intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp thực hiện XH hóa GD trong việc nâng cấp cơ sở vật chất của Trường MN Phong Lạc

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

90
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc giáo dục trẻ em. Đối với Hồ Chí Minh, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non mang lại cho các em một cuộc sống tự do, có cơm no áo ấm, được học hành mà phải giúp các em thành người. Mời các bạn tham khảo tài liệu SKKN này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp thực hiện XH hóa GD trong việc nâng cấp cơ sở vật chất của Trường MN Phong Lạc

  1. Một số biện pháp thực hiện XH hóa GD trong việc nâng cấp cơ sở vật chất của Trường MN Phong Lạc
  2. PHẦN THỨ I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em là một trong những đối tượng được Chủ tịch Hồ chí minh quan tâm và giáo dục nhiều nhất, liên tục nhất. Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân ái của dân tộc: Chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm, là tình thương và hạnh phúc của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng. Truyền thống ấy đã được thể hiện trong văn hóa dân gian Việt Nam: “Dạy con từ thuở còn thơ” để sau này “Con hơn cha là nhà có phúc”. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc giáo dục trẻ em vì trí tuệ, tính cách con người phụ thuộc rất lớn vào nội dung, phương pháp giáo dục lứa tuổi này. Đối với Hồ Chí Minh, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non không chỉ mang lại cho các em một cuộc sống tự do, có cơm no áo ấm, được học hành mà phải giúp các em thành người. Mục tiêu giáo dục trước hết đối với mỗi cá nhân là hoàn thiện nhân cách phát triển toàn diện. Cụ thể trong quan điểm Hồ chí Minh, mục tiêu giáo dục trẻ em là tạo nên những thiếu niên có sức khỏe, tri thức, có tâm hồn, tình cảm trong sáng, có hành vi, lối sống lành mạnh thì mục tiêu giáo dục trẻ em là “Nhằm đào tạo những con người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta”. Trong Nghị quyết TW II của Đảng đã nhấn mạnh "Phải làm cho giáo dục thật sự trở thành quốc sách hàng đầu". Để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nhằm đạt được mục tiêu chung của giáo dục là "Nâng cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài". Chiến lược đào tạo của nhà trường hiện nay là đào tạo ra những con người sáng tạo, đào tạo theo phương châm: "Dạy biết, dạy làm người,
  3. dạy hòa nhập". Như chúng ta đã biết, năm học 2012-2013 là năm học thứ 7 thực hiện cuộc vận động "Hai không " với 4 Nội dung, "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với việc vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp". Mặt khác, là năm học thứ năm thực hiện chỉ số 40/CT-BGD&ĐT ngày 22/07/2008 về việc phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Từ các phong trào lớn nêu trên ta thấy rõ hơn về mặt giáo dục ngày càng được toàn xã hội quan tâm hơn. Trên thực tế Trường mầm non Phong Lạc của tôi phụ trách được thành lập gần 5 năm. Trong điều kiện xã nghèo nàn mới thành lập đang bước dần những bước vào xây dựng cơ sở hạ tầng: Chưa có đất, mặt bằng để xây dựng trường mầm non khang trang đẹp đẽ trên xã. Để thực hiện công tác giáo dục mầm non trên địa bàn xã phải mượn các phòng học của trường Tiểu học được xây dựng quá lâu nay đã xuống cấp trầm trọng để dạy các cháu, trang thiết bị dạy học còn gặp khó khăn thiếu thốn,......nhà vệ sinh của trẻ không có, nguồn nhân lực hạn hẹp, trước và sau các phòng học là những cái mương sâu hoắm, bẩn, đối với các bậc phụ huynh khi gởi trẻ đến trường vẫn chưa an tâm cho lắm vì trẻ thì đông, nhỏ, khá nghịch ngợm, cô giáo ít, thiếu chưa đảm bảo đủ ở các lớp, con em mình đi vệ sinh ở đâu nếu chúng có nhu cầu, vv...Mọi thứ khó khăn diễn ra trước mặt đối với chúng tôi toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường chỉ luôn khao khát mơ ước nhỏ nhoi rằng ước gì có nhà vệ sinh tạm, ước gì mương này được lấp cát, ước gì có được một sân chơi nhỏ cho bọn trẻ có thể được vui đùa hít thở không khí trong lành mỗi
  4. buổi sáng tập thể dục ở trường và làm thế nào để có điều kiện giáo dục các cháu biết trồng và chăm sóc cây xanh trong cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, làm thế nào để giáo dục các cháu qua việc nhặt rác xung qanh trường nhằm hướng các cháu yêu lao động góp phần bảo vệ môi trường thông qua những việc làm, hành động cụ thể. Muốn đạt được mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ nêu trên, bản thân tôi mới được chuyển về phụ trách trường mầm non Phong Lạc, đứng trước điều kiện hoàn cảnh khó khăn riêng của trường và khó khăn chung của địa phương xã Phong Lạc, Tôi xác định rõ vai trò và trách nhiệm của người làm công tác quản lý được Đảng và nhân dân giao phó. Thiết nghĩ làm cách nào để góp phần thực hiện thắng lợi mục đặt ra của toàn xã hội trong tình hình thực tế hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trước mắt. Tôi liền bắt đầu từng công việc “ Làm thế nào để góp phần cải tạo bổ sung cơ sở vật chất trường học” để các em nhỏ được đến trường học an toàn hơn chăm sóc chu đáo hơn, các cô giáo làm nhiệm vụ công tác cảm thấy phấn khởi hơn, cha mẹ trẻ an tâm hơn khi con họ được học tập trong môi trường khá thân thiện trong điều kiện khó khăn hiện nay của xã Phong Lạc, Mặt khác kinh phí nhà nước đầu cho địa phương, cho ngành còn gặp nhiều thiếu thốn...Không dừng lại ở chỗ “ Lực bất tòng tâm”, chờ đợi sự đầu tư bổ sung hỗ trợ kinh phí để chỉnh trang xây dựng lại cơ sở vật chất sẵn có ở địa phương Tôi liền cùng với tập thể bắt tay vào công việc ddó là vận động mọi người, mọi nhà trên địa bàn xã tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục. Chỉ có cách này mới cải thiện được cơ sở vật chất trường tôi đang đóng. Nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2012-2013 nói riêng và trong những năm học tiếp theo, trong điều kiện vẫn chưa xây dựng được trường mầm non trên địa bàn xã.
  5. Vậy, làm thế nào để cải tạo - bổ sung cơ sở vật chất của trường mầm non Phong Lạc trong điều kiện thực tế đang gặp rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ nhằm thu hút được trẻ đến trường trong khi trường được thành lập trong điều kiện chưa có trường riêng mà còn tạm bợ học nhờ trường tiểu học, phòng học thì xuống cấp, nền nhà thì nước ngập, bàn ghế thì không, mọi thứ đều thiếu thốn….. Qua bài viết sáng kiến này tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã làm và mang lại hiệu quả tuy không lớn lao so với các địa phương khác thế nhưng, những việc Tôi đã làm, Tôi thấy rất tâm đắc và muốn chia sẽ tìm hiểu rõ vai trò của cán bộ quản lý trong công tác vận động xã hội hóa giáo dục nhằm xây dựng cơ sở vật chất nhà trường nói chung, của trường Mầm non Phong Lạc nói riêng nên tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của mình đó là: “Một số biện pháp thực hiện vận động xã hội hóa giáo dục trong việc nâng cấp cơ sở vật của trường mầm non Phong Lạc” A / Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo đi sâu đi sát của cấp lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Trần Văn Thời. - Được sự giúp đỡ của Đảng Ủy, chính quyền UBND xã Phong Lạc. - Cùng với chính quyền địa phương và Ban đại diện cha mẹ trẻ em trên địa bàn trường đóng. - Sự đồng tâm hiệp lực của cán bộ giáo viên nhà trường. - Nhân dân đa số đồng tình ủng hộ. B / Khó khăn: - Cơ sở vật chất nhà trường không có.
  6. - Hiện tại đang mượn phòng học của hai trường Tiểu học Phong Lạc. - Đời sống nhân dân trên địa bàn trường đóng còn nghèo khó do chuyển dịch cơ cấu lúa tôm không phát triển. PHẦN THỨ II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Sau đây tôi xin nêu vài công việc đã thực hiện nhằm góp phần vào thực hiện vận động xã hội hóa giáo dục trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, tạo điều kiện tốt cho đầu năm học 2012- 2013.Trước hết cần phải xác định rõ: 1/ Vai trò của các cấp lãnh đạo PGD-UBND xã và Ban đại diện cha mẹ trẻ em. Xác định người quản lý đóng vai trò chủ đạo, thì vai trò của các lực lượng xã hội và các mạnh thường quân cũng không kém phần quan trọng trong việc vận động xã hội hóa giáo dục trong việc nâng cấp cơ sở vật chất nhà trường. 2/ Xác định vai trò chủ đạo của việc thực hiện công tác vận động xã hội hóa giáo dục trong việc quản lý cơ sở vật chất: Tôi thiết nghĩ, cơ sở vật chất là người bạn song hành, là mối quan hệ thiết lập thân ái, chan hòa cho việc dạy và học của cô giáo và các cháu Mầm non. Nếu cơ sở vật chất đầy đủ, ổn định chính là nguồn động viên, khuyến khích cho cô giáo có tinh thần thoải mái. Môi trường, điều kiện làm việc của mỗi con người cũng quan trọng không kém như gia đình tổ ấm của họ “ Có an cư mới lạc nghiệp” luôn đề cao lòng tự tự tin, phấn khởi, tự giác, không bị gò ép, lo lắng bởi các tai nạn luôn rình rập nếu giáo viên sơ sẩy trong
  7. buổi dạy trên lớp. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy tạo điều kiện hăng say trong học tập của các cháu trẻ thơ. Nếu cơ sở vật chất không đảm bảo thì ngược lại hiệu quả của các phong trào: Cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện”, cuộc vận động tất cả vì môi trường “Xanh – Sạch –đẹp” cũng không cao. Qua điều này ta càng thấy rõ hơn cơ sở vật chất nhà trường, chính là chỗ dựa của cán bộ giáo viên và học sinh. Đó chính là giải quyết một phần khó khăn vướng mắc của giáo viên trong giờ lên lớp. Người quản lý cần phải đặt niềm tin của mình vào giáo viên để cho họ hiểu rõ và hỗ trợ được lý tưởng, quan điểm của mình. Điều quan trọng nhất là sự ủng hộ và sự đồng tình của đồng chí, đồng nghiệp, nhân dân toàn xã hội ... tôi tin rằng chắc chắn sẽ thành công. Vì vậy trong công tác tổ chức ngay từ đầu năm học. Qua khảo sát và nhận định các mặt hoạt động của trường sắp tới, Tôi lập kế hoạch tham mưu cùng chính quyền địa phương và lãnh đạo các cấp xin kinh phí cũng như việc vận động nguồn kinh phí trong nhân dân (Qua Hội khuyến học, Ban đại diện cha mẹ trẻ em) để hỗ trợ thêm một phần kinh phí cho hoạt động khen thưởng vận động các cháu đến trường, ủng hộ làm lại nền phòng học …. Làm thế nào việc sửa chữa và trang bị phòng học cho trẻ sạch sẽ trong khi cơ sở vật chất chưa có nhằm đảm bảo khâu chăm sóc giáo dục trẻ trong tình hình hiện nay một số dịch bệnh đang có hướng bùng phát mạnh, hợp với lòng dân thật sự đi vào lòng dân, họ hiểu được công tác đóng góp ủng hộ về tinh thần, vật chất cũng như ngày công lao động sửa chữa tôn tạo, chính là tự phục vụ cho công tác dạy và học góp phần
  8. cho con em họ. Sau khi đề xuất kế hoạch cùng với các cấp lãnh đạo, tôi được sự hỗ trợ kịp thời về tinh thần của cấp lãnh đạo Phòng Giáo dục huyện Trần Văn Thời, tạo điều kiện cho phép vận động xã hội hóa giáo dục để sửa chữa kịp thời các phòng học xuống cấp nặng ở 2 điểm trường mượn. Qua sự kết hợp cùng với Ban đại diện cha mẹ trẻ em, xin ý kiến của lãnh đạo UBND xã Phong Lạc, thống nhất cho phép Ban đại diện cha mẹ trẻ em kết hợp với nhà trường thực hiện công tác vận động xã hội hóa giáo dục trong việc nâng cấp cơ sở vật chất của trương mầm non Phong Lạc. Cụ thể tiến hành vận động xin tiền từ các mạnh thường quân trong địa bàn trường, vận động sự ủng hộ đóng góp: ai có tiền thì cho tiền, ai khó khăn thì ủng hộ ngày công lao động cùng với cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường tham gia xây dựng sữa chữa trường lớp. Xin hỗ trợ kinh phí Ban đại diện cha mẹ trẻ em để tạo tiền đề cho sự động viên khen thưởng kịp thời cho giáo viên và học sinh qua các phong trào, hội thi của cô và trẻ. Thông qua Đại Hội Ban đại diện cha mẹ trẻ em đầu năm, trường nêu ý kiến làm lại nền phòng học, vì mùa mưa dơ bẩn, nước dâng lên, ẩm thấp cô và trẻ không thể tiến hành dạy và học được. Trước và sau các phòng học là mương nước sâu rất nguy hiểm nếu không may trẻ đi tiêu tiểu đùa nghịch rơi xuống nước. Đây là khó khăn lớn nhất trong công tác chăm sóc trẻ của trường mầm non Phong Lạc là phòng tránh tai nạn đuối nước cho trẻ trong nhà trường. Mặt khác không có chỗ cho trẻ đi tiêu tiểu hợp vệ sinh do làm lộ cao nên nhà vệ sinh hư không có chỗ thoát nước nên nhà vệ sinh không còn xài được. Thấu hiểu nỗi khó khăn trên, mỗi gia đình học sinh tham gia đóng góp 20.000 đ/1 em để
  9. mua vật liệu làm lại nền phòng học, nhà vệ sinh. Giáo viên nhà trường ủng hộ mỗi người 100.000đ, tham gia lao động làm hồ, xin cây ván làm thêm hàng rào cây để trẻ được an toàn hơn..., Các mạnh thường quân ủng hộ mua vật liệu: cát lấp, cát xây, đá, xi măng...tổng giá trị trên 50.000.000 triệu đồng. Qua ý kiến của trường, vì tinh thần trách nhiệm của các bậc cha mẹ trẻ em và giáo viên, cộng đồng dân cư trên địa bàn trường đóng, đồng tình ủng hộ thống nhất rất cao. Tạo điều kiện sữa chữa tôn tạo lại cơ sở vật chất cho các cháu đến lớp sạch sẽ và đạt mục tiêu chung. Tuy nhiên không phải cuộc vận động nào cũng được toàn dân ủng hộ, nhưng với lòng quyết tâm động viên, vận động kịp thời mang lại lợi ích chung cho tập thể đã đạt hiệu quả khá khả quan. Cũng từ tính chất phối hợp qua họp Hội đồng sư phạm, nhà trường phân công từng đồng chí giáo viên, tham gia trồng cây gây bóng mát cho trường, bên cạnh đó trồng thêm cây cảnh, cây lấy gỗ.....và giao việc bảo quản cây xanh vào mùa khô, như tưới nước, rào cây ....cho từng đồng chí ở từng điểm trường. Thực hiện tốt chỉ thị số 40/2008 CT- BGD&ĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Cũng như tạo mặt bằng cho việc xây dựng trường cơ bản, trường đã vận động trong dân bán đất với giá phải chăng theo quy định và tiến hành kết hợp cùng địa chính cấp xã đo đạc, lập hồ sơ chuẩn bị mặt bằng xây dựng trường. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng trường theo chỉ tiêu năm 2013 của Phòng Giáo Dục huyện Trần Văn Thời dự kiến trường sẽ xây xong trong tháng 9/2013 bước vào năm học mới 2013-2014. Qua sự nhận thức đúng đắn của các đoàn thể, nhân dân. Sự đồng tâm hiệp lực
  10. đóng góp thiết thực của toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trường Mầm non Phong Lạc nói riêng. Có đổi mới hay không chính là vai trò tham mưu cùng các cấp, các ngành, đoàn thể, các mạnh thường quân và toàn thể nhân dân. PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN Qua thời gian phối hợp tham mưu, vận động và giao nhiệm vụ cho từng bộ phận. Công tác vận động xã hội hóa giáo dục trong việc nâng cấp cơ sở vật chất của trường mầm non Phong Lạc đạt được số kết quả đáng khả quan như sau: Tổng kinh phí vận động quyên góp được trên 60.000.000đ cụ thể: - UBND xã vận động làm nhà để xe cho giáo viên và khách đến liên hệ làm việc trị giá 3.000.000đồng. - Ban đại diện cha mẹ trẻ em 5.000.000 đồng và ngày công lao động. + Ủng hộ 100 cây tràm, 4 cây quạt. - Nhân dân trên địa bàn xã quyên góp ủng hộ 2.000.000đồng. + Một số cây ván làm cầu cho trẻ đi qua nhà vệ sinh. - Bộ phận tài chính kế toán của xã ủng hộ 1 cây quạt trị giá 380.000đ - Các mạnh thường quân đóng góp được trên 50.000.000 đồng (mua vật liệu làm sân, nền phòng học). - Tập thể cán bộ giáo viên nhân viên ủng hộ 700.000đ - Tập thể cán bộ giáo viên trồng cây được tất cả các điểm trường và giao cho học
  11. sinh từng điểm trường bảo quản, chăm sóc vào mùa khô. Bên cạnh đó mỗi giáo viên chuẩn bị thêm 2 cây cảnh để trồng cây vào điểm trường mới. - Kết hợp với các đoàn thể, chính quyền các cấp vận động tạo mặt bằng để xây dựng điểm trường mới tổng điện tích 3000 m2. Tổng số tiền vận động quyên góp xã hội hóa giáo dục trên đã sử dụng để mua vật liệu xây dựng, Cụ thể: San lấp được mương phía trước trường tạo được sân chơi cho trẻ chơi và hoạt động trong các buổi học, bên cạnh đó xây được 5 bồn kiểng giao cho các lớp mỗi lớp một bồn có nhiệm vụ trồng và chăm sóc cây kiểng mỗi ngày góp phần xây dựng môi trường xanh sạch đẹp và thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện. Làm được nhà để xe cho giáo viên và phụ huynh đến đón con hoặc khách đến liên hệ làm việc. Đóng hàng rào bao bọc xung quanh trường góp phần đảm bảo an toàn cho trẻ. Nền các phòng học được nâng lên cao không còn ngập nước, ẩm thấp. Làm và trồng được vườn kiểng, vườn rau, vườn hoa cho chác cháu tham quan học tập và tham gia chăm sóc bảo vệ. Nâng cấp được nhà vệ sinh cho cô và trẻ khi có nhu cầu. Tóm lại, người cán bộ quản lý phải biết thời điểm khơi gợi, vận động để các mạnh thường quân thấy được những ưu nhược điểm, chứng minh cụ thể thì công tác vận động xã hội hóa phục vụ cho giáo dục ngày càng được phát triển lên tầm cao mới.
  12. Nguyễn Thị Mai Hiệu trưởng Trường mầm non Phong Lạc, TVT, CM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2