CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP<br />
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH <br />
THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 <br />
TRONG CHƯƠNG TRÌNH VNEN<br />
<br />
Lệ Thuỷ, tháng 5 năm 2018<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP<br />
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH <br />
THÔNG QUA DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 <br />
TRONG CHƯƠNG TRÌNH VNEN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Lê Thị Mĩ Lệ<br />
<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy<br />
Lệ Thuỷ, tháng 5 năm 2018<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn sáng kiến:<br />
“Giáo dục một người là đào luyện họ có thể đối đầu với mọi hoàn cảnh” <br />
(Danh ngôn khuyết danh). Cuộc sống càng ngày càng phát triển và đầy những <br />
khó khăn, thử thách còn trẻ em thì như một tờ giấy mỏng manh, nếu không bồi <br />
đắp cho chúng thêm cứng cáp thì sợ rằng chúng sẽ tan chảy giữa dòng đời này. <br />
Đó là điều mà mỗi một giáo viên luôn phải tự nhắc nhở mình. Bởi vậy, giáo dục <br />
kĩ năng sống cho học sinh, đặc biệt học sinh Tiểu học là rất thiết yếu.<br />
Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho học sinh phát triển <br />
học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những <br />
vốn kiến thức kĩ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến <br />
việc rèn kĩ năng sống cho học sinh, dạy học sinh cách “làm người”, để học sinh <br />
có thêm vốn kinh nghiệm thích ứng với môi trường mới, yêu cầu mới.<br />
Rèn kĩ năng sống cho học sinh giúp cho học sinh thích ứng được với môi <br />
trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống như <br />
vấn đề sức khoẻ, môi trường, tệ nạn xã hội,... để các em có thể tự tin, chủ động <br />
không bị quá phụ thuộc vào người lớn mà vẫn có thể tự bảo vệ mình, tự đem lại <br />
lợi ích chính đáng, điều kiện thuận lợi cho bản thân mình rèn luyện, học tập <br />
phấn đấu vươn lên.<br />
Trước đây, nền giáo dục của Việt Nam chỉ tập trung vào việc truyền thụ <br />
kiến thức cho học sinh. Học chỉ để làm giàu thêm vốn kiến thức cho bản thân <br />
mình. Còn lại kĩ năng sống thì tự bản thân các em phải tiếp xúc với kho kiến <br />
thức vô hạn đó là cuộc sống. Trong những năm trở lại đây, giáo dục phổ thông <br />
đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu trang bị kiến thức sang <br />
trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh. Ngoài việc giáo dục kĩ <br />
năng sống cho học sinh thông qua một số tiết học cụ thể thì việc giáo dục kĩ <br />
năng sống được tích hợp trong nhiều môn học, trong đó có môn Tiếng Việt. Giáo <br />
dục kĩ năng sống qua môn Tiếng Việt có nhiều thuận lợi vì bản thân nội dung <br />
bài học đã buộc học sinh phải vận dụng rất nhiều kĩ năng ( Tư duy sáng tạo, xúc <br />
cảm, trình bày suy nghĩ, giải quyết vấn đề,...) <br />
Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề này nhưng kĩ năng sống phụ <br />
thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh sống. Có những phương pháp thì phù hợp với <br />
học sinh ở vùng miền này, nhưng cũng có những phương pháp không áp dụng <br />
được cho vùng miền khác. Chính vì vậy, với sự trăn trở của một nhà giáo ở vùng <br />
quê bán sơn địa đã thôi thúc tôi tìm hiểu và nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống <br />
cho học sinh. Qua một năm thử nghiệm có hiệu quả, tôi mạnh dạn đưa ra sáng <br />
kiến: Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy <br />
học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN.<br />
<br />
<br />
2. Điểm mới của sáng kiến:<br />
Điểm mới của đề tài chính là đi sâu vào môn Tiếng Việt lớp 4 chứ không <br />
phải tràn lan ra ở nhiều môn học. Một điểm khác biệt nữa là sáng kiến này chỉ <br />
áp dụng cho chương trình giảng dạy theo mô hình VNEN. Vì từ trước đến nay, <br />
nhiều tài liệu cũng có đề cập đến vấn đề này nhưng nó chỉ phù hợp với chương <br />
trình giáo dục hiện hành. <br />
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến:<br />
Sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông <br />
qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN.” được áp dụng <br />
đối với học sinh lớp 4 học theo mô hình VNEN. Đặc biệt là học sinh ở vùng <br />
nông thôn.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Thực trạng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:<br />
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 4, tôi thấy kĩ năng sống của học sinh chưa <br />
cao. Chỉ một số học sinh có hành vi, thói quen, kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em <br />
có nhận xét đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách <br />
xưng hô chuẩn mực. <br />
Sau khi tiến hành khảo sát lớp 4C đầu năm học với nội dung “kĩ năng của <br />
em” tôi thu được kết quả như sau:<br />
<br />
Tổng số học Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt<br />
sinh SL % SL % SL %<br />
28 10 35.7 11 39.3 7 25.0<br />
<br />
Thực hành thảo luận nhóm<br />
<br />
Biết cách lắng nghe, hợp Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra <br />
Tổng số <br />
tác khỏi nhóm<br />
học sinh<br />
SL % SL %<br />
28 15 53.6 13 46.4<br />
<br />
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể<br />
Biết cách ứng xử hài hòa, khá Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi <br />
Tổng số phù hợp. chơi.<br />
học sinh<br />
SL % SL %<br />
28 18 64.3 10 35.7<br />
<br />
<br />
Về tổng hợp năng lực, phẩm chất đầu năm như sau:<br />
SL Mức Năng lực Phẩm chất<br />
đạt Tự phục Hợp tác Tự học, Chăm Tự tin, Trung Đoàn kết <br />
đượ vụ, tự GQVĐ học, trách thực, kỉ , yêu <br />
c quản chăm làm nhiệm luật thương<br />
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %<br />
28 Tốt 16 57,2 16 57,2 16 57,2 16 57,2 18 64,3 16 57,2 16 35,7<br />
<br />
28 Đạ t 9 32,1 9 32,1 9 32,1 9 32,1 7 25,0 9 32,1 10 57,2<br />
<br />
28 Chư 3 10,7 3 10,7 3 10,7 3 10,7 3 10,7 3 10,7 2 7,1<br />
a đạt<br />
Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng <br />
bản thân. Trong giao tiếp nhiều khi còn nói trống không, chưa lịch sự, chưa phản <br />
ứng, đối đáp nhanh. Học sinh ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi của <br />
học sinh còn hạn chế. Chính vì thế khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức còn <br />
chậm.<br />
1.1 Thuận lợi:<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp giáo dục về việc nâng cao tầm <br />
quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống. Ngoài việc giáo dục kĩ năng sống <br />
theo tài liệu riêng, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như nhà trường cũng khuyến <br />
khích giáo viên giáo dục kĩ năng sống thông qua các môn học. Chỉ đạo chuyên <br />
môn và tổ chuyên môn cũng đã có kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về giáo <br />
dục kĩ năng sống cho học sinh.<br />
Trường áp dụng dạy học theo mô hình VNEN nên đây là một trong những <br />
thuận lợi để giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong việc giáo dục kĩ <br />
năng sống. Bởi cốt lõi của mô hình VNEN đã tích hợp khá nhiều kĩ năng cho học <br />
sinh trong nhiều môn học đặc biệt là môn Tiếng Việt.<br />
Giáo viên trẻ, nhiệt tình luôn nỗ lực học hỏi để tìm kiếm, sáng tạo các <br />
biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng sống cho học sinh. Bản thân giáo viên chủ <br />
nhiệm đã được tham gia lớp tập huấn về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh <br />
tiểu học qua tài liệu Sống đẹp do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức.<br />
Một số học sinh có ý thức trong việc lĩnh hội kiến thức cũng như tích luỹ <br />
kĩ năng sống cho bản thân. Một số em có kĩ năng sống cơ bản tương đối tốt, có <br />
một số năng lực khá cao.<br />
1.2 Khó khăn:<br />
Một thực trạng hiện nay cho thấy nhiều người nhầm kĩ năng sống là dũng <br />
cảm, kiên trì,... Đây chỉ là các phẩm chất đạo đức, nó góp phần cho việc thực <br />
hiện các kĩ năng sống chứ không phải chúng là các kĩ năng sống. Chính vì thế các <br />
em học sinh đều chưa tích luỹ được cho mình các kĩ năng sống cần thiết. Chúng <br />
mới chỉ có các kĩ năng sống theo bản năng mà thôi.<br />
Thời gian một tiết học mới chỉ đủ để giáo viên tổ chức các hoạt động theo <br />
sách hướng dẫn. Để tích hợp thêm kĩ năng sống thì giáo viên phải lồng ghép vào <br />
phần liên hệ hay hoạt động khởi động, củng cố, ứng dụng.<br />
Một bộ phận không nhỏ phụ huynh khoán trắng việc nuôi dạy con cho <br />
thầy cô, thậm chí cả giáo dục về kĩ năng sống khiến một số học sinh hạn chế <br />
về các kĩ năng sống cơ bản.<br />
1.3 Nguyên nhân:<br />
Những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế xã hội đã và đang tác động mạnh <br />
mẽ đến đời sống của con người. Nếu như trong xã hội truyền thống, các giá trị <br />
xã hội được coi trọng và được các cá nhân tuân thủ một cách nghiêm túc thì nay <br />
đang dần bị mờ nhạt và thay vào đó là những giá trị mới được hình thành trên cơ <br />
sở giao thoa giữa các nền văn hoá, văn minh khác nhau. Việt Nam không nằm <br />
ngoài quy luật đó, đặc biệt là các địa phương có tốc độ công nghiệp hoá, đô thị <br />
hoá nhanh chóng.<br />
Những thay đổi nói trên còn ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục con cái <br />
của gia đình cũng có những biến đổi nhất định. Cha mẹ ít có thời gian quan tâm <br />
đến con cái hơn là một thực tế không thể phủ nhận, thay vào đó là các hoạt động <br />
kinh tế, tìm kiếm thu nhập. Cùng với đó là những tác động nhiều chiều của các <br />
nguồn thông tin khác nhau từ xã hội khiến cho giới trẻ đặc biệt là học sinh đang <br />
đứng trước nhiều thách thức khi hoà nhập xã hội. Các kĩ năng sống đã xem nhẹ <br />
trong một thời gian dài. <br />
Với đặc thù là vùng nông thôn, nông dân là chủ yếu, lao động quần quật <br />
suốt ngày ít có thời gian quan tâm đến con. Nhiều phụ huynh trẻ phải đi làm ăn <br />
xa, gửi con lại cho ông bà nên chưa quan tâm nhiều đến giáo dục kĩ năng sống <br />
cho con em mình. Do đó, học sinh thiếu sự quan tâm, ít trau dồi về kĩ năng sống <br />
từ gia đình. Thêm vào đó, ngôn ngữ còn nhiều tiếng địa phương, lời nói còn mộc <br />
mạc chưa lịch sự, chưa tự tin khi sử dụng ngôn ngữ phổ thông nên trong giao <br />
tiếp còn rụt rè, e ngại.<br />
Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình hình thành kĩ <br />
năng sống cho học sinh. <br />
2. Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua <br />
dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN:<br />
2.1 Biện pháp 1: Giáo viên nắm vững khái niệm về kĩ năng sống và các <br />
nội dung tích hợp trong môn Tiếng Việt.<br />
2.1.1 Nắm vững khái niệm về kĩ năng sống.<br />
<br />
Trước hết để giáo dục kĩ năng sống thì bản thân chúng ta phải hiểu rõ kĩ <br />
năng sống là gì? <br />
<br />
Tổ chức Y tế Thế giới WHO định nghĩa kỹ năng sống là "khả năng thích <br />
nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu <br />
cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày". Trong giáo dục tiểu học và giáo <br />
dục trung học, kĩ năng sống có thể là một tập hợp những khả năng được rèn <br />
luyện và đáp ứng các nhu cầu cụ thể của cuộc sống hiện đại hóa; ví dụ cuộc <br />
sống bao gồm quản lý tài chính (cá nhân), chuẩn bị thức ăn, vệ sinh, cách diễn <br />
đạt, và kĩ năng tổ chức. <br />
Kĩ năng sống thực sự bao gồm:<br />
Kĩ năng thoát hiểm: Trong tai nạn hay tình huống nguy hiểm xảy ra, nếu <br />
giỏi văn, giỏi toán mà không biết cách thoát hiểm thì cái giỏi kia trở nên công <br />
cốc. Lúc bấy giờ, việc cần làm là phải biết cách thoát ra khỏi nơi nguy hiểm <br />
một cách an toàn và hiệu quả. Những kĩ năng này bao gồm: thoát khỏi hỏa hoạn, <br />
ngập lụt, động đất, tai nạn thương tích, xâm hại hay bắt cóc. Đặc biệt thời gian <br />
gần đây, tình trạng băt cóc và xâm hại trẻ em đang là vấn đề nhức nhối. Vì vậy <br />
kĩ năng để thoát khỏi những tình huống này là hết sức cần thiết. Đây là những kĩ <br />
năng vô cùng quan trọng mà khi đối mặt với hiểm nguy ta mới thấy việc hiểu <br />
biết về nó thật sự là tài sản quý giá nhất trong kho tàng hiểu biết của mỗi cá <br />
nhân.<br />
Kĩ năng ứng phó, ứng biến: Nhiều tình huống không phải là nguy hiểm <br />
nhưng tiềm tàng mối hiểm nguy, nếu biết cách ứng xử phù hợp thì thiệt hại sẽ <br />
là nhỏ nhất. <br />
Kĩ năng sử dụng các vật dụng (mọi vật dụng và đặc biệt là vật dụng <br />
nguy hiểm): Những vật dụng này có khả năng gây sát thương nhưng lại không <br />
thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta như: Dao, kéo, kim, búa, đinh, điện... Sử <br />
dụng những vật dụng này một cách an toàn là đích mà ai cũng muốn học. <br />
Kĩ năng khám phá cuộc sống một cách an toàn và hiệu quả: Một cháu bé <br />
xem máy tính rất "cao thủ", thông tin gì cũng biết nhưng không biết các nguyên <br />
tắc nghiên cứu an toàn. Dĩ nhiên, nguy cơ tai nạn sẽ là rất cao. Nếu vậy thì làm <br />
sao bé tìm hiểu được khoa học. Biết cách tìm hiểu và khám phá một cách an <br />
toàn, hiệu quả là việc phải học ngay. Chỉ có tự khám phá mới nâng cao liên tục <br />
những hiểu biết trong trí não trẻ.<br />
Kĩ năng quản lý thời gian, tiền bạc: Trong cuộc sống, kiếm tiền thật sự <br />
rất khó khăn. Vì thế, tiêu pha tiền bạc làm sao cho hiệu quả mà vẫn tiết kiệm là <br />
bài toán mà ngay cả người lớn cũng gặp khó. Nếu được học cách tính toán để <br />
chi tiêu hợp lý, chắc chắn sẽ giúp trẻ rất nhiều trong cuộc sống hiện tại và <br />
tương lai.<br />
Nhiều bạn trẻ bây giờ gặp khó khăn khi thời gian trôi qua hoang phí vì <br />
hiệu suất học hành và lao động không cao. Để sắp xếp cuộc sống ổn thỏa chắc <br />
chắn trẻ cần những kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả. <br />
Kĩ năng xác định phương hướng, đường đi: Trong cuộc đời mỗi con <br />
người, chúng ta di chuyển trên đường với các phương tiện giao thông chiếm rất <br />
nhiều thời gian. Xác định phương hướng chính xác, nhanh chóng tìm được <br />
đường đi là một kĩ năng hiệu quả vừa để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, vừa <br />
giúp chúng ta hình dung công việc dễ dàng hơn.<br />
Kĩ năng thể hiện và thuyết phục người khác: Đây là kĩ năng giao tiếp, trình <br />
bày một vấn đề nào đó. Kĩ năng này thực ra rất dễ thực hiện nếu như ta đã có <br />
toàn bộ những kĩ năng ở trên. Bởi khi trong đầu chúng ta là một biển kiến thức <br />
và kinh nghiệm sống, việc tham gia vào một cuộc đàm đạo sẽ không khiến ta <br />
quá lo âu và lúng túng. Vì vậy, giờ chỉ có học cách nói năng cho lưu loát và tự tin <br />
là xong.<br />
Hy sinh bản thân vì tập thể: Đôi khi trong cuộc sống, hy sinh cái tôi của <br />
chính mình sẽ đem lại lợi ích to lớn cho tập thể và cộng đồng. Nếu trẻ nhỏ hiểu <br />
được điều này, không những trẻ đóng góp được nhiều công sức cho đất nước <br />
mà còn giúp xác định được lý tưởng sống và xây dựng khát vọng sống.<br />
<br />
<br />
2.1.2. Nắm các nội dung tích hợp trong môn Tiếng Việt <br />
Giáo viên cần có kế hoạch về toàn bộ nội dung giáo dục kĩ năng sống tích <br />
luỹ trong chương trình môn Tiếng Việt. <br />
Cụ thể như sau:<br />
BÀI NỘI DUNG BÀI CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐẠT<br />
1A Thương người như thể thương Thể hiện thông cảm<br />
thân Xác định giá trị<br />
Thương người, người thương Tự nhận thức về bản thân<br />
1B<br />
1C Làm người nhân ái <br />
2A Bênh vực kẻ yếu ( Tiết 1,2) Thể hiện thông cảm<br />
2B Cha ông nhân hậu tuyệt vời Xác định giá trị<br />
Tự nhận thức về bản thân<br />
( Tiết 1,2)<br />
2C Đáng yêu hay đáng ghét ( Tiết Tìm kiếm và xử lí thông tin<br />
1) Tư duy sáng tạo<br />
Tả ngoại hình của nhân vật <br />
trong bài văn kể chuyện<br />
3A Thông cảm và chia sẻ ( Tiết 1) Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao <br />
3B Cho và nhận ( Tiết 1,3) tiếp<br />
Thể hiện sự cảm thông<br />
3C Nhân hậu Đoàn kết ( Tiết 1,2) Xác định giá trị<br />
Tư duy sáng tạo<br />
Tìm kiếm và xử lí thông tin<br />
4A Làm người chính trực ( Tiết 1) Xác định giá trị<br />
4B Con người Việt Nam( Tiết Tự nhận thức về bản thân<br />
1,2,3) Tư duy phê phán<br />
<br />
5A Làm người trung thực, dũng Xác định giá trị<br />
cảm ( Tiết 1) Tự nhận thức về bản thân<br />
Tư duy phê phán<br />
5B Đừng vội tin những lời ngọt Biết ứng phó trước những lời dụ dỗ <br />
ngào ( Tiết 1) của kẻ xấu.<br />
6A Dũng cảm nhận lỗi ( Tiết 1) Ứng xử lịch sự trong giao tiếp<br />
Thể hiện sự cảm thông<br />
Xác định giá trị<br />
6B Không nên nói dối ( Tiết 1) Ứng xử lịch sự trong giao tiếp<br />
Thể hiện sự cảm thông<br />
Xác định giá trị<br />
Lắng nghe tích cực<br />
7A Ước mơ của anh chiến sĩ( Tiết Xác định giá trị<br />
1) Đảm nhận trách nhiệm (xác định <br />
nhiệm vụ của bản thân)<br />
7C Bạn mơ ước điều gì ( Tiết 1) Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán<br />
Thể hiện sự tự tin<br />
Hợp tác<br />
9A Những điều em mơ ước ( Tiết Lắng nghe tích cực<br />
1) Giao tiếp<br />
Thương lượng<br />
9B Hãy biết ước mơ ( Tiết 2) Thể hiện sự tự tin<br />
Lắng nghe tích cực<br />
Đặt mục tiêu<br />
Kiên định<br />
9C Nói lên mong muốn của mình Thể hiện sự tự tin<br />
( Tiết 2) Lắng nghe tích cực<br />
Thương lượng<br />
Đặt mục tiêu, kiên định<br />
11A Có chí thì nên ( Tiết 1) Xác định gía trị <br />
Tự nhận thức về bản thân<br />
Lắng nghe tích cực<br />
11B Bền gan vững chí ( Tiết 1, 2) Thể hiện sự tự tin<br />
Lắng nghe tích cực<br />
Giao tiếp<br />
Thể hiện sự cảm thông<br />
12A Những con người giàu nghị lực Xác định gía trị <br />
12B Khổ luyện thành tài ( Tiết 1) Tự nhận thức về bản thân<br />
Đặt mục tiêu<br />
13B Kiên trì và nhẫn nại Xác định gía trị <br />
Tự nhận thức về bản thân<br />
Đặt mục tiêu<br />
13C Mỗi câu chuyện nói với chúng Thể hiện sự tự tin<br />
ta điều gì? Tư duy sáng tạo<br />
Lắng nghe tích cực<br />
14A Món quà tuổi thơ ( Tiết 1) Xác định gía trị <br />
14B Đồ chơi của ai ( Tiết 1) Tự nhận thức về bản thân<br />
Thể hiện sự tự tin<br />
14C Đồ vật quanh em ( Tiết 1) Thể hiện thái độ lịch sự trong giao <br />
15C Quan sát đồ vật ( Tiết 1) tiếp<br />
Lắng nghe tích cực<br />
16B Trò chơi, lễ hội ở quê hương Tìm kiếm và xử lí thông tin<br />
( Tiết 2) Thể hiện sự tự tin<br />
Giao tiếp<br />
19A Sức mạnh của con người( Tiết Tự nhận thức, xác định giá trị bản <br />
20A 1) thân<br />
Chuyện về những người tài Hợp tác<br />
giỏi Đảm nhận trách nhiệm<br />
<br />
20C Giới thiệu quê hương ( Tiết 2) Thu thập, xử lí thông tin( về địa <br />
phương cần giới thiêu)<br />
Thể hiện sự tự tin<br />
Lắng nghe tích cực, cảm nhận, chia <br />
sẻ, bình luận ( về bài giới thiệu)<br />
21A Những công dân ưu tú ( Tiết 1) Tự nhận thức, xác định giá trị bản <br />
thân<br />
Tư duy sáng tạo<br />
21B Đất nước đổi thay ( Tiết 2) Giao tiếp<br />
Thể hiện sự tự tin<br />
Ra quyết định<br />
Tư duy sáng tạo<br />
23B Những trái tim yêu thương Giao tiếp<br />
( Tiết 1) Đảm nhận trách nhiệmphù hợp với <br />
lứa tuổi<br />
Lắng nghe tích cực<br />
24A Sức sáng tạo kì diệu ( Tiết 1) Tự nhận thức, xác định giá trị bản <br />
thân<br />
Tư duy sáng tạo<br />
Đảm nhận trách nhiệm<br />
24B Vẻ đẹp của lao động ( Tiết 3) Giao tiếp<br />
Thể hiện sự tự tin<br />
Ra quyết định<br />
Tư duy sáng tạo<br />
25A Bảo vệ lẽ phải ( Tiết 1) Tự nhận thức: xác định giá trị bản <br />
thân<br />
Ra quyết định<br />
Ứng phó, thương lượng<br />
Tư duy sáng tạo: bình luận, phân tích<br />
26A Dũng cảm chống thiên tai Giao tiếp: thể hiến sự cảm thông<br />
( Tiết 1) Ra quyết định. ứng phó<br />
Đảm nhận trách nhiệm<br />
26B Thiếu nhi dũng cảm ( Tiết 1) Tự nhận thức: xác định giá trị bản <br />
thân<br />
Đảm nhận trách nhiệm<br />
Ra quyết định<br />
29A Quà tặng của thiên nhiên( Tiết Giao tiếp lịch sự<br />
2)<br />
Phản ứng nhanh khi nêu yêu cầu <br />
mong muốn<br />
29B Có nơi nào sáng hơn đất nước Ra quyết định. ứng phó<br />
em ( Tiết 2) Đảm nhận trách nhiệm<br />
30A Vòng quanh trái đất ( Tiết 1) Tự nhận thức, xác định giá trị bản <br />
thân<br />
Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng<br />
32B Khát vọng sống ( Tiết 3) Tự nhận thức, xác định giá trị bản <br />
thân<br />
Tư duy sáng tạo: bình luận nhận xét<br />
Làm chủ bản thân: đảm nhận trách <br />
nhiệm<br />
34A Tiếng cười là liều thuốc bổ Kiểm soát<br />
( Tiết 1) Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn<br />
Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.2 Biện pháp 2: Gần gũi và tạo mối thân thiện với học sinh<br />
Đầu tiên, sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và <br />
giáo viên chủ nhiệm, bản thân sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới <br />
thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở <br />
thích, ước mơ tương lai cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt <br />
động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện <br />
“Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là <br />
những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để <br />
phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự <br />
tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.<br />
Tiếp theo trong tuần đầu, bản thân cho học sinh tự do lựa chọn vị trí ngồi <br />
của mình để qua đó phần nào nắm được đặc điểm tính cách của các em: mạnh <br />
dạn hay nhút nhát, thụ động hay tích cực, thích thể hiện hay không thích...Và <br />
tiếp tục qua những tuần học sau, bản thân chú ý quan sát những biểu hiện về <br />
thái độ học tập, những cử chỉ, hành vi tại vị trí ngồi mà các em chọn để bắt đầu <br />
có điều chỉnh phù hợp.<br />
Để tạo mối gần gũi với học sinh, trước khi vào bài học giáo viên có thể tổ <br />
chức một trò chơi nhỏ hoặc cùng học sinh vận động theo một bài hát để các em <br />
cảm thấy được thoải mái và xoá bỏ khoảng cách với giáo viên. Từ đó, các em <br />
mạnh dạn thể hiện những kĩ năng của mình hơn.<br />
Ví dụ, khi dạy bài Bài 20C: Giới thiệu về quê hương ( Tiết 2), tôi cho học <br />
sinh cùng mình hát và vận động theo nhạc bài hát : Quê hương tươi đẹp. Sau đó, <br />
đặt một số câu hỏi về nơi ở của các em. Để hoà đồng với học sinh, tôi cũng tự <br />
nêu một vài nét về nơi mình ở cho các em nghe. Cuối cùng thì đi vào các nội <br />
dung của bài học.<br />
2.3 Biện pháp 3: Chọn những kĩ năng cần thiết phù hợp địa phương: <br />
Chọn những kĩ năng phù hợp, gần gũi với học sinh để các em có khả năng <br />
trực tiếp thực hành kĩ năng sau khi tiếp cận. Như thực hành kĩ năng: Giao tiếp, <br />
ứng xử lịch sự, xưng hô đúng mực trong giao tiếp với bạn, không nghe lời kẻ <br />
xấu,...<br />
Ví dụ, khi dạy bài 26A Dũng cảm chống thiên tai ( Tiết 1), sau khi cho học <br />
sinh thực hiện xong các nội dung của bài, tôi đặt cho học sinh một tình huống <br />
phù hợp với địa phương nơi em ở để các em giải quyết. Vì nội dung trong bài <br />
đọc nói về miền biển nên tình huống mà các em gặp phải sẽ khó xảy ra để các <br />
em đưa ra những cách giải quyết phù hợp. Bởi ở đây là vùng trung du, các hiện <br />
tượng thiên tai xảy ra thường là lũ quét, bão, lốc,... chứ không có hiện tượng <br />
nước biển dâng làm vỡ đê. Do đó, tôi đã đưa ra tình huống: Nếu trên đường đi <br />
học về, gặp gió lốc, các em sẽ làm gì để tránh bị tai nạn do lốc tố gây ra? Học <br />
sinh đã có rất nhiều biện pháp tốt để tránh tai nạn vì các em đã được chứng kiến <br />
thiên tai này ở địa phương các em rồi.<br />
<br />
Để thực hiện được biện pháp này, giáo viên cần chuẩn bị một giáo án <br />
lồng ghép các tình huống có kỹ năng cần thiết và phù hợp với học sinh mình <br />
( trong đó có nêu ra cụ thể các kĩ năng học sinh cần đạt sau khi học bài này; các <br />
kĩ thuật dạy học sử dụng trong bài dạy; các phương tiện cần thiết phục vụ cho <br />
tiết dạy…)<br />
<br />
2.4 Biện pháp 4: Tổ chức cho học sinh thực hành kĩ năng sống vừa được <br />
học<br />
<br />
Tuỳ theo bài, giáo viên tổ chức cho các em hoạt động tại lớp với tình <br />
huống tương tự bài học để học sinh tự tìm ra hướng giải quyết vấn đề, sau đó <br />
học sinh tự nêu các kĩ năng mà em đã ứng dụng để giải quyết vấn đề đó.<br />
<br />
Ví dụ: Trong bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào (tiết 1) Khi dạy <br />
đọc bài Gà Trống và Cáo, tôi cho học sinh đọc phân vai để các em cảm nhận <br />
được đúng trạng thái nhân vật và biết cách ứng xử nhanh nhẹn của Gà Trống mà <br />
học tập. Đồng thời liên hệ với học sinh phải cảnh giác với những lời dụ dỗ của <br />
người lạ để tránh bị lừa gạt.<br />
Ở bài 3B: Tiết 1: Đọc hiểu bài Người ăn xin. Sau khi tìm hiểu xong nội <br />
dung bài, tôi cho học sinh đóng vai thể hiện lại nội dung bài. Việc làm này vừa <br />
giúp học sinh nắm được nội dung bài, vừa cho các em thực hành ứng xử khi gặp <br />
những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, tôi còn cho học sinh một tình <br />
huống tương tự bài học: Nếu em cùng mẹ đi chợ và gặp một người ăn xin ngồi <br />
ở cổng ngả nón ra xin. Em sẽ làm gì? Sau đó yêu cầu học sinh tự thảo luận và <br />
đóng vai để ứng xử tình huống đó. Nhiều nhóm có nhiều cách ứng xử khác nhau, <br />
nhưng nhìn chung các em đều đã có chung cách giải quyết là giúp đỡ chứ không <br />
bỏ qua họ. Điều đó cho thấy các em đã tiếp thu được ý nghĩa bài học một cách <br />
tích cực. Đó là biết thông cảm, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn.<br />
<br />
2.5 Biện pháp 5: Tổ chức hoạt động với nhiều phương pháp tạo sự <br />
hứng thú cho học sinh như: đóng vai, trò chơi,…<br />
<br />
Một khi nội dung học được kết hợp vào trò chơi, đóng vai thường gây <br />
được sự thích thú với học sinh. Các em được thể hiện bản thân mình một cách rõ <br />
rệt. Từ đó, sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp học sinh phát huy tối đa <br />
các kĩ năng mình có.<br />
Ví dụ: Khi dạy các bài có nội dung như: “Luyện tập trao đổi ý kiến với <br />
người thân”, “Luyện tập giới thiệu địa phương, … bản thân tổ chức cho các em, <br />
đóng vai, chơi trò chơi. Sau vài lời khuyến khích đầu tiên, bản thân tổ chức cho <br />
các em đứng thành vòng tròn đóng vai, giới thiệu, bày tỏ ý kiến,… Lúc đầu các <br />
em rất ái ngại không tự tin khi đóng vai, bày tỏ ý kiến trước lớp nhưng bản thân <br />
đã kịp thời nhắc nhở các em những điều cần chú ý trong khi giao tiếp, cộng <br />
thêm một môi trường hòa đồng thân thiện các em thực hiện rất tốt, không còn <br />
những cái nhìn ái ngại. Thay vào đó là những cánh tay tự tin cùng những câu nói <br />
rõ ràng, chắc gọn, mạnh dạn hơn.<br />
Trong bài 29Atiết 2: Quà tặng của thiên nhiên ( Tiết 2) với nội dung “Giữ <br />
phép lịch sự khi bày tỏ yêu cầu, đề nghị”: tôi đã cho học sinh chuẩn bị những <br />
hộp thư: Yêu cầu, đề nghị và tổng kết lại vào cuối tiết. Em nào nêu được nhiều <br />
câu yêu cầu, đề nghị lịch sự nhất sẽ được tuyên dương. Không những vậy bản <br />
thân tổ chức cho các em trao đổi : “Theo em, như thể nào là lịch sự khi yêu cầu, <br />
đề nghị?” “Em đã lịch sự khi yêu cầu đề nghị chưa?”... qua đó các em sẽ bộc lộ <br />
những suy nghĩ của mình.<br />
Hay như bài 20C: Giới thiệu về quê hương ( Tiết 2) với nội dung giới <br />
thiệu về xóm làng, phố phường của em, tôi đã tổ chức cho các em một cuộc thi <br />
có tên: “Hướng dẫn viên nhí”. Các em đã cùng thảo luận viết ra những nội dung <br />
chính cần giới thiệu và cử đại diện lên trình bày. Nhiều nhóm đã chuẩn bị rất tốt <br />
với hình ảnh và các sản phẩm sống động. Cuối cùng thì bình chọn ra Hướng dẫn <br />
viên nhí xuất sắc nhất và khen thưởng.<br />
Trong bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào (tiết 1) Khi dạy đọc bài <br />
Gà Trống và Cáo, giáo viên cho học sinh đọc phân vai để các em cảm nhận <br />
được đúng trạng thái nhân vật và biết cách ứng xử nhanh nhẹn của Gà Trống mà <br />
học tập. Đồng thời liên hệ với học sinh phải cảnh giác với những lời dụ dỗ của <br />
người lạ để tránh bị lừa gạt.<br />
Một số tiết, thời gian không đủ để tổ chức thực hành được thì giáo viên <br />
hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu các tình huống tương tự mà các em đã gặp ở <br />
cuộc sống thường ngày, ghi chép lại và nêu cách giải quyết của bản thân để <br />
hôm sau trình bày trong nhóm cho các bạn nghe và bổ sung chọn cách giải quyết <br />
tốt nhất.<br />
2.6 Biện pháp 6: Động viên khen thưởng.<br />
Khen thưởng là để động viên, khích lệ sự tiến bộ của học sinh, để các em <br />
tự tin, hứng thú hơn trong học tập và rèn luyện, không phải để so sánh, xếp <br />
hạng giữa học sinh. Đặc biệt không nên khen thưởng học sinh với những món <br />
quà có giá trị về vật chất cao để tránh việc học sinh nghĩ rằng việc đạt được <br />
thành tích cao là để có được vật chất chứ không hiểu được là nó giúp ích cho <br />
chính cuộc sống của bản thân các em.<br />
Để động viên, khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn luyện các kĩ <br />
năng sông. Tôi theo dõi h<br />
́ ằng ngày các em có biểu hiện tốt ghi vào sổ, trong tiết <br />
sinh hoạt cuối tuần cho các em bình chọn những bạn thực hiện tốt sẽ được một <br />
̣ ́ ̃ ̉ ̀ ̣ ̣ ̀ ́ ̉<br />
bông hoa thât y nghia đê danh tăng me va cô giao cua minh. Ho<br />
̀ ặc một số món quà <br />
nhỏ như: Cây bút, chiếc khăn quàng, .... Kèm theo lời khen thiết thực để khích lệ <br />
các em. Vì thế các em không ngừng thi đua cố gắng thực hiện tốt để được nhận <br />
những món quà nhỏ mà cô giáo thưởng. Đây là một hình thức động viên về tinh <br />
thần rất giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn hơn, có đạo đức tốt hơn, <br />
mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.<br />
<br />
Ngoài khen thưởng cụ thể, giáo viên cần sử dụng lời khen kịp thời và phù <br />
hợp. Ví dụ sau khi đưa ra một biện pháp giải quyết tình huống tốt, giáo viên cần <br />
khích lệ ngay học sinh bằng một lời khen hay một tràng pháo tay của các bạn. <br />
Các em sẽ cảm thấy vui mừng và hứng thú hơn để lần sau sẽ không ngại đưa ra <br />
ý kiến để được cô và bạn khen ngợi. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng <br />
lời khen để tránh làm mất giá trị của lời khen dành cho học sinh đôi khi sự tâng <br />
bốc cũng khiến trẻ cứ nghĩ mình đã làm tốt rồi nên ý chí nỗ lực cũng sẽ vì thế <br />
mà thui chột.<br />
<br />
Kết quả: <br />
<br />
Qua khảo sát lần 2 ở lớp 4C ( cuối năm) với chủ đề “ Kĩ năng của em”; <br />
kết quả so với đầu năm thì các em tiến bộ rất nhiều. Cụ thể như sau:<br />
<br />
Tổng số học Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt<br />
sinh SL % SL % SL %<br />
28 22 78,6 6 21,4 0 0<br />
Thực hành thảo luận nhóm<br />
Tổng số Chưa biết cách lắng nghe, hay tách <br />
Biết cách lắng nghe, hợp tác<br />
học sinh ra khỏi nhóm<br />
SL % SL %<br />
28 28 100 0 0<br />
<br />
Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể<br />
Tổng số Biết cách ứng xử hài hòa, khá Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi <br />
học sinh phù hợp. chơi.<br />
SL % SL %<br />
28 28 100 0 0<br />
<br />
Về tổng hợp năng lực, phẩm chất và kiến thức cuối năm như sau:<br />
Năng lực Phẩm chất<br />
SL Mức Tự phục Hợp tác Tự học, Chăm Tự tin, Trung Đoàn <br />
đạt vụ, tự GQVĐ học, trách thực, kỉ kết , yêu <br />
đượ quản chăm nhiệm luật thương<br />
c làm<br />
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %<br />
28 Tốt 27 96,4 27 96,4 25 89,3 25 89,3 25 89,3 26 92,9 27 96,4<br />
Đạ t 1 3,6 1 3,6 3 10,7 3 10,7 3 10,7 2 7,1 1 3,6<br />
Chưa 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0<br />
đạt<br />
<br />
Tổn Hoàn thành chương Khen thưởng<br />
g số trình lớp học Khen cuối năm Khen đột xuất<br />
Cấp Tỉnh Cấp trường<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
28 28 100 20 71,4 1 3,6 8 28,6<br />
<br />
<br />
Qua việc thực hiện các biện pháp trên, bản thân nhận thấy các em có tiến <br />
bộ rõ rệt. Đa số các em đều có ý thức tốt trong việc rèn luyện các kĩ năng, được <br />
thể hiện rõ qua: Việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, trong nhiều nghi thức lời nói, <br />
các em biết nói lời hay, ý đẹp với người xung quanh. Những lời chào, cảm ơn <br />
hay xin lỗi, những yêu cầu, đề nghị lịch sự,... đã trở thành thói quen được các em <br />
sử dụng hằng ngày. Các em rất hăng hái phát biểu trong tiết học và luôn được <br />
khen thưởng trong tuần. Phụ huynh học sinh rất vui mừng phấn kh ởi v ới k ết <br />
quả này của lớp.<br />
<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN<br />
1. Ý nghĩa của sáng kiến:<br />
Như vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, bản thân luôn cố gắng rèn cho <br />
học sinh những kĩ năng cơ bản có hiệu quả, thể hiện rõ nét ở sự tiến bộ của học <br />
sinh trong nhận thức, trong cư xử, đối xử tốt với bạn bè, người lớn và linh hoạt <br />
xử lí trong mọi trường hợp.<br />
Một trong những yêu cầu quan trọng để thực hiện việc lồng ghép giáo dục <br />
kĩ năng sống vào bài học trên lớp là giáo viên phải tìm ra được mối liên hệ giữa <br />
các kĩ thuật dạy học với nội dung rèn luyện kĩ năng sống. Chẳng hạn, với học <br />
sinh tiểu học, để hình thành nhóm kĩ năng nhận thức bao gồm: nhận thức bản <br />
thân, xây dựng kế hoạch, xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, khắc <br />
phục khó khăn để đạt mục tiêu, tư duy tích cực và tư duy sáng tạo ….Giáo viên <br />
cần sáng tạo rất nhiều tình huống trong bài học để học sinh qua đó tự hình thành <br />
các kĩ năng này.<br />
Để đạt được hiệu quả cao nhất, giáo viên cần phải nắm được các <br />
phương pháp đặc trưng việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, <br />
biết lựa chọn phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, kết hợp hình thức dạy <br />
học hợp lí nhằm phát huy tính chủ động của học sinh sẽ giúp các em phát huy <br />
cao độ trí tuệ, cảm xúc, năng động, sáng tạo trong học tập và giao tiếp. Đặc <br />
biệt, đòi hỏi ở giáo viên một tinh thần trách nhiệm và khả năng sáng tạo rất cao.<br />
"Không thể trồng cây ở những nơi thiếu ánh sáng, cũng không thể nuôi <br />
dạy trẻ với chút ít nhiệt tình ." ( Can Jung )<br />
Vì vậy, giáo dục kĩ năng sống chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy có <br />
tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. <br />
2. Những kiến nghị, đề xuất.<br />
Là giáo viên, bản thân hiểu rõ tầm quan trọng trong công tác trồng người. <br />
Vì thế, bản thân luôn cố gắng trau dồi sách vở, học hỏi từ đồng nghiệp cũng <br />
như đúc kết kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, nâng cao đạo đức và chuyên <br />
môn. Bản thân đã luôn tôn trọng và kiên nhẫn, nhất là tạo cơ hội cho các em <br />
được nói, được diễn đạt, bày tỏ thoải mái ở mọi nơi mọi lúc để các em có cơ <br />
hội phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, giáo dục kĩ năng sống không phải <br />
chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà phải kết hợp cả gia đình và xã hội. <br />
Vì vậy, tôi xin đưa ra một số đề xuất sau:<br />
Về phía nhà trường: Hiện nay đã có giáo trình dạy Kĩ năng sống cho học <br />
sinh, nhưng thiết nghĩ như vậy vẫn chưa đủ. Ban giám hiệu nhà trường cũng <br />
như chỉ đạo chuyên môn cần tổ chức thêm các buổi tập huấn về giáo dục kĩ <br />
năng sống cho học sinh. <br />
Về phía phụ huynh: Trước hết là cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc rèn <br />
luyện kĩ năng sống cho con em, tạo một chỗ dựa vững chắc để trẻ chia sẻ, bày <br />
tỏ, luôn phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục và rèn luyện cho các <br />
em, theo dõi mọi biểu hiện của trẻ để có sự giáo dục cho phù hợp.<br />
Trên đây là những suy nghĩ của bản thân về việc nghiên cứu một số biện <br />
pháp giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học môn <br />
Tiếng Việt trong chương trình VNEN.<br />
̉<br />
Ban thân đã cố gắng áp dụng những kinh nghiệm, sáng tạo thêm những <br />
phương pháp mới nhằm nâng cao nhiều kĩ năng sống tốt cho học sinh từ môi <br />
trường giáo dục ở nhà trường, giáo dục và xây dựng cho các em có năng lực tốt, <br />
lối sống lành mạnh để các em có thể tự lập, tự tin hơn trong cuộc sống, đem lại <br />
niềm vui, hạnh phúc cho các em, gia đình và xã hội. Rât mong đ ́ ược nhân s<br />
̣ ự giuṕ <br />
đỡ, gop y bô sung cua Ban giam hiêu nha tr<br />
́ ́ ̉ ̉ ́ ̣ ̀ ương, cac câp quan ly giao duc va các<br />
̀ ́ ́ ̉ ́ ́ ̣ ̀ <br />
bạn đông nghiêp đê ban sang kiên cua b<br />
̀ ̣ ̉ ̉ ́ ́ ̉ ản thân co đ ́ ược những kinh nghiêm bô<br />
̣ ̉ <br />
́ ̉ ́ ̣<br />
ich co thê ap dung cho cac năm hoc sau.<br />
́ ́ ̣<br />
Xin chân thành cảm ơn !<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />