CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:<br />
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT CHO <br />
HỌC SINH LỚP 5"<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lệ Thuỷ, tháng 3 năm 2019<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:<br />
"MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT CHO <br />
HỌC SINH LỚP 5 "<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Lê Thị Mĩ Lệ<br />
<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy<br />
Lệ Thuỷ, tháng 3 năm 2019<br />
A. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
I. Lý do chọn sáng kiến:<br />
“Giáo dục là nghệ thuật biến con người thành có đạo đức.” (Danh ngôn <br />
khuyết danh). Qua đó ta có thể hiểu tầm quan trọng của Giáo dục trong việc <br />
hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh. Dù có trong quá khứ hay thế kỉ <br />
XXI, thì sứ mạng thiêng liêng và không bao giờ thay đổi của giáo viên nói chung <br />
và giáo viên tiểu học nói riêng vẫn là người giáo dục kiến thức và nhân cách làm <br />
người cho học sinh. Giáo dục hiện nay đòi hỏi cao hơn nữa đó là hình thành <br />
được phẩm chất cho học sinh. Giáo dục phẩm chất, nhân cách cho học sinh tiểu <br />
học là một trong những hoạt động quan trọng của nhà trường, nhằm hình thành <br />
cho học sinh có lòng nhân ái, mang bản sắc của con người Việt Nam, biết chăm <br />
học, chăm làm, tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm, trung thực, kỉ luật, đoàn kết, <br />
yêu thương,... Có ý thức đầy đủ về bổn phận của mình đối với mọi người, đối <br />
với cộng đồng và môi trường cuộc sống, tôn trọng và thực hiện đúng pháp luật, <br />
các quy định của nhà trường. Bởi các em học sinh Tiểu học như những tờ giấy <br />
trắng, chúng ta phải hình thành phẩm chất cho các em sớm nhất có thể để khi <br />
lớn lên, hoà nhập vào cuộc sống mới, các em trở thành những con người có đủ “ <br />
chân, thiện, mĩ” làm đẹp thêm nền văn hoá người Việt Nam.<br />
Hiện nay, xã hội đang phát triển từng giây, từng phút. Đặc biệt, mạng <br />
internet được phổ biến rộng rãi và rất khó kiểm soát được nên một bộ phận giới <br />
trẻ, trong đó có học sinh Tiểu học đang phải chịu ảnh hưởng của những nét văn <br />
hoá không chính thống. Đặc biệt là học sinh lớp 5, nhiều em đang đứng giữa sự <br />
thay đổi tâm sinh lí, bản thân chưa xác định rõ về suy nghĩ cũng như hành động <br />
của mình. Điều quan trọng là phải luôn có người lớn bên cạnh để hướng dẫn, <br />
hỗ trợ kịp thời hoặc là chính bản thân các em phải hình thành và phát triển được <br />
những phẩm chất tốt đẹp để nhận biết được việc làm đúng sai của mình. Là <br />
một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy học sinh lớp 5, qua thực tế tình hình học <br />
sinh lớp tôi chủ nhiệm, bố mẹ đa số đầu tắt mặt tối với đồng áng, ít có thời <br />
gian theo sát con cái của mình. Vì vậy, tôi muốn đi sâu tìm hiểu và thực hiện <br />
những biện pháp giáo dục phẩm chất cho học sinh, giúp các em có nền tảng đạo <br />
đức, luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống, trở thành <br />
những công dân có ích cho đất nước. Đồng thời, bản thân tôi cũng có được <br />
những kinh nghiệm cho năng lực chuyên môn nghiệp vụ của mình để ngày càng <br />
nâng cao chất lượng giáo dục. Qua gần một năm thử nghiệm có hiệu quả, tôi <br />
mạnh dạn đưa ra sáng kiến “ Một số biện pháp phát triển phẩm chất cho học <br />
sinh lớp 5.” <br />
II. Điểm mới của sáng kiến:<br />
Điểm mới của đề tài chính là không hình thành cả năng lực lẫn phẩm <br />
chất như một số tài liệu tôi đã tham khảo mà chỉ hình thành riêng phẩm chất để <br />
các nghiên cứu, thử nghiệm được chi tiết, sâu sát hơn. <br />
III. Phạm vi áp dụng sáng kiến:<br />
Sáng kiến “Một số biện pháp phát triển phẩm chất cho học sinh lớp <br />
5.” được áp dụng đối với học sinh lớp 5 trong trường Tiểu học.<br />
B. PHẦN NỘI DUNG<br />
I. Thực trạng của việc giáo dục phẩm chất, kĩ năng sống cho học <br />
sinh<br />
1. Về gia đình, nhà trường và địa phương<br />
1.1. Thuận lợi:<br />
Địa phương và các cấp giáo dục luôn quan tâm chỉ đạo việc nâng cao <br />
nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục phẩm chất cho học sinh. Nhà <br />
trường và phụ trách chuyên môn luôn chú trọng, nhấn mạnh việc hình thành và <br />
phát triển phẩm chất cho học sinh thông qua các buổi họp, các buổi sinh hoạt <br />
chuyên môn.<br />
Nhà trường áp dụng dạy học theo mô hình VNEN nên đây là một trong <br />
những thuận lợi để giáo viên phát huy hết khả năng của mình trong việc hình <br />
thành phẩm chất cho học sinh. Bởi các hình thức tổ chức của mô hình VNEN có <br />
tác dụng cao trong việc hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh.<br />
Giáo viên chủ nhiệm cũng như các giáo viên bộ môn trẻ, nhiệt tình, luôn <br />
nỗ lực học hỏi để tìm kiếm, sáng tạo các biện pháp nhằm phát triển toàn diện <br />
cho học sinh. <br />
Đời sống kinh tế của người dân ngày một được cải thiện, do đó nhiều gia <br />
đình luôn chăm lo đến việc học tập và giáo dục con em mình.<br />
1.2. Khó khăn<br />
Địa phương với đặc thù là vùng bán sơn địa, kinh tế còn tương đối khó <br />
khăn nên các khu vui chơi giải trí dành riêng cho trẻ em chưa có. Hiện tượng <br />
trộm cắp, cờ bạc,... vẫn còn khá nhiều. Thậm chí diễn ra ngay trong gia đình <br />
một số em.<br />
Trong thời kỳ công nghệ 4.0 mạng Internet phát triển mạnh mẽ, ở địa <br />
phương có nhiều quán Internet mọc lên thu hút nhiều em trốn gia đình tham gia <br />
chơi điện tử.<br />
Phần đông dân số là dân lao động, một bộ phận ăn nói tuỳ tiện, đạo đức <br />
lối sống chưa lành mạnh, chưa nêu gương được cho con trẻ.<br />
Một bộ phận không nhỏ phụ huynh khoán trắng việc nuôi dạy con cho <br />
thầy cô, thậm chí cả giáo dục về phẩm chất. Hoặc nếu có quan tâm thì chỉ mới <br />
quan tâm đến việc tiếp thu kiến thức hay điểm số của học sinh.<br />
Một số gia đình bố mẹ trẻ, đi làm ăn xa, ít có thời gian quan tâm thường <br />
xuyên đến các em.<br />
2. Đặc điểm, tình hình lớp 5A đầu năm 20182019:<br />
2.1. Đặc điểm tình hình lớp:<br />
Tổng số học sinh là 29 em ( nam: 12 em, nữ: 17 em). Không có học sinh <br />
khuyết tật, có 2 em tiếp thu quá chậm.<br />
Số học sinh con gia đình cán bộ là 3 em, con gia đình công nhân cao su là 2 <br />
em, con gia đình nông dân là 18 em và 6 em còn lại là con gia đình làm ăn tự do.<br />
Con gia đình hộ nghèo và cận nghèo là 4 em; phần đông số học sinh còn <br />
lại là con gia đình đông con, có hoàn cảnh kinh tế thấp; 1 em có bố mẹ li hôn, <br />
nhiều em có bố thường xuyên rượu chè, cờ bạc,...<br />
2.2. Ưu điểm nổi bật về phẩm chất:<br />
Các em phần lớn ngoan, hiền, nghe lời cô giáo và cha mẹ, hồn nhiên, trong <br />
sáng, trung thực, đoàn kết với bạn bè. Tích cực trong các hoạt động tập thể. <br />
Thực hiện tương đối đầy đủ nội quy nhà trường.<br />
2.3. Một số tồn tại về phẩm chất:<br />
Nhiều em vẫn còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin, ngại giao tiếp, ít chia <br />
sẻ bài cùng các bạn, trình bày ý kiến còn rụt rè.<br />
Một số em ý thức kỉ luật chưa cao, thường xuyên đi học muộn, quên đồng <br />
phục, khăn quàng,...<br />
Một vài em thường gây gỗ với bạn, đôi khi còn nói tục, chửi thề.<br />
Vẫn có hiện tượng nói dối và mất đồ dùng học tập.<br />
Một số ít các em chưa tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình như làm <br />
rơi cặp bạn, làm gãy hoa, gãy bảng nhóm nhưng chưa tự nhận,...<br />
2.4. Kết quả đánh giá phẩm chất lớp 5A đầu năm như sau:<br />
<br />
<br />
Phẩm chất Tổng số Tốt Đạt Cần cố <br />
học sinh gắng<br />
SL % SL % SL %<br />
Chăm học, chăm làm 29 12 41.4 12 41.4 5 17.2<br />
Tự tin, trách nhiệm 29 10 34.5 13 44.8 6 20.7<br />
Trung thực, kỉ luật 29 11 37.9 13 44.8 5 17.2<br />
Đoàn kết , yêu 29 14 48.3 10 34.5 5 17.2<br />
thương<br />
<br />
2.5. Nguyên nhân:<br />
* Nguyên nhân về phía gia đình<br />
Một số gia đình coi trọng kết quả học tập về kiến thức mà xem nhẹ việc <br />
uốn nắn giáo dục phẩm chất đạo đức cho các em, đáp ứng mọi nhu cầu về vật <br />
chất, những đòi hỏi của các em, các em không phải làm bất cứ việc gì ở gia đình <br />
dù là việc nhỏ vừa sức với lứa tuổi như quét nhà, rửa bát, nhặt rau,...khiến các <br />
em ích kỉ, chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mình, thờ ơ, vô tâm với những gì xảy ra <br />
xung quanh, lười làm việc nhà.<br />
Một số phụ huynh quá thương con nên dẫn đến bao bọc, nuông chiều con, <br />
làm thay mọi việc cho con chuẩn bị áo quần đến sách vở trước khi con đi học.<br />
Một số gia đình cha mẹ chưa gương mẫu về đạo đức lối sống ảnh hưởng <br />
tiêu cực đến tư tưởng, tình cảm và phẩm chất của con em. <br />
Nhiều gia đình gây áp lực cho con, yêu cầu con phải đạt được thành tích, <br />
danh hiệu, trách phạt con khi con mắc lỗi khiến các em sợ sệt, thiếu tự tin, nói <br />
dối, làm đối phó,...<br />
Một số gia đình bố mẹ đi làm tối ngày, phó mặc việc giáo dục con cái cho <br />
thầy cô, tí quan tâm tới việc giáo dục con em mình, chưa chuẩn bị đầy đủ đồ <br />
dùng cho các em,...<br />
Một số gia đình để các em sử dụng máy tính, điện thoại, ti vi dẫn đến say <br />
mê điện tử, bắt chước các hiện tượng tiêu cực, bạo lực, chăm học, ngại học, <br />
ngại làm công việc nhà, làm vệ sinh lớp học, uể oải, mệt mỏi,...<br />
Một số học sinh tính tự quản, tự thực hiện các nhiệm vụ cá nhân còn hạn <br />
chế, chưa phân biệt được tốt xấu, ...<br />
*Nguyên nhân về phía giáo viên:<br />
Trước áp lực đổi mới toàn diện về giáo dục, một số giáo viên đôi khi không <br />
làm chủ được hành vi, dễ nổi nóng, quát nạt, la mắng khi học sinh phạm lỗi.<br />
Một số giáo viên do quỹ thời gian eo hẹp, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ <br />
nên chưa quan tâm đúng mức trong việc phát hiện những hành vi sai trái và kịp <br />
thời uốn nắn cho học sinh. <br />
Việc kết hợp, lồng ghép, liên hệ trong giảng dạy giữa các phân môn <br />
nhằm nâng cao nhận thức và rèn luyện phẩm chất cho học sinh còn lúng túng và <br />
hạn chế. Bên cạnh đó, nhà trường do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị <br />
dạy học còn thiếu thốn, kinh phí hạn hẹp nên ở trong các giờ học thì giáo viên ít <br />
có điều kiện tổ chức các trò chơi học tập, nhà trường không thường xuyên cho <br />
các em tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khoá. <br />
*Nguyên nhân về phía xã hội:<br />
Ngoài môi trường gia đình và nhà trường, sự hình thành và phát triển nhân <br />
cách học sinh còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát <br />
triển kinh tế xã hội, sự phát triển của mạng lưới thông tin hiện đại, sự du <br />
nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã ảnh hưởng không ít đến tầng <br />
lớp thanh thiếu niên. Hiện tượng học sinh nghiện Net, nghiện game... ngày một <br />
gia tăng, đây là nguyên nhân tiền đề của hành vi trộm cắp. Nổi trội hiện nay là <br />
tình trạng sử dụng facebook để làm quen, kết bạn và nảy sinh tình cảm yêu <br />
đương quá sớm… Do còn quá non dại nên các em dễ bị rủ rê, lôi kéo vào các tệ <br />
nạn xã hội, gây nên những hệ lụy nghiêm trọng về nhân cách và đạo đức lối <br />
sống của tuổi học trò.<br />
* Nguyên nhân chủ quan về nhận thức của các em<br />
Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng <br />
các em "Ăn chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao <br />
chính vì thế các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh <br />
khỏi.<br />
Thêm vào đó, do suy nghĩ chưa thấu đáo, khi phạm phải sai lầm các em <br />
chưa biết lắng nghe, tiếp thu và sửa chữa để tiến bộ. Chính suy nghĩ ương <br />
bướng, cố chấp, luôn cho rằng người lớn áp đặt mình đã khiến các em khó sửa <br />
sai và tiến bộ.<br />
<br />
II. Một số biện pháp phát triển phẩm chất cho học sinh:<br />
Theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT ban hành ngày 22 tháng 9 năm 2016 <br />
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: Học sinh được đánh giá sự <br />
hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh thông qua các biểu hiện <br />
hoặc hành vi sau: Chăm học, chăm làm; Tự tin, trách nhiệm; Trung thực, kỉ luật; <br />
Đoàn kết, yêu thương.<br />
Đánh giá bằng các mức độ:<br />
+ Tốt: đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên;<br />
+ Đạt: đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường <br />
xuyên;<br />
+ Cần cố gắng: chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện <br />
chưa rõ.”<br />
Dựa trên các biểu hiện về sự hình thành và phát triển phẩm chất của học <br />
sinh, tôi đưa ra một số biện pháp giáo dục phẩm chất của học sinh như sau: <br />
Biện pháp 1: Giáo viên cần nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của học <br />
sinh:<br />
Giai đoạn tiểu học là giai đoạn phát triển tâm sinh lý quan trọng nhất của <br />
trẻ. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, học sinh trung học thậm chí <br />
là sinh viên đại học có những vấn đề tâm lý được bắt nguồn từ thời học tiểu <br />
học. Trong đó, lớp 5 là giai đoạn cuối của cấp tiểu học, lúc này trẻ đã khá vững <br />
vàng, tự tin và kiến thức được trang bị đầy đủ để chuẩn bị vào cấp học mới.<br />
* Xét về mặt tâm lí: Ở lứa tuổi này, tình cảm của các em không bền <br />
vững, các em dễ thay đổi, dễ bị kích động bởi những kích thích và tác động bên <br />
ngoài, khó kiềm chế. Hay bắt chước, thích được khen và được nêu gương trước <br />
mọi người. Các em bắt đầu bước vào giai đoạn đầu của lứa tuổi dậy thì nên rất <br />
muốn khẳng định mình, thích thể hiện bản thân, hồn nhiên, dễ tin và dễ có hành <br />
vi bột phát thiếu suy nghĩ.<br />
Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới <br />
tương lai. Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có <br />
chủ định chưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ <br />
nét. Trẻ nhớ rất nhanh và quên cũng nhanh.<br />
Học sinh ở giai đoạn này thường có nhiều nét tính cách tốt như ham hiểu <br />
biết, lòng thương người, lòng vị tha. Giáo viên nên tận dụng đặc tính này để <br />
giáo dục học sinh của mình nhưng cần phải đúng, phải chính xác, đi học đúng <br />
giờ, làm việc theo hướng dẫn của giáo viên.<br />
Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của <br />
mỗi người. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu <br />
trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Tình cảm tích cực sẽ kích <br />
thích trẻ em nhận thức và thúc đẩy trẻ em hoạt động. Tình cảm học sinh tiểu <br />
học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em. Vì <br />
vậy giáo viên cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, <br />
tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập. <br />
Ngoài ra tâm lí của học sinh còn bộc lộ ở việc thiếu cố gắng, thiếu khả <br />
năng phê phán và cứng nhắc trong hoạt động nhận thức. Học sinh có thể học <br />
được tính cách hành động trong điều kiện này nhưng lại không biết vận dụng <br />
kiến thức đã học vào trong điều kiện hoàn cảnh mới. Vì vậy giáo viên cần quan <br />
tâm tới việc việc phát triển tư duy và kỹ năng học tập cho học sinh trong môi <br />
trường nhóm, lớp. Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, <br />
điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội <br />
cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh.<br />
* Xét về mặt sinh lí: Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ thường có các <br />
loại hành động thần kinh như:<br />
+ Loại thần kinh mạnh, cân bằng, hưng phấn, tối ưu, nhanh, linh hoạt.<br />
+ Loại thần kinh mạnh, không cân bằng, hưng phấn tăng, kiềm chế kém.<br />
+ Loại thần kinh mạnh, cân bằng, chậm chạp, nói chậm.<br />
+ Loại yếu , quá trình hưng phấn giảm<br />
Nắm vững được đặc điểm của các loại thần kinh, ta có thể xếp trẻ theo <br />
nhóm để có hướng giáo dục, uốn nắn hiệu quả hơn.<br />
Đối với trẻ em ở lứa tuổi tiểu học thì tri giác của học sinh tiểu học phản <br />
ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện tượng và xảy ra khi <br />
chúng trực tiếp tác động lên giác quan. Tri giác giúp cho trẻ định hướng nhanh <br />
chóng và chính xác hơn trong thế giới. Tri giác còn giúp cho trẻ điều chỉnh hoạt <br />
động một cách hợp lý. Trong sự phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu <br />
học có vai trò rất lớn trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho <br />
học sinh, hướng dẫn các em biết xem xét, biết lắng nghe.<br />
Bên cạnh sự phát triển của tri giác, chú ý có chủ định của học sinh tiểu <br />
học còn yếu, khả năng điều chỉnh chú ý có ý chí chưa mạnh. Vì vậy, việc sử <br />
dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho học <br />
sinh. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định cho nên <br />
giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của học <br />
sinh. Trí nhớ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống và hoạt động của con <br />
người, nhờ có trí nhớ mà con người tích lũy vốn kinh nghiệm đó vận dụng vào <br />
cuộc sống.<br />
Đối với học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan – hình tượng phát triển <br />
chiếm ưu thế hơn trí nhớ từ ngữ – logíc. Tư duy của trẻ em mới đến trường là <br />
tư duy cụ thể, dựa vào những đặc điểm trực quan của đối tượng và hiện tượng <br />
cụ thể. Trong sự phát triển tư duy ở học sinh tiểu học, tính trực quan cụ thể <br />
vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu cấp và sau đó chuyển dần sang tính khái quát ở <br />
các lớp cuối cấp. Trong quá trình dạy học và giáo dục, giáo viên cần nắm chắc <br />
đặc điểm này. Vì vậy, trong dạy học , giáo viên cần đảm bảo tính trực quan thể <br />
hiện qua dùng người thực, việc thực, qua dạy học hợp tác hành động để phát <br />
triển tư duy cho học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả <br />
năng phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, khả năng phán đoán và <br />
suy luận qua hoạt động với thầy, với bạn.<br />
Trẻ em ở lứa tuổi tiểu học là thực thể đang hình thành và phát triển cả về <br />
mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới <br />
của mọi mối quan hệ. Do đó, học sinh tiểu học chưa đủ ý thức, chưa đủ phẩm <br />
chất và năng lực như một công dân trong xã hội, mà các em luôn cần sự bảo trợ, <br />
giúp đỡ của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.<br />
Biện pháp 2: Giáo viên cần hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm lớp<br />
Theo Điều lệ trường Tiểu học quy định: Giáo viên làm nhiệm vụ giảng <br />
dạy, giáo dục học sinh trong trường Tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện <br />
chương trình giáo dục Tiểu học. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc giáo dục nhân <br />
cách, phẩm chất cho học sinh cũng không kém phần quan trọng. Vì thế giáo dục <br />
phẩm chất cho học sinh một cách có hiệu quả là trách nhiệm của giáo viên. Như <br />
vậy, người giáo viên chủ nhiệm giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo <br />
dục học sinh phát triển toàn diện.<br />
Để giáo dục học sinh có phẩm chất tốt thì người giáo viên phải gương <br />
mẫu để làm tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Bên cạnh đó, người giáo <br />
viên chủ nhiệm phải là người hiểu rõ hoàn cảnh, tính cách của từng học sinh. <br />
Qua thực tế kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp, để làm được điều đó, <br />
bản thân tôi thường tìm hiểu về học sinh như: Đầu năm tôi xem qua lí lịch, học <br />
bạ và tìm hiểu thêm thông tin thông qua các thầy cô giáo cũ, các bậc phụ huynh, <br />
học sinh để nắm được hoàn cảnh gia đình và học lực của các em. Cách tìm hiểu <br />
này theo tôi thì đạt hiệu quả rất tốt. Ngoài ra tôi còn tìm hiểu học sinh qua từng <br />
thói quen, hoạt động của các em ở lớp như: sinh hoạt lớp, giờ ra chơi, những <br />
buổi lao động, sinh hoạt sao, sinh hoạt ngoại khóa... trong cách tìm hiểu này tôi <br />
đã giúp đỡ được một số học sinh. Chẳng hạn như:<br />
Em Phan Trọng Phúc: khả năng tiếp thu nhanh song còn lười học, hoang <br />
nghịch, hay trêu chọc các bạn, thậm chí đùa nghịch ngoài giới hạn cho phép, đôi <br />
khi xảy ra ẩu đả, thương tích với các bạn. Bị cô giáo nhắc nhở, em hứa sẽ sửa <br />
chữa và không tái phạm nhưng rồi vẫn chứng nào tật đó. Trao đổi với phụ <br />
huynh, tôi nhận được thông tin phản hồi: Bố mẹ cháu đã li hôn, mẹ đi làm ăn xa, <br />
còn em sống với bà ngoại đã già, không theo sát được cháu hằng ngày. Trao đổi <br />
với giáo viên chủ nhiệm năm học trước tôi được biết em Phúc bề ngoài hiếu <br />
động, dễ nổi nóng song là cậu bé vô tư, hồn nhiên và sống tình cảm, thường hay <br />
kể cho cô giáo nghe về chuyện cá nhân mình. Đôi lúc cáu gắt với bạn, một lúc <br />
hết giận rồi lại thôi. Tôi nhận ra, em đang thiếu sự quan tâm, chia sẻ từ mọi <br />
người. Chính vì vậy, những giờ ra chơi, cuối giờ học, tôi thường ngồi nói <br />
chuyện cùng em và được biết thêm em còn sống cùng một người cậu và rất <br />
nghe lời của cậu. Tuy nhiên, do bận công việc và cậu cũng có gia đình riêng nên <br />
cậu ít khi để mắt tới cháu. Tôi liên lạc, trao đổi cùng cậu của em. Lên lớp có cô <br />
giáo kèm cặp, về nhà chịu sự “kiểm soát” của cậu. Bạn bè xung quanh cũng <br />
thường xuyên quan sát, phát hiện những hành vi, lời nói, cử chỉ chưa chuẩn mực <br />
và báo với cô giáo. Nhờ làm tốt mối quan hệ phối kết hợp đó mà những hành vi <br />
sai lệch của em Phúc được uốn nắn và sửa chữa kịp thời. Nhờ đó em tiến bộ <br />
hơn trong giao tiếp và ứng xử. Khi Phúc hòa đồng hơn cùng các bạn trong lớp, <br />
em biết quan tâm và giúp đỡ các bạn; biết nhận lỗi và sửa lỗi. Những việc làm <br />
tốt của em được tôi tuyên dương trước lớp và được cả lớp ghi nhận. Dần dần <br />
Phúc trở nên ngoan ngoãn và học ngày càng tiến bộ hơn.<br />
Biện pháp 3: Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua các môn học<br />
Trong chương trình tiểu học, các môn học như Đạo đức, Tiếng Việt, <br />
Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc,....đều có tác dụng giáo dục phẩm chất cho <br />
học sinh. Trong đó, môn Đạo đức là môn học chính để giáo dục phẩm chất cho <br />
học sinh. Thông qua môn Đạo đức, các em bước đầu có khái niệm về các hành <br />
vi đạo đức và các chuẩn mực đạo đức. Các em biết phân biệt tốt xấu, đúng <br />
sai, lễ phép vô lễ… Từ đó có cái nhìn đúng đắn trong nhận thức và suy nghĩ; ý <br />
thức được việc nên và không nên làm. Đối với môn Đạo đức tôi có thể xem là <br />
một phương tiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình <br />
cảm, và những hiểu biết trong cuộc sống cho học sinh một cách trực tiếp, hoàn <br />
chỉnh và sâu sắc. Cần phải trang bị cho học sinh những tri thức đạo đức, các <br />
chuẩn mực về hành vi đạo đức có trong nội dung của mỗi bài học để trở thành <br />
kĩ năng sống, thói quen hàng ngày của mỗi học sinh. Muốn vậy giáo viên phải đi <br />
sâu tìm hiểu đặc trưng bộ môn vì ở đây đòi hỏi khả năng tự trao dồi của giáo <br />
viên rất lớn. Nên cần dạy nghiêm túc không qua loa, không xem nhẹ môn này. <br />
Đưa ra các phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm gây hứng thú cho <br />
học sinh như thảo luận nhóm, đóng vai, phỏng vấn, diễn kịch ...<br />
Ví dụ: Khi dạy Đạo đức, bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình, ở <br />
bài tập 3, tôi đã cho học sinh đóng vai xử lí tình huống như: “ Khi xin phép mẹ đi <br />
dự sinh nhật, em hứa sẽ về sớm nấu cơm. Nhưng mải vui, em về muộn.” Các <br />
em đã có những cách xử lí của riêng mình thông qua hành động lời nói cụ thể ở <br />
tình huống. Từ đó, các em nhớ lâu và kĩ hơn về cách ứng xử của mình để biết <br />
sống có trách nhiệm là gì? và phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình ra <br />
sao?<br />
Ngoài môn Đạo đức, các môn học khác đều có nội dung tích hợp về giáo <br />
dục phẩm chất cho các em. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp <br />
chặt chẽ với các giáo viên bộ môn để lồng ghép nội dung giảng dạy nhằm nâng <br />
cao hiệu quả và tích cực rèn luyện các phẩm chất đạo đức cho học sinh. Mặt <br />
khác, giáo viên chủ nhiệm cần giữ mối liên hệ thường xuyên với giáo viên bộ <br />
môn trong việc quản lí học sinh. Cần trình bày kế hoạch của mình, tìm biện <br />
pháp phối kết hợp để cùng giáo dục. Đề nghị giáo viên bộ môn nghiêm khắc với <br />
những trường hợp sai phạm để các em quyết tâm sửa chữa. Đặc biệt, luôn lưu ý <br />
với các thầy cô bộ môn giúp đỡ các em có thái độ trung thực trong học tập, tuyệt <br />
đối không để học sinh vi phạm trong thi cử. Khi làm bài trong các giờ kiểm tra <br />
phải thực sự nghiêm túc, không quay cóp, không giở sách, giở vở để phản ánh <br />
đúng thực chất của các em nhằm giúp thầy cô đánh giá đúng, chính xác và có <br />
cách uốn nắn kịp thời cho các em. Trong quá trình giảng dạy các môn học, tôi <br />
đặc biệt chú ý đến việc rèn kĩ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh: giao tiếp với <br />
thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh. Tôi luôn nhắc nhở các em khi <br />
giao tiếp với thầy cô giáo và người lớn tuổi cần thể hiện thái độ lễ phép bằng <br />
các từ: “dạ thưa”, “vâng ạ”... Phải nói có đầu có đuôi, tránh nói trống không, <br />
cộc lốc. Khi học sinh nói, giáo viên cần chú ý lắng nghe, phát hiện và sửa sai kịp <br />
thời. <br />
Trường bản thân tôi đang công tác, thực hiện dạy học theo tài liệu dạy học <br />
VNEN, đây cũng là một thuận lợi cho các em phát triển phẩm chất tốt hơn.<br />
Ví dụ: Thông qua môn Tiếng Việt, khi hướng dẫn các em đặt câu thì phải <br />
đủ chủ ngữ, vị ngữ. Cũng như khi nói thì phải có đầu, có đuôi. Hoặc khi dạy <br />
Tiếng Việt bài 11A, hoạt động 6 về đại từ xưng hô, các em được thực hành kĩ ở <br />
phần đặt câu có sử dụng đại từ xưng hô để nắm chắc: khi xưng hô, cần chọn từ <br />
cho lịch sự, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người <br />
được nhắc tới. Hoặc ở bài 29B, học sinh được diễn lại cảnh của câu chuyện <br />
"Một vụ đắm tàu", thông qua đó, các em biết phải yêu quý, giúp đỡ bạn như thế <br />
nào,...<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh diễn lại đoạn kịch “ Một vụ đắm tàu” trong giờ Tiếng Việt.<br />
Ở môn Tiếng Việt cũng có một nội dung giáo dục phẩm chất rất hay mà <br />
lại dễ nhớ đó chính là các câu ca dao, tục ngữ. Những câu ca dao, tục ngữ <br />
thường có nội dung giáo dục rất gần gũi, chân thực mà lại dễ nhớ, dễ hiểu. Vì <br />
vậy, tôi thường vận dụng các câu tục ngữ đó không chỉ trong giờ Tiếng Việt mà <br />
còn thường xuyên dùng trong tất cả các môn học. Ví dụ: Ở hiền gặp lành; Đói <br />
cho sạch, rách cho thơm; Tôn sư trọng đạo; Uống nước nhớ nhuồn;.....<br />
Đối với một số bài học không có nội dung về giáo dục phẩm chất, thì <br />
giáo viên vẫn có thể giáo dục cho các em về phẩm chất, thông qua chính các <br />
hoạt động trong tiết học. Ví dụ: cần đoàn kết với bạn bè trong quá trình hoạt <br />
động nhóm để thống nhất được kết quả thảo luận hay phải trung thực trong giờ <br />
kiểm tra,....<br />
Biện pháp 4: Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt <br />
lớp<br />
Tiết sinh hoạt lớp là thời gian trao đổi giữa giáo viên và học sinh, học sinh <br />
với học sinh về tất cả các mặt trong một tuần học. Để có được tiết sinh hoạt <br />
mang tính tích cực, ngay từ đầu năm, giáo viên phải đặt ra các nội quy và hướng <br />
dẫn rõ cách thực hiện các nội quy đó. Đồng thời, thiết kế sổ theo dõi cho các <br />
ban, các nhóm trưởng và Hội đồng tự quản về việc theo dõi thực hiện các nội <br />
quy đã đặt ra. Trong tiết sinh hoạt lớp, các em được thể hiện sự tự tin của mình, <br />
đưa ra những ý kiến của riêng mình trước các bạn, cô giáo và cả đại diện chi <br />
hội phụ huynh. Qua đó, các em ý thức được những hành động đúng sai của mình <br />
để có biện pháp khắc phục trong tuần tới. Thêm vào đó, giáo viên và phụ huynh <br />
cũng nắm bắt được kịp thời những mong muốn của học sinh để có biện pháp <br />
hỗ trợ kịp thời. Ở các buổi sinh hoạt, các em sẽ bầu chọn những gương mặt <br />
xuất sắc trong tuần để được cô giáo khen thưởng và tặng quà. Món quà tuy nhỏ, <br />
nhưng đó là sự khích lệ, động viên mang tính hứng thú đối với các em.<br />
Hiện nay, ở chương trình tiết sinh hoạt còn có thêm nội dung tích hợp Kể <br />
chuyện về Bác Hồ. Đây cũng là một nội dung có tác dụng cao trong việc phát <br />
triển phẩm chất cho học sinh. Bởi những câu chuyện về Bác Hồ mang tính giáo <br />
dục nhân cách, đạo đức rất lớn. <br />
Ví dụ: Ở tuần 15, các em được nghe câu chuyện “Không có việc gì khó”. <br />
Thông qua câu chuyện, các em sẽ học tập được đức tính kiên trì, nhẫn nại ở Bác <br />
Hồ. Từ đó liên hệ cho các em phải biết vượt qua khó khăn, cố gắng học hành sẽ <br />
có ngày thành tài.<br />
Một số tuần khác, ở cuối buổi sinh hoạt, tôi thường vận dụng công nghệ <br />
thông tin để lồng ghép giáo dục phẩm chất cho các em thông qua người thật, <br />
việc thật, các điển hình gương mẫu từ các chương trình như: Quà tặng cuộc <br />
sống, Cặp lá yêu thương, Việc tử tế,.... Giáo viên thường xuyên sưu tầm các nội <br />
dung hấp dẫn, dễ hiểu, dễ cảm nhận, phù hợp với lứa tuổi học sinh rồi cho các <br />
em xem và cùng nêu cảm nhận, suy nghĩ của em về nội dung chương trình và rút <br />
ra bài học cho bản thân. Đồng thời, khuyến khích các em nên giải trí ở nhà bằng <br />
cách xem các chương trình đó và đến lớp chia sẻ cho các bạn cùng nghe vào các <br />
buổi sinh hoạt đầu buổi.<br />
Học sinh xem chương trình “ Quà tặng cuộc sống” trong giờ Sinh hoạt lớp.<br />
Bên cạnh đó, tôi cũng cho các em tự kể về những tấm gương người tốt, <br />
việc tốt mà các em gặp hằng ngày, chỉ ra những việc làm xấu mà các em bắt <br />
gặp và nêu được lí do vì sao em cho đó là việc tốt hay việc xấu. Từ đó, các em <br />
dần dần nhận thức được những việc làm gì mình cần học hỏi và những việc <br />
nào mình cần lên án, không nên làm theo.<br />
Biện pháp 5: Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua các hoạt <br />
động Đội trong và ngoài nhà trường<br />
Đây là tổ chức chuyên về mảng giáo dục phẩm chất học sinh. Tổ chức <br />
này có ban chỉ huy liên chi đội, có đội cờ đỏ thường xuyên theo dõi các hoạt <br />
động của toàn trường và từng lớp học, có một tổng phụ trách Đội chuyên trách <br />
tổ chức các hoạt động Đội và kịp thời xử lý những vi phạm của học sinh, hơn <br />
thế nữa có phong trào thi đua làm đòn bẩy nên thường các biện pháp luôn đạt <br />
hiệu quả giáo dục cao.<br />
Một số giáo viên chủ nhiệm lớp ngại trong việc khai báo những sai phạm <br />
của học sinh lớp mình vì sợ ảnh hưởng đến kết quả thi đua của lớp, nhưng với <br />
tôi việc kết hợp với tổ chức Đội là một biện pháp giáo dục có hiệu quả rất cao <br />
trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.<br />
Đối với đội cờ đỏ: tôi yêu cầu các em ghi lại tên của tất cả những em vi <br />
phạm. Có như vậy thì tôi mới kịp thời có được thông tin và xử lý dứt điểm <br />
những vi phạm.<br />
Đối với các em ban chỉ huy liên chi đội đội phát thanh măng non: Tôi <br />
thường xuyên cung cấp những cá nhân điển hình của lớp đưa vào các bản tin <br />
hằng ngày để tuyên dương khen ngợi, khích lệ tinh thần các em.<br />
Với tổng phụ trách Đội: tôi thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ. Tôi <br />
thường xuyên kết hợp các biện pháp giáo dục theo kiểu vừa đấm vừa xoa: đối <br />
với những đối tượng học sinh cá biệt tôi sử dụng biện pháp cứng rắn bên cạnh <br />
đó tôi nhờ tổng phụ trách đội động viên, những em tôi dùng biện pháp mềm <br />
mỏng thuyết phục tôi lại nhờ TPT Đội có biện pháp cứng rắn hơn, cũng có lúc <br />
kết hợp cả hai cùng chung biện pháp, ở những lúc này thì chúng tôi kết hợp chặt <br />
chẽ hơn về khâu theo dõi và các luồng thông tin về đối tượng học sinh vi phạm.<br />
Đề nghị TPT Đội tham mưu với chính quyền địa phương phối hợp tổ <br />
chức giáo dục các đối tượng học sinh có những hành động sai lệch: trộm cắp <br />
vặt, nghiện game, nghiện Internet, đánh nhau...<br />
Tổ chức Đội trong nhà trường là một tổ chức quần chúng rộng rãi tập <br />
hợp tất cả các em học sinh ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng ưu tú. Vì thế, nhu cầu <br />
mở rộng phạm vi, môi trường hoạt động tập thể đa dạng hơn, phong phú hơn <br />
và sinh động lý thú hơn là rất cần thiết. Tổ chức Đội với những hoạt động bổ <br />
ích đã thực sự đáp ứng được nhu cầu chính đáng đó của các em. Với các chủ đề, <br />
chủ điểm thi đua phù hợp với lứa tuổi, sinh động và hấp dẫn cho các em, phong <br />
trào hoạt động Đội trong và ngoài nhà trường đã thu hút và lôi cuốn các em một <br />
cách lành mạnh, có tác dụng tích cực cho việc hình thành nhân cách của các em. <br />
Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải “trẻ hoá”, phải trở thành một người <br />
bạn lớn để cùng am hiểu tường tận về tổ chức Đội, cùng tham gia hoạt động <br />
vui chơi với các em, cùng hoà nhập để hiểu hơn tâm tư, tình cảm và nguyện <br />
vọng của các em và từ đó thông cảm hơn, yêu thương hơn, hiểu hơn và có trách <br />
nhiệm hơn với các em học sinh lớp mình phụ trách, mới thực sự trở thành người <br />
mẹ, người cha, người chị, người anh gần gũi thân thiết của các em để công tác <br />
giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả hơn.<br />
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm có thể tham mưu cho TPT Đội để hàng <br />
tháng liên đội phải tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống đạo đức thông <br />
qua các tiết sinh hoạt dưới cờ, các buổi sinh hoạt tập thể theo các chủ điểm; các <br />
hoạt động vui chơi nhằm thu hút các em tham gia và tạo luồng sinh khí mới <br />
trong học tập như: Hội khỏe Phù Đổng, mâm cỗ trung thu, hội thi văn nghệ, tổ <br />
chức đố vui để học, rung chuông vàng, tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt <br />
động thể thao, các hoạt động hướng về cội nguồn, Thắp hương tại bia tưởng <br />
niệm,... Qua đó, rèn luyện cho các em ý thức tự giác, chấp hành kỉ luật, tự chịu <br />
trách nhiệm về các việc làm, trung thực nhận lỗi, biết sửa lỗi khi làm sai, biết <br />
sống có ích, biết đoàn kết, nhường nhịn bạn bè, biết nhớ ơn người có công, biết <br />
yêu quê hương đất nước,...<br />
<br />
Học sinh tham gia Hội khoẻ Phù Đổng Tham gia cuộc thi Rung chuông vàng.<br />
Nhà trường lên kế hoạch chỉ đạo phân công trách nhiệm cụ thể cho từng <br />
thành viên trong nhà trường về vấn đề giáo dục phẩm chất cho học sinh. Cần ý <br />
thức được rằng việc giáo dục phẩm chất, rèn luyện tác phong cho học sinh để <br />
trở thành người tốt là nhiệm vụ của tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trong <br />
nhà trường chứ không phải của một ai. Mỗi cán bộ quản lí và giáo viên đều <br />
phải có trách nhiệm theo dõi, nhắc nhở, chấn chỉnh từng hành vi của học sinh, <br />
có trách nhiệm xử lí ngay lập tức khi có tình huống xảy ra.<br />
Biện pháp 6: Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua các buổi <br />
hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp, lao động.<br />
Các hoạt động tập thể như sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể, <br />
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, lao động công ích, các hoạt động tình <br />
nghĩa,… đều góp phần quan trọng vào sự hình thành và phát triển phẩm chất <br />
cho học sinh. Trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề giáo dục đạo đức, các <br />
hành vi ứng xử, giao tiếp và rèn các kĩ năng sống cho học sinh. Do đó, giáo viên <br />
cần tận dụng tối đa hiệu quả của phân môn này để hình thành và phát triển nhân <br />
cách cho học sinh bằng cách liên hệ thực tế.<br />
Để giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt tập thể, <br />
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi luôn lồng ghép thông qua: kể chuyện <br />
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gương “người tốt, việc tốt”, tuyên dương <br />
những học sinh ngoan, chăm học, lễ phép; tuyên dương những hành động có ý <br />
nghĩa lớn: giúp đỡ bạn có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ bạn tiến bộ trong học <br />
tập... Đặc biệt giáo viên cần chú trọng khâu rèn ý thức cho học sinh khi tham gia <br />
các hoạt động tập thể. Tính tích cực, tự giác; tinh thần đoàn kết, tự quản… là <br />
những yêu cầu quan trọng hàng đầu. <br />
<br />
Học sinh thắp hương tại nhà bia tưởng niệm Tham gia vẽ tranh về An toàn giao thông<br />
<br />
<br />
Như vậy, bằng cách lồng ghép giáo dục phẩm chất cho học sinh thông <br />
qua các buổi sinh hoạt tập thể ý thức tự quản, tự giác, mạnh dạn, tự tin… của <br />
học sinh tiến bộ rõ rệt. Các em biết quan tâm, giúp đỡ nhau trong học tập và lao <br />
động. Sự giao khoán về chất lượng, thi đua giữa các nhóm, các tổ trong tất cả <br />
mọi hoạt động đã giúp học sinh đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng hoàn thành <br />
công việc. Chính những điều đó đã hình thành nên những nét tính cách tốt trong <br />
nhân cách của các em.<br />
Biện pháp 7: Giáo dục phẩm chất cho học sinh thông qua phối hợp tốt <br />
mối quan hệ giữa “gia đình – nhà trường – xã hội”<br />
Đây là mối quan hệ mật thiết và không thể thiếu được bởi giáo dục tư <br />
tưởng, chính trị, đạo đức tác phong học sinh không chỉ là công tác của giáo viên <br />
chủ nhiệm mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội đối với thế hệ trẻ, mầm non <br />
tương lai của đất nước. Vì vậy, trong quá trình làm công tác của nhiệm của <br />
mình, tôi luôn ý thức được sự cần thiết và tầm quan trọng trong mối quan hệ <br />
chặt chẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và gia đình học sinh <br />
với các tổ chức đoàn thể trong xã hội là rất cần thiết. Bên cạnh việc giữ vững <br />
mối quan hệ với giáo viên bộ môn thì việc hình thành nhân cách cho các em <br />
không thể không có vai trò của phụ huynh học sinh tham gia. Hằng ngày ngoài <br />
thời gian các em đến trường, số thời gian còn lại hầu như các em không có sự <br />
kiểm soát của thầy cô giáo, của nhà trường mà các em ở trong sự kiểm soát của <br />
gia đình và xã hội. Vì vậy giáo dục phẩm chất cho các em cần phải có sự phối <br />
hợp chặt chẽ của phụ huynh. <br />
Tuy nhiên, trong thực tế tiếp xúc với các bậc phụ huynh, tôi nhận thấy rõ <br />
một điều là: Không phải quý vị phụ huynh nào cũng nhiệt tình, tận tâm với công <br />
việc phối hợp này, họ có đủ muôn vàn lí do để “xin lỗi “hoặc “phó thác” cho <br />
giáo viên chủ nhiệm với phương châm: “Trăm sự nhờ thầy cô giúp đỡ”. Bên <br />
cạnh đó, theo như tìm hiểu, lớp tôi chủ nhiệm có nhiều học sinh sống với ông <br />
bà, bố mẹ đi làm ăn xa; hoặc nếu có sống với bố mẹ thì bố mẹ cũng đi làm việc <br />
từ sáng đến tối. Thời gian chăm con, quan tâm, kèm cặp việc học của con cái là <br />
hoàn toàn không có. Thêm vào đó, phụ huynh học sinh đa số làm nghề nông. <br />
Kiến thức văn hóa còn hạn chế. Do đó, việc bày vẽ cho con em gặp nhiều khó <br />
khăn. Vì vậy mà đa phần học sinh có sai phạm đều do giáo viên chủ nhiệm phát <br />
hiện rồi tìm cách tháo gỡ chứ không phải do gia đình nhận biết để nhờ nhà <br />
trường quan tâm giúp đỡ cùng giáo dục con em mình. Đây cũng là một khó khăn <br />
lớn mà chúng ta phải luôn trăn trở để tìm giải pháp khắc phục tốt nhất nhằm <br />
nâng cao không ngừng chất lương toàn diện cho các em học sinh.<br />
Việc phối kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh nhằm <br />
mục đích cùng chăm lo giáo dục học sinh chưa ngoan về đạo đức, chưa ngoan <br />
về học tập. Đặc biệt đối với diện học sinh chưa ngoan, mối quan hệ này lại <br />
cần thiết hơn bao giờ hết.<br />
Ví dụ: Ở lớp 5A, có em Hoàng Thị Tuyết, gia đình không thuộc diện <br />
chính sách nhưng cũng khá khó khăn, bố mẹ thì ít chữ, lại đầu tắt mặt tối suốt <br />
ngày, ở nhà lại có em nhỏ. Có khi, Tuyết phải bỏ học ở nhà giữ em. Nên kết <br />
quả học tập thường không cao. Chính vì vậy, tôi phải gặp gỡ phụ huynh của <br />
em, ttrao đổi với mẹ của em, nên dành thời gian ở nhà cho em học bài. Bên cạnh <br />
đó, vào cuối giờ học hoặc các ngày thứ bảy, chủ nhật, tôi phụ đạo thêm. Tôi <br />
cũng dặn dò học sinh trong lớp, nhất là những em ở gần nhà thường xuyên quan <br />
tâm, giúp đỡ bạn. Với tinh thần đoàn kết, các bạn trong lớp thường xuyên quan <br />
tâm, hỏi han, động viên tinh thần, thỉnh thoảng còn luân phiên hỗ trợ việc học ở <br />
nhà cùng bạn. Nhờ bù đắp kiến thức bị hỏng kịp thời nên em theo kịp bài, năng <br />
lực tiếp thu, vận dụng cũng thành thạo hơn.<br />
Bên cạnh đó, trong nhà trường học sinh thường mắc những sai lệch mà <br />
chúng ta cùng với phụ huynh phải lo toan cần giáo dục như: Ý thức tự giác học <br />
tập chưa cao. Không học bài, làm bài trước khi đến lớp; Nói chuyện trong giờ <br />
học; Thiếu trung thực, vô lễ với mọi người; Gây gỗ đánh nhau, nói tục, nói <br />
dối;....Vì vậy ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu kỹ học <br />
sinh lớp của mình thông qua thầy cô dạy lớp trước, tìm hiểu qua học sinh để <br />
báo phụ huynh biết ngay buổi họp phụ huynh đầu tiên tất cả những sai lệch, <br />
những biểu hiện tiêu cực mà học sinh dễ mắc phải để họ soi vào con em mình <br />
mà có giải pháp kịp thời ngăn chặn, sửa chữa.<br />
Một sự phối hợp lớn nữa mà bất kỳ một giáo viên nào muốn làm tốt công <br />
tác giáo dục phẩm chất cho học sinh lớp của mình là phải coi trọng và biết kết <br />
hợp chặt chẽ với tổ chức Đội trong nhà trường để quản lý và giáo dục học sinh. <br />
Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với giáo viên TPT Đội trong việc <br />
quản lí học sinh thực hiện tốt nội quy của lớp, của trường; chấp hành nghiêm <br />
túc các quy định của người học sinh; thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy; đặc biệt <br />
cần chú trọng đến việc nêu “gương tốt” (Ví dụ: giúp đỡ bạn cùng tiến bộ, nhặt <br />
được của rơi trả lại cho người đánh mất, giữ gìn và bảo vệ môi trường, làm kế <br />
hoạch nhỏ…), phê bình, nhắc nhở những hành vi không tốt (Ví dụ: gây gổ đánh <br />
đập nhau, ăn cắp vặt, vi phạm luật giao thông, xả rác không đúng quy định…) <br />
để vừa có tác dụng làm gương cho học sinh noi theo vừa răn đe, giáo dục các <br />
em. <br />
Ngoài ra, giáo viên cũng cần phối hợp với địa phương, các tổ chức đoàn <br />
thể, nhất là cơ sở Đoàn ở địa phương để thống nhất nội dung giáo dục, ngăn <br />
chặn kịp thời các hành vi có chiều hướng xấu khi các em không có ở trong nhà <br />
trường. Đặc biệt, vào dịp nghỉ hè, học sinh sẽ càng có cơ hội sa ngã nếu bố mẹ <br />
không tác động kịp thời. Vì vậy, sau khi bàn giao học sinh về địa phương cho <br />
các chi đoàn cơ sở, việc tạo một môi trường vui chơi lành mạnh ở địa phương <br />
cũng góp phần không nhỏ vào việc giáo dục phẩm chất cho các em.<br />
III. Kết quả: <br />
Qua việc thực hiện các biện pháp trên, bản thân nhận thấy các em có tiến <br />
bộ rõ rệt. Các em hăng hái học tập hơn, thi đua nhau giành nhiều thành tích để <br />
được khen thưởng cuối tuần. Các em biết có ý thức trong nội quy lớp học, chấp <br />
hành tốt kỉ cương của trường, nề nếp của lớp. Đặc biệt, mặc dù có sự cạnh <br />
tranh để được khen thưởng nhưng các em biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, <br />
không ganh tị, đố kị với bạn bè. Không có hiện tượng học sinh vi phạm về <br />
phẩm chất đạo đức như đánh bạn, lấy đồ của bạn,... Các em không còn nhút <br />
nhát, mà mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, chia sẻ bài cùng các bạn. Hiện tượng đi <br />
học muộn, quên đồng phục, khăn quàng,...đã không còn. Lớp thường xuyên <br />
được đãn đầu trong các buổi chào cờ đầu tuần. Các em thường xuyên chia sẻ, <br />
tâm sự cùng cô giáo, tự tin, thân thiện, tích cực trong mọi hoạt động.<br />
<br />
Kết quả đánh giá phẩm chất giữa học kỳ II lớp 5A so với đầu năm thì các <br />
em tiến bộ rất nhiều. Cụ thể như sau:<br />
<br />
Phẩm chất Tổng số Tốt Đạt Cần cố <br />
gắng<br />
học sinh SL % SL % SL %<br />
Chăm học, chăm làm 29 24 82.2 5 17.2 0 0<br />
Tự tin, trách nhiệm 29 22 75.9 7 24.1 0 0<br />
Trung thực, kỉ luật 29 23 79.3 6 20.7 0 0<br />
Đoàn kết , yêu 29 23 79.3 6 20.7 0 0<br />
thương<br />
C. PHẦN KẾT LUẬN<br />
1. Ý nghĩa của sáng kiến:<br />
Trong cuộc sống, đôi khi sự thành công không phải phụ thuộc vào việc <br />
bạn giỏi đến mức nào, có năng lực sâu rộng ra sao mà người khác sẽ đánh giá ở <br />
việc cách bạn ứng xử, giao tiếp, đạo đức của bạn. Nếu bạn tài giỏi nhưng lại <br />
vô đạo đức, sống ích kỉ, kênh kiệu, khinh thường người khác, làm những điều <br />
sai trái thì năng lực của bạn cũng sẽ không được công nhận. Khi tu dưỡng đạo <br />
đức tốt, nó sẽ là nền tảng vững chãi từ việc cộng hưởng của sự quan tâm, ủng <br />
hộ , giúp đỡ của những người xung quanh và đức tính kiên trì, quyết tâm mà đã <br />
được tu dưỡng để ta tiếp nhận tri thức . Đặc biệt với một quốc gia giàu truyền <br />
thống đạo lý như dân tộc ta thì việc tu dưỡng đạo đức luôn được đặt lên hàng <br />
đầu. Với lương tâm là một nhà giáo thì điều mong mỏi lớn nhất chính là hình <br />
thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp, giáo dục các em trở thành một con <br />
người có ích cho xã hội. Chính vì thế khi những biện pháp này thực sự có hiệu <br />
quả thì đã góp phần thay đổi không nhỏ đến một bộ phận học sinh chủ nhân <br />
tương lai của đất nước. Nó giúp hoc sinh lam quen đ<br />
̣ ̀ ược vơi môi tr<br />
́ ương hoc tâp,<br />
̀ ̣ ̣ <br />
̣<br />
ren luyên m<br />
̀ ơí; biêt t<br />
́ ự giac