I.Phần Mở Đầu<br />
I.1. Lí do chọn đề tài:<br />
Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển cả về văn hóa lẫn kinh tế <br />
theo xu hướng toàn cầu hóa. Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “Non <br />
sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai cùng <br />
các cường quốc năm châu trên trường quốc tế hay không tất cả phụ thuộc <br />
vào công học tập của các cháu”. Đúng vậy, một quốc gia có giàu mạnh hay <br />
không phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ trẻ. Vì thế Đảng và nhà nước coi <br />
“đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.Trong thời đại công nghệ thông tin <br />
phát triển cực nhanh, internet trở thành nguồn cung cấp thông tin đa dạng và <br />
kiến thức quý báu nhanh nhất, mới nhất, và tiết kiệm nhất. Hiện nay hơn 10 <br />
tỷ trang web trên thế giới đã sử dụng tiếng Anh làm phương tiện truyền <br />
thông, quảng bá, trao đổi thông tin, học tập và nghiên cứu. Nếu muốn tìm <br />
kiếm thông tin về một vấn đề bạn quan tâm mà chỉ gõ vài từ đơn giản bằng <br />
tiếng Việt thì không đủ tư liệu cho công việc của bạn. Vì thế bạn phải <br />
nhập từ bằng tiếng Anh. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là <br />
đào tạo ra những con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu. Ngoại <br />
ngữ nói chung, Tiếng Anh nói riêng là công cụ đắc lực cho qúa trình hội <br />
nhập. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam đã, đang không ngừng nâng cao <br />
chất lượng dạy và học ngoại ngữ thông qua việc đổi mới toàn diện .Vì thế <br />
một vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc dạy và học Tiếng Anh trong các <br />
nhà trường phổ thông một cách có hiệu quả đồng thời tạo được hứng thú <br />
học tập ngoại ngữ cho học sinh. Bồi dưỡng hứng thú học tập là một việc <br />
làm thiết thực và có tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh <br />
bởi vì "không thể làm tốt việc nếu mà ta không có hứng thú với việc đó". <br />
Đối với học sinh tiểu học cũng vậy, các em không thể học tốt nếu không có <br />
hứng thú với việc tiếp thu bài trên lớp cũng như chuẩn bị bài ở nhà. Ngay từ <br />
những buổi học đầu tiên, hãy gieo vào tâm hồn các em những niềm say mê <br />
<br />
1<br />
đối với việc kiếm tìm những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Đó là một <br />
chìa khoá quan trọng giúp các em mở cánh cửa đam mê với tri thức nguồn <br />
tài nguyên vô giá của nhân loại. Bằng cách sử dụng những thủ thuật hợp lí, <br />
phương pháp khác nhau sẽ mang lại cho người học những điều mới mẻ, <br />
cuốn hút.Với những lí do trên nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài là “Một số <br />
biện pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học”<br />
I.2.Mục tiêu ,nhiệm vụ của đề tài<br />
a.Mục tiêu:<br />
Từ nghiên cứu thực trạng của các tiết học ở các lớp tại trường TH Lê Lợi <br />
để tìm ra các biện pháp nhằm cải tiến phương pháp dạy học phù hợp hơn <br />
với từng đối tượng học sinh.<br />
b.Nhiệm vụ:<br />
Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng một tiết học hiệu quả.<br />
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của các tiết dạy tại trư ờng TH Lê Lợi.<br />
Từ đó so sánh với kết quả đạt được sau khi áp dụng những giải pháp, biện <br />
pháp dạy học mới. Rút ra một số bài học bổ ích sau nghiên cứu. <br />
I.3 Đối tượng nghiên cứu.<br />
Vì thời gian có hạn nên trong đề tài này tôi chỉ áp dụng những giải pháp <br />
và biện pháp gây hứng thú ở các đối tượng học sinh lớp 3 trường TH Lê <br />
Lợi.<br />
I.4.Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Các giải pháp và biện pháp của giáo viên trong việc gây hứng thú học <br />
Tiếng Anh cho học sinh lớp 3 học kì 1 năm học 2015 2016 ở trường TH Lê Lợi<br />
I.5.Phương pháp nghiên cứu<br />
Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã phải ấp ủ ý tưởng trong một <br />
thời gian khá dài và đã lựa chọn một số phương pháp sau:<br />
Đọc tài liệu những vấn đề nghiên cứu có liên quan<br />
Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp vấn đề<br />
<br />
2<br />
Sử dụng phương pháp điều tra lấy ý kiến<br />
Phương pháp quan sát sư phạm : tổ chức trò chơi<br />
II.Phần Nội Dung<br />
II.1 Cơ sở lí luận<br />
Trong đề án 1400 về"Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục <br />
quốc dân giai đoạn 2008 – 2020 với nội dung mục tiêu là đổi mới toàn diện <br />
việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai <br />
chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, <br />
nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử <br />
dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu <br />
tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao <br />
đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong <br />
giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn <br />
hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ <br />
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.<br />
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo quyết định số <br />
16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 05/05/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào <br />
tạo cũng đã nêu: “ Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo <br />
của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học <br />
sinh, điều kiện từng lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, <br />
khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác <br />
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho <br />
học sinh”.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
Ở cấp tiểu học chú ý có chủ định của trẻ còn yếu thiếu tính kỷ luật và <br />
kiên trì. Không thể giữ trẻ trong khuôn khổ suốt một tiết học được, <br />
Trẻ chỉ thích được vui chơi, chạy nhảy hay tham gia các hoạt động <br />
sinh động, hấp dẫn…Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra cho giáo viên <br />
tiểu học trong giai đoạn hiện nay là cần quan tâm nhiều hơn đến việc <br />
hình thành và bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh bằng các <br />
phương pháp dạy học mới mẻ, phù hợp và thực sự có hiệu quả. Do <br />
vậy, mỗi giáo viên phải không ngừng học hỏi, suy nghĩ để tìm ra <br />
những cách thức, những con đường thuận lợi nhất để đạt được mục <br />
đích đó. Có thể nói làm thế nào để vừa kích thích hứng thú học tập <br />
của học sinh vừa thực hiện tốt mục tiêu của tiết dạy là sự trăn trở <br />
của tất cả giáo viên. <br />
II.2.Thực trạng <br />
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cho trẻ tiếp xúc với ngoại ngữ từ nhỏ sẽ <br />
nâng cao khả năng làm việc của não bộ, phát triển tư duy và tạo điều kiện <br />
để trẻ nắm vững và sử dụng ngoại ngữ như một ngôn ngữ thứ hai tự nhiên <br />
và hiệu quả hơn. Trong quá trình đổi mới, thay sách, dạy theo phương pháp <br />
mới, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Bộ GDĐT) đã đổi mới toàn bộ hệ thống <br />
giảng dạy ngoại ngữ từ trước tới nay, từ chương trình, sách giáo khoa, <br />
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá đến việc bảo đảm đủ đội ngũ <br />
giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ dạy và học ngoại ngữ… Để đáp ứng cho <br />
việc đổi mới này và thực hiện đúng ý nghĩa mà đề án đổi mới dạy học <br />
ngoại ngữ của Bộ GDĐT đề ra đòi hỏi mỗi giáo viên cần có sự đổi mới <br />
trong cách dạy của chính mình sao cho đáp ứng được xu thế chung của xã <br />
hội. Chính vì vậy dạy và học tiếng Anh trong trường tiểu học ngày càng <br />
được các quốc gia không nói tiếng Anh quan tâm và đầu tư mạnh mẽ các <br />
nguồn lực, nhằm xây dựng được chương trình giảng dạy và khảo thí tối ưu, <br />
đảm bảo các yêu cầu đầu ra về trình độ tiếng Anh của học sinh. Tuy nhiên, <br />
<br />
<br />
4<br />
việc dạy và học tiếng Anh trong trường tiểu học cũng cần giải quyết nhiều <br />
câu hỏi: thế nào là môi trường học tiếng Anh hiệu quả cho trẻ tiểu học? <br />
Giáo viên có nắm rõ tâm lý học phát triển của trẻ ?Giáo viên có đủ các kỹ <br />
năng cần thiết để chuyển giao kiến thức một cách thân thiện, gần gũi để trẻ <br />
tiếp thu tích cực ? Cách thức kiếm tra đánh giá có phù hợp với đối tượng trẻ <br />
nhỏ và đảm bảo thể hiện đúng năng lực của trẻ?<br />
a.Thuận lợi khó khăn.<br />
* Thuận lợi: Trường nằm trên trục đường tỉnh lộ nên thuận lợi cho học <br />
sinh đi lại.Được sự quan tâm của ban lãnh đạo các cấp, chính quyền địa <br />
phương, và ban giám hiệu trường tiểu học Lê Lợi luôn tạo điều kiện tốt <br />
nhất để cho học sinh được phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn về thể <br />
chất.Trường có một đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn và luôn tâm <br />
huyết với nghề.<br />
* Khó khăn: Do học sinh chủ yếu là học sinh dân thiểu tộc số gia đình <br />
kinh tế khó khăn nên thiếu thốn về sách vở học tiêng Anh .Đối với học sinh <br />
lớp 3 còn gặp nhiều bỡ ngỡ vì năm nay là năm đầu tiên các em làm quen với <br />
môn học và tiếp xúc ngôn ngữ mới. <br />
b.Thành công Thành công:<br />
* Thành công : Khi đề tài này được tiến hành các học sinh rất hứng thú <br />
với các biện pháp được áp dụng.Các em mong đợi đến tiết học để các em <br />
được tham gia vào các trò chơi. <br />
* Hạn chế: Do điều kiện của trường không đáp ứng đủ tài liệu và nguồn <br />
tài liệu chưa phong phú, khuôn viên lớp học quá nhỏ mà số lượng học sinh <br />
đông. Vì thế chưa khai thác hết được khả năng của các em.<br />
c.Mặt mạnhmặt yếu:<br />
Mặt mạnh:<br />
Giúp các giáo viên tiếng anh thu hút được các đối tượng học sinh và đạt <br />
hiệu quả cao trong các tiết dạy.<br />
<br />
5<br />
Giải quyết được khó khăn trong việc dạy môn Tiếng Anh.<br />
Đề tài này có thể áp dụng ở nhiều trường tiểu học và ở mọi đối tượng <br />
học sinh.<br />
Mặt yếu:<br />
Một số học sinh chưa phát huy hết khả năng của bản thân trước tập thể.<br />
d.Các nguyên nhân, yếu tố tác động:<br />
* Nguyên nhân<br />
+ Muốn làm thay đổi hình thức hoạt động, tạo không khí lớp học dễ chịu, <br />
thoải mái.<br />
+ Giúp học sinh củng cố và hệ thống hóa kiến thức, đồng thời phát triển <br />
khả năng giao tiếp ở trẻ.<br />
*Các yếu tố tác động<br />
Vì sao học sinh không thích các tiết học Tiếng Anh?<br />
Phần lớn các tiết học truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm, học sinh <br />
lắng nghe và làm theo, không có tính giao tiếp. Hình thức tổ chức đơn điệu, <br />
nhàm chán, không hứng thú với học sinh<br />
Nội dung kiến thức trong một tiết học là quá nhiều cộng với việc phân <br />
chia sĩ số lớp theo qui định hiện nay là quá đông đối với một lớp học ngoại <br />
ngữ chính vì vậy nên thật khó có cơ hội cho tất cả các em được thực hành <br />
tiếng trong một giờ học cũng như việc vận dụng lí thuyết để làm các bài <br />
tập trong sách workbook.<br />
Giáo viên thiếu sự gần gũi, thân thiện, không đặt mình vào vị trí của học <br />
sinh để hiểu các em.<br />
Phần lớn phụ huynh không biết Tiếng Anh, cơ hội giao tiếp với người <br />
bản xứ ít nên học sinh không có cơ hội thực hành nói.<br />
e. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra<br />
Ở trường chúng tôi, Tiếng Anh còn khá xa lạ với nhiều trẻ em, phần đa <br />
trẻ trước khi đi đến lớp học Tiếng Anh chưa biết từ Tiếng Anh nào. Các <br />
<br />
6<br />
bậc phụ huynh, chính các em học sinh chưa nắm bắt được tầm quan trọng <br />
của môn học này, nên việc dạy – học môn Tiếng Anh ở địa phương tôi còn <br />
gặp không ít khó khăn, hơn nữa các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học cũng <br />
đang thiếu thốn nhiều. Chính vì vậy mà tôi luôn băn khoăn làm thế nào để <br />
học sinh thích học môn Tiếng Anh, làm thế nào để việc học của học sinh <br />
có hiệu quả. Bên cạnh đó có thể hiểu rằng hứng thú học tập là thái độ yêu <br />
thích đặc biệt của học sinh đối với việc học, được thể hiện qua nhiều mức <br />
độ như: sự chú ý, tập trung, sự ham thích và cao nhất là niềm đam mê đối <br />
với một đối tượng trong quá trình học. Đối với mỗi mức độ của hứng thú, <br />
học sinh ở những lứa tuổi khác nhau có những biểu hiện khác nhau, nhưng <br />
ở cấp tiểu học đa số các em đều chỉ thể hiện ở mức chú ý, tập trung chứ <br />
rất ít học sinh đạt tới mức độ đam mê do các em chưa ý thức được những <br />
lợi ích của việc học tập.Hơn nữa, đây là năm đầu tiên các em làm quen với <br />
ngôn ngữ mới nên các em gặp nhiều bỡ ngỡ về cách ngữ điệu, chữ viết, <br />
cách phát âm hoàn toàn khác tiếng mẹ đẻ.Do đó, thiết nghĩ mỗi người giáo <br />
viên tiểu học phải là một người đưa đường bền bỉ, là người bạn đồng hành <br />
của tất cả các em trên con đường đi tìm niềm đam mê đối với tri thức. Hơn <br />
ai hết, giáo viên tiểu học phải coi trọng việc bồi dưỡng hứng thú học tập <br />
cho các em ngay từ những buổi học đầu tiên, những bài học đầu tiên. Đây là <br />
một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự khéo léo trong nghệ thuật sư phạm.<br />
Chính vì thế việc thiết kế chương trình giảng dạy cũng phải phù hợp cho <br />
từng đối tượng của từng bậc học, lựa chọn phương pháp, thủ thuật khoa <br />
học phù hợp mới tạo được khả năng tư duy và phát triển khả năng học tập <br />
một cách độc lập, tạo niềm say mê, thích thú cho cả thầy và trò trong quá <br />
trình giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh. <br />
Kết quả điều tra: <br />
<br />
46 học sinh Rất thích Thích Bình thường Không thích<br />
<br />
<br />
7<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
Trước khi áp dụng 5 10,8 10 21,7 10 21,7 21 45,7<br />
đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Kĩ năng đọc viết<br />
3,75 – 4 2,75 3,5 2,0 2,5