Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
MỤC LỤC: …………………………………………………………….. 1<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU:................................................................................ 3<br />
<br />
1 Lí do chọn đề tài:.................................................................................. 3<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:........................................................... 4<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:......................................................................... 4<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:............................................................ 5<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................... 5<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG:............................................................................ 5<br />
<br />
1 Cơ sở lí luận:........................................................................................ 5<br />
2. Thực trạng:........................................................................................... 6<br />
<br />
2.1. Thuận lợi – khó khăn:....................................................................... 7<br />
2.2. Thành công hạn chế:...................................................................... 8<br />
<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu:....................................................................... 9<br />
2.4. Nguyên nhân:..................................................................................... 9<br />
<br />
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra:....... 9<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp:....................................................................... 10<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp................................................... 10<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:.................. 15<br />
<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:..................................... 25<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp..................................... 25<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.... 25<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu: ..................................................................................................... 26 <br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị............................................................... 26<br />
<br />
1. Kết luận:.............................................................................................. 26<br />
2. Kiến nghị:............................................................................................. 27<br />
<br />
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện:...... 28<br />
Tài liệu tham khảo:.................................................................................. 29<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
<br />
Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung, của <br />
ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt. Đây được coi là một phần <br />
không thể thiếu được của nhiều ngành trong cuộc sống xây dựng và phát triển <br />
xã hội, mà Đảng và Nhà nước đã xác định rõ, ý nghĩa và tầm quan trọng của tin <br />
học và CNTT, truyền thông cũng như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng <br />
CNTT. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH HĐH, mở cửa và hội <br />
nhập, hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng và thế giới nói chung.<br />
<br />
Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên Ngành Giáo dục đã đưa môn <br />
Tin học vào trong nhà trường và ngay từ bậc tiểu học, học sinh được tiếp xúc <br />
với môn Tin học để làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền móng cơ sở ban <br />
đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo.<br />
<br />
Trong những năm gần đây, việc thay sách giáo khoa và mở các lớp bồi <br />
dưỡng, tập huấn đồng thời là việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới đã <br />
hoàn chỉnh từ cấp Tiểu học. Trong các phương pháp được giới thiệu bồi dưỡng, <br />
tập huấn, đáng chú ý hơn cả là phương pháp: Thảo luận nhóm trong lớp học.<br />
<br />
Vì thế để tạo cho học sinh tham gia một cách chủ động và tích cực trong <br />
việc học thì cần đẩy mạnh việc dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm” thông <br />
qua việc cho học sinh thảo luận nhóm ngay trong lớp dưới sự hướng dẫn của <br />
giáo viên. <br />
<br />
Đối với môn Tin học thì điều đó lại càng cần thiết, vì có những kiến thức <br />
trừu tượng, khó hiểu, mà các em lại không có nhiều thời gian cho môn học này, <br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
và cũng vì các em phải tập trung cho các môn học chính. Nhưng làm sao vận <br />
dụng tốt phương pháp thảo luận nhóm để giảng dạy môn Tin học? Sẽ được tổ <br />
chức như thế nào? Mục tiêu của bài là gì? Cách thực hiện ra sao?... Quả là một <br />
vấn đề đang đặt ra nhiều thử thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải <br />
quyết.<br />
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I và <br />
đang ra sức phấn đấu xây dựng trường lên mức độ II, các danh hiệu học sinh <br />
giỏi cấp huyện cấp tỉnh ngày càng cao. Các thầy cô giáo đã và đang tự hào về <br />
thành tích dạy tốt và có được những thế hệ học trò giỏi và thành đạt là niềm <br />
vinh dự, tự hào. Hạnh phúc nhất trong cuộc đời giáo viên là đào tạo được những <br />
học sinh giỏi. Cá nhân tôi với nhiều năm nay được dạy ở mái trường TH <br />
Nguyễn Văn Trỗi tôi luôn tâm đắc điều này. Song tôi cũng cho rằng, người thầy <br />
cũng sẽ tìm được niềm vui cũng như vị thế của mình khi chú trọng đến việc làm <br />
thế nào để giúp các em học sinh có thể tiếp thu được bài và học tập tốt hơn. <br />
<br />
Là một giáo viên tin học, tôi đã luôn chứng kiến cảnh học sinh chưa biết về <br />
máy tính, chưa hiểu về cách sử dụng máy tính, bên cạnh các em chăm ngoan học <br />
tốt, vẫn có khá nhiều em gặp khó khăn trong việc học môn tin học. Đặc biệt là <br />
học sinh lớp 4A Trường TH Nguyễn Văn Trỗi, nhiều em chưa có hứng thú trong <br />
học tập, còn thụ động trong việc học môn Tin học vì vậy tôi mạnh dạn chia sẽ <br />
một số ý kiến, suy nghĩ của mình qua sáng kiến ; “Một số biện pháp nhằm phát <br />
huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn tin học tiểu học”. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Làm rõ thực trạng, khả năng tiếp thu bài của học sinh để rút ra bài học kinh <br />
nghiệm dạy học cho bản thân, từ đó có sự thay đổi phù hợp nhằm nâng cao chất <br />
lượng dạy học của mình.<br />
Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này cần phải thực hiện các nhiệm vụ <br />
sau: <br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
Nghiên cứu các tài liệu hướng dẫn về việc dạy học môn tin học.<br />
Thao giảng, dạy thử nghiệm.<br />
Trao đổi, rút kinh nghiệm.<br />
Hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm.<br />
Kiểm tra, đánh giá kết quả.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Đề tài xoay quanh việc làm thế nào để phát huy tính chủ động, sáng tạo của <br />
học sinh trong học tập môn tin học tiểu học.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu về hoạt động thảo luận nhóm trong môn tin học tiểu học của <br />
học sinh lớp 4A trường Tiêu hoc Nguy<br />
̉ ̣ ễn Văn Trỗi xã Quảng Điền huyện Krông <br />
Ana tỉnh Đắk Lắk ( Năm học 20142015).<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp này đã tạo được một môi <br />
trường học tập thuận lợi mà ở đó trí tuệ tập thể đã được phát huy cũng như vai <br />
trò hoạt động xã hội của cá nhân được trải nghiệm.<br />
<br />
Để làm được điều này giáo viên thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, <br />
tập huấn kỹ năng đặt câu hỏi, ra đề làm sao có tính thống nhất.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Đối với phương pháp thảo luận nhóm thì nó đã được hình thành rất lâu. <br />
Trong số các phương pháp dạy học đang sử dụng, phương pháp dạy học thảo <br />
luận nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện mục tiêu giáo dục hiện nay tránh <br />
được lối học thụ động trên lớp, giáo viên thường đưa ra nhiều biện pháp để kích <br />
thích khả năng tư duy và sáng tạo của học sinh.<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
Học tập chịu sự tác động của các tác nhân nhận thức, xã hội, văn hoá, nhân <br />
cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng như tác động đa dạng cho học sinh <br />
tham gia, phải tạo ra các hoạt động dạy học đa dạng như tác động nhận thức cá <br />
nhân (tự phát hiện, tìm tòi và lĩnh hội); tác động xã hội, văn hoá (như gắn việc <br />
học với hoàn cảnh cụ thể, với bối cảnh văn hoá và xã hội, thời đại) ; phải tạo ra <br />
các tác động tâm lí (sự hợp tác, gắn kết, chia sẽ trách nhiệm và lợi ích).<br />
<br />
Có thể nói, mô hình thảo luận nhóm sẽ giúp cho học sinh cố gắng tìm hiểu <br />
và phát biểu trong nhóm của mình để trình bày cho cả lớp, đồng thời tinh thần <br />
hợp tác trong nhóm sẽ được phát huy và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên <br />
trong nhóm.<br />
<br />
Như thế, khi một vấn đề được đem ra thảo luận trách nhiệm nghiên cứu và <br />
tìm hiểu vấn đề sẽ được thông qua trong nhóm và dù cho vấn đề được giải <br />
quyết đúng hay sai trước khi có nhận xét của nhóm khác và sau cùng là của giáo <br />
viên, vấn đề đó đương nhiên đã tạo sự chú ý và cố gắng tìm hiểu ở mỗi thành <br />
viên và việc học tập do vậy sẽ tích cực hơn. Do đó, việc học tập sẽ mang lại <br />
kết quả tốt hơn, tránh được học sinh chỉ biết ngồi nghe giáo viên một cách thụ <br />
động và dĩ nhiên trong trường hợp như thế kết quả học tập sẽ không mang lại <br />
như ý muốn.<br />
<br />
Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của giáo viên, những thói <br />
quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn,…ít nhiều sẽ bị loại <br />
trừ. Động lực trong nhóm sẽ được phát huy và những động lực tiềm tàng ở mỗi <br />
cá nhân có dịp được bộc lộ.<br />
<br />
Trong khi thảo luận nhóm, việc giao lưu giữa các học sinh đương nhiên <br />
diễn ra. Thông thường thì trong một nhóm trình độ học sinh không khi nào tuyệt <br />
đối bằng nhau, trong nhóm chắc chắn sẽ có những học sinh khá hơn những học <br />
sinh còn lại. Đây cũng chính là cơ hội để cho học sinh học tập lẫn nhau (học <br />
<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
thầy không tày học bạn) và khi được giáo viên tổng kết giải đáp học sinh sẽ <br />
hiểu bài hơn, nhớ lâu hơn và vì vậy việc học tập mang lại kết quả tốt hơn.<br />
<br />
Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy <br />
tính tích cực cao, tính chủ động, sáng tạo của học sinh; mặt khác lại chú trọng <br />
sự phối hợp, hợp tác giữa các học sinh trong quá trình học tập, cần kết hợp năng <br />
lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở học sinh. Để sử dụng có hiệu quả phương <br />
pháp thảo luận nhóm, giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá <br />
nhân và trách nhiệm nhóm, xây dựng vị thế của mỗi học sinh trong nhóm và <br />
trong lớp, hình thành kĩ năng làm việc nhóm cho học sinh.<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
Trong các hoạt động dạy học môn tin học ở các trường tiểu học hiện nay, <br />
thì người giáo viên ít được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ sư phạm về môn tin <br />
học tiểu học và học sinh mới được tiếp xúc về máy vi tính.<br />
Do đó người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, <br />
xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học <br />
trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, <br />
xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo. Giáo viên phải có <br />
sự học tập, sự say mê cùng với lòng quyết tâm cao mới có thể đạt được yêu cầu <br />
của công việc, bởi vì học sinh ít khi được tiếp xúc với máy tính. Vì vậy, với <br />
chuyên đề này tôi đưa ra những suy nghĩ của mình với mong muốn, góp phần <br />
trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ. Đó cũng là nội <br />
dung, mục đích hướng tới của sáng kiến kinh nghiệm này.<br />
<br />
Tin học là ngành nghiên cứu về việc tự động hóa xử lý thông tin bởi một hệ <br />
thống máy tính cụ thể hoặc trừu tượng. Với cách hiểu hiện nay, tin học bao hàm <br />
tất cả các nghiên cứu và kỹ thuật có liên quan đến việc xử lý thông tin. Trong <br />
nghĩa thông dụng, tin học còn có thể bao hàm cả những gì liên quan đến các thiết <br />
bị máy tính hay các ứng dụng tin học văn phòng.<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
2.1.Thuận lợi – Khó khăn<br />
* Thuận lợi<br />
<br />
Tuy môn Tin học là một môn mới và là môn học tự chọn nhưng nhà trường <br />
đã tạo điều kiện để học sinh có thể học từ khối lớp 3, mua sắm máy móc và <br />
trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn tin học đầy đủ.<br />
Giáo viên được đào tạo những kiến thức cơ bản về tin học để đáp ứng yêu <br />
cầu cho dạy và học môn tin học trong bậc tiểu học.<br />
Phòng Giáo dục huyện Krông Ana đã thành lập Tổ Chuyên môn chuyên <br />
biệt tin học cấp tiểu học từ năm 2010. Hàng năm tổ Chuyên môn chuyên biệt <br />
thường xuyên tổ chức các buổi Chuyên đề, Tập huấn, đặc biệt là tổ chức các <br />
buổi thao giảng, dự giờ nhằm trao đổi học hỏi chuyên môn, trao đổi kinh <br />
nghiệm giữa giáo viên tin học trong toàn huyện để nâng cao chất lượng giảng <br />
dạy. <br />
Vì là môn học trực quan, sinh động, môn học khám phá những lĩnh vực mới <br />
nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những tiết thực hành.<br />
* Khó khăn<br />
<br />
Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi đã có một phòng máy vi tính để cho học <br />
sinh thực hành, nhưng số lượng học sinh nhiều. Vì vậy cũng gây một số khó <br />
khăn cho việc thực hành trên máy của học sinh.<br />
Máy tính để bàn nhiều bộ phận nên cũng ảnh hưởng đến vị trí ngồi của học <br />
sinh.<br />
Môn Tin học mới chỉ là môn tự chọn trong chương trình bậc tiểu học, nên <br />
chương trình và sự phân phối chương trình bước đầu chưa có sự thống nhất và <br />
đang hoàn chỉnh. <br />
<br />
Qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, học sinh lớp 4A trường TH <br />
Nguyễn Văn Trỗi, nhiều em chưa biết nhiều về máy tính hoạt động như thế <br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
nào, chưa biết thao tác các công cụ trên phần mềm đơn giản, và làm thế nào để <br />
thao tác được với máy tính.<br />
<br />
2.2. Thành công hạn chế<br />
* Thành công <br />
<br />
Nắm được kiến thức kỹ năng của học sinh để có biện pháp bồi dưỡng và <br />
hỗ trợ cho học sinh.<br />
<br />
Giáo dục được ý thức học tập của học sinh.<br />
Giúp học sinh có kiến thức về máy tính, thao tác nhanh nhẹn.<br />
<br />
Học sinh được trao đổi thảo luận với nhau, phát huy được tính chủ động, <br />
giúp các em linh hoạt và sáng tạo trong giờ học.<br />
<br />
Học sinh hứng thú tham gia vào tiết học, tiết ôn tập, tiết thực hành. Tạo <br />
không khí học tập sôi nổi, tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết… Các tiết học <br />
không còn nặng nề.<br />
* Hạn chế<br />
<br />
Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, vẫn còn những tồn tại nhất <br />
định, cụ thể là:<br />
<br />
Nhiều học sinh chưa biết cách thảo luận và trao đổi, thao tác còn rụt rè.<br />
Phòng máy tính chật hẹp nên ảnh hưởng đến tư thế cũng như vị trí ngồi <br />
của học sinh.<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu<br />
<br />
* Mặt mạnh<br />
Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới. Kích thích <br />
sự nghiên cứu, suy nghĩ, tư duy, và cách giải quyết vấn đề nhanh gọn.<br />
Tạo không khí thỏa mái, bài học diễn ra sôi nổi hào hứng hơn.<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
* Mặt yếu <br />
Một số em còn ỉ lại các bạn trong nhóm mà không chịu trao đổi.<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động đến biện pháp nhằm phát huy <br />
tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học.<br />
<br />
Ảnh hưởng của phương pháp dạy truyền thống.<br />
Kinh nghiệm dạy học của giáo viên chưa nhiều.<br />
<br />
Vấn đề kinh nghiệm trong dạy học là vấn đề tạo nên sự thành công, mang <br />
lại chất lượng giáo dục cao. Đòi hỏi phải có thâm niên dạy học nhiều.<br />
<br />
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra<br />
Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng nhằm nhận <br />
biết khả năng nhận biết của học sinh, để từ đó giáo viên căn cứ vào thực tế để <br />
có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với phương pháp cũng như đối <br />
tượng học sinh.<br />
Việc ra các câu hỏi để học sinh thảo luận là khâu quan trọng nhất, câu hỏi <br />
phải rỏ ràng, thực tế, phù hợp với môn học và với trình độ của học sinh nhưng <br />
yêu cầu phải rộng, phải đa dạng để phát huy tính sang tạo và am hiểu của học <br />
sinh.<br />
<br />
Tổng số Ghi <br />
Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu Tỷ lệ<br />
HS chú<br />
<br />
25 2 8% 8 32% 7 28% 8 32%<br />
<br />
Bảng 1: Khảo sát chất lượng đầu năm học của học sinh lớp 4A<br />
Trường TH Nguyễn Văn Trỗi (Năm học 20142015)<br />
<br />
Qua kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, học sinh lớp 4A trường TH Nguyễn <br />
Văn Trỗi năm học 20142015 nhiều em còn rụt rè, còn ngại thao tác, không hợp <br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
tác với bạn , chưa biết cách hoạt động nhóm trong môn tin học là như thế nào, <br />
và làm thế nào để hợp tác với nhau.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
* Giải pháp: Cho học sinh thảo luận nhóm đôi<br />
Không có phương pháp nào là vạn năng, do vậy người giáo viên phải biết <br />
sáng tạo, vận dụng linh hoạt, thâm nhập tâm lí học sinh, từ đó đưa ra những <br />
biện pháp hữu hiệu nhất. Phương pháp nào đi chăng nữa thì kết quả mong muốn <br />
cuối cùng là làm sao cho học sinh nắm được, nắm chắc các kiến thức mà giáo <br />
viên truyền thụ do đó giáo viên phải xác định:<br />
<br />
Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu của cuộc thảo luận. <br />
<br />
Thứ hai, xây dựng nội dung thảo luận. <br />
<br />
Thứ ba, xây dựng cấu trúc tiến trình thảo luận từng vấn đề. <br />
<br />
Thứ tư, dự kiến hệ thống câu hỏi nêu vấn đề và câu hỏi gợi mở sẽ được <br />
sử dụng trong quá trình thảo luận. <br />
<br />
Thứ năm, kế hoạch thảo luận cần thông báo cho học sinh biết trước. <br />
<br />
Cách thực hiện khi tiến hành thảo luận nhóm:<br />
<br />
Chia nội dung bài dạy thành những vấn đề nhỏ có liên kết với nhau. <br />
<br />
Chia lớp học thành nhiều nhóm nhỏ. <br />
<br />
Cử ra một nhóm trưởng và có thể là một thư ký trong mỗi nhóm. <br />
<br />
Giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, các nhóm. <br />
<br />
Trong mỗi chủ đề thảo luận, nên thực hiện theo quy trình chung của thảo <br />
luận. <br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
Các sản phẩm được giới thiệu và trình bày trước nhóm, lớp. <br />
<br />
Đảm bảo yếu tố cạnh tranh và thi đua trong các nhóm. <br />
<br />
Đảm bảo yếu tố thông tin phản hồi từ các nhóm.<br />
<br />
Giáo viên đóng vai trò trọng tài, cố vấn, kiểm tra, kết luận. <br />
<br />
Vai trò của phương pháp thảo luận nhóm: <br />
<br />
Đối với học sinh: <br />
<br />
Hoạt động nhóm là một phương pháp rất tốt về tư duy logic, về cách đào <br />
sâu và trau rồi kiến thức, giúp cho học sinh bước đầu biết nêu và giải quyết vấn <br />
đề khoa học, biết phân tích, đánh giá, nhận xét những nhận định của người khác <br />
và bảo vệ ý kiến của mình với những suy luận có căn cứ. Qua thảo luận nhóm <br />
giúp học sinh hình thành giao tiếp, tổ chức lãnh đạo, khả năng tư duy, tinh thần <br />
hợp tác, trao đổi, giúp đỡ, hoà nhập cộng đồng. <br />
<br />
Đối với giáo viên: <br />
<br />
Phương pháp hoạt động nhóm giúp giáo viên có điều kiện bổ sung và mở <br />
rộng những kiến thức, giúp giáo viên đánh giá sự tiếp thu của học sinh và trình <br />
độ tư duy của các em. Giáo viên có điều kiện trực tiếp uốn nắn những tri thức <br />
sai lệch, không chuẩn xác và định hướng kiến thức cần thiết cho học sinh. Thảo <br />
luận nhóm còn là nơi áp dụng và kiểm nghiệm tính đúng đắn của những phương <br />
pháp và phương thức giảng dạy và học tập có tính đặc thù của môn học, cũng <br />
như đối với phần, chương, mục của bài giảng.<br />
<br />
* Biện pháp<br />
Có rất nhiều cách thức khác nhau để giáo viên có thể nâng cao hiệu quả của <br />
những tiết thảo luận, nếu như giáo viên là người có tâm huyết, được đào tạo tốt, <br />
nắm chắc quy trình và có biện pháp tổ chức thảo luận hữu hiệu thì người dạy <br />
có thể phát huy tối đa mặt tích cực của phương pháp thảo luận nhóm, nó là <br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 12<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
phương pháp có nhiều ưu việt nó đã phát huy được tính tích cực, tự giác của <br />
người học và khả năng thực thi tương đối cao so với các phương pháp khác. Để <br />
sử dụng có hiệu quả phương pháp này trong giảng dạy môn tin học, theo tôi, <br />
giáo viên cần phải:<br />
<br />
+ Thứ nhất: Nắm được những nguyên tắc trong việc xây dựng quy trình <br />
thảo luận nhóm, bao gồm:<br />
<br />
Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh.<br />
<br />
Nguyên tắc đảm bảo hài hòa giữa các hình thức dạy và học.<br />
<br />
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống.<br />
<br />
Nguyên tắc đảm bảo tính thực tế.<br />
<br />
Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện. <br />
<br />
+ Thứ hai: Xây dựng quy trình thực hiện phương pháp thảo luận nhóm.<br />
<br />
Theo tôi quy trình này là một hệ thống bao gồm 3 giai đoạn và 10 bước, <br />
được thể hiện ở sơ đồ dưới đây: <br />
<br />
(Sơ đồ:Tích hợp quá trình dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm)<br />
<br />
Bước Giáo viên Giai đoạn Học sinh<br />
<br />
<br />
<br />
Xác định mục tiêu bài Xác định nhiệm vụ <br />
1<br />
học bài học<br />
<br />
<br />
<br />
Xây dựng, thiết kế nội Lập kế Nghiên cứu nội dung <br />
2<br />
dung bài học hoạch bài học<br />
thảo luận<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 13<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
<br />
Lựa chọn phương Lựa chọn phương <br />
3<br />
pháp, phương tiện pháp, phương tiện<br />
<br />
<br />
<br />
Thành lập nhóm, giao Gia nhập nhóm, nhận <br />
4 nhiệm vụ nhiệm vụ, tự nghiên <br />
cứu<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức thảo luận Hợp tác với bạn cùng <br />
5<br />
theo cặp bàn<br />
Thực hiện <br />
nội dung <br />
Tổ chức thảo luận thảo luận Hợp tác với bạn <br />
6<br />
trong nhóm trong nhóm<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức thảo luận Tham gia thảo luận <br />
7<br />
giữa các nhóm lớp<br />
<br />
<br />
<br />
Trọng tài, cố vấn, Tự kiểm tra, đánh giá<br />
8<br />
kiểm tra Tổng kết, <br />
đánh giá<br />
<br />
Tổng kết, nhận xét, Tóm tắt rút ra kết <br />
9<br />
đánh giá chung luận, kinh nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
10 Giao nhiệm vụ cho bài Tiếp nhận nhiệm vụ <br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 14<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
<br />
học mới của bài học<br />
<br />
+ Thứ ba: Chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hoạt động nhóm:<br />
<br />
Phương pháp thảo luận nhóm thành công hay không còn tùy thuộc vào sự <br />
chuẩn bị của giáo viên và học sinh. Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự kiến được <br />
tình huống xảy ra và có những biện pháp xử lí kịp thời cũng như có sự hợp tác từ <br />
học sinh thì phương pháp thảo luận nhóm sẽ mang lại kết quả cao. Vì vậy, <br />
trước khi lên lớp, giáo viên cần chuẩn bị tốt các nội dung sau:<br />
<br />
Mục tiêu của hoạt động nhóm bài học này là gì?<br />
<br />
Những vấn đề thảo luận trong nhóm là những vấn đề gì?<br />
<br />
Nên chia lớp ra làm mấy nhóm?<br />
<br />
Hoạt động này có phù hợp với số lượng học sinh trong nhóm không?<br />
<br />
Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian?<br />
<br />
Tất cả học sinh tham gia có thu được lợi ích từ hoạt động này không?<br />
<br />
Thiết bị dạy học cần dùng là những thiết bị gì?<br />
<br />
Dự kiến tình huống xảy ra và cách giải quyết.<br />
<br />
Học sinh phải chuẩn bị những gì?<br />
<br />
Soạn giáo án cho phù hợp với việc thảo luận nhóm.<br />
<br />
Chuẩn bị những phương án dự bị…<br />
<br />
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần nhắc nhở học sinh chuẩn bị trước các nội <br />
dung sau:<br />
<br />
Thuộc bài cũ và chuẩn trước bị bài mới.<br />
<br />
Làm những bài tập của giờ lần trước (nếu có)<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 15<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
Chuẩn bị những thứ cần thiết mà giáo viên đã dặn dò…<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Việc phân chia nhóm thường dựa trên: số lượng học sinh của lớp học, đặc <br />
điểm học sinh và chủ đề bài học. Cách chia nhóm như thế nào là hợp lí; có thể <br />
theo một tiêu chuẩn nào đó của bài học hay của giáo viên và cũng có thể hoàn <br />
toàn ngẫu nhiên hoặc có thể theo số điểm danh, theo giới tính, theo vị trí ngồi…<br />
<br />
Giáo viên giao câu hỏi cho từng nhóm (có thể chiếu lên máy chiếu, viết lên <br />
bảng phụ, viết vào giấy giao cho từng nhóm…) hướng dẫn học sinh cách thực <br />
hiện, phân bố thời gian hợp lí, giải đáp thắc mắc của học sinh trước khi chính <br />
thức đi vào hoạt động, đồng thời ghi lại chủ đề và chỉ dẫn lên bảng, máy chiếu <br />
hay thiết bị khác…<br />
Trong một tiết dạy giáo viên có thể chọn một trong số các cách chia nhóm <br />
sau đây (tuỳ theo đặc điểm của lớp và và nội dung bài học). Bản thân tôi đã áp <br />
dụng linh hoạt tùy theo bài theo các cách như sau:<br />
<br />
Các bước tiến hành:<br />
<br />
+ Bước 1: Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận:<br />
<br />
Với cách này có thể chia theo chỗ ngồi 2 em ngồi gần nhau thành một nhóm <br />
(Cặp đôi) để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Sau <br />
thời gian thảo luận mỗi nhóm nhỏ cử một thành viên trình bày ý kiến của cả <br />
nhóm cho cả lớp nghe (giáo viên yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm <br />
sau không được lặp lại ý của nhóm trước đã trình bày).<br />
Ví dụ: Trong bài 1 chương 3 SGK trang 39 “Vì sao phải gõ mười ngón tay”; <br />
mục 1 “Gõ bàn phím bằng 10 ngón tay có lợi ích gì”. Giáo viên cho các nhóm <br />
cùng thảo luận nội dung: Gõ bàn phím bằng 10 ngón tay có lợi ích gì?<br />
<br />
Giáo viên có thể chỉ định bất kì nhóm trình bày ý kiến nhưng nhóm sau <br />
không lặp lại ý của nhóm trước sau đó giáo viên nhận xét, kết luận.<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 16<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hoạt động thảo luận nhóm đôi trong tiết học<br />
<br />
Luyện gõ với phần mềm Mario của học sinh lớp 4A<br />
+ Bước 2: Chia nhóm theo tổ:<br />
<br />
Nhóm này được xây dựng dựa trên các tổ đã được chia sẵn trên lớp để thảo <br />
luận các vấn đề giáo viên giao cho các nhóm (tùy theo đặc điểm của lớp mà có <br />
các nhóm tương ứng, thông thường trong lớp học có 4 tổ giáo viên sẽ chia làm 4 <br />
nhóm để thảo luận, cách này thường dùng cho tiết học lý thuyết để các em trao <br />
đổi). Sau khi các nhóm thảo luận sẽ cử đại diện trình ý kiến của nhóm cho cả <br />
lớp, sau đó các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến và cuối cùng giáo viên nhận <br />
xét kết luận ý kiến của từng nhóm.<br />
Ví dụ: Trong bài tập thực hành 1 SGK trang 77 “Cỡ chữ và phông chữ”. <br />
Cách thực hiện giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm giao một vấn đề để <br />
các em giải quyết.<br />
<br />
Nhóm 1: Nêu các bước để chọn toàn bộ văn bản?<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 17<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
Nhóm 2: Nêu các bước thực hiện để chọn cỡ chữ?<br />
<br />
Nhóm 3: Nêu các bước thực hiện để chọn phông chữ?<br />
<br />
Nhóm 4: Nêu các thay đổi cỡ chữ?<br />
<br />
+ Bước 3. Chia nhóm theo sở thích:<br />
<br />
Cách này thực hiện dựa trên việc các học sinh tự do lựa chọn để tạo thành <br />
một nhóm và giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một thời <br />
gian nhất định (có thể quan sát, tìm hiểu một vấn đề nào đó), kết quả sẽ được <br />
đại diện của mỗi nhóm trình bày trong giờ học sau.<br />
<br />
Ví dụ: Trước khi học bài 2 chương 7 SGK trang 117 “Em học nhạc với <br />
Encore”. Giáo viên chia nhóm HS nghiên cứu, tìm hiểu các nội dung trước, sau đó <br />
vào tiết học các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến.<br />
<br />
Nhóm 1: Tìm hiểu về khuông nhạc.<br />
<br />
Nhóm 2: Tìm hiểu về khóa soi.<br />
<br />
Nhóm 3: Tìm hiểu về cao độ nốt nhạc<br />
<br />
Nhóm 4: Tìm hiểu về ý nghĩa của phần mềm Encore.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 18<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
+ Bước 4: Giảng – Viết Thảo luận:<br />
Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi bằng cách đưa ra các phương án lựa <br />
chọn và yêu cầu học sinh giải thích tại sao phải chọn phương án đó (cách này <br />
thực hiện sau mỗi bài học), sau khi mỗi cá nhân xử lí các câu hỏi thì so sánh với <br />
các học sinh khác. Sau đó, giáo viên tổ chức thảo luận để kiểm tra các câu trả lời <br />
hợp lí.<br />
<br />
Ví dụ: Sau khi tìm hiểu bài 1 chương 6 “Bước đầu làm quen với logo” SGK <br />
trang 97 . Để kiểm tra lại khả năng tiếp thu bài của học sinh, giáo viên cho học <br />
sinh trả lời câu hỏi ngắn?<br />
Để rùa về vị trí xuất phát, xóa toàn bộ sân chơi ta thực hiện lệnh gì?<br />
<br />
a. FD.<br />
b. RT.<br />
<br />
c. CS.<br />
d. LT.<br />
<br />
Về nội dung và thời gian thảo luận:<br />
<br />
Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.<br />
<br />
Thời gian thảo luận có thể căn cứ vào nội dung bài học cũng như đặc điểm <br />
của lớp học.<br />
<br />
Ví dụ: Trong bài 1 chương 3 SGK trang 39 “Vì sao phải gõ mười ngón tay”; <br />
mục 1 “Gõ bàn phím bằng 10 ngón tay có lợi ích gì”. Giáo viên cho các nhóm <br />
cùng thảo luận nội dung “Gõ bàn phím bằng 10 ngón tay có lợi ích gì”: Các nhóm <br />
thảo luận trong 3 phút và cử đại diện trình bày (1 phút/nhóm) các nhóm sau <br />
không nói lại ý của nhóm trước sau đó Giáo viên chốt lại nội dung.<br />
<br />
Vai trò của giáo viên và nhóm trưởng:<br />
<br />
Vai trò của giáo viên:<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 19<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
+ Thứ nhất: Khi học sinh tiến hành thảo luận, giáo viên chuyển từ vị trí <br />
người hướng dẫn sang vị trí người giám sát. Nhiệm vụ của giáo viên lúc này là <br />
nhận biết tiến trình hoạt động của các nhóm từ đó có thể có những can thiệp kịp <br />
thời để mang lại hiệu quả cao. Muốn vậy, khi giám sát hoạt động nhóm giáo <br />
viên cần:<br />
Chú ý đến hoạt động mà giáo viên yêu cầu lớp thực hiện, không được <br />
tranh thủ làm việc riêng khi học sinh đang thảo luận. Giáo viên cần phải di <br />
chuyển, quan sát và giám sát mọi hoạt động của lớp.<br />
<br />
Chú ý lắng nghe quá trình trao đổi của học sinh trong nhóm. Từ đó, giáo <br />
viên có thể có những phát hiện thú vị và khả năng đặc biệt của từng học sinh, <br />
hướng thảo luận của từng nhóm để điều chỉnh kịp thời.<br />
Quan sát để xem có học sinh nào “đứng bên lề” hoạt động không? Nếu có, <br />
giáo viên tìm cách đưa các em vào không khí chung của nhóm.<br />
+ Thứ hai: Trong tiết học, giáo viên phải chú ý nhận biết bầu không khí <br />
xem các nhóm hoạt động “thật” hay “giả”.<br />
+ Thứ ba: Giáo viên cần có sự điều chỉnh kịp thời để khi vấn đề giáo viên <br />
đặt ra lại là nguyên nhân gây nên sự thay đổi không khí hoạt động của nhóm. <br />
Nếu vấn đề quá khó, học sinh không đủ khả năng giải quyết, hoặc ngược lại, <br />
nếu vấn đề quá dễ sẽ khiến học sinh không có gì phải làm. Cả hai trường hợp <br />
này đều có thể làm giảm đi độ “nóng” của bầu không khí trong lớp.<br />
<br />
+ Thứ tư: Giáo viên cần khen ngợi, tuyên dương, khuyến khích theo TT <br />
30/2014 BGD&ĐT và gợi ý cho học sinh trong quá trình thảo luận nếu thật sự <br />
cần thiết.<br />
+ Thứ năm: Giáo viên định rõ lượng thời gian hoạt động nhóm cụ thể, và <br />
nhắc thời gian để các nhóm hoàn thành phần hoạt động của mình đúng thời gian <br />
quy định.<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 20<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
+ Thứ sáu: Giáo viên cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến học <br />
sinh trong suốt buổi thảo luận nhóm nhỏ. Thỉnh thoảng cũng rất hữu ích nếu <br />
giáo viên xen lời bình luận vào giữa cuộc thảo luận của một nhóm. Đối với <br />
những vấn đề nhạy cảm thường có những tình huống mà học sinh sẽ cảm thấy <br />
bối rối, ngại ngùng khi phải nói trước mặt giáo viên, trong trường hợp này giáo <br />
viên có thể quyết định tránh không xen vào hoạt động của nhóm khi thảo luận.<br />
<br />
Vai trò của nhóm trưởng:<br />
<br />
+ Thứ nhất: Phải có khả năng tổ chức, phân công nhiệm vụ cho các thành <br />
viên, bố trí chỗ ngồi cho phù hợp, hướng dẫn các thành viên thảo luận đúng với <br />
nội dung đã giao.<br />
<br />
+ Thứ hai: Phải biết linh hoạt và nhạy bén, có khả năng điều động tất cả <br />
các thành viên trong nhóm tham gia tích cực vào thảo luận; theo dõi, quan sát <br />
từng người để có biện pháp điều chỉnh kịp thời; lắng nghe ý kiến đóng góp thảo <br />
luận của các thành viên trong nhóm mình, động viên khuyến khích những bạn ít <br />
nói, rụt rè phát huy tính năng động, sáng tạo của các bạn trong nhóm.<br />
Như vậy, vai trò của nhóm trưởng là rất quan trọng vì vậy trong quá giảng <br />
dạy giáo viên cần phải quan sát thái độ và cách làm việc của từng học sinh để <br />
lựa chọn các nhóm trưởng cho thích hợp. Tuy nhiên, nhóm trưởng không phải là <br />
người quyết định hết tất cả cho buổi thảo luận.<br />
<br />
Trình bày kết quả thảo luận:<br />
<br />
Kết quả thảo luận có thể được trình bày dưới nhiều hình thức: bằng lời, <br />
đóng vai, viết hoặc vẽ lên giấy khổ to…có thể do một người thay mặt nhóm <br />
trình bày, có thể nhiều người trình bày mỗi người một đoạn nối tiếp nhau...Các <br />
nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết <br />
luận. Cho HS ghi nội dung bài học vào vở.<br />
<br />
<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 21<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
Phần cũng cố là một phần quan trọng trong giờ dạy, nhằm kiểm tra kết quả <br />
của các em học sinh sau tiết học. Do vậy khuyến khích tổ chức các trò chơi sinh <br />
động hấp dẫn để kiểm tra sự hiểu biết, nắm bài của các em, như trò chơi “ô <br />
chữ”, trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”....<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần cũng cố bằng trò chơi “ Chiếc nón kỳ diệu” trong tiết học<br />
Vì sao phải tập gõ mười ngón của học sinh lớp 4A<br />
Dựa trên khảo sát chất lượng đầu năm tôi đã dùng biện pháp thảo luận <br />
nhóm để kèm cặp giúp đỡ các em học sinh lớp 4A Trường TH Nguyễn Văn Trỗi. <br />
Đa số các em đã biết cách thảo luận trao đổi với nhau về cách thao tác với máy <br />
tính nhanh nhạy và linh hoạt, nhưng vẫn còn một số em chưa tập trung.<br />
<br />
Thông qua việc thay đổi cách dạy qua từng tiết học giúp các em thay đổi <br />
không khí, để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, đạt được hiệu quả tốt hơn. Việc cho <br />
học sinh học lý thuyết kết hợp thực hành giúp học sinh hiểu sâu bài hơn và tránh <br />
sự nhàm chán …<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 22<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
Giáo án minh hoạ<br />
<br />
CHƯƠNG III: EM TẬP GÕ MƯỜI NGÓN<br />
<br />
BÀI 1: VÌ SAO PHẢI TẬP GÕ MƯỜI NGÓN<br />
<br />
<br />
<br />
I. MỤC TIÊU<br />
Nhớ lại các hàng phím và các chức năng của các phím đặc biệt. Biết tư <br />
thế ngồi làm việc, cách đặt tay đúng để có thể gõ 10 ngón.<br />
Nắm được kỹ năng học gõ bàn phím bằng 10 ngón. Biết được gõ bàn <br />
phím bằng 10 ngón thì sẽ gõ nhanh và chính xác hơn. Do đó tiết kiệm được thời <br />
gian và công sức.<br />
<br />
Say mê hứng thú, rèn luyện tính chăm chỉ, khả năng phán đoán. Biết bảo <br />
dưỡng, bảo vệ máy tính của mình, hiểu được tác dụng của máy tính trong đời <br />
sống.<br />
II. CHUẨN BỊ<br />
<br />
Giáo viên: Máy tính xách tay, máy chiếu, phòng máy tính, hình ảnh minh <br />
hoạ, phần mềm Mario.<br />
<br />
Học sinh: Vở ghi, SGK và bút ghi.<br />
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC<br />
<br />
Tiết 1<br />
<br />
1. Ổn định lớp Hát tập thể<br />
<br />
2. Kiểm tra bài cũ<br />
Gọi HS nhắc lại các thao tác để vẽ một Trả lời cách vẽ hình elíp<br />
hình elip. Nhận xét.<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 23<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
<br />
Nhận xét – tuyên dương<br />
3. Bài mới<br />
<br />
a. Hoạt động 1: Giới thiệu bàn phím<br />
Chia nhóm: Mỗi nhóm 2 HS ngồi một <br />
máy.<br />
Hãy quan sát trên bàn phím và có nhận <br />
xét gì về hàng phím cơ sở.<br />
Quan sát HS thảo luận Thảo luận câu hỏi.<br />
<br />
Nhận xét tuyên dương Đại diện từng nhóm trình bày <br />
kết quả của nhóm mình.<br />
Thảo luận câu hỏi.<br />
Chia 4 HS thành một nhóm thảo luận.<br />
Đại diện từng nhóm trình bày <br />
+ Phím Shift có tác dụng gì?<br />
kết quả.<br />
+ Chức năng của phím Enter?<br />
+ Chức năng của phím Space bar?<br />
<br />
b. Hoạt động 2: Cách đặt tay lên bàn phím <br />
Cho HS quan sát trên máy chiếu về bàn Quan sát theo dõi trình bày kết <br />
phím và quan sát bàn phím tính thật. quả của mình.<br />
<br />
Để gõ các phím em phải đặt tay lên hàng <br />
phím nào?<br />
c. Hoạt động 3: Thực hành gõ phím<br />
<br />
Cho HS khởi động phần mềm Mario để Chia 2 HS ngồi một máy để <br />
thực hành luyện tập gõ bàn phím: thực hành luyện gõ.<br />
<br />
+ Hàng phím cơ sở.<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 24<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
<br />
+ Hàng phím trên + hàng phím cơ <br />
sở.<br />
<br />
+ Hàng phím dưới.<br />
+ Hàng phím số.<br />
<br />
4. Củng cố dặn dò.<br />
Tổ chức trò chơi “ Chiếc nón kỳ diệu”. Quan sát, lắng nghe, trả lời <br />
các câu hỏi.<br />
Giới thiệu thể lệ trò chơi, luật chơi, <br />
nguyên tắc chơi.<br />
<br />
Nhận xét tiết học – Tuyên dương<br />
<br />
Qua kiểm tra chất lượng đầu năm học tôi đã dùng các biện pháp để giúp đỡ <br />
các em, các em đã biết sử dụng máy tính, thao tác nhanh hơn và thành thạo hơn. <br />
Nhưng bên cạnh đó một số em vẫn còn chậm khi thao tác với máy tính, nên kết <br />
quả kiểm tra cuối kỳ I như sau:<br />
<br />
Tổng số Tỷ Ghi <br />
Giỏi Tỷ lệ Khá Tỷ lệ TB Tỷ lệ Yếu<br />
HS lệ chú<br />
<br />
25 7 28% 9 36% 5 20% 4 16%<br />
<br />
Bảng 2: Khảo sát chất lượng học kỳ I của học sinh lớp 4A<br />
<br />
Trường TH Nguyễn Văn Trỗi ( Năm học 20142015)<br />
Muốn có giờ dạy đạt hiệu quả cao, bản thân mỗi giáo viên dạy Tin học <br />
nhận thức được cần phải có kế hoạch bồi dưỡng Tin học cho bản thân bằng <br />
cách tự tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể học tập các đồng <br />
nghiệp của trường bạn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ngươi th<br />
̀ ực hiên: Đinh Ngoc Quôc<br />
̣ ̣ ́ 25<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo<br />
của học sinh trong học tập môn Tin học tiểu học<br />
<br />
Bên cạnh tìm hiểu kiến thức về Tin học, giáo viên cũng phải tìm hiểu các <br />
kiến thức khác như văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội để tự nâng cao nhận thức <br />
của bản thân.<br />
<br />
Ghi nhận sau tiết học<br />
<br />
Giáo viên bám sát các nội dung trong sách giáo khoa nên học sinh nắm vững <br />
bài học.<br />
<br />
Giáo viên cho học sinh vừa nắm lý thuyết vừa áp dụng thực hành nên học <br />
sinh hứng thú, say mê, sáng tạo.<br />
<br />
Học sinh thích thú được trao đổi với các bạn, được thao tác trên máy tính, <br />
nắm được các phím chức năng, nhận biết được từng phím, các hàng phím trên <br />
bàn phím.<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Ban lãnh đạo nhà trường tiếp tục khiến khích giáo viên áp dụng công nghệ <br />
thông tin vào trong bài giảng, đặc biệt là sử dụng các tiết thực hành nhằm tạo <br />
hứng thú cho học sinh, giúp học sinh nhanh nhẹn, qua đó hướng cho học sinh <br />
tiếp cập khoa học hiện đại. say mê sáng tạo trong quá trình học tập.<br />
<br />
Phải đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ (máy tính, máy chiếu, <br />
phòng máy, bàn ghế….) để phục vụ quá trình giảng dạy.<br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Bên cạnh việ