ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 34 TUỔI ĐỌC THƠ DIỄN CẢM<br />
Giáo viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm<br />
Trường mầm non Mỹ Thủy Lệ Thủy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY TRẺ 34 TUỔI<br />
ĐỌC THƠ DIỄN CẢM<br />
1. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. 1 Lý do chọn đề tài<br />
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 2 khóa VIII đã khẳng định: “Giáo dục là quốc <br />
sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, giáo dục là một trong những <br />
nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. <br />
Chính vì vậy, mục tiêu của ngành học mầm non trong chiến lược phát triển giáo dục <br />
hiện nay là: Triển khai đề án phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi giai đoạn 20102015 và <br />
chương trình giáo dục mầm non mới... Thực hiện mục tiêu đó trong những năm gần <br />
đây chương trình giáo dục mầm non luôn đổi mới từ hình thức tổ chức, phương <br />
pháp, nội dung theo quan điểm giáo dục hiện đại lấy trẻ làm trung tâm là nhiệm vụ <br />
quan trọng và cần thiết. Thực tế cho thấy chương trình giáo dục mầm non hiện nay <br />
các môn học cụ thể hư: Tạo hình, Âm nhạc, ....đều được gép thành các lĩnh vực hoạt <br />
động như: lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, Giáo dục thể chất, Phát triển ngôn ngữ.... <br />
Trong tất cả các lĩnh vực, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (bao gồm văn học và chữ <br />
viết) chiếm một vị trí quan trong trong việc giáo dục hoàn thiện nhân cách toàn diện <br />
cho trẻ.<br />
Văn học là một loại hình nghệ thuật có vai trò to lớn trong việc hình thành và <br />
phát triển nhân toàn diện cách cho trẻ. Việc cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm văn <br />
học mà đặc biệt là những tác phẩm thơ có sự chọn lọc phù hợp sẽ giúp trẻ phát triển <br />
thẩm mỹ, trí tuệ và đặc biệt là ngôn ngữ.<br />
Bởi vì, thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn, ngay từ thuở ấu thơ trẻ đã <br />
được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết qua lời hát ru êm ái của bà, của <br />
mẹ: À ơ...ru em em ngủ cho ngoan” đã thấm vào tâm hồn của trẻ , những câu thơ <br />
êm dịu lúc bổng lúc trầm giúp trẻ được sống trong thế giới tràn ngập âm hưởng của <br />
1<br />
những nhạc điệu, nhịp vần thơ ca. Rời vòng tay của mẹ, của bà trẻ đến với trường <br />
mầm non với bao bỡ ngỡ thắc mắc, hàng ngày được nghe cô giáo đọc thơ, kể <br />
chuyện, học hát.... đã giúp trẻ có cảm giác ấm áp hơn, gần gủi, thân quen hơn với <br />
con người và cuộc sống xung quanh.<br />
Hiện nay, trong chương trình giáo dục mầm non lĩnh vực phát triển ngôn ngữ <br />
có văn học nói chung và thơ dành cho trẻ 3 4 tuổi nói riêng rất phong phú, trẻ được <br />
làm quen với các bài thơ theo chủ đề chủ điểm khác nhau. Qua đó trẻ được giáo dục <br />
tình yêu quê hương đất nước, tình yêu gia đình, yêu bạn bè.....trẻ cũng được học tập <br />
những đức tính tốt như: lòng dũng cảm, lòng biết ơn và được mỡ rộng nhận thức về <br />
cuộc sống thiên nhiên và xã hội. Đặc biệt là trẻ 3 4 tuổi bộ máy phát âm chưa hoàn <br />
thiện, vốn từ còn hạn chế, ngôn ngữ chưa mạch lạc, nên dạy trẻ đọc thơ sẽ giúp trẻ <br />
phát triển vốn từ, ngôn ngữ rõ ràng hơn và tạo cho trẻ có thêm những cảm xúc tinh <br />
tế, phong phú trong tâm hồn trẻ. <br />
Trong thực tế, việc dạy trẻ 3 4 tuổi đọc thơ diễn cảm phát huy tính tích cực , <br />
chủ động sáng tạo trong nhận thức tư duy và phát triển năng lực của bản thân trẻ. <br />
Tuy nhiên trong quá trình dạy trẻ đọc thơ diễn cảm thì năng khiếu của giáo viên <br />
trong nhà trường còn nhiều hạn chế, giọng đọc chưa truyền cảm, cử chỉ, nét mặt <br />
còn thơ ơ chưa lôi cuốn được trẻ , thủ thuật chưa phù hợp, chưa linh hoạt, sáng tạo <br />
dẫn đến hiệu quả tiết dạy chưa cao do đó chưa phát huy được tính tích cực của trẻ,. <br />
Vì thế đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Việc <br />
dạy trẻ 34 tuổi đọc thơ như thế nào để thể hiện được tình cảm, lôi cuốn được sự <br />
chú ý của người nghe, làm thế nào để trẻ thích đọc thơ và đọc thơ diễn cảm... một <br />
cách tốt nhất. Đó là vấn đề tôi rất quan tâm.<br />
Như các bạn đã biết, quê tôi là một xã thuộc huyện Lệ Thủy, nằm ven sông <br />
Kiến Giang , song cách phát âm và giọng nói của trẻ em và người dân ở đây cũng <br />
không được chuẩn lắm. Khi trẻ nói kèm theo nhiều từ đệm như: “ậy”, “phà”... hoặc <br />
học nhiều chữ cái phát âm kéo dài, luyến về thanh nặng nhiều hơn như: “b,d,đ,” “e, <br />
ê”....đặc biệt khi đọc thơ các từ cuối câu thơ trẻ thường kéo dài làm cho câu thơ mất <br />
đi giá trị ngệ thuật, nhiều câu, từ, âm tiết trẻ nói và đọc đều không chuẩn theo âm <br />
Tiếng việt. Nhận thức sâu sắc về vấn đề đó, với thực tế chăm sóc và giáo dục trẻ <br />
tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp dạy trẻ 34 tuổi đọc thơ diễn cảm " làm sáng <br />
kiến cải tiến kỹ thuật cho bản thân với hy vọng việc làm này sẽ góp phần tích cực <br />
và có hiệu quả hơn trong kỹ năng đọc thơ giúp trẻ 3 4 tuổi nói riêng và trong trường <br />
mầm non nói chung. <br />
<br />
2<br />
1.2 Phạm vi áp dụng của đề tài:<br />
Đề tài “ Một số biện pháp dạy trẻ 34 tuổi đọc thơ diễn cảm” với mục đích <br />
giúp trẻ 3 4 tuổi khi đọc thơ ngắt nhịp thơ đúng, đọc rõ ràng, diễn cảm, thể hiện <br />
tình cảm của mình đối với tác giả, tác phẩm giúp cho người nghe cảm nhận được <br />
những hành ảnh đẹp trong thơ một cách dễ dàng. Vì thế, đề tài này được áp dụng ở <br />
lớp mẫu giáo 34 tuổi và có thể áp dụng rộng rãi trong trường mầm non nói riêng. <br />
2. PHẦN NỘI DUNG<br />
2. 1. Thực trạng:<br />
Năm học 2014 – 2015 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 3 tuổi. Bản thân <br />
tôi luôn nhận thấy có những thuân lợi và khó khăn sau.<br />
a. Thuận lợi:<br />
Hoạt động của lớp được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của phòng giáo dục <br />
đào tạo Lệ Thủy, ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.<br />
Trường được đầu tư trang bị CSVC, mua sắm đồ dùng dạy học phục vụ cho <br />
môn văn học như các loại tranh thơ, máy chiếu, máy tính thuận tiện cho giáo viên tổ <br />
chức tiết dạy thơ bằng Powerpoint trên máy tạo cho tiết học hấp dẫn, sinh động nên <br />
thuận lợi cho công tác giảng dạy.<br />
Ban giám hiệu nhà trường có 3 đồng chí vững vàng về chuyên môn thường <br />
xuyên bồi dưỡng, giúp đỡ giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc <br />
giáo dục trẻ.<br />
Trong nhà trường xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết luôn quan tâm giúp đỡ <br />
lẫn nhau, người dạy lâu năm chia sẽ kinh nghiệm cho người mới vào dạy nên tôi <br />
được học tập thêm rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ.<br />
Bản thân tôi có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn, yêu nghề, có <br />
năng khiếu về lĩnh vực văn học đặc biệt là đọc thơ diễn cảm, nên có phần dễ dàng <br />
trong việc thiết kế và tổ chức các tiết dạy thơ lôi cuốn được sự tham gia của trẻ. <br />
Đa số phụ huynh trong lớp đều đồng tình ủng hộ kế hoạch giáo viên đưa ra <br />
và có sự phối hợp chặt chẽ thường xuyên.<br />
Trẻ đi học đều đặn một số cháu trong lớp nhanh nhẹn, mạnh dạn, khả năng <br />
tiếp thu thơ nhanh, ngữ điệu tốt, tự tin khi biểu diễn thơ trước tập thể đó là điều <br />
kiện tốt để giúp tôi tự tin thực hiện tốt chuyên đề làm quen với thơ.<br />
<br />
<br />
3<br />
Ngoài ra, thuận lợi lớn nhất đó chính là được sự quan tâm, tạo điều kiện của <br />
ban giám hiệu nhà trường, sự động viên khích lệ của đồng nghiệp, gia đình đã giúp <br />
tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy của mình.<br />
b. Khó khăn: <br />
Năm học này số lượng cháu rất đông, nhận thức các cháu không đồng đều, <br />
có nhiều trẻ sinh vào cuối năm nên tư duy trẻ còn hạn chế. Một số trẻ ngôn ngữ <br />
phát âm chưa được chuẩn.<br />
Đa số bố mẹ các cháu làm ăn xa các cháu phải ở với ông bà các cháu ít được <br />
tiếp xúc với môi trường bên ngoài chính vì thế các cháu con rụt rè nhút nhát, một số <br />
phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của trẻ, nên khả năng cảm thụ tác <br />
phẩm văn học đặc biệt là ngôn ngữ còn hạn chế, một số phụ huynh chưa có nhận <br />
thức cao về tầm quan trọng của bậc học mầm non, chưa thường xuyên phối, kết <br />
hợp với cô giáo trong việc chăm sóc trẻ. <br />
Một số trẻ không học qua lớp nhà trẻ nên trẻ vì vậy khả năng phát âm bước <br />
đầu chưa có, do đó khi lên lớp mẫu giáo bé, việc phát âm rõ từ còn gặp nhiều khó <br />
khăn, trẻ đọc thơ chưa thể hiện được ngữ điệu, trẻ chưa chú ý tham gia vào tiết học <br />
vì chưa có nề nếp học tập từ đầu, trẻ nói ngọng còn nhiều, nói tùy tiện trong giờ <br />
học, nhiều trẻ còn nói lặp từ, nói câu chưa dứt khoát, nhiều trẻ phát âm chưa được <br />
chuẩn, khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ còn hạn chế, trẻ thiếu mạnh dạn, tự tin. <br />
c. Khảo sát thực tiễn:<br />
Vào đầu năm học( đầu tháng10) kết quả khảo sát chất lượng đầu vào ở lĩnh <br />
vực phát triển ngôn ngữ( LQVH) kết quả đạt được như sau:<br />
Tốt: 35%, Khá: 30%, TB: 20%, Yếu: 15%.<br />
Với kết quả khảo sát thực tế trên tôi thấy hoạt động( LQVH) của lớp tôi là <br />
một vấn đề đặt lên hàng đầu và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài " Một số biện <br />
pháp dạy trẻ 34 tuổi đọc thơ diễn cảm".<br />
2.2.Một số biện pháp:<br />
Biện pháp 1. Giáo viên thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức và rèn <br />
luyện giọng đọc. <br />
Muốn dạy trẻ đọc được thơ diễn cảm thì trước hết giáo viên phải đọc diễn <br />
cảm những bài thơ dạy cho trẻ. Vì thế giáo viên cần phải thường xuyên nghiên cứu <br />
tính nghệ thuật mà tác giả gửi gắm vào trong từng bài thơ như: thể thơ, nhịp thơ, các <br />
từ luyến, láy trong từng câu thơ để xác định được mục đích yêu cầu khi dạy trẻ đọc <br />
4<br />
thơ diễn cảm. sau khi đã tìm hiểu về nghệ thuật của bài thơ thì giáo viên cần rèn <br />
luyện giọng đọc, cử chỉ nét mặt của mình bằng cách đọc đi đọc lại nhiều lần, chú ý <br />
cách ngắt nghỉ, nhịp thơ tạo nên sự truyền cảm, thể hiện được tình cảm của mình <br />
đối với tác giả và tác phẩm.<br />
* Ví dụ: Dạy bài thơ: "Bố là lính hải quân" – Trần Anh; Chủ đề: “Nghề nghiệp"<br />
Bài thơ này tác giả viết theo thể thơ 4 chữ nên khi đọc ngắt nhịp thơ 2/2, đọc <br />
với giọng nhẹ nhàng kết hợp cử chỉ nét mặt vui tươi, trìu mến thể hiện tình cảm <br />
vui sướng của bố và con được gặp nhau sau một thời gian xa cách. <br />
"Hôm bố về nhà<br />
Cổng bé trên vai<br />
Bố nhún bố nhảy<br />
Bố bảo như là<br />
Tàu bố ngoài khơi"<br />
...............<br />
Ngoài ra cô cần tập trung đọc đi đọc lại nhiều lần những từ khó và từ điệp từ <br />
điệp ngữ “Lắc lư lắc lư”. Chú ý trẻ phát âm chưa chuẩn những từ khó như: “Bố <br />
nhún bố nhảy”, ngoài khơi”, ‘Lướt”. để khi vào dạy dễ dàng, chủ động hơn. Khi <br />
giáo viên đã tự rèn luyện cách thuộc thơ và đọc diễn cảm rồi thì tổ chức tiết dạy tự <br />
tinh hơn, lôi cuốn trẻ vào tiết học đạt hiệu quả cao hơn. <br />
Bài thơ "Em yêu nhà em; thỏ bông bị ốm…"<br />
Biện pháp 2. Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm trên tiết học và hoạt động mọi lúc <br />
mọi nơi.<br />
Dạy trẻ đọc thơ diễn cảm trên tiết học.<br />
Đối với các tiết dạy thơ trên tiết học khi xây dựng chương trình giáo viên cần <br />
chú ý lựa chọn những bài thơ phù hợp chủ đề nhưng sắp xếp thứ tự từ dễ đến khó, <br />
từ bài thơ ngắn đến bài thơ dài, vì trẻ 3 4 tuổi bộ phận phát âm của trẻ chưa hoàn <br />
thiện. Hơn nữa trẻ không qua học tại nhóm trẻ nên rất khó tiếp cận với kiến thức <br />
mới lạ.<br />
Trên tiết học giáo viên tổ chức dạy trẻ đọc thơ theo trình tự nội dung các <br />
bước quy định, vì trước khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm gáo viên đã cho trẻ làm quen <br />
trước bài thơ nên khi vào học có trẻ đã đọc khá thuộc bài thơ.Vì thế giáo viên giới <br />
thiệu bài thơ và đọc diễn cảm 23 lần , giới thiệu cho trẻ biết được tính nghệ thuật <br />
<br />
5<br />
của bài thơ, cách đọc, ngắt, nghỉ, cường độ, nhịp độ của bài thơ để tạo cho trẻ có sự <br />
tư duy tốt hơn. Ví dụ: Bài thơ Bố là lính hải quân của nhà thơ Trần Anh.<br />
Khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm cần kết hợp điệu bộ cử chỉ vui tươi. Việc tạo <br />
môi trường có nội dung văn học của giáo viên, trước hết là làm cho môi trường trong <br />
và ngoài lớp đẹp phong phú, sinh động, hấp dẫn trẻ, mặt khác kích thích sự chú ý <br />
của trẻ, qua đó gợi cho trẻ ôn lại bài cũ và làm quen với tác phẩm mới sắp được <br />
học, đồng thời tạo cho trẻ sự yêu thích khi xem các tác phẩm văn học đặc biệt là <br />
thơ. Qua đó kích thích trẻ chú ý, tư duy tưởng tượng diễn đạt mạch lạc, kết quả là <br />
sự hoàn thiện về ngôn ngữ.<br />
Qua việc tạo môi trường có nội dung văn học nói chung và thơ nói riêng cho trẻ <br />
mầm non, nhất là mẫu giáo bé là rất quan trọng và cần thiết. Hơn nữa nguyên liệu <br />
tạo ra môi trường lại phong phú, dễ kiếm, dễ tìm như : Vỏ ốc, hột hạt, lá cây, rơm <br />
rạ, bìa cát tông, giấy các loại, vỏ chai, cát, đĩa CD... môi trường có thể do cô và cháu <br />
cùng làm, từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, có cơ hội được trải nghiệm, được thỏa <br />
sức sáng tạo, nói lên ý tưởng của mình góp phần to lớn trong việc tổ chức dạy trẻ, <br />
đọc thơ diễn cảm trong hoạt động chung, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.<br />
*Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ làm quen với thơ qua hoạt động ngoài trời, <br />
hoạt động chiều, vào mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ chơi tự do.<br />
Trẻ không thể lĩnh hội ngay bài thơ qua một tiết học, vì vậy để cho tiết học đạt <br />
kết quả cao giáo viên cần linh hoạt lòng ghép vào các hoạt động ngoài trời, hoạt <br />
động chiều, vào mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ chơi tự do để khắc sâu hơn bài học <br />
cho trẻ. Giáo viên cần linh hoạt các thời gian trong ngày để có thể cho trẻ làm quen <br />
thơ, hay ôn thơ, rèn luyện cho trẻ có trẻ thuộc thơ, trả lời rõ ràng, trọn câu, ghi nhớ <br />
được bài thơ lâu hơn.<br />
Ví dụ: Trong giờ trò chuyện sáng, cô có thể trò chuyện với trẻ về bài thơ sẽ được <br />
học vào tuần này, hoặc ngày hôm nay, hoặc hỏi trẻ về bài thơ trẻ được học của <br />
ngày hôm trước, hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả, nội dung bài thơ, những trẻ yếu thì <br />
cô gợi ý để trẻ trả lời trọn câu hơn. <br />
Hay trong hoạt động ngoài trời cô cho trẻ làm quen bài thơ mới, qua đó trẻ cảm <br />
nhận được bài thơ, lời thơ, hay nội dung bài thơ, giúp trẻ khắc sâu hơn và thích thú <br />
vào bài học ở hoạt động chung, hoặc cô có thể cho trẻ ôn thơ ở hoạt động ngoài <br />
trời, bằng những câu hỏi gợi mở cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tác giả, nội dung bài <br />
thơ và đọc thơ theo yêu cầu của cô, trẻ thuộc thơ và đọc thơ diễn cảm hơn, thể hiện <br />
được điệu bộ của bài thơ, giúp trẻ tự tin hơn, tuy nhiên giáo viên cũng cần chú ý đến <br />
6<br />
khả năng thể hiện bài thơ của trẻ, nhịp điệu bài thơ trẻ đọc, sự nhấn nhá hay ngắt <br />
nhịp của trẻ, giọng thơ của trẻ và khả năng phát âm các từ khó.<br />
Trong hoạt động chiều cũng có thể ôn thơ hay làm quen bài thơ mới, việc ôn lại <br />
bài thơ đã học, giáo viên có thể cho trẻ xem tranh và đọc thơ theo tranh, việc này <br />
giúp trẻ nhớ sâu hơn về cả phần lời thơ, đồng thời giúp trẻ có thể nhớ về nội dung <br />
bài thơ, tình tiết của bài thơ, điều này rèn khả năng đọc thơ qua tranh hay lớn hơn <br />
trẻ có thể nhìn tranh và sáng tạo ra thơ ở độ tuổi tiếp theo. Và ở hoạt động chiều <br />
giáo viên có thể rèn luyện khả năng đọc thơ đúng cho trẻ như phát âm, ngữ điệu thơ, <br />
hay thể hiện cảm xúc của bài thơ…giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt hơn, <br />
khả năng diễn đạt<br />
của trẻ trôi chảy hơn, giao tiếp tự tin hơn, trẻ bớt đi tình nhút nhát của độ tuổi này, <br />
đồng thời cũng giúp trẻ phát triển trí tuệ.<br />
Cũng qua các hoạt động ôn hay làm quen ở hoạt động ngoài trời, hoạt động <br />
chiều, vào mọi lúc, mọi nơi, trong các giờ chơi tự do giáo viên giáo giáo dục cho trẻ <br />
những điều hay lẽ phải, lễ phép với người khác, yêu quý mọi người và biết ơn điều <br />
tốt mà người khác làm ra, tránh những thói hư tật xấu, biết giúp đỡ người <br />
khác…..giúp trẻ trở nên hoàn thiện về phẩm chất, nhân cách, trở thành người tốt, <br />
sống có ích.<br />
Ví dụ: Trong bài thơ “ Bàn tay cô giáo” <br />
Hôm nay các con học bài thơ gì? Do ai sáng tác?<br />
Trong bài thơ bàn tay cô giáo làm những công việc gì?<br />
Đến lớp các con được cô giáo chăm sóc như thế nào?(Cô giáo cho học, chơi, <br />
ăn, ngủ, cô hướng dẫn lau mặt rửa tay,…)<br />
Từ bài thơ đó, cô giáo dục trẻ, qua đó trẻ biết được công việc của cô, sự vất vả của <br />
cô và yêu quý cô hơn, biết vâng lời cô giáo mình.<br />
* Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan minh hoạ:<br />
Đối với trẻ mầm non đồ dùng đồ chơi rất cần đối với trẻ nhằm giúp trẻ hứng <br />
thú trong việc học tập nó còn là phương tiện rất cần thiết để giáo viên tổ chức dạy <br />
thơ cho trẻ. Trẻ được hoạt động được tiếp xúc với đồ dùng đồ chơi để từ đó trẻ <br />
được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ.<br />
Đây là hình thức dạy học rất có hiệu quả vì trẻ mầm non tiếp thu kinh nghiệm, kiến <br />
thức chủ yếu qua đồ dùng trực quan, tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng trực quan vào <br />
việc đọc tác phẩm thơ như thế nào là một vấn đề quan trọng. Nếu đồ dùng trực <br />
7<br />
quan không hấp dẫn, không sinh động, không phông phú thì sẽ gây nhàm chán, trẻ sẽ <br />
mất sự mất tập trung chú ý điều này ảnh hưởng đến việc cảm nhận nội dung tác <br />
phẩm của trẻ bị giảm đi.<br />
Ví dụ cụ thể như: Bài thơ “ Bố là lính hải quân” Trần Anh<br />
Nếu như với bài thơ đó, giáo viên không sử dụng hình ảnh trực quan thì dù <br />
giáo viên có đọc hay, diễn cảm tốt thì cũng không thể lôi cuốn trẻ vào bài học, trẻ <br />
thấy chán vì không thể hình dung ra chú hải quân như thế nào, tình cảm của bố và bé <br />
như thế nào, chính vì vậy trẻ không thể tiếp thu hay cảm nhận được bài thơ đó, trẻ <br />
sẽ không ghi nhớ được bài thơ. Nhưng cũng bài thơ đó giáo viên sử dụng đồ dùng <br />
trực quan bằng hình ảnh đẹp hấp dẫn, tranh minh hoạ rõ nét nội dung tác phẩm <br />
muốn nói. Qua tiết dạy tôi đã thấy trẻ hứng thú say sưa học tập, trẻ lĩnh hội tác <br />
phẩm một cách nhanh chóng và cảm thấy yêu thích thơ, qua hình ảnh trẻ có thể bài <br />
tỏ được tình cảm của mình đối với bài thơ<br />
Tuy nhiên khả năng nhận thức của trẻ còn phụ thuộc một phần lớn vào sự <br />
truyền cảm diến đạt của cô, khả năng của cô hướng trẻ vào bài học, và sự phối hợp <br />
giữa hình ảnh và lời thơ thật linh hoạt.<br />
Qua đó ta thấy việc sử dụng các đồ dùng trực quan cho một tác phẩm là rất <br />
quan trọng và cần thiết.<br />
Bản thân tôi phối hợp với phụ huynh sưu tầm thêm vật liệu sẵn có ở địa <br />
phương như sách báo, tranh ảnh để làm đồ dùng phục vụ cho tiết học.<br />
Qua thời gian thực hiện bản thân tôi gặp nhiều khó khăn nhưng sự nổ lực phấn <br />
đấu học hỏi của bản thân nên lớp tôi đạt được một số kết quả sau.<br />
2.3. Kết quả đạt được<br />
Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng các giải pháp trên để nâng cao chất <br />
lượng cho trẻ 34 tuổi làm quen với thơ tôi nhận thấy đã đạt được kết quả như sau:<br />
Kỹ năng nhận thức: Trẻ nhớ tên tác phẩm, hiểu được nội dung tác phẩm, trẻ <br />
thuộc tác phẩm. <br />
Kỹ năng giao tiếp: Trẻ biết lắng nghe cô và bạn đọc, mạnh dạn trả lời các <br />
câu hỏi đàm thoại trong tác phẩm, đọc diễn cảm, trả lời theo ý hiểu của mình.<br />
Phát triển ngôn ngữ: Trẻ học được nhiều từ mới, nói rõ câu, không nói lắp, <br />
nói ngọng, nói đủ câu đúng ngữ pháp. Trẻ có khả năng đọc diễn cảm tác phẩm và <br />
kết hợp với một số động tác minh hoạ.<br />
<br />
<br />
8<br />
Hình thành và phát triển tình cảm đạo đức: Trẻ nhận biết được tính cách <br />
việc làm tốt xấu, đúng sai, của các nhân vật, thích làm người tốt việc tốt. Yêu <br />
quý kính trọng người trên, cô giáo, thương yêu giúp đỡ bạn bè.<br />
Khả năng sáng tạo: Trẻ có khả năng đọc thơ theo tranh khi có sự gợi ý của <br />
cô giáo.<br />
Phát triển các quá trình tâm lý: Trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định. Tư duy trực <br />
quan hành động, phát triển khả năng tưởng tượng. <br />
Hình thành, phát triển xúc cảm tình cảm cho trẻ: Trẻ cảm thông, xúc động <br />
với nhưng người tốt, việc tốt, biết yêu thương mọi người hơn.<br />
Hình thành và phát triển thẩm mỹ: Trẻ yêu thích cái đẹp, nhưng hình ảnh <br />
đẹp của bài thơ, luôn mong muốn tạo ra cái đẹp. <br />
Cụ thể: <br />
+ Tốt: 80%, Khá: 10%, TB: 10%<br />
+ 90% Trẻ hiểu được nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả, đọc thơ <br />
diển cảm, thể hiện được điệu bộ cử chỉ thể hiện được giọng điệu bài thơ , trẻ biết <br />
trả lời các câu hỏi rõ ràng<br />
+ 93.3% Trẻ thích được lắng nghe cô đọc thơ, thích đọc thơ cùng cô, tự tin, <br />
mạnh dạn hơn khi thể hiện bài thơ trước lớp và trước người khác.<br />
Qua kết qủa trên bản thân tôi thấy được sự chuyển biến rõ rệt so với đầu năm <br />
học, hiện tượng nói ngọng, lắp, trả lời không rõ ràng hay trẻ nhút nhát, không tập <br />
trung khi học đã giảm một cách đáng kể.<br />
Qua việc thực hiện theo biện pháp đó, bản thân tôi cũng có thêm nhiều kinh <br />
nghiệm trong dạy học, nắm chắc hơn phương pháp và đặc điểm của trẻ để thực <br />
hiện tốt bài dạy hơn. Bản thân tôi cũng đã cố gắng hơn trong việc dạy trẻ đọc thơ, <br />
cố gắng lên tiết dạy phong phú, hấp dẫn trẻ, cố gắng rèn luyện khả năng đọc thơ <br />
diễn cảm hơn, và cố gắng thể hiện tốt ngữ điệu điệu bộ của bài thơ nên cũng phần <br />
nào cuốn hút trẻ vào bài thơ khi lên lớp.<br />
Trong quá trình giảng dạy, tiếp xúc với trẻ, bản thân tôi cũng nắm được đắc <br />
điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức của từng trẻ, từ đó xác định được mục tiêu <br />
cho bài dạy phụ hợp cho tất cả trẻ, lên kế hoạch giáo dục hợp lý giúp trẻ phát triển <br />
đồng đều và đạt kết quả cao.<br />
Qua sự tiến bộ rõ rệt của cô và trẻ đã tạo được lòng tin cho phụ huynh hơn khi <br />
đưa trẻ đến trường, xóa bỏ được những suy nghĩ ban đầu của phụ huynh là xem nhẹ <br />
9<br />
bậc học mầm non, các bậc phụ huynh đã quan tâm chăm lo đến việc học của trẻ <br />
hơn bắng việc đưa trẻ đi học thường xuyên, thường xuyên hỏi thăm tình hình học <br />
tập của trẻ, và hỏi thăm bài học để phụ huynh về nhà rèn luyện thêm cho trẻ<br />
3. KẾT LUẬN<br />
3.1 Ý nghĩa<br />
Việc cho trẻ làm quen văn học ngay từ lứa tuổi Mầm non là một cơ sở tốt để <br />
giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách con người. Thông qua các tác phẩm văn <br />
học giúp trẻ hình thành và phát triển nhanh một cách toàn diện cho trẻ về trí tuệ <br />
đạo đức tình cảm thẩm mỷ giúp trẻ tích lủy vốn kinh nghiệm sống. Từ văn học <br />
giáo dục nhân cách cho trẻ là hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên yên cuộc sống con <br />
người qua đó trẻ biết kính yêu ông bà, cha mẹ, anh chị tình cảm thương yêu quan <br />
tâm tới bạn bè em nhỏ, luôn có thái độ chăm sóc và bảo vệ vật nuôi cây trồng... <br />
Là một giáo viên mầm non đứng lớp, là người có trách nhiệm truyền thụ cho <br />
trẻ những kiến thức, kỷ năng cơ bản cho trẻ như kỹ năng đọc, nghe, nói, là người <br />
định hướng sự phát triển nhân cách của trẻ. Chính vì thế mà tôi luôn tích cực bồi <br />
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân, luôn tìm tòi khám phá những cái hay cái <br />
đẹp trong từng tác phẩm văn học, tích luỹ kiến thức, hiểu biết về văn học nói chung <br />
và cụ thể là các bài thơ câu chuyện, đặc biệt là thơ chuyện Mầm non. Tạo cho trẻ <br />
niềm đam mê sự hứng thú cho trẻ trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học <br />
nói chung và làm quen với thơ nói riêng. Bản thân tôi luôn cố gắng rèn luyện giọng <br />
đọc, rèn luyện phát âm chuẩn, rèn luyện những chử chỉ điệu bộ của mình cho phù <br />
hợp với từng bài thơ trước khi lên lớp để giúp cho trẻ tiếp thu tốt bài học, trẻ ngày <br />
càng tiến bộ, phụ huynh yên tâm khi đưa trẻ đến trường.Tôi luôn cố gắng là tấm <br />
gương sáng để trẻ noi theo.<br />
Muốn có một nền giáo dục tốt mỗi giáo viên mầm non chúng ta phải thật sự nhiệt <br />
tình say mê với công việc, có tấm lòng thương yêu trẻ, tôn trọng đối xử công bằng <br />
với trẻ. Hi vọng rằng chúng ta sẽ có một " Thế hệ tương lai mai sau đầy triển vọng"<br />
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, bản sáng kiến khó tránh khỏi một số <br />
hạn chế. Vì vậy tôi rất mong được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học nhà <br />
trường, hội đồng khoa học phòng giáo dục Lệ Thủy để tôi tiếp tục rèn luyện điều <br />
chỉnh góp phần vào việc chăm sóc giáo dục các cháu đạt kết quả tốt nhất. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
11<br />
XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LỆ THỦY<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />