intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến thư viện

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

60
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Tìm ra những giải pháp, hình thức để thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến với Thư viện để học sinh có thể tự đến thư viện mượn sách, báo phục vụ cho quá trình tự học, tự nghiên cứu của mình. Đồng thời nâng cao chất lượng quản lý thư viện của mỗi cán bộ đang phụ trách công tác thư viện ở trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến thư viện

I. Phần mở đầu<br /> <br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Thư  viện trường học là một bộ  phận cơ sở  vật chất trọng yếu, trung tâm <br /> sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường. Thư viện góp phần nâng cao chất  <br /> lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ  bản về  khoa học thư <br /> viện và xây dựng thói quen tự  học, tự  nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ  sở  từng  <br /> bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào <br /> việc bồi dưỡng tư  tưởng chính trị  và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các <br /> thành viên của nhà trường.<br /> Sách báo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống xã hội, như Lê Nin  <br /> đã nói: “ Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ <br /> nghĩa cộng sản”. Với nhà trường, sách báo lại càng có ý nghĩa quan trọng vì nó là <br /> người bạn gần gũi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần  <br /> có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo...để  học tập và rèn luyện. Giáo <br /> viên cần có sách giáo khoa, sách nghiệp vụ  để  giảng dạy và bồi dưỡng chuyên  <br /> môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí  ở  thư  viện  <br /> cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáo viên và học sinh <br /> trong nhà trường.<br /> Chính vì vậy từ  lâu thư  viện trường học đã trở  thành một bộ  phận không <br /> thể thiếu được trong nhà trường.<br /> Là một trường đóng trên địa bàn khó khăn, có hơn 60%  là học sinh dân tộc <br /> thiểu số.Vậy làm thế  nào để  thu hút được học sinh dân tộc thiểu số  đến Thư <br /> viện? Đây là một công việc hết sức khó khăn đối với cán bộ thư viện đang công <br /> tác tại mỗi trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số. Thực tế  cho thấy, những  <br /> cán bộ  thư  viện được phân công phụ  trách công tác thư  viện  ở  mỗi trường có  <br /> <br /> <br /> 1<br /> nhiều học sinh dân tộc thiểu số hết sức lo lắng, băn khoăn bởi vì họ đã bỏ ra khá  <br /> nhiều công sức, thời gian mà hiệu quả  vẫn chưa cao, học sinh dân tộc thiểu số <br /> đến thư viện đọc sách báo vẫn còn ít. <br /> Trong thực tế khi làm công tác quản lý thư viện ở trường, tôi nhận thấy các  <br /> em học sinh dân tộc thiểu số  đến thư  viện còn rất ít với tâm lý rụt rè, e ngại, <br /> chưa biết cách để tiếp cận sách báo trong thư viện...Vì các em chưa làm quen với  <br /> việc tự  học, tự  nghiên cứu. Từ  những lý do trên, tôi thực hiện đề  tài: “Một số <br /> biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến thư  viện”. Hy vọng <br /> rằng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp bạn bè, đồng nghiệp đang công <br /> tác  ở  những trường có nhiều   học sinh dân tộc thiểu số  tháo gỡ  được những  <br /> vướng mắc về công tác quản lý thư viện ở trường, để công tác này ngày càng đạt <br /> hiệu quả cao hơn, và trên hết là: “Tất cả vì học sinh thân yêu”  “ Vì các chủ nhân <br /> tương lai của đất nước sau này”.<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> * Mục tiêu: Tìm ra những giải pháp, hình thức để thu hút học sinh dân tộc <br /> thiểu số đến với Thư viện để  học sinh có thể  tự  đến thư  viện mượn sách , báo <br /> phục vụ  cho quá trình tự  học, tự  nghiên cứu của mình. Đồng thời nâng cao chất  <br /> lượng quản lý thư  viện của mỗi cán bộ  đang phụ  trách công tác thư  viện  ở <br /> trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.<br /> * Nhiệm vụ:<br /> ­ Mô tả  có phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của thư  viện trường  <br /> THCS Tô Hiệu với mức độ  phù hợp, rút ra bài học kinh nghiệm làm tiền đề  cho  <br /> hoạt động thư viện.<br /> ­ Đề ra những biện pháp mang tính khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động  <br /> thư viện ở trường THCS Tô Hiệu.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> 2<br /> Đối tượng nghiên cứu là học sinh dân tộc thiểu số   ở  trường THCS Tô <br /> Hiệu.<br /> 4. Giới hạn của đề tài<br /> ­ Bàn về  một số  biện pháp, hình thức giúp học sinh dân tộc thiểu số  đến  <br /> với thư viện, cụ thể là giúp học sinh dân tộc thiểu số đến với thư viện.<br /> ­ Đối tượng áp dụng là các em học sinh dân tộc thiểu số từ năm học 2013­<br /> 2014 đến nay ở trường THCS Tô Hiệu.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận<br /> Phương pháp phân tích­ tổng hợp tài liệu: Thu thập những thông tin về vai  <br /> trò của cán bộ  thư  viện trong công tác hoạt động thư  viện trên các tạp chí giáo  <br /> dục, Luật giáo dục...<br /> b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br /> ­  Phương pháp điều tra:   Vào đầu năm học, cán bộ  thư  viện phát phiếu <br /> điều tra nhu cầu đọc sách đến các em học sinh.<br /> ­ Phương pháp khảo nghiệm, thử  nghiệm: Áp dụng các giải pháp, biện  <br /> pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số  đến thư  viện tại trường THCS Tô <br /> Hiệu.<br /> c. Phương pháp thống kê toán học: Xử  lý số  liệu trên phần mềm Excel <br /> 2010<br /> II. Phần nội dung<br /> 1. Cơ sở lý luận<br /> Hoạt động chủ  yếu của giáo viên và học sinh trong nhà trường là giảng <br /> dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều phải sử dụng công cụ sách, báo. Sách, <br /> báo chỉ có thể được quản lý tốt và phát huy được tác dụng tích cực của nó trên cơ <br /> sở  tổ  chức công tác thư  viện. Vì vậy tổ  chức thư  viện trong nhà trường nhằm <br /> <br /> 3<br /> thỏa mãn nhu cầu về  sách, báo cho giáo viên và học sinh, là một yêu cầu khách <br /> quan không thể thiếu được.<br /> Đối với nhà trường, thư  viện chẳng những là cơ  sở  vật chất trọng yếu, “ <br /> đảm bảo số  lượng và chất lượng sách giáo khoa, sách giáo viên và sách tham  <br /> khảo” mà thư  viện còn giúp các em xây dựng được phương pháp học tập và <br /> phong cách làm việc khoa học, biết sử dụng sách, báo trong thư viện.<br /> Trong đó bạn đọc là một bộ  phận không thể  thiếu trong các yếu tố  tạo <br /> thành thư  viện. Vốn tài liệu chỉ  thực sự  phát huy được giá trị  khi nó được bạn  <br /> đọc sử  dụng. Phục vụ bạn đọc là khâu trọng tâm trong toàn bộ  công tác tổ  chức <br /> của thư viện, quyết định kết quả và chất lượng phục vụ của thư viện.<br /> Dựa trên những nghiên cứu về phương pháp tổ chức hoạt động thư viện và <br /> vấn đề thường gặp khi làm công tác thư viện tại trường THCS Tô Hiệu.<br /> 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />   Thư  viện Trường THCS Tô Hiệu có tổng diện tích 50 m2, được trang bị <br /> đầy đủ  tủ, giá, bàn ghế  một cách hợp lý, khoa học. Vốn tài liệu được bổ  sung <br /> đầy đủ, kịp thời đáp  ứng nhu cầu bạn đọc, phục vụ  chương trình đổi mới của  <br /> giáo dục. Thư viện trường có một quy chế hoạt động phù hợp với chương trình  <br /> dạy học và các hoạt động khác của nhà trường.<br /> Song, thực trạng học sinh đến thư viện đọc sách báo với niềm say mê, học <br /> hỏi còn hạn chế. Chủ yếu mới thu hút được học sinh người kinh có nhu cầu đọc <br /> sách. Còn các em học sinh dân tộc thiểu số chưa ý thức được tầm quan trọng của  <br /> việc đọc sách, chưa biết đến thư viện để tự học, tự nghiên cứu. Trong khi đó học <br /> sinh dân tộc thiểu số của trường chiếm hơn 60 %. Trăn trở  trước thực trạng đó,  <br /> qua những năm công tác, qua quan sát, điều tra, phân tích tôi mở  cuộc điều tra  <br /> nghiên cứu nhu cầu, tâm lý lứa tuổi và tìm hiểu những hoạt động của thư  viện <br /> nhằm phát hiện ra những ưu điểm để phát huy và những yếu điểm để khắc phục  <br /> bổ sung.<br /> 4<br /> Nguyên nhân chủ  yếu là do nhận thức của phụ  huynh học sinh dân tộc <br /> thiểu số về vấn đề học tập chưa cao. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc  <br /> học của con em, tỷ lệ học sinh nghèo còn nhiều. Nhiều gia đình còn khó khăn về <br /> hoàn cảnh kinh tế, phụ huynh đi làm xa, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho con em  <br /> học tập. Có chăng học sinh dân tộc thiểu số đến lớp học rồi ra về. Các em chưa <br /> quen với việc đến thư viện đọc sách báo vào những giờ  ra chơi, vào những buổi  <br /> học trái buổi.<br /> * Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra về  nhu cầu đến  <br /> thư viện của các em học sinh dân tộc thiểu số.<br /> Các em có thích đến thư viện đọc sách báo không ?<br />               Rất thích<br />               Không thích<br /> Đa số các em đều trả lời rằng không thích đến thư viện, qua thực tế các em <br /> học sinh dân tộc thiểu số chưa ý thức được việc tự học, tự nghiên cứu.<br /> Từ những thực trạng trên, mà từ  năm học 2013­2014 tôi đã áp dụng những <br /> biện pháp quan trọng nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến thư viện nhằm  <br /> nâng cao chất lượng  phong trào đọc sách của học sinh trong toàn trường.<br /> 3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br /> a. Mục tiêu của giải pháp<br /> Tìm ra những giải pháp, biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số <br /> đến với thư  viện nhằm đạt hiệu quả  cao trong công tác tổ  chức hoạt động thư <br /> viện của trường học. Qua đó chia sẻ  những kinh nghiệm cho các bạn bè đồng  <br /> nghiệp để công tác thư viện ngày một tốt hơn.<br /> b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br /> Biện pháp 1: Giới thiệu cho các em làm quen với thư viện       <br /> <br /> <br /> <br /> 5<br /> Đối với các em học sinh dân tộc thiểu số, các em chưa ý thức được việc tự <br /> học, tự  ngiên cứu, các em chưa biết đến Thư  viện để  đọc sách báo, khai thác <br /> thông tin để  phục vụ  cho việc học tập. Vì vậy chúng ta phải giới thiệu cho các  <br /> em làm quen với thư viện để dần dần cho các em làm quen, tiếp xúc với thư viện,  <br /> cho các em dần có thói quen xem thư viện là lớp học thứ 2 của mình thì có nghĩa  <br /> là chúng ta đã dần dần đưa được sách  đi vào cuộc sống của các em.<br /> Cách thức thực hiện: Vào đầu năm học, thư viện kết hợp với các đoàn thể,  <br /> Đoàn   Thanh   niên,  TPT   Đội   tổ   chức  giới  thiệu   cho   các   em  làm   quen  với  thư <br /> viện.Trong buổi gặp gỡ này cán bộ thư viện nên nói cho các em biết: Thư viện là <br /> gì? Phải nói được cho các em hiểu được tầm quan trọng của việc sử  dụng sách <br /> báo trong thư  viện, đó là những tư  liệu cần thiết để  giúp các em trong việc học <br /> sau này. <br /> Biện pháp 2: Bổ sung vốn tài liệu song ngữ<br /> Đối với học sinh dân tộc thiểu số, chúng ta không thể  hạn chế, cưỡng ép, <br /> xóa bỏ ngay thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em trong học tập, bởi vì việc <br /> học tập bằng tiếng mẹ đẻ  đã được quy định trong Luật giáo dục. Vì vậy, ngoài <br /> tiếng việt thông thường các em rất thích tìm hiểu, đọc những cuốn tài liệu bằng <br /> tiếng mẹ  đẻ. Bên cạnh đó, các em học sinh dân tộc thiểu số  đầu cấp mới vào,  <br /> tiếng việt của các em đang còn hạn chế, vì vậy ngay từ đầu tôi đã giới thiệu cho  <br /> các em những cuốn truyện, sách song ngữ Tiếng Việt­ Ê đê nhằm kích thích, thu  <br /> hút các em đến thư  viện đọc sách, từ  đó các em càng có thêm động lực để  học  <br /> hỏi, trau dồi tiếng việt để đến Thư viện đọc được nhiều cuốn sách, tài liệu hay.<br /> Cách làm: Cứ  mỗi đầu năm học khi đi bổ  sung sách, tài liệu cho thư viện. <br /> Cán bộ thư viện luôn quan tâm đến các cuốn sách, tài liệu song ngữ: Tiếng Việt­  <br /> Ê đê. Bởi vì qua thực tế những năm công tác tại Trường, tôi thấy các em học sinh  <br /> dân tộc thiểu số rất thích đọc những cuốn tài liệu song ngữ: Tiếng Việt­ Ê đê.<br /> <br /> <br /> 6<br /> Kết quả: Các em học sinh dân tộc thiểu số rất phấn khởi khi đến Thư viện  <br /> đọc sách báo, bởi vì ngoài những cuốn sách, tài liệu tham khảo  ở  trường các em <br /> còn tìm được những cuốn sách nói về  bản sắc văn hóa, phong tục tập quán của <br /> các em.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1: Bổ sung tài liệu song ngữ<br /> Biện pháp 3: Phát động phong trào: “ Góp một cuốn sách nhỏ, đọc nghìn  <br /> cuốn sách hay”<br /> Với một trường nằm trên địa bàn khó khăn, kinh phí đầu tư  cho Thư  viện  <br /> còn hạn chế. Vì vậy để  kho sách ngày một phong phú, đa dạng, đồng thời giáo <br /> dục cho học sinh dân tộc thiểu số  có ý thức xây dựng thư  viện, biết quý trọng <br /> sách báo, hòa nhập và tôn trọng bạn bè, tập thể...Nên cứ đầu năm học cán bộ thư <br /> viện phát động phong trào: “ Góp một cuốn sách nhỏ  đọc nghìn cuốn sách hay” <br /> <br /> <br /> 7<br /> nhằm xây dựng được một tủ  sách đọc chung cho học sinh với nhiều thể  loại  <br /> phong phú.<br /> Cách làm:    Cán bộ thư viện lên kế hoạch phát động phong trào<br />                                Kết hợp với TPT Đội để phát động phong trào<br />                                Phong trào quyên góp diễn ra trong vòng 1 tuần. <br /> Sau 1 tuần diễn ra, tại Thư viện trường THCS Tô Hiệu, cô Thư viện cùng <br /> TPT Đội tổng hợp kết quả phong trào. Năm học 2017­2018, học sinh nhà trường  <br /> đã quyên góp được 222 cuốn sách. Và phong trào này được tiến hành xếp điểm thi <br /> đua đưa vào parem thi đua của chi Đội.<br /> Nhờ  hoạt động này mà mặc dù kinh phí dành cho việc mua sách báo của  <br /> trường còn rất hạn hẹp. Nhưng tủ sách của trường luôn được bổ sung phong phú,  <br /> ngày một đầy đủ  hơn. Với hình thức quyên góp này, các em học sinh dân tộc  <br /> thiểu số  rất phấn khởi vì tạo được không khí thi đua giữa các em học sinh, giữa <br /> các lớp. Có những em quyên góp nhiều, có những lớp đạt điểm cao được tuyên  <br /> dương trước cờ. Và qua hình thức quyên góp này các em rất thích thú được đọc <br /> nhiều loại sách, báo, tạp chí khác nhau, phong phú và đa dạng.<br /> Biện pháp 4: Cán bộ  thư  viện nắm được tâm lý và nhu cầu sử  dụng <br /> sách báo  của học sinh dân tộc thiểu số<br /> Công tác thư viện tại một trường với hơn 60% là học sinh dân tộc thiểu số <br /> nên đòi hỏi cán bộ thư viện phải nắm được đặc điểm tâm lý và nhu cầu sử dụng  <br /> sách báo của học sinh. Ở từng lứa tuổi, từng đối tượng cấp học bạn đọc có nhu  <br /> cầu sử dụng , báo khác nhau. Nắm bắt được nhu cầu của bạn  đọc thì người cán <br /> bộ thư viện mới hướng dẫn bạn đọc sử dụng  sách phù hợp đáp ứng yêu cầu của  <br /> bạn đọc. Với học sinh cán bộ  thư  viện hướng dẫn các em cụ  thể, trực tiếp vào  <br /> các môn học của các em.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 8<br /> Ví dụ: Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tôi thường trực tiếp hỏi các em <br /> như: Em thích đọc loại sách nào? Có em trả lời thích đọc truyện tranh, có em thích <br /> đọc truyện song ngữ Tiếng Việt­ Ê đê... và nhiều em thích đọc truyện cổ tích. Từ <br /> đó tôi có phương pháp phục vụ bạn đọc cho phù hợp với các em.<br /> Bên cạnh đó, cán bộ  thư  viện còn kết hợp với giáo viên bộ  môn để  nắm  <br /> được yêu cầu và có kế hoạch phục vụ chu đáo cho các em, cần giúp các em biết <br /> sử dụng thư viện, biết cách đọc sách, coi sách là người thầy thứ hai của mình.<br /> Biện pháp 5: Thái độ phục vụ bạn đọc của cán bộ thư viện<br /> Các em học sinh dân tộc thiểu số vốn tính  chất phát thật thà, nghĩ gì nói đó, <br /> không có chuyện thêm bớt, có lòng tự trọng cao nhưng hay bảo thủ, tự ái... Vì vậy <br /> muốn các em đến Thư viện ngày càng đông thì thái độ của cán bộ thư viện phải  <br /> vui vẻ nhiệt tình, phải tạo được cảm giác thân mật và gần gũi với học sinh, còn <br /> học sinh thấy thoải mái và vui vẻ mỗi lần đến thư viện.<br />   Cán bộ  thư  viện tránh cáu gắt, có thái độ  phục vụ  thiếu thiện cảm, thiếu <br /> nhiệt tình và tạo cảm giác khó chịu đối với học sinh.<br /> Ví dụ: Khi có bạn đọc đến thư viện tôi thường vui vẻ và hỏi em muốn tìm  <br /> sách gì và sau đó giúp các em tìm một cách nhanh chóng bằng mục lục chữ  cái <br /> hoặc tên sách, tên tác giả...và khi các em đến Thư  viện trả  sách, tôi thường hỏi  <br /> các em đọc sách có hay không... <br /> Trên đây là những biện pháp khả thi nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số <br /> đến thư viện. Đó là những hành trang giúp cho các em tự tin để bước vào các năm <br /> học sau đó.<br /> c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br /> Để  công tác thư  viện đạt kết quả  cao, các biện pháp, giải pháp mà sáng  <br /> kiến đưa ra đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và phải được áp dụng đồng <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 9<br /> bộ  trong tất cả  các khâu từ  giới thiệu thư  viện, bổ  sung vốn tài liệu, phát động <br /> các phong trào...<br /> Ngoài ra, để  vận dụng tốt vào công tác thư  viện của mình, người cán bộ <br /> thư  viện phải kết hợp chặt chẽ với các tổ  chức đoàn thể  như  Đoàn Thanh niên, <br /> Đội thiếu niên, Công đoàn...<br /> d. Kết quả  khảo nghiệm, giá trị  khoa học của vấn đề  nghiên cứu, <br /> phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br /> Bằng những biện pháp khả thi nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số đến  <br /> Thư viện nên đã thu hút được đông đảo bạn đọc là học sinh dân tộc thiểu số đến  <br /> thư  viện đọc sách báo, các em học sinh đã tự  đến thư  viện để  mượn sách, báo  <br /> phục vụ cho quá trình tự học, tự nghiên cứu  của mình. Nhờ  đó, từ mấy năm trở <br /> lại đây phong trào đọc sách ở trường THCS Tô Hiệu được nâng lên rõ rệt.<br /> Bằng những biện pháp khả thi giúp cho học sinh đầu cấp làm quen với thư <br /> viện, nên những năm học sau đó các em học sinh đã tự  đến thư  viện để  mượn <br /> sách, báo phục vụ cho quá trình tự học, tự nghiên cứu  của mình. Nhờ đó, từ mấy <br /> năm trở  lại đây phong trào đọc sách  ở  trường THCS Tô Hiệu được nâng lên rõ <br /> rệt.<br /> Sau 4 năm áp dụng những biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số <br /> đến thư viện thì số lượng học sinh dân tộc thiểu số đến Thư viện được tăng lên <br /> rõ rệt.<br /> Đối tượng Năm học Tổng số học sinh dân  Số lượng và tỷ lệ học <br /> HS tộc thiểu số sinh dân tộc thiểu số <br /> đến thư viện<br /> HS dân tộc  2013­2014 356 120 (34%)<br /> 2014­2015 400 240 (60%)<br /> thiểu số<br /> 2015­2016 407 290 (71%)<br /> 2016­2017 396 297 (75%)<br /> <br /> <br /> 10<br /> Từ khi áp dụng các biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số  đến <br /> thư viện thì số lượng bạn đọc học sinh trong toàn trường cũng dần được tăng lên  <br /> đáng kể.<br /> Khối lớp Năm học Tổng số học sinh Số lượng và tỷ lệ học <br /> sinh đến thư viện<br /> 2013­2014 676 425 (63%)<br /> 2014­2015 712 552 (70%)<br /> HS   toàn <br /> 2015­2016 662 482 (73%)<br /> trường 2016­2017 665 510 ( 79%)<br /> <br /> <br /> Nhờ  có thư  viện mà các em học sinh đã gần gũi với bạn bè, thầy cô hơn,  <br /> tạo cho các em một trạng thái vui vẻ, tự tin và ham thích đọc sách, báo sau những  <br /> giờ học căng thẳng.<br /> Cán bộ thư viện nhiệt tình năng nổ  hơn, thường xuyên giới thiệu sách cho <br /> các em học sinh.<br /> Nhìn chung, học sinh đã nắm được phương pháp đọc sách, phương pháp tự <br /> học với niềm đam mê thực sự, góp phần nâng cao kết quả  học tập và giáo dục <br /> toàn diện, phong trào đọc sách, báo ở thư viện đã thực sự cuốn hút các em, giảm <br /> được các trò chơi vô bổ, hạn chế  các trò chơi điện tử... Mỗi đầu sách trong thư <br /> viện được luân chuyển thường xuyên đến bạn đọc. Thư viện đã gìn giữ, phát huy <br /> được “ văn hóa đọc” trong học sinh và thực sự  trở  thành trung tâm văn hóa của <br /> nhà trường.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 11<br /> Hình 2: Phong trào đọc sách, báo của các em học sinh Trường Tô Hiệu  <br /> trong giờ ra chơi.<br /> III. Phần kết luận, kiến nghị<br /> 1. Kết luận<br /> Qua nghiên cứu lý luận và thực hiện các biện pháp nhằm thu hút học sinh  <br /> dân tộc thiểu số đến thư viện ở trường THCS Tô Hiệu cho thấy, đây là một công <br /> tác quan trọng trong hoạt động của thư  viện, nhằm tạo cho các em có thói quen  <br /> đến thư viện, biết cách tìm sách, chọn sách theo nhu cầu của mình đồng thời thấy  <br /> được giá trị của sách, biết quý trọng bảo quản và giữ gìn sách báo.<br /> Từ khi áp dụng các biện pháp nhằm thu hút học sinh dân tộc thiểu số  đến <br /> thư viện  thì tỉ lệ bạn đọc đến thư viện ngày càng cao, chất lượng hoạt động thư <br /> viện càng được nâng lên.<br /> 2. Kiến nghị<br /> Để nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc trong thư viện trường THCS Tô <br /> Hiệu có hiệu quả, tôi có một số kiến nghị như sau:<br /> *Về phía nhà trường:<br /> 12<br /> ­ Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thư viện làm việc.<br /> ­ Đầu tư thêm kinh phí để mua sách, tài liệu, trang thiết bị cho thư viện.<br /> *Về phía nghành:<br /> ­ Thường xuyên mở lớp tập huấn về nghiệp vụ thư viện.<br /> ­ Tạo điều kiện cho cán bộ thư viện các trường đi tham quan, giao lưu, học <br /> hỏi kinh nghiệm giữa các trường.<br /> Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về  công tác thư  viện, <br /> trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận  <br /> được sự  giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các đồng chí, đồng nghiệp để  sáng kiến  <br /> được hoàn thiện hơn và mang lại hiệu quả cao hơn trong thực tiễn.<br /> Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />                                                              Ea Bông, ngày 21 tháng 03  năm 2018<br />               Người viết sáng kiến<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                                  Văn Thị Bé<br />  NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> .......................................................................................................................................<br /> .......................................................................................................................................<br /> .................................................................................................................................<br /> <br /> <br /> CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                    <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 13<br />             TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Sổ  tay công tác thư  viện trường học/ Từ Văn Sơn (chủ  biên).­.: Giáo dục, <br /> 2007.­223tr.;24cm.<br /> 2. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện trường phổ thông/ Vũ Bá Hòa.­ H.:  <br /> <br /> Giáo dục, 2009.­339tr.; 21cm.<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                                                                               <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 14<br /> MỤC LỤC<br /> I. Phần mở đầu:...........................................................................................Trang 1<br /> 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài...............................................................................2<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................2<br /> 4.Giới hạn của đề tài................................................................................................2<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3<br /> II. Phần nội dung:...................................................................................................3<br /> 1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................3 <br /> 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu...............................................................................4<br /> 3. Nội dung và hình thức của giải pháp.....................................................................5<br /> a. Mục tiêu của giải pháp...........................................................................................5<br /> b.   N ội   dung   và   cách   thức   thực   hiện   giải <br /> pháp...................................................5,6,7,8<br /> c.   Mối   quan   hệ   giữa   các   giải   pháp,   biện <br /> pháp............................................................8<br /> d.   Kết   quả   khảo   nghiệm,   giá   trị   khoa   học   của   vấn   đề   nghiên <br /> cứu..........................9,10<br /> III.   Phần   kết   luận,   kiến <br /> nghị:........................................................................................11<br /> 1.   Kết <br /> luận:..........................................................................................................................11<br /> 2. Kiến nghị...................................................................................................................11,12<br /> <br /> 15<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................13<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 16<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2