SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
<br />
<br />
MÃ SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG<br />
DẠY PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN LỚP 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lĩnh vực/ Môn : Tiếng Việt<br />
Cấp học : Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NĂM HỌC : 2016 – 2017<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
A- PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1<br />
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1<br />
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm ................................................ 2<br />
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2<br />
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu .................................................................... 3<br />
B - PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 4<br />
I. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 4<br />
1. Căn cứ vào mục tiêu của môn học, của cấp học ......................................... 4<br />
2. Căn cứ vào việc dạy Tiếng Việt theo các quan điểm .................................. 4<br />
3. Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy môn Tiếng Việt........................ 5<br />
4. Căn cứ vào nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở lớp 2 ............................. 5<br />
II. Thực trạng.................................................................................................... 6<br />
1. Thuận lợi ...................................................................................................... 6<br />
2. Khó khăn...................................................................................................... 6<br />
III. Giải pháp tiến hành ................................................................................... 6<br />
1. Nắm vững nội dung chương trình phân môn Kể chuyện: ........................... 6<br />
2. Giáo viên phải nắm được các biện pháp dạy học chủ yếu áp dụng cho<br />
phân môn Kể chuyện................................................................................. 7<br />
3. Thực hiện đúng quy trình giảng dạy ........................................................... 8<br />
4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy Kể chuyện nhằm đạt hiệu quả<br />
thiết thực.................................................................................................... 8<br />
4.1. Kiểu bài tập 1: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh.......... 9<br />
4.2. Kiểu bài tập 2: Kể theo dàn ý hoặc câu hỏi gợi ý................................ 12<br />
4.3. Kiểu bài tập 3: Tự tóm tắt nội dung và kể lại từng đoạn truyện. ........ 14<br />
4.4. Kiểu bài tập 4: Kể một đoạn truyện bằng lời của mình. .................... 14<br />
4.5. Kiểu bài tập 5: Kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng. .......... 16<br />
4.6. Kiểu bài tập 6: Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện. ....... 17<br />
IV. Kết quả. ..................................................................................................... 19<br />
C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................. 20<br />
1. Kết luận. ....................................................................................................... 20<br />
2. Khuyến nghị. ................................................................................................ 20<br />
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG<br />
KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
A- PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có<br />
nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất<br />
của trẻ nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con<br />
người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.<br />
Giáo dục Tiểu học phải đảm bảo cho học sinh nắm vững các kĩ năng nói,<br />
đọc, viết, tính toán có những hiểu biết cần thiết về thiên nhiên, xã hội và con<br />
người; có lòng nhân ái, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em; kính<br />
trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn tuổi; giúp đỡ bạn bè; yêu lao<br />
động; có kỉ luật, có nếp sống văn hóa; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ<br />
sinh, yêu quê hương đất nước, yêu hòa bình...<br />
Mục tiêu của môn Tiếng Việt là hình thành và phát triển các kĩ năng sử<br />
dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi<br />
trường hoạt động của lứa tuổi.<br />
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của<br />
tư duy. Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng<br />
Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn<br />
học của Việt Nam.<br />
Môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen<br />
giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách cho<br />
học sinh.<br />
Các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Việt của học sinh được hình thành và<br />
phát triển thông qua các nội dung dạy học như Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện,<br />
Luyện từ và câu, Tập làm văn...... Mỗi nội dung này đều hướng tới rèn luyện cho<br />
học sinh những kĩ năng nhất định để dần dần các em có được năng lực sử dụng<br />
Tiếng Việt tốt nhất phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày và học tập trong nhà trường.<br />
Phân môn Kể chuyện là một nội dung quan trọng trong chương trình Tiếng<br />
Việt Tiểu học nhằm giúp cho các em biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp<br />
<br />
<br />
<br />
- 1/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
được lời kể với nét mặt, điệu bộ; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng<br />
nhân vật, từng nội dung của chuyện.<br />
Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2, phân môn Kể chuyện gắn bó chặt<br />
chẽ với phân môn Tập đọc. Nội dung các tiết kể chuyện đều là kể lại các câu<br />
chuyện các em đã học trong các bài tập đọc 2 tiết mở đầu của mỗi tuần.<br />
Nhờ đã được đọc và học kĩ văn bản trong 2 tiết tập đọc, học sinh kể lại câu<br />
chuyện một cách tự tin hơn và có khả năng làm chủ ngôn ngữ của mình hơn.<br />
Không chỉ dừng ở việc rèn kĩ năng nói, nghe và đọc mà qua đó vận dụng<br />
vào trong đời sống sao cho có hiệu quả. Đây là một nhiệm vụ không thật dễ<br />
dàng, đòi hỏi các em phải rèn luyện thường xuyên, đều đặn không chỉ trong các<br />
giờ học trên lớp mà cả ở các giờ ngoại khóa, giờ tự học ở nhà.<br />
Đối với học sinh lớp 2, phân môn Kể chuyện có vị trí rất quan trọng vì nó là<br />
phân môn để cho học sinh khi học các phân môn học khác như Tập đọc, Luyện<br />
từ và câu, Tập làm văn,... luyện tập, thực hành.<br />
Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tích<br />
lũy của bản thân qua 24 năm công tác về phân môn Kể chuyện. Đó chính là lí do<br />
tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:<br />
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2”.<br />
2. Mục đích nghiên cứu:<br />
- Tổng hợp lại những giải pháp mình đã làm để chọn lọc và đúc kết thành<br />
kinh nghiệm của bản thân.<br />
- Giúp đồng nghiệp tìm ra cách thức tổ chức các tiết học nhẹ nhàng nhưng<br />
đạt hiệu quả cao.<br />
- Giúp học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác,tự tin, sáng tạo trong các hoạt<br />
động học tập.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm<br />
- Học sinh lớp 2C.<br />
- Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
- Phương pháp quan sát<br />
- Phương pháp hỏi đáp<br />
<br />
<br />
- 2/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
- Phương pháp gợi mở<br />
- Phương pháp tưởng tượng<br />
- Phương pháp thi đua<br />
- Phương pháp đối thoại<br />
- Phương pháp khen thưởng<br />
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu<br />
- Địa bàn nghiên cứu: Lớp 2C.<br />
- Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9/ 2016, kết thúc tháng 3/ 2017.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 3/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
B - PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
I. Cơ sở lí luận<br />
1. Căn cứ vào mục tiêu của môn học, của cấp học<br />
Tiếng Việt thể hiện mục tiêu giáo dục xuyên suốt của môn học là hình thành<br />
và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Cung cấp cho học sinh<br />
những kiến thức sơ giản; bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen<br />
giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt.<br />
Tiếng Việt còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển 4 kĩ năng (nghe, đọc,<br />
nói, viết); trang bị kiến thức văn học và nhiều kiến thức kĩ năng khác. Học sinh<br />
được hướng dẫn để bước đầu khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa các hình tượng văn<br />
học, đặt nền móng cho sự phát triển năng lực cảm thụ văn học và tư tưởng, tình<br />
cảm, nhân cách của các em. Tiếng Việt còn giúp các em tiếp thu kiến thức ở các<br />
bộ môn khoa học khác.<br />
Thông qua các môn học, giúp các em chủ động được ngôn ngữ trong giao<br />
tiếp một cách mạnh dạn, tự tin. Từ đó, các em làm chủ được các kiến thức ngôn<br />
ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên và xã hội bằng chính hoạt động có ý thức của<br />
mình. Vì lẽ đó, ở bậc Tiểu học kĩ năng nghe, nói không chỉ dạy và học ở phân<br />
môn Kể chuyện mà còn ở tất cả các phân môn khác của môn Tiếng Việt và các<br />
môn học khác.<br />
2. Căn cứ vào việc dạy Tiếng Việt theo các quan điểm<br />
a. Quan điểm giao tiếp:<br />
Giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, ... nhằm thiết lập<br />
quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác, … giữa các thành viên trong xã hội. Người<br />
ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, phương tiện thông thường và quan<br />
trọng nhất là ngôn ngữ.<br />
b. Quan điểm tích cực:<br />
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 biên soạn có nhiệm vụ thể hiện và tạo điều kiện<br />
để thầy và trò thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong<br />
đó thầy đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều<br />
được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển.<br />
<br />
<br />
- 4/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
c. Quan điểm tích hợp<br />
Tích hợp có nghĩa là tổng hợp một tiết học hay một bài tập, nhiều mảng kiến<br />
thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết<br />
kiệm thời gian cho người học.<br />
3. Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy môn Tiếng Việt<br />
Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội<br />
dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kĩ năng giao tiếp không thể hình<br />
thành và phát triển bằng con đường thụ động. Muốn phát triển những kĩ năng này<br />
học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự hướng dẫn của<br />
thầy. Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên và xã hội có thể tiếp<br />
thu qua lời giảng, nhưng học sinh chỉ làm chủ được những kiến thức này khi các<br />
em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý thức của mình. Cũng như vậy,<br />
những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp chỉ có thể hình thành chắc chắn<br />
thông qua sự rèn luyện trong thực tế. Đây chính là phương pháp tích cực hóa hoạt<br />
động của người học.<br />
4. Căn cứ vào nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở lớp 2<br />
Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở bậc tiểu học nói chung và lớp 2 nói<br />
riêng là:<br />
- Giúp học sinh phát triển các kĩ năng nói và nghe:<br />
+ Phát triển kĩ năng độc thoại.<br />
+ Phát triển kĩ năng đối thoại.<br />
- Củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng<br />
và tư duy lô- gíc cho học sinh, nâng cao sự hiểu biết của các em về đời sống qua<br />
những câu chuyện có nội dung phong phú và phức tạp hơn so với lớp 1.<br />
- Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện, đem lại<br />
niềm vui tuổi thơ cho học sinh trong hoạt động học tập.<br />
Tương ứng với các nhiệm vụ trên là những loại bài tập cơ bản để giúp học<br />
sinh giải quyết các nhiệm vụ này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 5/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
II. Thực trạng<br />
1. Thuận lợi:<br />
- Giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình công tác, có<br />
tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao.<br />
- Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ và thường xuyên được bổ sung<br />
trang bị thêm.<br />
- Ban giám hiệu luôn quan tâm, tạo điều kiện để chất lượng dạy và học ngày<br />
càng nâng cao.<br />
- Phụ huynh học sinh luôn ủng hộ và phối hợp với nhà trường, giáo viên<br />
trong các hoạt động giáo dục.<br />
- Học sinh đa số ngoan, có nề nếp.<br />
2. Khó khăn:<br />
- Học sinh còn nhỏ, khả năng tập trung chú ý chưa cao.<br />
- Các câu chuyện trong tiết kể chuyện lớp 2 là những câu chuyện học sinh đã<br />
được học qua bài tập đọc đầu tuần chứ không phải là những câu chuyện mới lạ.<br />
Chính điều này làm hạn chế sự hứng thú, hào hứng chờ đợi của học sinh.<br />
- Khi kể chuyện trong nhóm, trước lớp, một số em còn ngại ngùng, không<br />
dám bộc lộ hết khả năng của mình.<br />
- Một số ít phụ huynh do điều kiện gia đình, áp lực công việc nên chưa thực<br />
sự quan tâm đến việc học tập của con.<br />
- Một số học sinh ngại học môn Tiếng Việt.<br />
- Đôi lúc việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại chưa thường xuyên.<br />
III. Giải pháp tiến hành<br />
1. Nắm vững nội dung chương trình phân môn Kể chuyện:<br />
Chuẩn bị vào năm học mới giáo viên cần nghiên cứu sách giáo khoa, sách<br />
giáo viên để nắm chắc chương trình môn Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện lớp 2.<br />
Mục đích của việc làm này là giúp giáo viên lại một lần nữa nhớ lại mục tiêu của<br />
môn Tiếng Việt bậc Tiểu học, của lớp 2 đặc biệt là của phân môn Kể chuyện.<br />
Nội dung phân môn Kể chuyện lớp 2 bao gồm:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 6/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
Học kì I Học kì 2<br />
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim + Chuyện bốn mùa<br />
+ Phần thưởng + Ông Mạnh thắng Thần Gió<br />
+ Bạn của Nai Nhỏ + Chim sơn ca và bông cúc trắng<br />
+ Bím tóc đuôi sam + Một trí khôn hơn trăm trí khôn<br />
+ Chiếc bút mực + Bác sĩ Sói<br />
+ Mẩu giấy vụn + Quả tim khỉ<br />
+ Người thầy cũ + Sơn Tinh, Thủy Tinh<br />
+ Người mẹ hiền + Tôm Càng và Cá Con<br />
+ Sáng kiến của bé Hà + Kho báu<br />
+ Bà cháu + Những quả đào<br />
+ Sự tích cây vú sữa + Ai ngoan sẽ được thưởng<br />
+ Bông hoa Niềm Vui + Chiếc rễ đa tròn<br />
+ Câu chuyện bó đũa + Chuyện quả bầu<br />
+ Hai anh em + Bóp nát quả cam<br />
+ Con chó nhà hàng xóm + Người làm đồ chơi<br />
+ Tìm ngọc<br />
ơ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 tập hợp một số truyện để học sinh kể thông<br />
qua các kiểu bài tập kể chuyện từ mức độ đơn giản đến khó dần.<br />
Sau khi nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình của phân môn Kể<br />
chuyện, tôi đã rút ra được một số giải pháp cho bản thân về phương pháp, hình<br />
thức tổ chức và cách sử dụng đồ dùng dạy học để đạt hiệu quả nhất như sau:<br />
2. Giáo viên phải nắm được các biện pháp dạy học chủ yếu áp dụng cho<br />
phân môn Kể chuyện<br />
- Sử dụng triệt để tranh minh họa trong sách giáo khoa (hoặc tranh trong<br />
bộ TBDH Kể chuyện lớp 2) để gợi mở, hướng dẫn học sinh kể từng đoạn của<br />
câu chuyện.<br />
- Sử dụng câu hỏi gợi ý hoặc dàn ý để hướng dẫn học sinh kể từng đoạn<br />
của câu chuyện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 7/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
- Sử dụng câu hỏi gợi trí tưởng tượng hoặc gợi nhận xét – cảm nghĩ, hướng<br />
dẫn học sinh tập kể bằng lời của mình.<br />
- Hướng dẫn học sinh tập phân vai, dựng lại câu chuyện theo hình thức đối<br />
thoại và dẫn truyện.<br />
3. Thực hiện đúng quy trình giảng dạy<br />
Để hướng dẫn học sinh trong giờ kể chuyện, GV cần thực hiện 2 nội dung sau:<br />
- Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập kể chuyện trong sách giáo khoa<br />
(nếu cần thiết GV hoặc một học sinh có năng lực làm mẫu một phần bài tập)<br />
- Tổ chức học sinh thực hiện yêu cầu của bài tập bằng hình thức thích hợp<br />
(kể theo cặp, kể trong nhóm, kể trước lớp, kể phân vai, dựng lại câu chuyện,....)<br />
tăng dần mức độ yêu cầu từ dễ đến khó.<br />
Quy trình giảng dạy tiết Kể chuyện:<br />
+ Kiểm tra bài cũ<br />
+ Dạy học bài mới:<br />
- Giới thiệu bài<br />
- Hướng dẫn học sinh kể chuyện<br />
+ Củng cố, dặn dò<br />
4. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy Kể chuyện nhằm đạt hiệu quả<br />
thiết thực.<br />
- Yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt là nhớ và kể lại được một đoạn của câu<br />
chuyện đã học trong bài tập đọc đã học. Tuy nhiên tùy theo đối tượng học sinh<br />
mà có thể yêu cầu học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện, kể phân vai bằng giọng<br />
điệu, cảm xúc... của chính học sinh.<br />
- Đối với một số truyện có ít tranh minh họa hoặc có nhiều tranh nhưng<br />
không có lời thuyết minh làm chỗ dựa cho học sinh tập kể.<br />
Ví dụ: Bím tóc đuôi sam, Chuyện quả bầu...<br />
Giáo viên có thể gợi ý để học sinh đặt tên cho tranh hoặc gợi ý học sinh<br />
nêu ý chính của tranh để các em tái hiện lại nội dung.<br />
- Đối với những truyện không có tranh.<br />
Ví dụ: Chim sơn ca và bông cúc trắng, Một trí khôn hơn trăm trí khôn, ...<br />
<br />
<br />
<br />
- 8/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý hoặc nêu ý<br />
chính cho từng đoạn truyện để học sinh tái hiện nội dung và tập kể chuyện được<br />
dễ dàng.<br />
- Đối với yêu cầu kể sáng tạo, phân vai giáo viên nên cho các em đọc lại<br />
văn bản truyện theo lối phân vai. Sau khi đã nhớ vai, nhớ nội dung truyện cùng<br />
lời thoại của mình, học sinh sẽ tập kể được dễ dàng, có cơ sở để sáng tạo lời<br />
diễn đạt.<br />
Mỗi một kiểu bài, tôi chọn cho mình hình thức giảng dạy khác nhau.<br />
4.1. Kiểu bài tập 1: Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện theo tranh<br />
Trong sách giáo khoa có các dạng bài kể chuyện theo tranh như sau:<br />
a. Kể theo tranh và câu gợi ý: Đây là hình thức luyện tập dễ nhất vì học<br />
sinh có hai chỗ dựa là hình và lời để kể.<br />
Ví dụ: Dựa vào tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Có công mài sắt, có<br />
ngày nên kim.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 9/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
*Cách tiến hành:<br />
- Với bài tập này trước tiên tôi cho 4 học sinh có khả năng nối tiếp nhau kể 4<br />
đoạn theo nội dung 4 bức tranh và lời gợi ý. Việc làm này giúp cho học<br />
sinh cả lớp nhớ lại nội dung câu chuyện và bước đầu bước cách kể.<br />
- Sau đó giáo viên hướng dẫn học sinh kể theo nhóm. Giáo viên có thể gợi ý<br />
cho học sinh bằng hệ thống câu hỏi như sau:<br />
Tranh 1:<br />
- Cậu bé đang làm gì?<br />
- Cậu còn đang làm gì nữa?<br />
- Cậu có chăm học không?<br />
- Thế còn viết thì sao? Cậu có chăm viết bài không?<br />
Tranh 2:<br />
- Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì?<br />
- Cậu bé hỏi bà cụ điều gì?<br />
- Sau đó, cậu bé nói gì với bà cụ?<br />
Tranh 3:<br />
- Bà cụ giảng giải như thế nào?<br />
Tranh 4:<br />
- Cậu bé làm gì sau khi nghe bà cụ giảng giải?<br />
Với cách gợi mở trên, học sinh đã biết diễn đạt lời kể thành câu, biết dùng<br />
lời văn của mình, lời kể tự nhiên, biết làm điệu bộ hợp lí và một điều quan trọng<br />
đó là học sinh kể đúng nội dung, trình tự câu chuyện.<br />
<br />
Đoạn truyện (đoạn 1) Đoạn kể của học sinh<br />
Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì Ngày xưa có một cậu bé làm việc gì<br />
cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển cũng chóng chán. Cứ cầm đến quyển<br />
sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp sách, đọc vài dòng là cậu đã ngáp ngắn<br />
ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập ngáp dài, rồi gục đầu ngủ lúc nào không<br />
viết, cậu cũng chỉ nắn nót được mấy biết. Lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót<br />
chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch<br />
trông rất xấu. viết ngoạc cho xong chuyện.<br />
<br />
<br />
- 10/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
b. Kể theo tranh không có câu gợi ý.<br />
Ví dụ: Dựa theo tranh, kể lại từng đoạn câu chuyện Chiếc bút mực<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c. Sắp xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu<br />
chuyện, sau đó kể lại.<br />
Ví dụ: Xếp lại thứ tự các tranh sau theo đúng nội dung câu chuyện Ông<br />
Mạnh thắng Thần Gió. Kể lại toàn bộ câu chuyện.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 11/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Cách tiến hành: Với dạng bài tập Kể theo tranh không có câu gợi ý và Sắp<br />
xếp lại các tranh đã bị đảo lộn thứ tự cho đúng với nội dung câu chuyện, tôi<br />
hướng dẫn học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện theo cách độc thoại hoặc phân vai<br />
dựng lại câu chuyện.<br />
- Kể độc thoại: Gọi 1 học sinh kể lại câu chuyện từ đầu đến cuối.<br />
- Phân vai dựng lại câu chuyện: Thường một câu chuyện gồm có vai người<br />
dẫn chuyện và các nhân vật. Lần 1, giáo viên làm người dẫn chuyện, học sinh có<br />
thể nhìn vào sách. Lần 2, học sinh đóng vai không nhìn sách.<br />
Với cách làm trên, học sinh đã biết thay đổi giọng kể phù hợp với từng nhân vật,<br />
từng nội dung của chuyện, đảm bảo về nội dung, cách thể hiện và cách diễn đạt.<br />
4.2. Kiểu bài tập 2: Kể theo dàn ý hoặc câu hỏi gợi ý.<br />
Đây là loại bài tập đòi hỏi học sinh nhớ truyện hơn và huy động trí tưởng<br />
tượng nhiều hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 12/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
Ví dụ1:<br />
<br />
<br />
1. Kể lại đoạn 1 câu chuyện Phần<br />
thưởng theo gợi ý sau:<br />
- Các việc làm tốt của Na<br />
- Điều băn khoăn của Na<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2. Kể đoạn 2.<br />
Gợi ý:<br />
- Các bạn của Na bàn bạc với nhau<br />
- Cô giáo khen sáng kiến của các bạn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Kể đoạn 3.<br />
Gợi ý:<br />
- Lời cô giáp nói.<br />
- Niềm vui của Na, của các bạn và của mẹ<br />
<br />
<br />
*Cách tiến hành<br />
Dựa vào tranh minh họa, gợi ý dưới mỗi tranh và giáo viên có thể gợi ý<br />
thêm giúp học sinh tái hiện được nội dung của từng đoạn và nội dung của toàn<br />
bộ câu chuyện.<br />
Giáo viên có thể đặt câu hỏi gợi ý. Cụ thể là:<br />
Đoạn 1:<br />
- Na là một cô bé như thế nào?<br />
- Các bạn trong lớp đối xử thế nào với Na?<br />
- Bức tranh 1 vẽ Na đang làm gì?<br />
<br />
<br />
- 13/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
- Na còn làm những việc tốt gì nữa?<br />
- Vì sao Na buồn?<br />
4.3. Kiểu bài tập 3: Tự tóm tắt nội dung và kể lại từng đoạn truyện.<br />
Ví dụ: Bài tập 1:<br />
a. Hãy tóm tắt nội dung mỗi đoạn của câu chuyện Những quả đào bằng một<br />
cụm từ hoặc một câu.<br />
M: Đoạn 1: Chia đào<br />
Đoạn 2: Chuyện của Xuân<br />
b. Dựa vào kết quả bài tập 1, kể lại từng đoạn.<br />
*Cách tiến hành<br />
Dựa vào cách tóm tắt nội dung như sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu học<br />
sinh tóm tắt nội dung từng đoạn bằng lời của mình mà không bắt buộc học sinh<br />
phải theo như mẫu. Nội dung mỗi đoạn truyện có thể tóm tắt bằng một cụm từ<br />
hoặc một câu.<br />
Cụ thể là:<br />
Đoạn 1: Chia đào / Quà của ông ...<br />
Đoạn 2: Chuyện của Xuân / Xuân làm gì với quả đào?/ Xuân ăn đào như thế nào?/...<br />
Đoạn 3: Chuyện của Vân / Vân ăn đào như thế nào? / Cô bé ngây thơ. / ...<br />
Đoạn 4: Chuyên của Việt / Việt đã làm gì với của đào? / Tấm lòng nhân hậu./...<br />
4.4. Kiểu bài tập 4: Kể một đoạn truyện bằng lời của mình.<br />
Trước tiên giáo viên giúp học sinh hiểu Kể bằng lời của mình nghĩa là như<br />
thế nào? (Nghĩa là không kể nguyên văn như sách giáo khoa)<br />
*Cách tiến hành<br />
Yêu cầu của bài tập này là không lặp lại nguyên văn từng từ ngữ trong<br />
truyện. Học sinh có thể dùng từ, đặt câu theo cách khác, diễn đạt rõ thêm một<br />
vài ý qua sự tưởng tượng của mình.<br />
Học sinh chỉ có thể kể bằng lời của mình khi các em đã nắm vững câu<br />
chuyện. Do đó, trước hết, GV cần giúp các em nhớ truyện, thuộc truyện thông<br />
qua tranh minh họa hoặc những lời gợi ý.<br />
Trong những giờ kể đầu tiên, GV có thể kể một đoạn hoặc mời một học<br />
sinh có năng lực làm mẫu để cả lớp hiểu: kể bằng lời của mình là kể thoải<br />
<br />
<br />
- 14/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
mái, tự nhiên, không cố nhớ lại từng câu chữ nội dung truyện đã học trong<br />
tiết tập đọc.<br />
Giáo viên phải tạo bầu không khí thân mật, tin cậy, khéo động viên, khuyến<br />
khích để học sinh kể chuyện tự nhiên, thoải mái, kết hợp lời kể với nét mặt, cử<br />
chỉ, giọng điệu, giống như là các em đang kể chuyện cho người thân hay bạn bè.<br />
+ Kể đoạn mở đầu (theo đúng trình tự câu chuyện hoặc thay đổi trình tự<br />
câu chuyện mà vẫn đảm bảo nội dung, ý nghĩa).<br />
+ Kể lại nội dung chính (kết hợp với quan sát tranh, gợi ý của GV).<br />
+ Kể lại đoạn cuối truyện (GV đưa tình huống đặt HS vào nhân vật trong<br />
câu chuyện.<br />
- Ví dụ 1: Kể lại cuộc gặp gỡ giữa Hà và thầy giáo (truyện Bím tóc đuôi<br />
sam) bằng lời của em.<br />
Đoạn truyện trong SGK Đoạn kể bằng lời của học sinh<br />
Hà òa khóc. Rồi vừa khóc, em vừa Hà vừa mách tội Tuấn vừa khóc thút<br />
chạy đi mách thầy. Thầy giáo nhìn hai thít. Thầy giáo nhìn hai bím tóc gọn<br />
bím tóc xinh xinh của Hà, vui vẻ nói: gàng, xinh xắn của Hà, vui vẻ khen<br />
- Đừng khóc, tóc em đẹp lắm! bím tóc Hà đẹp. Nghe thầy nói thế, Hà<br />
- Thật không ạ? ngạc nhiên hỏi lại: “Thật thế không ạ?”<br />
- Thật chứ! Thầy bảo: “Thật chứ!” Thế là Hà hết<br />
Nghe thầy nói thế, Hà nín hẳn.... cả buồn tủi, nín hẳn...<br />
- Ví dụ 2: Kể lại đoạn 1 câu chuyện Sự tích cây vú sữa bằng lời của em.<br />
(Tiếng Việt 2, tập 1/96)<br />
<br />
Đoạn truyện trong SGK Đoạn kể bằng lời của học sinh<br />
Ngày xưa, có một cậu bé ham chơi. Ngày xưa có một cậu bé rất lười biếng<br />
Một lần bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ và ham chơi. Cậu ở cùng mẹ trong một<br />
đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến ngôi nhà nhỏ, có vườn rộng. Mẹ cậu<br />
mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong. luôn vất vả. Một lần, do mải chơi, cậu<br />
bị mẹ mắng. Giận mẹ, cậu bỏ nhà đi<br />
biền biệt mãi không quay về. Người<br />
mẹ thương con cứ mòn mỏi đứng ở<br />
cổng đợi con về.<br />
<br />
<br />
- 15/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
-Ví dụ 3: Dựa vào tranh, kể lại nội dung chính của câu chuyện Bông hoa<br />
niềm vui (đoạn 2,3) bằng lời kể của em. (Tiếng Việt 2, tập 1/105).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4.5. Kiểu bài tập 5: Kể một chi tiết trong truyện theo tưởng tượng.<br />
Đây là cách kể đòi hỏi sáng tạo ở mức cao hơn so với kể bằng lời của mình<br />
vì các em phải tưởng tượng cả ý để kể. Tuy nhiên, ở lớp 2, bài tập chỉ yêu cầu<br />
các em tưởng tưởng một chi tiết nhỏ.<br />
*Cách tiến hành:<br />
GV chốt lại nội dung chính của từng đoạn truyện hoặc câu chuyện, gợi mở<br />
để học sinh nói ra được suy nghĩ của mình trên cơ sở hiểu nội dung, ý nghĩa của<br />
câu chuyện theo hướng tích cực.<br />
- Ví dụ 1: Kể lại đoạn cuối của câu chuyện Bông hoa niềm vui (đoạn 4),<br />
trong đó có lời cảm ơn của bố Chi (do em tưởng tượng ra).<br />
Nếu em là bố bạn Chi em sẽ nói như thế nào để cảm ơn cô giáo?<br />
<br />
Đoạn truyện SGK Đoạn truyện do HS tưởng tượng ra<br />
Khi bố khỏi bệnh, Chi cùng bố đến Chẳng bao lâu, bố Chi khỏi bệnh. Bố<br />
trường cảm ơn cô giáo. Bố còn tặng cùng Chi đến trường cảm ơn cô giáo.<br />
nhà trường một khóm hoa cúc đại đóa Hai bố con mang theo một khóm hoa<br />
màu tím đẹp mê hồn. cúc đại đóa màu tím rất đẹp. Bố cảm<br />
động nói với cô: “Cảm ơn cô đã cho<br />
phép cháu Chi hái những bông hoa quý<br />
trong vườn trường. Nhờ bông hoa, tôi<br />
đã khỏi bệnh nhanh hơn. Gia đình tôi<br />
xin được tặng nhà trường một khóm<br />
cúc đại đóa”.<br />
<br />
<br />
- 16/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
- Ví dụ 2: Nói ý nghĩ của hai anh em (truyện Hai anh em) khi gặp nhau trên<br />
cánh đồng. (Tiếng Việt 2, tập 1/120)<br />
Câu chuyện kết thúc khi hai anh em ôm nhau trên cánh đồng. Mỗi người<br />
trong họ có một ý nghĩ. Các em hãy đoán xem mỗi người nghĩ gì?<br />
4.6. Kiểu bài tập 6: Phân vai, diễn lại một đoạn hoặc cả câu chuyện.<br />
Học sinh Tiểu học rất thích đóng kịch, dù đó không phải là những vở kịch<br />
có xung đột kịch, có diễn biến phức tạp. Sử dụng hình thức này để rèn kĩ năng<br />
nói, kĩ năng kể cho học sinh, đồng thời giúp các em hiểu sâu hơn tính cách,<br />
tình cảm của nhân vật trong câu chuyện đã học. Phân vai dựng lại câu chuyện<br />
là chia cho mỗi học sinh một vai và diễn lại câu chuyện theo lời của vai đó,<br />
nhân vật đó. Phân vai dựng lại câu chuyện không phải là yêu cầu khó với trẻ. So<br />
với yêu cầu một học sinh phải kể lại toàn bộ câu chuyện thì việc phân công mỗi<br />
học sinh nói lời của một nhân vật làm giảm độ khó đi rất nhiều. Ngược lại yêu<br />
cầu này rất phù hợp với học sinh lớp 2 vì đó là một hoạt động thỏa mãn nhu cầu<br />
chơi trò đóng vai hình thành ở trẻ ngay từ trước tuổi đến trường. Trẻ thường rất<br />
hào hứng đóng vai cô giáo, vai chú lái xe, chú công an, cô bán hàng ... Do vậy<br />
yêu cầu phân vai dựng chuyện vừa không khó, vừa không lạ với học sinh lớp 2.<br />
*Cách thực hiện:<br />
Hình thức phân vai dựng lại câu chuyện rèn cho học sinh kĩ năng đối thoại<br />
và kĩ năng hợp tác, phân công, cùng tham gia thực hiện một hoạt động. GV cần<br />
hướng dẫn học sinh đi từ mức độ dễ đến khó:<br />
- Lần 1: GV cùng một nhóm học sinh dựng lại câu chuyện. GV nói lời<br />
người dẫn chuyện (người dẫn chuyện thường phải nói nhiều nhất), mỗi học sinh<br />
nói lời một nhân vật.<br />
- Lần 2: Một nhóm học sinh dựng lại câu chuyện. Mỗi học sinh nói lời một<br />
nhân vật, lời người dẫn chuyện cũng do một học sinh nói.<br />
- Lần 3: Học sinh tự hình thành từng nhóm luyện tập.<br />
- Lần 4: Các nhóm thi phân vai dựng lại câu chuyện trước lớp. Cả lớp bình<br />
chọn những học sinh, những nhóm học sinh kể chuyện hấp dẫn, sinh động nhất.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 17/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
- Ví dụ: Khi dựng lại câu chuyện Bím tóc đuôi sam (Tiếng Việt 2 tập 1/31),<br />
sẽ có 1 học sinh nói lời của Hà, 1 học sinh nói lời Tuấn, 1 học sinh nói lời thầy<br />
giáo, 1 học sinh nói lời người dẫn chuyện. Người dẫn chuyện nói cả lời của mấy<br />
bạn gái khen Hà: “Ái chà chà! Bím tóc đẹp quá!”<br />
Để cho câu chuyện được dựng lại sôi nổi hơn, giáo viên cho 2-3 học sinh nữ<br />
nói những lời này.<br />
Tóm lại:<br />
Qua thời gian nghiên cứu, tôi đã rút ra được một số giải pháp nêu ở trên và<br />
một số kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học phân<br />
môn Kể chuyện như sau:<br />
- Nghiên cứu đặc trưng phân môn Kể chuyện.<br />
- Giáo viên cần nắm chắc nội dung chương trình, mức độ yêu cầu và mối<br />
liên quan giữa các bài.<br />
- Tự nghiên cứu và tìm hiểu tâm lí học sinh.<br />
- Soạn bài cẩn thận, hiểu đúng dụng ý sách giáo khoa.<br />
- Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích học phân môn Kể chuyện bằng cách<br />
khởi động đầu tiết học.<br />
- Thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm trong mỗi tiết kể chuyện.<br />
- Thực hiện sắm vai phải thường xuyên và tổ chức có khoa học.<br />
- Thực hiện tốt cách tiến hành dạy mỗi kiểu bài.<br />
- Khai thác triệt để kênh hình trong sách giáo khoa.<br />
- Cần có hệ thống câu hỏi gợi mở từ dễ đến khó.<br />
- Luyện kể kết hợp hài hòa giữa cử chỉ, động tác, điệu bộ, ánh mắt.<br />
- Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin vào<br />
các bài giảng, tạo hứng thú cho học sinh học tập và nhớ nhanh nội dung bài học.<br />
- Coi trọng và phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học.<br />
- Khen ngợi đúng và kịp thời, khẳng định thành công, tiến bộ của từng học<br />
sinh, nhất là đối với học sinh có ít tiến bộ trong học tập.<br />
- Giáo viên có thể khai thác một cách nhẹ nhàng để học sinh nhớ lại câu<br />
chuyện nếu đang kể bỗng lúng túng vì quên chuyện.<br />
<br />
<br />
<br />
- 18/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
- Nếu kể thiếu chính xác cũng không nên ngắt lời thô bạo, chỉ có thể nhận<br />
xét khi các em đã kể xong.<br />
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét lời kể của bạn, tránh chăm chăm<br />
chê bạn nhiều hơn là đi tìm cái đáng học, đáng khen.<br />
- Vận dụng kiến thức phân môn Kể chuyện vào các môn học, trong giao<br />
tiếp... để khắc sâu kiến thức.<br />
IV. Kết quả.<br />
Qua một năm áp dụng những giải pháp rút ra từ bản thân trong quá trình dạy<br />
học phân môn Kể chuyện ở lớp 2C, tôi đã thu được những kết quả sau:<br />
- Bản thân tôi nắm chắc mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp,<br />
hình thức tổ chức tất cả các tiết học của phân môn Kể chuyện. Tôi thấy chủ<br />
động, hứng thú khi dạy phân môn Kể chuyện, đặc biệt tự tin hơn khi tham gia<br />
các tiết dạy chuyên đề, thi giáo viên giỏi cấp Trường, cấp Quận.<br />
- Các tiết học Kể chuyện diễn ra nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài nhanh,<br />
nhớ lâu. Học sinh thích thú với tiết học hơn, tích cực sưu tầm tư liệu làm cho tiết<br />
học sinh động hơn, cuốn hút được những học sinh có tư tưởng ngại học môn<br />
Tiếng Việt.<br />
- Kết quả học môn Tiếng Việt nâng lên một cách rõ rệt.<br />
Kết quả cụ thể sau một năm thực hiện giảng dạy môn Tiếng Việt, trong đó<br />
có phân môn Kể chuyện của lớp tôi như sau:<br />
<br />
Thời gian Sĩ số HS kể tốt HS biết kể HS chưa kể lưu loát<br />
Đầu năm 55 10 20 25<br />
CHK I 55 17 30 8<br />
CHK II 55 23 28 4<br />
<br />
<br />
Bảng số liệu trên đã phần nào cho thấy kết quả dạy học môn Tiếng Việt nói<br />
chung trong đó có phân môn Kể chuyện của tôi trong năm học 2016 – 2017 đã<br />
được nâng lên rõ rệt. Kết quả từ giáo viên và học sinh tuy chưa được như mong<br />
muốn nhưng đã thể hiện được sự cố gắng nỗ lực của thầy và trò.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 19/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
C - KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận.<br />
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2”<br />
tôi mạnh dạn đưa ra nhằm giúp bản thân giảng dạy ngày một tốt hơn phân môn<br />
Kể chuyện và môn Tiếng Việt.<br />
Qua đây tôi thấy môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Kể chuyện nói<br />
riêng có vai trò quan trọng trong việc rèn cho học sinh kĩ năng nói và nghe,<br />
phát triển kĩ năng đối thoại, củng cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ,<br />
nâng cao sự hiểu biết về cuộc sống. Các kĩ năng này có liên quan chặt chẽ với<br />
nhau. Qua luyện tập kể chuyện, học sinh được phát triển chủ yếu về kĩ năng<br />
nói (kể từng đoạn câu chuyện bằng lời kể của mình, tập kể theo các vai khác<br />
nhau, kết hợp sử dụng các yếu tố phụ trợ về nét mặt, cử chỉ, điệu bộ...), kĩ<br />
năng nghe (theo dõi câu chuyện do bạn kể để nhận xét, bổ sung...); được củng<br />
cố, mở rộng và tích cực hóa vốn từ ngữ, phát triển tư duy hình tượng và tư<br />
duy lô- gic, nâng cao sự cảm nhận về hiện thực đời sống phản ánh trong câu<br />
chuyện. Từ đó, học sinh được bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, được trau<br />
dồi hứng thú đọc truyện và tìm thấy niềm vui trong học tập.<br />
Mỗi giáo viên ý thức được tầm quan trọng đó sẽ là động lực để giúp học<br />
sinh có các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt tốt, mạnh dạn trong giao tiếp và học<br />
tập; có những hiểu biết về xã hội, tự nhiên, con người; có tình yêu Tiếng Việt,<br />
hứng thú học Tiếng Việt để mở rộng hiểu biết và bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp,<br />
để bước đầu hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa năng<br />
động, tự lập, biết phát huy sở trường, có khả năng tự học.<br />
Trong những năm học tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về các phân<br />
môn Tập làm văn, Tập đọc, Luyện từ và câu,… để tìm ra những giải pháp góp<br />
phần nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt lớp 2.<br />
Một số kinh nghiệm nhỏ tôi xin được chia sẻ cùng đồng nghiệp, rất<br />
mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để hoàn thiện<br />
sáng kiến của mình góp phần ngày càng nâng cao hiệu quả chất lượng dạy<br />
học phân môn Kể chuyện lớp 2.<br />
2. Khuyến nghị.<br />
- Các cấp lãnh đạo cần tiếp tục quan tâm, tổ chức các chuyên đề các cấp<br />
cho giáo viên rút kinh nghiệm và học tập.<br />
- Bổ sung, trang bị thêm tài liệu cho giáo viên tham khảo.<br />
Hà Nội, ngày ....... tháng ...... năm 2017<br />
Tôi xin cam đoan sáng kiến này do tôi viết, không sao chép của ai.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
<br />
- 20/20 -<br />
Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy phân môn Kể chuyện lớp 2<br />
<br />
<br />
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />
..........................................................................................................................<br />