Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
I. Phần mở đầu<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Có thể nói hầu như trong bất kỳ một ngôi trường nào, kể từ cấp tiểu học <br />
trở lên cũng đều có học sinh cá biệt. Chỉ có điều nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà <br />
thôi. Điều đó cũng không có gì là lạ bởi vì các em đang ở lứa tuổi mà người ta <br />
gọi là “nhất quỷ, nhì ma, thứba học trò”.Những học sinh cá biệt ít nhiều gây khó <br />
khăn cho công tác giảng dạy, làm ảnh hưởng đến việc học tập của lớp, làm đau <br />
đầu các thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.Đã từng có những vụ việc <br />
nghiêm trọng xảy ra gây dư luận xấu trong xã hội.Vì vậy, việc giáo dục học sinh <br />
cá biệt cần phải coi trọng, phải nhận thức đúng đắn, giải quyết đúng mực với <br />
một nghệ thuật sư phạm cao. Trong thực tế vẫn có nhiều giáo viên nóng vội, <br />
chưa làm chủ được bản thân, phương pháp giáo dục còn nghèo nàn, đơn điệu, <br />
thiếu tính sư phạm dẫn đến công tác giáo dục học sinh ít hiệu quả, có khi còn có <br />
những vi phạm đáng tiếc, thậm chí còn có những thầy cô bị buộc phải thôi việc <br />
vì không kiềm chế được bản thân. Cho nên việc giáo dục học sinh cá biệt là một <br />
cuộc thử thách về trình độ, bản lĩnh, về năng lực sư phạm, về lòng yêu nghề và <br />
tình yêu thương học sinh của những người làm nhiệm vụ trồng người.<br />
Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta luôn quan tâm đến công tác giáo <br />
dục.Cùng với việc nhấn mạnh đến vấn đề học tập, Bác cũng đặc biệt chú trọng <br />
đến việc giáo dục đạo đức. Bác đã từng nói trong bài thơ “Nửa đêm”(Nhật ký <br />
trong tù):<br />
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn<br />
Phần nhiều do giáo dục mà nên”<br />
Câu nói trên là sự chiêm nghiệm của Bác về con người. Trước hết, Bác <br />
phủ nhận quan điểm rằng, đức tính con người là “tính sẵn”. Con người, do ảnh <br />
hưởng phần nhiều của sự giáo dục và môi trường sống, cùng với sự phấn đấu, <br />
rèn luyện của mỗi cá nhân. Người cho rằng để mỗi con người trở thành một <br />
người thiện, một công dân tốt, có ích cho xã hội thì sự tác động của xã hội, đặc <br />
biệt là quá trình giáo dục có một ý nghĩa thật to lớn. Quan điểm này hướng đến <br />
mục tiêu: nếu xã hội chúng ta muốn có nhiều người hiền tài,hạn chế những điều <br />
ác, thì xã hội cần quan tâm đến việc đào tạo thế hệ mai sau. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 1<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, bản thân tôi luôn đặt ra trong đầu câu hỏi <br />
“Làm thế nào để đưa những học sinhđược xếp vào dạng cá biệt trở thành con <br />
ngoan trò giỏi? Làm thế nào để những học sinh trong lớp nói riêng và trong <br />
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi nói chung không bị vướng vào cụm từ “học <br />
sinh cá biệt”. Và để luận giải những suy nghĩ trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện <br />
pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2 Trường Tiểu học Nguyễn văn Trỗi”. Tôi <br />
nghĩ rằng đây là vấn đề không chỉ riêng tôi mà các đồng nghiệp khác cũng đã và <br />
đang suy nghĩ.Là một đề tài đang rất nóng, được phụ huynh và xã hội hết sức <br />
quantâm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Niềm mong mỏi của giáo viên là tất cả học sinh của mình đều ngoan ngoãn<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
2.1 Mục tiêu của đề tài<br />
Trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kỹ năng phù hợp và trên <br />
cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, <br />
loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống <br />
và hoạt động hằng ngày.<br />
Giáo dục học sinh cá biệt có một ý nghĩa rất to lớn...Đối với tập thể lớp <br />
là điều kiện đảm bảo cho tập thể lớp ổn định, trật tự, nề nếp, các thành viên <br />
trong lớp sẽ cùng nhau tu dưỡng và đạt kết quả tốt.Đối với gia đình, cha mẹ học <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 2<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
sinh, giáo dục học sinh cá biệt sẽ đem lại nguồn hạnh phúc lớn lao cho họ, giúp <br />
họ tránh được nỗi bất hạnh lớn nhất là con cái hư hỏng.Đối với xã hội, thành <br />
công trong giáo dục học sinh cá biệt sẽ góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an <br />
ninh trật tự xã hội và cung cấp cho xã hội những công dân tốt. <br />
Rèn cho các em cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng <br />
đồng, có hướng suy nghĩ tích cực và tự tin.<br />
2.2 Nhiệm vụ của đề tài<br />
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt là một trong những nhiệm vụ <br />
thiết yếu ở trong nhà trường nhằm hạn chế được những đối tượng học sinh có <br />
phẩm chất đạo đức chưa tốt, góp phần vào chất lượng giáo dục toàn diện của <br />
nhà trường.<br />
Giúp cho giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy <br />
khả năng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, phát hiện những năng <br />
khiếu, phẩm chất, năng lực của học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục <br />
tiểu học. <br />
Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình <br />
và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức .<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Giáo dục học sinh cá biệt Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.<br />
4. Giới hạn đề tài<br />
Học sinh lớp 2D năm học 2016 – 2017 Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi <br />
– xã Quảng Điền huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp phân tích – tổng hợp tài liệu.<br />
Phương pháp thống kê.<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm học sinh.<br />
II. Phần nội dung<br />
1.Cơ sở lí luận<br />
1.1 Học sinh cá biệt là gì?<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 3<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
Chắc hẳn khi ngồi trên ghế nhà trường thì ai cũng đã từng nghe qua cụm <br />
từ “học sinh cá biệt” và cũng không ít lần tự hỏi tại sao lại gọi các bạn ấy là <br />
“học sinh cá biệt”?Theo tiếng Hán thì “cá” có nghĩa là cá nhân, cá thể, chỉbản <br />
thân một ai đó.Còn “biệt” mang nghĩa là riêng, khác với những cái còn lại…Vậy <br />
có thể nói một cách khoa học, cá biệt là một cá thể có điểm khác so với những cá <br />
thể còn lại.Trong trường học thường được nghe cụm từ “học sinh cá biệt”, cụm <br />
từ này được sử dụng theo nghĩa không tốt, ám chỉ những cô cậu học trò hay <br />
quậy phá, có thành tích học tập không tốt, chưa lễ phép với thầy cô, thích gây sự <br />
với bạn bè… <br />
Tuy nhiên “cá biệt” còn bao hàm để chỉ những học sinh có thành tích cao <br />
nổi bật, những học sinh có sáng kiến trong lớp. <br />
Vì thế thống nhất cách hiểu, tôi tập trung nghiên cứu vào đối tượng học <br />
sinh cá biệt là những em học chưa giỏi, chưa ngoan, có nhiều vi phạm và những <br />
học sinh tự ti, trầm cảm trong lớp. Những em có thành tích học tập chưa tốt...<br />
1.2 Vì sao giáo dục học sinh cá biệt là một nhiệm vụ cần thiết trong công <br />
tác giáo dục hiện nay?<br />
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi tiểu học, tâm hồn các em còn hồn nhiên, <br />
trong sáng, rất đa cảm và dễ bị xúc động. Vì vậy cần tránh cho các em những bất <br />
hạnh, nghịch cảnh, những thực tế phủ phàng, hình ảnh bạo lực, những biến cố <br />
lớn ngoài xã hội, trong trường học và gia đình vì rất dễ gây tổn thương cho các <br />
em, để lại trong tâm trí các em vết sẹo rất khó phai nhạt.<br />
Ở tuổi đang phát triển, các em rất hiếu động, rất thích chạy nhảy nô đùa <br />
và hò hét thỏa thích hoặc im lặng, nhưng đối với người lớn,họ rất ghét sự ồn ào, <br />
cho rằng các em đang chơi những trò chơi quá hiếu động, có hại về sức vóc lẫn <br />
tâm lý,nên thường la rầy, ngăn cấm các em, vô tình đẩy các em rơi vào tình trạng <br />
dồn nén, có thể tạo thành những tình cảm rối loạn, rất có hại về lâu dài.<br />
Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, bên cạnh những tiện ích <br />
to lớn mà nó mang lại cho nhân loại thì kèm theo đó là các tác động tiêu cực đến <br />
học sinh với nhiều hình thức khác nhau rất dễ lôi kéo học sinh sa ngã vào các tệ <br />
nạn và đã có không ít học sinh từ con ngoan trò giỏi trở thành học sinh chưa <br />
ngoan, cá biệt thường xuyên vi phạm nội quy nề nếp, sa sút về đạo đức, học tập, <br />
vô lễ với giáo viên và đặc biệt nghiêm trọng là trong thời gian gần đây thường <br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 4<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
xuyên xảy ra những vụ bạo lực học đường. Những điều này chính là mối quan <br />
tâm không chỉ của giáo viên mà là của toàn xã hội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 5<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
“Học sinh cá biệt” là một thuật ngữ thường được dùng trong nhà trường, <br />
để chỉ những học sinh có biểu hiện chưa tốt về mặt đạo đức, lười nhác trong <br />
học tập, hay nói dối cha mẹ, thầy cô, bắt nạt bạn bè, ý thức kỷ luật kém, tách <br />
mình ra khỏi tập thể, không chấp hành nội quy nhà trường. Tuy nhiên ẩn chứa <br />
đằng sau sự “cá biệt” này là những hoàn cảnh rất riêng, một cá tính đặc biệt <br />
chưa được phát huy đúng hướng.<br />
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy rằng <br />
học sinh ở lớp đa số là con em lao động nên ít có thời gian quan tâm đến con em <br />
mình. Mọi vấn đề học tập của conem mình đều giao phó cho giáo viên chủ <br />
nhiệm. Chính vì vậy vai trò của người giáo viên đứng lớp là rất lớn.<br />
Vào đầu năm, qua theo dõi, tôi đã phát hiện ra hai học sinh cần chú ý đặc <br />
biệt hơn những học sinh bình thường. Đó là em Huỳnh Huy Hiếu và em Nguyễn <br />
Minh Quý.Thành tích của môn Toán và Tiếng Việt của các em chỉ đạt ở mức <br />
chưa hoàn thành, các em chưa nắm được kiến thức cơ bản của chương trình học.<br />
Những biểu hiện về năng lực và phẩm chất của hai em, tôi đã thống kê <br />
qua bảng sau:<br />
Năng lực và Phẩm Biểu hiện của học sinh<br />
chất Nguyễn Minh Quý Huỳnh Huy Hiếu<br />
Tự phục vụ, tự Thường xuyên không Hay xé sách vở để làm <br />
quản mang sách vở, đồ dùng học đồ chơi.<br />
tập.<br />
Năng Hợp tác Chưa biết hợp tác với các Luôn làm việc riêng <br />
lực bạn trong nhóm. trong giờ học.<br />
Tự học, giải Chưa tự thực hiện được Chưa biết tự học, em <br />
quyết vấn đề các yêu cầu của giáo viên luôn bắt các bạn phải <br />
đưa ra. làm bài tập cho mình.<br />
Chăm học, Thường xuyên nghỉ học Hay đi học muộn, luôn <br />
chăm làm và đi học muộn, lười viết tìm mọi lí do xin giáo <br />
bài và làm bài tập. viên ra ngoài để đi chơi.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 6<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
Tự tin, trách Rất ít trả lời các câu hỏi Hay ngủ trong giờ học, <br />
nhiệm của giáo viên. Nhút nhát, chưa biết nhận lỗi khi <br />
không giơ tay phát biểu, làm sai.<br />
rất sợ khi phải đứng trước <br />
Phẩ đám đông.<br />
m Trung thực, kỷ Chưa chấp hành tốt các Thường xuyên nói dối <br />
chất luật nội quy của lớp, hay làm thầy cô, lấy đồ của bạn <br />
việc riêng trong giờ học. trong lớp, hay nói <br />
chuyện riêng, đùa <br />
nghịch, chọc phá các <br />
bạn trong giờ học.<br />
Đoàn kết, yêu Không thích chơi với các Hay gây sự, bắt nạt <br />
thương bạn, hay tách mình ra khỏi các bạn trong lớp, tích <br />
đám đông. đánh nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Em Quý luôn tách mình ra khỏi tập thể lớp<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 7<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
Đối với hai học sinh tôi nêu trên, nếu không kịp thời uốn nắn, giáo dục kịp <br />
thời thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự hình thành nhân cách và năng lực của các <br />
em.Tuy nhiên tất cả những học sinh bình thường, thậm chí những học sinh ngoan <br />
trở thành học sinh cá biệt đều có nguyên nhân của nó, có thể là trực tiếp hoặc <br />
gián tiếp. Sau đây tôi xin đưa ra những nguyên nhân khiến các em trở thành học <br />
sinh cá biệt:<br />
* Nguyên nhân<br />
Từ gia đình<br />
Đối với học sinh lớp 2, các em đã phần nào hiểu được những chuyện trong gia <br />
đình nên những gia đình có bố mẹ hay bất hòa, cãi vã hoặc bố mẹ li hôn, phải <br />
sống với ông bà hoặc người thân thì các em sẽ dần dần bị ảnh hưởng về tâm lý <br />
như nhút nhát, sống khép mình, từ đó các em rất dễ bị trầm cảm. Hoặc các em <br />
sẽ trở nên ương bướng, ngỗ nghịch do đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc học <br />
và học lực bị giảm sút là điều không thể tránh khỏi.<br />
Một số gia đình bố mẹ chỉ lo làm ăn, điều kiện kinh tế vững chắc, thường <br />
xuyên cho tiền con cái chi tiêu một cách bất hợp lý mà thiếu đi sự quan tâm, <br />
giám sát và từng ngày các em sẽ sa đọa vào cạm bẫy của xã hội mà chính mình <br />
cũng không hề hay biết. Mặc khác, có những gia đình do hoàn cảnh quá khó <br />
khăn, bố mẹ đi làm ăn xa. Các em phải phụ giúp gia đình bương chải, không có <br />
thời gian học bài, làm bài ở nhà, khi đến lớp việc tiếp thu bài mới rất khó khăn, <br />
sợ sệt khi thầy cô hỏi bài... kết quả học tập dần sa sút dẫn đến nguy cơ bỏ <br />
học.<br />
Bố mẹ đều đi làm ăn xa vì lo kinh tế cho gia đình đã phó mặc con cái cho ông <br />
bà hoặc anh chị em chăm sóc. Vì vậy nếu các em chưa ý thức tốt về việc học <br />
tập, đồng thời bố mẹ không quan tâm, thiếu sự quản lí chặt chẽ của người lớn <br />
nên chất lượng học tập bị ảnh hưởng, các em sẽ học tập yếu thua kém bạn bè.<br />
Từ xã hội<br />
Trong một xã hội mà phương tiện công nghệ thông tin quá phát triển như hiện <br />
nay là những cám dỗ, hấp dẫn các em vào những trò chơi vô bổ, dễ bị bạn bè <br />
xấu rủ rê, lôi kéo, trốn học để lao vào các trò chơi đó, các hình ảnh bạo lực từ <br />
những trò chơi internet sẽ khiến các em bắt chước, từ đó làm cho các em trở <br />
thành học sinh hư.<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 8<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
Từ nhà trường<br />
Đa số giáo viên chưa thật sự gần gũi nên chưa hiểu được tâm tư nguyện vọng <br />
của các em để đưa ra những biện pháp giáo dục cho phù hợp.<br />
Một số giáo viên còn thờ ơ với học sinh cá biệt, thường hay sử dụng các biện <br />
pháp mạnh như trách mắng các em trước lớp làm cho các em mặc cảm, tự ti <br />
dẫn đến chán nản, lười đi học.<br />
Giáo viên còn lúng túng trong việc đưa ra các biện pháp thích hợp trong việc <br />
quản lí và giáo dục học sinh.Chưa quan tâm đúng mức tới những học sinh có <br />
hoàn cảnh đặc biệt, không tạo được môi trường thân thiện gây hứng thú cho <br />
học sinh đến trường, làm cho học sinh thấy nhàm chán mỗi khi đến lớp.<br />
Từ bản thân học sinh<br />
Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi tâm sinh lí của các em đang phát triển <br />
mạnh, các em ngày càng có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích <br />
giao lưu, đua đòi, thích tự khẳng định mình... trong khi kiến thức về xã hội, gia <br />
đình, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, nên chiều hướng học sinh hư, <br />
lười học, hiện tượng bỏ giờ, trốn tiết, vi phạm đạo đức ngày càng nhiều, thậm <br />
chí các em còn có suy nghĩ là làm như vậy là không sai.Khi đạo đức chưa tốt thì <br />
học lực cũng tỉ lệ thuận với nó. Điều này sẽ dẫn đến hệ quả, các em kiến thức <br />
bị hổng dẫn đến mất căn bản, điểm kiểm tra thấp so với các bạn cùng lớp làm <br />
cho các em mặc cảm dẫn đến hiện tượng sợ bị kiểm tra, tiếp theo là chán học <br />
và nảy sinh ý định bỏ học. Những em này phát sinh tính xấu là nói dối thường <br />
xuyên tìm cách che đậy hoặc chối tội. Chính từ hiện tượng đó đã cho tôi những <br />
suy nghĩ là phải tìm biện pháp giúp các em lấy lại kiến thức căn bản, tinh thần <br />
học tập và ngoan ngoãn hơn.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
Bắt nguồn từ những khó khăn trong việc giáo dục học sinh cá biệt, tôi đưa <br />
ra các giải pháp hướng đến những mục tiêu sau:<br />
Giúp học sinh lấy lại kiến thức cơ bản của chương trình học.<br />
Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong cuộc sống cũng như trong<br />
học tập.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 9<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
Trang bị cho các em những kiến thức về giáo dục cũng như những kiến <br />
thức về xã hội để làm hành trang bước vào đời.<br />
Giúp các em có hứng thú và niềm say mê khi bước chân vào ngôi nhà thứ <br />
hai của mình.<br />
3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
a. Nội dung<br />
Qua tìm hiểu về thông tin và khảo sát chất lượng khi nhận bàn giao lớp, tôi <br />
đã suy nghĩ và đưa ra các biện pháp sau:<br />
Biện pháp 1: Tìm hiểu thông tin, hoàn cảnh của từng học sinh.<br />
Biện pháp 2: Lập kế hoạch chủ nhiệm và đưa ra các giải pháp để khắc <br />
phục.<br />
Biên pháp 3: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm và sự đoàn kết của <br />
tập thể lớp.<br />
Biện pháp 4: Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa <br />
phương, gia đình của học sinh để đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.<br />
b. Cách thức thực hiện biện pháp<br />
b.1Tìm hiểu thông tin cá nhân học sinh<br />
Ngay từbuổi đầu nhận lớp, nhiệm vụ đầu tiên của người giáo viên chủ <br />
nhiệm là phải hiểu được trình độ, hoàn cảnh sống, nhu cầu tâm sinh lý, ước <br />
mơ...của từng học sinh như thế nào?Nên khi bước vào năm học, tôi đã tiến hành <br />
tìm hiểu thông tin học sinh qua mẫu phiếu tự tạo để nắm rõ hơn hoàn cảnh của <br />
từng học sinh mà có biện pháp giáo dục phù hợp.<br />
PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH<br />
Họ và tên:……………………………..Ngày sinh:………………………………<br />
Nơi sinh:……………………………….Dân tộc:…………………………………<br />
Thuộc diện ưu tiên, chính sách: ( Thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, dân tộc, <br />
nghèo, mồ côi ):<br />
…………………………………………………………………………….<br />
Họ tên cha:………………Nghề nghiệp:……………..Số điện thoại:…………….<br />
Họ tên mẹ:………………Nghề nghiệp:……………..Số điện thoại:…………….<br />
Sống với ai:………………………………………………………………………..<br />
Ước mơ sau này của em:………………………………………………………….<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 10<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
Sở thích:……………………………………………………………………………<br />
Thích chơi với bạn nào trong lớp:………………………………………………..<br />
Thích học môn:…………………………………………………………………….<br />
Thích chơi trò chơi:..............................................................................................<br />
Nhà em gần nhà những bạn nào trong lớp:..........................................................<br />
Ngoài giờ học em thường làm gì để giúp đỡ gia đình:<br />
………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
Ngoài giờ đến trường em thường đi chơi với những bạn <br />
nào:....................................<br />
.............................................................................................................................<br />
Học sinh sẽ nhờ người thân hoặc tự mình điền đầy đủ thông tin vào. Sau <br />
đó, tôi lưu trữ thông tin này để dễ dàng phân loại học sinh theo từng địa bàn, từng <br />
nhóm đối tượng để xây dựng kế hoạch và biện pháp giáo dục cho phù hợp.<br />
b.2Lập kế hoạch chủ nhiệm và đưa ra các giải pháp để khắc phục<br />
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp dạy chữ và dạy người, hình thành <br />
cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo <br />
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học <br />
trung học cơ sở, là người quyết định chất lượng cho các hoạt động giáo dục của <br />
lớp khi và chỉ khi giáo viên chủ nhiệm có sự định hướng, tư vấn, chia sẻ kịp thời <br />
trong quá trình tự rèn luyện của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm đối với lớp học <br />
cần phải hiểu rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chủ nhiệm <br />
lớp. Kế hoạch chủ nhiệm nhằm xác định một cách chính xác cái đích mà lớp <br />
muốn đi đến và cần phải làm gì, làm như thế nào để đạt được điều đó, tôi đã <br />
đưa ra những giải pháp sau:<br />
* Phát huy năng lực tự học, tự quản của học sinh<br />
“Để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục”, song song việc cải tiến phương <br />
pháp dạy của giáo viênthì việc “phát huy năng lực tự học của trò” là một yếu tố <br />
rất quan trọng, hai vấn đề này cần phải diễn ra một cách tích cực và thường <br />
xuyên trong suốt quá trình dạy học. Đây cũng là điều kiện cần và đủ để nâng cao <br />
chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 11<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
Những năm vừa qua trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã rất thành công <br />
trong việc dạy học theo mô hình VNEN. Với phương pháp này, học sinh hiểu <br />
được quyền và trách nhiệm của mình trong môi trường giáo dục, được rèn các kĩ <br />
năng lãnh đạo, kĩ năng làm việc theo nhóm, hợp tác trong các hoạt động. Học tập <br />
theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy được tính tự học, sáng tạo, <br />
tự giác, tự tin và tự chủ trong quá trình học tập. Vì vậy chúng ta cần tin tưởng <br />
khả năng của học sinh, các em hoàn toàn có thể tự quản được nếu có sự tác động <br />
đúng cách của thầy cô. Vì vậy khi xây dựng ban tự quản của lớp, tôi có tác động <br />
đến cả lớp để các em bầu những học sinh ngỗ nghịch, quậy phá và những học <br />
sinh nhút nhát, rụt rè, thích tách mình ra khỏi tập thể đảm nhiệm các chức vụ <br />
như: ban vệ sinh – sức khỏe, ban thư viện…. Từ đó các em thấy được vai trò của <br />
mìnhtrong lớp và từng ngày sẽ cái thiện được những thói quen không tốt của <br />
mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ.<br />
Ví dụ: <br />
Qua theo dõi, tôi thấy em Hiếu rất thích hát, và hát cũng rất hay nên tôi đã <br />
mạnh dạn giao cho em giữ chức vụ ban văn nghệ của lớp, nhiệm vụ của ban văn <br />
nghệ là phải tổ chức cho lớp khởi động đầu buổi học. Lúc đầu em cũng chưa ý <br />
thức được công việc của mình, vẫn còn đi học trễ, chọc phá bạn bè, chưa <br />
nghiêm túc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Nhưng tôi vẫn cố gắng <br />
duy trì cho em một thời gian, kèm theo sự động viên, khích lệ. Bây giờ em đã rất <br />
hứng thú trong vai trò mới này và luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của <br />
mình.Trình trạng đi học muộn của em đã được cải thiện rõ rệt.<br />
Về em Quý, tôi giao cho em giữ chức vụ ban thư viện của lớp, kiểm tra <br />
sách vở đồ dùng học tập của các bạn đầu buổi học. Qua một tuần áp dụng biện <br />
pháp này, em đã đi học đều đặn và mang sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ khi <br />
đến lớp, siêng viết bài và làm bài tập hơn trước rất nhiều.<br />
Giao nhiệm vụ cho học sinh là vừa quản lí các em vừa đưa các em vào <br />
khuôn phép biết tự rèn luyện mình. Đồng thời đây là cơ hội để các em chứng tỏ <br />
khả năng mình với bạn bè, thấy mình được thầy cô tin tưởng. Những lời động <br />
viên tán thưởng các em sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ là hết sức cần thiết, bổ <br />
ích giúp các em phấn chấn tinh thần trong học tập.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 12<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
Bồi dưỡng khả năng tự quản cho học sinh khó có thể thành công ngay lúc <br />
đầu mà đòi hỏi phải có quá trình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ các em từ thấp đến <br />
cao, để các em tự lực giải quyết từ công việc đơn giản đến phức tạp. Biện pháp <br />
trong giai đoạn đầu là cầm tay chỉ việc, sau đó để học sinh từng bước tự lực giải <br />
quyết những công việc cụ thể trong toàn bộ tiến trình tổ chức hoạt động.Người <br />
giáo viên luôn luôn giữ vai trò là người cố vấn, hướng dẫn chứ không phải là <br />
người làm thay cho các em. Sự giúp đỡ của thầy cô cần đúng lúc, hợp lý, động <br />
viên, khích lệ tinh thần sáng tạo, nỗ lực vươn lên và phát huy năng lực sở trường <br />
của các em.<br />
*Không nên có cái nhìn kì thị với các em<br />
Đây là điều tối thiểu mà giáo viên cần nắm rõ khi tham gia giáo dục học <br />
sinh cá biệt.Không nên có thái độ khó chịu, coi thường, la mắng các em trước lớp <br />
hay chỗ đông người, tuyệt đối không được gọi các em là học sinh cá biệt.Vì ở <br />
lứa tuổi tiểu học, các em vẫn chưa hình thành nhân cách của mình, các em chỉ là <br />
nhất thời chưa ngoan và rất cần nhận được sự giúp đỡ từ giáo viên.<br />
*Gần gũi quan tâm đến các em hơn<br />
Tôi rất thấm thía với câu nói của Mạnh Tử “ nhân chi sơ bản tính <br />
thiện”( con người sinh ra bản tính là thiện).Cho nên, cái gì cũng có lí do của nó, <br />
không phải tự nhiên sinh ra con người đều xấu xa cả, ngay cả học sinh cá biệt <br />
cũng vậy, chắc chắn phải có rất nhiều yếu tố tác động nên các em mới như thế. <br />
Tôi cũng đã tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của hai em. Em Hiếu vì bố mẹ bỏ đi <br />
nên phải sống với Cô và Dượng, trên người em luôn chằng chịt vết roi, em luôn <br />
nói những lời khiếm nhã với bạn bè nhưng tôi biết em không hiểu gì về những <br />
lời đó, mà chỉ nghe từ người lớn rồi nói lại với bạn bè.Hoàn cảnh của em Quý thì <br />
khác, bố mẹ phải đi làm ăn xa, em phải sống với bà đã lớn tuổi nên tính cách của <br />
em lầm lì ít nói cũng là điều dễ hiểu.Phải chăng do hoàn cảnh gia đình đã tác <br />
động đến việc hình thành những bản tính chưa tốt trong các em? <br />
Vì vậy, các em rất cần một điểm tựa về tinh thần để các em có thể tin <br />
tưởng bộc bạch, sẻ chia. Hãy nhìn các em bằng ánh mắt của người cha, sự nhân <br />
từ của người mẹ, sự gần gũi thân thiết của người bạn để các em thấy được sự <br />
yêu thương của giáo viên từ đó cảm hóa được các em trở về là một học trò ngoan <br />
là điều không xa. Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự thương yêu học sinh, coi các <br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 13<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
em như người thân của mình, cố gắng để giúp các em vượt qua những biến cố, <br />
những vấn đề đã xảy trong quá trình sống và nó đã trở thành vết thương tâm lý <br />
khó phai mờ trong tâm hồn học sinh. <br />
Đối xử công bằng với tất cả các em học sinh, không thiên vị, không xử lý <br />
các sai phạm của học sinh theo cảm tính.Giáo viên phải tự đặt mình vào vị trí <br />
của học sinh để hiểu được hành vi và thái độ của các em. Giúp đỡ các em trong <br />
học hành, lối sống bằng sự quan tâm chăm sóc ân cần, động viên của người giáo <br />
viên.<br />
Cần có nếp sống kỷ cương, tình thương, trách nhiệm để học sinh tự nhận <br />
thức, tự khép mình trong những nội quy, quy chế chặt chẽ nhưng luôn được dân <br />
chủ bàn bạc, trao đổi, thỏa sức đóng góp trong tập thể và vì tập thể mà cống <br />
hiến cho tập thể, luôn gắn lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, chính là một trong <br />
những chuẩn mực, điều kiện để giáo dục học sinh cá biệt trở thành học sinh <br />
ngoan.<br />
Chính sự thân thiện, gần gũi, quan tâm của thầy cô là động lực rất lớn <br />
cho các em có lại được niềm tin. Thầy cô phải tạo điều kiện để các em được <br />
trình bày suy nghĩ của mình, giúp các em giải bày được tâm sự ẩn chứa trong <br />
lòng, từ đó từng bước đưa các em hòa nhập với tập thể.Tuyệt đối không được <br />
nóng vội, không vì thành kiến dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.<br />
*Thầy cô hãy nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm của học sinh<br />
Với những bản tính còn non nớt, các em chưa thể phân biệtđược cái đúng, <br />
cái sai trong từng hành động của mình, giáo viên là người giúp các em nhận ra <br />
những sai lầm của mình và tạo cho các em cơ hội để sữa chữa nó. Không nên la <br />
mắng các em, tuyệt đối không được biến lớp học thành địa ngục từng giờ, đừng <br />
biến giờ sinh hoạt lớp thành phiên hầu tòa tra hỏi và đưa ra các hình phạt cho các <br />
em.Giáo viên phải nhẹ nhàng gặp riêng các em để trao đổi, nhắc nhở.<br />
Giáo viên phải hiểu được một điều rằng cho dù học sinh cá biệt có ngỗ <br />
nghịch, hư hỏng đến đâu thì bên trong các em vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố, <br />
những phẩm chất tích cực, nếu có phương pháp giáo dục đúng đắn thì chắc chắn <br />
chúng ta sẽ khơi dậy và thức tỉnh các em, khôi phục niềm tin cho các em để các <br />
em thấy được mình không phải là vô dụng, từ đó vứt bỏ được sự tự ti, mặc cảm, <br />
chủ động hội nhập với các bạn và cả tập thể lớp. Giáo viên phải cố gắng tìm ra <br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 14<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
những điểm mạnh để các em có thể phát huy năng lực của mình vì mỗi con <br />
người từ lớn đến bé đều có sự sĩ diện, nếu giáo viên giao việc đúng với sở <br />
trường của các em thì sẽ khơi dậy trong các em tinh thần trách nhiệm và hoàn <br />
thành tốt nhiệm vụ của mình. <br />
*Thầy cô hãy nhìn nhận vấn đề theocách đơn giản nhất<br />
Giáo viên hãy tạo cho các em một lối thoát, một cơ hội để sửa chữa.Hãy <br />
tin tưởng sự chuyển biến của các em.Trân trọng những tiến bộ của các em dù là <br />
nhỏ nhất vì đó là cả một quá trình của sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của các <br />
em.Biểu dương các em trước tập thể lớp, đừng tiết kiệm lời khen đối với các em <br />
vì một lời động viên, khen ngợi còn có giá trị hơn rất nhiều những bản kiểm <br />
điểm. Khi các em được nhận những lời khen từ giáo viên, chắc chắn các em sẽ <br />
rất vui và hãnh diện trước bạn bè,gia đình.Như vậy các em cũng thấy được năng <br />
lực từ chính bản thân mình và cố gắng hơn nữa để đạt được thành tích cao hơn.<br />
* Thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế cảm xúc của mình<br />
Giáo dục học sinh các biệt là một sự “thử thách” rất lớn đối với đức tính điềm <br />
tĩnh, tự kìm chế của mỗi giáo viên. Không nên nóng vội, không nên quá khắt khe, <br />
xử lí mạnh tay bằng những hình thức kỉ luật nặng nề, không nên thành kiến với <br />
các em, đừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi phạm của các em sẽ dễ dẫn đến <br />
sự chai lì, mặc kệ.<br />
Ví dụ: Trong giờ học, cả lớp đang im phăng phắc vì đang tập trung làm bài <br />
tập. Nhưng em Hiếu lại không lo làm bài tập mà chọc phá các bạn xung quanh, <br />
cười nói rất to, làm ảnh hưởng đến các bạn trong lớp.Lúc đó tôi không la mắng <br />
mà nhẹ nhàng ngồi cạnh em, phân tích cho em hiểu những việc nên và không nên <br />
làm, hướng dẫn em hoàn thành bài tập của mình.Sau nhiều lần như vậy em Hiếu <br />
đã nghiêm túc hơn trong giờ học và đã dần lấy lại được kiến thức cơ bản của <br />
chương trình học.<br />
Trong thời gian gần đây, đã có những vụ việc không hay xảy ra khi phụ <br />
huynh vì quá thương yêu con mình nên đãcó những hành động xúc phạm giáo <br />
viên, làm dấy lên sự lo lắng không nhỏ trong nền giáo dục hiện nay. Thiết nghĩ <br />
những sự việc không hay này xảy ra một phần là do người giáo viên chưa kiềm <br />
chế được cảm xúc của mình, xử lý tình huống sư phạm chưa khéo léo dẫn đến <br />
những hậu quả trên.Vì vậy, giáo viên phải giải quyết những tình huống sư phạm <br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 15<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
một cách nhẹ nhàng nhưng cương quyết để dần dần cảm hóa và thay đổi học <br />
sinh của mình.<br />
*Khi giáo dục học sinh cá biệt phải mềm dẻo, linh hoạt<br />
Mềm dẻo là một phương pháp đơn giản nhưng có hiệu quả rất lớn. Để <br />
thực hiện thành công phương pháp này, thì lời nói phải đi đôi với việc làm.Xin <br />
đừng hứa suông, đã nói thì phải kiên quyết thực hiện, biết không thực hiện được <br />
thì không nói. Vận dụng linh hoạt theo phương châm “lạt mềm buộc chặt”. Dù <br />
gần gũi các em nhưng cũng cần giữ một khoảng cách nhất định của giáo viên và <br />
học sinh.<br />
*Nâng cao chất lượng về học tập của học sinh<br />
Việc nâng cao chất lượng trong học tập của học sinh rất quan trọng. Vì vậy <br />
với những học sinh cá biệt, học chưa giỏi người giáo viên phải dựa vào từng <br />
loại học sinh cá biệt mà có các biện pháp giáo dục khác nhau như:<br />
Giáo viên phải luôn quan tâm, gần gũi hỏi han, động viên các và đến nhà gặp <br />
gỡ phụ huynh của các em, nhắc nhở gia đình phối hợp tạo điều kiện và cần <br />
quan tâm để giúp các em có điều kiện học tập tốt, giúp em tiến bộ. Trên lớp <br />
giáo viên phát động phong trào “Đôi bạn cùng tiến” để những học sinh có học <br />
lực giỏi, khá sẽ giúp các em này tiến bộ.Ngoài ra để giúp đỡ cho gia đình giảm <br />
bớt đi phần nào khó khăn, giáo viên sẽ nhận đỡ đầu cho em mua cho em những <br />
cuốn sách, cây bút, hỗ trợ cho em một phần chi phí đóng góp đối với nhà <br />
trường. Sự gần gũi, chân thành, nhẹ nhàng của giáo viên đã giúp cho em vui vẻ, <br />
bớt mặc cảm mà sẽ thay đổi cố gắng hơn trong học tập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 16<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh giúp đỡ nhau trong học tập<br />
Để giáo dục cho học sinh có hiệu quả, tôi đã vận dụng lồng ghép giáo dục <br />
vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt, Đạo đức,...để <br />
những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong <br />
cuộc sống thực.<br />
Trong chương trình lớp học, ở môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể <br />
giáo dục cho các em tính kiên nhẫn, nếu có kiên nhẫn thì sẽ thành công hay <br />
những bài giáo dục học sinh không được ngỗ nghịch, chọc phá bạn bè...<br />
Ví dụ: Trong môn Tiếng Việt, ở bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim”,tài <br />
liệu hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 2 tập 1A.Giáo viên lồng ghép giáo dục vào <br />
tiết học để học sinhhiểu rằng nếu chúng ta cố gắng, mỗi ngày học một ít thì <br />
việc trở thành học sinh giỏi không có gì là khó khăn. Hoặc trong bài “ Bím tóc <br />
đuôi sam” hay “ Người học trò cũ”tài liệu hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 2 tập <br />
1B. Giáo viên giáo dục để các em hiểu rằng nếu phạm lỗi nhưng biết nhận lỗi <br />
thì mọi người sẽ bỏ qua và yêu thương mình hơn...<br />
*Phối hợp với giáo viên bộ môn<br />
Có nhiều học sinh rất chán khi học Toán và Tiếng Việt nhưng các em lại <br />
rất hứng thú với các môn học như: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục...vì các em tự <br />
thấy bản thân có năng khiếu ở các môn đó. Như tôi đã đề cập đến ở mục trên, <br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 17<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
tuy em Hiếu và em Quý học chưa giỏi môn Toán và Tiếng Việt nhưng tôi thấy <br />
em Hiếu rất sôi nổi trong giờ học Âm nhạc, em Quý luôn hoàn thành các yêu cầu <br />
của thầy Thể dục đưa ra. Nên tôi thường xuyên trao đổi với giáo viên Âm nhạc <br />
và Thể dục để tìm hiểu năng khiếu thật sự của các em, từ đó có hướng bồi <br />
dưỡng phát triển các em.làm các em hứng thú hơn khi đến trường.<br />
b.3 Phát huy tối đa vai trò của giáo viên chủ nhiệm và sự đoàn kết của tập <br />
thể lớp<br />
* Sắp xếp vị trí ngồi thích hợp cho học sinh<br />
Để học sinh tiến bộ hơn trong học tập.Tôi tìm hiểu học sinh thông qua <br />
quan sát trực tiếp trong các hoạt động giáo dục, lao động và sinh hoạt để biết <br />
hành vi thái độ học sinh và cố gắng tìm ra cá tính riêng của từng em. Trong quá <br />
trình chọn chỗ ngồi cho học sinh, tôi xếp các em có học lực khá giỏi ngồi xen lẫn <br />
với các em có học lực trung bình nhằm mục đích học sinh khá giỏi sẽ giúp bạn <br />
mình tiến bộ. Không nên cho những học sinh cá biệt ngồi gần nhau, không nên <br />
cho học sinh tuỳ tiện chọn chỗ ngồi, vì những học sinh ham chơi, hay nói <br />
chuyện, làm việc riêng trong lớp thường thích ngồi gần nhau.<br />
* Khuyến khích các em tham gia các hoạt động của tập thể lớp<br />
Để giúp các em mạnh dạn, tự tin và tăng sự đoàn kết giữa các thành viên <br />
trong tập thể lớp. Tôi đã huyến khích các em tham gia các cuộc thi do Nhà <br />
trường, Liên đội phát động để các em hòa mình vào tập thể lớp, cùng chia sẻ với <br />
bạn để hoàn thành mục tiêu đề ra. Điều đó giúp các em hòa đồng, gần gũi hơn <br />
các bạn trong lớp.Vào giữa học kỳ I Liên đội đã tổ chức cuộc thi “Giai điệu tuổi <br />
hồng”, tôi đã khuyến khích hai em tham gia. Thời gian đầu tập luyện rất khó <br />
khăn khi học sinh trong lớp phản đối hai em vào đội, vì các em luôn đi trễ, không <br />
tập trung phối hợp mà lại chọc phá các bạn, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cả <br />
đội. Tôi đã thuyết phục các em trong lớp đồng thời động viên, giải thích để em <br />
Hiếu và em Quý hiểu được các em cũng có vai trò rất lớn trong đội.Sau một thời <br />
gian ngắn,hai em đã cố gắng tập luyện cùng các bạn và đã đạt được kết quả rất <br />
tốt trong cuộc thi, và điều đáng mừng là các em đã mạnh dạn, tự tin hơn khi đứng <br />
trước chỗ đông người.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 18<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khuyến khích các em tham gia các cuộc thi với lớp<br />
* Giáo dục học sinh thực hiện tốt nội quy, nề nếp<br />
Việc thực hiện tốt nội quy nề nếp có vai trò quan trọng để đưa tập thể <br />
lớp đi lên. Do vậy giáo viên chủ nhiệm cần giáo dục các em tự giác thực hiện tốt <br />
nội quy nề nếp của trường lớp. Để rèn cho học sinh tính tổ chức kỷ luật, phải <br />
giúp các em nhận thức đúng vấn đề thông qua các giờ sinh hoạt, giáo viên chủ <br />
nhiệm cần phân tích cho học sinh thấy được mỗi học sinh trong lớp đều giữ vị trí <br />
quan trọng để đưa tập thể lớp đi lên, cho nên mỗi học sinh cần phải cố gắng <br />
thực hiện tốt các nội quy, hạn chế vi phạm đến mức tối đa, trên cơ sở đó các em <br />
sẽ thực hiện một cách tự giác.<br />
Giáo viên và học sinh hãy cùng nhau xây dựng nội quy của lớp và dán ở <br />
lớp, các em sẽ tự giác thực hiện vì nội quy đó do chính các em đưa ra. <br />
NỘI QUY LỚP<br />
1. Đi học đúng giờ.<br />
2. Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.<br />
3. Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp.<br />
4. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 19<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
5. Bỏ rác đúng nơi quy định.<br />
6. Thực hiện tốt việc tập thể dục buổi sáng và giữa giờ.<br />
7. Quần áo, đầu tóc gọn gàng.<br />
8. Có ý thức học tập, không làm việc riêng trong lớp.<br />
9. Đoàn kết, thương yêu bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.<br />
Nội quy lớp 2D do giáo viên và học sinh đưa ra<br />
* Phát huy tối đa các công cụ lớp học<br />
Ở lứa tuổi Tiểu học, các em rất thích được bạn bè quan tâm đến mình, vì <br />
vậy tôi đã phát huy tối đa lợi ích của góc “Nhịp cầu bè bạn”. Cụ thể là tôi đã <br />
hướng cho cả lớp hãy thường xuyên viết những lời nhắn để bỏ vào hộp thư của <br />
em Hiếu và em Quý với những nội dung như: “Chiều nay tụi mình sẽ đến nhà <br />
bạn học thêm nhé”, “Hôm nay bạn học rất tốt, cố gắng lên nhé…”, “Chủ nhật <br />
này bọn mình cùng đến nhà bạn A chơi nhé”…Khi các em đọc được những lời <br />
nhắn đó các em rất thích thú và sẽ cảm nhận được sự quan tâm của lớp dành cho <br />
mình làm cho các em yêu thích đến trường hơn.<br />
b.4Phối hợp với ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương, gia <br />
đình của học sinh<br />
Để giáo dục được những học sinh cá biệt, bản thân của mỗi giáo viên cần <br />
phải biết phối hợp kịp thời, linh hoạt giữa giáo viên và học sinh, giữa nhà <br />
trường, gia đình và xã hội.Trong đó, giáo viên chủ nhiệm là người giữ vai trò như <br />
là chiếc cầu nối, là mắt xích của sự kết hợp được thể hiện qua các mối quan hệ.<br />
Để nắm bắt rõ hơn về thời gian biểu cũng như các thói quen, sở thích và <br />
tính cách của học sinh thì giáo viên phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh <br />
học sinh.Hai học sinh của tôi có hoàn cảnh sống rất đặc biệt nên phải thật khéo <br />
léo khi tiếp xúc với phụ huynh học sinh.Đa số phụ huynh khi nghe tin có giáo <br />
viên đến nhà thăm, hay điện thoại báo tin là bản thân họ lại không muốn tiếp, <br />
không muốn nghe. Và nếu có tiếp hay nghe điện thoại của thầy cô thì cũng với <br />
thái độ không thích, thậm chí là bất cần, vì mấy ai thích nghe người khác kể tội <br />
con mình. Vì vậy, khi tiếp xúc với phụ huynh, giáo viên nên đặt vị trí của mình <br />
vào trong suy nghĩ, tình cảm của cha mẹ các em để phân tích, lí giải thiệt <br />
hơn.Hãy cố gắng tìm hiểu những khó khăn của các bậc phụ huynh trong việc <br />
quản lí, cũng như dạy dỗ con em mình để cùng nhau tìm biện pháp giáo dục tốt <br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 20<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
nhất.Một khi hiểu rõ học sinh của mình thì giáo viên chủ nhiệm sẽ có nhiều giải <br />
pháp hơn để giúp học sinh chuyên cần hơn trong việc học tập.<br />
Khi có học sinh bỏ học thì giáo viên chủ nhiệm cần phải thông báo ngay <br />
cho Ban giám hiệu nhà trường đồng thời sắp xếp thời gian gặp trực tiếp phụ <br />
huynh để trao đổi các thông tin cùng nhau tìm các giải pháp phối hợp tốt nhất <br />
đưa học sinh trở lại trường. Qua đó đã thể hiện sự quan tâm sâu sát của nhà <br />
trường, đồng thời tạo được sự tin tưởng của phụ huynh học sinh đối với nhà <br />
trường khi con em mình được học tập ở tại trường. Học sinh sẽ trở nên chuyên <br />
cần, tích cực học tập hơn nếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình có hiệu <br />
quả đáng kể.<br />
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Trong đề tài này, tôi đã đưa ra bốn biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt <br />
trở thành những học sinh ngoan, các biện pháp này tác động qua lại và hỗ trợ cho <br />
nhau để việc giáo dục học sinh đạt kết quả cao nhất.<br />
Tuy mỗi biện pháp có những đặc điểm về tính chất, nội dung cụ thể khác <br />
nhau, nhưng luôn có sự liên kết chặt chẽ với nhau, là một quá trình thống nhất <br />
không thể tách rời, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau và nội dung cùng hướng tới việc <br />
thực hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Hoài Vân Page 21<br />
Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
3.4 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Qua sự cố gắng của bản thân, trong công tác chủ nhiệm tôi luôn vận dụng <br />
linh hoạt các biện pháp trên và cũng đã thu được kết quả rất khả quan :<br />
Các em đều tham gia tốt các hoạt động của trường, của Liên đội và luôn <br />
được đánh giá cao.<br />
Không có hiện tượng học sinh phải đưa ra hội đồng kỷ luật nhà trường.<br />
Quan hệ thầy trò, bạn bè ngày càng được thắt chặt.<br />
Uy tín nhà giáo được nâng cao, tạo được niềm tin trong phụ huynh học <br />
sinh.<br />
Trong năm học 2016 – 2017, qua áp dụng các biện pháp giáo dục trên, cuối <br />
học kỳ I lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt:<br />
Tôi đã thấy được những nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt của các em.Thành <br />
tích môn Toán và Tiếng Việt của hai em Nguyễn Minh Quý và Huỳnh Huy Hiếu <br />
đã đạt được mức hoàn thành, các em dần dần lấy lại được kiến thức cơ bản của <br />
chương trình học.<br />
Về mặt năng lực và phẩm chất của các em đã có những chuyển biến theo <br />
hướng tích cực và tôi đã thống kê được như sau:<br />
Năng lực và Phẩm Biểu hiện của học sinh<br />
chất Nguyễn Minh Quý Huỳnh Huy Hiếu<br />
Tự phục vụ, tự Chuẩn bị đầy đủ sách vở, Biết bảo vệ và giữ gìn <br />
quản đồ dùng học tập khi đến sách vở.<br />
lớp. <br />
Hợp tác Đã tham gia hoạt động Đã tham gia trao đổi với <br />
Năng cùng các bạn, chủ động các bạn trong nhóm.<br />
lực nhờ bạn giúp đỡ khi chưa <br />
hiểu bài.<br />
Tự học, giải Biết tự học, tự thực hiện Đã biết tự học, tự làm <br />
quyết vấn đề những yêu cầu đơn giản bài tập của mình.<br />
mà giáo viên đưa ra.<br />
Chăm học, chăm Không còn tình trạng nghỉ Không còn tình trạng đi <br />
làm học và đi học muộn, siêng học mu