intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng đặt câu cho học sinh lớp 2 trong phân môn Luyện từ và câu

Chia sẻ: Mạc Thị Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:20

614
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy đặt câu cho học sinh lớp 2. Từ đó rút ra những kết luận sư phạm ứng dụng vào việc dạy đặt câu trong phân môn Luyện từ và câu nói riêng và các môn học khác nói chung. Cải tiến các phương pháp, hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy đặt câu cho học sinh lớp 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng đặt câu cho học sinh lớp 2 trong phân môn Luyện từ và câu

  1. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 I. MỞ ĐẦU  2 2 1. Lí do viết chọn đề tài 2 3 2. Mục đích nghiên cứu 3 4 3. Đối tượng nghiên cứu 3 5 4. Phương pháp nghiên cứu 3 6 II.  NỘI DUNG  4 7 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 4 8 2. Thực trạng 4 9 3. Các biện pháp giải quyết vấn đề 6 10 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 15 12 III.  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 16 13 1. Kết luận 16 14 2. Kiến nghị 17         I. MỞ ĐẦU  1. Lí do viết chọn đề tài 1
  2.         Mục tiêu quan trọng của chương trình Tiếng Việt tiểu học là dạy cho học  sinh một công cụ  để  giao tiếp và học tập. Nhưng để  sử  dụng Tiếng Việt như  một công cụ giao tiếp và học tập thì trước hết học sinh phải biết đặt câu đúng   tiếng Việt. Từ  là đơn vị  cơ  bản của hệ  thống ngôn ngữ, nếu không làm chủ  được vốn từ  của một ngôn ngữ  thì không thể  sử  dụng được ngôn ngữ  đó để  học tập cũng như trong giao tiếp. Ngoài ra, vốn  từ của học sinh càng giàu bao  nhiêu thì khả năng lựa chọn từ càng chính xác, sự  trình bày tư tưởng, tình cảm   càng rõ ràng, đặc sắc bấy nhiêu. Vì vậy số  lượng từ, tính đa dạng, tính năng   động của từ  được xem là điều kiện hàng đầu để  phát triển ngôn ngữ. Từ  đó,  bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ  đúng là một yêu cầu quan trọng để  các em có thể vận dụng nói và viết thành câu đúng. Từ đó, học sinh sẽ yêu thích   và sử dụng Tiếng Việt một cách văn hóa.          Mặt khác, trong mục tiêu của phân môn Luyện từ  và câu lớp 2 thì việc   hướng dẫn học sinh luyện tập đặt câu là rất quan trọng. Nó là cơ sở, là tiền đề  để  học sinh vận dụng tốt trong  phân môn Tập làm văn và học tốt môn Tiếng  Việt ở các lớp học trên. Đối với học sinh lớp 2 thì việc đặt câu là giúp học sinh   lần lượt làm quen với các kiểu câu kể cơ bản như :  Ai là gì?, Ai làm gì?, Ai thế   nào?, các bộ  phận trả  lời câu hỏi (Ai?, Là gì ?, Khi nào ?,  ở  đâu ?, Như  thế   nào ?,Vì sao ?, Để làm gì ?) và các dấu câu (chấm, chấm hỏi, chấm than, chấm   phẩy ). Nhưng trong thực tế giảng dạy thì việc hướng dẫn học sinh luyện tập   đặt câu không phải là chuyện dễ, không phải tất cả các đối tượng HS đều thực   hiện được điều đó. Trong những năm trước được phân công giảng dạy lớp trên   tôi thấy học sinh viết một đoạn văn hay làm một bài văn mà cả  bài chỉ  có một   số dấu chấm, dấu phẩy, câu cú không rõ ràng, sắp xếp lộn xộn, lủng củng. Tôi   cũng đã hết sức cố gắng sửa lỗi nhưng cũng chỉ khắc phục được một ít đối với  HS khá mà thôi. Năm nay, được trực tiếp giảng dạy Lớp 2, tôi mới phát hiện ra   lỗi sai của các em lớp trên mắc phải  bắt nguồn từ Lớp 2 các em học dùng từ  2
  3. đặt câu còn yếu. Vì vậy, theo tôi ngay từ lớp 2, việc giúp các em luyện tập đặt   câu là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.          Đó cũng chính là những lí do thúc đẩy tôi chọn, nghiên cứu và viết giải   pháp hữu ích  “  Một số  biện pháp rèn kĩ năng đặt câu cho học sinh lớp 2   trong phân môn Luyện từ và câu” này .         2. Mục đích nghiên cứu:          Nâng cao hiệu quả của việc dạy đặt câu cho học sinh lớp 2. Từ đó rút ra   những  kết  luận sư    phạm  ứng dụng vào việc dạy  đặt câu trong phân môn  Luyện từ và câu nói riêng và các môn học khác nói chung.         Cải tiến các phương pháp, hình thức dạy học nhằm nâng cao chất lượng   dạy  đặt câu cho học sinh lớp 2.          Giúp học sinh biết đặt câu đúng và giàu hình ảnh. Từ đó, học sinh sẽ học   tốt phân môn luyện từ và câu nói riêng và các môn học khác nói chung.          3. Đối tượng nghiên cứu:         Rèn kĩ năng đặt câu đúng cho học sinh lớp 2B trường Tiểu học Hermann   Gmeiner Thanh Hóa.         4. Phương pháp nghiên cứu: Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tham khảo tài liệu, thông tin  đại chúng ....         Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:          ­  Phương pháp quan sát: Thông qua việc dự giờ thăm lớp và quan sát việc  học tập của các em của lớp tôi chủ nhiệm.         ­ Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn, học   sinh, phụ huynh để tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.         ­  Phương pháp điều tra: tìm hiểu thực trạng ở trường, ở lớp. 3
  4.         Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh ...   trong quá trình bản thân viết SKKN.                                                                   II.  NỘI DUNG         1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm         Ở nước ta , môn Tiếng Việt ở tiểu học giữ vai trò đặc biệt quan trọng, nó  góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế  hệ  trẻ   ở  tiểu học   theo đặc trưng bộ môn của mình. Việc dạy Tiếng Việt trong nhà trường nhằm  tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hoá và hiện đại để suy nghĩ,  giao tiếp và học tập. Thông qua việc học Tiếng Việt, nhà trường rèn luyện cho   các em năng lực tư duy, phương pháp suy nghĩ, giáo dục các em những tư tưởng   lành mạnh, trong sáng, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.          Bên cạnh đó, phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 còn góp phần quan trọng   giúp học sinh biết đặt câu và sử dụng câu phù hợp trong giao tiếp và cuộc sống.  Từ đó, học sinh sẽ hình thành thói quen nói và viết thành câu: có ý thức sử dụng   Tiếng Việt văn hóa trong học tập, giao tiếp và thích học Tiếng Việt. Do đó  người giáo viên dạy lớp 2 ( hay dạy bậc Tiểu học ) cần phải hội đủ các yếu tố  như: Có kiến thức sâu rộng và chính xác của phân môn này; nắm vững mục tiêu  chung cũng như mục tiêu của từng bài dạy; có những hiểu biết cơ  bản về  nội   dung bài học, về  ý đồ  của sách giáo khoa và về  cấu trúc của từng bài theo các  thông tin thể hiện ở sách giáo khoa; có năng lực giảng dạy nhất định, biết xử lý  và linh hoạt sáng tạo trong quá trình dạy – học. Đây chính là cơ  sở  vững chắc  để  giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất, các em biết vận dụng  thành công vốn từ  trong học tập và giao tiếp.             2. Thực trạng: 4
  5.         Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi nhận thấy: Khi đặt câu theo mẫu câu Ai  là gì ? thì khoảng hơn một nửa số em đặt câu rất tốt nhưng hầu hết các em rập  khuôn hoàn toàn theo câu mẫu mà giáo viên đưa ra.           Ví dụ: Bài Từ chỉ sự vật. Câu kiểu: Ai là gì? – TV2 tập 1 – Trang 27          Bài 3: Đặt câu theo mẫu Ai ( hoặc cái gì, con gì) Là gì? Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A                   HS đặt:            Mẹ em là công nhân.                                              Bố em là thợ xây.                                               Em là học sinh lớp 2B …         Thực ra những câu học sinh đặt như trên là hoàn toàn đúng, đúng cả về nội  dung, đúng cả về cấu trúc ngữ pháp. Nhưng nếu học sinh cứ đặt câu theo mẫu   như  thế  thì câu văn vô cùng khô khan, không có hình  ảnh và cảm xúc. Thực   trạng này cũng trả lời cho câu hỏi vì sao mà học sinh ở các lớp trên viết văn khô  khan, cả bài văn chỉ có vài dấu chấm dấu phẩy, câu từ không hợp lý, diễn đạt  vụng về.  Ngôn ngữ  của học sinh còn nghèo nàn, vốn Tiếng Việt của các em   còn hạn chế nên việc sử dụng từ để đặt câu còn kém.         ­  Một số em chưa hiểu rõ thế nào là câu, hiểu lẫn lộn mẫu câu Ai là gì ?   với  Ai làm gì ?          Ví dụ : Tìm mẫu câu Ai là gì?  Thì đặt câu: Em đang đọc sách         Tìm mẫu câu: Ai làm gì?  thì lại đặt: Bố em làm nghề xây dựng.         ­  Một số khác thì  ý thức học và tự học của các em còn hạn chế, chưa vận   dụng từ vào để sắp xếp thành câu hợp lí . . .         Từ thực trang trên, tôi thấy nếu không có biện pháp luyện tập cách đặt câu   cho học sinh thì chất lượng dạy học phân môn nói riêng và các môn học khác sẽ  không cao. Trong năm học trước, khi đánh giá chất lượng bài thi, các giáo viên  5
  6. đều có chung nhận định: Các em viết câu lủng củng, câu văn thì nghèo nàn, khô  khan. Những hạn chế  trên một phần là do giáo viên chưa chú ý đúng mức đến  khâu hướng dẫn đặt câu cho học sinh. Khi các em đặt câu chưa chính xác , hoặc   chưa hay giáo viên không chú ý sửa ngay , giáo viên chỉ chú trọng sửa cách đặt   câu đúng, chứ không chú trọng đến sửa cách đặt câu hay cho học sinh. Một số  giáo viên vốn từ  tiếng Việt còn hạn chế. Trong quá trình dạy học,  có bài tập  cần phải sử dụng hoạt động thảo luận nhóm, thì giáo viên lại tổ chức làm việc  chung cả lớp, có bài tập đề bài cần tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân thì   giáo viên lại tổ  chức trò chơi học tập tập trung đối tượng học sinh khá giỏi.  Thời gian bố  trí cho từng hoạt động chưa phù hợp, hệ  thống câu hỏi và hình  thức thực hành bài tập chưa đảm bảo yêu cầu, chưa phân loại đối tượng học  sinh để bồi dưỡng học sinh khá giỏi và giúp đỡ học sinh yếu kém trong tiết học         Sau khi dạy xong phần Luyện tập đặt câu theo mẫu Ai là gì ? tôi tiến hành  khảo sát lớp 2A, 2B của trường và cho kết quả như sau:  Lớ Tổng  Đặt câu đúng mẫu,    Đặt câu đúng mẫu,    Đặt   câu   chưa   đúng  p số đầy   đủ   nội   dung,  đầy đủ nội dung . mẫu  có   hình   ảnh   và  cảm xúc. SL TL SL TL SL TL 2A 32 em 8 em 25 % 9 em 28,2 % 15 em 46,8 % 2B 32 em 8 em 25 % 9 em 28,2 % 15 em 46,8 %         Xuất phát từ thực trạng trên, tôi đã áp dụng một vài biện pháp luyện tập   cách đặt câu cho học sinh lớp 2 trong :  “ Một số biện pháp rèn kĩ năng đặt câu   cho học sinh lớp 2”         3. Các biện pháp giải quyết vấn đề 6
  7.         Việc HS đã biết đặt câu theo mẫu như đã đưa ra ở phần thực trạng là hoàn   toàn chính xác. Nhưng nếu như HS chỉ đặt câu dừng lại ở mức độ đó thì vô tình  dẫn các em vào một tình trạng máy móc, rập khuôn. Câu văn mà các em đặt rất   khô khan, sáo rỗng, không có cảm xúc. Luyện tập đặt câu là giúp các em nắm  vững cấu trúc câu để vận dụng vào giao tiếp (nói và viết). Nhưng nói viết như  thế nào để người nghe hiểu được cảm xúc và tâm trạng của mình mới là việc  khó. Bởi vậy ngay từ đầu năm lớp 2, GV phải chú trọng rèn luyện kĩ năng đặt   câu cho HS để trau dồi vốn tiếng Việt cho các em. Trong phạm vi bài viết này   tôi chỉ  đưa ra một số  kinh nghiệm nhỏ  về  hướng dẫn HS lớp 2 đặt câu theo   mẫu Ai là gì và Ai làm gì ?  mà nếu như GV dạy tốt đặt câu theo mẫu này thì  chắc chắn HS sẽ đặt câu tốt với các mẫu câu còn lại.         Biện pháp 1.  Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu:         Sau mấy tuần dạy HS luyện tập đặt câu theo mẫu Ai là gì ? tôi thấy hiệu   quả chưa cao, hầu hết các em đã biết đặt câu theo mẫu nhưng câu văn của các   em chưa có hình ảnh, còn khô khan.           Ví dụ: Khi dạy bài tập 2 – Từ ngữ về tình gia đình. Câu kiểu: Ai làm gì? ( TV2 – Tuần 14­ Trang 116). Tôi đã thực hiện như sau:         Chọn và  sắp xếp các từ ở ba nhóm sau thành câu:              1                                    2                                             3          Anh                               khuyên bảo                               anh          chị                                chăm sóc                                    chị         em                                  trông nom                                  em       chị em                               giúp đỡ                                     nhau     anh em Ai làm gì? 7
  8. M: Chị em giúp đỡ nhau.             Sau khi đưa câu mẫu ra, tôi cho HS nhận xét và rút ra kết luận với hệ  thống câu hỏi sau:                 Hỏi: Câu mẫu trên thuộc mẫu câu nào?                                HS trả lời: Mẫu câu Ai làm gì?                 Hỏi:  Bộ phận trả lời câu hỏi Ai? là những từ  thuộc nhóm  nào?                    HS trả lời:   Những từ thuộc nhóm 1.                 Hỏi: Bộ phận trả lời câu hỏi Làm gì ? là những từ thuộc nhóm nào?                 HS trả lời:   Những từ thuộc nhóm 2 và nhóm 3.         Sau khi HS trả lời tốt các câu hỏi trên tôi cho các em trực tiếp vận dụng sắp   xếp các từ ở 3 nhóm trên để tạo thành câu.        Ví dụ:              Anh khuyên bảo em.                            Chị em giúp đỡ nhau.                            Anh em chăm sóc nhau.          Như vậy với những từ  ở trên, HS dễ  dàng ghép mỗi từ   ở  mỗi nhóm để  tạo thành các câu có nghĩa.         Tôi tiếp tục cho các em nhắc thành thạo bằng miệng các câu trên nhất là  HS trung bình và yếu để các em định hình và làm quen với cách đặt câu. Tôi hỏi   tiếp:        ­  Vậy các em thấy đầu câu được viết như thế nào ? Cuối câu có dấu gì ?         HS dễ dàng trả  lời và nhận ra một quy tắc là đầu câu bao giờ  cũng phải   viết hoa và cuối câu bao giờ cũng có dấu chấm.        Bằng hệ thống câu hỏi hợp lý tôi tiếp tục khai thác giúp các em đặt được  nhiều câu với những từ đã cho sẵn ở trên . Cụ thể như một từ ở nhóm 1 có thể  8
  9. ghép được với nhiều từ   ở  nhóm 2 và nhóm 3 để  tạo thành câu mới mang một   nội dung khác như:                                                                  Anh khuyên bảo em.                                       Anh chăm sóc em.                                       Anh trông nom em.                                       Anh giúp đỡ em.                                       Chị em khuyên bảo nhau.                                       Chị em chăm sóc nhau.                                       Chị em trông nom nhau.                                       Chị em giúp đỡ nhau.......         Vậy là, chỉ với 3 nhóm 12 từ, bằng cách khai thác hợp lý tôi đã giúp các em  đặt được rất nhiều câu có nội dung hết sức phong phú. Tiết học tăng buổi tôi  cho các em tiếp tục đặt câu dựa vào nội dung bài tập trên và các em đã đặt được  rất nhiều câu, ví dụ như: Em cho gà ăn.  Em đang học bài. Mẹ em đang cắt  cỏ....Như vậy, từ những kiến thức có sẵn trong sách tôi đã giúp các em vượt xa  ra ngoài thực tế và thực tế ở đây lại hết sức sát thực và gần gũi với các em .       Sau khi học sinh nắm chắc mẫu câu Ai làm gì ? tôi đưa ra một số câu khác .       Ví dụ :                     Chị em là học sinh trường Tiểu học Hermann Gmeiner .                     Bạn Phương Vy  là học sinh lớp 2B.                     Nguyên là học sinh giỏi .    ­ Tôi hỏi:  Câu cô vừa nêu có phải mẫu câu ta vừa học không ? Sau đó tôi tiếp   tục khắc sâu kiến thức về mẫu câu Ai là gì ?         Ví dụ : 9
  10.                      Trường em là trường Tiểu học Hermann Gmeiner .                     Cô giáo là người mẹ thứ hai của em .                     Bố em là một người thợ giỏi .          Để học sinh không lẫn lộn giữa hai mẫu câu này tôi hỏi để học sinh nắm   chắc và  khắc sâu hơn .            Hỏi: Hai mẫu câu Ai làm gì? và Ai là gì?  Khác nhau chỗ nào ?             HS trả lời: Câu Ai  làm gì ? là nêu hoạt động của người và vật                                Câu Ai là gì? dùng để giới thiệu, nhận xét về người và vật.          Từ đó cho học sinh nhận biết rằng            Mẫu câu:  Ai làm gì? Là nêu hoạt động của người và vật .            Mẫu câu: Ai là gì? dùng để giới thiệu, nhận xét về người và vật .         Biện pháp 2. Rèn kĩ năng đặt câu có cảm xúc, hình ảnh.         Câu văn có hình ảnh là câu văn mà ngoài hai bộ phận chính làm nòng cốt   còn có thêm một số bộ phận phụ đi kèm mà lên lớp trên còn có khái niệm là bổ  ngữ  và định ngữ. Mục đích hướng cho HS đặt câu có hình  ảnh và cảm xúc là  bước đầu giúp các em cảm nhận được lời nói của mình đối với người nghe,  để  vận dụng tốt trong phân môn Tập làm văn và các môn học khác. Bước đầu giúp   các em chuyển ngôn bản nói thành ngôn bản viết để  tả  ngắn về biển, tả ngắn  về cây cối, loài vật …thành một đoạn văn ngắn từ 3 ­ 5 câu sắp xếp hợp lý, có  hình ảnh và cảm xúc.          Ví dụ: Với bài tập 3 (trang 108): Chọn và sắp xếp các từ   ở  ba nhóm sau  thành câu:                    1                                      2                                             3        em, chị em,                      quét dọn, giặt,                     nhà cửa, sách vở,        Linh, cậu bé                         xếp, rửa                            bát đũa, quần áo. 10
  11. Ai làm gì? M: Em quét dọn nhà cửa.                 HS  đặt:                Em giặt quần áo.                                                   Chị em quét dọn nhà cửa.                                                   Linh  xếp sách vở.                                                   Cậu bé rửa bát đũa.         Sau khi luyện tập đặt câu theo mẫu tương  đối thành thạo tôi tiếp tục khai   thác thêm các em trong tiết thực hành trong buổi chiều ngày hôm đó, cụ thể tôi  hỏi HS:         Từ câu:   Em quét dọn nhà cửa. Ai hãy thêm một số từ nữa để câu văn này   hay hơn ? Các em sôi nổi trình bày ý kiến của mình như:          Em quét dọn nhà cửa rất sạch sẽ.            Em quét dọn nhà cửa rất gọn gàng.           Em quét dọn nhà cửa gọn gàng và sạch sẽ.           Em rất thích quét dọn nhà cửa.           Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ làm bố mẹ rất vui lòng.           Em quét dọn nhà cửa sạch sẽ làm sao !...           Hoặc với câu: Chị em xếp quần áo. Tôi cũng gợi ý tương tự và giúp HS  đặt được một số câu như :                                                 Chị em xếp quần áo đẹp quá!                                              . . .                     Ôi ! Chị em xếp quần áo mới đẹp làm sao!...                Với cách khai thác như  trên tôi đã giúp HS đặt được vô số  câu được   chuyển thể từ những câu theo mẫu. Rõ ràng những câu văn mà các em vừa hình  11
  12. thành đều mang đậm hình ảnh và giàu cảm xúc. Trong thực tế giảng dạy không   phải bất kỳ  HS nào cũng biết đặt câu như  thế  mà chủ  yếu chỉ  dừng lại  ở  HS   khá giỏi. Nhưng GV cũng phải khai thác đến mức tối đa tiềm năng sẵn có ở các  em và nếu như GV khai thác một cách khéo léo, kiên trì thì tôi tin chắc rằng dần   dần HS trung bình và yếu cũng sẽ  đặt được những câu như trên rất tốt. Bởi vì  GV chỉ  chuyển thể  từ  ngôn bản viết sang ngôn bản nói mà ngôn bản nói thì   trong thực tế  các em thường xuyên sử  dụng. Vì vậy, việc chuyển từ ngôn bản  nói sang ngôn bản viết đối với các em hết sức dễ dàng .         Ví dụ:  Bài 3 ­  Tuần 2­ TV2 Tập 1 – Trang 12         Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1, 2 câu để  tạo thành một câu   chuyện.          HS kể: “ Lan và các bạn đi chơi trong công viên. Lan ngắm hoa và định   ngắt hoa. Tùng nhìn thấy và khuyên bạn đừng ngắt hoa.”        Tôi cho HS quan sát kĩ tranh, gợi ý thêm để học sinh đặt được những câu có   nhiều hình ảnh và cảm xúc hơn : “  Một buổi sáng đẹp trời, Lan và các bạn dạo   chơi trong công viên.  Ở  đây, khung cảnh thật là lãng mạn. Lan đang say sưa   ngắm những bông hoa hồng. Em định đưa tay ngắt một bông hoa thì bỗng một  bạn nam ngăn lại. Bạn nói: Bạn đừng ngắt hoa, hãy để nóa khoe sắc hương để  mọi người  cùng thưởng  thức nhé. Lan hiểu ra và hai bạn cùng nhau ngắm  những bông hoa thật đẹp.”         Biện pháp 3. Thêm một số câu hỏi phụ vào mẫu câu.         Sau khi HS đã đặt câu thành thạo với hai dạng trên tôi vận dụng liên tục   vào trong các giờ học Luyện từ và câu khi có bài tập đặt câu và thực tế  thì các   em đặt câu rất tốt. Tôi tiếp tục tìm thêm một phương án nữa giúp HS đặt câu  hay hơn và câu văn có ý nghĩa cụ thể hơn. Đó là bước sang học kì II HS tiếp tục  làm quen với việc đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? Vì sao ? ở đâu ? Như thế nào   ? Để làm gì ? . Dựa vào sự hiểu biết của các em về cách đặt và trả lời các câu  12
  13. hỏi này tôi áp dụng gợi ý thêm cho các em bằng cách thêm một số  câu hỏi phụ  vào các câu mà các em đã đặt được như các câu ở trên . Cụ thể trong câu:        " Anh chăm sóc em ." Tôi hỏi các em:          Hỏi: Anh chăm sóc em như thế nào ?           HS trả lời: Anh chăm sóc em rất tận tình và chu đáo.        Hỏi: Vì sao anh chăm sóc em?            HS có thể trả lời:  Vì yêu thương em và luôn muốn cho em mạnh khỏe nên  anh luôn chăm sóc em rất tân tình.         Như vậy, với việc có thể thêm một số câu hỏi phụ vào một số câu đã đặt   sẵn tôi đã giúp các em hình thành được một số  câu mới có cảm xúc, giàu hình  ảnh và rất cụ thể,cụ thể về thời gian, về không gian, về mục đích… Các em đã  biết đặt câu rất tốt.                   Biện pháp 4.  Sử  dụng phương pháp thảo luận nhóm để  tạo môi   trường giao tiếp cho học sinh đặt câu.         Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học trong đó dưới sự  hướng dẫn của giáo viên mà các thành viên trong nhóm thực hiện việc trao đổi,   thảo luận, chất vấn và chia sẻ lẫn nhau.         Cách thực hiên:          Để  vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong bài dạy đạt hiệu   quả, giáo viên phải thực hiện các bước sau:         Bước 1: Chuẩn bị ở nhà         ­  Giáo viên chuẩn bị kỹ bài dạy, nghiên cứu kỹ nhiệm vụ của bài dạy. Xác  định bài tập sẽ sử dụng phương pháp thảo luận nhóm.         ­  Giáo viên thiết kế phiếu bài tập để giao việc cho các nhóm học sinh. Khi   thiết kế phiếu bài tập, giáo viên lưu ý xây dựng thêm các bài tập xây dựng nghĩa  từ đối với những từ học sinh chưa hiểu nghĩa. Tùy thuộc vào trình độ nhận thức  13
  14. của lớp mình, giáo viên thiết kế thêm các bài tập bổ sung để cụ thể hóa yêu cầu   của bài tập (đối với học sinh yếu, kém, trung bình ) tạo điều kiện cho tất cả  học sinh đều được hoạt động hết khả năng của mình.         ­  Chuẩn bị các phương tiện dạy học như: phiếu bài tập, bảng để học sinh   ghi kết quả theo thảo luận nhóm…         Bước 2: Cách sử dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học         ­  GV chia nhóm học sinh          Tùy theo đặc điểm của bài tập, giáo viên có thể  chia nhóm cho học sinh   thảo luận theo những cách khác nhau như: Chia nhóm theo vị trí chỗ  ngồi, chia   nhóm theo hình thức ngẫu nhiên, chia nhóm theo trình độ  nhận thức và mức độ  nắm vốn từ  của học sinh…. Mỗi cách chia nhóm đều có  ưu và nhược điểm  nhất định, khi lựa chọn giáo viên phải linh hoạt, thường xuyên thay đổi hình  thức để tránh nhàm chán cho học sinh.         ­ Giao nhiệm vụ thảo luận cho học sinh.          Nhiệm vụ  thảo luận nhóm được cụ  thể  hóa trong phiếu bài tập ( hoặc  phiếu giao việc) cho cả nhóm.         Ví dụ: Luyện từ và câu ( Tuần 5)         Bài: Tên riêng và cách viết tên riêng. Câu kiểu: Ai là gì?                           PHIẾU HỌC TẬP         Thảo luận nhóm 3, đặt câu:                   a,   Giới   thiệu   về   trường   của   em:   ……………………………………………….         b, Giới thiệu môn học em yêu thích:………………………………………….         c, Giới thiệu về làng ( phố, ấp, xóm) nơi em đang ở: ………………………          ­  Học sinh thảo luận nhóm          Trong bước này, học sinh thực hiện các yêu cầu của phiếu bài tập, giáo   viên quan sát hướng dẫn và giúp đỡ các nhóm khi cần thiết, đảm bảo mọi nhóm  đều thảo luận sôi nổi, hiệu quả. 14
  15.          ­  Các nhóm báo cáo kết quả.         Trong thời gian các nhóm báo cáo kết quả, giáo viên tạo điều kiện cho các  nhóm khác nhận xét, bổ xung để đi đến kết quả thảo luận cuối cùng của lớp.          ­  Giáo viên tổng kết, chốt lại kiến thức cần nhớ sau khi thảo lu ận nhóm  và tuyên dương những nhóm, cá nhân tiêu biểu, phê bình nhắc nhở những nhóm,  những cá nhân chưa tích cực để  lần sau các em cố  gắng hoạt động hiệu quả  hơn.          Phương pháp thảo luận nhóm nhằm hình thành năng lực giao tiếp, kỹ năng  hợp tác, khả  năng suy nghĩ độc lập. Với phương pháp này, học sinh còn được   học từ bạn và tất cả học sinh đều được tham gia hoạt động giao tiếp.           Biện pháp 5. Sử dụng trò chơi học tập giúp học sinh rèn kĩ năng đặt   câu         Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích đầu tiên và chủ  yếu là vui chơi, giải trí và thư  giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng   qua trò chơi, người chơi có thể rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với   mọi người cùng hợp tác với mọi người, cùng hợp tác với đồng đội trong nhóm,   tổ .           Ở  bậc tiểu học cũng như  các bậc học khác, sử  dụng trò chơi trong quá  trình học tập làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng, củng cố tri thức  bớt đi sự khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn. Từ đó hiệu quả học tập của   học sinh tăng lên.          Ví dụ: Đối với bài tập 3, Câu kiểu Ai là gì? (Tuần 3 – TV2 – Trang 27) GV có thể  tổ  chức trò chơi:  TRUYỀN ĐIỆN     Thi đặt câu theo mẫu: ( Ai là  gì?)         a,  Mục đích:         ­ Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu: Ai là gì?          ­ Luyện óc so sánh, liên tưởng, tác phong nhanh nhẹn.          b, Chuẩn bị:  15
  16.         ­ Giáo viên chuẩn bị một số từ ngữ phù hợp với đối tượng học sinh lớp 2   phục vụ cho bài đặt câu theo mẫu: Ai là gì?          c, Cách tiến hành:                Các bạn chơi chia thành từng cặp( 2 người) hoặc 2 nhóm(A, B): HS  ở  nhóm 1 nêu vế đầu, HS còn lại sẽ nêu vế sau. Nếu người nào nêu đúng sẽ được  1 ngôi sao may mắn, người nào không nêu được sẽ mất lượt chơi. Hết giờ, đội  nào được nhiều ngôi sao hơn sẽ chiến thắng. Sau trò chơi, giáo viên và học sinh  sẽ tuyên dương những học sinh nêu đúng và nhiều từ. ( Các kiểu câu khác có thể tiến hành tương tự)         Ưu điểm của loại trò chơi này là tạo điều kiện cho học sinh được nói câu.   Nói cách khác, giúp học sinh được hoạt động với nhiều từ hơn để ghi nhớ  câu   hiệu quả hơn.         Những trò chơi này theo dạng rất đơn giản, giáo viên không phải chuẩn bị,   dể tổ chức và không gây ồn ào nhưng lại có tác động tích cực đến việc ghi nhớ  từ  ngữ  của học sinh. Nếu giáo viên tổ  chức tốt 2 trò chơi thì ngoài tác dụng  củng cố kiến thức của bài học, trò chơi còn có tác dụng trở lại với bài học mới  để  ghi nhớ  kiến thức của bài học. Học sinh phải cố  gắng để  khi chơi được   nhiều từ  nhất. Từ  đó, hiệu quả  của giờ  học được nâng cao, số  lượng câu và  chất lượng câu sau mỗi bài học sẽ được chuyển biến rõ rệt.          Trò chơi học tập rất hấp dẫn đối với học sinh. Tuy nhiên, giáo viên không   nên lạm dụng trò chơi học tập, biến cả  tiết học thành tiết chơi gây nhàn chán  đối với học sinh. Giáo viên cần chuẩn bị  chu đáo , chặt chẽ  về  điều kiện vật   chất và cách thức thể  lệ  chơi. Trong lúc chơi, giáo viên cần hướng dẫn, động  viên hoàn thành tốt bài tập, tạo sự hưng phấn, thích thú trong tiết học. Tổ chức   trò chơi trong giờ mở rộng vốn từ chịu sự chi phối của nhiều yếu t ố: th ời gian   ngắn, nội dung kiến thức thay đổi theo từng bài học… Vì vậy, tổ chức trò chơi  phải linh hoạt, khéo léo, không làm ảnh hưởng đến thời gian và đảm bảo chất  lượng dạy học. 16
  17.                  Biện pháp 6. Vận dụng hợp lý các hình thức thi đua, khen thưởng   nhằm khuyến khích học sinh mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong giờ học.         Thi đua gắn với khen thưởng là một động lực không thể thiếu được trong   quá trình học của học sinh. Hình thức ti đua khen thưởng rất phù hợp với đặc  điểm tâm lý của học sinh tiểu học. Các em cố  gắng phấn đấu vì động cơ  rất   đơn giản: Cố gắng để được cô giáo khen, được bạn bè mến phục, cố gắng để  làm vui lòng ông bà, bố  mẹ… Trong mỗi tiết hoc, nhờ  không khí thi đua, học  sinh sôi nổi hơn, hăng say hơn. Nếu được khen đúng lúc, học sinh sẽ cảm thấy   tự tin và phấn đấu hơn. Hiện nay, giáo viên ít sử dụng khen thưởng nên giờ học  trầm, không sôi nổi và chất lượng dạy học cũng bị hạn chế do lý do này.         ­  Hình thức khen thưởng đua ra phải mang tính cụ  thể, chủ yếu về  mặt   tinh thần để khuyến khích học sinh: cộng điểm “tốt” 1 tràng vỗ tay…         ­  Trong mỗi tiết dạy, giáo viên cần kịp thời khen những cá nhân tiêu biểu   xuất sắc và những cá nhân có tiến bộ  vượt bậc trong tiết học. Từ đó học sịnh   cả lớp có thể noi gương để phấn đấu, phấn đấu để  được cô giáo khen và phấn   đấu để không kém bạn bè.         Khi rèn kĩ năng đặt câu nói riêng và tất cả các giờ học khác nói chung, giáo  viên phải luôn tạo được không khí thi đua sôi nổi, hào hứng trong giờ học. Khi   học sinh đạt thành tích, giáo viên cần khen thưởng kịp thời để  khuyến khích,  động viên các em. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, giáo viên không lạm dụng   quá nhiều gây nhàm chán đối với học sinh.         Trên đây là những biện pháp tôi đã áp dụng để rèn kĩ năng đặt câu cho học   sinh lớp 2. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Để đặt được  các câu theo chủ điểm, phát huy khả năng giao tiếp và vốn sống của học sinh,   tôi dùng biện pháp thảo luận nhóm. Để  học sinh hứng thú hơn trong việc học,  tôi sử  dụng hình thức thi đua khen thưởng. Để  thay đổi hình thức dạy học, tôi  dùng trò chơi trong giờ  học. Đồng thời, không phải khi nào giáo viên cũng tổ  chức thảo luận nhóm hoặc trò chơi học tập, sẽ  có thời gian học sinh phải độc  17
  18. lập làm bài tập cá nhân nên giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở  học sinh ý  thức tự học .         4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm         Nhờ áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng đặt câu trong phân môn Luyện từ  và câu lớp 2 mà học sinh cuả  lớp tôi tiếp thu bài tốt, phát huy được tính tích  cực, chủ  động, sáng tạo của học sinh. Từ  đó chất lượng học tập môn Tiếng  Việt nâng cao rõ rệt. Câu văn của các em ít dùng sai hơn và có hình ảnh hơn.           Đến nay đã sang tuần 29 khi đặt câu cho học sinh tôi gợi ý và nhắc lại theo   các bước trên các em làm rất tốt quả như sau : lớp 2B (sử sụng biện pháp rèn kĩ  năng đặt câu cho học sinh ) và lớp 2A( không sử sụng biện pháp rèn kĩ năng đặt   câu cho học sinh): Lớ Tổng  Đặt câu đúng mẫu,    Đặt câu đúng mẫu,    Đặt   câu   chưa   đúng  p số đầy   đủ   nội   dung,  đầy đủ nội dung . mẫu  có   hình   ảnh   và  cảm xúc. SL TL SL TL SL TL 2A 32 em 12em 37,5 % 16 em 50 % 4 em 12,5 % 2B 32 em 22 em 68,8 % 10 em 31,2 % 0 em 0 %         III.  KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.         1. Kết luận         Để luyện tập đặt câu có hiệu quả , thật sự có chất lượng và phát huy tối   đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên cần lưu ý:         ­ Phải có sự  đầu tư  nghiên cứu, phân tích sư  phạm bài dạy chu đáo, xác   định đầy đủ  mục tiêu cần đạt về  kiến thức và kỹ  năng ở  từng bài tập đối với  từng đối tượng học sinh. 18
  19.        ­ Cần hướng dẫn HS đọc kĩ, nắm được yêu cầu của đề  bài. Đặt câu như  thế nào? Đặt câu theo mẫu nào? Đặt câu nhằm mục đích gì?        ­ Cần hướng dẫn HS khá giỏi làm mẫu tốt trước khi cho cả lớp thực hành   đặt câu, biết cách gợi mở để kích thích HS sáng tạo khi đặt câu.       ­ Tổ chức cho HS thực hành đặt câu thông qua hoạt động nhóm để các em  có cơ hội thể hiện mình, có cơ hội rèn kĩ năng giao tiếp. Đây cũng là cơ hội để  các em phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập .        ­ Cần chữa ngay những lỗi của học sinh cũng như động viên kịp thời những   HS đặt được những câu văn hay, đầy đủ ý và có hình ảnh.        ­ Luôn luôn tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng trong các tiết học để HS tự  tin, học tập có hiệu quả hơn.         2. Kiến nghị         ­ Giáo viên cần vận dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực để  nâng   cao hiệu quả  dạy học phân môn Luyện từ  và câu như: thảo luận nhóm, trò  chơi học tập và các hình thức thi đua khen thưởng.          ­ Giáo viên phải chú ý tự  trau dồi vốn từ  cho mình. Đọc tài liệu để  có  những hiểu biết, vốn từ sâu sắc để đặt và hướng dẫn học sinh đặt câu văn có   hình ảnh và cảm xúc.          ­ Ban giám hiệu  nhà trường chỉ đạo đầu tư  mua sắm đầy đủ  sách tham   khảo, tài liệu, các thiết bị công nghệ hiện đại phục vụ môn Tiếng Việt để giáo  viên mượn và sử dụng trong giảng dạy có hiệu quả hơn.            ­ Các cấp lãnh đạo mở các chuyên đề  dạy phân môn Luyện từ và câu để  giáo viên các trường học hỏi kinh nghiệm để giảng dạy được tốt hơn.                Tuy nhiên, đề  tài không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận   được sự góp ý của các cấp lãnh đạo và các đồng nghiệp. 19
  20. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ         Thanh Hóa, ngày  31 tháng 3 năm 2017            Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,                 không sao chép nội dung của người khác MẠC THỊ THANH  TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học – Lê Phương Nga, Đặng Kim  Nga – Nhà Xuất bản Giáo dục. 2. Tiếng Việt 2 ( Tập 1, Tập 2) – Nguyễn Minh thuyết ( chủ biên) –  Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Ngoài ra, SKKN còn tham khảo thêm một số tư liệu, bài viết trên Internet và  các nguồn thông tin khác. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0