intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là giúp các em ít tìm hiểu và đọc sách, báo, tài liệu tham khảo liên quan đến môn học để tích lũy vốn từ nên vốn từ của các em đơn điệu, nghèo nàn. Các em lại không biết sắp xếp câu văn, ý văn như thế nào để bài viết được mạch lạc. Bên cạnh đó việc diễn đạt một cảnh bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của các em về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó cũng gặp nhiều lúng túng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

  1. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. Phần 1: Thực trạng đề tài            Năm học 2018 – 2019, tôi được phân công giảng dạy lớp 5/2 với 35 học   sinh. Qua trực tiếp giảng dạy phân môn Tập làm văn, tôi thấy khi làm văn tả  cảnh trong bài viết của các em còn có một số mặt hạn chế sau: ­ Bài viết của các em còn sai lỗi chính tả. ­ Bài viết chưa đúng trọng tâm của đề bài cần miêu tả. ­ Khi làm văn các em còn miêu tả hời hợt, chung chung, vốn từ nghèo nàn nên  trong bài văn các em thường liệt kê các đối tượng miêu tả, diễn đạt lủng củng,  sắp xếp ý lộn xộn. ­ Câu văn chưa giàu hình ảnh, các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ  thuật khi miêu tả.      ­ Khi làm văn, các em chưa xác định đúng yêu cầu trọng tâm của đề bài.       ­ Các em chưa biết hình dung các đối tượng miêu tả thông qua hình ảnh, âm   thanh, cảm giác… về sự vật khi quan sát.      ­ Các em ít tìm hiểu và đọc sách, báo, tài liệu tham khảo liên quan đến môn  học để tích lũy vốn từ  nên vốn từ  của các em đơn điệu, nghèo nàn. Các em lại   không biết sắp xếp câu văn, ý văn như thế nào để bài viết được mạch lạc. Bên   cạnh đó việc diễn đạt một cảnh bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của các em về một  sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó cũng gặp nhiều lúng túng. Đó  chinh la li do tôi đ ́ ̀ ́ ưa ra: “Một số  biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho   học sinh lớp 5”.    Phần 2: Nội dung cần giải quyết         Đứng trước thực trạng như trên, yêu cầu đặt ra cấp thiết là phải đổi mới  phương pháp dạy học để  học sinh đến với phân môn Tập làm văn thể  loại tả  cảnh một cách say mê, hứng thú để  từ  đó có cảm xúc viết văn. Để  đạt được   mục tiêu trên, theo tôi cần phải tiến hành giải quyết các vấn đề chính sau: ­ Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát và ghi chép. ­ Làm giàu vốn từ cho học sinh. ­ Luyện kĩ năng sử  dụng từ  ngữ, đặt câu, sử  dụng biện pháp nghệ  thuật   trong văn miêu tả. ­ Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh        nói          riêng. Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh       1  
  2. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.                                  Phần 3: Biện pháp giải quyết                         1.   Rèn   luyện   kĩ   năng   quan   sát   cho   học   sinh            ­ Đối tượng của văn miêu tả  là những sự  vật, sự  việc, là thế  giới thiên  nhiên, là con người và cuộc sống con người. Đó là một thế giới hết sức đa dạng,  phức tạp và sống động diễn ra quanh ta, thay đổi từng giờ, từng ngày. Vậy  không phải tự nhiên mà học sinh hiểu và nắm được đặc điểm của từng sự vật,   sự  việc, từng con người để  miêu tả  bản chất của nó. Vì vậy tôi yêu cầu học   sinh phải thường xuyên quan sát và ghi chép.        ­ Đối với các em học sinh, khi làm văn miêu tả  thì kĩ năng quan sát và ghi  chép những điều đã quan sát được là một trong những việc làm rất cần thiết. Vì  nếu không được quan sát trực tiếp các sự  vật, hiện tượng thì sẽ  xảy ra tình  trạng bịa đặt hình  ảnh trong bài, khiến cho những hình  ảnh  ấy thiếu tính chân   thực hoặc hết sức vô lí. Nên tôi thường xuyên tổ  chức cho các em quan sát đối  tượng miêu tả qua các tiết học ngoài trời, quan sát thực tế với những bài văn tả  cảnh đẹp quê hương, trường lớp,…      ­ Muốn quan sát có hiệu quả thì tôi hướng dẫn các em quan sát phải có tính  mục đích, khi các em quan sát phải có cách nghĩ, cách cảm nhận của riêng mình.  Quan sát để làm văn nhằm phản ánh một đối tượng cụ thể, vừa chi tiết, vừa có  tính khái quát. Qua việc quan sát chi tiết tỉ mỉ, học sinh sẽ thấy được bản chất   của sự việc, nhưng quan sát phải có lựa chọn. Khi quan sát, tôi yêu cầu các em   tránh những chi tiết rời rạc, tản mạn, mang tính chất liệt kê. Miêu tả  một cách  chi tiết nhưng mà phải chọn lọc, lựa chọn những điểm riêng biệt, nổi bật, gây   ấn tượng,… Đó là những chi tiết lột tả  được cái thần của cảnh. Tôi cũng yêu  cầu học sinh quan sát kèm ghi chép lại những hình ảnh quan sát được một cách  đầy đủ.       ­ Ban đầu tôi hướng dẫn học sinh quan sát để tìm ra màu sắc, âm thanh, hình   ảnh tiêu biểu của sự vật và cảm xúc của mình đối với sự vật.          Khi quan sát, tôi khuyến khích các em cần sử  dụng đồng thời nhiều giác        quan khác nhau: Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh       2  
  3. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.       + Quan sát bằng mắt để nhìn ra hình khối sự vật.       + Quan sát bằng tai để nhận ra âm thanh, nhịp điệu gợi cảm xúc.       + Quan sát bằng mũi nhằm nhận ra những mùi vị tác động đến tình cảm.       + Quan sát bằng vị giác, xúc giác để cảm nhận.       Nhờ cách quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều ý, nhiều hình  ảnh,   đoạn văn, bài văn đa dạng phong phú.       ­ Bên cạnh đó, các em học sinh được tôi lưu ý: khi quan sát cần quan sát tỉ  mỉ. Muốn tìm ra ý hay cho đoạn văn, bài văn, học sinh cần phải quan sát kĩ, quan  sát nhiều lần cảnh đó. Tránh quan sát qua loa sẽ không tìm ra ý hay cho bài văn.   Tôi nhấn mạnh cho các em các nội dung:      +  Cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát.      +  Có thể quan sát từ cụ thể đến bao quát hoặc ngược lại.      +  Quan sát từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới…      +  Quan sát theo trình tự không gian (từ xa đến gần hay từ gần đến xa).      +  Quan sát theo trình tự  thời gian (theo các thời điểm trong ngày, theo mùa  trong năm…). Tôi minh họa cho học sinh các cách quan sát đó qua các bài tập đọc để  các em  hiểu   hơn và có thể vận dụng các cách quan sát đó khi viết văn. * Ví dụ: Quan sát từ ngoài vào trong để miêu tả cảnh Đền Hùng.        “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những   khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập  dờn như  đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ  vàng Nam Quốc Sơn Hà   uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”                 2. Làm giàu vốn từ cho học sinh:       ­ Khi trực tiếp giảng dạy các tiết Tập làm văn, tôi thấy các em học sinh ít  tham gia phát biểu. Lí do là các em không biết thể hiện ý của mình bằng câu văn  nào, hoặc khi viết câu văn còn diễn đạt lủng củng, chưa rõ nghĩa … bởi lẽ vốn   từ  của các em còn quá ít. Chính vì thế  tôi dùng biện pháp làm giàu vốn từ  cho  các em qua các phân môn Tập đọc, Luyện từ  và câu và từ  các nguồn tài liệu   sách, báo, truyện,….       ­ Làm giàu vốn từ qua phân môn Tập đọc: số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài   thơ, bài văn rất phong phú đồng thời cách sử  dụng chúng rất sáng tạo nên khi   dạy Tập đọc tôi đã chỉ ra các từ ngữ miêu tả, cách sử dụng biện pháp tu từ, cách        đặt câu trong một vài trường hợp đặc sắc để phân tích cái hay, sự sáng tạo của  Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh       3  
  4. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. nhà văn khi dùng chúng. Việc phân tích này giúp các em  tiếp cận đựơc với các   văn bản nghệ thuật, tiếp cận với kĩ năng viết văn một cách thường xuyên và có  chất lượng mà lại nhẹ nhàng không áp đặt.        ­ Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ qua phân môn Luyện từ và câu: ở lớp   5 phân môn Luyện từ  và câu là phân môn có thể  giúp học sinh làm giàu vốn từ  nhiều nhất. Đặc biệt là các tiết: Mở rộng vốn từ; Từ đồng âm; Từ nhiều nghĩa;  Từ trái nghĩa... Trong các tiết này có các bài tập mở rộng vốn từ rất cụ thể, thiết  thực như  tìm từ, ghép từ, dùng từ  đặt câu, sắp xếp các từ  thành nhóm miêu tả  (nhóm miêu tả đặc điểm của cảnh vật, nhóm miêu tả hoạt động)... Tôi khuyến  khích các em tìm được càng nhiều từ theo yêu cầu càng tốt.        * Ví dụ 1: Tìm những từ ngữ miêu tả sóng nước. Đặt câu với một trong các   từ ngữ vừa tìm được        a. Tả sóng nước.  M: ì ầm        b. Tả làn sóng nhẹ. M: lăn tăn        c. Tả đợt sóng mạnh.  M: cuồn cuộn        ( Bài tập 4 ­ SGK Tiếng Việt 5 ­ trang 78 ). Để giúp các em làm giàu vốn từ của mình qua bài tập trên, tôi hướng dẫn các em   thực hiện như sau:       + Cho học sinh đọc yêu cầu của bài.        + Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để tìm từ, đặt câu ra phiếu học tập.        + Gọi đại diện các nhóm báo cáo, yêu cầu các nhóm khác nhận xét theo các tiêu   chí sau: Những từ ngữ tìm được đã phù hợp với yêu cầu của từng nhóm từ chưa, câu  văn đã đặt đúng chưa?  + Giáo viên nhận xét, tuyên dương những nhóm tìm được nhiều từ để động  viên, khích lệ các em. Còn nhóm nào tìm từ chưa phù hợp, đặt câu chưa đúng thì   giáo viên giải thích cho các em hiểu để các em sửa lại.       Riêng với phần đặt câu tôi khuyến khích các em đặt câu thêm với các từ khác.  Việc làm này sẽ giúp các em biết sử dụng vốn từ để đặt câu.        ­ Làm giàu vốn từ từ các nguồn tài liệu sách, báo, truyện,…Tôi khuyến khích  các em xuống thư viện đọc sách, báo, truyện,... .để tích lũy thêm vốn từ.          3. Luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ, đặt câu,  sử dụng biện pháp nghệ  thuật trong văn miêu tả.      * Về cách dùng từ:          Sau khi học sinh đã có vốn từ nhất định, tôi giúp học sinh các cách sử dụng        vốn từ trong miêu tả.  Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh       4  
  5. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.      ­ Dùng từ  phải đảm bảo độ  chính xác, đồng thời biểu hiện được tư  tưởng,   tình cảm một cách rõ ràng.     ­ Phải tuân thủ các tiêu chuẩn chính tả.     ­ Dùng từ gợi cảm, gợi tả: thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ, tính  từ..      ­ Dùng từ  giàu hình  ảnh, âm thanh: thường là các từ  láy, từ  tượng hình, từ  tượng thanh...     ­ Sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ.        * Ví dụ: + Dùng từ chính xác: Mặt trăng tròn toả ánh sáng xuống vạn vật.      + Dùng từ có hình ảnh: Mặt trăng tròn như vành nón lá toả ánh sáng vằng  vặc xuống vạn vật.      + Dùng từ trái nghĩa: Vào mùa nước lũ, dòng sông trở nên dữ dằn không hiền  hoà chút nào.      + Dùng cụm từ  so sánh, nhân hóa: Ánh trăng lồng qua kẽ lá như  ngàn vạn  con đom đóm đang lập loè sáng.      + Dùng âm thanh: Mưa rơi tí tách trên mái hiên, rơi lộp độp trên tàu lá chuối…. * Về cách đặt câu: ­ Trong khi làm văn, tôi nhắc nhở học sinh phải viết câu văn đúng ngữ  pháp  nghĩa là khi viết câu phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các  vế trong câu ghép, các thành phần khác của câu...      ­ Tôi dạy các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phép   thế, phép nối, phép liên tưởng... biết sử  dụng các biện pháp tu từ  về  câu (câu  hỏi tu từ, đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá...).        * Ví dụ:      + Phép lặp: Mưa xuân lất phất bay. Cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, đưa  tay đón những hạt mưa xuân. Với chúng, mưa xuân chính là liều thuốc tiên để  sinh tồn và phát triển.      + Phép thế: Dòng sông như dài lụa đào mềm mại. Nó cứ chảy mãi, chảy mãi  để mang phù sa màu mỡ cho đất đai.      + Biện pháp tu từ (thường dùng):        . Câu hỏi tu từ: Bạn có biết cảnh đẹp mà người dân quê em rất đỗi tự hào  là cảnh gì không? Đó chính là dòng sông Hồng quanh năm đỏ nặng phù sa đấy!        . So sánh: Mặt trời như quả bóng tròn, đỏ hồng treo lơ lửng trên bầu trời. Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh       5  
  6. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.        . Nhân hoá: Nàng Xuân xinh đẹp mang những sắc màu lộng lẫy khoác lên  cỏ cây, hoa lá.      ­ Tôi giúp các em phân biệt được câu văn kể với câu văn tả để khi viết sẽ sử  dụng các câu văn miêu tả tránh dùng câu kể khiến người đọc có cảm giác như  người viết đang kể lể dài dòng về cảnh. Tôi luôn nhấn mạnh với học sinh:      + Câu văn kể: dùng để thông báo cho người đọc, người nghe biết về sự việc,   sự vật.      + Câu văn tả: là câu văn phối hợp nhiều yếu tố (Các kiểu câu, các loại câu,  các biện pháp tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm) để người đọc, người nghe có  thể cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc ... của cảnh đó.     * Ví dụ: Câu văn kể Câu văn tả Ông   mặt   trời   vén   màn   mây   trắng,   toả  Mặt  trời  chiếu ánh nắng xuống  những   tia   nắng   vàng   óng   như   tơ   xuống  mặt đất. mặt đất.  Hết năm này đến năm khác, sông cứ  cần   Lúc nào sông cũng chảy để mang  mẫn chảy mang phù sa bồi đắp cho đất đai  phù sa cho đất. màu mỡ, cây cối xanh tốt.        4. Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả  cảnh nói riêng.       Việc cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả  nói chung và tả  cảnh nói riêng giúp học sinh có con đường đi đến bài văn đúng hướng, không bị  sai lệch về cả nội dung và hình thức.         4.1/ Cung cấp cho học sinh các bước làm văn miêu tả:            * Bước 1: Tìm hiểu đề:      ­ Giúp học sinh xác định được đúng trọng tâm yêu cầu đề bài, tránh làm lạc  đề. Nói cách khác tìm hiểu đề để định hướng học sinh nắm được mình đang làm  bài văn thuộc thể loại gì, tả cái gì, đối tượng đó có những yêu cầu, giới hạn đến   đâu...      ­ Tôi hướng dẫn học sinh làm những công việc sau:         + Đọc kĩ đề.         + Phân tích đề. Phân tích đề bằng cách:   Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn.        Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả. Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh            6  
  7. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.       Gạch 3 gạch dưới từ xác định thời gian miêu tả. (việc làm này tùy thuộc vào  yêu cầu của đề  bài vì có đề  bài cho thời gian miêu tả  nhưng cũng có đề  không   cho thời gian miêu tả.)    * Ví dụ:       Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu mùa hạ.        Với đề bài trên tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu và phân tích đề bài qua việc   trả lời các câu hỏi:     ­ Đề bài thuộc thể loại văn nào? (Thể loại văn miêu tả).     ­ Đối tượng miêu tả là gì ? (cánh đồng lúa quê em).     ­ Cảnh đó được miêu tả vào thời gian nào? (sau trận mưa rào đầu mùa hạ).        Sau khi đọc đề  bài và đã trả  lời đúng các câu hỏi trên, học sinh  thực hành  gạch chân trực tiếp trên đề bài.        Đề bài: Hãy miêu tả cánh đồng lúa quê em sau trận mưa rào đầu mùa hạ        * Bước 2: Tìm ý ­ Lập dàn ý:        ­ Sau khi tìm hiểu đề, các em đã xác định chính xác đối tượng miêu tả. Để  giúp các em định hình được bài viết văn tả  cảnh, trước tiên tôi hướng dẫn các  em tìm ý cho bài văn tả cảnh. Việc tìm ý cho bài văn phải được tiến hành song  song với việc quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. Để  làm được việc trên, với   mỗi một đề  bài tôi hướng cho học sinh quan sát trực tiếp đối tượng bằng một   số  câu hỏi gợi ý để  học sinh quan sát và ghi lại tỉ  mỉ  những nét tiêu biểu, đặc  sắc của cảnh để làm tư liệu cho việc lập dàn ý. * Ví dụ: Để quan sát và tìm ý bài: “ Tả con đường vào buổi sáng mỗi ngày  đến trường” tôi đưa ra hệ thống câu hỏi gợi ý như sau: + Em hãy giới thiệu về  con đường từ  nhà đến trường. Cho biết thời gian  định tả về con đường đó? + Con đường từ nhà em đến trường dài bao nhiêu cây số? + Vào mỗi buổi sáng trông con đường như thế nào? + Lòng đường rộng, hẹp ra sao? + Em thấy mặt đường có đặc điểm gì? + Hai bên đường cây cối, thảm cỏ … có gì đẹp? + Miêu tả lại một số hoạt động nổi bật trên con đường lúc đó. + Những âm thanh nào để lại ấn tượng nhất trong em? + Em có tình cảm thế nào với con đường?...      ­  Kết hợp với việc quan sát hình ảnh minh họa  Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh            7  
  8. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.         ­  Từ đó các em đã lập được dàn ý bài văn      ­  Sau khi tìm ý, học sinh cần xác định trình tự miêu tả để sắp xếp các ý một  cách hợp lí. Trình tự miêu tả trong văn tả cảnh có thể là trình tự không gian, có   thể là trình tự thời gian tuỳ theo từng cảnh để lựa chọn cho phù hợp.         * Ví dụ: Với bài tả dòng sông chọn trình tự miêu tả là thời gian.      + Buổi sáng, ông mặt trời từ từ nhô lên tỏa những tia sáng rực rỡ xuống mặt   sông làm mặt sông như khoác trên mình chiếc áo lụa đào thướt tha…   Trưa về,  sông thay chiếc áo xanh lộng lẫy trông thật duyên dáng….    Chiều đến, là lúc  sông mặc áo ráng vàng quyến rũ…  Khi mặt trăng đã lên cao. Trên bầu trời xuất  hiện những vì sao thì sông nhanh chóng thay chiếc áo hoa lấp lánh ánh sao….      Ta cũng có thể chọn trình tự không gian như:       + Nhìn từ  xa dòng sông như  dải lụa mềm mại uốn lượn quanh thôn xóm.  Nước sông trong veo in rõ từng mảng mây trời. Trên mặt sông một vài đám lục   bình đang lững lờ trôi. Bờ bên trái là hàng phi lao xanh mướt đang in bóng xuống   mặt sông như  những nàng thiếu nữ  yểu điệu soi gương chải tóc. Bên phải là   con đường nhựa nhẵn bóng như đang sánh duyên cùng dòng sông…      ­ Khi đã xác định được trình tự miêu tả thì học sinh tiến hành lập dàn ý theo  khung dàn ý chung như sau:     + Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.     + Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.     + Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.      * Bước 3: Viết bài hoàn chỉnh: Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh            8  
  9. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.        Đây là bước quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất. Trên cơ  sở dàn bài  vừa lập, các em viết thành bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần (mở bài, thân bài, kết   bài).         Để viết được bài văn sinh động, giàu hình ảnh, cuốn hút người đọc tôi đã  định hướng cho học sinh làm tốt cả ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài ).      ­ Mở bài: Là phần đầu tiên, phần trước nhất đến với người đọc, gây cho người  đọc cảm giác ấn tượng về bài viết. Phần này có vai trò và tầm quan trọng khá đặc   biệt, vì vậy một mở bài ngắn gọn, hấp dẫn sẽ tạo được hứng thú cho người đọc  và báo hiệu một bài văn hay. Để  học sinh làm tốt phần mở  bài các em cần hiểu   được thế nào là mở bài trực tiếp, gián tiếp, ưu nhược điểm của từng loại. + Mở bài trực tiếp: Là giới thiệu ngay với người đọc cảnh mà mình sẽ  miêu tả.  Với kiểu mở  bài này tôi đã hướng dẫn học sinh một số  cách vào bài trực tiếp   như sau:         . Mở bài bằng một câu cảm nhận xét, đánh giá về cảnh.          Ví dụ:  Ôi, dòng sông quê em mới đẹp làm sao !          . Mở bài bằng cách nêu cảnh miêu tả và vị trí hoặc thời gian quan sát cảnh.          Ví dụ: Trước trường em, có dòng sông hiền hòa thơ mộng.  + Mở bài gián tiếp: Là nói chuyện khác có liên quan rồi dẫn vào giới thiệu đối  tượng mình định tả. Khi dạy kiểu mở bài này tôi hướng dẫn các em một số cách  mở bài gián tiếp như:         . Mở bài bằng cách so sánh.       Ví dụ: Tuổi thơ  của tôi gắn liền với nhiều kỉ  niệm. Con đường thơ  mộng  ngày hai buổi đưa đôi chân nhún nhảy của tôi đến trường. Triền đê ­ nơi tôi và   các bạn thi nhau thả diều vào mỗi buổi chiều hè. Nhưng thân thiết với tôi nhất  vẫn là cảnh nhộn nhịp của sân trường vào giờ ra chơi.         . Mở bài bằng một câu nói.        Ví dụ: “ Ôi! Sao tự nhiên trời tối thế nhỉ?” Ngước mắt nhìn lên trời, em thấy   mây đen ùn ùn kéo đến. Gió thổi mạnh làm lá cây trong vườn bay lả  tả. Chắc   trời sắp mưa rồi đây.       Với mỗi bài văn tôi luôn khuyến khích học sinh mở bài theo cách gián tiếp.   Vì mở  bài gián tiếp sẽ  làm cho bài văn thêm sinh động, gợi cảm hấp dẫn gây   hứng thú cho người đọc.       ­ Thân bài: Để giúp các em làm tốt phần thân bài, tôi hướng dẫn học sinh:       + Bám sát dàn bài chi tiết.       + Dùng từ gợi tả, gợi cảm và các biện pháp tu từ về câu như so sánh, nhân hóa. Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh            9  
  10. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.       + Trình bày đoạn văn đúng cách có liên kết đoạn: Với bài văn tả  cảnh tôi  thường hướng cho các em hình dung mỗi cảnh nhỏ sẽ viết thành một đoạn văn   trọn vẹn, trong đoạn văn đó sẽ  đi từ khái quát đến cụ  thể. Sau đó dùng từ  ngữ,  dùng câu liên kết các đoạn văn lại với nhau.       + Sử dụng đúng các dấu câu: Sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ cũng là một   yếu tố quan trọng giúp bài văn trở nên rõ ràng, rành mạch.       Để các ý trong bài được sắp xếp hợp lí, lôgic, chặt chẽ tôi thường nhắc nhở  các em viết theo một trình tự nhất định đã được chọn khi lập dàn ý.       ­ Kết bài: Nếu như mở bài là một lời thân ái mời chào của chúng ta đối với  khách tới thăm thì kết bài là lời tạm biệt đầy tình cảm mến yêu, nó khép lại  trước mắt người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình  ảnh đẹp đẽ  mà các   em đã miêu tả. Vì thế khi viết phần kết bài, tôi cũng đã hướng dẫn các em viết  làm sao cho thật cô đọng, ngắn gọn.   Để  làm được điều đó các em cần hiểu   được thế nào là kết bài mở rộng và không mở rộng.      + Kết bài không mở rộng: Thường được đóng ý một cách gọn đủ các ý:          . Nhận xét, đánh giá về cảnh.         . Hoặc tình cảm đối với cảnh.         . Hoặc hành động : Chăm sóc, bảo vệ,...     * Ví dụ:  Khi kết bài văn tả khu vườn vào buổi sáng học sinh có thể viết:       Khu vườn thật đẹp. Hoặc được ngắm nhìn khu vườn em thấy rất thích thú  và thoải mái. Hoặc em sẽ chăm sóc cho cây cối ở đây luôn tươi tốt.       + Kiểu kết bài mở rộng: Khi viết kết bài mở rộng học sinh vẫn đưa 3 ý suy  nghĩ, tình cảm, hành động như kết bài không mở rộng nhưng diễn đạt mở  rộng   hơn       Ví dụ: Đề bài: Tả khu vườn vào buổi sáng.  Học sinh có thể viết kết bài mở rộng như sau:             Khu vườn không rộng, không lộng lẫy những sắc màu của các loài hoa  nhưng khi đứng ngắm nhìn nó, em luôn có một cảm giác thật dễ  chịu và thoải   mái. Ngày qua ngày, nó cứ  bình yên hiền lành sống vui bên nắng, bên gió, bên  tiếng chim ca hát. Em sẽ  chăm sóc cho khu vườn ngày thêm đẹp, cho cây cối  quanh năm tươi tốt, tràn trề sức sống. Yêu biết mấy khu vườn nhà em!           * Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ bài văn:            Đây là bước rất cần thiết, nó giúp các em sửa chữa những lỗi sai khi viết   văn như: lỗi chính tả, cách dùng từ, đặt câu, dấu câu, cách trình bày và đặc biệt  là nhận biết được mình đã làm đúng yêu cầu đề  bài chưa và bổ  sung nội dung  Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh       10   còn thiếu. Như  vậy từ  thực tế  quan sát và nắm vững các bước làm bài văn tả   
  11. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. cảnh, tôi thấy hầu hết các em học sinh đều lập được dàn ý và từ  đó hoàn chỉnh  bài văn theo đúng yêu cầu của đề bài.           4.2/ Giáo viên chấm bài và trả bài viết:           a. Chấm bài:        Đối với giáo viên việc chấm bài cho học sinh rất cần thiết bởi kết quả bài   viết của các em sẽ cho giáo viên biết được ưu điểm, hạn chế trong cách dạy để  điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp.        Với mỗi bài tôi thường đọc qua một lượt để có cái nhìn chung về bố cục, về  diễn đạt của học sinh, xem học sinh đã làm bài đúng thể loại, đúng nội dung và   trọng tâm bài viết chưa. Sau đó, tôi đọc kĩ từng phần trong bài viết của các em  để phát hiện và ghi lại câu văn hay, ý hay, đoạn văn giàu hình ảnh, dùng từ khéo   léo…, đồng thời cũng ghi lại những lỗi sai mà học sinh mắc phải (lỗi chính tả,   lỗi dùng từ, đặt câu...) vào sổ theo dõi chấm bài để làm dữ liệu cho tiết trả bài.  Trong quá trình chấm bài mà phát hiện ra lỗi các em mắc phải tôi thường dùng   bút đỏ gạch chân. Sau khi xem xét toàn bài tôi ghi những lời nhận xét cụ thể về  những ưu điểm cần phát huy, những nhược điểm cần khắc phục của bài viết.      Khi chấm xong cho cả lớp, tôi đánh giá chung kết quả bài làm của học sinh và   rút ra những tiến bộ  cần phát huy, những thiếu sót cần sửa chữa, bổ  sung để  chuẩn bị cho tiết trả bài sắp tới….       b. Trả bài viết:       Như chúng ta đã biết tiết trả bài viết là tiết sau cùng của một đề văn, nhưng   lại là tiết thiết thực nhất, cụ  thể  nhất để  các em thấy được  ưu, nhược điểm  trong bài viết của mình, của bạn để học hỏi, trao đổi lẫn nhau. Tìm cách và biết  cách sửa lỗi. Vì vậy theo tôi giáo viên cần nắm rõ nội dung, phương pháp lên  lớp một tiết trả bài Tập làm văn viết lớp 5, có ba hoạt động chính:       1. Nghe thầy (cô) nhận xét chung về kết quả bài làm của lớp.       2. Chữa bài.       3. Đọc tham khảo các bài văn hay được thầy (cô) giáo khen để học tập và rút   kinh nghiệm.         Để  tiết trả  bài viết đạt hiệu quả, tôi đã lấy thông tin từ  bài viết của học   sinh (đã chấm và ghi ở sổ theo dõi chấm bài) và thực hiện các hoạt động trả bài  một cách bài bản, có linh hoạt tuỳ  theo tình hình chất lượng Tập làm văn của   lớp. Phần 4: Kết quả chuyển biến của đối tượng         Sau một thời gian vận dụng các biện pháp trên kết hợp với việc đổi mới   phương pháp, hình thức dạy học. Tôi thấy thành tích học tập của các em có rất  Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh       11   nhiều tiến bộ. Từ việc ngại viết văn các em đã hứng thú làm văn, biết thực hiện   
  12. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5. làm một bài văn tả  cảnh theo trình tự  các bước một cách độc lập và thành thói  quen tốt. Nhiều bài văn có chất lượng cao, tình trạng học sinh làm lạc đề, sai lỗi   về  chính tả, lỗi dùng từ  đặt câu...đã giảm rõ rệt. Nhiều học sinh biết cách sử  dụng những biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa vào bài của mình làm cho bài văn  trở nên sinh động và giàu hình ảnh. Bên cạnh đó các em còn biết làm văn có cảm   xúc hơn, câu văn trau chuốt hơn, mở  bài, kết bài khá  ấn tượng mới mẻ... Học   sinh biết tự đánh giá mình, đánh giá bạn, biết học tập những  ưu điểm của bạn  và sửa chữa những hạn chế của mình hoặc của bạn giúp các em chủ  động, tự  tin và mạnh dạn hơn trong giao tiếp. Nhờ vậy mà chất lượng phân môn Tập làm  văn tả cảnh đã nâng lên rõ rệt. Cụ thể là: Mức độ đánh giá Bài viết hay,  Bài viết đã  Bài viết hay,  Bài viết chưa  lời văn sinh  đúng yêu cầu  Tổn lời văn sinh  đúng yêu cầu  Thời gian  động giàu hình  của đề  g số  động giàu  của đề, sắp  khảo sát ảnh, đôi chỗ  nhưng miêu  HS hình ảnh,  xếp ý lộn  diễn đạt còn  tả còn hời  cảm xúc. xộn lủng củng hợt, sơ sài. SL % SL % SL % SL % Tháng 9 35 4 11,4 9 25,7 16 45,7 6 17,2 Tháng 11 35 8 22,9 14 40 9 25,7 4 11,4 Tháng 2 35 13 37,1 15 42,9 6 17,2 1 2,8 Tháng 4 35 17 48,6 16 45,7 2 5,7 00 00        Bên cạnh kết quả trên, trong kì thi giao lưu học sinh năng khiếu năm học 2018  – 2019 vừa qua, lớp tôi có em Nguyễn Lê Phương Thúy đạt giải III học sinh năng  khiếu môn Tiếng Việt cấp huyện. Đây là kết quả đáng mừng của tôi.                     Phần 5: Kết luận 1. Tóm lược giải pháp:          Qua quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi nhận thấy để dạy tốt  thể loại văn tả cảnh thì trước tiên giáo viên phải lưu ý một số vấn đề sau:        ­ Lựa chọn phương pháp, hình thức phù hợp với lớp và phù hợp tới từng   nhóm đối tượng học sinh. Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh       12    
  13. Đề tài: Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn tả cảnh cho học sinh lớp 5.      ­ Đối với thể loại văn miêu tả  nói chung, tả cảnh nói riêng và mỗi bài văn  giáo viên cần đặc biệt lưu ý các điểm sau:      + Giúp học sinh nắm chắc phương pháp cơ bản nhất của văn miêu tả và văn   tả cảnh.       + Rèn cho học sinh một số kĩ năng: Kĩ năng quan sát, kĩ năng sử dụng từ ngữ  và các biện pháp nghệ thuật tu từ, kĩ năng đặt câu …      + Cung cấp, khuyến khích học sinh tích lũy vốn từ ngữ khi  học các phân môn  khác của môn Tiếng Việt.       + Tạo thói quen chăm chú nghe giảng, nắm vững kiểu bài, có kĩ năng quan  sát, tìm ý, tìm từ ngữ phù hợp, có bố cục rõ ràng,…       + Nhận xét, đánh giá kịp thời thường xuyên, chuyển kết quả  đánh giá của  giáo viên thành kĩ năng tự đánh giá của học sinh.      + Tạo không khí sôi nổi, tôn trọng học sinh, khích lệ động viên khi các em có   sự cố gắng dù là đôi chút.      + Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để cung cấp cho học   sinh những hình ảnh sinh động về cảnh vật và đặc biệt là những cảnh đẹp của   đất nước mà các em ít có điều kiện biết đến.            2. Phạm vi đối tượng áp dụng:            Đề tài này được tôi áp dụng đối với học sinh lớp 5/2 Trường Tiểu học   Huỳnh Văn Đảnh năm học 2018 – 2019. Tôi thiết nghĩ đề tài này có thể áp dụng  cho tất cả học sinh khối lớp 5 của trường.  Giáo viên: Phạm Thị Trinh – Đơn vị: Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh       13    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0