SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI LỚP MẦM 1<br />
TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA YÊU THÍCH HỌC <br />
CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC <br />
<br />
<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Lý do lý luận<br />
Trẻ em là tương lai của đất nước, một đất nước muốn phồn thịnh, dân <br />
giàu nước mạnh thì chúng ta phải biết quan tâm đầu tư cho thế hệ trẻ với <br />
mong muốn một cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp vậy mỗi một cá nhân hãy <br />
chung tay cùng toàn xã hội quan tâm tới giáo dục từ ngay bây giờ, ngay lúc này <br />
để ươm mầm ra những con người toàn diện cả về nhận thức và nhân cách để <br />
gánh vác sự nghiệp của dân tộc.<br />
Đảng và nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm, đầu tư cho nền giáo dục <br />
của nước nhà nói chung và nền giáo dục mầm non nói riêng đúng như vậy <br />
bậc học mầm non là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho trẻ phát <br />
triển cả về nhân cách lẫn con người toàn diện cho một xã hội phát triển. <br />
Lý do thực tiễn<br />
Trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi là một cột mốc quan trọng trong những năm <br />
đầu đời vì giai đoạn này trẻ có khả năng ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ tiến <br />
nhanh vượt bậc và cụ thể là:<br />
Hiểu được hầu hết các từ nói được<br />
Có thể nghe câu chuyện 1015 phút.<br />
Nói được tên và tuổi của mình.<br />
Nói được từ khoảng 250 đến 500 từ<br />
Vì lí do đó mà cần cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học khi trẻ 3 <br />
4 tuổi đóng vai trò tích cực cả về phát triển nhận thức cũng như ngôn ngữ.<br />
Những năm gần đây giáo dục không ngừng đổi mới và phát triển mạnh <br />
mẽ, trẻ được học bài bản và đầu tư kĩ lưỡng ngay từ khi lọt lòng, trẻ được <br />
học hát, học đọc, học kể chuyện và làm quen với những kĩ năng ban đầu <br />
những kĩ năng này sẽ được hình thành cho trẻ và là bước đệm đầu tiên theo <br />
trẻ cho đến hết cuộc đời. Như chúng ta đã biết trẻ 3 4 tuổi là giai đoạn trẻ <br />
<br />
1<br />
phát triển mạnh mẽ về ngôn ngữ, ở giai đoạn này vốn từ của trẻ tăng lên <br />
đáng kể và những người thầy đầu tiên của trẻ là ông bà bố mẹ và cô giáo, <br />
nhu cầu được nói được giao tiếp và được mở rộng vốn từ của trẻ là không <br />
ngừng nghỉ chính vậy môi trường giáo dục cho trẻ ở nhà trường kết hợp cùng <br />
gia đình là môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ.<br />
Giáo dục ở nước ta là nền giáo dục một cách toàn diện nhằm hình <br />
thành nhân cách của một con người cũng như phát triển toàn diện về năm <br />
mặt, đức trí – thể mĩ – lao động. Trong quá trình hình thành nhân cách toàn <br />
diện cho trẻ thì các tác phẩm văn học cũng đóng vai trò đáng kể trong việc <br />
giáo dục trẻ như chúng ta đã biết văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ <br />
được tiếp xúc từ rất sớm ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã được làm quen với những <br />
giai điệu nhẹ nhàng, êm ái, thiết tha của những câu hát ru của bà của mẹ, lớn <br />
hơn một chút các em lại được biết tới những câu chuyện dân gian, các tác <br />
phẩm thơ, văn. Các tác phẩm này đã từng bước gieo vào lòng trẻ tình cảm yêu <br />
mến thế giới xung quanh, lòng yêu thương đồng loại, lòng trắc ẩn với các sự <br />
việc xảy ra xung quanh và giúp trẻ có thêm kiến thức hiểu biết về truyền <br />
thống dân tộc.<br />
Ngày nay những hình vi đạo đức ngày càng tha hóa, đảo lộn trong xã <br />
hội, xã hội trở lên khó phân biệt giữa cái tốt và cái xấu, giữa trắng và đen <br />
bản thân trẻ chưa hiểu hết được các vấn đề cũng như phân biệt được việc <br />
cần và nên làm .Vậy việc giáo dục trẻ qua các tác phẩm văn học, những câu <br />
truyện cổ tích để trẻ biết yêu thêm quê hương đất nước, yêu những người <br />
gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống là một việc làm cần thiết ngoài ra <br />
việc giáo dục trẻ bằng các tác phẩm văn học cũng mang lại những hiệu quả <br />
tốt vì trẻ sẽ thấy các nhân vật trong các câu chuyện luôn gần gũi với mình từ <br />
đó trẻ sẽ yêu thích thêm các tác phẩm văn học cũng như các tác phẩm văn học <br />
đã đến gần hơn với trẻ.<br />
Ngoài ra các tác phẩm văn học còn giúp trẻ yêu thích hào hứng và có <br />
nhu cầu tham gia vào các hoạt động nghệ thuật cũng như góp phần phát <br />
triển ngôn ngữ của trẻ, dạy trẻ phát âm chính xác các âm tiết của tiếng mẹ <br />
đẻ, hiểu được sự phong phú của tiếng Việt thông qua các tác phẩm mà trẻ <br />
được học… văn học còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển khả năng sử dụng <br />
ngôn ngữ mạch lạc khi tham gia vào quá trình giao tiếp.<br />
Cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học từ khi trẻ 3 4 tuổi mở rộng <br />
vốn từ cho trẻ, qua việc đọc thơ nghe kể chuyện trẻ được làm quen với các <br />
từ vựng mới qua đó phát triển ngôn ngữ nhanh hơn nhiều gia đình Việt hiện <br />
nay cho con em mình tiếp cận với máy tính, điện thoại từ rất sơm trẻ từ <br />
<br />
2<br />
mười mấy tháng đã xem điện thoại, coi tivi đó là một cản trở cho việc phát <br />
triển ngôn ngữ ở trẻ ngoài ra cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học từ <br />
khi còn học mẫu giáo đó chính là trẻ được đến với thế giới nhân văn, đạo <br />
đức từ đó hướng trẻ tới chân – thiện – mĩ của những giá trị cao đẹp ngày nay.<br />
Đối tượng nghiên cứu trẻ 3 – 4 tuổi lớp Mầm 1 Trường Mầm Non <br />
Krông Ana : Gồm 25 trẻ.<br />
Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp Mầm 1 giai đoạn bắt đầu thực <br />
nghiệm nghiên cứu từ tháng 4 năm 2018 đến hết tháng 3 năm 2019.<br />
Tóm lại việc cho trẻ tiếp xúc và làm quen các tác phẩm văn học từ bậc <br />
học mầm non là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của trẻ <br />
cả về ngôn ngữ lẫn nhận thức xuất phát từ thực tiễn quan trọng đó và một <br />
thời gian nghiên cứu và khảo nghiệm tôi nhận thấy được tầm quan trọng <br />
cũng như những lợi ích mang lại cho trẻ cho nên tôi đã chọn đề tài để nghiên <br />
cứu.<br />
II. Mục đích nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu đề tài nói trên nhằm giải quyết những thực trạng <br />
hiện nay trong giáo dục là chưa quan tâm chú trọng nhiều vào việc cho trẻ <br />
làm quen các tác phẩm văn học hơn thế nữa là việc ứng dụng và phát huy <br />
việc dạy học hiệu quả linh động trong các tiết học để đem lại kết quả tốt <br />
hơn cho môn học này.<br />
Trong các tài liệu nghiên cứu khoa học của các nhà sư phạm đầu nghành <br />
đều đã khẳng định văn học là hoạt động học rất quan trọng và là phương tiện <br />
chủ đạo phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động cho <br />
trẻ làm quen với các tác phẩm văn học giúp trẻ có đủ vốn từ trong giao tiếp <br />
hằng ngày và nhờ được tiếp xúc với các tác phẩm văn học trẻ nhận thức <br />
được mô tả được các sự vật hiện tượng xung quanh gần gũi với trẻ qua đó <br />
trẻ cảm nhận và thêm yêu quý thiên nhiên, yêu quý quê hương gia đình mình.<br />
Cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học cũng chỉ ra được những giá <br />
trị nghệ thuật, giá trị nhân cách và sự rung động hứng thú với các tác phẩm <br />
văn học cũng mang lại cho trẻ những giá trị đạo đức cao cả mà thế giới xung <br />
quanh trẻ thể hiện và từ đó những giá trị thiết thực, ý nghĩa trong cuộc sống <br />
hàng ngày được trẻ ghi nhớ, tiếp thu và tái hiện lại đó chính là sự phản ánh <br />
lại cuộc sống hiện thực mà bộ môn hướng tới.<br />
Thơ ca, chuyện kể cũng là một loại hình nghệ thuật việc cho trẻ làm <br />
quen và tiếp cận loại hình nghệ thuật này từ rất sớm cũng là tiền đề cho trẻ <br />
yêu thích các loại hình nghệ thuật khác cũng như việc phát hiện năng khiếu <br />
3<br />
từ sớm của trẻ để có những định hướng cho tương lai tốt hơn.<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Ngôn ngữ ra đời được coi là một tất yếu của xã hội để đáp ứng nhu <br />
cầu cuộc sống con người mà biểu hiện cụ thể ở đây là con người giao tiếp <br />
với nhau. Đối với mỗi cá nhân thì ngôn ngữ được xem như là yếu tố quan <br />
trọng, được phát triển qua quá trình đúc rút kinh nghiệm những hành động <br />
nghe, nói và hiểu để tiếp thu một cách dễ dàng ngay từ khi con người được <br />
sinh ra và việc phát triển ngôn ngữ sẽ giúp cho tư duy ngày càng tiến bộ. Đây <br />
được xem là phương tiện nhằm giáo dục trẻ một cách toàn diện về nhân cách <br />
và đạo đức.<br />
Khi mới bắt đầu tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ trẻ chỉ mới bắt đầu hiểu <br />
những từ quen thuộc và riêng lẻ sau đó một số trẻ sẽ tập nói lặp lại sau khi <br />
được người lớn nói nhưng bên cạnh đó một số trẻ chỉ trả lời phi ngôn ngữ <br />
hay những đáp án trả lời là có hoặc không, một số trẻ khác lại chọn cho mình <br />
cách im lặng nếu như vậy ngôn ngữ của trẻ không phát triển mà nếu có phát <br />
triển thì sẽ không đa dạng, phong phú.<br />
Chính vậy các nghiên cứu về ngôn ngữ đã khẳng định sự phát triển <br />
ngôn ngữ ngắn liền với sự phát triển tư duy của trẻ em giúp trẻ nhận thức <br />
thế giới bên ngoài vì thế chúng ta luôn thấy trẻ 3 – 4 tuổi luôn xuất hiện câu <br />
hỏi “Tại sao ?”<br />
“Vì sao” qua điều này khẳng định việc phát triển ngôn ngữ của trẻ nhanh hay <br />
chậm phần nào đó tùy thuộc vào điều kiện sống quan hệ giao tiếp với mọi <br />
người xung quanh.<br />
Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành cho trẻ những <br />
tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ phát triển trí tưởng <br />
tượng như lòng yêu thiên nhiên cỏ, cây, hoa lá, lòng kính trọng yêu thương <br />
những người gần gũi và giúp đỡ những người xung quanh như ông, bà , bố, <br />
mẹ, cô giáo…<br />
Thông qua hoạt động này trẻ tái tạo sáng tạo thêm những tình tiết của <br />
tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với lứa tuổi, việc trẻ làm quen với các <br />
tác phẩm văn học giúp trẻ thuộc thơ, kể lại được những câu chuyện làm <br />
được như vậy là chúng ta đã đạt được mục đích của môn học. <br />
Làm quen văn học bản thân tôi đã nghiên cứu, suy nghĩ, lựa chọn những <br />
phương pháp, biện pháp linh hoạt để hướng dẫn trẻ vào hoạt động một cách <br />
tốt nhất cũng như đối với bản thân tôi trong các môn học cho trẻ làm quen ở <br />
bậc học mầm non thì môn làm quen văn học tôi nhận thấy các trẻ còn yếu, <br />
4<br />
trẻ chỉ đọc thơ, kể chuyện theo bản năng nhưng chưa thấy được cái hay, cái <br />
đẹp và ý nghĩa thực thụ của mỗi tác phẩm mà trẻ được làm quen. Đứng trước <br />
tình hình đó, bản thân tôi luôn trăn trở một suy nghĩ là mình phải có biện pháp <br />
thế nào để trẻ thêm yêu các tác phẩm văn học cũng như yêu tiếng Việt.<br />
II. Thực trạng vấn đề: <br />
Trong thực tế việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học chỉ mang <br />
tính chất đáp ứng đủ chương trình mà chưa chú ý nhiều đến việc cảm thụ <br />
văn học cũng như sự yêu thích môn học thực thụ mà chỉ là những hình thức <br />
đối phó với cách dạy cũ, chưa sáng tạo, chưa có độ mở cho các tiết dạy.<br />
Trẻ mẫu giáo hầu như tiếp nhận các tác phẩm văn học thường phải <br />
qua trung gian là cô giáo (ở trường) và người lớn ở nhà như: ông, bà, bố mẹ <br />
trong khi đó các phẩm văn học là một bản nghệ thuật ngôn ngữ nên việc cảm <br />
thụ tác phẩm văn học đối với trẻ gặp nhiều khó khăn.<br />
Giáo viên đứng lớp đã chú trọng đầu tư vào các tiết dạy môn làm quen <br />
văn học khoa học hơn áp dụng nhiều phương pháp dạy học linh hoạt cũng <br />
như cho trẻ đọc thơ, kể chuyện dưới nhiều hình thức hấp dẫn nhưng giáo <br />
viên chưa cho trẻ tham gia vào hoạt động trải nghiệm đóng kịch nhiều vì ngại <br />
rườm rà, tốn công bày cho trẻ thế nên các tiết kể chuyện phần nào đó đã bị <br />
giảm đi tính hấp dẫn mà thay vào đó là sự nhàm chán.<br />
Ngoài ra giáo viên còn rập khuôn, máy móc chưa có sáng tạo trong việc <br />
chuyển thể từ chuyện kể sang sân khấu kịch để tạo ra tính kịch tính, bất ngờ <br />
cho các câu chuyện và giáo viên đọc lời thoại lời dẫn chuyện dài dòng làm <br />
cho câu chuyện kém đi tính hấp dẫn… và hạn chế lớn ở người giáo viên dẫn <br />
truyện là ở chỗ đôi khi giọng đọc khô khan không cuốn hút trẻ ngay cả khi cô <br />
đọc và dẫn chuyện đến tình huống ngay cấn của câu chuyện thì ánh mắt cử <br />
chỉ điệu bộ của cô giáo lại chưa phù hợp chưa làm toát lên được thông điệp <br />
của các nhân vật muốn hướng tới.<br />
Khi cho trẻ cảm thụ một tác phẩm văn học cô giáo chưa chú trọng <br />
nhiều vào công tác làm đồ dùng, âm thanh, tiếng động để làm nội bật lên <br />
được nội dung và ý tưởng mà câu chuyện, bài thơ muốn mang lại ngoài ra <br />
nhiều trường hợp khách quan từ giáo viên là cắt xén chương trình bỏ qua <br />
những tiết dạy bài bản để cung cấp lượng kiến thức cho trẻ thay vào đó là sự <br />
sơ sài, đại khái.<br />
Khó khăn không nhỏ nữa đến từ cha mẹ học sinh chưa có ý thức quan <br />
tâm đúng mực tới con em của mình họ vẫn chưa thực sự đầu tư cho trẻ từ lứa <br />
tuổi mầm non và những suy nghĩ đã ăn mòn vào những nếp nghĩ từ xa xưa là <br />
<br />
5<br />
học mầm non chủ yếu là chơi tự do và như vậy đã làm mất đi những nề nếp, <br />
khuôn khổ trong thời gian trẻ ở trường với cô và các bạn.<br />
Một yếu tố chủ quan nữa đến từ các bậc phụ huynh không hề nhỏ đó <br />
chính là việc ở trên lớp giáo viên chủ nhiệm đã dạy trẻ về tấm gương đạo <br />
đức qua các tiết học đọc văn thơ, kể chuyện nhưng về nhà phụ huynh lại <br />
không thường xuyên nhắc nhở giáo dục trẻ theo những hình mẫu mà cô đã <br />
nêu ra và tưởng trừng như chỉ là đơn giản vô hại nhưng đã tạo ra sự ngăn cản <br />
cũng như ranh giới giữa lời nói của cô và gia đình trẻ. Vậy phụ huynh phải <br />
thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm cũng như nắm bắt được tình <br />
hình học của trẻ ở trường hàng ngày, hàng tuần để có biện pháp giáo dục phù <br />
hợp đồng bộ mang lại hiệu quả cao hơn.<br />
Mặc dù lớp học đã được trường và phòng giáo dục quan tâm cũng như <br />
huyện đã đầu tư cho cơ sở vật chất nhưng trang thiết bị dạy và học còn thiếu <br />
thốn nhiều do đó để đầu tư cho một tiết dạy thực sự có hiệu quả cũng như <br />
đem lại kết quả tốt thì chưa được nhiều.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
1. Giải pháp 1: Đầu tư vào tiết dạy, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đẹp <br />
mắt, kích thích, hấp dẫn trẻ cũng như tạo môi trường cho trẻ hoạt <br />
động.<br />
Trẻ mầm non đặc điểm tâm sinh lý khi học dễ nhớ nhưng cũng dễ quên <br />
vì thế những gì giáo viên dạy cho trẻ cần được nhắc thường xuyên và làm <br />
quen nhiều lần , hơn thế trẻ mẫu giáo tư duy trực quan sinh động phát triển <br />
mạnh mẽ cái gì đẹp, hấp dẫn trẻ sẽ làm trẻ kích thích chú ý vào đối tượng đó <br />
lâu dài. Một tiết dạy làm quen văn học chỉ đạt hiệu quả trên trẻ tốt nhất khi <br />
trẻ ghi nhớ yêu thích các tác phẩm nói trên.<br />
Vậy để giải quyết vấn đề này thì biện pháp cần làm là cô đầu tư đồ <br />
dùng dạy học, đồ chơi đẹp mắt trẻ hứng thú, cô không cần phải chọn những <br />
đồ dùng đồ chơi khó tìm, tốn tiền mà chỉ cần tự tạo ra những đồ dùng đồ <br />
chơi có sẵn tại địa phương làm phương tiện dạy học hiệu quả và gần gũi. Sự <br />
sáng tạo của giáo viên trong việc cung cấp phương tiện dạy học như tranh <br />
ảnh , hình ảnh thật, rối tay từ vải để cho tiết dạy thêm phong phú.<br />
Ví dụ: Trong tiết dạy chuyện “ Chiếc đầu máy xe lửa tốt bụng”<br />
Với tiết chuyện này câu chuyện dài và khó nhớ trẻ sẽ không thật sự tập <br />
trung nếu cô chỉ sử dụng hình thức kể chuyện diễn cảm, điệu bộ quen thuộc <br />
nhưng nếu cô sử dụng các hộp sữa đã uống hết hàng ngày của trẻ làm những <br />
<br />
6<br />
toa tàu cũng như dùng giấy màu dán lên với nhiều màu sắc sặc sỡ để làm <br />
phương tiện kể chuyện thì trẻ sẽ thích thú kể theo mô hình và qua đó cô cũng <br />
giáo dục các giá trị đạo đức đến trẻ là phải biết giúp đỡ người khác trong <br />
hoàn cảnh khó khăn như vậy mỗi câu chuyện cô giáo dạy cho trẻ là một bài <br />
học đạo đức thiết thực nhất,ý nghĩa nhất cũng như thông qua việc tận dụng <br />
các hộp sữa dùng rồi chúng ta dạy trẻ biết tiết kiệm, biết sử dụng nguyên vật <br />
liệu tái chế. Trẻ sẽ không thể nhớ cũng như không để tâm mấy nếu những <br />
bài học đạo đức đó được dạy theo kiểu truyền thống từ trước tới giờ cô <br />
giảng ở trên và trẻ nghe ở dưới, trẻ không phải là trọng tâm của tiết học như <br />
thế trẻ không lưu tâm và ghi nhớ lâu dài.<br />
Ví dụ: Câu chuyện “Chú Vịt xám”<br />
Tôi làm những chú vịt bằng những quả bóng trang trí mắt, mỏ, chân <br />
bằng <br />
nguyên vật liệu dễ kiếm (len, hột, hạt...)Mỗi một câu truyện tôi luôn luôn <br />
phải suy nghĩ, phải chuẩn bị đồ dạy như thế nào, khác với đồ dùng của tiết <br />
học trước để cho cháu lớp tôi chú ý tham gia vào giờ học. Với việc chuẩn bị <br />
đồ dùng chu đáo trước khi vào giờ dạy, tôi cảm thấy tự tin hơn. Trẻ lớp tôi <br />
hứng thú tham gia giờ học<br />
Ví dụ: Dạy trẻ thơ “Bắp cải xanh” lớp 3 – 4 tuổi<br />
Trong tiết dạy này trẻ sẽ thấy nhàm chán khi cô giáo chỉ cho trẻ đọc thơ <br />
suông nhưng trẻ sẽ rất hào hứng và vui vẻ khi cô cho trẻ được đọc thơ và làm <br />
quen với cái bắp cải xanh, ngoài viêc cô giáo lấy bắp cải làm phương tiện <br />
dạy học thì trẻ sẽ được trải nghiệm cuộc sống hằng ngày bằng việc dùng tay <br />
tách từng chiếc lá của bắp cải. Qua tiết dạy này giáo viên sử dụng một <br />
phương tiện dạy học nhưng đạt được hai mục đích. Thứ nhất trẻ đọc bài thơ <br />
bắp cải qua hình ảnh thực trẻ sẽ hứng thú hơn, hai là sử dụng bắp cải trẻ <br />
được thực hành cuộc sống, tách lá, nhạt rau… trẻ hứng khởi hơn rất nhiều <br />
những tiết dạy thông thường.<br />
Tóm lại việc sử dụng đồ dùng phục vụ tiết dạy môn làm quen văn học <br />
cô giáo có thể sử dụng đồ vật thật, hay đồ vật tự làm tùy thuộc vào từng đề <br />
tài cũng như nguyên vật liệu có sẵn tại lớp tại trường để lên tiết cho phù hợp <br />
và trẻ yêu thích, ưu tiên cho việc tận dụng đồ dùng đồ chơi có sự tái chế và <br />
nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương để giảm áp lực cho giáo viên khi <br />
lựa chon tiết dạy.<br />
Bên cạnh việc có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy biện pháp tối ưu <br />
không kém đó là tạo môi trường cho trẻ hoạt động bằng cách đưa các nhân <br />
vật của câu chuyện nổi bật vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày <br />
7<br />
và qua những hình ảnh đó trẻ có thể vận dụng vào kể chuyện sáng tạo theo ý <br />
tưởng sự hiểu biết của từng trẻ. <br />
Ví dụ: Để tạo môi trường cho trẻ được thường xuyên làm quen với các <br />
tác phẩm văn học cô giáo tổ chức các hội thi “Bé nào giỏi” thi đua đọc thơ to, <br />
thơ diễn cảm, thơ sáng tạo giữa các tổ, giữa các nhóm, giữa các cá nhân trẻ <br />
với nhau như vậy môi trường để trẻ thường xuyên đọc thơ, kể chuyện đã <br />
được cô giáo tận dụng hàng ngày ở trên lớp.<br />
Đối với các ngày mà trẻ không được học môn làm quen với các tác phẩm <br />
văn học thì tôi sẽ sử dụng bài thơ, câu ca dao, câu đố vào những môn học <br />
khác để dẫn dắt cho tiết học ngày hôm đó với mong muốn là trẻ được tiếp <br />
xúc cũng như làm quen với môn văn học nhiều hơn.<br />
Qua các tiết làm quen văn học cô giáo cũng lên chú trọng và khai thác vào <br />
kể truyện sáng tạo, khi trẻ kể truyện sáng tạo cô hướng dẫn cho trẻ các ngữ <br />
điệu ngắt nghỉ để truyền đạt thái độ tình cảm của trẻ dành cho các tác phẩm <br />
văn học. Những khi trẻ bắt chước kể chuyện là những lúc đó ngôn ngữ của <br />
trẻ phát triển mạnh mẽ vốn từ được làm giàu thêm và qua đó trẻ cảm nhận <br />
được ngôn ngữ của mẹ đẻ yêu thêm tiếng Việt.<br />
2. Giải pháp 2: Dùng phương pháp đọc, kể diễn cảm kèm theo hệ <br />
thống câu hỏi hấp dẫn. <br />
Một tiết dạy hay hấp dẫn thu hút trẻ khi cô giáo là người dẫn dắt và <br />
truyền thụ tác phẩm tới trẻ mà trẻ yêu thích hứng thú do vậy giáo viên cần cố <br />
gắng sử dụng một sắc thái giọng kể của mình làm phương tiện đọc kể biểu <br />
cảm khác nhau làm cho tác phẩm cất lên tiếng nói riêng tạo cho tác phẩm bức <br />
tranh tương ứng hấp dẫn đối với trẻ để làm được như vậy bản thân người <br />
giáo viên không ngừng học hỏi và sưu tầm những bài thơ câu chuyện mới để <br />
thường xuyên thay đổi nội dung giáo dục cho phù hợp với chủ điểm với bài <br />
dạy nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.<br />
Biện pháp đưa ra là : Các tiết dạy cho trẻ làm quen văn học tôi luôn cố <br />
gắng phân biệt giữa giọng đọc và giọng kể và cũng cố gắng nhập tâm vào tác <br />
phẩm để truyền tải những thông điệp mà tác phẩm muốn gửi ngắm nhắn <br />
nhủ cũng như việc kết hợp với giọng kể thì sắc thái, khuôn mặt, cử chỉ điệu <br />
bộ, ánh mắt cũng là phương tiện hỗ trợ tích cực cho cô giáo khi thực hiện tiết <br />
dạy.<br />
Ví dụ: Khi cô cho trẻ làm quen với tác phẩm “Chú dê đen” giáo viên cần <br />
lưu ý phân biệt rõ giữa các tuyến nhân vật như:<br />
Chú dê trắng thì giọng yếu ớt, run sợ, nói ngắt quãng, chân tay run sợ<br />
8<br />
Chú dê đen thì giọng đọc bình tĩnh , đanh thép, dáng vẻ oai phong.<br />
Giọng chó sói thì cần thay đổi theo hai tuyến nội dung như nói chuyện <br />
với dê trắng thì hống hách, quát nạt giữ tợn nhưng khi nói chuyện với dê đen <br />
thì giọng thay đổi liên tục từ quát nạt hống hách đến ngần ngừ, sợ sệt.<br />
Giáo viên khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học cũng cần phải <br />
tìm hiểu, nghiên cứu thật rõ nội dung của tác phẩm để khi thể hiện trước trẻ <br />
cô phải biết ngắt quãng, thay đổi giọng điệu để phù hợp với bài thơ,câu <br />
chuyện.<br />
Ví dụ: Bài thơ “Giữa vòng gió thơm”<br />
Trong bài thơ này cô cần thể hiện giọng đọc phù hợp như khi đọc tới câu <br />
thơ để cho bà ngủ thì giọng đọc của cô lên xuống nhẹ nhàng ra vẻ nhắc nhở <br />
để làm cho bài thơ thêm phần tình cảm.<br />
Việc sử dụng giọng đọc hay diễn cảm đóng vai trò quan trọng trong việc <br />
truyền thụ một tác phẩm văn học cũng như cô giáo cần linh hoạt trong các <br />
tiết học, sáng tạo để có thể tổ chức một tiết văn học thành những hội thi, <br />
thành những lễ hội biểu diễn để tạo sự mới mẻ cho tiết học cũng như sự <br />
mới lạ đối với trẻ thay vì tổ chức một tiết học với những hình thức cũ để làm <br />
được như vậy giáo viên không ngừng cố gắng học tập tìm tòi để tạo ra một <br />
tiết học hay mới lạ cho trẻ.<br />
Khi tiết dạy đã được đầu tư công phu thì một biện pháp bổ trợ cho các <br />
tiết dạy với đóng góp không nhỏ đó là hệ thống các câu hỏi hay, hấp dẫn, bất <br />
ngờ nhằm mục đích hệ thống lại câu chuyện để cho trẻ dễ nhớ và hiểu sâu <br />
sắc hơn về tác phẩm được làm quen. Để có được các câu hỏi hệ thống lại <br />
câu chuyện đòi hỏi giáo viên phải chú trọng vào nội dung để chắt lọc ra các <br />
câu hỏi mang tính khoa học nhưng lại phải gần gũi so với trẻ để trẻ dễ hiểu, <br />
dễ trả lời.<br />
Ví dụ: Trong bài thơ “Gà mẹ đếm con”<br />
Cô giáo có thể sử dụng hệ thống câu hỏi như sau:<br />
Các con vừa đọc bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?<br />
Gà mẹ đã làm gì để biết số con của mình?<br />
Đàn gà con tranh nhau nhặt cái gì?<br />
Vì sao Gà mẹ phải đếm lại con?<br />
Khi đi chơi không muốn bị lạc chúng ta phải làm gì?<br />
Với hệ thống câu hỏi đơn giản như vậy trẻ sẽ dễ trả lời cũng như trẻ <br />
khái quát lại được nội dung của bài thơ.<br />
<br />
9<br />
Một yếu tố quan trọng không kém để mang lại hiệu quả cho các câu <br />
hỏi đặt ra đó là việc cung cấp các câu hỏi mang tính bất ngờ, với các hình <br />
thức dạy học trước kia cô giáo đọc câu hỏi và trẻ trả lời thì bây giờ để mang <br />
câu hỏi tới trẻ ta sử dụng thêm các hình thức khác nhau như chia nhóm để trả <br />
lời câu hỏi, rung chuông vàng để trả lời câu hỏi, chọc bóng bay để lấy câu <br />
hỏi cho mình… dù sử dụng bất cứ hình thức nào nhưng cô giáo phải chú <br />
trọng nhiều vào sự tự chủ của trẻ khi lựa chọn trả lời nếu trẻ trả lời đúng <br />
hoặc sai thì chúng ta cũng luôn phải sự dụng hình thức động viên, khích lệ trẻ <br />
để trẻ tự tin cho các lần học tiếp theo.<br />
Để thực hiện giải pháp này chúng ta có nhiều biện pháp để dạy trẻ <br />
nhưng khi dạy trẻ làm quen các tác phẩm văn học yêu cầu cô giáo cần linh <br />
hoạt trong các tiết dạy để mang lại nhiều tác động tích cực đến công tác dạy <br />
và học của trẻ tại lớp.<br />
3. Giải pháp 3: Lồng ghép môn làm quen các tác phẩm văn học vào <br />
các môn học khác<br />
Môn làm quen văn học là môn học với lời kể diễn cảm, hấp dẫn đã làm <br />
rung động người nghe nhưng khi biết tích hợp cùng các môn học khác thì độ <br />
hấp dẫn và sáng tạo lại được tăng thêm phần cảm xúc vì nó làm thay đổi <br />
không khí, thay đổi trạng thái khi kể chuyện bằng những lời ca, ca dao câu đố <br />
từ đó chúng ta lồng ghép được nhiều hơn và thời lượng trẻ được học cùng <br />
với môn học này là tối đa nhưng lại không nhàm chán.<br />
Ví dụ: Trong tiết khám phá khoa hoc “Trò chuyện một số con vật nuôi <br />
trong gia đình” giáo viên có thể lồng ghép cho trẻ múa hát và vận động bài hát <br />
“Đàn gà trong sân” sau đó chúng ta sử dụng câu đố cho các con vật xuất hiện, <br />
kết thúc chúng ta cho trẻ làm giả tiếng các con vật kêu, như vậy qua tiết dạy <br />
này chúng ta đã lồng ghép văn học và cũng thay đổi hình thức cho môn làm <br />
quen văn học trẻ sẽ yêu thích hơn.<br />
Biện pháp tích hợp môn văn học với các môn học khác, các trò chơi cho <br />
trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho <br />
câu chuyện sinh động cũng như ở lứa tuổi này trẻ thường mau nhớ chóng <br />
quên nên tôi đã đưa văn học vào mọi lúc nơi có thể giờ đón trẻ tôi đưa trẻ vào <br />
góc văn học cho trẻ kể chuyện sáng tạo cũng như củng cố kiến thức cũ làm <br />
quen kiến thức mới đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình sẵn <br />
có cũng như học tập ở bạn ở cô từ đó trẻ cảm thấy tự tin và thoải mái hơn <br />
khi học.<br />
Ví dụ: Cho trẻ học làm quen với hoạt động góc, trong buổi chơi hoạt <br />
động góc, ở góc nghệ thuật thay vì cho trẻ đọc thơ, kể chuyện như mọi lần <br />
10<br />
thì tôi tổ chức hội thi “Bé làm nhà thơ” để trẻ đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện <br />
bằng âm nhạc…thay đổi hình thức chơi mới sẽ kích thích trí tò mò, tưởng <br />
tượng của trẻ.<br />
Nhưng khi cho trẻ tích hợp môn văn học với các môn học khác cô giáo <br />
phải là người dẫn dắt linh hoạt lựa chọn nội dung câu chuyện bài thơ, câu <br />
đố cho phù hợp với độ tuổi cũng như phù hợp với đề tài của tiết dạy ngày <br />
hôm đó.<br />
4. Giải pháp 4: Giáo viên phối kết hợp với phụ huynh và các tổ <br />
chức trong nhà trường thường xuyên cho trẻ làm quen với các tác phẩm <br />
văn học. <br />
Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường mầm non phụ thuộc <br />
nhiều vào sự tham gia đóng góp của gia đình trẻ. Trẻ ở trường đã được làm <br />
quen tiếp xúc với các tác phẩm văn học khi về nhà cha mẹ là người tạo điều <br />
kiện cho trẻ thể hiện bằng cách trò chuyện cùng trẻ hỏi trẻ ngày nay ở <br />
trường trẻ đọc những bài thơ, câu chuyện gì từ đó trẻ lại một lần nữa nghi <br />
nhớ và được thể hiện lại tác phẩm cho gia đình của mình.<br />
Việc gia đình trẻ và cô giáo thường xuyên trao đổi tình hình của trẻ ở <br />
trường ở nhà đã tạo được sợi dây liên kết chặt chẽ, lâu dài sẽ tìm ra tiếng nói <br />
chung nhất trong việc cùng nhau chăm sóc và giáo dục trẻ vì mục đích là làm <br />
những gì tốt nhất cho trẻ.<br />
Ngoài ra cô giáo cũng tham mưu với nhà trường tổ chức cuộc thi, hội thi <br />
“Bé kể truyện hay, bé đọc thơ diễn cảm” để quảng cáo và tuyên truyền tới <br />
các bậc phụ huynh tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với các tác <br />
phẩm văn học, qua các tác phẩm văn học không chỉ cung cấp cho một vốn từ <br />
phong phú mà còn giáo dục trẻ về đạo đức, khi được học hỏi và làm quen các <br />
tác phẩm đó trẻ biết giá trị đạo đức qua các tác phẩm biết yêu thương quý <br />
trọng mọi người cũng như biết lễ phép với người lớn, biết giúp đỡ người <br />
nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn…<br />
Bên cạnh đó tôi còn làm tốt và chú trọng nhiều tới góc tuyên truyền của <br />
lớp vì qua góc này cô giáo trao đổi với phụ huynh về việc học của trẻ ở <br />
trường cũng như phụ huynh lắm bắt được việc học của con em mình khi ở <br />
trường cũng như nhờ phụ huynh hỗ trợ đồ dùng dạy học phục vụ cho tiết <br />
dạy làm đồ dùng ngày càng phong phú hơn.<br />
Ví dụ: Trong giờ trả trẻ tôi trao đổi với phụ huynh hôm nay trên lớp <br />
cháu đọc bài thơ “Gà mẹ đếm con” và nhắc phụ huynh về nhà yêu cầu con <br />
của mình đọc cho cả gia đình cùng nghe.<br />
<br />
11<br />
Phụ huynh sẽ càng tin tưởng cô giáo hơn khi được cùng cô và trẻ trải <br />
nghiệm bằng cách mời phụ huynh tham gia vào ngày lễ, ngày hội của nhà <br />
trường, của lớp để phụ huynh đóng góp vào công tác giáo dục đó chính là làm <br />
tốt công tác xã hội hóa giáo dục cho địa phương.<br />
IV. Tính mới của giải pháp: <br />
Các giải pháp được thực hiện xuyên suốt trong quá trình cho trẻ làm <br />
quen với các tác phẩm văn học trên lớp như vậy tính mới của các giải pháp <br />
trên thay vì theo các lối mòn trước kia trẻ là người nghe cô là người dẫn dắt <br />
thì bây giờ ta cho trẻ là người dẫn dắt trong tiết học và giáo viên chỉ là người <br />
bổ sung, điều chỉnh nhắc nhở trẻ khi trẻ quên hay trẻ đi lệch hướng.<br />
Sự phát triển của trẻ là không đồng đều về cả thể chất lẫn nhận thức. <br />
Như cách dạy học trước kia trẻ được làm quen với các tác phẩm dưới dạng <br />
đọc, kể theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân thì bây giờ ta chú trọng đến sự phát triển <br />
của từng cá nhân trẻ bằng cách nếu trẻ thuộc thơ, chuyện thì đọc cả bài, kể <br />
chuyện theo đoạn hoặc tự chọn hình thức thể hiện mà trẻ muốn còn những <br />
trẻ chưa thuộc thì đọc một câu, hai câu tùy vào khả năng, như vậy giáo viên <br />
đã tổ chức tiết học mà tất cả trẻ đều được học và tham gia đầy đủ. Sau khi <br />
cá nhân trẻ thể hiện xong chúng ta cho trẻ tự đánh giá lẫn nhau để thể hiện <br />
sự dân chủ, tôn trọng đến từng cá nhân một của lớp.<br />
Xây dựng môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm trong việc cho trẻ <br />
làm quen với các tác phẩm văn học bằng cách cô và trẻ cùng chuẩn bị đồ <br />
dùng của tiết học cũng như cho trẻ tự sáng tạo nội dung tác phẩm theo hướng <br />
dẫn, chỉ đường của cô có như vậy chúng ta mới tỏ ra tôn trọng ý tưởng của <br />
trẻ cũng như chúng ta thật sự hiểu được trong sâu thẳm trẻ nghĩ gì để có <br />
cách điều chỉnh và định hướng kịp thời trong tương lai.<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: <br />
Sáng kiến sẽ được áp dụng vào vào đối tượng là trẻ 3 – 4 tuổi tại <br />
trường Mầm Non Krông Ana.<br />
Theo bản thân cá nhân tôi khi sáng kiến này được áp dụng thì trẻ sẽ có <br />
cơ hội được làm quen với các tác phẩm văn học nhiều hơn vì chúng ta đã biết <br />
lồng ghép văn học vào các môn học khác nhau cũng như đã cho trẻ tiếp xúc <br />
với bộ môn này ở mọi lúc mọi nơi cũng như được làm quen thể hiện với <br />
nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau (đọc, kể, hò ,vè…) và thường xuyên <br />
tạo môi trường học cho trẻ.<br />
Sau khi được áp dụng và thử nghiệm trên trẻ, trẻ sẽ mạnh dạn tự tin <br />
hơn đối với môn học này và các môn học khác nữa ngoài ra việc quan trọng <br />
12<br />
không kém đó chính là sự phát triển ngôn ngữ ngày càng mạnh mẽ, ngôn ngữ <br />
đa dạng phong phú hơn vì trẻ được trải nghiệm với nhiều thể loại như thơ, <br />
chuyện,đồng dao, ca dao… bên cạnh đó nhờ việc được làm quen với nhiều <br />
bài ca dao đồng dao của các tác giả hoặc các tác phẩm truyền miệng thì <br />
những bài đồng dao, ca dao, tục ngữ …vô hình chúng ta đã biến trẻ thành <br />
những người lưu giữ truyền lại những bài đồng dao, ca dao quý báu của dân <br />
tộc Việt.<br />
Khi áp dụng sáng kiến vào học sinh chúng ta cũng đang trực tiếp giáo <br />
dục, giảng dạy về đạo đức kĩ năng sống cho trẻ thông qua việc cho trẻ làm <br />
quen với các tác phẩm văn học hằng ngày ở trên trường.<br />
Điều kiện để thực hiện sáng kiến là bản thân cô giáo phải trau dồi kiến <br />
thức cho mình để có thể giảng dạy linh hoạt trong các tiết học cũng như biết <br />
áp dụng môn làm quen văn học vào các tiết học khác nhau linh hoạt. Cô cũng <br />
phải chịu khó sưu tầm, tìm tòi những bài thơ, câu chuyện mới để dạy trẻ phù <br />
hợp với độ tuổi cũng như chủ đề, việc tìm tòi sưu tầm các bài ca dao, tục ngữ <br />
nói về cuộc sống, thiên nhiên, con người là chúng ta cũng đang lưu giữ những <br />
giá trị văn hóa của dân tộc mình và người kế nhiệm để truyền lại đó chính là <br />
trẻ.<br />
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị<br />
I. Kết luận: <br />
Với tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn <br />
học như vậy tôi nhận thấy để truyền đạt tới trẻ tốt nhất thì người giáo viên <br />
không ngừng học tập trau dồi kiến thức cũng như sưu tầm các bài thơ, câu <br />
chuyện, câu đố, ca dao, tục ngữ để thường xuyên thay đổi nội dung giáo dục <br />
cho phù hợp với chủ đề cũng như tình hình của địa phương và sự phát triển <br />
chung của trẻ nhằm tạo ra các tiết học vui vẻ, có chất lượng và luôn quan <br />
tâm tới chủ đạo của tiết học là trẻ cũng như phải biết nâng cao nghệ thuật <br />
lên lớp phong cách xử lí tình huống sư phạm cũng như việc kết hợp dạy trẻ <br />
mọi lúc mọi nơi giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định.<br />
Trong công tác giảng dạy tiếp theo của mình tôi luôn phải ghi nhớ, <br />
quan sát từng trẻ để có nội dung giáo dục phù hợp cũng như việc linh hoạt sử <br />
dụng các phương pháp giáo dục khác nhau vào trong tiết học, cố gắng xây <br />
dựng một môi trường học thân thiện.<br />
Đến với việc làm quen các tác phẩm văn học bước đầu trẻ đã hình <br />
thành những khái niệm sơ đẳng về thế giới xung quanh và phát triển trí tưởng <br />
tượng cho trẻ.<br />
<br />
13<br />
Từ những tác phẩm văn học trẻ được phát triển về tâm hồn cũng như <br />
đức – trí – thể mĩ, để hướng tới một con người toàn diện cho một xã hội <br />
ngày càng phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ ngay từ bậc học mầm <br />
non đó là tầm quan trọng của môn văn học mang lại cho trẻ em nói chung và <br />
trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo nói riêng đó là mục đích của sáng kiến kinh <br />
nghiệm mà tôi muốn hướng tới lâu dài.<br />
II. Kiến nghị<br />
Để thực hiện tốt đề tài này và mong muốn đề tài được phổ biến rộng <br />
rãi hơn tôi là người trực tiếp giảng dạy mong muốn lãnh đạo cấp trên quan <br />
tâm bổ sung thêm các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi hiện đại để tạo ra các <br />
tiết dạy hay, hứng thú, sáng tạo để phục vụ tới trẻ.<br />
Đề xuất tới lãnh đạo cấp trên thường xuyên tổ chức thật nhiều chuyên <br />
đề mang phạm vi các trường, các huyện để giáo viên được học hỏi, trao đổi <br />
kinh nghiệm của bản thân đối với đồng nghiệp ở khắp mọi nơi hay các cuộc <br />
thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cho giáo viên và học sinh được trải nghiệm <br />
cùng nhau cùng tìm ra tiếng nói chung cho các hoạt động dạy và học .<br />
Mong muốn lãnh đạo cấp trên cũng thường xuyên tổ chức các hội thi <br />
mang tính chất bảo tồn, duy trì những câu ca dao, câu tục ngữ đã mai một để <br />
nó được sống lại cũng như gần gũi hơn với trẻ ở độ tuổi mầm non.<br />
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự quan tâm <br />
giúp đỡ của các chị em đồng nghiệp và đặc biệt của ban giám hiệu nhà <br />
trường. Nhưng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp <br />
ý kiến của lãnh đạo cấp trên để sáng kiến ngày càng hoàn thiện hơn. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
<br />
Buôn trấp, ngày 8 tháng 4 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Thị Thúy Dịu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………… <br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học<br />
<br />
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 – 5 tuổi<br />
<br />
Tuyển tập các bài hát, bài thơ, câu đố dành cho trẻ mầm non<br />
<br />
Trang Wed w.w.w.mamnon.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Mục lục Trang<br />
<br />
Phần thứ nhất: Mở đầu...................................................................................1<br />
<br />
I. Đặt vấn đề........................................................................................................1<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................3<br />
Phần thứ 2: Giải quyết vấn đề.......................................................................3<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề..................................................................................3<br />
II. Thực trạng của vấn đề....................................................................................4<br />
III. Các giải pháp để tiến hành giải quyết vấn đề.............................................5<br />
1. Giải pháp 1........................................................................................................5<br />
2. Giải pháp 2........................................................................................................7<br />
3. Giải pháp 3........................................................................................................8<br />
4. Giải pháp 4........................................................................................................9<br />
IV. Tính mới của giải pháp................................................................................10<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm..................................................................10<br />
Phần thứ 3: Kết luận, kiến nghị...................................................................11<br />
I. Kết luận...........................................................................................................11<br />
II. Kiến nghị........................................................................................................12<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
18<br />