1. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1.1 Lý do chọn đề tài. <br />
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đạt được những thành <br />
tựu rực rỡ, xu thế quốc tế hoá mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con <br />
người diễn ra hết sức nhanh chóng. Giáo dục đào tạo sao cho phát hiện hết <br />
năng khiếu và bản sắc cá nhân của từng con người được coi trọng. Vấn đề <br />
“nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài” đang trở thành quốc sách <br />
của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, ngành giáo dục và đào tạo đã chú ý <br />
tới khâu phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi, năng khiếu với một <br />
hệ thống các chế độ chính sách phù hợp nhằm tăng số lượng và nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tại trường tiểu học. <br />
Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn diện <br />
cho học sinh, đáp ứng yêu cầu mới về giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã <br />
phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích <br />
cực” trong các trường phổ thông ,trong đó chú trọng đến vấn đề dạy và học có <br />
hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp <br />
các em tự tin trong học tập, khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, <br />
sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện; khả năng tự học của học sinh, rèn luyện <br />
kỹ năng sống cho các em, hình thành thói quen làm việc theo nhóm.<br />
Giáo dục là dạy dỗ, quá trình giáo dục bao gồm hoạt động dạy học và hoạt <br />
động giáo dục. Hai hoạt động này được tiến hành một cách song song, đồng thời <br />
và không thể tách rời nhau. Muốn dạy học có hiệu quả thì ngoài việc người dạy <br />
phải có kiến thức, phương pháp thì người học cũng cần phải có ý thức tập trung <br />
chú ý, tư duy và hợp tác. Hay nói cách khác thì muốn quá trình dạy học có hiệu <br />
quả cao thì cần phải xây dựng nề nếp, phẩm cách, ý thức của người học. Nếu <br />
người dạy có trình độ uyên bác, có phương pháp sáng tạo, vận dụng linh hoạt <br />
<br />
<br />
1<br />
nhưng người học không tập trung, không hợp tác thì quá trình dạy học ắt sẽ <br />
không có kết quả. Nói một cách sát thực nhất, muốn học sinh học tập có chất <br />
lượng thì người giáo viên cần tiến hành song cùng giữa việc dạy học và công tác <br />
chủ nhiệm lớp. Một trong những hoạt động chính của công tác chủ nhiệm lớp là <br />
tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần cho học sinh. <br />
Hoạt động tập thể cuối tuần là một trong những biện pháp cơ bản có ý <br />
nghĩa trực tiếp trong việc góp phần xây dựng tập thể học sinh đoàn kết, kỉ luật, <br />
phát huy được tác dụng đối với từng thành viên. Tiết hoạt động tập thể cuối <br />
tuần nhằm đánh giá các hoạt động của lớp diễn ra trong tuần, định hướng cho <br />
các hoạt động sẽ phải thực hiện ở tuần tới. Tiết hoạt động tập thể cuối tuần <br />
chiếm vị trí hết sức quan trọng trong việc biến các yêu cầu của nhà trường thành <br />
nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện. Ở đó sẽ hiển thị toàn bộ những hoạt động, <br />
những kết quả, những thành tích mà các em đã đạt được để được bạn bè, thầy <br />
cô tuyên dương, khích lệ ; ở đó cũng sẽ giúp các em nhận ra những thiếu sót mà <br />
các em mắc phải trong một tuần học tập và rèn luyện để được bạn bè, thầy cô <br />
sẻ chia, giúp đỡ tìm ra biện pháp để các em sửa chữa, tiến bộ hơn. Ở đó, còn là <br />
nơi để các em thể hiện tài năng của mình thông qua những tiết mục văn nghệ để <br />
bạn bè, thầy cô tán thưởng, hoan nghênh,…<br />
Trải qua nhiêu năm năm công tác, ít nh<br />
̀ ất cũng chừng ấy năm làm công tác <br />
chủ nhiệm lớp. Có nhiều lớp học sinh chăm ngoan, lễ phép, biết vâng lời nhưng <br />
cũng không thể không có những lớp có một vài học sinh vì quá hiếu động dẫn <br />
đến khó bảo, khó rèn. Song với niềm say mê, sự trăn trở, nghĩ suy, chắt chiu qua <br />
từng giờ sinh hoạt lớp của bản thân cũng như sự chia sẻ của bạn bè đồng <br />
nghiệp, sự phối hợp của các đoàn thể và sự quan tâm sâu sát của các cấp, các <br />
ngành đã giúp cho bản thân tích lũy được một số kinh nghiệm về tổ chức sinh <br />
hoạt lớp cho học sinh tiểu học theo mô hình VNEN.<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc góp phần nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học nói chung và nâng cao chất <br />
lượng tiết sinh hoạt lớp ở tiểu học nói riêng, tôi chọn đề tài sáng kiến kinh <br />
nghiệm của mình là : “Một số biện pháp phát huy vai trò Hội đồng tự quản <br />
trong giờ sinh hoạt lớp”.<br />
1.2 Điểm mới của đề tài<br />
Đề tài được nghiên cứu thực nghiệm tại lớp 3A áp dụng theo mô hình dạy học <br />
VNEN ở Trường Tiểu học nơi tôi công tác.<br />
2.PHẦN NỘI DUNG<br />
2.1 Thực trạng năng lực “ tự quản” của học sinh trong trường tiểu học:<br />
a. Thuận lợi :<br />
Cũng như nhiều giáo viên tiểu học khác, từ lúc vào nghề đến nay, tôi luôn <br />
được làm công tác chủ nhiệm cũng đồng nghĩa với việc đó là hàng tuần tôi đã <br />
hướng dẫn học sinh tổ chức tiết sinh hoạt lớp. Bên cạnh đó, hầu như năm nào, <br />
tôi đều có những em học sinh có năng lực quản lí lớp tốt. Có thể nói rằng những <br />
em đó là cánh tay phải của tôi trong suốt quá trình dạy học nói chung và trong <br />
khâu chủ nhiệm lớp nói riêng.<br />
b. Khó khăn:<br />
Tuy vậy, trong quá trình chủ nhiệm, đặc biệt là giờ sinh hoạt lớp, tôi vẫn gặp <br />
những khó khăn nhất định :<br />
Ít có học sinh điển hình về mọi mặt để nêu gương.<br />
Nhiều học sinh vi phạm trong quá trình học tập.<br />
Ý thức sửa chữa khuyết điểm của học sinh còn rất kém.<br />
Chưa tìm được biện pháp hay để thúc đẩy tiết sinh hoạt lớp hiệu quả nhất.<br />
Nhưng trong quá trình hướng dẫn học sinh tổ chức tiết sinh hoạt lớp, tôi <br />
cũng có được những thành công nhất định.<br />
<br />
<br />
3<br />
Sau những giờ sinh hoạt lớp, tôi nhận thấy các em có tiến bộ hơn nói riêng <br />
và lớp có khởi sắc hơn nói chung. Bởi vì các em phấn đấu để học tốt hơn, để <br />
được các bạn tôn vinh trong giờ sinh hoạt lớp! <br />
Tuy nhiên, sau những giờ sinh hoạt lớp, cũng để lại trong tôi những suy nghĩ <br />
đó là hạn chế của nó. Các hạn chế biểu hiện rõ nhất là : các em mắc lỗi ngại <br />
đến giờ sinh hoạt lớp, các học sinh khác nhàm chán giờ sinh hoạt lớp,… Vậy <br />
làm thế nào để tiết sinh hoạt không gây áp lực cho những học sinh mắc lỗi, mọi <br />
học sinh đều háo hức chờ đến giờ sinh hoạt lớp, chúng ta cần tìm ra điểm mạnh <br />
để phát huy đồng thời khắc phục những điểm yếu của nó.<br />
Khảo sát kĩ năng hoạt động của Hội đồng tự quản học sinh đầu năm <br />
học<br />
Kĩ năng hoạt động Hội đồng tự quản<br />
Số thành Tự tin, mạnh Có khả năng Tổ chức điều <br />
Lớp 3<br />
viên dạn giao tiếp hành tốt<br />
SL % SL % SL %<br />
Hội đồng tự 03 1 3,3 1 3,3 1 3,3<br />
quản (CT, PCT)<br />
Trưởng ban 06 3 10 2 6,6 2 6,6<br />
<br />
<br />
<br />
Lúc mới thành lập, HĐTQ còn khá rụt rè trong mọi công tác và hoạt động, <br />
các Ban chưa nắm vững nhiệm vụ của mình nên còn lúng túng trong mọi công <br />
việc.<br />
c. Nguyên nhân:<br />
Hoạt động tập thể cuối tuần là một hình thức tổ chức hoạt động giáo dục <br />
ngoài giờ lên lớp, là hoạt động tập thể học sinh sau một tuần do các em tự tổ <br />
chức điều khiển. Trong tiết này, giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò cố vấn giúp học <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
sinh tham gia vào các hoạt động cụ thể. Vì vậy, hoạt động tập thể cuối tuần có <br />
vị trí quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh.<br />
Những năm trước đây, do nhiều yếu tố khách quan như: điều kiện cơ sở <br />
vật chất thiếu thốn, chất lượng đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập nên một số <br />
nơi chỉ tập trung vào việc dạy cho học sinh nội dung kiến thức các môn học <br />
như: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên Xã hội,… còn việc tổ chức các hoạt động giáo <br />
dục ngoài giờ lên lớp chưa được chú trọng. Điều đó dẫn đến kĩ năng sống của <br />
học sinh còn nhiều hạn chế. <br />
Những năm gần đây, toàn ngành giáo dục đã chú trọng đến công tác đổi <br />
mới nội dung, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhưng <br />
vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển mà xã hội đặt ra. Một bộ phận không <br />
nhỏ giáo viên còn mải miết chú tâm vào việc trang bị kiến thức cho học sinh mà <br />
xem nhẹ đến việc rèn luyện kĩ năng tổ chức, kĩ năng thực hành cho học sinh. <br />
Bên cạnh đó, vẫn còn một số quan điểm lệch lạc chỉ nên tập trung vào việc học <br />
các môn học chính thức trong chương trình mà xem nhẹ công tác giáo dục cho <br />
các em ý thức công dân, tinh thần đoàn kết và các kĩ năng sống thông qua các <br />
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Điều này đã dẫn đến tình trạng nhiều học <br />
sinh rụt rè, nhút nhát trước đám đông. Các em không thể trình bày được những ý <br />
kiến của mình trước tập thể. Thậm chí có em còn không dám đứng trước lớp để <br />
trình bày một bài hát, kể một câu chuyện hoặc trình bày một vấn đề mà mình <br />
quan tâm. Nhất là đối với các em là học sinh người dân tộc tại chỗ. Tuy nhiên, <br />
không phải các em không biết, không phải các em không muốn, cũng không phải <br />
các em không thích mà nguyên nhân chính là các em chưa được chỉ dẫn, chưa <br />
được trải nghiệm, chưa được rèn luyện,…Vấn đề được đặt ra là: môn học nào <br />
giúp cho các em có được những trải nghiệm đó và ai là người đưa các em vào các <br />
hoạt động đó để các em rèn luyện ?<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Thực tế đã cho thấy : nếu học sinh mà chỉ quan tâm vào việc học tập các <br />
môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiênXã hội mà không tham gia các hoạt động ngoại <br />
khóa, các phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thì các em sẽ thiếu linh <br />
hoạt, thiếu tự tin khi đứng trước đám đông hoặc đứng trước lớp để trình bày <br />
một bài hát hay một vấn đề nào đó. Những học sinh nào tích cực tham gia các <br />
hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thì khả năng vận động tốt hơn, xử <br />
lí vấn đề nhanh nhẹn hơn, mạnh dạn hơn, tự tin hơn. Thông qua các hoạt động <br />
đó, tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể cũng được hình thành và vun đắp. Như <br />
vậy, có thể khẳng định rằng: môn học giúp cho các em xóa bỏ tính rụt rè, nhút <br />
nhát; rèn luyện tính mạnh dạn, sự tự tin đó chính là hoạt động giáo dục ngoài giờ <br />
lên lớp mà tiết giáo dục tập thể cuối tuần là một trong những nội dung quan <br />
trọng thực hiện điều đó. Người giáo viên chủ nhiệm chính là người cố vấn giúp <br />
cho các em tham gia vào các hoạt động của tiết sinh hoạt lớp để rèn luyện các kĩ <br />
năng cơ bản, cần thiết cho mình. <br />
Như vậy, hoạt động tập thể cuối tuần là một trong những nội dung quan <br />
trọng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho <br />
học sinh. Hoạt động này giúp tạo cơ hội cho học sinh nâng cao khả năng tự đánh <br />
giá, tham gia đánh giá tự điều chỉnh cách giao tiếp, hợp tác và qua đó rèn luyện <br />
để tiến bộ. Hoạt động tập thể cuối tuần cần được tổ chức một cách thường <br />
xuyên, hiệu quả. Muốn thế, cần có sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên và phải <br />
trải qua quá trình luyện tập thì mới có được kết quả như mong muốn.<br />
2.2 Một số biện pháp phát huy vai trò của Hội đồng Tự quản trong giờ <br />
sinh hoạt lớp: <br />
Biện pháp 1: Xây dựng Hội đồng tự quản có năng lực.<br />
Việc bầu chọn Hội đồng tự quản lớp học rất quan trọng mà người giáo <br />
viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Tôi đề cao <br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
tính chủ động cho học sinh, tạo dựng cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý <br />
thức trách nhiệm đối với tập thể. Các em tự chủ trong việc lựa chọn Hội đồng <br />
tự quản cho lớp mình. Tôi đã thực hiện theo quy trình bầu HĐTQ lớp:<br />
Bước 1: Tôi phân tích để các em hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm của người <br />
CTHĐTQ, PCTHĐTQ, các trưởng ban, trưởng nhóm.<br />
Bước 2: Trước hai tuần ,tôi tuyên truyền thông tin tới từng phụ huynh sau đó <br />
họp phụ huynh ngay để hướng dẫn phụ huynh cùng chuẩn bị cho ngày hội bầu <br />
HĐTQ lớp học.<br />
Bước 3: Học sinh cùng phụ huynh chuẩn bị bài tranh cử các chức danh: <br />
CTHĐTQ, PCTHĐTQ,...<br />
Bước 4: Cùng phụ huynh tổ chức ngày hội bầu cử HĐTQ lớp học.<br />
Trong ngày hội bầu cử HĐTQ em nào cũng có cơ hội tranh cử:<br />
Tôi khuyến khích các em xung phong ứng cử. Các em được phát biểu bài <br />
tranh cử đã chuẩn bị cùng cha mẹ để học sinh cả lớp bình chọn 5 học sinh tiêu <br />
biểu để tiến hành bỏ phiếu.<br />
Tổ chức cho học sinh bỏ phiếu: Mỗi học sinh được phát 1 phiếu trống <br />
(phiếu chỉ có chữ kí của tôi). Tôi hướng dẫn học sinh cách bầu chọn: ghi tên 3 <br />
bạn mình chọn vào phiếu.<br />
3 học sinh đạt số phiếu cao nhất sẽ trúng cử các chức danh CTHĐTQ, <br />
PCTHĐTQ theo số phiếu từ cao đến thấp.<br />
Các em được bỏ phiếu, được thể hiện quyền “dân chủ’ của mình, tôi thấy <br />
các em rất vui, rất hào hứng, và 3 em được bầu chọn cũng cảm thấy thấy tự hào. <br />
Đây là bước tạo khí thế, tinh thần trách nhiệm của HĐTQ với nhiệm vụ mới. .<br />
* Nhiệm vụ của Hội đồng tự quản và hoạt động của HĐTQ lớp học:<br />
Sau khi đã bầu chọn được HĐTQ của lớp, các phó CTHĐTQ nhận phụ trách <br />
các ban theo năng lược, sở trường của mình. Tôi cũng đã tổ chức tập huấn cho <br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
HĐTQ học sinh về nhiệm vụ cụ thể của từng ban và cách thức làm việc. Nhiệm <br />
vụ cụ thể cho từng em như sau: <br />
* Nhiệm vụ của CTHĐTQ:<br />
Phụ trách chung , chỉ đạo mọi hoạt động của lớp.<br />
Tổng hợp kết quả theo dõi trong tuần và duy trì giờ sinh hoạt tập thể cuối <br />
tuần, làm cầu nối giữa các ban trong lớp.<br />
* Nhiệm vụ PCTHĐTQ:<br />
Phụ trách các ban mình đã chọn và giúp CTHĐTQ duy trì các hoạt động của <br />
lớp.<br />
Làm thay việc của CTHĐTQ khi CTHĐTQ vắng mặt hoặc nghỉ học.<br />
Nhiệm vụ của mỗi em, các em tự ghi rõ ràng trong trang đầu một cuốn sổ <br />
ghi chép hoạt động của các ban mình phụ trách.Tôi hướng dẫn từng em cách ghi <br />
chép trong sổ một cách khoa học, cụ thể, rõ ràng. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm <br />
vụ của mình. Ngoài ra, CTHĐTQ và hai PCTHĐTQ phải đoàn kết và hợp tác <br />
chặt chẽ với nhau trong công việc chung.<br />
Nhiệm vụ cụ thể các Ban:<br />
Ban học tập : Có nhiệm vụ phát đồ dùng và mời các nhóm trưởng lên nhận tài <br />
liệu và đồ dùng học tập. Kiểm tra bài cũ, bài tập ứng dụng của các bạn, báo cáo <br />
với cô giáo vào đầu giờ. Trong tiết học ngoài nhiệm vụ học tập của mình phải <br />
quan sát bao quát lớp để cuối mỗi tiết học nhận xét đánh giá tình hình học tập <br />
của lớp.<br />
Ban thư viện: : Nhắc nhở các bạn giữ gìn, bảo quản tốt sách giáo khoa, tài <br />
liệu, truyện đọc…...Không được làm mất, hư hỏng .Sử dụng xong để lại ngay <br />
ngắn, gọn gàng.<br />
Ban quyền lợi: Luôn quan tâm , bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bạn <br />
trong học tập cũng như vui chơi công bằng, khách quan không thiên vị<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Ban vệ sinh sức khỏe: Có nhiệm vụ theo dõi vệ sinh chung của cả lớp. Đầu <br />
mỗi buổi học phải phân công vệ sinh lần lượt cho các nhóm và kiểm tra nhóm <br />
nào chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt. Cuối mỗi buổi học cũng phải kiểm <br />
tra lại xem nhóm nào thực hiện vệ sinh chưa tốt để kịp thời nhắc nhở các bạn <br />
thực hiện tốt<br />
. Ban văn nghệ và thể dục thể thao: Tổ chức cho các bạn hát, múa, chơi trò <br />
<br />
chơi vào đầu tiết học và cuối tiết học. Có thể lồng ghép chơi trò chơi để ôn lại <br />
kiến thức cũ.<br />
2. Biện pháp 2: Hình thành các công cụ cơ bản phục vụ hoạt động của <br />
HĐTQ:<br />
Tôi hướng dẫn các em học sinh lớp sử dụng các công cụ để tham gia vào <br />
các hoạt động do GV tổ chức, để thông qua đó tôi nuôi dưỡng các tiềm năng, <br />
giải đáp những băn khoăn lo lắng, giúp các em phát triển sự đam mê, sự sáng tạo <br />
và hình thành nhân cách cùng các kĩ năng hợp tác trong học tập cho học sinh. Tôi <br />
đã trao đổi cùng PHHS và học sinh lựa chọn những công cụ phù hợp nhất với <br />
điều kiện của lớp, tận dụng tối đa những công cụ mà lớp đã lựa chọn để phục <br />
vụ cho học tập và hoạt động của lớp. Bộ công cụ phục vụ HĐTQ gồm: Hộp thư <br />
bè bạn, hộp thư điều em muốn nói, 10 bước học tập, góc cộng đồng, cây nội <br />
quy lớp học, góc sinh nhật, sơ đồ cộng đồng, sơ đồ HĐTQ, bảng theo dõi <br />
chuyên cần,...<br />
* Xây dựng quy trình 10 bước học tập: Được trang trí phía trên bục <br />
giảng để mọi học đều dễ quan sát.<br />
* Xây dựng nội quy lớp học: Việc tổ chức cho học sinh xây dựng nội <br />
quy trường học, lớp học tạo cho các em cảm thấy có trách nhiệm khi tự mình <br />
xây dựng nội quy của trường mình, lớp mình, vì vậy sẽ giúp học sinh có ý thức <br />
hơn trong việc thực hiện nội quy. Các lớp tổ chức thảo luận trong nhóm, sau đó <br />
<br />
<br />
9<br />
thảo luận trước lớp, xây dựng nội quy, nội quy cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực <br />
hiện.<br />
* Hộp thư “Điều em muốn nói”: Để học bày tỏ ý kiến của mình. Những ý <br />
kiến của học sinh có thể là những tình cảm, cảm nhận, mong muốn đề nghị của <br />
các em về thầy cô, cha mẹ, điều kiện học tập, sinh hoạt và các hoạt động vui <br />
chơi… mà các em không thể hoặc không dám nói trực tiếp. Hộp thư đặt ở vị trí <br />
thuận tiện, vừa tầm để học sinh dễ tham gia. Hàng ngày giáo viên kiểm tra hộp <br />
thư để kịp thời giải <br />
quyết những điều các em muốn nói.<br />
* Hộp thư bè bạn: Tạo cơ hội cho giáo viên và học sinh trong lớp được chia <br />
sẻ những cảm xúc, suy nghĩ; hình thành cho học sinh thói quenquan tâm, chia sẻ <br />
với mọi người; rèn luyện học sinh biết tôn trọng sự riêng tư của bạn. Công cụ <br />
này còn là cách để giáo viên động viên, khích lệ học sinh, hiểu được học sinh <br />
hơn.<br />
* Bảng theo dõi sĩ số (Bảng chuyên cần, Ngày em đến trường). Giúp các em <br />
phát triển tính tự giác, đi học đúng giờ và có trách nhiệm trong học tập. Mỗi <br />
buổi đến trường học sinh tự đánh tích vào ô tương ứng với ngày đi học để tự <br />
mình ghi thêm thành tích chuyên cần cho mình. Cuối tuần hoặc cuối tháng, cuối <br />
kỳ đại diện các nhóm sẽ có bản báo cáo ngắn gọn gửi giáo viên.<br />
* Bản đồ cộng đồng: Giúp chúng ta biết được khoảng cách mỗi học sinh <br />
phải đi học từ nhà đến trường.<br />
+ Xác định được những thuận lợi và khó khăn khi đi học.<br />
+ Biết được địa điểm khi đi thăm gia đình học sinh.<br />
+ Là nguồn thông tin giới thiệu về cộng đồng với những người đến thăm <br />
và làm việc tại cộng đồng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
+ Cách xây dựng bản đồ cộng đồng được kết hợp giữa giáo viên, phụ <br />
huynh học sinh và Ban địa chính xã.<br />
Về việc xây dựng nội quy lớp học: Tôi chỉ là người định hướng cho các <br />
em và hướng các em chủ động tự xây dựng cho lớp một nội quy rõ ràng theo <br />
từng nhiệm vụ mà hàng ngày các cần phải hoàn thành tốt. Tất nhiên giáo viên <br />
không thể buông lỏng, phó mặc mọi hoạt động cho HĐTQ mà luôn quan sát, <br />
định hướng, khuyến khích các em thực hiện một cách tích cực, chủ động.<br />
Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt ngày thứ sáu, CTHĐTQ, hai PCTHĐTQ <br />
và các trưởng ban báo cáo các mặt hoạt động của lớp, của từng ban. Căn cứ vào <br />
báo cáo của các em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em. Và cứ <br />
cuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp HĐTQ 1 lần để tổng kết những ciệc đã làm <br />
được của lớp, động viên khen ngợi khuyến khích kịp thời bằng những lời động <br />
viên, thậm chí bằng những phần thưởng nhỏ cho những việc các em đã làm tốt, <br />
đồng thời chỉ rõ những thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục.<br />
HĐTQ tổ chức cho các bạn tham gia quản lí lớp học: Điều đó giúp học sinh <br />
phát triển tự giác, chủ động khi tham gia các hoạt động của lớp. Các em thấy <br />
mình là một phần của tập thể và có trách nhiệm về sự phát triển của tập thể. <br />
Phát huy tính sáng tạo để học sinh có điều kiện hỗ trợ lẫn nhau. <br />
3. Biện pháp 3: Hỗ trợ Hội đồng tự quản chuẩn bị nội dung sinh hoạt lớp: <br />
Nếu như mục tiêu của giáo dục Tiểu học là “ Giáo dục tiểu học nhằm <br />
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu <br />
dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp <br />
tục học trung học cơ sở.” thì mục tiêu của tiết sinh hoạt lớp đó là chỉ ra mặt <br />
mạnh của học sinh để các em phát huy tố chất của mình đồng thời làm cho học <br />
sinh tự nhận ra khuyết điểm và hướng sửa chửa, khắc phục, từng bước hoàn <br />
thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu <br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
học. Để thực hiện tốt một giờ sinh hoạt lớp do Hội đồng tự quản thực hiện có <br />
chất lượng thì việc chuẩn bị nội dung là rất quan trọng. Vì vậy, để tổ chức sinh <br />
hoạt cuối tuần thì sau buổi học chiều thứ 5 tôi tổ chức cho HĐTQ họp để xây <br />
dựng kế hoạch. <br />
Để học sinh có kế hoạch phù hợp và hình thức tổ chức hấp dẫn, tôi lưu ý <br />
cho học sinh những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường để HĐTQ biết và có <br />
định hướng thực hiện. <br />
* Nội dung cần thực hiện trong giờ sinh hoạt lớp :<br />
Đánh giá kết quả các hoạt trong trong tuần về mọi mặt bao gồm : học tập, <br />
thực hiện nội quy, các phong trào thi đua, các sự việc có liên quan đến tinh thần <br />
và ý thức phấn đấu của lớp.<br />
Tổ chức đăng kí thi đua giữa các ban học sinh, giữa các thành viên trong lớp <br />
theo một chủ đề nào đó.<br />
Tiến hành sơ kết, tổng kết thi đua sau một tuần, một tháng hoặc sau một <br />
đợt thi đua hoặc sau một học kì một năm học.<br />
Các sinh hoạt theo chủ đề thường gắn với các ngày kỉ niệm lớn, gắn với <br />
các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội ở trong nước và trong thế giới, những sự <br />
kiện của địa phương, của nhà trường hay của ngay tập thể lớp.<br />
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật : biểu diễn văn nghệ, thi đố vui…..<br />
2. Đánh giá kết quả các hoạt động trong tuần : <br />
Các trưởng ban lần lượt báo cáo hoạt động của ban bao gồm: học tập, thực <br />
hiện nội quy nhà trường, các phong trào thi đua, vấn đề kỉ luật, các sự kiện, sự <br />
việc có liên quan đến tinh thần và ý thức phấn đấu của lớp. Nội dung này cần <br />
đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan. Muốn thế, giáo viên cần trang bị <br />
cho các tổ trưởng sổ tay ghi chép và hướng dẫn cách theo dõi, ghi chép thường <br />
xuyên, hiệu quả nếu không sẽ phản tác dụng. Chẳng hạn: có trưởng ban vì quá <br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
tích cực theo dõi mà lơ đãng việc theo dõi, tiếp thu bài. Do đó, công tác ghi chép <br />
chỉ được thực hiện trong giờ ra chơi hoặc cuối buổi học. Đặc biệt, giáo viên <br />
phải xem trước sổ ghi chép tổng kết hoạt động trong tuần để có những định <br />
hướng kịp thời. <br />
Khi các trưởng ban báo cáo, cần cử một bạn có kĩ năng viết bảng nhanh, <br />
đẹp ghi lên bảng một số nội dung cần thiết để cả lớp theo dõi. <br />
CTHĐTQ đánh giá chung các mặt hoạt động trong tuần dựa trên cơ sở theo <br />
dõi của các tổ trưởng. Đồng thời đưa ra nhận xét của bản thân. <br />
Giáo viên chủ nhiệm căn cứ theo kết quả đánh giá của các trưởng ban, của <br />
CTHĐTQ và kết quả quan sát, theo dõi của mình thông qua các giờ trực tiếp <br />
giảng dạy để đưa ra kết luận cuối cùng. Trên cơ sở đó, giáo viên yêu cầu học <br />
sinh bình chọn cá nhân xuất sắc trong tuần để tập thể tuyên dương và nhẹ <br />
nhàng khuyên bảo các cá nhân có những thiếu sót trong học tập và rèn luyện. <br />
Công tác tuyên dương học sinh cần được tiến hành trong không khí trang <br />
trọng. Bằng cách cho các em được tuyên dương bước lên phía trước để tất cả <br />
các bạn cùng nhìn thấy và cho cả lớp vỗ tay tán thưởng. Công tác nhắc nhở <br />
khuyết điểm cần được tiến hành một cách nhẹ nhàng, tránh nặng nề gây ức chế <br />
cho học sinh. Vì vậy giáo viên chỉ cần nêu ra khuyết điểm, chỉ ra hướng khắc <br />
phục và tỏ rõ ý tin tưởng vào sự phấn đấu của các em.<br />
3 . Nêu phương hướng hoạt động tuần tới : <br />
Giáo viên quan sát và hỗ trợ HĐTQ khi cần thiết triển khai các hoạt động <br />
cần thực hiện trong tuần tới. Nội dung này HĐTQ phải bàn bạc, chuẩn bị thật <br />
đầy đủ, chi tiết, rõ ràng. Đồng thời giao trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân <br />
phụ trách. Sau đó tổ chức đăng kí thi đua giữa các ban học sinh, giữa các thành <br />
viên trong lớp theo một chủ đề nào đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Điều đặc biệt trong hoạt động này là ý kiến của các thành viên trong lớp <br />
về nội dung hoạt động đã triển khai hạn chế tình trạng chủ tịch HĐTQ chỉ việc <br />
triển khai còn các thành viên chỉ biết thực hiện. Có như thế thì kế hoạch mới <br />
mang tính toàn diện, thể hiện sự đồng thuận cao và chắc chắn việc thực hiện <br />
các nội dung kế hoạch được thuận lợi và mang lại hiệu quả. <br />
Điểm mấu chốt là việc biểu quyết các nội dung kế hoạch. Đây được xem là <br />
khâu cuối cùng và mang tính chất quyết định của việc xây dựng kế hoạch hoạt <br />
động cho tuần tới.<br />
Giáo viên chủ nhiệm thiết kế phiếu để Hội đồng tự quản và các Ban họp:<br />
Học tập Lao động Cá công tác khác<br />
Hội đồng tự Rút Rút Rút <br />
Nhóm(Bạn Nhóm(Bạn Nhóm(Bạn<br />
quản kinh kinh kinh <br />
) làm tốt ) làm tốt ) làm tốt<br />
nghiệm nghiệm nghiệm<br />
CT Hội đồng<br />
Phó Chủ tịch 1<br />
Phó Chủ tịch 2<br />
Nhóm trưởng 1<br />
Nhóm trưởng 2<br />
Nhóm trưởng 3<br />
Nhóm trưởng 4<br />
Nhóm trưởng 5<br />
4 . Sinh hoạt văn nghệ : <br />
Đây cũng là một nội dung được thực hiện thường xuyên trong các giờ sinh <br />
hoạt lớp. Có thể tổ chức bằng hình thức thi đua giữa các nhóm hoặc biểu diễn <br />
luân phiên. Giáo viên cần đưa ra chủ đề, loại hình nghệ thuật hàng tuần để các <br />
em có sự chuẩn bị. Đây chính là một trong những nội dung thường xuyên trong <br />
khi xây dựng kế hoạch cho tuần tới.<br />
Ban Văn nghệ sẽ điều hành trong nội dung này: Tổ chức cho các bạn hát, <br />
múa, chơi trò chơi , biểu diễn văn nghệ…. Tôi luôn hướng dẫn và động viên các <br />
em trong ban văn nghệ vào những lúc rãnh rổi xuống phòng Tin học của trường <br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
để cùng nhau lên mạng tìm kiếm những bài hát, những trò chơi tập thể như: cái <br />
trống, đếm sao, cá bơi, giành ghế số 1, tôi là vua, tôi bảo…..vừa phù hợp với <br />
chủ điểm vừa tạo không khí vui vẻ, vừa tạo hứng thú cho HS, cũng như giải tỏa <br />
sự căng thẳng mệt mỏi của các em sau những ngày học căng thẳng.<br />
4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng kĩ năng cơ bản cho CTHĐTQ:<br />
Chủ tịch HĐTQ đóng vai trò quyết định sự thành công của tiết sinh hoạt lớp. <br />
Do vậy để một tiết sinh hoạt lớp đạt kết quả, giáo viên cần bồi dưỡng kĩ năng <br />
cơ bản cho Chủ tịch HĐTQ lớp: kĩ năng xây dựng kế hoạch; kĩ năng điều hành <br />
tổ<br />
chức giờ sinh hoạt; kĩ năng lắng nghe tiếp thu ý kiến; kĩ năng thống nhất, giải <br />
quyết ý kiến các bạn.<br />
+ Kĩ năng xây dựng kế hoạch: CTHĐTQ họp các PCTHĐTQ và các <br />
Trưởng ban để xây dựng kế hoạch tổ chức giờ sinh hoạt lớp đúng nội dung.<br />
+ Kĩ năng điều hành tổ chức giờ sinh hoạt: Một giờ sinh hoạt có tốt hay <br />
không, tùy thuộc vào vai trò điều hành của CTHĐTQ<br />
+ Kĩ năng lắng nghe tiếp thu ý kiến: Chắc chắn trong một tiết sinh hoạt <br />
lớp sẽ có nhiều ý kiến khác nhau của các học sinh trong lớp. CTHĐTQ phải biết <br />
lắng nghe các ý kiến đó để xây dựng cho kế hoạch tiếp theo và tìm cách khắc <br />
phục tồn tại, thiếu sót.<br />
+ Kĩ năng thống nhất, giải quyết ý kiến các bạn: Với ý kiến của các bạn, <br />
CTHĐTQ phải tìm cách thống nhất để giải quyết sao cho phù hợp với nguyện <br />
vọng của các bạn nhưng đồng thời phải phù hợp với tình hình thực tế.<br />
Nhìn chung để hướng dẫn Hội đồng tự quản làm tốt các kĩ năng này đòi <br />
hỏi cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không phải ngày một ngày hai mà làm <br />
được.<br />
5. Biện pháp 5: Trao quyền cho HĐTQ tổ chức giờ sinh hoạt lớp. <br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Để thực hiện tốt những nội dung trên, tôi đã hướng dẫn HĐTQ chuẩn bị <br />
tiết sinh hoạt lớp trong tuần như sau :<br />
*Giao việc cho cán bộ lớp : <br />
Đây là một trong những việc đầu tiên khi tôi nhận lớp. Thông qua nghiên cứu <br />
hồ sơ học sinh, gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm cũ, đặc biệt quan sát hằng ngày, tôi <br />
hướng dẫn học sinh bầu ra HĐTQ với em có năng lực quản lí lớp học, có khả <br />
năng giao tiếp và tích cực tham gia công việc chung, học lực tương đối để giao <br />
nhiệm vụ như trưởng ban, phó ban. Định hướng cho học sinh chọn một bạn học <br />
giỏi nhất lớp nhiệm vụ trưởng ban học tập. Sau đó, tôi giao nhiệm vụ cụ thể <br />
cho từng em :<br />
Chủ tịch HĐTQ phụ trách chung mọi mặt của lớp.<br />
Phó CTHĐ theo dõi chung và giúp đỡ các bạn về mặt học tập.<br />
Các thành viên trên được cấp một sổ ghi chép mọi hoạt động của tổ hoặc <br />
của lớp.<br />
Tôi thường xuyên nhắc nhở học sinh ghi chép và kiểm tra kịp thời ; yêu cầu <br />
học sinh ghi rõ nội dung và thời gian các cá nhân có những việc làm tốt, những <br />
hiện tượng cần nhắc nhở. Để giúp các tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó dễ dàng <br />
ghi chép, tôi đã trang bị cho các em sổ ghi chép đã kẻ sẵn theo biểu mẫu: (bảng <br />
theo dõi thành tích các thành viên trong nhóm)<br />
* Chuẩn bị phương hướng tuần đến :<br />
Để tiết sinh hoạt lớp hiệu quả hơn, không chỉ có phân công việc ghi chép <br />
đầy đủ mà tôi còn chuẩn bị phương hướng tuần đến để nêu trong giờ sinh hoạt <br />
lớp, giúp cho học sinh nhớ những chỉ tiêu cần phấn đấu trong tuần tiếp theo <br />
bằng những việc làm cụ thể.<br />
Chắng hạn, Phương hướng hoạt động của tuần 9 :<br />
Củng cố và duy trì nề nếp tốt.<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Thi đua học tốt lập thành tích chào mừng ngày 20/10 , phát huy “Đôi bạn cùng <br />
tiến”.<br />
Học sinh đến lớp phải đúng trang phục, đủ đồ dùng, “nói lời hay, làm việc <br />
tốt”.<br />
Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, đổ rác đúng quy định.<br />
Tiếp tục duy trì “vở sạch, chữ đẹp”.<br />
Làm thế nào để học sinh ghi nhớ phương hướng để thực hiện ? Tôi đã yêu <br />
cầu học sinh ghi phương hướng hoạt động trong tuần vào vở ghi chung để giúp <br />
các nhớ và thực hiện tốt hơn. <br />
* Các bước tiến hành tiết sinh hoạt lớp :<br />
1. Ổn định lớp (Ban văn nghệ điều hành)<br />
2. Dẫn chương trình cùng CTHĐTQ giới thiệu, điều khiển diễn biến <br />
của tiết sinh hoạt lớp.<br />
3. Các trưởng ban nhận xét từng mặt hoạt động trong tuần qua về : <br />
đạo đức, học tập, nề nếp tác phong, thể dục, vệ sinh, chấp hành nội quy…(các <br />
tổ trưởng báo cáo bằng văn bản)<br />
4. Các PCTHĐTQ báo cáo<br />
5. CTHĐTQ đánh giá chung :<br />
Tuyên dương, khen ngợi (tập thể, cá nhân), động viên nhắc nhở.<br />
Tổ chức bình chọn hoc sinh xu<br />
̣ ất sắc, ban xuất sắc.<br />
Triển khai công tác tuần đến, tháng đến (nếu là tuần cuối tháng), <br />
phát động thi đua theo chủ điểm, theo đợt thi đua.<br />
6. Cả lớp tham gia ý kiến.<br />
Hoặc sinh hoạt theo chủ điểm, kết hợp giáo dục theo chủ điểm (nếu là cuối <br />
tháng, cuối đợt thi đua)…<br />
* Lưu ý :<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Sau khi nghiên cứu kĩ về tâm lí học sinh tiểu học, để nhận xét hoặc tuyên <br />
dương học sinh có hiệu quả, tôi đã liên hệ giữa mặt mạnh và mặt yếu của từng <br />
em, cân nhắc từng lời nói. Luôn tôn trọng học sinh, khẳng định cái đúng, cái <br />
tiến bộ của học sinh. Hiểu học sinh, không vội vàng phê phán, những khuyết <br />
điểm của học sinh tôi nhắc nhở một cách nghiêm túc, và giúp sửa chữa một cách <br />
có tình cảm. Vì yếu tố tình cảm luôn là cái chi phối, là cái dẫn dắt tuổi thơ hành <br />
động và sửa chữa những điều chập chững trên con đường trưởng thành.<br />
Sau nhiều lần sinh hoạt, tìm hiểu tâm lí học sinh, tôi rút ra được rằng : cần <br />
sử dụng phương pháp nêu gương nhiều hơn vì học sinh tiểu học hay bắt chước, <br />
thích được khen. Ở những tiết sinh hoạt trước, tôi yêu cầu học sinh nêu tên <br />
những bạn không vi phạm trong tuần, tuy có hiệu quả nhưng không bằng việc <br />
mời những em đó lên bảng để cả lớp vỗ tay khen ngợi. Tôi nhận thấy các em vui <br />
lắm, rất thích được mời lên tuyên dương trước lớp, em nào cũng muốn phấn <br />
đấu học tập và rèn luyện để được đứng trên bục cao của lớp trong tiếng vỗ tay <br />
của các bạn. Tiếp theo, tôi chọn ra một trong số các bạn được biểu dương trong <br />
tuần, mời bạn đó nêu lên cách học tập tốt của bản thân cũng như lịch học tập <br />
của mình để các bạn tham khảo; tuần sau tôi lại thay đổi bằng cách yêu cầu các <br />
bạn trong lớp thảo luận : Làm cách nào để không quên đeo khăn quàng đến lớp? <br />
Cách chữa bệnh nói chuyện trong giờ học là gì ? Học bài như thế nào cho <br />
nhanh thuộc ?...Mỗi giờ học là một chủ đề thảo luận nhằm giúp học sinh học <br />
tập và rèn luyện tốt hơn. <br />
Kết quả đạt được:<br />
Hơn năm năm làm công tác chủ nhiệm, mỗi tiết học cuối tuần kết thúc <br />
cùng với đó là một bài học nho nhỏ được tích lũy dần. Nhờ làm tốt tiết sinh hoạt <br />
cuối tuần nên chất lượng học sinh cũng ngày càng tiến bộ. Các lớp do tôi chủ <br />
nhiệm luôn đạt được nhiều thành tích trong các Hội thi như : 3 em đạt giải viết <br />
<br />
<br />
<br />
18<br />
chữ đẹp cấp trường, 1 giải nhì về kể chuyện Bác Hồ; giải nhì về Hội diễn văn <br />
nghệ, không có học sinh vi phạm cấp trường. Năm học 20152016, lớp có 32/32 <br />
em đạt về phẩm chất và năng lực, có nhiều học sinh được khen thưởng toàn <br />
diện và khen thưởng một mặt, các khoản đóng góp thu nhanh hơn và trước hạn <br />
quy định của nhà trường.<br />
So với đầu năm học: HĐTQ đã tự tin mạnh dạn hơn, các em có khả năng <br />
điều hành hoạt động và giao tiếp tốt hơn.<br />
Kĩ năng hoạt động Hội đồng tự quản<br />
Tổ chức <br />
Số thành Tự tin, mạnh Có khả năng <br />
Lớp 3 điều hành <br />
viên dạn giao tiếp<br />
tố t<br />
SL % SL % SL %<br />
Hội đồng tự <br />
quản (CT, PCT) 03 3 100 3 100 3 100<br />
<br />
<br />
Trưởng ban 06 6 100 6 100 6 100<br />
3. PHẦN KẾT LUẬN:<br />
3.1 Ý nghĩa đề tài: <br />
Các thành tựu của các trường phái tâm lý học hiện đại có chung nhận <br />
định: nhân cách con người không thể phát triển qua việc tiếp thu tri thức mà phát <br />
triển bằng hoạt động và trong các hoạt động của chính người ấy. Tính chất của <br />
hoạt động ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách: hoạt động rập <br />
khuôn, bắt chước, máy móc, học tập theo lối tái hiện sẽ cho kết quả là những <br />
con người chỉ biết thừa hành, thiếu năng động, sáng tạo. Muốn có những con <br />
người năng động, sáng tạo cần phải tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập tích <br />
cực, sáng tạo. Muốn có những con người có năng lực hợp tác, có khả năng làm <br />
việc cùng đồng đội, cần tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập theo nhóm, <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
mang tính chất tập thể. Và tổ chức sinh hoạt tập thể đáp ứng được những yêu <br />
cầu đó. <br />
Trong giờ sinh hoạt tập thể, GV là nhân tố quan trọng cần biết tư vấn <br />
giúp đỡ cho Hội đồng tự quản tổ chức một giờ sinh hoạt đạt hiệu quả cao. Do <br />
đó, giáo viên phải tăng cường tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, kĩ năng <br />
chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là các hình thức tổ chức hoạt động tập thể để <br />
có những hiểu biết sâu rộng, có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, có tâm huyết <br />
với học sinh. Tổ chức tốt hoạt động tập thể cuối tuần sẽ xây dựng tập thể học <br />
sinh đoàn kết, kỉ luật, phát huy được tác dụng đối với từng học sinh. <br />
3.2 Kiến nghị , đề xuất:<br />
Qua một thời gian nghiên cứu, áp dụng những biện pháp của đề tài này, <br />
tôi thấy bước đầu mang lại hiệu quả tốt đẹp. Tuy có nhiều cố gắng trong việc <br />
tìm ra các giải pháp thiết thực nhằm tăng tính thực tiễn của đề tài song khó tránh <br />
khỏi sự thiếu sót. Rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp để kinh nghiệm tổ <br />
chức tiết sinh hoạt lớp của tôi ngày càng phong phú và hiệu quả hơn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />