MỞ ĐẦU<br />
<br />
1.1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm, cảm <br />
xúc của con người. Nó được chia ra hai loại chính: thanh nhạc và khí nhạc. Thanh <br />
nhạc là Âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm. Còn khí nhạc là Âm <br />
nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, gây cảm giác và sự <br />
liên tưởng.<br />
<br />
Vậy, Âm nhạc có ảnh hưởng đến con người không? Âm nhạc có ảnh hưởng <br />
đến đời sống con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra, Âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao <br />
hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ <br />
nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng. Trong chiến tranh, Âm nhạc được biết đến <br />
như một sức mạnh tinh thần cho đồng đội: "tiếng hát át tiếng bom". Chỉ trong giây lát, <br />
Âm nhạc có thể làm cho con người chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, <br />
ví dụ như vui, buồn, phấn chấn... Người ta cũng cho rằng Âm nhạc làm dịu tinh thần. <br />
Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng kết hợp cho các bệnh nhân tâm thần là dùng <br />
Âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ.<br />
<br />
Trước đây, nhất là trong thời đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận <br />
thường được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tích chất cổ vũ, khích lệ để họ lấy <br />
được tinh thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh <br />
sĩ người ta cũng thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để các chiến binh <br />
xông lên. Ngày nay, Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí được coi là phổ biến <br />
nhất và là môt bộ phận không thể thiếu của con người. Đặc biệt hơn, Âm nhạc có tác <br />
động rất lớn đến quá trình hình thành cũng như phát triển của con người. Bên cạnh đó, <br />
Âm nhạc còn làm cho con người ta vơi đi nỗi buồn, giải tỏa muộn phiền và còn mang <br />
lại niềm vui cho con người.<br />
<br />
Trong nền giáo dục của xã hội văn minh chúng ta giáo dục một cách toàn diện <br />
với đầy đủ tri thức khoa học kỹ thuật của nhân loại, trong đó không thể thiếu giáo <br />
dục thẩm mỹ, giáo dục nhân cách của con người bằng biện pháp nào đó thì Âm nhạc <br />
có đầy đủ ý nghĩa để hướng cho con người hướng tới cái hay cái đẹp trong cuộc sống. <br />
Đối với trẻ nhỏ sự trưởng thành và nhận biệt nhiều điều trong cuộc sống có phần <br />
theo từng cung bậc của giai điệu Âm nhạc. Âm nhạc đã giúp con người trở thành hoàn <br />
thiện trong muôn vàn tri thức của nhân loại.<br />
<br />
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường phổthông. <br />
<br />
1<br />
Môn Âm nhạc đóng góp một phần không thể thiếu trong việc giáo dụchọc sinh cảm <br />
thụ được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Nó giúp các em pháttriển toàn diện về mọi <br />
mặt: Đức Trí Thể Mĩ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của giáo dục Việt Nam. <br />
Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ, nhưng thông qua môn <br />
học này đã hình thành cho các em những kiến thức cơ bản, đặc biệt là trang bị cho các <br />
em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện <br />
hơn; từ đó giúp các em học tốt các môn học khác. Đặc biệt đối với học sinh vùng dân <br />
tộc thiểu số, việc học Âm nhạc không chỉ hướng các em tới chân thiện mỹ; mà còn <br />
giúp các em làm quen một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với ngôn ngữ phổ thông.<br />
<br />
Môn Âm nhạc đối với bậc THCS không nhằm mục đích đào tạo các em thành <br />
những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm tác động <br />
vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà, toàn diện về <br />
nhân cách. Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn Âm nhạc là một liều <br />
thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp <br />
dẫn của thế giới Âm nhạc; phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho các em một trình <br />
độ văn hoá Âm nhạc, góp phần đào tạo những người lao động phát triển, toàn diện về <br />
Đức Trí Thể Mỹ (theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục).<br />
<br />
Xuất phát từ mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung và tầm quan trọng của môn <br />
học Âm nhạc ở bậc THCS nói riêng; từ những thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn <br />
của học sinh dân tộc thiểu số, dân tộc tại chỗ ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về <br />
Âm nhạc. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc bậc THCS, <br />
tôi nhận thấy việc có phương pháp gây hứng thú và tạo sự đam mê trong giảng dạy và <br />
học tập giúp các em học sinh say mê học tập là một trong những giải pháp hết sức <br />
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. <br />
<br />
Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp gây hứng thú và <br />
tạo sự đam mê trong trong học tập môn Âm nhạc tại trường PT DTNT THCS & <br />
THPT Tuy Đức” làm sáng kiến kinh nghiệm.<br />
<br />
1.2. Mục đíchnghiên cứu<br />
<br />
Giúp học sinh bước đầu hiểu rõ thêm về việc học Âm nhạc mang lại những lợi <br />
ích như thế nào cho học sinh. Định hướng học sinh hiểu rằng song song với việc học <br />
các môn học khác thì môn Âm nhạc cũng có tác động tích cực vào đời sống tinh thần <br />
của các em.Từ đó, xây dựng phương pháp, biện pháp gây hứng thú và tạo sự đam mê <br />
môn Âm nhạc cho các em học sinh để việc dạy và học Âm nhạc càng chất lượng, có <br />
hiểu quả.<br />
<br />
2<br />
1.3.Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Các phương pháp giảng dạy và cách thức thực hiện nhằm gây hứng thú và tạo <br />
sự đam mê âm nhạc cho học sinh học môn Âm nhạc. <br />
<br />
1.4. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp quan sát.<br />
<br />
Phương pháp phân tích.<br />
<br />
Phương pháp thống kê.<br />
<br />
Phương pháp làm việc theo nhóm.<br />
<br />
Phương pháp gợi mở.<br />
<br />
Theo dõi và kiểm tra việc tiếp thu bài của học sinh trên lớp. <br />
<br />
Dự giờ các bạn đồng nghiệp ở một số trường THCS.<br />
<br />
1.5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Học sinh trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức, xã Đăk Buk So, huyện Tuy <br />
Đức, tỉnh Đắk Nông.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
NỘI DUNG<br />
<br />
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề<br />
<br />
Căn cứ tri giác: Âm nhạc là một món ăn vô cùng quan trọng với đời sống tinh <br />
thần của con người, nó tác động tới con người những xúc cảm khác nhau qua thính <br />
giác, là nhu cầu nhận thức hoạt động và giải trí của con người nên trong giảng dạy <br />
người giáo viên cần phải có những minh chứng cụ thể để học sinh có thể hiểu và cảm <br />
nhận được những cái đẹp những điều hay qua tiếng nói của Âm nhạc. Vì thế phương <br />
pháp trực quan chiếm ưu thế, trực quan sinh động mới giúp các em có tri giác tốt hơn <br />
để bài học có hiệu quả tốt.<br />
<br />
Căn cứ trí nhớ: trí nhớ của học sinh là trí nhớ trực quan hình tượng, sở dĩ học <br />
sinh nhớ được kiến thức bài học đều đến với các em từ 5 giác quan: thị giác (nhìn); <br />
xúc giác (sờ); vị giác (nếm); khứu giác (ngửi); thính giác (nghe). Do đó những hình ảnh <br />
và âm thanh trực quan sinh động sẽ giúp các em ghi nhớ bài học nhanh nhất và lâu <br />
nhất. <br />
<br />
Tóm lại,quá trình nhận thức của học sinh rất cần đến những phương tiện trực <br />
quan sinh động, chính vì đặc điểm đó mà sử dụng đồ dùng dạy học thông qua công <br />
nghệ thông tin đối với học sinh là rất thích hợp và vô cùng cần thiết.<br />
<br />
Trên cơ sở nhiệm vụ, yêu cầu của bộ môn Âm nhạc với mục tiêu nhằm trang <br />
bị cho học sinh một số kiến thức về kỹ năng ca hát, đọc và nghe nhạc; về lý thuyết <br />
Âm nhạc ở mức độ đơn giản để một chừng mực nào đó, các em có thể tham gia vào <br />
các hoạt động Âm nhạc của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ <br />
đẳng về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật Âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của Âm nhạc <br />
với đời sống, đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền thống Âm nhạc dân tộc <br />
Việt Nam, tinh hoa Âm nhạc thế giới, góp phần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, <br />
tạo không khí vui tươi lành mạnh, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển <br />
hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh.<br />
<br />
Xuất phát từ Nội dung, chương trình sách giáo khoa lớp 6, 7, 8, 9 và kinh <br />
nghiệm thực tiễn giảng dạy.<br />
<br />
2.2. Thực trạng của vấn đề <br />
<br />
2.2.1. Vài nét về trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức<br />
<br />
Trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức được thành lập theo quyết định số <br />
899/QĐUBND, ngày 23 tháng 6 năm 2015 của UBND Tỉnh Đắk Nông với mục đích <br />
<br />
4<br />
nhằm nuôi và đào tạo con em đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện <br />
Tuy Đức. Nhà trường bắt đầu đi vào hoạt động kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2015 trên <br />
cơ sở chia tách các học sinh đang gửi học tại trường Phổ thông DTNT Đăk R’Lấp, <br />
huyện Đăk R’Lấp. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho việc nuôi, dạy <br />
học sinh là chủ trương của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đăk Nông, Uỷ ban nhân dân huyện <br />
Tuy Đức và Sở Giáo dục và Đào tạo. Nguồn kinh phí để đầu tư chủ yếu từ ngân sách <br />
nhà nước.<br />
<br />
Về cơ sở vật chất hiện tại nhà trường có 04 khối công trình lớn, trong đó có 01 <br />
dãy phòng học bao gồm phòng học, phòng Hội đồng và các phòng chức năng khác. Có <br />
01 dãy ký túc xá với 16 phòng ở phục vụ cho học sinh, 01 nhà ăn và 01 khu nhà hiệu <br />
bộ.<br />
<br />
Trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức là loại hình trường chuyên biệt, đối <br />
tượng học sinh chủ yếu là con em đồng bào dân tộc thiểu số, con em các hộ nghèo <br />
đang sinh sống và làm việc trên địa bàn huyện Tuy Đức, nhà trường được thành lập <br />
với mô hình hai cấp THCS và THPT.<br />
<br />
Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên gồm có 24 người, trong đó có 16 nữ. <br />
Hầu hết các cán bộ, giáo viên, công nhân viên đều đạt chuẩn nghề nghiệp. Bộ máy tổ <br />
chức cơ bản hiện nay của trường: Ban Giám hiệu gồm có 03 người, có 03 tổ chuyên <br />
môn gồm: tổ Khoa học tự nhiên, tổ Khoa học xã hội và tổ Hành chínhVăn phòng.<br />
<br />
2.2.2. Thuận lợi<br />
<br />
Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học <br />
nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu <br />
chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học.<br />
<br />
Được sự chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện từ các cấp, các ngành, từ Ban <br />
Giám hiệu nhà trường.<br />
<br />
Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu <br />
nhữngphương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy.<br />
<br />
Học sinh ngoan, đa số các em rất yêu thích môn Âm nhạc. Đặc biệt là phân <br />
môn hát. Học sinh cảm nhận giai điệu các bài hát khá tốt. Thực hiện các bài hát với <br />
đàn hoặc đĩa tương đối tốt.<br />
<br />
2.2.3. Khó khăn<br />
<br />
Cơ sở vật chất cho việc dạy và học Âm nhạc của nhà trường chưa đầy đủ; <br />
<br />
<br />
5<br />
chưa có đàn organ. Nhà trường chưa có phòng học chức năng, tranh ảnhđể phục vụ <br />
cho việc dạy học bộ môn Âm nhạc còn thiếu nhiều.<br />
<br />
Sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm <br />
tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học. Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có <br />
những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa,…) để phục vụ cho việc dạy vàhọc.<br />
<br />
Học sinh trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức đa phần là người dân tộc <br />
M’Nông với kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn nên việc học thêm các môn văn <br />
hoá khác đôi khi còn chưa đủ điều kiện thì làm gì nói đến chuyện học thêm các môn <br />
khác như Âm nhạc Mỹ thuật… Học sinh ít được quan tâm, vì thế hiểu biết và kiến <br />
thức về Âm nhạc đang còn hạn chếdẫn đến việc dạy và học gặp không ít khó khăn. <br />
Bên cạnh đó, đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, lo <br />
đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn Âm nhạc. Một nguyên nhân khách quan <br />
khác cũng không kém phần quan trọng liên quan đến hiệu quả và chất lượng bộ môn <br />
đó là thời gian dành cho bộ môn quá ít (1tiết/ tuần).Mặt khác, đa số các bậc Phụ huynh <br />
học sinh chỉ quan tâm đến các môn học chính như Văn, Toán, mà chưa quan tâm đến <br />
bộ môn Âm nhạc bởi họ cứ nghĩ rằng đây chỉ là môn học phụ.<br />
<br />
Để đưa ra nhận định một cách chính xác nhất về thực trạng yêu thích học môn <br />
âm nhạc trong các lớp học, đồng thời làm cơ sở cho việc đánh giá khả năng gây hứng <br />
thú và tạo sự đam mê âm nhạc trong học sinh, giúp giáo viên dạy Âm nhạc của trường <br />
có những biện pháp dạy thích hợp đối với học sinh của trường. Để việc rà soát và <br />
khảo sát được khách quan, tôi chọn 04 lớp từ lớp 6 đến lớp 9 để khảo sát, kết quả <br />
như sau:<br />
<br />
Số lượng học sinh yêu thích <br />
Số lượng môn Âm nhạc<br />
TT Tên lớp<br />
Học sinh<br />
Học kỳ I Học kỳ II<br />
2015 2016 2015 2016<br />
1 Lớp 6 29 18 (62,0%) 23 (79,3%)<br />
<br />
2 Lớp 7 30 15 (50,0%) 22 (73,3%)<br />
<br />
3 Lớp 8 29 17 (58,6%) 26 (89,7%)<br />
<br />
4 Lớp 9 29 20 (69,0%) 25 (86,2%)<br />
<br />
2.3. Các biện pháp nhằm gây hứng thú, tạo đam mê học tập môn Âm nhạc tại <br />
trường trường PT DTNT THCS & THPT Tuy Đức <br />
<br />
2.3.1. Sử dụng phương tiện dạy học một cách thành thạo<br />
6<br />
Đó là một yếu tố gây cảm hứng học tập cho học sinh. Một giờ học độc đáo và <br />
thu hút, giáo viên không thể không sử dụng phương tiện dạy học. Đồ dùng dạy học <br />
phổ biến đó là sách giáo khoa, nhạc cụ tranh ảnh và các thiết bị dạy học khác. Các <br />
phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài học. <br />
Biết minh hoạ một cách độc đáo, thú vị sẽ kích thích hứng thú học tập của các em. <br />
Kinh nghiệm đã xác nhận nếu chỉ lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa thì học <br />
sinh cũng không hứng thú học tập và vai trò của giáo viên trên lớp cũng không phát huy <br />
được. Mặt khác, nếu thoát ly sách giáo khoa làm cho học sinh khó nắm kiến thức cần <br />
thiết thì bài giảng dù có hấp dẫn sinh động đến mấy cũng không mang lại hiệu quả sư <br />
phạm. Vì vậy, phải biết kết hợp kiến thức sách giáo khoa phải vừa mở rộng kiến <br />
thức. Đặc biệt với môn nhạc phải chú trọng thực hành. Giáo viên dạy nhạc không có <br />
nhạc cụ, không biết sử dụng nhạc cụ thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả bài <br />
dạy không cao. Các mẩu chuyện, tranh ảnh đòi hỏi giáo viên phải có để minh hoạ <br />
thêm cho học sinh, ngoài ra học sinh cũng phải có đầy đủ các phương tiện học tập <br />
như: sách, vở, bút v.v.v… <br />
<br />
2.3.2. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy và học<br />
<br />
Khi vào lớp, ngoài thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công <br />
bằng trong việc kiểm tra đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng <br />
chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới. Nhưng sự hứng thú học tập chỉ <br />
thật sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với học sinh. Ví <br />
dụ: Khi dạy các làn điệu dân ca ở các vùng miền thì giáo viên nên đưa lên màn hình vài <br />
tranh ảnh về vùng đất, con người của vùng miền đó và giới thiệu đôi điều về địa danh <br />
này đồng thời vận dụng ca dao, dân ca để làm rõ nét đặc trưng của vùng miền đó, hay <br />
chèn một đoạn nhạc hát, một đoạn Video clip về địa danh và con người nơi đây sẽ làm <br />
cho học sinh rất hào hứng đi vào tìm hiểu bài học và học tích cực hơn, sôi nổi hơn.<br />
<br />
Từ đó, các em cảm nhận được môn Âm nhạc gắn bó mật thiết, gần gũi với đời <br />
sống hàng ngày của mình góp phần vào việc bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ của các em <br />
làm cho các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu trường lớp, bạn bè <br />
và yêu chính bản thân mình. Dần dần các em cảm thấy gần gũi với Âm nhạc hơn và <br />
thích thú với môn này.<br />
<br />
2.3.3. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh <br />
<br />
Thực chất của việc học tập là chuỗi vấn đề được đặt ra, được nhận thức <br />
ở nhiều mức độ khác nhau từ nhận thức ở mức độ thấp đến nhận thức ở mức độ <br />
cao hơn, đặc trưng của bộ môn Âm Nhạc là thực hành. Thực hành là sợi chỉ đỏ <br />
<br />
7<br />
xuyên suốt quá trình dạy và học bộ môn. Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy <br />
lý thuyết để củng cố kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một <br />
cách tối ưu (tránh thời gian chết) để tất cả học sinh được nghe và luyện tập nhiều. <br />
Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối <br />
với học sinh, học sinh dễ hiểu dễ nhớ, hay cho các em nghe, nhìn thể hiện nhiều thì <br />
học sinh rất có hứng thú học, tạo động cơ học tập tốt. <br />
<br />
2.3.4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học<br />
<br />
Hiện nay, mạng lưới công nghệ thông tin đã được phổ biến rộng khắp và <br />
trở thành công cụ hữu ích và đắc lực trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, để tránh cách <br />
dạy “chay” cách thông báo khô khan tẻ nhạt thì giáo viên nên thiết kế bài dạy <br />
bằng việc soạn giáo án điện tử để kết hợp phong phú và linh hoạt các phương pháp <br />
dạy học theo đặc trưng bộ môn Âm nhạc. Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ <br />
thuật hấp dẫn với phương châm học vui vui học. Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và <br />
dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng thẳng. Phải tìm mọi cách cải tiến cách dạy từng <br />
phân môn theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo thêm <br />
nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hóa cách thức truyền đạt ở mỗi bài học <br />
mỗi tiết dạy. <br />
<br />
Đối với dạy hát:dạy hát là một quá trình giáo dục âm nhạc bao gồm : luyện <br />
giọng, học bài hát, luyện tai nghe và ghi nhớ âm điệu, lại có thể kết hợp cả việc tập <br />
biểu diễn, kết hợp bài hát với vận độngphụ họa hoặc làm động tác diễn. Dạy hát cho <br />
học sinh vừa là nội dung học tập đồng thời lại liên quan đến phương pháp đó là: <br />
<br />
+ Dạy những kĩ năng ca hát thông qua những bài hát cụ thể.<br />
<br />
+ Hát thuộc, hát đúng giai điệu các bài hát.<br />
<br />
+ Tập diễn tả tình cảm bài hát và tập trình diễn. <br />
<br />
Dạy nhạc lý tập đọc nhạc: dạy lí thuyết âm nhạc là cung cấp cho học sinh <br />
những hiểu biết về những kí hiệu ghi chép âm nhạc thông dụng. Từ những kí hiệu đó <br />
các em có khái niệm về những yếu tố cơ bản của âm nhạc như cao độ, trường độ, <br />
nhịp độ, tiết tấu, giọng, gam… Không thể dạy lí thuyết trừu tượng mà nhất thiết phải <br />
từ thực tế âm thanh sinh động qua những câu hát, bài ca cụ thể để lí giải các kí hiệu và <br />
tập “ giải mã” các kí hiệu đó.<br />
<br />
Khi đã có kiến thức về các kí hiệu ghi chép âm nhạc đến giai đoạn thực hành là <br />
phải tập đọc nhạc: <br />
<br />
+ Cho học sinh nghe giai điệu bài TĐN qua tiếng đàn của giáo viên sau đó tập <br />
<br />
8<br />
đọc theo nốt nhạc. <br />
<br />
+ Đưa ra nhiều bài tập nhỏ gần giống nhau dựa trên một mẫu hình tiết tấu <br />
của bài tập trong sách giáo khoa để học sinh vận dụng. <br />
<br />
+ Dạy tập đọc nhạc kết hợp với các hoạt động dưới dạng đố vui hay trò chơi <br />
để luyện tập tai nghe. <br />
<br />
+ Tập trung vào việc luyện tập cách thể hiện âm hình tiết tấu. <br />
<br />
+ Có thể vận dụng cách dạy xướng âm ở các trường lớp đào tạo âm <br />
nhạc chuyên nghiệp (về cách đọc âm trụ, đọc gam, đọc quãng) nhưng có mức độ. <br />
Học các bài tập đọc nhạc để các em có ý thức hát đúng cao độ, trường độ, nhịp <br />
điệu…. Qua những bài tập đọc nhạc cũng phải giáo dục nhạc cảm và thẩm mĩ âm <br />
nhạc. Cuối cùng giáo viên nên khuyến khích học sinh không năng khiếu nhưng tham <br />
gia tích cực . <br />
<br />
Dạy âm nhạc thường thức<br />
<br />
Phân môn âm nhạc thường thức giúp cho học sinh có một “trình độ văn hoá âm <br />
nhạc nhất định” bao gồm sự hiểu biết, năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm <br />
thụ âm nhạc. Muốn đạt được điều này thì người giáo viên phải hướng dẫn tổ chức <br />
cho các em hoạt động học tập tốt ở 3 phân môn trong chương trình âm nhạc ở trường <br />
THCS. Đó là học hát, nhạc lí, tập đọc nhạc. <br />
<br />
Dạy phân môn âm nhạc thường thức bao gồm những nội dung khá phong phú <br />
như: giới thiệu tác giảtác phẩm, nghe nhạc và những vấn đề liên quan đến đời sống <br />
âm nhạc, những nhạc cụ phổ biến…<br />
<br />
+ Để tiết học thêm sinh động giáo viên cần chuẩn bị trước ở nhà về tranh <br />
ảnh, vật dụng minh hoạ, đàn, một số bài hát nổi tiếng của các nhạc sĩ có nhiều đóng <br />
góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, hoặc các tác phẩm âm nhạc lớn của các <br />
danh nhân âm nhạc thế giới Tìm đọc các loại sách nói về lịch sử âm nhạc Việt Nam <br />
vàcủa thế giới để làm tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy phân môn. <br />
<br />
+ Khi dạy giới thiệu về nhạc sĩ, giáo viên cần cho học sinh nghe các bài hát tiêu <br />
biểu hoặc gợi ý cho học sinh trả lời các câu hỏi có liên quan đến nội dungbài học để <br />
tìm hiểu và biết thêm về tiểu sử cũng như thân thế sự nghiệp của các nhạc sĩ. <br />
<br />
Dạy âm nhạc thường thức phải tiến hành thật nhẹ nhàng, dễ hiểu. Giáo viên <br />
không nên chỉ “phát thanh” lại những điều trong SGK mà phải tìm cách vừa thuyết <br />
trình, vừa minh hoạ vừa yêu cầu học sinh cùng tham gia ý kiến vào bài học bằng câu <br />
hỏi và gợi ý thích hợp. <br />
9<br />
2.3.5. Thiết kế tiết học Âm nhạc độc đáo và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học <br />
sinh<br />
<br />
Có hai yếu tố để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, đó là thông qua cách <br />
tổ chức dạy học của giáo viên (vai trò chính thuộc về giáo viên) và hoạt động học tập <br />
của học sinh (vai trò chính thuộc về học sinh). Đương nhiên hai yếu tố này phải được <br />
phối hợp thật gắn bó và nhuần nhuyễn thì tiết học mới thu được kết quả tốt.<br />
<br />
2.3.5.1. Tổ chức dạy học của giáo viên<br />
<br />
Muốn thiết kế tiết học Âm nhạc độc đáo và sáng tạo để thi giáo viên dạy giỏi <br />
hoặc tiết chuyên đề, nhất thiết giáo viên phải tìm tòi và thể hiện sự sáng tạo của mình <br />
trong các hoạt động dạy học. Dưới đây là những hoạt động mà giáo viên có thể vận <br />
dụng:<br />
<br />
Tổ chức các hoạt động học, hát theo nhóm: đây là phương pháp đặt học sinh <br />
vào môi trường học tập, nghiên cứu, thảo luận; thực hành, bổ sung và hoàn chỉnh theo <br />
từng nhóm học sinh thực hiện, giúp học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động từ <br />
đó giáo viên có thể tổng kết, đánh giá cùng với học sinh. Vai trò cá nhân được phát huy <br />
tối đa trong mối quan hệ giữa thầy vơí trò và giữa trò với trò.<br />
<br />
Thay đổi cách học sinh vào lớp: giáo viên đàn (hoặc mở đĩa nhạc) một bản <br />
hành khúc, học sinh từ ngoài lớp đi đều theo tiếng nhạc, vào chỗ ngồi của mình.<br />
<br />
Thay đổi cách mở đầu tiết học: học sinh cùng nhau hát một bài đã học là cách <br />
thông thường để mở đầu tiết học, tuy nhiên giáo viên có thể cho học sinh nghe một <br />
bản nhạc không lời trong khoảng 12 phút cũng là cách mở đầu rất hay. Trong hoạt <br />
động này, giáo viên nên chọn bản nhạc hay, có nhịp điệu mạnh mẽ, lôi cuốn hoặc <br />
chọn bản nhạc có điểm nào đó chung với nội dung tiết học, từ việc nghe nhạc sẽ <br />
thuận lợi để dẫn dắt vào bài học.<br />
<br />
Thay đổi môi trường học tập: giáo viên dạy Âm nhạc ở sân trường, phòng thể <br />
thao hoặc sân khấu… Học sinh sẽ tích cực và sáng tạo hơn trước thực tiễn và môi <br />
trường học tập mới.<br />
<br />
Thay đổi trình tự thực hiện các nội dung trong tiết học: với tiết học có 23 nội <br />
dung, giáo viên có thể thay đổi trình tự các nội dung đó mà vẫn đảm bảo việc dạy <br />
đúng, đủ các nội dung và rõ trọng tâm. Sự thay đổi này không ảnh hưởng đến hiệu <br />
quả học tập của học sinh mà còn làm tiết học trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, <br />
tránh được kiểu dạy học khuôn mẫu, cứng nhắc. <br />
<br />
Ví dụ:<br />
10<br />
Tiết 15 (lớp 6)<br />
<br />
Ôn tập bài hát: Đi cấy<br />
<br />
Ôn tập Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 5<br />
<br />
Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến<br />
<br />
Giáo viên có thể thực hiện trình tự dạy học theo một số cách sau:<br />
<br />
Cách 1 Cách 2 Cách 3<br />
Ôn tập bài hát: Đi cấy Ôn tập bài hát: Đi cấy Âm nhạc thường thức: <br />
Ôn tập Tập đọc nhạc: Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc <br />
Tập đọc nhạc số 5 Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến<br />
Âm nhạc thường thức: Sơ cụ dân tộc phổ biến Ôn tập Tập đọc nhạc: <br />
lược về một số nhạc cụ Ôn tập Tập đọc nhạc: Tập đọc nhạc số 5<br />
dân tộc phổ biến Tập đọc nhạc số 5 Ôn tập bài hát: Đi cấy<br />
Ngoài 3 cách trên, vẫn còn những cách thực hiện khác.<br />
<br />
Thay đổi trình tự các bước trong quy trình dạy học hát hoặc tập đọc nhạc: quy <br />
trình dạy hát có 7 bước, 3 bước cuối không được thay đổi trình tự là tập hát từng câu, <br />
hát cả bài và củng cố kiểm tra. Tuy nhiên, 4 bước đầu là giới thiệu bài hát, tìm hiểu <br />
về bài hát, nghe hát mẫu và khởi động giọng, giáo viên có thể thay đổi cách thực hiện. <br />
<br />
Ví dụ:<br />
<br />
Cách 1 Cách 2 Cách 3 Cách 4<br />
Giới thiệu bài hát Khởi động giọng Nghe hát mẫu Giới thiệu bài hát<br />
Đọc lời ca Giới thiệu bài hát Giới thiệu bài hát Nghe hát mẫu <br />
Nghe hát mẫu Nghe hát mẫu Đọc lời ca Đọc lời ca<br />
Khởi động giọng Đọc lời ca Khởi động giọng Khởi động giọng<br />
Tập hát từng câu Tập hát từng câu Tập hát từng câu Tập hát từng câu<br />
Hát cả bài Hát cả bài Hát cả bài Hát cả bài<br />
Củng cố, kiểm tra Củng cố, kiểm tra Củng cố, kiểm tra Củng cố, kiểm tra<br />
Tổ chức linh hoạt các hình thức học tập: giáo viên thay đổi hợp lí các hình <br />
thức luyện tập cá nhân, cặp đôi, nhóm, tổ, học sinh nam, học sinh nữ, phát huy sự <br />
tương tác giữa giáo viên và học sinh.<br />
<br />
Ví dụ thứ nhất: khi dạy hát, thay cho cách truyền thống, giáo viên mời một số <br />
học sinh lên bảng làm nhóm mẫu. Giáo viên đàn giai điệu 1, 2 lần để cả lớp lắng nghe <br />
và hát thầm; giáo viên đệm đàn cho nhóm mẫu hát trước, những em khác lắng nghe; <br />
11<br />
cuối cùng giáo viên đệm đàn cho tất cả học sinh cùng hát. <br />
<br />
Ví dụ thứ hai: giáo viên phân công từng nhóm chuẩn bị và trình bày về một nội <br />
dung của tiết học, như giới thiệu một nhạc cụ, vẽ tranh minh hoạ, sáng tác lời hát…<br />
<br />
Sử dụng đa dạng các phương pháp dạy học: giáo viên sử dụng hiệu quả các <br />
phương pháp trực quan, trò chơi, đóng vai, trình diễn… để phát huy tính tích cực và sự <br />
sáng tạo của học sinh. Ví dụ, sau khi nghe câu chuyện về một tác phẩm giáo viên <br />
hướng dẫn các em trình diễn một tác phẩm nhạc kịch để thể hiện lại nội dung câu <br />
chuyện. Khi kể câu chuyện âm nhạc, tới đoạn kết của câu chuyện, giáo viên tạm <br />
dừng lại, tổ chức cho các nhóm học sinh thảo luận điều gì sẽ xảy ra hoặc đưa ra 3 4 <br />
kiểu kết thúc câu chuyện, học sinh sẽ lựa chọn một kiểu kết thúc phù hợp. Đó cũng là <br />
cách làm phát huy được trí tưởng tượng và tư duy sáng tạo của học sinh.<br />
<br />
Sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học: giáo viên thể hiện sự sáng tạo <br />
trong việc chuẩn bị đồ dùng dạy học, như tranh ảnh minh hoạ, các nhạc cụ gõ, bài tập <br />
thực hành, album âm nhạc, tài liệu học tập… Có thể dùng các chất liệu như vỏ sò, vỏ <br />
ốc, vỏ quả dừa, vỏ lon nước ngọt, chai nhựa để tạo những nhạc cụ gõ trong các tiết <br />
học Âm nhạc, học sinh thường tỏ ra thích thú với những nhạc cụ đơn giản như vậy. <br />
Hơn nữa, mỗi khi học sinh nhìn thấy những chất liệu đó trong cuộc sống, có thể <br />
chúng lại gợi cho các em nhớ đến những nội dung âm nhạc đã học.<br />
<br />
Một số gợi ý khác về việc sử dụng phương tiện dạy học tạo nên sự độc đáo <br />
và hiệu quả: khi học sinh học những bài dân ca Tây Nguyên, giáo viên hướng dẫn các <br />
em sử dụng các nhạc cụ gõ của Tây Nguyên như cồng chiêng, đàn T’rưng, tre lắc… <br />
để biểu diễn bài hát; khi giới thiệu về các loại nhạc cụ, giáo viên (hoặc học sinh) <br />
dùng nhạc cụ đó để tạo nên màn trình diễn ấn tượng; sử dụng Internet và công nghệ <br />
thông tin để soạn bài và tổ chức các tiết dạy Âm nhạc…<br />
<br />
Ngoài ra, tiết học Âm nhạc có chuẩn bị loa âm thanh và 2 3 chiếc micro cũng <br />
sẽ thu hút được sự chú ý của học sinh. Khi đó, ngay cả những em hay hát nhỏ cũng dễ <br />
dàng làm cho mọi người nghe thấy rõ tiếng hát của mình.<br />
<br />
Sử dụng sáng tạo các bài tập âm nhạc: tuỳ theo nội dung cụ thể, giáo viên có <br />
thể dùng một số bài tập âm nhạc sau đây.<br />
<br />
+ Nghe giai điệu và nhận biết câu hát (hoặc câu nhạc), học sinh nghe giai điệu <br />
một câu hát và cho biết đó là giai điệu của câu hát nào, rồi trình bày câu hát đó.<br />
<br />
+ Nghe tiết tấu nhận biết câu hát, tương tự nghe giai điệu đoán câu hát.<br />
<br />
+ Nghe một vài nốt nhạc và nhận biết đó là những nốt mở đầu của câu hát <br />
<br />
12<br />
(hoặc câu nhạc) nào.<br />
<br />
+ Bổ sung những nốt nhạc còn thiếu trong một câu nhạc.<br />
<br />
+ Điều chỉnh những nốt nhạc viết sai trong câu nhạc.<br />
<br />
Và nhiều dạng bài tập khác...<br />
<br />
Sử dụng linh hoạt cách củng cố kiến thức: thay cho việc đặt câu hỏi, giáo <br />
viên có thể dùng hình thức trắc nghiệm để củng cố kiến thức. <br />
<br />
Ví dụ về cách giới thiệu nhạc sĩ Môda:<br />
<br />
Giáo viên chỉ định học sinh đọc phần giới thiệu về Môda trong SGK; giáo viên <br />
cung cấp thêm thông tin, hình ảnh hoặc kể một vài câu chuyện ngắn về nhạc sĩ; giáo <br />
viên dùng hình thức trắc nghiệm để củng cố kiến thức và kết hợp cho học sinh nghe <br />
tác phẩm của Môda bằng cách dùng bảng dữ liệu để học sinh xác nhận thông tin về <br />
nhạc sĩ là đúng, sai hoặc không có thông tin.<br />
<br />
Đún<br />
Thông tin về nhạc sĩ Môda Sai Không có thông tin<br />
g<br />
<br />
Môda sinh năm 1756, mất năm 1791<br />
<br />
Môda là người nước Đức<br />
<br />
Môda được người cha dạy về âm nhạc<br />
<br />
Em gái của Môda cũng rất giỏi về âm <br />
nhạc<br />
<br />
Môda chơi rất giỏi đàn ghita<br />
<br />
Môda có giọng hát rất hay<br />
<br />
Môda chơi rất xuất sắc đàn clavơxanh <br />
và viôlông<br />
<br />
Môda là thần đồng âm nhạc<br />
<br />
Môda học giỏi cả ngoại ngữ và toán<br />
<br />
Khi 78 tuổi, Môda đã đi biểu diễn âm <br />
nhạc ở châu Âu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Môda đã đi biểu diễn âm nhạc ở khắp <br />
châu Âu<br />
<br />
Môda là tác giả của 41 bản giao hưởng<br />
<br />
Môda là tác giả vở nhạc kịch Cây sáo <br />
thần<br />
<br />
Môda là tác giả bản nhạc Thư gửi Êli<br />
dơ<br />
<br />
Khi học sinh đưa ra câu trả lời chính xác, máy tính sẽ vang lên một bản nhạc <br />
của Môda, đó là cách làm tốt để củng cố kiến thức và nghe nhạc.<br />
<br />
Sử dụng lời hát mới để củng cố bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc: khi ôn tập bài <br />
hát hoặc Tập đọc nhạc, giáo viên đưa ra lời mới do mình sáng tác, nhưng trình tự các <br />
câu hát đã bị thay đổi, rồi yêu cầu học sinh sắp xếp các câu hát theo trình tự phù hợp <br />
với giai điệu. <br />
<br />
Còn hai biến thể khác của việc dùng lời hát mới. Cách thứ nhất, sau khi học <br />
sinh xếp các câu hát, các em sẽ tập hát theo lời mới và đặt tên cho lời hát đó. Cách thứ <br />
hai, giáo viên đưa ra lời mới nhưng thiếu một câu, học sinh tập sáng tác riêng câu đó, <br />
rồi đặt tên cho bài.<br />
<br />
Thay đổi giọng và tốc độ của bài hát (vận dụng tương tự với bài Tập đọc <br />
nhạc): khi ôn tập bài hát, giáo viên sẽ đệm đàn và yêu cầu học sinh lần lượt trình bày <br />
bài hát đó ở giọng khác nhau cũng như ở tốc độ khác nhau, học sinh cần nhận xét <br />
được rằng, hát ở giọng nào và tốc độ nào là phù hợp. <br />
<br />
Sử dụng tranh ảnh để củng cố bài hát: giáo viên đưa ra một số bức tranh <br />
(hoặc ảnh) minh họa cho bài hát, học sinh cần phải xếp chúng theo trình tự phù hợp <br />
với nội dung của bài hát.<br />
<br />
2.3.5.2. Hoạt động học tập của học sinh<br />
<br />
Những hoạt động học tập của học sinh và đặc điểm của chúng:<br />
<br />
Hoạt động học tập nhằm thu Hoạt động học tập nhằm củng cố <br />
nhận thông tin thông tin và phát huy tư duy sáng tạo<br />
Nghe giáo viên giảng bài. Trả lời câu hỏi của giáo viên, của bạn <br />
Đọc sách giáo khoa, tài liệu. học.<br />
Quan sát tranh ảnh, đồ dùng dạy Đặt câu hỏi cho giáo viên và bạn học.<br />
học. Làm bài tập, thực hành sáng tạo.<br />
14<br />
Vẽ tranh.<br />
Xem băng đĩa. Tham gia trò chơi.<br />
Trình diễn.<br />
Tưởng tượng.<br />
Như vậy, để phát huy năng lực sáng tạo của học sinh, giáo viên cần tổ chức cho <br />
các em được đặt câu hỏi, trả lời, viết bài, vẽ tranh, làm bài tập, thảo luận, thực hành, <br />
hoạt động, trò chơi,… qua đó hình thành nhiều ý tưởng và hoạt động mới mẻ. Đương <br />
nhiên, mọi hoạt động học tập của học sinh đều do giáo viên tổ chức, yêu cầu hoặc <br />
hướng dẫn thực hiện. Với môn Âm nhạc, các hoạt động sau sẽ giúp các em từng bước <br />
phát triển năng lực sáng tạo.<br />
<br />
Sáng tạo động tác nhảy múa: giáo viên nên bắt đầu từ việc khuyến khích học <br />
sinh thể hiện những động tác phản ứng tự nhiên khi nghe nhạc (đung đưa, lắc lư, nhún <br />
nhảy, gõ nhịp…), tiếp đến là học sinh lựa chọn động tác múa (do giáo viên gợi ý) phù <br />
hợp với tính chất bài hát, cuối cùng là các em tự sáng tạo động tác nhảy múa.<br />
<br />
Viết lời mới cho bài hát hoặc bài Tập đọc nhạc: Giáo viên nên bắt đầu hướng <br />
dẫn các em (cá nhân, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ) tập viết lời cho một câu hát ngắn rồi <br />
đến câu hát dài hơn. Việc này gồm các bước: giúp học sinh nắm vững giai điệu bản <br />
nhạc, hướng dẫn các em chọn chủ đề, chọn từ có với dấu thanh (huyền, sắc, nặng, <br />
hỏi, ngã, không dấu) phù hợp với giai điệu.<br />
<br />
Tuỳ thời gian và năng lực của học sinh, giáo viên nên hướng dẫn các em viết <br />
lời cho bài dân ca hoặc bài hát nước ngoài. Hạn chế viết lời cho bài hát thiếu nhi, vì <br />
phần âm nhạc và lời ca của chúng đã rất hoà quyện.<br />
<br />
Dàn dựng và trình bày bài hát: Giáo viên nên dành cho các em nhiều sự tự do <br />
hơn khi lựa chọn hình thức trình bày (đơn ca, song ca, tốp ca), lựa chọn cách hát (hát <br />
nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng, hát bè, hát đuổi…), lựa chọn cách gõ đệm và sáng <br />
tạo động tác nhảy múa minh họa cho bài hát. Bên cạnh đó, cũng nên khuyến khích học <br />
sinh thể hiện sự tìm tòi trong cách nhắc lại đoạn nhạc, câu nhạc, sáng tạo trong cách <br />
mở đầu và kết thúc bài hát.<br />
<br />
Hát kết hợp vỗ tay theo cặp đôi: hai học sinh đứng đối diện, vừa hát vừa sáng <br />
tạo động tác vỗ tay sao cho phù hợp với nhịp điệu và nội dung của bài hát. Hoạt động <br />
này nâng cao sự hợp tác và năng lực sáng tạo của học sinh, các em có thể nghĩ ra nhiều <br />
cách vỗ tay rất độc đáo và hấp dẫn. Thậm chí ở mỗi câu hát, các em lại áp dụng từng <br />
kiểu vỗ tay khác nhau. <br />
<br />
Diễn đạt nội dung bài hát bằng đoạn văn, bài thơ: học sinh viết lời của bài hát <br />
15<br />
dưới dạng một đoạn văn, một bài thơ, viết lời giới thiệu hoặc cảm nhận về bài hát. <br />
Ví dụ khi ôn tập bài Tiếng ve gọi hè (Trịnh Công Sơn), chúng tôi đã yêu cầu học sinh <br />
diễn đạt lời bài hát này bằng đoạn văn, đây là một trong những kết quả thu được.<br />
<br />
Lời bài hát Học sinh viết lời ca<br />
Tiếng ve gọi hè dưới dạng đoạn văn<br />
Khắp phố phường tiếng ve kêu hè hè <br />
hè, và trong những tàn lá ve kêu hè hè Mùa hè đã về, tiếng ve râm ran trong <br />
hè. Chạy theo tiếng ve từng cơn mưa những tàn lá, suốt con phố dài. Những <br />
về, giọt mưa âm vang trên lá tiếng ve giọt mưa rơi trên sân trường, lẫn vào <br />
bay dày trong gió, giọt mưa long lanh đó có cả tiếng ve trong gió. Em yêu <br />
trên những cánh hoa phượng thắm như những giọt mưa đọng trên cánh hoa <br />
màu ngọn cờ. Em đón mừng tiếng ve phượng, em chờ đón tiếng ve trong mỗi <br />
những ngày đầu mùa, và em vẫy chào mùa hè.<br />
tiếng ve sau một mùa hè.<br />
<br />
Giáo viên cần nhắc học sinh lưu ý khi viết lời bài hát dưới dạng đoạn văn, bài <br />
thơ: các em cần lựa chọn nội dung hoặc hình ảnh tiêu biểu của bài hát; thể hiện sự <br />
sáng tạo trong cách dùng ngôn ngữ; viết ngắn gọn và có cảm xúc.<br />
<br />
Vẽ tranh minh họa: khi học hát, nghe nhạc hoặc nghe câu chuyện âm nhạc, <br />
giáo viên nên động viên học sinh vẽ tranh để diễn tả cảm nhận của mình. Hoạt động <br />
này phát huy trí tưởng tượng phong phú và năng lực mĩ thuật của các em.<br />
<br />
Học sinh có nhu cầu vẽ những bức tranh thể hiện sở thích của mình như các <br />
nhân vật yêu thích, minh họa câu chuyện cổ tích, các loài vật, cảnh thiên nhiên… Học <br />
sinh Tiểu học rất thích vẽ minh họa còn học sinh Trung học cơ sở thường chỉ minh <br />
họa những hình ảnh gì cần phải minh họa.<br />
<br />
Muốn vẽ tranh minh họa, giáo viên cần nhắc học sinh chú ý tới những hình ảnh, <br />
tình tiết in đậm nét trong trí tưởng tượng của mình. Các em có thể vẽ bằng bút chì, bút <br />
mực, bằng một hoặc nhiều màu, có thể vẽ phác thảo hoặc vẽ chi tiết. Với các bức vẽ <br />
của học sinh, giáo viên không nên đánh giá về kĩ thuật vẽ mà nên tập trung nhận xét <br />
về trí tưởng tượng, sự sáng tạo và cảm xúc của các em với tác phẩm.<br />
<br />
Xây dựng hình tiết tấu hoặc sáng tác giai điệu: với học sinh Trung học cơ sở, <br />
khi dạy về các loại nhịp hoặc các kí hiệu âm nhạc, giáo viên yêu cầu các em làm bài <br />
tập xây dựng hình tiết tấu và sáng tác giai điệu. Học sinh thực hiện một số bài tập có <br />
độ khó từ thấp đến cao. <br />
<br />
<br />
16<br />
Ví dụ về một số bài tập:<br />
<br />
+ Bài tập 1: Dùng 1 nốt trắng, 4 nốt đen, 4 nốt móc đơn để xây dựng hình tiết <br />
tấu gồm 4 nhịp .<br />
<br />
Mục tiêu của bài tập để học sinh xây dựng hình tiết tấu dựa vào những nốt <br />
nhạc cho trước, giống như ghép vần từ những chữ cái. Với những nốt nhạc trên, các <br />
em sẽ làm được bài tập với nhiều kết quả khác nhau.<br />
<br />
+ Bài tập 2: Dùng 1 nốt trắng, 4 nốt đen, 4 nốt móc đơn để viết 4 nhịp, đưa tiết <br />
tấu này lên khuôn nhạc với cao độ tự chọn.<br />
<br />
+ Bài tập 3: Viết 4 nhịp với các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ.<br />
<br />
+ Bài tập 4: Viết 8 nhịp với các nốt nhạc tự chọn về cao độ và trường độ, trong <br />
đó sử dụng các kí hiệu: dấu lặng đen, lặng đơn, dấu nối, dấu chấm dôi.<br />
<br />
Giáo viên nên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập từ dễ đến khó, để các em <br />
biết cách làm phù hợp với khả năng. Nếu có điều kiện, giáo viên đàn những giai điệu <br />
do học sinh sáng tác thậm chí là đưa lời cho nét nhạc đó, các em sẽ thấy hứng thú với <br />
bài tập này và có thêm kinh nghiệm để viết giai điệu được hay hơn.<br />
<br />
Sáng tác câu chuyện âm nhạc: Giáo viên đưa ra các nhân vật, khuyến khích <br />
học sinh sáng tạo câu chuyện xung quanh những nhân vật đó. Ví dụ, em hãy sáng tác <br />
một câu chuyện âm nhạc dựa vào các nhân vật: một người hát rong, một gia đình giàu <br />
có, một em bé nghèo…<br />
<br />
Biến thể khác là giáo viên kể câu chuyện âm nhạc, khi đến đoạn kết thì tạm <br />
dừng lại để học sinh đoán về đoạn kết đó.<br />
<br />
Phổ nhạc cho câu thơ hoặc đọc thơ theo tiết tấu: Giáo viên đưa ra 12 câu thơ <br />
ngắn, đề nghị học sinh tự hát lên hoặc đọc chúng theo tiết tấu.<br />
<br />
Sáng tác bài hát: khi học bài hát theo chủ đề nào đó, giáo viên đề nghị học sinh <br />
tập sáng tác bài hát với cùng chủ đề. Trong thực tế, nhiều học sinh đã sáng tác được <br />
những bài hát hoàn chỉnh, bài hát của các em thể hiện sự hồn nhiên, trong sáng với <br />
cảm xúc chân thật, sinh động. Chúng ta cần trân trọng thành quả lao động của học <br />
sinh, vì qua những hoạt động này, âm nhạc sẽ ghi lại dấu ấn sâu đậm trong nhận thức <br />
của các em.<br />
<br />
Một vài lưu ý giáo viên: nên sử dụng hoạt động nào phù hợp với năng lực của <br />
mình và điều kiện dạy học cụ thể; nên vận dụng từ những hoạt động đơn giản đến <br />
phức tạp; cần động viên và sử dụng sản phẩm sáng tạo của học sinh theo cách tích <br />
<br />
17<br />
cực, ví dụ như dùng lời hát do học sinh sáng tác và trình bày trước lớp để động viên, <br />
khuyến khích sự sáng tạo của các em.<br />
<br />
Để có một tiết dạy độc đáo và sáng tạo, giáo viên cần thực hiện theo ba bước. <br />
Thứ nhất là nắm vững nội dung và tìm các ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Thứ hai và <br />
chuẩn bị phương tiện cho phù hợp với ý tưởng đó. Thứ ba là thực hiện tiết dạy độc <br />
đáo, sáng tạo. Không thể có một tiết dạy xuất sắc nếu giáo viên bỏ đi một trong các <br />
bước trên.<br />
<br />
2.3.6. Thường xuyên tổ chức các hoạt động âm nhạc<br />
<br />
Bằng các hình thức tổ chức nhiều Hội thi văn nghệ, trò chơi âm nhạc… về các <br />
chủ đề, các buổi ngoại khoá âm nhạc nói về các nhạc sĩ giúp cho học sinh có niềm say <br />
mê hứng thú trong học tập, qua đó nhằm phát hiện những học sinh có năng khiếu âm <br />
nhạc và bồi dưỡng cho các em phát huy khả năng âm nhạc của mình.<br />
<br />
Trong thời gian qua, bản thân tôi và nhà trường đã tổ chức một số Hội thi, Hội <br />
diễn văn nghệ giữa các lớp với nhau với chủ đề chào mừng ngày thành lập Đội TNTP <br />
Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam; thành <br />
lập đội văn nghệ tham gia các Hội thi do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, tham gia <br />
Hội diễn do Huyện tổ chức.<br />
<br />
Ngoài những lý thuyết các em học sinh được học trong SGK bản thân tôi còn áp <br />
dụng một số trò chơi âm nhạc nhằm giúp giáo viên thay đổi các hình thức hoạt động <br />
trong tiết dạy và giúp học sinh thư giãn, hứng thú theo tinh thần chơi mà học âm nhạc <br />
như:<br />
<br />
1.Xem tranh đoán bài hát: trong các tiết ôn tập có nhiều bài hát cũ, GV treo các <br />
tranh minh họa cho các bài hát trên và cho học sinh thi đua đoán tên bài hát, tác giả theo <br />
từng tranh và cả lớp cùng hát. <br />
<br />
2. Ghép tranh đoán bài hát: cắt một bức tranh minh họa ra nhiều mảnh rồi cho <br />
HS thi đua cá nhân hoặc theo nhóm ghép bức tranh lại nhanh và chính xác nhất.Ghép <br />
xong đoán tên bài hát và tác giả và cả lớp cùng hát. <br />
<br />
3. Đoán tên bài hát và tác giả: giáo viên hát hoặc dùng nhạc cụ đánh giai <br />
điệumột số câu hoặccả bài hát rồi cho học sinh đoán tên và tác giả bài hát đó xong cả <br />
lớp cùng hát. <br />
<br />
4.Ghép tên bài hát và tác giả: giáo viên làm 2 nhóm phiếu:<br />
<br />
Một nhóm phiếu ghi tên bài hát (mỗi phiếu ghi 1 bài).<br />
<br />
<br />
18<br />
Một nhóm phiếu ghi tên tác giả (mỗi phiếu ghi 1 tác giả). Sau đó cho 2 nhóm <br />
học sinh thi đua ghép từng cặp phiếu lạinhanh và chính xác nhất.<br />
<br />
5. Gõ tiết tấu để đoán bài hát: giáo viên gõ tiết tấu lời ca của một vài câu hát <br />
đầu tiên hoặc cảbài hát đã học rồi cho học sinh đoán tên bài hát đó.<br />
<br />
6. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp ¾: cho từng cặp 2 học sinh quay mặt vào nhau, <br />
miệng đếm 123 nhịp nhàng kết hợp với vỗ tay theo phách của nhịp ¾ như sau: <br />
<br />
Phách 1 (mạnh): từng học sinh tự vỗ 2 tay mình 1 tiếng. <br />
<br />
Phách 2 (nhẹ): vỗ tay phải học sinh này vào tay trái học sinh kia. <br />
<br />
Phách 3 (nhẹ): vỗ tay trái học sinh này vào tay phải học sinh kia. <br />
<br />
7. Thay lời hát bằng âm thanh<br />
<br />
Thay lời ca của bài hát bằng các âm như: a, i , u, o, ô…. <br />
<br />
Thay lời ca của bài hát bằng các tiếng như: la, tính… <br />
<br />
Thay lời ca bằng âm thanh của các nhạc cụ, con vật…. <br />
<br />
8. Hát bè <br />
<br />
Hát bè thường dùng trong các hoạt động ôn tập, biểu diễn…. sau khi học sinh <br />
đã nhuần nhuyễn và nắm vững bài hát. <br />
<br />
Một số cách hát bè thường dùng như hát đuổi, hát đối đáp, hát nối tiếp…. <br />
<br />
Hát đuổi (hát canông): là cách hát mà mỗi nhóm hát trước – sau cách nhau một <br />
câu hát. Ví dụ nhóm A Hát đối đáp: là cách hát chia ra “phần xướng” (hát 1 người) và <br />
“phần xô” (hát tập thể); Hoặc cách hát chia một nhóm hát “phần hỏi” và một nhóm hát <br />
“phần đáp”. <br />
<br />
Hát nối tiếp: là cách hát chia ra mỗi nhóm hát nối tiếp nhau từng câu hát. Ví <br />
dụ: <br />
<br />
+ Nhóm A hát câu 1, câu 3… <br />
<br />
+ Nhóm B hát câu 2, câu 4…. <br />
<br />
9. Đi tìm nhạc trưởng <br />
<br />
Giáo viên cho cả lớp đứng thành vòng tròn và cùng hát tập thể lúc to, lúc nhỏ <br />
theo động tác chỉ huy của một nhạc trưởng (đứng chung trong vòng tròn); Người đi tìm <br />
(1 học sinh) đứng ở giữa vòng tròn quan sát để tìm ra nhạc trưởng đó. Nếu tìm được, <br />
nhạc trưởng phải ra giữa vòng tròn thay thế người đi tìm tiếp tục cuộc chơi. <br />
<br />
19<br />
10. Thi đua điền nốt nhạc <br />
<br />
Giáo viên cho các nhóm thi đua diền hoặc gắn đúng và nhanh tên các nốt nhạc <br />
trên khuông nhạc (ở bảng lớp hoặc bảng phụ). Sau đó có thể cho học sinh đọc lại tên <br />
hình nốt.<br />
<br />
11. Quay đĩa hát <br />
<br />