SKKN: Một số biện pháp phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Trần Văn Thời
lượt xem 5
download
Việc thiếu quan tâm đến giáo dục mầm non chính là sự bỏ lỡ cơ hội cải thiện triển vọng cho trẻ em...Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân. Mời các bạn tham khảo bài SKKN trên địa bàn huyện Trần Văn Thời.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Trần Văn Thời
- MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẦN VĂN THỜI
- 1. Sự cần thiết, mục đích của việc viết sáng kiến kinh nghiệm: Gíao dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của nhân cách con người. Vì vậy cần quán triệt quan điểm coi đầu tư cho giáo dục mầm non là đầu tư cho chiến lược lâu dài. Việc thiếu quan tâm đến giáo dục mầm non chính là sự bỏ lỡ cơ hội cải thiện triển vọng cho trẻ em. Phát triển giáo dục mầm non là trách nhiệm chung của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân và toàn xã hội nhằm đảm bảo các quyền lợi của trẻ em, thực hiện tốt mục tiêu " Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", đảm bảo mục tiêu về an sinh xã hội. Các cấp chính quyền và các ngành chức năng có trách nhiệm quản lý, tăng cường đầu tư cho giáo dục mầm non, nhà trường phối kết hợp cùng gia đình và các cấp chính quyền quan tâm, chăm lo tốt lứa tuổi mầm non, đa dạng hóa các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục cho mọi người, giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể chất của trẻ, chính những kỹ năng mà đứa trẻ tiếp thu được qua các chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộ não trẻ. Gíao dục trẻ em từ 0-6 tuổi có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ.
- Do vậy để đảm bảo sự nghiệp giáo dục mầm non vừa có thể mở rộng được quy mô, vừa có thể nâng cao chất lượng theo mục tiêu đào tạo của bậc học, vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặt ra là phải phát triển đồng bộ mạng lưới trường lớp và tăng cường cơ sở vật chất trường học, nâng cao chất lượng đội ngũ. Đó là điều kiện thiết yếu ban đầu cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. 2. Phạm vi triển khai và thực hiện. Qua quá trình tôi viết xong cải tiến sáng kiến kinh nghiệm vào tháng 3 năm 2013, tất cả cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan đều thấy được sự cần thiết về sự phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Trần Văn Thời nên được 100% cán bộ công chức, viên chức Phòng Giao dục và Đào tạo huyện Trần Văn thời ủng hộ. 3. Mô tả sáng kiến kinh nghiệm: Trong những năm qua huyện Trần Văn Thời được các cấp lãnh đạo, chính quyền Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới trường lớp giáo dục mầm non trên địa bàn đã có bước tiến đáng kể trong việc đầu tư, nâng cấp, cải tạo xây dựng mới, đáp ứng một phần nhu cầu chăm sóc giáo dục và học tập của trẻ, chính vì vậy giáo dục mầm non đã có những chuyển biến tích cực và đúng hướng, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở tất cả các trường được từng bước nâng lên.
- Tuy nhiên, so với yêu cầu của ngành học, mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất trường học của giáo dục mầm non còn nhiều khó khăn, hầu hết các phòng học, phòng chức năng còn thiếu và không đúng tiêu chuẩn, hơn nữa do tác động của nhiều nhân tố nên nhu cầu gữi trẻ của nhân dân trong thời gian tới sẽ không ngừng tăng lên, nhu cầu mạng lưới trường lớp phải tiếp tục đầu tư mở rộng. Làm thế nào để giáo dục mầm non ngày càng phát triển, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ dưới 6 tuổi, đồng thời đảm bảo sự phát triển cân đối và toàn diện giữa các cấp học, ngành học trên địa bàn huyện. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp 1: Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị Tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho ngành học mầm non: đặc điểm của giáo dục mầm non là vừa học, vừa chơi, chuẩn bị cho các cháu những cơ sở quan trọng để vào lớp 1. Do vậy, cần phải có đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy. Trong thời gian từ nay đến năm 2015, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Trần Văn Thời tập trung đầu tư cho ngành học mầm non thông qua Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, đồng thời lồng ghép với các Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và các nguồn kinh phí khác để xây dựng cơ sở vật chất các trường mầm non công lập theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, đảm bảo đủ phòng học, phòng chức năng, sân chơi và các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo đúng tiêu chuẩn và các quy định hiện hành. Ưu tiên thành lập và xây dựng mới các cơ sở giáo dục
- mầm non công lập ở vùng nông thôn, các xã đặc biệt khó khăn, các xã, vùng sâu, vùng xa và các xã có mức sống thấp của huyện. Việc huy động tối đa trẻ trong độ tuổi mầm non đến trường sẽ có hiệu quả giải phóng sức lao động cho người phụ nữ, góp phần tăng của cải vật chất cho xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Vấn đề hiện đại hóa cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị đầy đủ đóng một vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy Phòng Giao dục và Đào tạo tham mưu với Uỷ ban nhân dân huyện Trần Văn Thời các công việc như sau: Từng bước xây dựng thêm 7 trường ở 6 xã, thị trấn như: xã Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Phong Điền, Sông Đốc, Trần Hợi, Lợi An ..., hiện tại các xã, thị trấn trong huyện đều có trường mầm non. Thời gian gần đây Phòng giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện đầu tư kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị cho 2 trường: mầm non Hướng Dương và mầm non Khánh Bình Tây để được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 theo quyết định số 36/2008 bao gồm phòng chức năng, hàng rào, đồ chơi ngoài trời,đồ dùng phục vụ nhà bếp... Nâng tỉ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia trong huyện là 6 trường mầm non. Biện pháp 2: Xây dựng đội ngũ giáo viên các trường mầm non Đội ngũ giáo viên là nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc phát triển giáo dục của các trường, do vậy Phòng Gíao dục và Đào tạo chỉ đạo các trường mầm non rà soát, phân loại đội ngũ giáo viên, lập kế hoạch biên chế năm học, dự kiến sắp xếp bố trí đội ngũ giáo
- viên phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn. Đội ngũ giáo viên mầm non được quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn. Ngành học Mầm non trong toàn huyện hiện có 163 nhóm lớp và 206 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Giáo dục mầm non đã được đổi mới hình thức tổ chức chăm sóc, giáo dục trẻ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng chất lượng và hiệu quả hơn. Mỗi trường mầm non đều có y tế học đường, nước sạch, nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn; các điểm trường, cơ sở có tổ chức cho trẻ ăn bán trú đều xây dựng bếp ăn đúng quy định, bảo đảm sức khoẻ và an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý trẻ. Từ đó, chất lượng chăm sóc, giáo dục không ngừng được cải thiện, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở các trường mầm non trên địa bàn giảm từ 7.6% năm 2012 xuống còn 6,6% năm 2013. Từ các giải pháp phát triển về giáo dục tác động, các trường Mẫu giáo, mầm non trong huyện đang ngày càng thu hút và duy trì tốt sĩ số trẻ đến trường. Đội ngũ giáo viên cũng dần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nên ngày càng tạo được niềm tin đối với phụ huynh khi đưa con em đến trường. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành học mầm non đủ về số lượng, đảm bảo về năng lực: việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành học mầm non huyện nhà sẽ được Phòng Gíao dục và Đào tạo tập trung thực hiện theo các nội dung: - Thực hiện tốt kế hoạch nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngành học Mầm non của huyện.
- - Phối hợp cùng Phòng Nội vụ và Ủy ban nhân dân huyện giải quyết dứt điểm các tồn tại trong tuyển dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non; thực hiện trả lương theo đúng trình độ đào tạo; giải quyết các trường hợp dạy hợp đồng lâu năm chưa được tuyển dụng chính thức….Đó chính là biện pháp hiệu quả bước đầu nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, cũng cố lòng yêu nghề, mến trẻ của giáo viên. Biện pháp 3: Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên Hàng năm Phòng Gíao dục và Đào tạo chỉ đạo cho các trường tiến hành kiểm tra, rà soát, lập bảng thống kê trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý giáo dục ... của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trên cơ sở đó yêu cầu các trường động viên giáo viên tham gia học các lớp đại học để nâng chuẩn, sắp xếp bố trí tạo điều kiện cho các bộ quản lý, giáo viên cốt cán theo học đầy đủ các lớp quản lý giáo dục và trung cấp chính trị, các lớp sau đại học. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để nâng cao nhận thức về yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non, vì vậy Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức các chuyên đề, các lớp bồi dưỡng như sau: - Giới thiệu các văn bản như ( Chỉ thị, Nghị quyết, Điều lệ trường mầm non, Luật giáo dục...) cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. - Tổ chức các lớp tập huấn về nội dung và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục
- mầm non mới, tăng cường các hoạt động thực hành, thực tế. - Tổ chức rút kinh nghiệm và trao đổi thông tin qua cá chuyên đề, dự các hoạt động giáo dục, nhắc nhở các trường mỗi tháng họp chuyên môn hoặc họp sau mỗi chủ đề, phổ biến chia sẽ và tìm kiếm thông tin liên quan qua mạng, qua tạp chí chuyên ngành... - Tăng cường chỉ đạo các hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong trường học nhằm nâng cao nhận thức, bãn lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp... cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non. Biện pháp 4: Phát huy tác dụng của trường mầm non vào đời sống cộng đồng Để đẩy mạnh quá trình xã hội hóa giáo dục, trước hết mỗi nhà trường mầm non cần phát huy được tác dụng của mình trong đời sống cộng đồng, làm cho cộng đồng thấy được vai trò của giáo dục mầm non đối với sự phát triển mọi mặt của địa phương. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để trường mầm non phát huy tầm ảnh hưởng cao, chất lượng nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ có khỏe mạnh và phát triển tốt thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các lực lượng trong xã hội về tầm quan trọng của giáo dục mầm non, của công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ thơ để nhận được sự ủng hộ của cộng đồng trong công tác xã hội hóa. Để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, hiệu trưởng các trường mầm non trên địa bàn huyện Trần Văn Thời thường xuyên chú trọng đến việc đảm bảo môi trường, cảnh quan
- sư phạm. Các phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu vệ sinh luôn thoáng mát, sạch sẽ. Khuôn viên của trường ưu tiên trong việc tạo dựng được một khu vườn tự nhiên sinh động và khu vui chơi rộng rãi, đảm bảo môi trường “An toàn xanh sạch đẹp”. Tiến hành công tác truyền thông giáo dục kiến thức nuôi dạy trẻ đúng khoa học cho cha mẹ của trẻ, nhân dân và cán bộ quản lý cộng đồng để thuận lợi hơn trong việc huy động trẻ đến trường và đảm bảo tốt điều kiện để giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Để bồi dưỡng kiến thức cho các bậc cha mẹ, hiệu trưởng các trường mầm non đã chủ động phối hợp với ngành y tế, văn hoá – thông tin và các ngành có liên quan để tạo ra những tác động tổng hợp đến nhận thức của mọi người. Chú trọng phát triển hệ thống trường trọng điểm, trường chuẩn quốc gia, phát triển hệ thống trường lớp đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh. 4. Kết quả mang lại : Quy mô của giáo dục mầm non ngày càng tăng thu hút hầu hết các cháu trong độ tuổi đến trường, theo thống kê kết thúc năm học 2012-2013 tổng số trẻ của tất cả các trường mẫu giáo, mầm non trong huyện là 4.279 trẻ, tăng hơn năm học trước là 310 trẻ , riêng trẻ 5 tuổi là 2.750 trẻ cũng tăng so với năm học trước là 577 trẻ. Việc đầu tư cơ sở vật chất cho trường mầm non cũng được Đảng và nhà nước ta quan tâm, hiện trong huyện có 15 trường mẫu giáo, mầm non, tăng hơn năm học trước 4 trường, 13/13 xã, thị trấn đều có trường mầm non, các trang thiết bị phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng đang từng bước được bổ sung cho phù hợp với yêu cầu giáo dục huyện nhà.
- 5. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến : Phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Trần Văn Thời giúp ta nhận thấy được những thành quả mà huyện nhà đạt được.Trong những năm gần đây việc đầu tư cho giáo dục của địa phương đã được chú trọng, bên cạnh đó giúp các bậc phụ huynh nhận thức được vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục, vận động các bậc phụ huynh trong huyện tham gia đóng góp và ủng hộ sự nghiệp phát triển giáo dục huyện nhà. Như chúng ta đã biết bậc học mầm non ít được chú trọng so với các bậc học khác bởi các bậc phụ huynh thường quan niệm rằng trẻ còn nhỏ nên việc học tập chưa cần thiết, vì vậy mà có thể các bậc phụ huynh không chú ý đến việc học tập của trẻ. Nhưng cùng với sự phát triển của xã hội thì các bậc phụ huynh cũng nhận thức được việc cho trẻ đến trường là cần thiết, do đó nhu cầu cho trẻ đến trường của các bậc phụ huynh đã tăng lên. Xuất phát từ nhu cầu này Phòng Gíao dục và Đào tạo huyện Trần Văn Thời đã đề ra kế hoạch, tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư phát triển trường mầm non ngày càng nhiều hơn đáp ứng được nhu cầu gởi trẻ của các bậc phụ huynh. 6. Kiến nghị, đề xuất: Tiếp tục xây dựng, phát triển mạng lưới trường lớp cân đối để đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn mới.Ổn định và hoàn thiện hệ thống trường, lớp cho ngành học mầm non huyện nhà, xây dựng thêm trường lớp mầm non ở vùng xa, vùng
- khó khăn. Tiếp tục tách các lớp mẫu giáo gắn với trường tiểu để trẻ được đến trường mầm non tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hoạt động, học tập, vui chơi phù hợp với đặc điểm lứa tuổi. Nâng dần số trường mầm non học 2 buổi/ngày và trường học đạt chuẩn quốc gia theo chương trình xây dựng các trường học đạt chuẩn quốc gia của Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Cà Mau. Trương Thanh Thoảng Chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo TVT, CM
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn
9 p | 990 | 164
-
SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
21 p | 903 | 111
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số trường Mầm non Kim Thủy
14 p | 941 | 106
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển lĩnh vực thẫm mỹ ( Âm nhạc) cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động dạy kỹ năng ca hát
17 p | 1034 | 81
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi
33 p | 3096 | 53
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mẫu giáo lớn dân tộc thiểu số qua việc làm quen với tác phẩm văn học
33 p | 841 | 51
-
SKKN: Một số biện pháp rèn phát âm chuẩn cho học sinh lớp 1
29 p | 744 | 40
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh thông qua công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT
17 p | 251 | 39
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động tạo môi trường chữ
9 p | 854 | 27
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi phát huy tính tích cực khi tham gia hoạt động vui chơi ngoài trời - Trường mầm non Hoa Hồng
32 p | 231 | 20
-
SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi qua trò chơi học tập
11 p | 318 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tự quản của HS trong mô hình trường học mới VNEN
30 p | 292 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp để đưa tài liệu đến gần với bạn đọc nhiều hơn ở thư viện trường THCS Dur Kmăn
23 p | 181 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên
11 p | 148 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua bộ môn văn học thể loại truyện kể
22 p | 116 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên ở trường THPT số 1 Bảo Thắng năm học 2010-2011
14 p | 179 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai
23 p | 144 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
21 p | 83 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn