Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………Trang 2.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vị của đề tài…………………………………………Trang 2.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………Trang 2.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………..Trang 2.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………...Trang 3.<br />
II. Phần nội dung.<br />
1. Cơ sở lí luận …………………………………………………………..Trang <br />
3.<br />
2. Thực trạng……………………………………………………………...Trang 3.<br />
3. Giải pháp, biện pháp....………………………………………………...Trang 5.<br />
a. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp……………………………………..Trang 5.<br />
b. Nội dung, cách thực hiện, hiệu quả từ các biện pháp, giải pháp……....Trang 5.<br />
c. Điều kiện để thực hiện các biện pháp, giải pháp………………………Trang 11.<br />
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp……………………………Trang 11.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu………..Trang <br />
11.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị.<br />
1. Kết luận……………………………………………………………….Trang 13.<br />
2. Kiến nghị……………………………………………………...............Trang 14.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 1 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
“Có lẽ thách thức lớn nhất đối với giáo viên dạy học tại vùng đặc biệt khó <br />
khăn, vùng dân tộc thiểu số vẫn là việc vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn <br />
đến lớp”. Qua nhiều năm kinh nghiệm, nhiều lần trao đổi, tìm hiểu đều được giáo <br />
viên tâm sự và trả lời như vậy. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất <br />
lượng giáo dục tại những trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn thường đạt không <br />
cao.<br />
Nguyên nhân dẫn đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn hay nghỉ học đó là các <br />
em thường đi làm để kiếm tiền hoặc ở nhà giúp bố mẹ làm việc gia đình để bố mẹ <br />
đi làm. Đa phần gia đình đều đông con, điều kiện kinh tế thiếu thốn, cơm chưa đủ <br />
ăn, áo chưa đủ mặc nên cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học hành của con <br />
cái. Học sinh trường tiểu học Y Ngông nói riêng, các trường có nhiều học sinh dân <br />
tộc nói chung, số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn chiếm đa số. Các em thường <br />
nghỉ học nhiều nhất vào dịp mùa rẫy, mùa cà phê để phụ giúp gia đình. Chính vì thế <br />
mà tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần thời điểm này thường rất thấp. Đối tượng học <br />
sinh nghỉ học thường là những học sinh con gia đình có hoàn cảnh khó khăn.<br />
Làm thế nào để vận động những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến lớp đều <br />
đặn, tăng tỉ lệ chuyên cần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục? Đó là vấn đề mà tôi <br />
với những người trực tiếp làm công tác giáo dục trong nhà trường luôn trăn trở, tìm <br />
giải pháp để khắc phục, và đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm trong <br />
việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các cá nhân, tổ chức từ thiện xã hội <br />
giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường ”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
Đề tài nhằm đưa ra những kinh nghiệm, những biện pháp hiệu quả nhất để <br />
vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường, duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên <br />
cần, nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
Tạo sự quan tâm sâu sắc, sự gần gũi thân thiện giữa thầy với trò, giữa nhà <br />
trường với gia đình học sinh, giữa những học sinh có điều kiện khá giả với học sinh <br />
có hoàn cảnh khó khăn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 2 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
Tạo sự quan tâm, đồng thuận, sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội, các cá nhân <br />
cùng chung tay góp sức trong việc giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến <br />
trường nhằm đưa chất lựơng giáo dục của nhà trường ngày một đi lên.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật trường Tiểu học Y <br />
Ngông, xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana, tỉnh Đắc lắc từ năm học 2011 – 2012 đến <br />
năm học 20132014.<br />
4. Phạm vi nghiên cứu<br />
Thực trạng việc vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đi học chuyên cần <br />
của trường Tiểu học Y Ngông từ năm học 20112012 đến nay và đưa ra một số giải <br />
pháp nhằm thực hiện hiệu quả công tác vận động học sinh đến lớp, đảm bảo chuyên <br />
cần, tránh tình trạng học sinh bỏ học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp đàm thoại.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp quan sát.<br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước tiên phải coi trọng việc nâng cao <br />
tỉ lệ đi học chuyên cần của học sinh . Nó là nền tảng giúp các em lĩnh hội kiến thức <br />
một cách đầy đủ, không bị hụt kiến thức và mang lại kết quả học tập tốt nhất. Đặc <br />
biệt là những học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh con mồ côi <br />
không nơi nương tựa, học sinh khuyết tật là những đối tượng dễ bỏ học và hay bị <br />
hụt hẫng kiến thức nhất. Điều đó tác động không nhỏ đến chất lượng giáo dục <br />
chung của toàn trường.<br />
Thực tế thì học sinh có ra lớp đều thì việc tiếp thu bài mới tốt, mới hệ thống <br />
được kiến thức liền mạch và đó cũng là điều kiện thiết yếu giúp các em nắm vững <br />
kiến thức các môn học. Kết quả học tập tốt sẽ là động lực hữu hiệu nhất giúp học <br />
sinh ham học, yêu thích được đến trường để học tập. Chính điều đó đã góp phần <br />
quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Muốn đạt được kết quả <br />
đó, người giáo viên chủ nhiệm phải tâm huyết, nhiệt tình trong việc vận động học <br />
sinh đến lớp. Nhà trường cần phải quan tâm, giúp đỡ; làm tốt công tác xã hội hóa, <br />
vận động các tổ chức cá nhân từ thiện hỗ trợ các em về cả vật chất lẫn tinh thần <br />
để các em có điều kiện đến trường để học tập. <br />
2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi và khó khăn<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 3 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
* Thuận lợi:<br />
Trường vinh dự được mang tên người con của Tây Nguyên Y Ngông Niê Kđăm <br />
nên có nhiều tổ chức, cá nhân có tấm lòng hướng về trường, giúp đỡ và tổ chức <br />
nhiều chương trình nhằm giúp học sinh đến trường. Đặc biệt là được sự quan tâm, <br />
chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, các cấp ủy đảng, chính quyền địa <br />
phương trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cũng như nguồn <br />
nhân lực phục vụ cho công tác giáo dục của nhà trường.<br />
Các đoàn thể phối kết hợp tốt với nhà trường trong việc vận động các tổ <br />
chức, cá nhân, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ về mọi mặt để giúp đỡ học sinh. <br />
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tự giác, có tinh thần trách nhiệm trong công tác. <br />
Đa số giáo viên có kinh nghiệm trong công tác vận động học sinh dân tộc thiểu số, <br />
học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường.<br />
* Khó khăn:<br />
Học sinh toàn trường hàng năm có đến trên 98% là học sinh dân tộc thiểu số <br />
trong đó học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn chiếm trên <br />
42%. Nhân dân chiếm 97% làm nghề nông, quanh năm lam lũ với việc đồng áng, <br />
nương rẫy. Trình độ dân trí còn thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên <br />
không có điều kiện quan tâm nhiều đến việc học tập của con cái. Các em thường ở <br />
nhà để phụ giúp bố mẹ công việc làm ăn. Mỗi dịp mùa cà phê hay làm nương rẫy thì <br />
tỉ lệ các em đến lớp chỉ đạt 70 80%.<br />
b. Thành công, hạn chế<br />
* Thành công:<br />
Nội dung đề tài cũng là sự quan tâm sâu sắc của toàn thể ban giám hiệu, tập <br />
thể giáo viên nhà trường. Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, lãnh đạo thôn buôn, <br />
các già làng, Ban đại diện cha mẹ học sinh ủng hộ nhiệt tình và phối hợp tốt với nhà <br />
trường trong việc giúp đỡ và vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến lớp.<br />
Đã tạo được sự quan tâm sâu sắc, gây dựng được tình cảm của các cá nhân, tổ <br />
chức từ thiện trong và ngoài tỉnh đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường.<br />
Đội ngũ giáo viên rất tâm đắc với nội dung của đề tài, xem việc vận động học <br />
sinh có hoàn cảnh khó đi học chuyên cần là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của <br />
công tác dạy học tại vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số. <br />
Các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có được sự giúp đỡ, được đón nhận <br />
được những tình thương, sự quan tâm chia sẻ của các thầy cô giáo, các tổ chức cá <br />
nhân từ thiện nên đã có điều kiện để đi học đều đặn hơn. Thực sự các em đã xem <br />
trường lớp như là ngôi nhà đầm ấm của mình và cảm thấy mỗi ngày đến trường là <br />
có thêm một niềm vui cho cuộc sống.<br />
* Hạn chế:<br />
Một số chương trình tổ chức chưa thành công theo kế hoạch đề ra.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 4 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
Vai trò, trách nhiệm của một số gia đình trong việc phối hợp với nhà trường <br />
để tạo điều kiện cho con em đến trường còn hạn chế.<br />
Việc hỗ trợ của các tổ chức cá nhân chỉ đáp ứng được phần nào nhu cầu cần <br />
hỗ trợ của học sinh.<br />
Việc vận động các nhà tài trợ để giúp đỡ các học sinh có hoàn cảnh khó khăn <br />
cần phải có nhiều thời gian và sự kiên trì.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
* Mặt mạnh:<br />
Đề tài thực hiện đã có tác động tích cực đến sự quan tâm giúp đỡ của cộng <br />
đồng xã hội. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường, cha mẹ học sinh, cũng như các cấp <br />
chính quyền địa phương trong đã nâng cao trách nhiệm trong việc tuyên truyền nhằm <br />
nâng cao tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần, đảm bảo duy trì sĩ số góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục của nhà trường nói riêng và các trường trên địa bàn xã nói chung.<br />
* Mặt yếu:<br />
Sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, các tổ chức cá nhân mới chỉ đáp ứng phần nào <br />
so với nhu cầu của học sinh nên việc vận động phải thường xuyên, kiên trì. Vẫn còn <br />
một số cha mẹ học sinh còn có tư tưởng phó mặc công tác giáo dục cho nhà trường, <br />
chưa coi trọng việc học của con em mình nên chưa có sự phối hợp tốt với nhà <br />
trường để tạo điều kiện cho con em đến lớp, đến trường.<br />
d. Nguyên nhân<br />
* Nguyên nhân của thành công:<br />
Bản thân cũng như các giáo viên, các tổ chức nhà trường luôn dành tâm huyết <br />
cho việc vận động các nhà tài trợ để tổ chức các chương trình giúp đỡ học sinh <br />
nghèo. <br />
Trong giảng dạy, giáo viên luôn tạo được môi trường học tập thân thiện, gần <br />
gũi từ đó thu hút học sinh đến trường. <br />
Đội ngũ giáo viên đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác vận <br />
động học sinh.<br />
* Nguyên nhân của hạn chế:<br />
Một số giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm cũng <br />
như việc vận động học sinh ra lớp.<br />
Dân cư ở rải rác, nhiều gia đình sống và sinh hoạt trên nương, rẫy cách <br />
trường đến 6 7km, đường sá đi lại cách trở nên việc vận động học sinh ra lớp còn <br />
gặp nhiều khó khăn.<br />
Đôi lúc việc vận động không thành công bởi các nhà tài trợ ở xa nên một số <br />
cá nhân, nhóm tài trợ không thể thực hiện được kế hoạch tổ chức tài trợ cho trường.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 5 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
Đưa ra những biện pháp, giải pháp hữu hiệu nhất, phù hợp thực tế của nhằm <br />
thực hiện vận động học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường, tăng tỉ lệ chuyên <br />
cần, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.<br />
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
b.1. Nêu cao vai trò, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc vận động <br />
học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường.<br />
b.1.1. Chỉ đạo việc nắm bắt hoàn cảnh của học sinh <br />
Ngay từ đầu năm học, sau khi bàn giao chất lượng từ lớp dưới lên lớp trên <br />
cho giáo viên, nhà trường tổ chức cuộc họp hội đồng chủ nhiệm để xem xét thực tế <br />
hoàn cảnh học sinh của từng lớp. Cụ thể như về số lượng học sinh nghèo, học sinh <br />
có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cần được hỗ trợ trong học tập và đánh giá tình hình <br />
học tập, việc đi học chuyên cần, bỏ học, nghỉ học, nguyên nhân nghỉ học của từng <br />
em.v.v.. <br />
Lập sổ theo dõi chi tiết từng hoàn cảnh và đề xuất nhu cầu giúp đỡ của từng <br />
em.<br />
Các tổ chuyên môn họp và giao nhiệm vụ cho giáo viên trong việc vận động <br />
những đối tượng học sinh thường xuyên nghỉ học có trong danh sách bàn giao. <br />
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, phối hợp <br />
với Ban đại diện cha mẹ học sinh trao đổi với cha mẹ học sinh về hoàn cảnh và tình <br />
hình học tập của từng em. Từ đó đề xuất với nhà trường cách giúp đỡ, thông báo để <br />
cha mẹ học sinh nắm bắt và phối hợp với giáo viên trong việc tạo điều kiện cho con <br />
em đến lớp.<br />
b.1.2. Xây dựng kế hoạch vận động<br />
Sau khi nắm bắt số lượng và nhu cầu cần giúp đỡ của học sinh toàn trường, <br />
của từng lớp, ban Giám hiệu tổ chức cuộc họp hội đồng chủ nhiệm và các đoàn thể <br />
để thống nhất xây dựng kế hoạch vận động học sinh đến trường. Kế hoạch cần cụ <br />
thể nội dung, phân công công việc cho từng bộ phận liên quan. Đặc biệt chú trọng <br />
đến vai trò của giáo viên chủ nhiệm và sự phối hợp của Ban đại diện cha mẹ học <br />
sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải lập kế hoạch vận động ngay đầu năm học( đầu <br />
tháng 8) để có thời gian đến từng gia đình vận động các em đến lớp trước khi thực <br />
hiện dạy học tuần đầu tiên. Kế hoạch phải xây dựng sát thực tế và thực hiện được. <br />
Trong kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng các nội dung: Đối tượng cần <br />
được vận động, giúp đỡ; thời gian đến vận động và thời gian dự kiến hoàn thành kế <br />
hoạch; các biện pháp phối hợp, vận động, hỗ trợ ... Kế hoạch phải được nhà trường <br />
duyệt và theo dõi việc thực hiện của từng giáo viên để có sự điều chỉnh, chỉ đạo kịp <br />
thời.<br />
Từ tình hình điều kiện và hoàn cảnh học sinh, nhà trường xây dựng kế hoạch <br />
để vận động các tổ chức, cá nhân từ thiện giúp đỡ những học sinh nghèo. Kế hoạch <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 6 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
của nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ của ban đại diện cha mẹ học sinh, các <br />
đoàn thể nhà trường. Trong đó lấy vai trò của đoàn thanh niên làm nòng cốt cho việc <br />
vận động, phối hợp các tổ chức từ thiện thực hiện công việc tài trợ. <br />
b.1.3. Thực hiện kế hoạch vận động<br />
Giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm theo dõi sĩ số học sinh hàng ngày. Đối với <br />
những học sinh nghỉ học mà không có lí do, giáo viên phải tìm hiểu nguyên nhân các <br />
em nghỉ học trong buổi hôm đó. Việc tìm hiểu nguyên nhân các em nghỉ học có thể <br />
qua học sinh ở gần nhà hay bạn bè của các em. Nếu cần thiết, giáo viên có thể đến <br />
ngay nhà học sinh để nắm bắt tình hình, tìm hiểu nguyên nhân học sinh nghỉ học. <br />
Nếu là do ốm đau mà các em nghỉ thì giáo viên thăm hỏi kịp thời để thể hiện sự quan <br />
tâm đối với học sinh. Trường hợp học sinh nghỉ để ở nhà giúp việc cho bố mẹ thì <br />
cần trao đổi, động viên gia đình để cho học sinh đến trường học tập. Như vậy tránh <br />
tình trạng các em nghỉ dài ngày dẫn đến chán học và bỏ học.<br />
Như chúng ta đã biết, thói quen của người dân tộc thiểu số trong việc đi làm <br />
nương rẫy thường đi làm ở lại cả ngày tại tại nương rẫy tối mới về nhà. Buổi sáng <br />
họ đi làm rất sớm nên không có thời gian để quan tâm đến con cái. Chính vì vậy các <br />
em thường tự lo việc ăn uống, đến trường đi học. Đó là nguyên nhân các em thường <br />
hay la cà, rủ nhau đi chơi đôi lúc quên cả đến lớp. Thậm chí bố mẹ cũng không quan <br />
tâm, không biết các em có đến trường hay không. Chỉ khi nhà trường đến vận động <br />
học sinh đi học gia đình mới biết là con mình không đến lớp. Chính vì thế, trước giờ <br />
học 10 15 phút mà học sinh chưa đến lớp thì giáo viên chủ nhiệm phải vào nhà để <br />
nắm bắt nguyên nhân và cần thiết thì chở các em đi học.<br />
b.2. Công tác xã hội hóa<br />
b.2.1. Phối hợp tốt giữa nhà trường Gia đình học sinh Chính quyền địa <br />
phương <br />
Muốn đạt được kết quả cao phải phối hợp tốt giữa Nhà trường Gia đình Xã <br />
hội. Nhà trường phải tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các thôn <br />
buôn, cha mẹ học sinh trong việc vận động học sinh đến lớp đến trường. Tham mưu <br />
với đảng ủy, UBND xã để có sự chỉ đạo cho các thôn buôn vào cuộc, cùng nhà <br />
trường và có trách nhiệm trong công tác giáo dục. Đề nghị trong các cuộc họp của <br />
buôn được lồng ghép nội dung quan trọng đó là tuyên truyền và vận động các bậc <br />
cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho con em đến lớp, đến trường.<br />
b.2.2. Tìm kiếm các tổ chức cá nhân tài trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó <br />
khăn<br />
Một việc quqn trọng dẫn đến thành công trong việc vận động học sinh đi học <br />
chuyên cần, duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng giáo dục đó là tìm kiếm các tổ chức cá <br />
nhân từ thiện, các nhà hảo tâm để giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn khó khăn <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 7 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
đến trường. Việc này nhằm tạo sự đồng thuận và chia sẻ của các tổ chức cá nhân có <br />
lòng hảo tâm. <br />
Muốn đạt được kết quả trong việc tổ chức các chương trình giúp đỡ học sinh <br />
trước hết phải nói đến cái tâm và tình thương yêu học sinh của người thầy. Làm <br />
việc trong một ngôi trường có nhiều học sinh nghèo thì khó khăn vất vả là không <br />
tránh khỏi. Song điều đó bị xóa mờ đi khi thấy những học sinh quần áo rách tả tơi, <br />
đầu trần, chân đất ôm sách đến trường đi học. Và bản thân tôi lại nghĩ phải làm một <br />
việc gì đó để giúp đỡ các em.<br />
Bản thân lại tìm cách thực hiện mục đích của mình. Đó là tìm kiếm các tổ <br />
chức cá nhân thường làm công tác từ thiện được đăng tải trên Internet thông qua các <br />
trang mạng xã hội( cụ thể như Facebook). Bởi trên Facebook là nơi tụ hội và trao đổi <br />
công việc cũng như gặp gỡ bạn bè của các nhà từ thiện. Qua trang mạng này có thể <br />
kết bạn và tìm kiếm nhà tài trợ, đặc biệt là các trưởng nhóm của các tổ chức từ <br />
thiện. Tìm được sự chia sẻ của các trưởng nhóm về việc mình quan tâm có nghĩa là <br />
đã tìm được người giúp mình lo công việc vận động các cá nhân của nhóm họ. Điều <br />
quan trọng nhấtmà nhà trường cần làm đó là phải xây dựng kế hoạch, ghi hình ảnh <br />
và có bài viết về các học sinh nghèo cần được hỗ trợ để tạo lòng tin cho các tổ chức, <br />
cá nhân từ thiện. Trong kế hoạch cần thể hiện rõ số lượng, hoàn cảnh của học sinh, <br />
nhu cầu về vật chất cần được giúp đỡ...Cụ thể như số lượng học sinh nghèo, điều <br />
kiện khó khăn chung của các em; số lượng quần áo, cặp sách, bút, vở, giày dép... cần <br />
được hỗ trợ. Nhà trường cũng cần dự kiến thời gian tổ chức chương trình trao tặng <br />
để các nhóm hỗ trợ có kế hoạch vận động, quyên góp. <br />
Sau khi xây dựng xong kế hoạch, nhà trường gửi kế hoạch cho trưởng các <br />
nhóm tài trợ chính để tạo lòng tin và để họ có cơ sở vận động các thành viên trong <br />
nhóm.<br />
Trong các năm qua, nhà trường đã vận động được rất nhiều các tổ chức cá <br />
nhân giúp đỡ tiền, quần áo, cặp sách, vở, giày dép và đồ dùng học tập cho học sinh. <br />
Đã tặng nhiều suất học bổng cho học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, học sinh có <br />
hoàn cảnh khó khăn. Đây là nguồn động viên vô cùng quan trọng và quý giá để tạo <br />
nên sự thành công cho nhà trường trong việc vận động học sinh nghèo, học sinh có <br />
hoàn cảnh khó khăn đến lớp. Cụ thể: <br />
Năm học 2011 2012, đoàn từ thiện FCSUNDAY( Buôn Ma Thuột) tổ chức <br />
chương trình vui tết Trung thu tặng quà cho học sinh trị giá trên 10 triệu đồng. <br />
Năm học 2012 2013, đoàn từ thiện Vòng tay yêu thương( BMT) tổ chức <br />
chương trình Vòng tay yêu thương tặng 113 phần quà cho học sinh trị giá 20 triệu <br />
đồng và tổ chức ngày 1/6 tặng quà cho học sinh trị giá 10 triệu đồng. <br />
Năm học 2013 2014, nhà trường đã vận động các các nhân của một tổ chức từ <br />
thiện ở thành phố Hồ Chí Minh tặng cho học sinh 300 suất quà trị giá trên 30 triệu <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 8 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
đồng, 300 đôi dép nhân dịp tết Trung thu và tặng 03 máy lọc nước uống cho học sinh <br />
3 điểm trường trị giá 15 triệu đồng. Gia đình nhạc sĩ Linh Nga Niê Kđăm tặng 07 <br />
suất học bổng cho học sinh nghèo trị giá 4.500 000đ.v.v..<br />
Dưới đây là một vài hình ảnh các tổ chức về tài trợ giúp đỡ học sinh:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tặng 70 bộ quần áo đồng phục cho học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 9 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Gia đình nhạc sĩ Linh Nga Niê Kđăm tặng học bổng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tặng học bổng và 400 đôi dép cho học sinh nhà trường<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 10 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đoàn từ thiện TPHCM tặng 300 suất quà nhân dịp Tết Trung thu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Máy lọc nước uống cho HS do đoàn từ thiện TPHCM tặng<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 11 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
b.2.3. Sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các nguồn tài trợ của các tổ chức <br />
từ thiện xã hội.<br />
Các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân phải được giúp đỡ đúng đối tượng <br />
học sinh, đó là những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo, học <br />
sinh khó vận động ra lớp và đảm bảo sự công bằng khách quan. Vì vậy nhà trường <br />
chỉ đạo các giáo viên chủ nhiệm lập danh sách những học sinh cần được hỗ trợ theo <br />
kế hoạch để trao quà. Một việc không thể thiếu để tạo niềm tin cho các nhà tài trợ <br />
và để có sự giúp đỡ lâu dài đó là mỗi lần tổ chức chương trình trao quà cho học sinh <br />
cần mời đại diện các nhóm tài trợ, Ban đại diện cha mẹ học sinh, đại diện các tổ <br />
chức, các ban ngành liên quan tham dự. Sự có mặt của họ là nguồn động viên to lớn <br />
đối với tập thể cán bộ viên chức và học sinh nhà trường và để họ thấy được sự giúp <br />
đỡ của họ đã đúng ý nghĩa, nguyện vọng của mình và tạo được sự giúp đỡ cho <br />
những lần sau.<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Thực hiện Hướng dẫn số 1408/PGDĐTGDTH ngày 21 tháng 9 năm 2011 <br />
của Phòng GD& ĐT huyện Krông Ana về thực hiện nhiệm năm học 2011 – 2012 và <br />
Hướng dẫn số 901/PGDĐTGDTH ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Phòng GD& ĐT <br />
huyện Krông Ana về thực hiện nhiệm năm học 2012 – 2013 cấp tiểu học; Hướng <br />
dẫn số 1012/PGDĐTGDTH ngày 17 tháng 9 năm 2014 của Phòng GD& ĐT huyện <br />
Krông Ana về thực hiện nhiệm năm học 2014 – 2015 cấp tiểu học;<br />
Căn cứ kế hoạch các năm học 2011 2012, năm học 2012 2013 và 2014 2015 <br />
của nhà trường ;<br />
Căn cứ điều kiện thực tế nhà trường và đối tượng học sinh cũng như thực tế <br />
của địa phương và nhân dân trên địa bàn các thôn buôn.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Để thực hiện tốt công tác vận động học sinh nghèo đến lớp, tăng tỉ lệ chuyên <br />
cần nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì các giải pháp trên <br />
cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, kịp <br />
thời. Trong đó người giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ chốt.<br />
Bên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả các giải pháp, biện pháp trên cần có sự <br />
chỉ đạo chặt chẽ của nhà trường, sự đồng thuận của tập thể cán bộ viên chức, sự <br />
quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, các cá nhân, các tổ <br />
chức từ thiện xã hội cũng như các bậc cha mẹ học sinh thì mới đạt được kết quả <br />
như mong muốn.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Qua quá trình thực hiện đề tài, những kết quả đã thu được rất đáng khích lệ. <br />
Từ năm học 2011 – 2012 đến nay, nhà trường đã làm tốt công tác vận động các tổ <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 12 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
chức cá nhân hỗ trợ học sinh nghèo, tăng tỉ lệ chuyên cần góp phần nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Cụ thể :<br />
<br />
Kết quả vận động<br />
Tên cá Đối <br />
Năm Máy<br />
nhân, tổ Quần Dép Tổng trị tượng <br />
học Học Cặp lọ c<br />
chức tài trợ áo ( đôi Quà giá hưởng<br />
bổng sách nước<br />
( bộ) )<br />
uống<br />
100 10 triệu 100 học <br />
Nhóm thiện <br />
suất đồng sinh <br />
2011 nguyện <br />
nghèo và <br />
2012 FCSUNDA<br />
cận <br />
Y( BMT)<br />
nghèo<br />
113 học <br />
Nhóm Vòng <br />
113 113 22. 600 sinh <br />
tay yêu nghèo và <br />
bộ chiếc 000<br />
2012 thương cận <br />
2013 nghèo, <br />
Các tổ chức 11. 000 HS <br />
khác 000đ khuyết <br />
tật<br />
Nhóm từ 70 bộ 300 300 47 triệu 70 HS <br />
thiện đôi Suấ nghèo, và <br />
TPHCM t HS cận <br />
nghèo,HS<br />
2013 <br />
DTTS <br />
2014<br />
5 suất 5 học <br />
Nhạc sĩ <br />
1500 sinh đặc <br />
Linh Nga <br />
000đ biệt khó <br />
Niê Kđăm<br />
khăn<br />
Nhóm từ HS toàn <br />
2014 3 15 000 <br />
thiện trường<br />
2015 máy 000đ<br />
TPHCM<br />
<br />
Kết quả trong công tác giáo dục hàng năm đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 13 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
Chất lượng giáo dục<br />
Số HS có <br />
Tỉ lệ <br />
hoàn cảnh Duy trì Hạnh kiểm Học lực <br />
Năm học chuyên <br />
khó khăn, sĩ số đạt (thực hiện đầy (tỉ lệ học sinh lên <br />
cần<br />
Ktật được đủ) lớp)<br />
hỗ trợ<br />
20112012 100 100 % 95% 99,1% 93,3%<br />
2012 2013 113 100% 96% 99,4% 95,8%<br />
2013 2014 75 100% 98% 100% 96.8%<br />
<br />
Kết quả hàng năm của trường được cấp trên ghi nhận và khen thưởng. Cụ <br />
thể :<br />
Năm học 2012 2013, không có học sinh bỏ học, xếp loại phong trào Xây <br />
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực loại Tốt, trường đạt Tập thể Lao <br />
động tiên tiến, UBND huyện khen thưởng; <br />
Năm học 2013 2014, không có học sinh bỏ học ; xếp loại phong trào Xây <br />
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực loại Xuất sắc, trường đạt Tập thể Lao <br />
động tiên tiến và được UBND huyện khen thưởng ;<br />
Những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đã tích cực tham gia các hoạt động <br />
ngoài giờ lên lớp cũng như hưởng ứng các hội thi do nhà trường phòng giáo dục tổ <br />
chức và thu được các kết quả như sau: <br />
+ Thi hát dân ca đạt 01 giải Ba, 02 giải khuyến khích; đạt giải Khyến khích <br />
toàn đoàn (1 em học sinh nghèo đạt giải)<br />
+ Giao lưu Học sinh giỏi Toán+ Tiếng Việt lớp 4+5cấp huyện: 01 giải ba, 01 <br />
em đạt giải khuyến khích( 2 em học sinh nghèo đạt giải)<br />
+ Tham gia hội khoẻ Phù Đổng cấp huyện: 01 giải Nhất, 04 giải Ba (2 em học <br />
sinh nghèo đạt giải).<br />
+ Thi giải Toán trên mạng: 02 em được công nhận ( 1 em học sinh nghèo đạt <br />
giải)<br />
Cảnh quan khuôn viên trường xanh, sạch, đẹp thu hút học sinh đến trường. Đa <br />
số học sinh tích cực, tự giác hơn trong học tập, rèn luyện; tự tin, thân thiện hơn trong <br />
giao tiếp và mỗi ngày đến trường đã thực sự là một niềm vui đối với các em. Đặc <br />
biệt là những cố gắng của trường trong việc giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có <br />
hoàn cảnh khó khăn thời gian qua đã tạo được những ấn tượng tốt đẹp, sự quan tâm <br />
chia sẻ của cộng đồng xã hội.<br />
Những kinh nghiệm trên sẽ được tiếp tục vận dụng và thực hiện có hiệu quả <br />
trong các năm học tiếp theo.<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 14 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
1. Kết luận<br />
Vận động học sinh đi học chuyên cần ở những trường vùng sâu vùng xa gặp <br />
rất nhiều khó khăn, điều đó lại càng khó khăn hơn khi vận động những học sinh có <br />
hoàn cảnh khó khăn đến trường. Để đạt kết quả cao trong công tác này, cần :<br />
Trước tiên phải nói đến cái tâm của người thầy. Bởi người giáo viên có <br />
thương yêu học sinh, hiểu và đồng cảm với những khó khăn của các em thì mới <br />
không quản ngại khó khăn trong việc vận động các tổ chức cá nhân giúp đỡ các em, <br />
đến từng nhà vận động các em đến trường.<br />
Phải có sự chỉ đạo chặt chẽ, quyết liệt từ Ban giám hiệu; phối kết hợp tốt <br />
với các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và cha mẹ học sinh trong việc quan tâm <br />
chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương nói chung và của nhà <br />
trường nói riêng. <br />
Nêu cao vai trò của người giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm. Giáo <br />
viên phải luôn luôn cống hiến hết sức mình tất cả vì học sinh thân yêu.<br />
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực của các tổ <br />
chức cá nhân từ thiện xã hội để hỗ trợ cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh <br />
khó khăn đến trường.<br />
Xây dựng tập thể sư phạm thực sự đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao, <br />
phát huy sức mạnh tập thể trong công các hoạt động phong trào nhà trường. <br />
Xây dựng môi trường học tập thân thiện thu hút học sinh đến trường để các <br />
em cảm thấy đến trường không chỉ để học mà còn đón nhận được sự quan tâm, <br />
chăm sóc, thương yêu, giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè.<br />
2. Kiến nghị<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc chỉ đạo công tác chủ <br />
nhiệm lớp và vận động các cá nhân, tổ chức từ thiện xã hội giúp đỡ học sinh có hoàn <br />
cảnh khó khăn đến trường góp phần tăng tỷ lệ chuyên cần, duy trì sĩ số học sinh, <br />
nâng cao chất lượng giáo dục mà tôi đã thực hiện trong thời gian qua. Đối với bản <br />
thân nhận thấy đây là một kinh nghiệm nhỏ trong công tác giáo dục song bên cạnh đó <br />
nó còn mang ý nghĩa hết sức sâu sắc và là sự tâm huyết của bản thân khi thực hiện <br />
công việc này với học sinh một trường vùng đặc biệt khó khăn. Rất mong sự góp ý <br />
của đồng chí, đồng nghiệp để những kinh nghiệm trên được đầy đủ và vận dụng có <br />
hiệu quả cao hơn nữa trong công tác giáo dục.<br />
Xin chân thành cảm ơn!<br />
Krông Ana, tháng 12 năm 2014<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 15 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Võ Văn Tính <br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN<br />
……………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 16 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />
Kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, vận động các tổ chức, các nhà từ thiện xã hội giúp đỡ học <br />
sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Võ Văn Tính 17 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông<br />