Đề tài: “ Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật <br />
thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi”<br />
1. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.1. Lý do chọn đề tài: <br />
Phương pháp cho trẻ làm quen môi trường xung quanh có vai trò rất quan <br />
trọng trong quá trình giáo dục trẻ, đặc biệt là đối với trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi. <br />
Thông qua học trẻ được khám phá thế giới riêng của mình, khám phá môi <br />
trường xung quanh trẻ được cung cấp vốn kiến thức sơ đẳng về thế giới xung <br />
quanh mình, không những phát triển nhận thức mà trẻ còn được rèn luyện óc <br />
quan sát, thị giác, khả năng ghi nhớ, chú ý, tư duy và tưởng tượng. Khám phá <br />
môi trường xung quanh nhằm cũng cố hệ thống hóa kiến thức, mở rộng vốn <br />
hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ, qua đó làm giàu vốn từ của trẻ. Trẻ được <br />
khám phá thế giới xung quanh mình, những điều trẻ chưa biết hoặc đã biết <br />
nhưng chưa cụ thể. Trẻ được trải nghiệm thông qua các tiết học và trực tiếp <br />
khám phá chúng. Biết được tên, đặc điểm mùi vị, công dụng các đối tượng mà <br />
trẻ khám phá, hơn thế môn học còn giáo dục lễ giáo, giáo dục vệ sinh, dinh <br />
dưỡng cho trẻ.<br />
Năm học 2018 2019 tôi được ban giám hiệu phân công vào lớp mẫu giáo <br />
3 4 tuổi, trẻ đa số mới vào học nhận thức còn hạn chế, vốn hiểu biết còn sơ <br />
đẳng, hơn nữa là các cháu nhút nhát, lạ lẫm các kỹ năng quan sát, ghi nhớ còn <br />
hạn chế. Trong các hoạt động cho trẻ làm quen, tìm hiểu với môi trường xung <br />
quanh tôi đã sử dụng nhiều biện pháp như sử dụng những hình ảnh trên powew <br />
point, cho trẻ quan sát một đoạn video, tranh ảnh, đồ dùng...nhưng hiệu quả trên <br />
trẻ chưa cao, nhiều trẻ còn lúng túng, khả năng ghi nhớ còn nhiều hạn chế. Qua <br />
quan sát tôi nhận thấy được rằng khi cho trẻ khám phá bằng những vật liệu, vật <br />
thật vốn có trong tự nhiên đã giúp trẻ lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và có hiệu <br />
quả hơn. Với thực trạng như vậy, bản thân tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Một <br />
số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua <br />
những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi”<br />
nhằm tìm ra phương pháp lĩnh hội kiến thức nhanh nhất, chính xác nhất, xin <br />
trình bày để góp phần đóng góp kinh nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục <br />
trẻ trong công cuộc đổi mới đất nước.<br />
<br />
<br />
2. Phạm vi áp dụng đề tài:<br />
Đề tài “ Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng <br />
vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3 4 <br />
tuổi”.<br />
được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục mầm non, <br />
giúp trẻ khám phá, trải nghiệm, phán đoán, suy luận...về thế giới vô cùng phong <br />
phú xung quanh trẻ. Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi đã vận dụng đưa <br />
vào quá trình chăm sóc trẻ trong lớp, ứng dụng vào nhiều hoạt động khám phá <br />
khoa học, khám phá xã hội được đồng nghiệp khen ngợi và cùng góp ý, được <br />
hội đồng chuyên môn đánh giá cao và khuyến khích cần nhân rộng đề tài. <br />
2. PHẦN NỘI DUNG<br />
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:<br />
Đất nước ta đang trên đường đồi mới và phát triển. Đảng và Nhà nước <br />
luôn đề cao sự nghiệp giáo dục nước nhà, vì vậy nhiệm vụ quan trọng mà Đảng <br />
đã nêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, chúng ta cần <br />
chăm sóc giáo dục ngay từ thuở ấu thơ. Với nhiệm vụ này thế hệ nhà giáo nói <br />
chung và những giáo viên mầm non nói riêng cần nâng cao vai trò trách nhiệm <br />
của mình trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />
Để thực hiện nhiệm vụ trên, mỗi một cán bộ, giáo viên mầm non cân <br />
phải tự vươn lên, học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp, biện pháp hữu <br />
hiệu nhất để áp dụng trong quá trình công tác chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Qua những hoạt động cho trẻ khám phá môi trường xung quanh, tôi <br />
thường sử dụng các loại tranh ảnh, mô hình minh họa, các hình ảnh được trình <br />
chiếu trên power point nhưng hiệu quả, chất lượng các hoạt động vẫn chưa cao, <br />
trẻ chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia, chưa nắm chắc các kiến thức, kỷ <br />
năng nội dung về hoạt động theo mục tiêu đề ra. Đa số trẻ còn mơ hồ về kiến <br />
thức, vì trẻ chỉ được nhìn bằng mắt, không được sờ, nếm, ngửi… để cảm nhận <br />
thực tế nên kết quả chưa cao <br />
Cụ thể, qua theo dõi các hoạt đông làm quen môi trường xung quanh đầu <br />
năm cho thấy kết quả như sau:<br />
<br />
<br />
Nội dung Tỉ lệ<br />
Trẻ hứng thú khám phá 50%<br />
Trẻ nắm được kiến thức, kĩ năng 30%<br />
Trẻ nhận thức chậm 35%<br />
Không nhớ đặc điểm 35%<br />
<br />
<br />
Từ những thực trạng trên, bản thân tôi rất băn khoăn, lo lắng để tìm ra các <br />
biện pháp nhằm đưa chất lượng của các hoạt động cho trẻ làm quen môi trường <br />
xung quanh đạt kết quả cao hơn. Trong đó tôi nhận thấy việc “Cho trẻ khám <br />
phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn” có <br />
rất nhiều khách quan. Nên tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.<br />
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã gặp không ít những thuận lợi và <br />
khó khăn như sau :<br />
2.1.1. Thuận lợi:<br />
Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động tương đối <br />
đầy đủ. Không gian trường, lớp rộng rãi, Trường có nhiều cây xanh và cây ăn <br />
quả,nên thuận tiện cho trẻ tham gia trải nghiêm, khám phá.<br />
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường cũng như <br />
đồng nghiệp luôn tạo điều kiện cho tôi xây dựng các hoạt động khám phá về <br />
môi trường xung quanh<br />
Bản thân là một giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, luôn yêu <br />
nghề mến trẻ, nhiệt tình trong công việc, luôn năng cao vai trò tự học tập, <br />
nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp đổi mới trong quá trình giảng dạy, chịu <br />
khó học hỏi, sách báo và ứng dụng công nghệ thông tin. Bản thân tự trang bị cho <br />
mình phương tiện dạy học tốt: Máy tính xách tay<br />
Địa phương có nhiều đồ dùng và học liệu sẵn có, giúp cho việc sử dụng <br />
đồ dùng dạy học tốt hơn<br />
Trường thuộc vùng nông thôn, nên có rất nhiều khu trồng trọt và chăn <br />
nuôi nên thuận tiện trong việc tìm kiếm nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương <br />
giúp cho việc sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả cao.<br />
<br />
<br />
2.1.2. Khó khăn:<br />
Bên cạnh những thuận lợi đó tôi gặp một số khoa khăn như sau :<br />
* Về cơ sở vật chất:<br />
Các thiết bị dạy học, giáo cụ trực quan phục vụ cho quá trình khám phá <br />
chưa phong phú, hấp dẫn về chủng loại, màu sắc, chưa đáp ứng được nhu cầu <br />
của trẻ.<br />
Trường vùng nông thôn,xa trung tâm và chợ, nên khó khăn trong việc tìm <br />
kiếm một số nguyên vật liệu để dạy cho trẻ.<br />
Đa số trẻ chưa có nề nếp học tập vì chưa qua học các nhóm trẻ nên khó <br />
khăn trong việc tổ chức các hoạt động khám phá về môi trường xung quanh.<br />
2.2. Các biện pháp thực hiện :<br />
Từ tình hình thực trạng nêu trên tôi đã đưa ra các phương pháp cho trẻ <br />
khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt động thực <br />
tiễn bằng nhiều hình thức:<br />
2.2.1. Hình thức dạy trẻ trên tiết học :<br />
Bản thân sự vật, hiện tượng xung quanh luôn gây hứng thú cho trẻ, làm trẻ <br />
có mong muốn tìm hiểu, khám phá. Nếu quá trình này diễn ra dưới sự điều <br />
khiển của giáo viên thì hứng thú và tính ham hiểu biết của trẻ sẽ tăng lên .Việc <br />
tiếp xúc trực tiếp với các sự vật, hiện tượng sẽ tạo ra sự rung động trước cái <br />
đẹp xung quanh cho trẻ gắn bó hơn, tạo ra những xúc cảm, tình cảm tích cực và <br />
hành động thiết thực để bảo vệ môi trường xung quanh chúng.<br />
Vì vậy trong quá trình cho trẻ khám phá thế giới xung quanh trong tiết <br />
học, tôi đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp quan sát, phương pháp <br />
trò chuyện, phương pháp sử dụng trò chơi…<br />
Trong tiết học tôi đã sử dụng vật thật cho trẻ khám phá, cho trẻ tiếp xúc <br />
trực tiếp với vật thật bằng cách nhìn, sờ, nếm…và cảm nhận, qua đó trẻ trải <br />
nghiệm bằng chính bản thân của mình sẽ giúp trẻ hứng thú, ham tìm hiểu và ghi <br />
nhớ một cách có chủ định.<br />
Ví dụ : Cho trẻ làm quen một số loại quả.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Mục tiêu :<br />
Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, mùi vị, màu sắc và lợi ích của một số <br />
loại quả.<br />
Trẻ tham gia hoạt động và tham gia trò chơi một cách hứng thú. <br />
Trẻ biết ơn những người trồng cây.<br />
2. Chuẩn bị : <br />
Một số loại quả thật, vườn cây ăn quả, 3 gian hàng gồm nhiều loại quả, <br />
3 cái đĩa.<br />
3. Tiến hành :<br />
3.1. Ổn định tổ chức gây hứng thú : <br />
Cho trẻ đến tham quan vườn cây ăn quả của bác An<br />
Hỏi trẻ trong vườn có những loại quả gì?<br />
Bác An tặng cho các con một giỏ quà. Các con cùng lên xe về lớp học của <br />
mình để cùng nhau khám phá món quà của bác An nha!<br />
3.2. Truyền thụ kiến thức :<br />
Cô cho trẻ ngồi theo nhóm, cho trẻ trực tiếp, sờ tay vào các loại quả <br />
trong giỏ, sau đó cô đi đến từng nhóm để hỏi trẻ về màu sắc, hình dạng, đặc <br />
điểm cấu tạo của các loại quả (cho trẻ từng nhóm nêu lên cảm nhận và ý kiến <br />
của mình về các loại quả trong giỏ của đội mình)<br />
Cho trẻ về chổ ngồi và cô lần lượt đưa ra từng loại quả cho cả lớp quan <br />
sát phát âm tên quả đó.<br />
Ví dụ: Đây là quả gì, nó có màu gì, quả có dạng gì, da nó như thế nào?<br />
( Trẻ trả lời câu hỏi của cô.<br />
Cô nêu kết luận chung của quả đó.<br />
* Giáo dục trẻ về lợi ích của các loại quả và thói quen vệ sinh.<br />
3.3. Trò chơi củng cố :<br />
* Trò chơi 1 “Bé đi siêu thị”:<br />
Cô chuẩn bị 3 gian hàng. <br />
Cách chơi: Cô chia trẻ ra thành 3 đội.<br />
Cô hướng dẫn cách chơi : Phía trước cô có 3 gian hàng với rất nhiều <br />
loại quả, nhiệm vụ của đội mỗi đội xách giỏ đi lên phía trước siêu thị để <br />
mua quả về cho đội của mình, mỗi lần đi gồm một bạn, một bạn chỉ phép <br />
mua được 1 quả, khi bạn đầu hàng đi về thì bạn tiếp theo lên. Trò chơi <br />
diễn ra trong vòng một bản nhạc đội nào mua nhiều và đúng loại quả cô <br />
yêu cầu thì đội đó chiến thắng.<br />
Ví dụ: Đội 1 quả cam<br />
Đội 2 quả xoài<br />
Đội 3 quả Chuối<br />
Cô tổ chức cho trẻ chơi 23 lần. ( Lần 1 cô nêu tên quả, lần 2 cô nói lên <br />
đặc điểm màu sắc của quả).<br />
Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và động viên trẻ<br />
* Trò chơi 2 : Xếp mâm quả.<br />
Cô chia trẻ ra 3 đội: Yêu cầu mỗi đội xếp một loại quả vào đĩa. Trong vòng <br />
một bản nhạc đội nào xếp nhanh và đẹp thì đội đó chiến thắng.<br />
VD: Đội 1 xếp đĩa quả cam<br />
Đội 2 xếp quả chuối<br />
Đội 3 Xếp quả xoài<br />
Các con đã lao động mệt mỏi nên bạn thỏ nâu đã chuẩn bị các loại quả <br />
trong vườn cây của bạn cho các con cùng thưởng thức đấy. Các con cùng nhau <br />
nếm xem mùi vị của các loại quả đó như thế nào nha!<br />
Cô cho trẻ nếm phân biệt được vị chua, ngọt của quả cam, chuối.<br />
* Củng cố : Vậy hôm nay các con được khám phá món quà gì của bạn thỏ nâu?<br />
Nhận xét tuyên dương<br />
Sau khi sử dụng đưa các vật thật trong giờ học đã mang lại cho tôi hiệu <br />
quả tích cực, 100% trẻ đã tham gia trải nghiệm một cách hứng thú và tích cực, <br />
90 – 95 % trẻ học đạt yêu cầu.<br />
2.2.2. Hình thức dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi:<br />
Không chỉ dừng lại ở việc cho trẻ khám phá những sự vật,hiện tượng <br />
xung quanh cuộc sống bằng những phương pháp thực hiện trên tiết học mà tôi <br />
tận dụng tất cả các hình thức, ở mọi lúc mọi nơi mà tôi cảm thấy hợp lí để giúp <br />
trẻ khắc sâu hơn,hiểu sâu hơn các sự vật hiện tượng mà trẻ chưa được khám <br />
phá và trải nghiệm cụ thể :<br />
* Hoạt động ngoài trời: <br />
Trong các giờ hoạt động ngoài trời trẻ được tìm hiểu, khám phá về các sự <br />
vật hiện tượng xung quanh mà trong tiết học ở lớp trẻ chưa được khám phá và <br />
trải nghiệm. Qua các hoạt động khám phá ở ngoài trời tạo cho trẻ không khí <br />
thoải mái và hứng thú thêm về sự vật hiện tượng, vì thế ngoài kiến thức trẻ <br />
được biết trong tiết học chính thì những khám phá trải nghiệm ngoài trời được <br />
sử dụng một cách có hiệu quả.<br />
VD: Khi trẻ tham quan và quan sát vườn rau của các cô nhân viên dinh <br />
dưỡng trẻ được trực tiếp nhìn thấy các loại rau, qua đó trẻ biết được đặc điểm <br />
của một số loại rau có ở trong vườn rau của các cô trong trường, vai trò của các <br />
loại rau trong các bữa ăn có trong bữa ăn hằng ngày ở trường, ở nhà của trẻ, trẻ <br />
được giáo dục vệ sinh trong ăn uống.<br />
* Trong giờ ăn:<br />
Giờ ăn là thời điểm trẻ không chỉ được củng cố kiến thức của môn học <br />
cho trẻ LQVMTXQ mà còn được học nhiều môn khác như: Âm nhạc, văn học, <br />
toán...<br />
Thông qua những thức ăn hằng ngày của trẻ trong bữa ăn giúp trẻ nhận <br />
biết được một một số chất dinh dưỡng, giáo dục trẻ thói quen trong ăn uống….<br />
2.2.3. Kết hợp với phụ huynh<br />
Ngay từ đầu năm học tôi đã chủ động họp phụ huynh để trao đổi về một <br />
số hoạt động giúp cho trẻ nhận thức khám phá môi trường xung quanh.<br />
Lập kế hoạch phối kết hợp với phụ huynh phù hợp với điều kiện của <br />
trường, lớp theo đúng với chủ đề. Để huy động một phần kinh phí và một số đồ <br />
dùng sắn có ở địa phương như: Hoa, quả, rau, tôm, cua, cá......<br />
Trao đổi với phụ huynh về phương thức, cách thức cho trẻ tiếp xúc khám <br />
về các đồ vật, sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ ở gia đình.<br />
2. 3. Những kết quả đạt được :<br />
Với sự say mê nghề nghiệp, ham học hỏi, tìm tòi các phương pháp dạy để <br />
trẻ học tốt khám phá thế giới xung quanh bằng vật thật thông qua những hoạt <br />
động thực tiễn. Qua một thời gian áp dụng, tôi thấy việc tiếp thu của trẻ có <br />
nhiều tiến bộ, trẻ mạnh dạn ,tự tin, thích học, thích khám phá hơn. Trẻ say mê, <br />
hứng thú tham gia học tốt, cách suy đoán diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc. Qua đợt <br />
khảo sát vừa rồi đã đạt được kết quả như sau : <br />
Khảo sát đầu Khảo sát Dự kiến <br />
Nội dung điều tra<br />
năm học kì I cuối năm<br />
Trẻ hứng thú 50% 95% 100%<br />
Trẻ nhận thức rõ đặc điểm 30% 90% 95%<br />
Trẻ nhận thức chậm 35% 7% 5%<br />
Trẻ không ghi nhớ đặc điểm 35% 3% 0%<br />
<br />
<br />
3. PHẦN KẾT LUẬN<br />
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm :<br />
Với những kết quả thực tế đã đạt được ở trên, việc thực hiện quá trình <br />
nghiên cứu đề tài SKKN trên đã cho thấy việc sử dụng đồ dùng là vật thật trong <br />
tiết học thông qua những hoạt động thực tiễn khi cho trẻ khám phá thế giới <br />
xung quanh đã đem lại những hiệu quả cao trong việc truyền thụ kiến thức và <br />
kỷ năng, và ngôn ngữ cho trẻ. <br />
Những biện pháp, giải pháp trên đã đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu <br />
tiên, những kiến thức sơ đẳng về sự vật hiện tượng và hơn thế còn giúp trẻ <br />
phát triển tư duy, ngôn ngữ, ghi nhớ có chủ định, phát triển thẩm mĩ và cả nhân <br />
cách cho trẻ.<br />
Với những kết quả đạt được như hôm nay, tôi rất phấn khởi và tự tin hơn khi <br />
hướng dẫn cho trẻ “ Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh <br />
bằng vật thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3 <br />
4 tuổi”<br />
Từ những giải pháp trên tôi rút ra những bài học kinh nghiệm.<br />
Cần nghiên cứu tài liệu để nắm bắt rõ đặc điểm tâm sinh lý ở độ tuổi <br />
này.<br />
Sưu tầm những đồ dùng đồ chơi có chất lượng về cả hình thức lẫn nội <br />
dung.<br />
Tham khảo thêm ý kiến đóng góp của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và <br />
đồng nghiệp trên lớp của mình.<br />
Thường xuyên cho trẻ khám phá đối tượng ở mọi lúc mọi nơi nếu có <br />
điều kiện. Cho trẻ trải nghiệm thông qua những hoạt động thực tiễn cụ thể<br />
Gần gũi hơn với trẻ để giúp trẻ khám phá sự vật hiện tượng một cách <br />
chính xác và hiệu quả.<br />
Thường xuyên phối hợp với phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ ở mọi lúc <br />
mọi nơi để khám phá với môi trường xung quanh có hiệu quả cao nhât.<br />
3.2. Một số đề xuất <br />
Đối với lãnh đạo địa phương: Tôi muốn đề xuất với ban giám hiệu nhà <br />
trường tham mưu với ban lãnh đạo địa phương hỗ trợ nguồn kinh phí giúp nhà <br />
trường cung cấp thêm đồ chơi ngoài trời khuôn viên sạch sẽ, mát mẽ, đảm bảo <br />
để cho trẻ có không gian trải nghiệm sạch sẽ và an toàn.<br />
Đối với nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường cố gắng cung cấp cho <br />
giáo viên những đồ dùng, giáo cụ trực quan cần thiết để phục vụ cho cô và trẻ <br />
trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục mầm non, cung cấp thêm trang <br />
thiết bị, tài liệu về cách nghiên cứu các đồ dùng, đồ chơi là vật thật đẻ sử dụng <br />
vào tiết học có hiệu quả cao.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã viết nên các tài liệu trên <br />
để tôi tham khảo. Các cấp lãnh đạo đã tạo điều kiện cho tôi cùng tham gia <br />
nghiên cứu khoa học, ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn cùng chị em <br />
đồng nghiệp giúp tôi hoàn thành sáng kiến này. Tôi xin mạnh dạn trình bày với <br />
các bạn đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi rút ra trong quá <br />
trình “ Một số biện pháp cho trẻ khám phá thế giới xung quanh bằng vật <br />
thật thông qua những hoạt động thực tiễn đối với trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi”<br />
mong được sự đóng góp của các đồng chí để bản sáng kiến ngày càng hoàn <br />
thiện hơn và được áp dụng có hiệu quả vào thực tế.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />