Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM <br />
SÓC GIÁO DỤC TRẺ QUA MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC<br />
I. Phần mở đầu:<br />
I.1. Lý do chọn đề tài<br />
Văn học có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn <br />
diện nhân cách con người ngay từ thuở ấu thơ, là hành trang cho mỗi người <br />
trên suốt đường đời, bởi lẽ những gì đã lưu giữ được trong thời niên thiếu <br />
thường rất khó phai mờ. Văn học không chỉ góp phần bồi dưỡng tâm hồn, <br />
nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở <br />
rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái. <br />
Văn học có chức năng xã hội, thẩm mĩ to lớn, cho nên tác phẩm văn <br />
học được đưa vào chương trình giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường phổ <br />
thông. Làm quen văn học được coi là một môn học trong chương trình chăm <br />
sóc giáo dục trẻ em.<br />
Tổ chức cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một nhiệm vụ <br />
quan trọng ở trường mầm non, đó là sự dẫn dắt mở cửa cho trẻ ngay từ <br />
những bước chập chững đầu tiên giúp trẻ củng cố những biểu tượng về cuộc <br />
sống xã hội xung quanh, từng bước cung cấp khái niệm mới mở rộng kinh <br />
nghiệm sống cho trẻ, giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mĩ, <br />
năng lực cảm thụ văn học những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ thuật. <br />
Tổ chức cho trẻ hoạt động nghệ thuật, cảm thụ tác phẩm văn học, tái tạo và <br />
một phần sáng tạo tác phẩm văn học. giúp trẻ rèn luyện khả năng thực hành, <br />
trải nghiệm nghệ thuật. Và góp phần phát triển toàn diện ở trẻ về cảm xúc, <br />
tình cảm, đạo đức, ý chí…nhất là phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc.<br />
Trong các hoạt động giáo dục ở trường Mầm non. Hoạt động vui chơi <br />
là một trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập được thể <br />
hiện qua các giờ hoạt động chung đó là hoạt động cung cấp chủ yếu hệ <br />
thống kiến thức, tình cảm xã hội, đạo đức lối sống… cần trang bị cho trẻ. <br />
Vậy tổ chức trên tiết học như thế nào để trẻ lĩnh hội các kiến thức và kỹ <br />
năng sống một cách đơn giản nhất nhưng hiệu quả nhất.<br />
Muốn làm tốt việc này trước hết đòi hỏi người giáo viên phải có tâm <br />
huyết với nghề, say sưa suy nghĩ tìm tòi, chu đáo tỉ mỷ, sáng tạo hướng dẫn <br />
trẻ tham gia vào các hoạt động một cách có khoa học để bước đầu nắm bắt <br />
và hình thành những kỹ năng sống, phát triển trí tưởng tượng phong phú, từ <br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 1<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
đó trẻ có thể thể hiện được cảm xúc, tình cảm của mình vì mọi hoạt động tư <br />
duy của trẻ được chi phối bởi tình cảm. Ngoài ra đối với môn học này người <br />
giáo viên phải bằng mọi cách phát triển các hình thức hoạt động của trẻ, cần <br />
tổ chức cho trẻ tự hoạt động trên mọi lĩnh vực, cần đầu tư thời gian, công <br />
sức và đặc biệt là cần có một giọng đọc, giọng kể truyền cảm thể hiện được <br />
tính cách của nhân vật, có như vậy trẻ mới chú ý và tích cực tham gia vào <br />
hoạt động hơn<br />
Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ thường gắn liền với yếu tố <br />
chủ quan, đầy màu sắc xúc cảm, sự kiểm chế các phản ứng của bản thân trẻ <br />
chưa cao, kinh nghiệm của trẻ còn hạn chế, đặc biệt trẻ rất giàu tưởng <br />
tượng và thường dùng tưởng tượng để nhận thức. <br />
Đối với ngôn ngữ phát triển rất nhanh về số lượng cũng như chất <br />
lượng. hầu hết các loại từ đã xuất hiện trong vốn từ của trẻ. Trẻ em tuổi <br />
mẫu giáo đã sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày. Tuổi <br />
mẫu giáo là thời kỳ bộc lộ nhạy cảm cao nhất đối với các hiện tượng ngôn <br />
ngữ khiến cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ đạt tốc độ khá nhanh. Trẻ mẫu <br />
giáo lớn biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hay <br />
nội dung câu chuyện mà trẻ tự kể.<br />
Giáo viên đã nắm được phương pháp, biện pháp dạy trẻ làm quen với <br />
các tác phẩm văn học nhưng giáo viên chưa tận dụng được hiệu quả của các <br />
thủ thuật đọc, kể diễn cảm. các câu hỏi đàm thoại còn dài dòng, trùng lặp, <br />
không xoáy vào chủ đề tư tưởng của tác phẩm, chưa phân tích và cảm thụ <br />
đúng tác phẩm văn học, tổ chức còn rập khuôn, chưa sáng tạo. Do vậy tổ <br />
chức hoạt động này vẫn chưa đạt kết quả cao.<br />
Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trí nhớ và hoạt động nghệ <br />
thuật tự tin, sáng tạo với những lý do trên tôi đã trao đổi kinh nghiệm với <br />
đồng nghiệp nhằm ngày một nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân tôi <br />
mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng <br />
chăm sóc và giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học” để dạy trẻ đạt hiệu <br />
quả cao nhất.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ<br />
Nhằm tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo <br />
dục trẻ qua môn làm quen văn học, để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất để <br />
trẻ hiểu và thể hiện được những tác phẩm văn học một cách có hiệu quả <br />
<br />
<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 2<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
nhất, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy được <br />
tính tích cực sáng tạo của trẻ.<br />
Vì thế giáo viên mầm non cần tìm tòi và nghiên cứu tài liệu, tích lũy <br />
những kinh nghiệm, học hỏi đồng nghiệp và ứng dụng công nghệ thông tin <br />
vào soạn giảng để mang chất lượng dạy trẻ tốt nhất <br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Học sinh 56 tuổi mà cụ thể là khối lá Trường Mầm non krông Ana<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu: <br />
Khi cho trẻ làm quen với văn học tôi nhận thấy rằng các cháu ở độ tuổi <br />
5 6 hầu như đã thể hiện được các tác phẩm văn học như đọc, kể diễn cảm, <br />
đóng kịch nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Vì thế tôi đã tìm hiểu và thu <br />
thập những đặc điểm tâm sinh lý, khả năng của trẻ lớp lá và làm thế nào để <br />
trẻ có thể học tốt nhất môn làm quen văn học nhằm giúp trẻ phát triển ngôn <br />
ngữ và khả năng thể hiện các tác phẩm văn học tốt hơn thông qua các hoạt <br />
động học tập và vui chơi.<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Qua thực tê thây đ<br />
́ ́ ược kha năng lam quen văn hoc cua các cháu kh<br />
̉ ̀ ̣ ̉ ối lá <br />
̀ ̣ ́ ̀ ̣ ̀ ̉ ̀ ́ ̀ ̉ ́ ượng <br />
con han chê. Vi vây tôi băn khoăn la phai lam thê nao đê nâng cao chât l<br />
chăm sóc và giáo dục trẻ qua môn lam quen văn hoc, tôi tim toi nghiên c<br />
̀ ̣ ̀ ̀ ưu tai<br />
́ ̀ <br />
̣ ̣ ̉ ̣ ̉ ̣ ̣ ̣<br />
liêu, hoc hoi kinh nghiêm cua đông nghiêp. Tôi manh dan nghiên c<br />
̀ ưu môt sô<br />
́ ̣ ́ <br />
phương phap nh ́ ư sau: <br />
Phương phap nghiên c<br />
́ ứu tai liêu<br />
̀ ̣<br />
Phương phap đàm tho<br />
́ ại<br />
Phương phap quan sat (tr<br />
́ ́ ực quan hình ảnh)<br />
Phương phap th́ ực hanh<br />
̀<br />
II.Phần nội dung<br />
II.1. Cơ sở lí luận <br />
Trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây, hồn nhiên <br />
như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình chăm <br />
sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, <br />
thần tiên.<br />
Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt <br />
động với đồ vật, Khám phá khoa học… sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng <br />
tạo, nhân cách con người “làm quen văn học” là một hoạt động không thể <br />
thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vì thông qua các hoạt động làm <br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 3<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
quen với các tác phẩm văn học là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, không thể <br />
thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ <br />
khi mới sinh ra trẻ đã được nghe những lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương, gần <br />
gũi, ấm áp, tận tình của mẹ, bà… và đó cũng là cánh cửa để trẻ phát triển tình <br />
cảm xã hội tốt hơn, và mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. <br />
Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết <br />
viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những <br />
tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ trau chuốt của trẻ, ca dao, <br />
chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là <br />
phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê <br />
hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc <br />
làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác độc, phê phán những việc xấu, <br />
kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn… và còn là phương tiện hình thành <br />
các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở trẻ, lớp lá thì vốn từ và <br />
ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, <br />
nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp.<br />
Qua việc cho trẻ làm quen văn học chính là hình thành ở trẻ những tình <br />
cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng <br />
như: Lòng yêu thiên nhiên ở quả, cây hoa lá, lòng kính trọng yêu thương gần <br />
gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, <br />
anh chị em. Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những <br />
tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác <br />
phẩm.Thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ đọc <br />
thuộc thơ, kể lại chuyện được. Chính vì thế để đạt được mục đích của môn <br />
học làm quen với văn học bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra một số <br />
biện pháp để giảng dạy tốt môn làm quen văn học.<br />
II.2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi, khó khăn<br />
Thuận lợi: Trường mầm non Krông Ana là một trường trọng điểm <br />
thuộc địa bàn thị trấn Buôn Trấp, trẻ đến trường cùng một lứa tuổi, trẻ đi <br />
học chuyên cần đặc biệt là sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường và <br />
chính quyền địa phương đã tạo điều kiện bố trí lớp 2 cô. Cơ sở vật chất, đồ <br />
dùng đồ chơi trang thiết bị phục vụ cho môn học đáp ứng với chương trình <br />
Mầm non mới hiện nay, chính vì thế đã có nhiều thuận lợi trong công tác dạy <br />
và học <br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 4<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
Khó khăn: Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học và <br />
các hoạt động của con em mình ở trường lớp mầm non. Bên cạnh đó có một <br />
số trẻ chưa đi học ở các lớp dưới nên khi tiếp thu và giao tiếp với bạn bè còn <br />
nhút nhát, chưa quen với các hoạt động ở lớp và khả năng của các cháu còn <br />
hạn chế so với các bạn đã được học ở lớp dưới. chính vì thế khả năng để thể <br />
hiện một tác phẩm văn học của các cháu không đồng đều <br />
b. Thành công và hạn chế<br />
Qua các năm thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen với các tác phẩm <br />
Văn học đã có được những bước đầu thành công đáng kể là trẻ đã hiểu được <br />
nội dung câu chuyện và kể diễn cảm một số câu chuyện gần gũi với trẻ. <br />
Nhưng còn có nhiều hạn chế như:<br />
Chưa có sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản <br />
sân khấu, không tạo ra được kịch tính sự kiện – diễn biến, lời thoại còn dài <br />
dòng khó hiểu, Ngoài ra còn 1 số trẻ chưa có năng khiếu đọc, kể và thể hiện <br />
các tác phẩm văn học. hơn nữa, trẻ được nuông chiều ở gia đình nên trẻ tỏ ra <br />
không hứng thú vì thế các tiết học chưa đạt kết quả cao. <br />
Bên cạnh đó khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của giáo viên còn hạn <br />
chế không tận dụng được hiệu quả của thủ thuật đọc kể, chưa bộc lộ cảm <br />
xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
Mặt mạnh: Ở lớp lá thì vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển <br />
mạnh mẽ và dần tới hoàn thiện, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, nói đúng <br />
câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. <br />
Mặt yếu: Một số trẻ chưa đi học ở lớp chồi nên còn hạn chế kỹ năng <br />
để học môn làm quen văn học, trẻ vẫn còn bỡ ngỡ chưa mạnh dạn trong khi <br />
cảm nhận và thể hiện các tác phẩm văn học và một số cháu còn nói ngọng, <br />
nói lắp<br />
d. Các nguyên nhân<br />
Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động <br />
đóng kịch cho trẻ, nếu có thì chủ yếu là trong tiết học, còn trong các giờ chơi, <br />
các buổi sinh hoạt thì hầu như chưa có.<br />
Chưa thực sự đầu tư vào công tác giáo dục trẻ và áp dụng công nghệ <br />
thông tin vào trong các tiết dạy còn hạn chế.<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 5<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
Hầu hết khi biểu diễn các tác phẩm văn học còn thiếu các yếu tố phụ <br />
trợ như: Âm thanh, cảnh trí, trang phục… làm cho hoạt động đóng kịch, biểu <br />
diễn không thu hút được sự chú ý của trẻ.<br />
e. Đánh giá các vấn đề mà thực trạng đề tài đề <br />
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường và chính <br />
quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học. Các cháu <br />
mới đến trường đã dần quen với các hoạt động ở trường mầm non và bước <br />
đầu đã thể hiện được một số tác phẩm văn học nhưng trẻ chưa thực sự tự tin <br />
và còn nhiều hạn chế so với các bạn đã được học ở các lớp dưới, tuy ở lứa <br />
tuổi này vốn từ và ngôn ngữ của trẻ phát triển khá mạnh mẽ và dần hoàn <br />
thiện nhưng vẫn còn một số cháu sử dụng từ, ngữ pháp chưa đúng, còn nói <br />
ngọng, nói lắp<br />
Qua những thực trạng vừa nêu trên thì những năm gần đây giáo viên đã <br />
có sự đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ làm quen <br />
với các tác phẩm văn học đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và <br />
dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong <br />
phú, dạy trẻ đóng kịch. Qua những việc làm đó đã có những bước đầu góp <br />
phần cho sự thành công trong công tác dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn <br />
học và trẻ đã có thể nắm được nội dung và thể hiện được một số tác phẩm <br />
văn học quen thuộc như: truyện Chú Dê Đen, Hai anh em, Tích Chu…kể diễn <br />
cảm một số câu chuyện gần gũi với trẻ.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó còn có những hạn chế cần <br />
khắc phục để những hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học được tổ <br />
chức ngày một tốt hơn, giúp trẻ cảm nhận và thể hiện lại các tác phẩm văn <br />
học sinh động có hồn hơn<br />
Khả năng cảm nhận của giáo viên về các tác phẩm văn học còn hạn <br />
chế về giọng đọc như dùng tiếng địa phương và cách thể hiện các tác phẩm <br />
chưa tạo được sự kịch tính, đôi lúc lời thoại còn dài dòng khó hiểu, chưa phân <br />
tích và cảm thụ đúng tác phẩm văn học và cách thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ, <br />
điệu bộ, minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn cuốn hút trẻ, phương pháp <br />
lồng ghép các tác phẩm văn học trong các hoạt động học tập và vui chơi chưa <br />
linh hoạt sáng tạo, tổ chức hoạt động nhóm còn mang tính hình thức nên kết <br />
quả trên trẻ chưa cao, trẻ chưa thực sự say mê, hào hứng, sử dụng đồ dùng <br />
dạy học chưa có khoa học, dẫn đến giờ học trẻ ít tập trung chú ý, chính vì <br />
thế mà hiệu quả trên tiết học chưa cao.<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 6<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
Chính vì thế giáo viên cần tích cực tích lũy vốn liếng văn học, cần linh <br />
hoạt và sáng tạo trong các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học, rèn <br />
khả năng đọc, kể diễn cảm và thể hiện cảm xúc phù hợp, trước khi tổ chức <br />
các tiết học nên cho trẻ làm quen với các nhân vật trong truyện qua các hoạt <br />
động hoặc các buổi sinh hoạt. Chuẩn bị chu đáo đồ dùng, tranh ảnh đẹp, rối, <br />
trang phục…áp dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong các tiết dạy để thu <br />
hút sự chú ý của trẻ<br />
Đứng trước khó khăn trên bằng vốn hiểu biết của mình tôi luôn tự học <br />
hỏi kinh nghiệm để tìm những sáng kiến hay, nhằm khắc phục khó khăn đó <br />
cho lớp lá 3 của tôi nói riêng và cho khối lá nói chung. Tôi đã tham mưu với <br />
nhà trường, thường xuyên trò chuyện, quan tâm đến các trẻ mới đi học năm <br />
đầu để trẻ dễ dàng hòa đồng với các bạn, vận động phụ huynh học sinh ủng <br />
hộ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập <br />
cho môn học tốt hơn.<br />
II.3 Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Qua áp dụng thực hiện chuyên đề Làm quen văn học trong trường Mầm <br />
non. khi thực hiện chuyên đề này giáo viên cần nghiên cứu kỹ tài liệu chuyên <br />
đề bồi dưỡng thường xuyên tham gia dự giờ các tiết dạy thơ, truyện để đúc <br />
rút kinh nghiệm cho bản thân. <br />
Từ đó tôi nhận thấy rằng bộ môn làm quen văn học có tầm quan trọng <br />
trong việc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và qua <br />
đọc thơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và <br />
cách diễn đạt mạch lạc. Các tác phẩm thơ truyện chỉ có thể phát huy tác dụng <br />
của nó khi cô biết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung <br />
tác phẩm thông qua các hình thức nghệ thật hấp dẫn, phong phú, đa dạng. <br />
Qua đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực cá nhân tự tin độc lập sáng <br />
tạo hình thành tư duy khả năng ghi nhớ có chủ đích, những tình cảm đạo <br />
đức tốt đẹp có khả năng hoạt động nghệ thuật, sáng tạo. <br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện <br />
Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi giảng <br />
dạy. sử dụng công nghệ thông tin vào bài dạy như: tìm hình ảnh, đoạn phim, <br />
hoạt hình, truyện trên enternet…<br />
Làm, mua sắm, sưu tầm đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú hấp dẫn với <br />
trẻ và đảm bảo tính khoa học như: Tranh, con rối, vật thật ….<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 7<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
Để thu hút, lôi cuốn trẻ vào giờ học tôi lựa chọn các hình thức tổ chức <br />
phù hợp, hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé với văn học”; câu đố và đặc <br />
biệt là chọn những hình ảnh thật, đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh sáng tạo <br />
đưa vào công nghệ thông tin để trẻ hòa nhập, hóa thân vào các nhân vật trong <br />
tác phẩm mà tôi lồng ghép được. nhằm mục đích trẻ chú ý xem, lắng nghe cô <br />
giới thiệu từ đó trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cách chủ động.<br />
Với từng bài dạy, thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có <br />
tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương châm: “lấy trẻ <br />
làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc của trẻ, tính liên <br />
hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻ không bị áp <br />
đặt một cách gò bó. Cùng ‘với từng bài dạy, tôi dùng các thủ thuật khác nhau <br />
để dẫn dắt vào bài chuyển hoạt động một cách linh hoạt.<br />
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch phù hợp<br />
Xây dựng kế hoạch phù hợp với chủ đề, chủ đề nhánh, phù hợp với <br />
tình hình của lớp. Tác phẩm dành cho trẻ phải phong phú về thể loại, phải <br />
đáp ứng được những ước mơ và tưởng tượng của trẻ thơ, phải có tính chất li <br />
kì, tiếp xúc với những tác phẩm có hình ảnh cụ thể, rõ ràng để dần dần đưa <br />
trẻ đến những khái niệm tổng quát. Ví dụ: hình ảnh Thỏ anh giúp cô gà Hoa <br />
Mơ trong truyện Ai đáng khen nhiều hơn, đó là một hành động cụ thể dẫn trẻ <br />
đi đến khái niệm về quan hệ xã hội, cộng đồng.<br />
Đặc biệt là tham mưu với nhà trường về cơ sở vật chất và phương <br />
pháp lên lớp để khảo sát trên trẻ được tốt hơn, xây dựng kế hoạch họp phụ <br />
huynh để báo cáo tình hình học tập của các cháu và đưa ra các biện pháp phối <br />
hợp với phụ huynh phù hợp và có hiệu quả<br />
Ngoài xây dựng kế hoạch phù hợp thì người giáo viên mầm non phải <br />
tổ chức sao cho các khả năng hoạt động nghệ thuật của trẻ được bộc lộ và <br />
phải niết nuôi dưỡng phát triển khả năng ấy, trong hoạt động của trẻ cần <br />
phải đặt những câu hỏi mang tính tư duy để kích thích sự tưởng tượng và <br />
phát triển trí tuệ của trẻ. câu hỏi mang tính chất từ dễ đến khó, không mang <br />
tính gò bó ép buộc trẻ.<br />
Biện pháp 2: Tạo môi trường và điều kiện để trẻ hoạt động tích cực và chủ <br />
động nhằm tiếp nhận trọn vẹn tác phẩm <br />
Tạo môi trường vật chất và tình thần cho trẻ như: tranh ảnh trong sách, <br />
trên tường, sản phẩm tạo hình, các mẫu vật, các kí hiệu tượng trưng để kích <br />
thích trẻ. Xây dựng kỹ năng trao đổi, thỏa thuận, hợp tác chia sẻ. hình thành <br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 8<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
bầu không khí và tình cảm thân thiết làm cho trẻ cảm thấy tin cậy ở người <br />
lớn, bạn bè và bản thân mình.<br />
Bằng sự nhập tâm của tác phẩm văn học vừa tiếp nhận giáo viên cần <br />
khuyến khích sự sáng tạo của trẻ ở mọi lúc mọi nơi để những hiểu biết vầ <br />
cuộc sống ở trẻ sẽ hòa quyện với việc cảm thụ tác phẩm văn học nghệ thuật<br />
Tạo cơ hội để trẻ thể hiện được ý kiến và cảm xúc của mình đối với <br />
tác phẩm, nghe ý kiến của cô của bạn để hiểu biết của trẻ phong phú hơn, <br />
giúp trẻ nhận thúc về bản thân về thế giới xung quanh tốt hơn<br />
Giúp trẻ đi từ nhận biết đến nhận xét đánh giá và cao hơn là nhận ra cái <br />
hay cái đẹp của tác phẩm văn học<br />
Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý sắp xếp đội hình, đồ <br />
dùng, đồ chơi để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ. Khi thực hiện <br />
hoạt động làm quen văn học mà thể loại là truyện kể, dạy trẻ kể chuyện sáng <br />
tạo thì phải chuẩn bị và trưng bày các dụng cụ như khung sân khấu, sắp đặt <br />
các con rối sao cho dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. Và <br />
trước khi tổ chức hoạt động phải tự luyện giọng kể, giọng đọc diễn cảm <br />
cách sử dụng tranh, rối, mô hình, vi tính.. để giúp trẻ cảm nhận một cách tốt <br />
nhất<br />
Ví dụ: Truyện "Ai cũng phải cười" có thể tạo môi trường cho trẻ như <br />
sau<br />
+ Góc tạo hình: Giấy khổ lớn để can hình dáng trẻ, dây thun đủ màu, <br />
màu nước, mực đỏ để in dấu vân tay. Cô khuyến khích trẻ dùng ngón tay <br />
nhúng vào nước để vẽ mặt cho bạn, tạo hình bằng dây thun, thắt dây thành <br />
đồ trang sức: vòng tay, dây chuyền, chọn quần áo phù hợp<br />
+ Góc khoa học: Tạo biểu đồ về các loại mắt và màu mắt, biểu đồ in <br />
các loại dấu chân của người và loài vật, những loại hạt khác nhau, những <br />
loại rau quả có mùi đặc trưng. ở góc này trẻ có thể soi và nhận ra hình dáng <br />
và màu mắt của mình nhìn mắt bạn để nhận biết và ghi vào biểu đồ phân <br />
loại, cho trẻ nhặt hạt bằng tay và ngón chân, dùng mũi ngửi mùi và mô tả<br />
+ Góc sách: Các loại sách về cơ thể người, Băng thu tiếng của một <br />
thành viên trong trường và gia đình, văn bản về bài thơ và truyện kể trẻ vừa <br />
nghe. Trẻ nghe tiếng nói của người khác và thách thức trẻ tự tạo ra âm thanh <br />
từ thân thể mình<br />
Biện pháp 3: Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 9<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
Tổ chức hoạt động dựa vào hoạt động trọng tâm. Ví dụ khi trọng tâm <br />
là dạy thơ thì chú trọng vào giọng đọc, sử dụng tranh phù hợp hoặc trọng tâm <br />
là kể chuyện sáng tạo, tôi lựa chọn trang phục, đồ dùng phù hợp với nội dung <br />
câu chuyện trẻ sẽ kể theo các hình thức khác nhau. Và đặc biết là cách vào <br />
bài sinh động để gấy sự chú ý cho trẻ có thể dùng mô hình, các hình ảnh trên <br />
máy tính…<br />
Đọc kể tác phẩm có nghệ thuật giúp trẻ hiểu được nội dung và hình <br />
thức của câu chuyện. Với biện pháp này ngoài việc giáo viên phải chuẩn bị <br />
cho mình một giọng kể tốt thì việc cô tạo cho trẻ một không gian "Cố tích" <br />
cùng là rất quan trọng. Tạo được một không gian nghe truyện, tạo khoảng <br />
cách gần gũi giữa người kể và người nghe để cùng tưởng tượng ra một <br />
không gian quá khứ mà lời kể đầu "Ngày xưa, ngày xửa" sẽ đưa trẻ vào thế <br />
giới cổ tích. Cũng bắt đầu bằng cách kể ấy, cô sẽ kể cho trẻ nghe đọan đầu <br />
của câu chuyện.<br />
Nhằm kích thích hoạt động nhận thức của trẻ Cô đặt ra những câu hỏi <br />
lôi cuốn trẻ tham gia trao đổi, trẻ bộc lộ suy nghĩ cảm nhận riêng của mình. <br />
Hệ thống câu hỏi không được vụ vặt mà phải đi vào các điểm mẫu chốt, <br />
nhấn mạnh đến chỗ trẻ cần quan tâm để ghi nhớ, từ đó xâu chuỗi được hàng <br />
loạt sự kiện hành động của nhân vật. Cô cho trẻ nhận các vai nhân vật trong <br />
truyện và dạy trẻ thể hiện ngữ điệu giọng của từng nhân vật sao cho đúng <br />
với nội dung câu chuyện và trạng thái nhân vật lúc đó. Câu "Ngày xưa, ngày <br />
xửa" câu đó cô kể bằng nhịp độ vừa phải chậm rãi tạo nên không khí huyền <br />
thoại dẫn dắt trẻ vào câu chuyện.<br />
Lời dẫn truyện của cô lúc trầm, lúc bổng, chú ý đến nhịp độ, ngắt <br />
giọng tạo sức hút đối với trẻ. Cô giáo đóng vai trò người dẫn truyện <br />
Cô giáo khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện giọng của cô phải chuẩn xác, <br />
không nói tiếng địa phương, diễn đạt trôi chảy phù hợp với từng bài, cô phát <br />
âm không ngọng. Khi dạy trẻ đọc thơ cô chú ý nghe trẻ đọc và phát hiện ra <br />
trẻ nói ngọng, đọc sai để sửa cho trẻ như cô đọc lại để cho trẻ đọc theo <br />
nhiều lần và động viên trẻ “ con đọc gần giỏi rồi”. Thi đua giữa các tổ với <br />
nhau để phát hiện tổ nào đọc tốt hơn để dẫn đến nhiều trẻ đọc tốt.<br />
Dạy trẻ nói đủ câu, cô nói trước và cho trẻ nhắc lại nhiều lần hoặc cho <br />
trẻ khác giúp đỡ các bạn.<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 10<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
Trong giờ học cô luôn chú ý bao quát chung để tìm hiểu đặc điểm của <br />
từng trẻ để gần gũi động viên trẻ giúp đỡ những trẻ còn yếu kém, đưa trẻ <br />
vào hoạt động với các bạn có nề nếp hơn, hứng thú hơn.<br />
Ngoài những hoạt động chung của tiết học Làm quen văn học tôi luôn <br />
tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc và cũng cố tích lũy những biểu tượng mà <br />
cô đã cung cấp cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi như dạo chơi ngoài trời, trong các <br />
môn học khác, trong vui chơi đồng thời đặt nền móng cho giờ học sau đặt kết <br />
quả cao.<br />
Biện pháp 4: Sử dụng các loại rối trang phục, mô hình, học cụ thu hút sự <br />
chú ý, sáng tạo của trẻ<br />
* Môi trường vật chất<br />
Nên sử dụng các nguyên vật liệu mở như: hộp xốp, bìa cứng, hột hạt.. <br />
để làm những con vật xinh xắn, ngộ nghĩnh, đa dạng màu sắc để thu hút sự <br />
chú ý của trẻ và trẻ có thể sử dụng để kể chuyện theo ý thích<br />
Ví dụ: kể chuyện “Chú dê đen” để gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị <br />
sân khấu rối, các con vật làm bằng vải vụn với nhiều màu tuỳ chọn.<br />
* Môi trường tinh thần<br />
Xây dựng kỹ năng trao đổi, thỏa thuận, hợp tác, chia sẻ, thái độ tôn <br />
trọng và chấp nhận sự khác biệt giữa mình và bạn<br />
Hình thành bầu không khí tình cảm thân thiết làm cho trẻ cảm thấy tin <br />
cậy ở người bạn bè và bản thân mình<br />
Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và khích thích sáng tạo của trẻ: Biết chia <br />
nhóm kể chuyện và biểu diễn đóng kịch tạo sự linh hoạt, mạnh dạn tự tin khi <br />
tham gia hoạt động và cần chú ý, tạo điều kiện cho trẻ tự thoả thuận và chọn <br />
vai theo ý thích của mình, trẻ tự sáng tạo và thể hiện được vai diễn của mình. <br />
Vì thế cô cần động viên khuyến khích trẻ kịp thời, đúng lúc <br />
Biện pháp 5: Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi<br />
Nhằm củng cố mở rộng và hệ thống hoá tri thức, kỹ năng kỹ xảo thông <br />
qua cho hoạt động khác ngoài tiết học như: dạo chơi, thăm quan, hoạt động <br />
góc, sinh hoạt chiều các hoạt động khác trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của <br />
trẻ. Thực hiện hình thức này, trẻ được chọn hoạt động của mình, cô chỉ là <br />
người hướng dẫn gợi ý giúp đỡ đảm bảo cho trẻ được hoạt động theo nhu <br />
cầu hứng thú, tri thức kĩ năng kĩ xảo, chủ yếu là củng cố, chính xác hoá kiến <br />
thức mở rộng tri thức kĩ năng kĩ xảo đã có cho trẻ.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 11<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
Tuy nhiên hình thức làm quen ở mọi lúc mọi nơi không phải là không <br />
quan trọng, nó cũng chính xác hoá kiến thức cho trẻ rất kịp thời, nó chuẩn bị <br />
cho việc cung cấp kiến thức chuẩn bị cung cấp kiến th ức kĩ năng kĩ xảo của <br />
trẻ trong giờ hoạt động chung.<br />
Ngoài ra còn có thể lồng ghép với các môn học khác để giúp các môn <br />
học khác trở nên sinh động hơn. Và trẻ có thể tham gia biểu diễn các chương <br />
trình văn nghệ do trường tổ chức như kể chuyện, đóng kịch nhằm giúp trẻ <br />
hứng thú hơn với môn làm quen văn học<br />
Sau mỗi chủ đề giáo viên chủ nhiệm đánh giá chủ đề đó để rút ra <br />
những điều làm được và chưa làm được nhằm phát huy và có hướng khắc <br />
phục những tồn tại đó để chủ đề sau thực hiện có kết quả tốt hơn.<br />
Biện pháp 6: công tác tuyên truyền vơi phụ huynh<br />
Làm bảng tin về chương trình dạy theo chủ đề để phụ huynh biết và <br />
phối hợp với cô giáo rèn thêm cho trẻ ở nhà.<br />
Vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu như: quần áo cũ, vải vụn, <br />
lọ nhựa, sách, giấy…Trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian <br />
để lắng nghe và tâm sự với trẻ, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch <br />
lạc, tốc độ vừa phải và cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.<br />
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Để thực hiện được các biện pháp trên thì tôi đã nhận được sự giúp đỡ <br />
của các cấp lãnh đạo, nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh đã tạo điều <br />
kiện và giúp đỡ tôi khi gặp các khó khăn và thử nghiệm các hình thức này <br />
được diễn ra song song trong suốt quá trình thực hiện đề tài.<br />
Điều kiện quan trọng là các tác phẩm văn học cho trẻ làm quen trong <br />
hoạt động này thường nằm trong chương trình, có nội dung phù hợp với chủ <br />
đề đang thực hiện. Thời gian hoạt động này thường không nhiều, vì vậy khi <br />
thực hiện các biện pháp này tôi sử dụng rất nhiều hình thức khác nhau để gây <br />
hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung câu chuyện, nhớ truyện, thuộc <br />
thơ và đọc kể diễn cảm. Trong hoạt động này hình thức sử dụng đồ dùng <br />
trực quan rất có hiệu quả. Đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình, rối <br />
que, rối bóng, trang phục, sân khấu…Và cần chú ý đến tâm sinh lí của trẻ, <br />
yêu cầu đưa ra phải đảm bảo tính vừa sức không quá khó hoặc quá dễ với <br />
trẻ, thường xuyên trao đổi gần gũi với trẻ.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 12<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời và <br />
thiếu một trong những các biện pháp trên vì các biện pháp bổ trợ cho nhau để <br />
môn làm quen văn học được diễn ra linh hoạt và thu hút sự chú ý của trẻ và <br />
trẻ có thể thể hiện được vai của các nhân vật.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Qua điều tra và thăm dò ý kiến khi áp dụng biện pháp đã đạt được một <br />
số kết quả khảo nghiệm như sau:<br />
Nội dung Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng <br />
biện pháp biện pháp<br />
Về học sinh 25% trẻ hứng thú 95% trẻ hứng thú<br />
Trẻ nói rõ ràng mạch lạc, nói 40% Phát triển vốn 9095% Phát triển <br />
nhiều câu có nghĩa đầy đủ từ vốn từ<br />
Phát triển tình cảm xã hội 85 90%<br />
Trẻ tham gia kể chuyện và 30 35%<br />
đóng kịch, thể hiện được vai 7080%<br />
diễn của mình 2530%<br />
Phối hợp với phụ huynh 8090%<br />
30 35%<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả thu được sau khi khảo nghiệm rất đáng kể. Trẻ tích cực và <br />
hứng thú tham gia vào hoạt động, qua thơ truyện và đóng kịch vốn từ của trẻ <br />
phát triển rõ rệt, trẻ nói rõ ràng mạch lạc hơn, nói nhiều câu có nghĩa đầy đủ, <br />
trẻ phân biệt được ý nghĩa một số từ. Trẻ tự tin mạnh dạn thể hiện giọng <br />
đọc, giọng kể, thể hiện được tính cách của các nhân vật trong truyện<br />
kinh nghiệm của trẻ đã được phong phú, trẻ hứng thú, chú ý tham gia <br />
hoạt động, phát biểu và thể hiện được một số tính cách của nhân vật khi kể <br />
chuyện, đóng kịch, trẻ tham gia kể chuyện và đóng kịch thể hiện được vai <br />
diễn của mình đặc biệt trẻ phát triển tình cảm xã hội qua đó kỹ năng sống <br />
của trẻ ngày càng tiến bộ, trẻ phân biệt và tỏ rõ thái độ, tình cảm của minh <br />
qua các bài thơ, câu chuyện.<br />
Phụ huynh quan tâm ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ <br />
chơi cho trẻ như: sách, báo, lịch cũ, tranh ảnh… góp phần phát triển ngôn ngữ <br />
và nâng cao được chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ qua môn làm quen văn <br />
học.<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 13<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm<br />
* Đối với giáo viên<br />
Qua đề tài nghiên cứu giúp cho giáo viên làm tốt hơn công tác chăm sóc <br />
và giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học, nhằm giúp cho giáo viên có kỹ <br />
năng tổ chức hoạt động một cách tự tin, linh hoạt hơn, giúp trẻ phát triển các <br />
kỹ năng cần thiết và hứng thú, say mê hơn với những tác phẩm văn học. đặc <br />
biệt là giáo viên nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản<br />
* Đối với học sinh:<br />
Phát triển ngôn ngữ rõ rệt và chú ý hứng thú tham gia vào hoạt động <br />
hơn<br />
Trẻ tự tin manh dạn thể hiện giọng đọc, giọng kể, thể hiện được tính <br />
cách của các nhân vật trong truyện qua hoạt động đóng kịch hoặc kể chuyện <br />
sáng tạo. Qua đó kỹ năng sống của trẻ ngày càng tiến bộ<br />
Trẻ phân biệt và tỏ rõ thái độ, tình cảm của minh qua các bài thơ, câu <br />
chuyện.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
III.1. Kết luận:<br />
Làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt động quen thuộc ở trường <br />
mầm non. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá <br />
trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm văn học, khơi gợi ở trẻ sự <br />
rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ <br />
thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt <br />
động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể chuyện, chơi trò <br />
chơi đóng kịch, cao hơn nữa là tiến tới sáng tạo ra những vần thơ, câu chuyện <br />
theo trí tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện <br />
nhân cách trẻ.<br />
Đúng vậy, đến với văn học là trẻ em được biết thế giới loài vật, cây <br />
cỏ, hoa lá cùng mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ và những gì gần gũi trong <br />
môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, hiên chợ, lớp <br />
học, khu phố,…Qua tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận ra có sự ràng buộc <br />
con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng, trong tình làng nghĩa <br />
xóm.<br />
Đóng kịch là một trò chơi được trẻ em ở trường mầm non rất thích thú, <br />
Để hoạt động này đạt được hiệu quả trong quá trình cho trẻ làm quen với tác <br />
phẩm văn học, hướng dẫn trẻ nhập vai chơi một cách sáng tạo là một trong <br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 14<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
những vấn đề cần đặt ra cho cô giáo. Sau đây là những bước, những công <br />
việc cụ thể để hướng dẫn trẻ nhập vai chơi:<br />
Cô giáo cho trẻ làm quen với kịch bản, cô đọc diễn cảm kịch bản và trò <br />
chuyện với trẻ về các nhân vật trong kịch bản để các em đưa ra nhận xét của <br />
mình, hình dung đúng đắn những hình tượng trong tác phẩm, xác định thái độ <br />
của mình với nhân vật. Cho trẻ tự nhận vai diễn và trẻ thường từ chối vai <br />
phản diện, cô giáo phải giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của tất cả các vai trong <br />
vỡ kịch để trẻ thoải mái nhận vai. Để hổ trợ trẻ vào vai, cô có thể cho trẻ <br />
xem lại tranh minh họa và có thể làm mẫu cho trẻ bắt trước hoặc trẻ khá thể <br />
hiện cho trẻ yếu hơn quan sát. Cô động viên trẻ tự nhận xét bạn và mình, <br />
khích lệ những cố gắng của trẻ, dạy trẻ phối hợp trong vở diễn, sắp x ếp đội <br />
hình, chuyển cảnh…Để vở kịch được tiếp nối liền mạch. Cô cho trẻ luyện <br />
tập trong các thời điểm thích hợp, cũng có thể cho trẻ xem vở kịch để cũng <br />
cố và làm cho trẻ say mê thêm cách diễn.<br />
Vì thế giáo viên cần trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng phát âm <br />
chuẩn cho trẻ, giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ mới làm giàu cho kho tàn kiến <br />
thức của trẻ, mang tri thức thắp sáng thế hệ mầm non<br />
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và <br />
giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học. tôi rất mong được sự ủng hộ của các <br />
đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo.<br />
2. kiến nghị<br />
Để trẻ tiếp thu văn học ngày càng tốt hơn, hứng thú hơn. Rất mong <br />
muốn lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc đầu tư thêm thiết <br />
bị, đồ dùng cho môn văn học nói riêng để trẻ có thêm nhiều đồ dùng để phục <br />
vụ cho tiết dạy. Thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, tổ chức các buổi chuyên <br />
đề cho giáo viên về môn làm quen văn học, khuyến khích giáo viên làm đồ <br />
dùng tự tạo để môn học này được tổ chức cho trẻ ngày một hoàn thiện và có <br />
hiệu quả hơn.<br />
Bản thân tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa làm thêm đồ dùng đồ <br />
chơi, tạo mọi điều kiện để trẻ tiếp thu bài được tốt hơn.<br />
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự quan tâm <br />
giúp đỡ của các chị em đồng nghiệp và đặc biệt của ban giám hiệu nhà <br />
trường. Nhưng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự đóng góp <br />
ý kiến của các cấp lãnh đạo và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến ngày càng <br />
tốt hơn.<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 15<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 26 tháng 2 năm 2015<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thủy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 16<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phụ lục<br />
<br />
Tên phụ lục Trang<br />
I. Phần mở đầu: 1<br />
I.1. Lý do chọn đề tài 1<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ 2<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu 3<br />
I.4. Phạm vi nghiên cứu 3<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu 3<br />
<br />
II. Phần nội dung 3<br />
II.1. Cơ sở lý luận 3<br />
II.2. Thực trạng 4<br />
a. Thuận lợi khó khăn 4<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 17<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
b. Thành công hạn chế 5<br />
c. Mặt mạnh – mặt yếu 5<br />
d. Nguyên nhân 5<br />
e. Phân tích, đánh giá 5<br />
II.3. Giải pháp – biện pháp 7<br />
a. Mục tiêu 7<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện 7<br />
c. Điều kiện thực hiện 12<br />
d. Mối quan hệ các giải pháp, biện pháp 12<br />
e. Kết quả khảo nghiệm 12<br />
II.4. Kết quả thu được khảo nghiệm 13<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị 14<br />
III.1. Kết luận 14<br />
III.2. Kiện nghị 15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tài liệu tham khảo<br />
<br />
1. Giáo dục mầm non ( Bộ GD&ĐT )<br />
2. Tâm lý học mầm non (Đại học sư phạm Hà Nội xuất bản)<br />
3. Phương pháp phát triển ngôn ngữ<br />
4. Văn học trẻ em<br />
5. Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học<br />
6. Chương trình khung của trẻ 5 6 tuổi<br />
7. Tham khảo trên mạng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 18<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thủy Trường mầm non Krông Ana 19<br />
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ qua môn làm quen văn học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHÒNG GD& ĐT HUYỆN KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG MẦM NON KRÔNG ANA<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG <br />
KIẾN <br />
KINH NGHIỆM<br />
<br />
ĐỀ TÀI<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM <br />
SÓC GIÁO DỤC TRẺ QUA MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Trần Thị Thủy<br />
Đơn vị công tác: Mầm non Krông Ana<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm<br />
Môn đào tạo: Giáo dục mầm non<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />