiểm tra: 4.1. Về các phương pháp kiểm tra: - Phương pháp quan sát: được lực lượng kiểm tra thực hiện trong việc dự giờ, thăm lớp. Cụ thể như: + Quan sát hoạt động của thầy: lời giảng, tư thế, tác phong, nội dung kiến thức, phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học, cách thức tổ chức lớp. + Quan sát hoạt động của trò: tinh thần thái độ nghe giảng, ghi chép, phát biểu xây dựng bài. Ngoài ra phương pháp này còn được lực lượng kiểm tra thực hiện trong quá trình quan sát giáo viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Phương pháp phân tích tài liệu sản phẩm của giáo viên: phương pháp này được lực lượng kiểm tra thực hiện qua các nội dung cụ thể sau: + Kiểm tra hồ sơ giáo viên: gồm các loại hồ theo quy định. + Kiểm tra một số hồ sơ sổ sách của nhà trường có liên quan đến giáo viên như sổ gọi tên ghi điểm, sổ đầu bài… + Vở ghi, bài kiểm tra của học viên. + Đồ dùng dạy học, sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên. - Phương pháp trao đổi: + Trao đổi trực tiếp với đối tượng giáo viên: Trao đổi góp ý về giờ dạy hồ sơ, thực hiện chương trình, chất lựơng giảng dạy… + Trao đổi với các lực lượng giáo dục: Trao đổi với tổ chuyên môn, lãnh đạo đơn vị, các tổ chức đoàn thể, với học viên, phụ huynh học viên… 4.2. Các hình thức kiểm tra: - Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất: được dùng để kiểm tra trong việc dự giờ của giáo viên. Lãnh đạo Trung tâm chỉ đạo lực lượng kiểm tra dự một tiết có báo trước và một tiết đột xuất. Tiết thứ nhất dự giờ có báo trước nhằm giúp chó giáo viên có sự chuẩn bị kỹ càng. Tiết thứ hai dự đột xuất không báo trước giúp cho người kiểm tra đánh gia trình độ tay nghề của giáo viên được khách quan, công bằng và chính xác hơn. - Kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp: Khi kiểm tra toàn diện giáo viên người kiểm tra dùng hình thức kiểm tra trực tiếp giáo viên qua dự giờ, thăm lớp, hồ sơ, trao đổi trực tiếp với giáo viên. Cũng có khi sử dụng hình thức kiểm tra gián tiếp
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà giáo viên qua trao đổi với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, qua tham dự các hoạt động giáo dục cụ thể. - Kiểm tra bằng hình thức chọn đối tượng kiểm tra: Trong một năm học lãnh đạo Trung tâm chọn 1/3GV trên tổng số để kiểm tra, như vậy số giáo viên được luân phiên cứ ít nhất khoảng 3 năm được kiểm tra 1 lần. Đó là nói chung, trên thực tế những giáo viên có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng thì không nhất thiết kiểm tra toàn diện 3 năm/lần. Còn những giáo viênchưa nghiêm túc, chưa có tinh thần tự giác cao hoặc còn nhiều hạn chế thì được kiểm tra nhiều hơn, có thể 2 năm/lần hoặc 1 năm/lần để đưa những giáo viên này vào nề nếp mới, từng bước phấn đấu rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề. 5. Việc hướng dẫn, động viên, giúp đỡ hoạt động kiểm tra: Trong năm học 2010-2011 Trung tâm đã thực hiện việc này như sau: Cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ, biên bản, hồ sơ cho lực lượng kiểm tra làm việc. Điều này giúp cho thống nhất, đồng bộ trong việc hoàn tất hồ sơ báo cáo. 6. Tổng kết, điều chỉnh công tác kiểm tra toàn diện giáo viên: Lãnh đạo Trung tâm tiến hành việc tổng kết, điều chỉnh công tác kiểm tra toàn diện giáo viên vào cuối mối học kỳ, cuối năm học. Cụ thể: - Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại của lực lượng kiểm tra. - Phân tích các số liệu về số lượng và chất lượng kiểm tra toàn diện giáo viên để thấy được tình hình tiến bộ hay không của đội ngũ giáo viên trong đơn vị. - Sử dụng kết quả đánh giá xếp loại giáo viên trong kiểm tra toàn diện để xét các danh hiệu thi đua, đánh giá xếp loại công chức cuối năm. - Các hồ sơ kiểm tra toàn diện giáo viên được lưu trong hồ sơ quản lý nhân sự của Trung tâm. C. Một số biện pháp chỉ đạo công tác kiểm tra toàn diện giáo viên trong Trung tâm GDTX Bắc Hà: Qua việc phân tích thực trạng chỉ đạo công tác kiểm tra toàn diện giáo viên của Lãnh đạo Trung tâm GDTX Bắc Hà năm học 2010-2011, tôi xin đề xuất một số biện pháp chỉ đạo kiểm tra toàn diện giáo viên trong Trung tâm như sau: 1. Nâng cao nhận thức về vai trò của công tác kiểm tra: - Lãnh đạo nắm vững các văn bản về công tác kiểm tra. Thấu suốt quan điểm kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy và học. Kiểm tra gắn liền với đánh giá đội ngũ góp phần thúc đẩy chất lượng đội ngũ. - Giám đốc Trung tâm phải tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tinh thần đó tới toàn thể hội đồng sư phạm nhà trường.
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà - Toàn thể hội đồng giáo dục của nhà trường phải được học tập đầy đủ các văn bản về kiểm tra. Từ đó hiểu rõ, hiểu đúng ý nghĩa vai trò, tác dụng đích thực của công tác kiểm tra nội bộ trường học trong đó có kiểm tra toàn diện giáo viên. 2. Về xây dựng kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên: - Đầu năm học, đầu mỗi học kỳ, mỗi tháng Giám dốc cùng tổ trưởng chuyên môn lên danh sách số giáo viên được kiểm tra toàn diện. Tổ trưởng chuyên môn là người theo dõi, nắm vững công tác chuyên môn của từng giáo viên. Giáo viên nào cần được kiểm tra toàn diện tổ trưởng sẽ đề xuất với Giám đốc. - Kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên cần được lập một cách chặt chẽ, đầy đủ, cụ thể, khoa học. Kế hoạch cần ghi rõ thời gian, công việc tiến hành, kiểm tra ai và ai kiểm tra. Kế hoạch năm, kế hoạch học kỳ có thể chỉ ghi đầu việc, người kiểm tra, đối tượng kiểm tra nhưng kế hoạch tháng, tuần phải rõ công việc, thời gian để cán bộ giáo viên nắm vững, chủ động thực hiện thống nhất, đồng bộ. 3. Xây dựng lực lượng kiểm tra: - Giám đốc Trung tâm xây dựng lực lượng kiểm tra đủ mạnh về số lượng và chất lượng, bao gồm lãnh đạo Trung tâm; tổ trưởng, tổ phó chuyên môn và một số giáo viên có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, có uy tín cao và có kinh nghiệm kiểm tra. - Lực lượng kiểm tra phải được tập huấn, được đào tạo thông qua các lớp bồi dưỡng. Giám đốc Trung tâm cần tạo điều kiện để lực lượng kiểm tra tham quan học tập ở các trường bạn hoặc tham gia các đoàn thanh kiểm tra của Sở. - Có sự phân công rõ ràng trong lực lượng kiểm tra, phải có cơ chế kiểm tra và phân cấp kiểm tra cụ thể. 4. Chỉ đạo công tác kiểm tra toàn diện giáo viên: Giám đốc Trung tâm cần quán triệt tới lực lượng kiểm tra bốn nhiệm vụ: Kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc đẩy, mọi ý kiến trao đổi đều phải hướng tới 4 nhiệm vụ này. Đồng thời phổ biến 4 nhiệm vụ trên tới toàn thể hội đồng giáo dục. Có như vậy khi tiến hành công tác kiểm tra toàn diện giáo viên thì lực lượng kiểm tra mới làm tốt và giáo viên được kiểm tra mới thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. 5. Việc hướng dẫn, động viên, giúp đỡ hoạt động kiểm tra: - Cần phải có kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên hàng năm, từng học kỳ, hàng tháng đầy đủ, cụ thể, chi tiết. - Đầu mỗi năm học và thường xuyên trong năm học, thông qua các cuộc họp và các phương tiện thông báo, Giám đốc phổ biến, tuyên truyền cho CBGV những nội dung, phương pháp, hình thức cụ thể của kiểm tra toàn diện giáo viên. Làm sao cho mọi người cùng nắm vững mọi yêu cầu trên để khi kiểm tra tránh tình trạng không thống nhất, đồng bộ.
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà - Luôn luôn theo sát lực lượng kiểm tra để hướng dẫn, nhắc nhở, động viên, giúp đỡ cả lực lượng kiểm tra và người được kiểm tra hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình kiểm tra có thể nảy sinh những vấn đề khó khăn, trở ngại, mâu thuẫn…Giám đốc Trung tâm cùng các phó giám đốc giải quyết những khó khăn mâu thuẫn trên đồng thời phát huy vai trò nòng cốt của giáo viên tham gia kiểm tra. 6. Tổng kết, điều chỉnh công tác kiểm tra toàn diện giáo viên: - Sau một năm học, một học kỳ, Giám đốc cần tập hợp toàn bộ kết quả, số liệu từ các thành viên lực lượng kiểm tra. - Cuối học kỳ, cuối năm, Giám đốc tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm trong lực lượng kiểm tra, các thành viên trong lực lượng kiểm tra kiểm điểm báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, những việclàm được, việc chưa làm được, những khó khăn trở ngại, những mâu thuẫn trong quá trình kiểm tra cần được tháo gỡ. Giám đốc tuyên dương động viên những thành viên trong lực lượng kiểm tra hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời nhắc nhở điều chỉnh những lệch lạc sai sót. - Trong cuộc họp Hội đồng giáo dục cuối học kỳ, cuối năm, Giám đốc công bố kết quả kiểm tra toàn diện giáo viên, phân tích các số liệu cụ thể, phân tích các nguyên nhân thành công và chưa thành công, động viên khen thưởng giáo viên đạt kết quả tốt, đồng thời phê bình nhắc nhở những giáo viên chưa thực sự cố gắng, có vi phạm thiếu sót. Làm được như vậy chỉ qua kiểm tra toàn diện một số giáo viên nhưng lại có tác dụng trong toàn hội đồng sư phạm nhà trường. - Cuối cùng, các thông tin qua kiểm tra toàn diện giáo viên phải được lưu trữ một cách đầy đủ, khoa học. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN Tóm lại, kiểm tra toàn diện giáo viên là một công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục và mang tính bình thường hàng năm. Nó có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong toàn bộ công tác kiểm tra nội bộ trường học và thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm nói chung. Trong công tác này vai trò của người Giám đốc là không thể thiếu được. Giám đốc chịu trách nhiệm quan trọng trong việc lập kế hoạch kiểm tra, tổ chức kiểm tra, chỉ đạo kiểm tra và tổng kết, điều chỉnh kiểm tra. Trong mỗi phần việc cần phải chặt chẽ, khoa học, công khai, dân chủ. Trong công tác chỉ đạo việc kiểm tra toàn diện giáo viên ở Trung tâm GDTX Bắc Hà, năm học 2010-2011 nhìn chung được tiến hành khá đầy đủ tiến trình công việc và đạt được hiệu quả nhất định. Chất lượng giáo viên qua kiểm tra toàn diện được xếp loại khá tốt tăng lên (năm học 2010-2011 số GV được kiểm tra toàn diện là 07 trong đó được xếp loại tốt: 02, khá: 05; đạt). Tác dụng của việc kiểm tra toàn diện giáo viên đối với tập thể sư phạm ngày một thiết thực. Bên
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà cạnh đó vẫn còn có một số công việc chưa thực hiên đầy đủ, chưa thực sự chặt chẽ, nghiêm túc, khoa học. Đó là việc lập kế hoạch chưa được cụ thể; việc phân cấp trong kiểm tra chưa sát sao, rõ ràng dẫn đến chưa đồng bộ trong đánh giá xếp loại giáo viên; chưa phát huy hiệu quả của công tác kiểm tra toàn diện giáo viên qua nhiệm vụ tư vấn, thúc đẩy; việc hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và công tác tổng kết, điều chỉnh chưa đồng bộ, chưa thật sự có tác dụng đầy đủ, tích cực. Từ việc phân tích thực trạng Giám đốc Trung tâm GDTX Bắc Hà chỉ đạo công tác kiểm tra toàn diện giáo viên trong năm học 2010-2011, có những bài học kinh nghiệm được rút ra như sau: 1. Giám đốc Trung tâm cùng toàn thể cán bộ giáo viên trong Trung tâm phải xác định công tác kiểm tra toàn diện giáo viên có vai trò vô cùng to lớn trong hoạt động kiểm tra nội bộ trường học, nó được diễn ra thường xuyên, liên tục trong nhà trường. 2. Muốn thực hiện được tốt, có chất lượng công tác kiểm tra toàn diện giáo viên cần phải được tiến hành một cách bài bản, khoa học theo đúng quy trình hướng dẫn. 3. Phải xây dựng được lực lượngkiểm tra hùng hậu, đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Đây là nhân tố quyết định thành công của công tác kiểm tra toàn diện giáo viên. 4. Phải xây dựng được những tiêu chí kiểm tra cụ thể, khoa học đúng với các văn bản quy định hiện hành và điều kiện giáo dục thực tế của đơn vị. 5. Có sự phân cấp rõ ràng, chặt chẽ trong kiểm tra. Giám đốc vừa là người tổ chức, chỉ đạo chung vừa là người trực tiếp kiểm tra toàn diện giáo viên. Có như vậy công việc mới sâu sát, đồng bộ và có chất lượng. 6. Phải lôi cuốn mọi người vào hoạt động kiểm tra toàn diện giáo viên. Tuy chỉ kiểm tra một số giáo viên nhưng phải phát huy được tác dụng trong toàn thể hội đồng. Từ những vấn đề trên, tôi xin có kiến nghị sau: - Trong từng năm học, mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ quản lý ngành giáo dục, giáo viên tham gia công tác cộng tác viên thanh tra của SGD&ĐT về nghiệp vụ công tác thanh tra trường học. Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi về công tác kiểm tra toàn diện giáo viên trong nhà trường của mỗi năm học. Những ý kiến đó dựa trên những hiểu biết về công tác kiểm tra nội bộ trường học trong đó có việc kiểm tra toàn diện giáo viên; kinh nghiệm tích luỹ được trong thời gian làm quản lý Trung tâm và cộng tác viên thanh tra của SGD&ĐT. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
- SKKN 2010 - 2011 Nguyễn Thị Yến - Phó GĐ TT GDTX Bắc Hà của đồng nghiệp về công tác kiểm tra nội bộ trường học để bản thân tôi thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình trong thời gian tới. Xin chân thành cảm ơn! Bắc Hà, tháng 3 năm 2011 Người viết Nguyễn Thị Yến
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy - học
17 p | 1427 | 180
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yêu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học
17 p | 1129 | 123
-
SKKN: Biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - học sinh năng khiếu ở trường TH Ngư Thuỷ Bắc
19 p | 1398 | 115
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường Tiểu học Nghi Thuận
24 p | 321 | 54
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
27 p | 250 | 31
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na
33 p | 403 | 28
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi
24 p | 388 | 22
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở trường tiểu học
11 p | 218 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên bảo quản cơ sở vật chất , trang thiết bị dạy học tại trường Mầm non Ea Na
22 p | 149 | 17
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi
30 p | 212 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo trong công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường Mầm non Bình Minh- buôn Tuôr A- xã Đray Sáp - huyện Krông Ana- Tỉnh Đăk Lăk
29 p | 113 | 11
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh - Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana - Đăk lăk
29 p | 102 | 8
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại trường mầm non Cư Pang
27 p | 113 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap
26 p | 122 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác duy trì sỹ số học sinh tại trường mầm non Hoa Phượng
22 p | 52 | 3
-
SKKN: Một vài biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt của trường TH Hoàng Văn Thụ
13 p | 76 | 2
-
SKKN: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu học sinh lưu ban trong trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
25 p | 74 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn