SKKN: Một số biện pháp dạy và học nhằm nâng cao vốn từ vựng Tiếng Anh cơ bản cho học sinh yếu-kém lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo
lượt xem 28
download
Mục tiêu của đề tài là Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy và học từ vựng tiếng Anh lớp 10 ở trường THPT Trần Hưng Đạo huyện Tam Dương. Đề xuất một số biện pháp dạy và học giúp nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh cơ bản cho học sinh lớp 10 THPT, đặc biệt là học sinh yếu kém.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp dạy và học nhằm nâng cao vốn từ vựng Tiếng Anh cơ bản cho học sinh yếu-kém lớp 10 trường THPT Trần Hưng Đạo
- MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lời giới thiệu 3 1.1. Lý do chọn đề tài 3 1.2. Mục tiêu của đề tài 3 2. Tên sáng kiến 3 3. Tác giả sáng kiến 3 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 4 Phần I: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Lý luận chung về từ vựng 4 I.1. Định nghĩa về từ vựng 4 I.2. Tầm quan trọng của từ vựng 4 I.3. Các loại từ vựng 5 Chương II: CƠ SỞ THỰC TIỄN II.1. Về giáo viên 67 II.2. Về học sinh 78 Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC NHẰM NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO 9 III.1. Đối với giáo viên: 9 1. Sử dụng các phương tiện trợ giảng( Visual aids) 915 2. Dạy từ dựa vào văn cảnh 1516 III.2. Đối với học sinh: 1618 Chương IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Kết quả của đề tài 19 Chương V: PHỤ LỤC( Tổng hợp phiếu điều tra học sinh) 20 8. Những thông tin cần bảo mật(nếu có) 21 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 21 1
- 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 2122 dụng sáng kiến 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử 22 hoạc áp dụng sáng kiến lần đầu. Tài liệu tham khảo 23 2
- PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lời giới thiệu 1.1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ quốc tế, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để làm chủ được ngôn ngữ này người học cần phải có vốn từ vựng phong phú và đa dạng. Do đó , xây dựng vốn từ vựng cơ bản cho học sinh nói chung và đặc biệt học sinh yếu kém nói riêng luôn là một nhu cầu thiết yếu đối với công tác dạy và học tiếng Anh ở trường phổ thông. Tuy nhiên trên thực tế, vốn từ vựng tiếng Anh của học sinh trung học phổ thông vẫn còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu của bậc học. Nhiều học sinh không có được vốn từ vựng cơ bản nhất sau nhiều năm học Tiếng Anh ở bậc tiểu học và trung học cơ sở. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó nguyên nhân chủ yếu là giáo viên và học sinh chưa có phương pháp dạy và học thích hợp. Bởi vậy tôi đã chọn đề tài này với mong muốn tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần giúp cho giáo viên giảng dạy từ vựng một cách hiệu quả nhất; đồng thời giúp cho học sinh lớp 10, đặc biệt là học sinh yếu kém có thể tích lũy cho bản thân vốn từ vựng cơ bản, đáp ứng yêu cầu của bậc học. Nếu đề tài thành công sẽ không chỉ là cơ sở cho giáo viên dạy tốt hơn mà còn giúp cho học sinh sử dụng vốn từ vựng có hiệu quả hơn. 1.2. Mục tiêu của đề tài: 1.2.1. Khảo sát và đánh giá thực trạng dạy và học từ vựng tiếng Anh lớp 10 ở trường THPT Trần Hưng Đạo huyện Tam Dương. 1.2.2. Đề xuất một số biện pháp dạy và học giúp nâng cao vốn từ vựng tiếng Anh cơ bản cho học sinh lớp 10 THPT, đặc biệt là học sinh yếu kém. 3
- 2. Tên sáng kiến: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC NHẰM NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH CƠ BẢN CHO HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 10 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO 3. Tên tác giả: Đào Thị Hường – giáo viên Tiếng Anh Trường THPT Trần Hưng Đạo 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đào Thị Hường – giáo viên Tiếng Anh Trường THPT Trần Hưng Đạo 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh lớp 10 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 11/ 2019 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: Phần I. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỪ VỰNG: I.1. Định nghĩa về từ vựng: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về từ vựng. Mỗi nhà ngôn ngữ học lại đưa ra một định nghĩa riêng về từ vựng dựa trên tiêu chí mà họ cho là quan trọng nhất về mặt ngôn ngữ, ngữ nghĩa, từ vựng. Trong cuốn sách của mình mang tên “ A Course in Language Teaching” , Penny Ur đã định nghĩa từ vựng là “ những từ thuộc tiếng nước ngoài mà chúng ta dạy cho người học”. Tuy nhiên, ông cũng chấp nhận ý kiến rằng “ từ vựng không chỉ là một từ đơn lẻ mà cũng có thể là từ ghép của hai hay ba từ khác hoặc là những thành ngữ bao gồm nhiều từ”. Pyles và Algeo đã nói rằng “ Sự thật thì từ vựng là trọng tâm của ngôn ngữ với dạng âm thanh và ngữ nghĩa của nó, cái mà đan xen với nhau cho phép chúng ta giao tiếp với người khác”. Trong cuốn sách “ A Course in TEFL Theory and Practice II”, Nguyễn Bàng và Nguyễn Bá Ngọc cho rằng “ Từ vựng của một ngôn ngữ là tất cả những từ đơn, từ ghép, các thành ngữ được sử dụng để chuyển tải và tiếp nhận thông tin thông qua hình thức nói và viết”. 4
- I.2. Tầm quan trọng của từ vựng: Từ vựng thường được coi là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của một ngôn ngữ. Wilkins, một nhà ngôn ngữ học ứng dụng nổi tiếng người Anh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của từ vựng khi nói rằng “ Nếu không có ngữ pháp, rất ít thông tin được chuyển tải, nhưng nếu không có từ vựng thì chúng ta sẽ không thể chuyển tải được điều gì”. Pyles và Algeo cũng ủng hộ ý kiến này với nhận định “ Khi chúng ta đề cập đến ngôn ngữ, điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là từ vựng. Nhờ có từ vựng, chúng ta có thể tạo nên câu, bài hội thoại và các hình thức giao tiếp khác bằng ngôn ngữ. Từ những ý kiến này, chúng ta có thể kết luận rằng từ vựng là yếu tố quyết định trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tất cả những điều này đúng với người học ngoại ngữ. Nếu người học có vốn từ vựng tiếng Anh phong phú, anh ta có thể làm cho người khác hiểu mình cũng như hiểu được người khác nói gì một cách dễ dàng. Ngược lại, nếu như vốn từ vựng của một người nghèo nàn, chắc chắn anh ta sẽ gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Và như vậy, trong việc học tiếng Anh, từ vựng là một yếu tố bắt buộc phải được xây dựng đối với tất cả những người học ngoại ngữ. I.3. Các loại từ vựng: Nhìn chung, từ loại có thể được phân loại bằng nhiều cách: Về mặt ngữ nghĩa, từ vựng được phân làm hai loại là “những từ biểu đạt ý nghĩa” và “những từ chức năng”. Phần lớn từ vựng là từ biểu đạt ý nghĩa, chúng gọi tên những đồ vật, hành động, chất lượng và mang ý nghĩa tự thân. Chúng có thể là danh từ, tính từ, động từ, trạng từ. Những từ chức năng là những từ chỉ mang ý nghĩa về mặt ngữ pháp, chúng chỉ có nghĩa khi đi cùng với những từ khác. Chúng là những quán từ, mạo từ và giới từ. Về mặt ngữ pháp, từ vựng được phân chia thành danh từ, động từ, tính từ và trạng từ. Tuy nhiên, về mặt học thuật, từ vựng của người học ngoại ngữ được phân chia thành hai loại là nhóm từ chủ động và nhóm từ bị động. Nhóm từ chủ động là những từ mà 5
- người học có thể hiểu và phát âm đúng, sử dụng một cách có hiệu quả trong khi nói và viết. Nhóm từ bị động là những từ mà người học có thể nhận ra và hiểu khi chúng xuất hiện trong văn cảnh nhưng lại không thể tự mình sử dụng được. Một giáo viên dạy ngoại ngữ nên biết những cách phân loại trên. Nhưng điều quan trọng nhất là làm thế nào để giúp học sinh mở rộng vốn từ vựng, tăng cường những từ chủ động. 6
- CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã thực hiện việc phát phiếu điều tra cho 180 học sinh lớp 10 trường THPT Trần H ưng Đạo, huyện Tam Dương để lấy ý kiến của các em về những vấn đề có liên quan đến việc dạy và học từ vựng. Sau khi sử dụng phương pháp toán thống kê và sử lí số liệu, tôi đã rút ra được một số nhận xét như sau: II.1. VỀ GIÁO VIÊN: Qua quá trình quan sát và phỏng vấn 5 giáo viên dạy môn tiếng Anh , tôi đã ghi nhận được một số vấn đề sau: 1 Số lượng từ trong một bài giảng: Với thời lượng giờ học hiện nay, các giáo viên đều cho rằng số lượng từ vựng trong một bài giảng là quá nhiều, họ không có đủ thời gian để hướng dẫn, chuyển tải đến học sinh đầy đủ các khía cạnh của từ, những mối liên hệ nội tại trong từ, các từ đồng nghĩa, trái nghĩa…., luyện cho học sinh cách phát âm, cách sử dụng. Điều này gây không ít khó khăn cho học sinh trong việc học từ vựng. 2 Phương pháp dạy từ vựng: Đây là phần quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dạy và học của cả giáo viên và học sinh. Tuy nhiên, qua khảo sát tôi thấy rằng các phương pháp của giáo viên vẫn còn nghèo nàn. Phương pháp chủ yếu mà giáo viên sử dụng là dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Do vậy việc học sinh cảm thấy nhàm chán trong việc học từ vựng là điều không thể tránh khỏi. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến khả năng tiếp thu từ mới của học sinh. Các em có thể nhớ từ khi giáo viên dịch nghĩa tiếng Việt của nó nhưng lại quên đi nhanh chóng và không biết từ đó được sử dụng và phát âm như thế nào, học sinh lại không được luyện tập và sử dụng từ mới thường xuyên do đó từ 7
- vựng của học sinh dần dần trở thành những từ chết và khi gặp lại từ đó học sinh lại coi đó như là những từ hoàn toàn mới. 3 Những khía cạnh thường được giáo viên chú ý trong quá trình dạy từ vựng: Trong các khía cạnh của từ như nghĩa của từ, cách sử dụng từ, hình thức của từ thì cách sử dụng từ là quan trọng nhất. Tuy nhiên, trong quá trình dạy từ vựng giáo viên chủ yếu chỉ chú trọng vào việc dạy nghĩa của từ đang được sử dụng trong bài học mà ít quan tâm nghĩa của từ trong những văn cảnh khác hay giáo viên thường chỉ dạy cho học sinh nghĩa biểu vật mà quên đi một nét nghĩa khác cũng rất quan trọng đó là nghĩa biểu cảm của từ. Cách dạy này đã gây nên rất nhiều khó khăn trong học sinh trong quá trình học từ vựng. Học sinh không thể phát âm từ một cách chính xác, không biết cách sử dụng từ trong những văn cảnh khác ngoài văn cảnh đã được học ở trong bài. 4 Những phương tiện thường được sử dụng trong quá trình dạy từ vựng: Trong quá trình dạy từ vựng, có rất nhiều phương tiện trợ giảng có thể giúp giáo viên dạy có hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay giáo viên chỉ sử dụng một số tranh , ảnh hay đài cassettes. Mặc dù vậy việc sử dụng những phương tiện trợ giảng này là không thường xuyên. II.2. VỀ HỌC SINH: 1 Về việc học từ vựng: Hơn nửa số học sinh được điều tra có ý kiến cho rằng việc học từ vựng rất khó khăn. Các em gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp thu và vận dụng từ mới học. Các học sinh được hỏi cũng cho rằng số lượng từ mới trong một bài hiện nay là quá nhiều, các em phải chịu áp lực phải nhớ quá nhiều từ trong một bài học. Rất ít em trong số học sinh lớp 10 của trường cho 8
- rằng việc học từ vựng là dễ dàng, các em này không phải chịu nhiều áp lực trong khi học. 2 Về cách học: Theo số liệu thu được, tôi nhận thấy phần lớn học sinh học từ vựng theo cả hai cách: Học từ riêng lẻ cũng như đặt từ vào câu cụ thể. Tuy nhiên số học sinh chỉ học từ bằng cách học riêng lẻ chiếm tỷ lệ khá lớn, tương ứng với 58,3%. Điều này thể hiện các em chưa nhận thức rõ, chưa tìm được cách học phù hợp để đạt được hiệu quả cao. Hiển nhiên đây là một yếu tố gây cản trở lớn đến khả năng học và hiệu quả học từ của học sinh. 3 Về thời gian học từ mới của một bài: Với số lượng từ trong một bài nhiều như hiện nay, phần lớn học sinh đều có ý thức dành thời gian để tìm hiểu, ghi nhớ và luyện tập từ. Cụ thể, số học sinh dành hơn 60 phút để học từ mới của một bài là 18 em, chiếm tỷ lệ 10% trong tổng số học sinh được điều tra. Số các em dành khoảng 60 phút để học từ mới là 52 em chiếm 28,9%. Tuy nhiên, bên cạnh những em có ý thức đầu tư thời gian và công sức cho việc học từ vẫn còn một số em không học từ mới của bài, số học sinh này gồm 30 em, chiếm 16,7%. 9
- CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VÀ HỌC NHẰM NÂNG CAO VỐN TỪ VỰNG TIẾNG ANH CƠ BẢN CHO HỌC SINH YẾU KÉM LỚP 10 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Sau khi nghiên cứu lý luận việc dạy và học từ vựng, đồng thời căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế việc dạy và học từ vựng ở trường THPT Trần Hưng Đạo, tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao vốn từ vựng cho các em học sinh lớp 10 như sau: III.1. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN: 1 Sử dụng các phương tiện trợ giảng (Visual aids): Muốn sử dụng các phương tiện trợ giảng đạt hiệu quả cao trong việc dạy học nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh giáo viên cần: Trước hết phải chọn những phương tiện trợ gi ảng mà bản thân chúng phải chứa đựng những câu hỏi, những bài tập nghiên cứu , các tư liệu để phân tích và trình bày các thông tin kiến thức một cách nêu vấn đề; đồng thời thiết lập mối liên hệ bên trong và bên ngoài của các phương tiện đó với kiến thức kỹ năng, kỹ xảo đã có của học sinh, với các phương án có thể tiến hành được của công tác tự lập và sáng tạo của học sinh trong các giai đoạn sau. Sử dụng phối hợp các loại phương tiện dạy học khác nhau trong một giờ học nhằm huy động nhiều cơ quan cảm giác tham gia vào quá trình nhận thức. Điều này sẽ góp phần phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh. Khi sử dụng phối hợp cần chú ý tập trung vào những điểm bản chất nhất, có tác dụng mạnh nhất khi nó diễn tả đúng nội dung chính của bài học, đồng thời phải sử dụng tập hợp thành bộ phương tiện dạy học tối ưu. Cần phối hợp một cách khéo léo, chính xác lời nói của giáo viên mang tính chất khơi gọi hướng dẫn học sinh với việc biểu diễn các phương tiện dạy học hoặc học sinh tiến hành quan sát, sử dụng trực tiếp các phương tiện trực quan. 10
- Điều kiện tốt nhất, thích hợp nhất để tiến hành một cách có hiệu quả nhất các phương tiện dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh là phải có đầy đủ các dụng cụ dạy học, trong điều kiện có thể nhà trường nên đầu tư xây dựng hệ thống phòng học bộ môn. 1.1 Sử dụng bảng: 1.1.1. Dạy nghĩa của từ bằng việc sử dụng bảng: Việc sử dụng bảng là một trong những kỹ thuật hữu ích nhất mà giáo viên có thể sử dụng để giới thiệu từ mới cho học sinh bởi nó đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của một bài giảng. Giáo viên có thể vẽ lên bảng những bức tranh như hình que, hình mặt… a. Sử dụng hình que ( Stick figures): Bằng cách vẽ một hình que cơ bản với những đường nét đơn giản, giáo viên có thể dễ dàng chỉ ra nghĩa của từ cho học sinh. Hơn nữa qua việc sử dụng hình que giáo viên còn kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Ví dụ: Để dạy nghĩa của động từ “to run”, giáo viên có thể vẽ một hình người đang chạy rồi nói: GV: Look, there is a boy. What is he doing? HS: He is running. GV: Yes, he is running. To run. Can you say it? HS: To run, to run. GV: Very good. But why is he running? HS: Có thể nghĩ ra một lý do, tuy nhiên họ không thể diễn đạt bằng tiếng Anh. GV: Ah, he may be late for school or go to school late. He is in a big hurry. (Giáo viên cũng có thể nghĩ gia một lý do khác nữa) 11
- Như ví dụ trên, chúng ta thấy nhờ việc sử dụng hình que giáo viên không chỉ dạy cho học sinh từ mới mà còn giới thiệu cho các em những cấu trúc ngữ pháp hoặc một câu trọn vẹn có chứa từ cần dạy. b. Sử dụng cách vẽ khuôn mặt (faces): Việc dạy nghĩa của từ bằng cách vẽ khuôn mặt với từng trạng thái khác nhau là một cách rất đơn giản và hiệu quả, đặc biệt là trong việc diễn tả nghĩa của từ thuộc về tình cảm. Hình khuôn mặt thường có hình tròn hoặc hình quả trứng.Trên khuôn mặt đôi mắt và miệng là những chi tiết có tầm quan trọng rất lớn trong việc biểu đạt. Giáo viên cũng có thể thể hiện giới tính, tuổi tác bằng cách thay đổi kiểu tóc theo từng khuôn mặt. c. Vẽ đồ vật( Objects): Giáo viên nên vẽ những đồ vật phổ biến, thân thuộc trong cuộc sống hằng ngày lên bảng để giúp học sinh nhận biết. Bản vẽ không cần phải chính xác nhưng nó phải đầy đủ, rõ ràng để học sinh có thể nhận ra đó là vật gì. Chính vì vậy, giáo viên cần phải tập vẽ vài lần trước khi giảng để có thể vẽ những hình dễ hiểu nhất và nhanh nhất. d. Sử dụng biểu đồ ( Word field diagram): Việc sử dụng biểu đồ là một cách rất hiệu quả để dạy cho học sinh những từ có liên quan tới nhau qua một chủ đề nhất định. Nó giúp cho học sinh nhớ từ nhanh hơn. 12
- Ví dụ: Để dạy những từ thuộc về gia đình, giáo viên có thể sử dụng biểu đồ Son Father niece Mother Family daughter Children grandfather grandmother sau: 1.1.2. Dạy hình thức và cách sử dụng của từ bằng cách sử dụng bảng: a. Dạy hình thức của từ: Trong quá trình học từ mới, học sinh cần biết cách phân loại những từ mà họ học thành những từ loại khác nhau như danh từ, động từ, tính từ và trạng từ. Ví dụ : Khi giáo viên muốn giúp học sinh luyện tập một số từ về những chủ đề như cảm giác, sự đo lường, nghề nghiệp… thì ta có thể làm theo những bước sau: Bước 1: Giáo viên viết các từ lên bảng: length happy police short angry long cheerful teacher worker wide width sad Bước 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nghĩ ra càng nhiều cách nhóm từ vào cùng một loại càng tốt và giải thích lí do tại sao lại nhóm như thế. Ví dụ như từ có thể được nhóm theo ngữ nghĩa, ngữ pháp, theo cách phân loại…..Ví dụ, theo cách phân loại các từ có thể được nhóm như sau: + Nouns: police, worker, length, width, teacher + Adjectives: happy, angry, sad, short, wide, cheerful, long 13
- Bước 3: Giáo viên nên khuyến khích học sinh đóng góp một vài từ mà họ đã học vào từng nhóm. b. Dạy cách sử dụng của từ: Khi dạy cách sử dụng của từ giáo viên nên gạch chân vào những phần quan trọng của từ bằng cách sử dụng những phấn màu khác nhau. Ví dụ: success successful unsuccessful Công việc này giúp học sinh chú ý vào thành phần cấu tạo nên từ loại cũng như ngữ nghĩa của từ. Hơn nữa, trong khi dạy giáo viên cũng cần cung cấp cho học sinh những bộ từ đồng nghĩa và hướng dẫn cách sử dụng trong những văn cảnh khác nhau. Ví dụ: Uncle Ho passed away in 1969. ( ở đây từ “pass away” sẽ mang thái độ kính trọng hơn là từ “die”. 1.2. Sử dụng tranh: 1.2.1. Tranh tường ( Wall Pictures). Tranh tường là các tranh cắt ra từ báo hoặc tạp chí và được treo trên tường hoặc trên bảng. Giáo viên phải lựa chọn những bức tranh phù hợp với mục đích của bài học. Quan trọng hơn, những bức tranh này phải đủ lớn để tất cả các học sinh đều có thể nhìn thấy rõ. 1.2.2. Thẻ ghi chú ( Flash cards). Thẻ ghi chú là những tấm thẻ được in và viết những chữ, câu, hình ảnh lên trên. Chúng có thể được chia thành 2 loại chính là thẻ hình và thẻ chữ. * Một vài hoạt động gợi ý trong việc sử dụng thẻ để làm cho học sinh hiểu rõ các từ và nhớ chúng lâu hơn: Gọi tên ( Name it): Chia học sinh thành từng nhóm 5 10 người. Các tấm thẻ được bày úp trên mặt bàn. Trên mỗi tấm thẻ đều có 1 từ mới. Người chơi thứ nhất nhặt 1 tấm thẻ và nhắc lại từ được ghi trên tấm thẻ đó, đưa ra một câu hoàn chỉnh 14
- dựa trên trình độ hoặc nhu cầu đặc biệt nào đó của người chơi. Nếu câu văn của người chơi là đúng, người đó có thể giữ tấm thẻ. Nếu không, người chơi đặt úp tấm thẻ lên bàn và người tiếp theo tiếp tục lượt chơi. Giáo viên cũng có thể giúp học sinh nhắc lại từ hoặc đặt câu với từ đó nếu như không có học sinh nào đưa ra được đáp án đúng. 20 câu hỏi ( Twenty questions): Các học sinh chơi theo nhóm từ 1020 người. Giáo viên chọn 1 tấm thẻ trong số thẻ đã chuẩn bị. Các học sinh lần lượt cố gắng đoán từ đó là gì bằng việc hỏi các câu hỏi “ Yes/No question”. Ví dụ: “ Is it an animal? Is it big? Does it live in jungle? H ọc sinh đoán đúng từ được giữ tấm thẻ hoặc thay thế vị trí của người giáo viên. Bỏ từ khác biệt ( Odd man out): Giáo viên đưa ra một bộ thẻ gồm 57 tấm cho mỗi nhóm hoặc cá nhân. Học sinh phải quyết định xem tấm thẻ nào không thuộc trong nhóm và đưa ra lý do tại sao. Học sinh có thể giải thích sơ lược về từ mà họ chọn. Ví dụ: Để luyện tập các từ nói về các loài hoa, giáo viên có thể đưa cho học sinh một số thẻ như sau: rose daisy sunflower queen Câu trả lời phù hợp là “ Queen” vì từ này gợi nhắc tới con người trong khi các từ khác liên hệ đến một số loài hoa. 1.2.3. Dạy hình thức của từ bằng tranh: Hoạt động này rất hữu ích trong việc luyện tập cấu trúc của từ. Giáo viên có thể trưng bày một vài bức tranh trên bảng và yêu cầu học sinh viết câu với bức tranh. Ví dụ: Để luyện tập động từ “ Run” giáo viên có thể sử dụng bức tranh vẽ hình hai người đang chạy và yêu cầu học sinh đặt câu với bức tranh đó. HS1: They are running toghether. 15
- HS2: They like running very much. 1.2.4. Dạy cách sử dụng của từ: a. Dạy cách sử dụng của từ bằng cách sử dụng tranh: a.1. Ghép từ hoặc câu với tranh: Giáo viên đưa ra một bộ tranh và một danh sách các từ hoặc câu tương ứng với những bức tranh này. Sau đó yêu cầu học sinh ghép các bức tranh với những từ, câu đó. a.2. Mô tả tranh: Giáo viên dán một bức tranh lấy từ sách hoặc báo và yêu cầu học sinh mô tả bức tranh đó bằng cách đưa ra một vài câu hỏi định hướng. Khi học sinh đã hoàn thành việc mô tả tranh, giáo viên có thể yêu cầu mô tả lại một lần nữa hoặc làm theo cặp, nhóm. Trong cặp và nhóm học sinh kể với bạn nội dung của bức tranh. b. Dạy cách sử dụng của từ bằng cách sử dụng các tấm thẻ: Để giúp học sinh luyện tập cách sử dụng của các giới từ, giáo viên đưa ra các tấm thẻ và yêu cầu học sinh làm theo nội dung ghi trong thẻ. Ví dụ: Set 1 Set 2 Put your book in the bag Put your shoes under the table Put your paper on the desk 1.3. Sử dụng vật thật ( Real objects): Trong rất nhiều trường hợp những vật thật là loại phương tiện trợ giảng đơn giản nhất ở trong lớp bởi chúng không cần phải có sự chuẩn bị đặc biệt hay những nguyên liệu đặc biệt. Lớp học là một phần của thế giới thực. Ở mỗi lớp học đều có những đồ đạc như bàn ghế, bóng đèn, cửa….Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu tên các đồ vật và miêu tả những tính chất của nó. Giáo viên cũng có thể mang một vài vật thật đến lớp như 16
- chìa khóa, quả táo, sách báo…. Giáo viên sẽ cầm từng loại vật thật đó và yêu cầu học sinh đưa ra một vài lời bình luận về vật đó. 2. Dạy từ dựa vào văn cảnh: Khi gặp 1 bài đọc, học sinh và giáo viên sẽ thấy có rất nhiều từ mới. Do có quá nhiều từ mới, giáo viên phải quyết định xem từ nào cần phải dạy và thời gian thích hợp để dạy các từ đó. Có 4 loại từ mới như được tóm tắt dưới dây: 1. Unknown words: những từ quan 2. Unknown words: những từ không trọng để hiểu được một bài đọc. quan trọng để hiểu được một bài Đầu tiên yêu vầu học sinh đoán từ, đọc. giáo viên nên dạy sau hoặc sau đó giáo viên dạy từ. không dạy. 3. Known words: những từ học sinh 4. Known words: những từ học sinh đã biết, giáo viên không cần dạy. biết nhưng không hiểu vì mang nghĩa bóng. Giaó viên chỉ nên dạy từ đó khi nó được sử dụng phổ biến. > 1. Đối với những từ mới cần thiết cho việc hiểu bài đọc: Trước tiên giáo viên nên cho học sinh đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh hoặc ngữ pháp, nếu học sinh không thể đoán được giáo viên nên dạy từ đó cho học sinh trước khi học bài đọc. > 2. Đối với những từ mà không cần thiết cho việc hiểu bài đọc, giáo viên nên chọn 1 trong 2 cách sau: Nếu đó là những từ phổ biến, học sinh có thể học trong quá trình học sau này, giáo viên nên dạy nghĩa của từ khi đã học bài đọc. Nếu đó là một từ lạ hoặc không phổ biến, giáo viên có thể không cần thiết phải dạy từ đó. 17
- > 3. Đối với những từ học sinh đã biết, tất nhiên không cần phải dạy nghĩa của chúng. Nếu có quá nhiều từ học sinh không biết, bài đọc đó có thể quá khó với trình độ tiếng Anh của học sinh. > 4. Trong một vài cụm từ học sinh có thể hiểu tất cả những từ riêng lẻ nhưng lại không thể hiểu nghĩa của cả cụm từ. Ví dụ: Học sinh có thể hiểu nghĩa của các từ “ Stick”, “in”, “the” và “mud” nhưng lại không thể hiểu được thành ngữ “ stick in the mud” có nghĩa là “ a person who does not like to have fun”. Đối với những từ được sử dụng trong thành ngữ giáo viên phải quyết định xem chúng có quan trọng hay không. Ở trình độ thấp việc giải thích các thành ngữ nên được giới hạn hoặc để đến sau bài học. Nếu đó là một thành ngữ thông dụng, học sinh có thể gặp thường xuyên trong quá trình học tiếng Anh, sau khi học sinh đã cố gắng đoán nghĩa, giáo viên nên dạy cho học sinh nghĩa của những thành ngữ đó. Tuy nhiên không nên tốn quá nhiều thời gian vào các thành ngữ. III.2. ĐỐI VỚI HỌC SINH: Quá trình học tập từ vựng là một hoạt động phức tạp. Nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện khách quan như cơ sở vật chất của nhà trường, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên, nội dung của chương trình đào tạo. Nhưng trong đó yếu tố tích cực hoạt động của mỗi cá nhân học sinh là điều kiện có tác dụng quyết định quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập. Trước hết muốn đạt được kết quả cao học sinh phải hiểu được mục đích của môn học một cách rõ ràng, phải vạch ra phương hướng hành động cụ thể. Đối với việc học từ vựng tiếng Anh cũng vậy, học sinh phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi như: “Học cái gì?”, “ Học như thế nào?”, “ Học để phục vụ cho việc gì?”. Xác định được mục đích học tập tức là hiểu được mình cần phải rèn luyện như thế nào để có được vốn từ vựng phong phú. 18
- Từ việc xác định được mục đích học tập của mình, học sinh cần phải có thái độ học tập đúng đắn, phải có tinh thần say sưa học tập, ý thức tự giác, chủ động trong học tập. Để lĩnh hội được tất cả những kiến thức mà giáo viên truyền tải trên lớp, học sinh cần phải chú ý tới bài giảng, tập trung lắng nghe và phải tích cực suy nghĩ trong khi nghe để nắm được những kiến thức cơ bản về từ vựng, phải ghi chép đầy đủ, rõ ràng để lấy đó làm tư liệu học tập ở nhà. Hơn nữa, phải tích cực hoạt động theo cặp, nhóm. * Một số cách giúp học sinh học từ vựng tốt hơn: Đặt câu với những từ đã học ở trên lớp để biết được cách sử dụng của từ. Thường xuyên nghe băng, đài hoặc các bài hát tiếng Anh để nhận biết từ qua cách phát âm. Tập đọc sách, báo, truyện có nội dung đơn giản để biết được cách sử dụng của từ trong những văn cảnh khác nhau. Sử dụng giấy ghi nhớ để ghi chép những từ đã được học và dán vào bất cứ chỗ nào dễ nhìn thấy nhất. Khi đứng trước những vật thật hãy cố gắng liên tưởng đến từ tương đương trong tiếng Anh. Ví dụ: Đồ đạc trong gia đình, tên các loại hoa quả, tên các loại động vật nuôi trong gia đình….. Học từ vựng Tiếng Anh qua tên các loại hàng hóa, vật phẩm sử dụng hàng ngày.Ví dụ: Tên các loại bánh kẹo, đồ uống,….. Gắn từ vựng Tiếng Anh với những kỷ niệm đáng nhớ của bản thân, hay những điều hài hước để nhớ từ vựng lâu hơn. Đối với những từ khó nên ghi chép vào một cuốn sổ nhỏ theo thứ tự A, B, C… với tất cả nhứng khía cạnh có liên quan đến từ để tiện tra cứu khi cần. Luyện tập theo nhóm ở nhà bằng cách chơi trò chơi hoặc nói tự do về những chủ đề đơn giản. Từ đó có thể giải đáp cho nhau những vấn đề chưa 19
- hiểu, kiểm tra vốn từ vựng của từng người, thảo luận những phần cơ bản, trọng tâm của bài học, tìm ra cách học hiệu quả nhất cho từng từ. Cách đọc tài liệu: Trong khi đọc tài liệu học sinh cần xác định cho mình những nhiệm vụ cụ thể. Một là phải hiểu và nắm nội dung đã đọc. Hai là suy nghĩ về những điều đã đọc. Ba là ghi chép những điều cần nghi nhớ. Bốn là cần phải suy nghĩ xem những kiến thức vừa đọc có gì mới mẻ không. Cách ghi chép tài liệu một trong những khâu quan trọng để nâng cao việc học từ vựng là trong khi đọc tài liệu bao giờ cũng phải có bút, sách vở để ghi chép lại những kiến thức quan trọng. Chính việc này càng làm tăng thêm sự tập trung trong lúc đọc. Điều quan trọng trong việc học tập nói chung và trong việc học từ vựng nói riêng là học sinh cần phải chú ý rằng đó là một quá trình liên tục, lâu dài đòi hỏi mỗi học sinh phải có tinh thần học tập không biết mệt mỏi, phải biết học tập ở mọi lúc, mọi nơi có thể. CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp dạy học theo hướng tích cực và giáo dục kĩ năng phát triển trong giờ Thể dục
33 p | 950 | 281
-
SKKN: Một số biện pháp giúp HS lớp 1 học tốt giải Toán có lời văn
59 p | 1593 | 189
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
9 p | 979 | 164
-
SKKN: Một số biện pháp xây dựng nhà trường văn hoá ở trường THPT số 2 Bắc Hà
30 p | 1272 | 120
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán ở lớp một
13 p | 897 | 94
-
SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử
23 p | 817 | 84
-
SKKN: Một số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo bé biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ
33 p | 1250 | 58
-
SKKN: Một số biện pháp dạy kí hiệu ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính
13 p | 415 | 49
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
17 p | 247 | 39
-
SKKN: Một số biện pháp dạy học làm văn thể loại “tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm”
20 p | 419 | 31
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm đổi mới PPDH ở trường THPT số 2 Bảo Yên trong giai đoạn hiện nay
31 p | 203 | 25
-
SKKN: Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 5
50 p | 241 | 25
-
SKKN: Một số biện pháp dạy mệnh đề quan hệ hiệu quả
53 p | 87 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai
23 p | 141 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng môn Tập đọc lớp 5 ở trường Tiểu học
18 p | 117 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 3 trường Tiểu học Võ Thị Sáu
22 p | 229 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp dạy từ vựng cho học sinh tiểu học bằng việc học từ mới qua các bài khóa
27 p | 99 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp rèn viết đúng chính tả cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4
27 p | 67 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn