Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Trong giai đoạn hiện nay hòa chung với xu thế phát triển của thế giới, nhu<br />
cầu hội nhập và phát triển là một nhu cầu tất yếu. Mỗi một con người luôn phải xác<br />
định cho mình mục tiêu học tập suốt đời. Đối với bất cứ trường THPT nào thì chất<br />
lượng dạy - học luôn là thước đo quan trọng về uy tín, thương hiệu của nhà trường<br />
đó. Vì vậy nhiệm vụ của người quản lý nhà trường nói chung và trường THPT nói<br />
riêng là tìm ra những giải pháp tốt nhất cho vấn đề nâng cao chất lượng dạy - học.<br />
Một trong những giải pháp đó là tăng cường công tác quản lý chuyên môn. Đội ngũ<br />
thực hiện công tác chuyên môn này không ai khác chính là đội ngũ giáo viên, họ là<br />
lực lượng chủ yếu và quan trọng nhất trong tập thể sư phạm.<br />
Để đạt được mục tiêu giáo dục phổ thông phải coi trọng công tác xây<br />
dựng đội ngũ giáo viên "Vừa hồng, vừa chuyên", đủ về số lượng, hợp lý về cơ<br />
cấu, mạnh về chất lượng, có như vậy mới góp phần tích cực vào công cuộc xây<br />
dựng và đáp ứng được mục tiêu giáo dục mà Đảng ta đã đề ra trong giai đoạn<br />
hiện nay nhằm thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công<br />
bằng, văn minh”.<br />
Trường THPT Than Uyên trải qua 39 năm xây dựng và trưởng thành, đã có<br />
nhiều thành tích trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhưng vì luôn có nhiều biến<br />
động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nên chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, giáo viên<br />
trẻ đông, chiếm 60.7%. Trong những năm gần đây bên cạnh những giáo viên có năng<br />
lực chuyên môn và có trách nhiệm vẫn còn một bộ phận giáo viên có năng lực chuyên<br />
môn nhưng lại chưa thực sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm chưa cao, đặc biệt là rất<br />
hạn chế trong công tác đổi mới phương pháp dạy học, cũng như yếu về kỹ năng thực<br />
hành thí nghiệm và thiếu kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh. Công tác quản<br />
lý chưa có bước đổi mới, còn dập khuôn máy móc. Do đó hiệu quả chất lượng giáo<br />
dục chưa cao, chưa tương xứng với bề dày truyền thống của nhà trường.<br />
Là một cán bộ quản lý nhà trường, tôi thiết nghĩ cần phải có những giải<br />
pháp đổi mới công tác quản lý chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy học trong<br />
trường THPT hiện nay nói chung và Trường THPT Than Uyên nói riêng. Xuất phát<br />
từ yêu cầu thực tiễn và quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, tôi quyết định<br />
lựa chọn sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp trong công tác quản lý<br />
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THPT Than Uyên” để áp dụng<br />
vào nhà trường.<br />
1<br />
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
1. Phạm vi nghiên cứu: Tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề về công<br />
tác quản lý chuyên môn ở trường THPT Than Uyên.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp trong công tác quản lý nhằm<br />
nâng cao chất lượng dạy và học.<br />
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Tổng kết thực tiễn công tác giảng dạy và quản lý của bản thân trong gần<br />
16 năm qua và kết hợp với việc nghiên cứu các lý luận khoa học về công tác<br />
quản lý. Bản thân đã đúc kết, đưa ra các giải pháp, biện pháp trong công tác<br />
quản lý chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng dạy - học của thầy và trò<br />
Trường THPT Than Uyên.<br />
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Điểm mới trong đề tài nghiên cứu là: phát huy nhân tố con người và đổi<br />
mới cách thức tổ chức chỉ đạo quản lý để nâng cao chất lượng dạy và học.<br />
Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng vào thực tiễn nhà<br />
trường để nâng cao hiệu quả quản lý chỉ đạo hoạt động dạy và học, từ đó có những<br />
đóng góp thêm những giải pháp phù hợp của công tác quản lý chất lượng dạy và<br />
học đối với khối trường THPT trong Cụm Than Uyên.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Phần thứ hai: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
<br />
1. Một số cơ sở lý luận<br />
1.1. Trước hết ta hiểu Quản lý là gì? “Quản lý là sự tác động chỉ huy, điểu khiển,<br />
hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích<br />
đã đề ra. Sự tác động của quản lý phải bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn luôn hồ<br />
hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức và<br />
cho cả xã hội”. Còn “Quản lý giáo dục (và nói riêng quản lý trường học) là những tác động<br />
có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt<br />
xích của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo<br />
dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà<br />
tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự<br />
kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” - (Trích trong tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công<br />
chức nhà nước ngành Giáo dục và Đào tạo của Học viện quản lý giáo dục năm 2010).<br />
1.2. Chất lượng dạy - học phụ thuộc vào quá trình dạy học: “Quá trình dạy<br />
học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong đó dưới<br />
tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ<br />
động tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy<br />
học đã đặt ra” - (Trích trong tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý, công chức nhà nước<br />
ngành Giáo dục và Đào tạo của Học viện quản lý giáo dục năm 2010).<br />
- Mô hình dạy học hợp tác:<br />
<br />
Bài học<br />
- Tri thức<br />
- Kỹ năng<br />
- Thái độ<br />
<br />
<br />
HỢP TÁC Trò<br />
Thầy - Tự tổ chức<br />
- Tổ chức GIÚP ĐỠ<br />
- Tự điều khiển<br />
- Điều khiển THÔNG TIN - Tự lực<br />
- Hướng dẫn - Cộng tác<br />
LIÊN HỆ NGƯỢC<br />
- Truyền thụ - Tự chiếm lĩnh<br />
<br />
<br />
Kết quả học tập<br />
<br />
3<br />
- Các thành tố cấu thành quá trình dạy học<br />
<br />
Mục<br />
Đích Phương<br />
pháp<br />
Nội<br />
dung<br />
Học<br />
sinh<br />
<br />
Giáo<br />
viên CSVC,<br />
TBDH<br />
Kết quả<br />
dạy học<br />
<br />
1.3. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong mỗi nhà<br />
trường và là lực lượng quyết định cho sự thành công của quá trình dạy - học. Năng lực<br />
chuyên môn - phương pháp sư phạm - uy tín cá nhân của mỗi giáo viên có ảnh hưởng<br />
rất to lớn đến chất lượng đào tạo cũng như thương hiệu của nhà trường. Nghị quyết<br />
Trung Ương 2 Khoá VIII của Đảng đã khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định<br />
chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, đủ tài”.<br />
1.4. Quản lý công tác chuyên môn trong nhà trường bao gồm:<br />
- Quản lý thực hiện nội dung chương trình.<br />
- Tổ chức và quản lý nền nếp dạy học.<br />
- Tổ chức đổi mới phương pháp dạy học.<br />
- Phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt.<br />
- Kiểm tra đánh giá các hoạt động trên.<br />
- Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.<br />
1.5. Đặc điểm của quản lý quá trình dạy học<br />
- Mang tính chất quản lý hành chính sư phạm: Quản lý theo pháp luật và<br />
những nội quy, quy chế, quy định có tính chất bắt buột trong hoạt động dạy học.<br />
- Mang tính đặc trưng của khoa học quản lý: Nó vận dụng một cách có hiệu<br />
quả các chức năng của chu trình quản lý trong việc điều khiển quá trình dạy học.<br />
<br />
Lập kế hoạch<br />
Kiểm tra Tổ chức<br />
<br />
Chỉ đạo<br />
<br />
<br />
4<br />
Như vậy quản lý các hoạt động chuyên môn chính là điều khiển, chỉ đạo các<br />
hoạt động dạy - học trong nhà trường làm cho nó đi theo một quĩ đạo, vận hành nó một<br />
cách có khoa học, có kế hoạch, có tổ chức và luôn phải kiểm tra, giám sát, uốn nắn,<br />
sửa chữa kịp thời các sai sót và phát huy cái tốt nhằm đạt mục tiêu đặt ra ban đầu.<br />
Để tăng cường nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý giáo dục và đào tạo; đẩy<br />
mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, khắc phục các tiêu cực trong công tác giáo dục,<br />
quan điểm của tỉnh Lai Châu là: “Tiếp tục đổi mới căn bản về tư duy, phương thức<br />
quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ<br />
nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động tự chịu<br />
trách nhiệm của các cấp giáo dục. Tăng cường đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra:<br />
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nếp sống kỷ cương, văn minh trong<br />
giáo dục và đào tạo…” – (Trích trong kế hoạch Thực hiện Kết luận số 51-KL/TW về<br />
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo… của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh<br />
Lai Châu).<br />
2. Một số cơ sở thực tiễn<br />
- Đội ngũ giáo viên của các nhà trường trung học phổ thông trong tỉnh Lai<br />
châu hiện nay hầu hết đều đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn chiếm 4%. Trong công<br />
tác đào tạo đội ngũ giáo viên trung học phổ thông đã có sự đổi mới phù hợp với yêu<br />
cầu của thời đại, song chất lượng của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập: chất<br />
lượng chuyên môn, năng lực sư phạm còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều giáo<br />
viên năng lực chuyên môn còn yếu, tỷ lệ giáo viên chủ động vận dụng, phối hợp<br />
các phương pháp dạy học trong thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn thấp, ý<br />
thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức, ý thức tự học tập, tự bồi dưỡng còn chưa cao.<br />
- Vai trò quản lý còn hạn chế, đặc biệt chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học<br />
chưa đồng bộ với đổi mới hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.<br />
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học mặc dù có sự quan tâm nhưng vẫn<br />
chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiết bị thí nghiệm chưa đầy đủ, các phòng máy vi<br />
tính, phòng thí nghiệm, thực hành còn thiếu hoặc chưa đạt chuẩn. Điều này ảnh<br />
hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên và<br />
tất nhiên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học trong nhà trường Trung<br />
học phổ thông.<br />
Từ thực tiễn đã trình bày ở trên đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục phải<br />
đặc biệt quan tâm nhiều hơn nữa đến các giải pháp quản lý công tác chuyên môn ở<br />
trường nhằm nâng cao chất lượng dạy - học.<br />
<br />
5<br />
Chương II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ<br />
1. Đặc điểm, tình hình nhà trường<br />
Trường THPT Than Uyên được thành lập ngày 15/10/1973. Trường nằm ở<br />
trung tâm Thị trấn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Đây là huyện có điều kiện<br />
kinh tế - xã hội phát triển năng động thuộc tốp đầu của tỉnh Lai Châu.<br />
Năm học 2012-2013 trường có 536 học sinh với 19 lớp.<br />
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 56. Trong đó: Ban Giám hiệu: 4;<br />
Giáo viên: 44; Nhân viên: 08.<br />
- Cơ cấu tổ chức:<br />
* Ban Giám hiệu: 4 người, gồm:<br />
+ Hiệu trưởng: phụ trách chỉ đạo chung mọi hoạt động của nhà trường.<br />
+ 01 Phó hiệu trưởng: phụ trách công tác chuyên môn.<br />
+ 01 Phó hiệu trưởng: phụ trách cơ sở vật chất, lao động, hoạt động ngoài<br />
giờ lên lớp.<br />
+ 01 Phó hiệu trưởng: phụ trách nền nếp, công tác thi đua.<br />
* Tổ chuyên môn được chia làm 6 tổ gồm: tổ Toán - Tin; tổ Vật lý - Hóa học -<br />
Công nghệ; tổ Sinh - Thể dục; tổ Ngữ Văn - GDCD; tổ Sử - Địa - Tiếng Anh; tổ<br />
Văn phòng.<br />
Với tổng số: 44 giáo viên, trong đó: Thạc sỹ: 02; Đại học: 40; Cao đẳng: 02.<br />
* 01 tổ Hành chính - văn phòng.<br />
* 01 Chi bộ Đảng gồm 20 đảng viên, trong đó có 12 nữ, 01 dân tộc.<br />
* 01 Tổ chức Công đoàn: Gồm 54 người, Ban chấp hành: 5 người.<br />
* 01 Tổ chức Đoàn: gồm 20 chi đoàn (19 chi đoàn học sinh và 01 chi đoàn<br />
giáo viên).<br />
- Cơ sở vật chất:<br />
Nhà trường có diện tích 12.807m2. Gồm 3 dãy nhà 3 tầng với 19 phòng học<br />
(trong đó có 13 phòng học được gắn máy chiếu), 01 phòng chờ, 01 phòng Y tế, 01<br />
phòng Đoàn, 01 phòng truyền thống, 02 phòng Tin học (có 42 máy trong đó có 21<br />
máy được kết nối Internet, 02 phòng Ngoại ngữ (có 55 máy), 02 phòng học bộ môn<br />
(phòng Lý - Kỹ công nghiệp, phòng Hóa – sinh), 01 phòng thư viện (sách GV: 124<br />
đầu sách, sách tham khảo: 485 đầu sách, sách khác: 96 đầu sách), 01 phòng thiết bị<br />
dùng chung, 01 khu hiệu bộ, 01 nhà thi đấu cầu lông, 01 nhà đa năng.<br />
2. Thực trạng trong quản lý chuyên môn ở trường THPT Than Uyên<br />
- Đánh giá, xếp loại chuyên môn giáo viên năm học 2010 - 2011, năm học<br />
2011 - 2012 như sau:<br />
6<br />
Tổng số Xếp loại chuyên môn giáo viên<br />
Năm học GV được Trung Ghi chú<br />
Giỏi Khá Kém<br />
đánh giá bình<br />
2010-2011 44 14 21 9 0<br />
2011-2012 47 15 25 7<br />
<br />
- Tỉ lệ học sinh giỏi toàn diện thấp, năm học 2010-2011: 07 học sinh, đạt<br />
1.13%; năm học 2011-2012: 15 học sinh, đạt 2,5%. Trường chưa đạt chuẩn Quốc gia.<br />
- Tỉ lệ học sinh giỏi văn hóa cấp Tỉnh năm học 2010-2011: 04 học sinh; năm<br />
2011-2012: 05 học sinh, chưa có học sinh giỏi cấp Quốc gia.<br />
- Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng còn ở mức độ thấp,<br />
(theo tổng hợp của nhà trường tính đến thời điểm ngày 01/9 hàng năm): năm học<br />
2010-2011 có 41 học sinh đỗ đại học, 53 học sinh đỗ cao đẳng; năm học 2011-2012<br />
có 48 học sinh đỗ đại học, 52 học sinh đỗ cao đẳng.<br />
- Nền nếp, kỉ cương dạy học chưa thực sự tốt, còn có một số giáo viên vi<br />
phạm quy chế chuyên môn như: quên giờ, quên tiết. Sinh hoạt tổ chuyên môn chưa<br />
có chiều sâu chuyên môn và chất lượng thấp, nặng về giải quyết hành chính.<br />
- Việc chỉ đạo dạy học tự chọn có nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả, chưa<br />
có sự chỉ đạo thống nhất về nội dung chương trình tự chọn địa phương của một số<br />
bộ môn. Đặc biệt các bộ môn khoa học thực nghiệm chưa đảm bảo thực hiện đủ các<br />
bài thí nghiệm, thực hành theo quy định trong chương trình.<br />
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học chưa đạt hiệu quả cao, một bộ phận<br />
giáo viên chưa quan tâm đổi mới phương pháp dạy học, chủ yếu vẫn sử dụng<br />
phương pháp dạy học truyền thống nặng về thuyết trình, ít tạo cơ hội cho học sinh<br />
chủ động tiếp thu kiến thức trong giờ học.<br />
- Tỉ lệ giáo viên trình độ trên chuẩn còn thấp đến năm học 2012-2013 chỉ có<br />
2/44 đồng chí đạt 4,55%.<br />
- Phong trào viết Sáng kiến kinh nghiệm đã có xong chưa nhiều, mới chỉ<br />
dừng ở mức độ những ai đăng ký chiến sỹ thi đua mới tham gia viết sáng kiến<br />
kinh nghiệm.<br />
* Nguyên nhân:<br />
- Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch năm học còn chung chung<br />
chưa sát thực với thực tiễn của nhà trường và chưa phát huy được trí tuệ tập thể.<br />
Công tác chỉ đạo các tổ chuyên môn trong việc xây dựng kế hoạch chưa tốt. Đặc<br />
<br />
<br />
7<br />
biệt là khâu chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, kế hoạch tổ chức bồi dưỡng học<br />
sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém chưa hiệu quả.<br />
- Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung cơ bản của quá trình dạy học<br />
chưa được quan tâm đúng mức. Công tác chỉ đạo về bồi dưỡng và tự bồi dưỡng<br />
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên còn hạn chế.<br />
- Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ và tổ chức thực hiện công tác kiểm<br />
tra nội bộ trường học còn nhiều hạn chế. Các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ<br />
chuyên môn còn mang nặng tính hành chính chưa thực sự đi vào chiều sâu. Việc<br />
góp ý các giờ dạy của các giáo viên trong các đợt thao giảng, dự giờ còn mang tính<br />
chất chiếu lệ chưa mạnh dạn chỉ ra những khuyết điểm của đồng nghiệp để khắc<br />
phục do tâm lý e ngại, sợ mất lòng.<br />
- Chưa có chế độ chính sách phù hợp để động viên, khuyến khích cán bộ,<br />
giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn. Công tác tổ chức chỉ đạo phong<br />
trào “thi đua dạy tốt, học tốt” còn mang tính hình thức.<br />
Chương III: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN<br />
1. Phát huy nhân tố con người<br />
1.1. Đối với người đứng đầu nhà trường: Chất lượng giáo dục của Trường<br />
THPT Than Uyên nói riêng và ở tỉnh Lai Châu nói chung đạt ở mức nào chính là<br />
tầm nhìn của những người lãnh đạo. Căn cứ vào thực tế của đơn vị để xác định mục<br />
tiêu đạt được, xây dựng kế hoạch thực hiện, đề ra giải pháp có tính đột phá, linh<br />
hoạt. Người đứng đầu có tầm nhìn sẽ có cách thức chỉ đạo hay, dẫn dắt tổ chức cơ<br />
sở đúng hướng, có hiệu quả, tạo thương hiệu cho mình. Vì vậy, người đứng đầu cần<br />
phải xây dựng kế hoạch cá nhân, các kế hoạch điều hành mọi hoạt động giáo dục<br />
của nhà trường. Một số kế hoạch cơ bản như:<br />
- Xây dựng kế hoạch năm học: Trên cơ sở kế hoạch dạy học của Bộ GD &<br />
ĐT đã ban hành, cán bộ quản lý của nhà trường cụ thể hoá trong kế họach chung<br />
nhằm thực hiện dạy đủ môn học, thời lượng cho các môn học ở từng lớp theo đúng<br />
phân phối chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đảm bảo yêu cầu giảng dạy<br />
các bộ môn. Chú ý xây dựng kế hoạch dạy học tự chọn của các bộ môn theo quy<br />
định. Xây dựng kế hoạch trường chuẩn quốc gia. Xây dựng thời khoá biểu đảm bảo<br />
tính khoa học và phù hợp với thực tiễn của nhà trường. Xây dựng kế hoạch ôn tập,<br />
kiểm tra học kỳ, năm học.<br />
- Xây dựng kế hoạch ôn thi đại học, cao đẳng; bồi dưỡng học sinh giỏi; giúp<br />
đỡ học sinh yếu kém: Con người luôn là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội.<br />
<br />
8<br />
Xã hội càng phát triển càng cần những con người có trình độ học vấn, am hiểu kỹ<br />
thuật và năng lực chuyên môn. Việc đầu tư cho hoạt động ôn thi đại học, cao đẳng,<br />
bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém chính là quá trình đào tạo nhân<br />
lực, bồi dưỡng nhân tài cho tương lai đất nước. Công việc này cần phải được chú<br />
trọng thực hiện hàng năm và có tính chiến lược lâu dài.<br />
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, các tổ<br />
chức ngoài nhà trường như chính quyền địa phương và Ban đại diện cha mẹ học<br />
sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học: Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nhà<br />
trường và các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường trong hoạt động dạy học sẽ<br />
giúp các em học sinh được hưởng một nền giáo dục đầy đủ nhất, toàn diện nhất.<br />
Gia đình giúp các em dưỡng tâm, dưỡng sức, nhà trường giúp các em dưỡng trí,<br />
dưỡng lực, xã hội giúp các em trưởng thành, có kỹ năng sống, có cơ hội để khẳng<br />
định mình.<br />
- Xây dựng nội quy của nhà trường: Để mọi hoạt động của nhà trường<br />
được thực hiện một cách bài bản, nhuần nhuyễn, theo quy luật chung thì việc<br />
xây dựng các tiêu chí, nội quy, quy chế hoạt động là vô cùng cần thiết. Trong đó<br />
phải lượng hoá được các tiêu chí về thi đua trong năm học của cán bộ giáo viên,<br />
nhân viên và các bộ phận trong nhà trường để đảm bảo tính kỉ luật, kỉ cương<br />
trong lao động.<br />
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ theo giai đoạn: Không<br />
có thầy giỏi thì sẽ không có trò giỏi, “học sinh nào cũng có quyền được học những<br />
thầy cô giáo tốt” vì vậy việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên là điều quan<br />
trọng. Chính các thầy cô là người quyết định chất lượng giảng dạy và vị trí, thương<br />
hiệu của nhà trường. Tuy nhiên việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ phải có kế<br />
hoạch, lộ trình cụ thể theo từng giai đoạn, tránh chồng chéo nhất là không được để<br />
ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của nhà trường.<br />
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ trường học: hoạt động thanh<br />
kiểm tra là một hoạt động quan trọng, cần thiết nhằm đẩy mạnh tính tự giác, tích<br />
cực, chủ động, sáng tạo của mỗi người cán bộ, giáo viên trong hoạt động giảng dạy.<br />
Thanh kiểm tra cũng là quá trình thanh lọc, rút kinh nghiệm đối với những cán bộ<br />
giáo viên chưa thật sự chú tâm trong công việc hoặc có năng lực chuyên môn còn<br />
hạn chế.<br />
1.2. Đối với người thầy: Thực tiễn giáo dục cho thấy chất lượng của một cơ sở<br />
giáo dục trước hết phải là nhân tố người thầy giảng dạy. Không có thầy giỏi thì sẽ<br />
không có trò giỏi, “học sinh nào cũng có quyền được học những thầy cô giáo tốt” vì<br />
9<br />
vậy việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên là điều quan trọng. Chính các thầy<br />
cô là người quyết định chất lượng giảng dạy và vị trí, thương hiệu của nhà trường. Tuy<br />
nhiên việc bồi dưỡng và phát triển đội ngũ phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể theo từng<br />
giai đoạn, tránh chồng chéo nhất là không được để ảnh hưởng đến hoạt động dạy và<br />
học của nhà trường. Do vậy người quản lý phải có giải pháp về chiến lược con người:<br />
Thứ nhất: Công tác quản lý nguồn lực con người, nhất là những người đã<br />
được đào tạo bậc đại học không phải việc dễ dàng. Việc đầu tiên phải hiểu được<br />
tâm tư, năng lực sở trường làm việc, điều kiện sống để phân công nhiệm vụ giảng<br />
dạy cho hợp lý với từng cá nhân giáo viên. Nếu làm tốt công tác này người quản lý<br />
sẽ có được một đội ngũ làm việc tích cực, tâm huyết với nghề chính họ sẽ làm nên<br />
chất lượng và hiệu quả giáo dục.<br />
Thứ hai: Cần xây dựng một bộ khung các đầu mối của công việc trong quá<br />
trình quản lý điều hành việc dạy và học thật tốt, cụ thể:<br />
Người đứng đầu nhà trường, Hiệu phó phụ trách các mảng công việc, cần<br />
được phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, tin tưởng và chịu trách nhiệm về hiệu<br />
quả công việc, có như vậy việc xây dựng kế hoạch và mục tiêu phấn đấu mới sát<br />
thực tế đưa ra giải pháp thực hiện phù hợp.<br />
Những người đầu mối tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, công việc cần lựa<br />
chọn là những người có tinh thần trách nhiệm, có năng lực quản lý, nhất là chuyên<br />
môn phải vững vàng mới có thể quyết đoán, đánh giá năng lực các thành viên trong<br />
hoạt động công tác một cách chính xác. Người đầu mối công việc phải là người<br />
tham mưu giúp việc sát sao cho lãnh đạo.<br />
Thứ ba: Phải xây dựng được một khối thống nhất, đoàn kết chia sẻ trong công việc,<br />
trao đổi phương pháp chuyên môn nghiệp vụ, học hỏi nhau, giúp đỡ, tạo điều kiện cho<br />
nhau làm việc, chính là động lực phát triển nhân tố con người ở trường THPT Than Uyên.<br />
Thứ tư: Công tác kiểm tra đánh giá cần rõ ràng, phân định đúng sự lao động,<br />
cống hiến của giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên tự khẳng định mình, khơi dậy tính<br />
cạnh tranh lành mạnh trong chuyên môn đó là giải pháp đặc biệt kéo theo việc<br />
chuyên cần tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân. Đi liền kiểm tra đánh giá<br />
là thi đua khen thưởng phải kịp thời để thúc đẩy khả năng làm việc.<br />
1.3. Đối với nhân tố học, tôi thấy rằng: Chất lượng giáo dục của một cơ sở<br />
giáo dục còn ở nhân tố học.<br />
- Thầy giáo học: Tự học để có chiều sâu kiến thức chuyên môn làm tốt công tác<br />
nâng cao chất lượng mũi nhọn. Học về phương pháp để có cách dạy hay và hiệu quả<br />
hướng dẫn học sinh học tập. Học để nâng cao uy tín làm việc, hoà nhịp yêu cầu giáo<br />
10<br />
dục thời kỳ kinh tế tri thức. Muốn đạt hiệu quả bồi dưỡng chuyên môn, Ban giám<br />
hiệu cần tuyên truyền thấm thía nhận thức nghề nghiệp cho giáo viên trẻ, nhân lên<br />
điển hình tiên tiến của đơn vị, khơi sâu lòng tự trọng nghề trong mỗi người “mỗi thầy<br />
cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phải có kế hoạch bồi dưỡng<br />
chuyên đề theo nhóm môn theo mỗi năm. Tập trung vào giải pháp phân đối tượng,<br />
dạy theo đối tượng. Tạo điều kiện cho giáo viên đi học nâng cao trình độ.<br />
- Học sinh học: Đây là nhân tố thứ 2 trong việc khẳng định chất lượng giáo<br />
dục của nhà trường. Phải tuyên truyền giáo dục về tư tưởng đạo đức lối sống học<br />
sinh, khơi dậy truyền thống hiếu học qua gương học tốt trong nhà trường.<br />
Bám sát học sinh, hướng dẫn, tư vấn cho học sinh những gì học sinh yếu,<br />
thiếu và cần. Dạy học sinh cách trình bày, cách làm bài thi theo cấu trúc đề.<br />
Phát động phong trào thi đua học tập ở nhiều hình thức: câu lạc bộ, các cuộc<br />
thi tìm hiểu kiến thức, phát bản tin…<br />
Đặc biệt chú trọng việc hướng dẫn tự học và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.<br />
2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung cơ bản của quá trình dạy học<br />
2.1. Hoàn thiện tổ chức chỉ đạo dạy học<br />
- Phân công Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn giúp việc cho Hiệu<br />
trưởng về công tác chuyên môn.<br />
- Hoàn thiện các Tổ chuyên môn và bổ nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó chuyên<br />
môn. Tổ chuyên môn là cầu nối quan trọng giữa Ban giám hiệu và các giáo viên<br />
nhằm triển khai tất cả các nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường.<br />
- Xây dựng ban chuyên môn của nhà trường với nòng cốt là các cốt cán về<br />
chuyên môn.<br />
- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể tạo ra cơ chế đồng bộ, hoạt<br />
động nhịp nhàng để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.<br />
2.2. Tổ chức, chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học<br />
- Tổ chức nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp quy, quy chế<br />
của Bộ, sở GD&ĐT về nề nếp dạy học.<br />
- Tổ chức chỉ đạo xây dựng và thực hiện các nội quy của nhà trường về nền<br />
nếp dạy học.<br />
- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch về dạy học đã được xây dựng,<br />
đặc biệt quan tâm đến các loại kế hoạch về: Thực hiện chương trình kế hoạch các<br />
môn học; thời khoá biểu lên lớp; nề nếp ra vào lớp của thầy trò.<br />
- Tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy trên lớp nhằm chuyển tải tất cả những nội dung<br />
mà chuẩn kiến thức kỹ năng yêu cầu. Thực hiện tốt chương trình kế hoạch các môn học.<br />
11<br />
- Tổ chức tốt các hoạt động giảng dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém, dạy<br />
bồi dưỡng cho học sinh khá giỏi để tham dự và đạt kết quả cao hơn nữa trong các<br />
kỳ thi học sinh giỏi các cấp, kỳ thi đại học, cao đẳng. Tăng cường quản lý nề nếp và<br />
chất lượng của hoạt động học thêm trong nhà trường theo quy định.<br />
- Thông qua Ban chấp hành Đoàn trường mà nòng cốt là chi đoàn giáo viên tổ<br />
chức các sân chơi trí tuệ cho học sinh như cuộc thi: “Rung Chuông vàng”, tổ chức<br />
cuộc thi: “Tri thức trẻ” một hình thức tương tự như “Đường lên đỉnh Olympia” để<br />
tăng cường kiểm tra kiến thức, kỹ năng cho học sinh trong nhà trường…<br />
2.3. Tăng cường công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu đối với tổ chuyên môn<br />
- Hàng tuần tổ chức họp giao ban giữa Ban giám hiệu với các Tổ trưởng<br />
chuyên môn, Bí thư Đoàn trường và Chủ tịch Công đoàn. Thông qua các báo cáo<br />
của tổ trưởng, Ban giám hiệu nắm rõ tình hình hoạt động của từng cá nhân và của<br />
các tổ chuyên môn.<br />
- Quán triệt tinh thần, chủ trương, chính sách và chuyển các công văn về hoạt<br />
động chuyên môn đến các tổ trưởng. Từ đó, tổ trưởng chủ động triển khai đến các<br />
thành viên trong tổ sao cho phù hợp với kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.<br />
- Tham gia dự các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn theo kế hoạch định kỳ hoặc<br />
đột xuất tuỳ theo diễn biến tình hình trong nhà trường để trực tiếp lắng nghe tâm tư<br />
nguyện vọng của giáo viên và có ý kiến chỉ đạo, uốn nắn kịp thời hoặc khuyến<br />
khích phát huy các hoạt động của tổ chuyên môn.<br />
- Tăng cường chỉ đạo trực tiếp và cụ thể đối với các tổ chuyên môn những<br />
vấn đề trọng điểm như vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng học sinh<br />
giỏi, chỉ đạo phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt”…<br />
2.4. Tăng cường công tác chỉ đạo dự giờ, thăm lớp<br />
- Ngoài quy định chung về việc dự giờ của Bộ GD&ĐT, thì mỗi giáo viên<br />
chưa hết tập sự hoặc giáo viên còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ phải dự giờ 2<br />
tiết/tuần. Tổ chuyên môn cũng như Ban Giám hiệu phải có biện pháp sao cho mỗi<br />
giáo viên thấy được việc dự giờ này như một nhiệm vụ bắt buộc và cũng là cơ hội<br />
để người giáo viên học hỏi hoàn thiện bản thân mình trong giảng dạy.<br />
- Qua việc dự giờ thăm lớp Ban Giám hiệu sẽ đánh giá được năng lực thực sự<br />
của từng giáo viên, từ đó có những biện pháp chỉ đạo đúng đắn đến tổ trưởng và<br />
phân công nhiệm vụ hợp lý đến từng giáo viên: phân công giảng dạy, phân công bồi<br />
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, phân công giúp đỡ về chuyên môn,<br />
phân công thực hiện các chuyên đề ngoại khoá, từ đó Ban Giám hiệu có kế hoạch<br />
kiểm tra hồ sơ chuyên môn, kiểm tra chuyên đề và kiểm tra nội bộ trường học.<br />
12<br />
- Tham gia họp rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên, đóng góp ý kiến một<br />
cách chân thành, tích cực nhằm mục đích phát huy tối đa những ưu điểm và khắc<br />
phục những hạn chế của mỗi giáo viên, tránh gây tâm lý ức chế đối với giáo viên.<br />
2.5. Tăng cường chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học<br />
- Tổ chức, chỉ đạo thường xuyên các hoạt động thực hành đổi mới phương<br />
pháp dạy học trong năm học.<br />
a. Xác định trọng tâm chỉ đạo:<br />
Một là: Đổi mới cách xác định mục tiêu bài học: cần phải đảm bảo 2 yêu cầu:<br />
- Định lượng được mức độ, chuẩn mực kiến thức, kỹ năng và thái độ học<br />
sinh phải đạt được sau bài học, đồng thời lấy đó làm căn cứ để đánh giá kết quả bài<br />
học một cách khách quan.<br />
- Chú trọng mục tiêu xây dựng phương pháp học tập, đặc biệt là phương<br />
pháp tự học.<br />
Hai là: Đổi mới cách soạn giáo án trên cơ sở 3 định hướng sau:<br />
- Chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy sang hoạt động của trò.<br />
- Giáo án phải thực sự là một bản kế hoạch lên lớp trong đó mọi hoạt động<br />
đều được tính đến theo một quy trình hợp lý và có sự phối hợp chặt chẽ với các<br />
nguồn lực: người dạy, người học, sách giáo khoa, thiết bị dạy học...<br />
- Cần dự tính các phương án và cách thức có thể tiến hành để kiểm soát chất<br />
lượng làm việc của học sinh.<br />
Ba là: Tăng cường tổ chức cho học sinh hoạt động với hai hình thức, hoặc<br />
làm việc độc lập theo nhịp độ phân hoá cá nhân, hoặc làm việc theo nhóm; sử dụng<br />
triệt để các phiếu hoạt động học tập; tăng cường giao tiếp thầy trò kết hợp mở rộng<br />
giao tiếp trò - trò.<br />
Bốn là: Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong tiết học và đề kiểm tra.<br />
Những hoạt động đổi mới trên cần được Hiệu trưởng quán triệt đồng bộ đối<br />
với tất cả các giáo viên, ở tất cả các bộ môn. Tinh thần chỉ đạo chung là: trong mỗi<br />
tiết học bình thường, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo<br />
luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn trong quá trình lĩnh hội nội dung bài học.<br />
b. Lập kế hoạch tổ chức các hoạt động thực hành đổi mới phương pháp<br />
trong từng thời gian: Tuần, tháng, học kỳ, năm học (trên cơ sở kế hoạch chuyên<br />
môn của các tổ, nhóm chuyên môn và của nhà trường).<br />
c. Tổ chức thực hiện:<br />
- Chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn chú trọng tất cả các khâu trong quy trình<br />
hoạt động.<br />
13<br />
- Chỉ đạo điểm những giờ dạy học sinh phương pháp học tập, chú trọng<br />
hướng dẫn học sinh tự học trên lớp và ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên.<br />
- Tổ chức học tập, nghiên cứu, cải tiến cách thức kiểm tra kết quả học tập<br />
của học sinh theo định hướng đổi mới, sử dụng hợp lý hai hình thức kiểm tra tự<br />
luận và trắc nghiệm.<br />
- Tổ chức các đợt thao giảng, hội thi giáo viên giỏi các cấp theo tinh thần đổi mới<br />
phương pháp dạy học, thường xuyên mời các giáo viên giỏi trong cụm hoặc chuyên gia<br />
về dự giờ, trao đổi về phương pháp dạy học tích cực và nhất là kỹ thuật dạy học tích cực.<br />
- Đổi mới hoạt động của thư viện nhà trường và thiết bị dạy học, chú trọng<br />
chỉ đạo việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học, tăng cường các tiết học sử dụng bài<br />
giảng điện tử.<br />
- Tổ chức cho giáo viên tham quan, học tập các đơn vị có chất lượng dạy học<br />
tốt ở trong và ngoài tỉnh.<br />
- Nâng cao vai trò gương mẫu và năng lực chỉ đạo chuyên môn của hiệu<br />
trưỏng và đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường.<br />
- Cải tiến công tác đánh giá thi đua, khen thưởng.<br />
- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động đổi mới phương<br />
pháp dạy học.<br />
2.6. Tăng cường chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên<br />
2.6.1. Bồi dưỡng chuyên môn<br />
a. Bồi dưỡng thường xuyên:<br />
- Nhà trường có biện pháp tạo điều kiện để tất cả giáo viên tham gia đầy đủ<br />
các chương trình tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT<br />
tỉnh Lai Châu tổ chức.<br />
- Các tổ chuyên môn tham mưu để Ban giám hiệu chỉ đạo bộ phận thư viện<br />
nhà trường đặt mua các loại sách báo, tạp chí, tập san, sách tham khảo chuyên môn<br />
thuộc các bộ môn để giáo viên tham khảo.<br />
- Tổ chức các lớp học nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên. Giao<br />
cho tổ Toán-Tin tập huấn cho giáo viên áp dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo<br />
án điện tử và giảng dạy giáo án điện tử phục vụ cho đổi mới phương pháp dạy học.<br />
b. Bồi dưỡng theo chương trình học tập trung:<br />
- Nhà trường cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia các<br />
chương trình học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ như học chương trình<br />
đào tạo Thạc sĩ.<br />
<br />
<br />
14<br />
- Bên cạnh những chính sách ưu đãi khuyến khích người đi học của Nhà<br />
nước, nhà trường cần xây dựng trong qui chế chi tiêu nội bộ các khoản hỗ trợ thêm<br />
người đi học sao cho thiết thực, hợp lý góp phần động viên khuyến khích giáo viên<br />
tham gia các chương trình học nâng cao nói trên.<br />
- Ban giám hiệu cần làm gương là người tiên phong trong phong trào học bồi<br />
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.<br />
2.6.2. Bồi dưỡng nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo<br />
- Bên cạnh việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp thì việc bồi dưỡng lý luận<br />
chính trị cho giáo viên cũng rất cần phải quan tâm, chú trọng nhằm tạo ra sự<br />
nhận thức đúng đắn và khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi<br />
mới đất nước hiện nay. Những phẩm chất đó sẽ tạo nên sức mạnh, niềm tin, lý<br />
tưởng cho người giáo viên để từ đó thấm sâu vào từng bài giảng và truyền thụ<br />
đến từng học sinh.<br />
- Nhà trường tổ chức cho 100% giáo viên trong trường sinh hoạt chính trị<br />
theo chủ đề nhân các ngày lễ. Tổ chức cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia các<br />
lớp học bồi dưỡng chính trị; tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động: “Học tập và<br />
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương<br />
đạo đức, tự học và sáng tạo”…<br />
2.7. Tăng cường chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt- Học tốt”<br />
- Đối với giáo viên: Thi đua thực hiện nền nếp giảng dạy, thực hiện các đợt<br />
thao giảng và tham gia thi giáo viên giỏi các cấp.<br />
- Đối với học sinh: Thực hiện nền nếp học tập, sinh hoạt tập thể, thi đua xây<br />
dựng các tập thể học sinh tiên tiến, xuất sắc. Thi đua học tập đạt các danh hiệu học<br />
sinh giỏi các cấp hay các danh hiệu khác của đoàn thể trong nhà trường.<br />
Việc tổ chức phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” phải được tiến hành một<br />
cách có tổ chức, có kế hoạch, xác định mục đích yêu cầu, chỉ đạo phải sát sao và<br />
phải có sự kiểm tra đánh giá chống hình thức chủ nghĩa, bệnh thành tích.<br />
2.8. Tăng cường đầu tư và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất thiết bị dạy học<br />
Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để huy động nguồn lực đầu tư cho nhà<br />
trường. Tập trung đầu tư thiết bị dạy học, củng cố và xây dựng phòng thí nghiệm,<br />
thực hành, ứng dụng các phần mềm quản lý nhà trường, phần mềm hỗ trợ dạy học.<br />
Thực hiện quản lý tốt thiết bị dạy học theo quy định.<br />
3. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên, học sinh và các tổ<br />
chuyên môn<br />
3.1. Lập kế hoạch kiểm tra<br />
15<br />
- Ban Giám hiệu lập kế hoạch kiểm tra và công bố công khai các kế hoạch<br />
này ngay từ đầu năm học bao gồm: kế hoạch kiểm tra toàn năm học, từng học kỳ,<br />
hàng tháng và hàng tuần. Kế hoạch kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra<br />
toàn diện.<br />
- Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra gồm tổ trưởng chuyên<br />
môn, những giáo viên có uy tín và nghiệp vụ chuyên môn, đại diện cho các tổ chức<br />
trong nhà trường. Sau đó có sự phân công và phân cấp kiểm tra một cách cụ thể.<br />
3.2 Nội dung kiểm tra<br />
a. Kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên:<br />
Kiểm tra hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên:<br />
- Kiểm tra hồ sơ của giáo viên.<br />
- Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên:<br />
+ Chuẩn bị lên lớp của giáo viên: Đồ dùng dạy học, các thiết bị thực hành thí<br />
nghiệm, phương tiện hỗ trợ giảng dạy nếu nội dung bài giảng cần thiết.<br />
+ Giáo án tiết giảng mà giáo viên sẽ thực hiện trên lớp.<br />
+ Kiểm tra nhanh kết quả tiếp thu bài học của học sinh trên lớp sau giờ giảng<br />
của giáo viên.<br />
b. Kiểm tra toàn diện một giáo viên:<br />
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn như soạn giảng, dự giờ, chấm<br />
trả bài, việc tham dự các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn...<br />
- Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh.<br />
- Kiểm tra việc tham gia các hoạt động giáo dục khác như hoạt động hướng<br />
nghiệp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tuyên truyền phòng chống ma tuý, an<br />
toàn giao thông...về mặt ý thức, tác phong, thái độ của người giáo viên khi tham gia.<br />
Việc kiểm tra giáo viên nên tiến hành bằng nhiều hình thức phong phú như:<br />
Kiểm tra định kỳ; Kiểm tra đột xuất và nên diễn ra thường xuyên, liên tục để nâng<br />
cao ý thức chấp hành công tác chuyên môn của giáo viên.<br />
c. Kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn:<br />
- Kiểm tra công tác quản lý của các tổ chuyên môn.<br />
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của Tổ.<br />
- Kiểm tra chất lượng dạy học của các tổ chuyên môn thông qua kiểm tra<br />
kết quả dạy học đạt được của bộ môn theo từng học kỳ, so sánh, đối chiếu với<br />
kết quả chất lượng học sinh đựơc Ban giám hiệu giao cho tổ chuyên môn đầu<br />
học kỳ, có so sánh với các bộ môn trong nhà trường, so sánh các trường bạn, so<br />
sánh tỷ lệ chung của tỉnh.<br />
16<br />
- Ban Giám Hiệu dự một số cuộc họp của tổ chuyên môn, xem xét cách điều<br />
hành hoạt động của tổ từ đó đóng góp ý kiến và chỉ đạo để công tác sinh hoạt<br />
chuyên môn có hiệu quả thiết thực, tránh mang nặng tính hình thức.<br />
3.3. Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn<br />
- Đánh giá là khâu cuối cùng của công tác kiểm tra, do đó công tác kiểm tra<br />
và đánh giá phải được thực hiện đồng thời, là khâu đặc biệt quan trọng của chu<br />
trình quản lý.<br />
- Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, trung thực.<br />
- Dựa vào chuẩn giáo viên để đánh giá dựa trên nguồn minh chứng có được<br />
trong cả năm học.<br />
- Chú ý phối hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.<br />
3.4. Kiểm tra đánh giá học sinh: Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện<br />
đánh giá học sinh theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT, ngày 12/12/2011 của Bộ<br />
Giáo dục và Đào tạo.<br />
- Hình thức kiểm tra:<br />
+ Thông qua kiểm tra học kỳ và năm học.<br />
+ Qua các đợt khảo sát chất lượng.<br />
+ Qua các kỳ thi học sinh giỏi.<br />
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện tốt khâu kiểm tra, đánh giá kết quả<br />
học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức kĩ năng.<br />
- Chỉ đạo đổi mới ra đề kiểm tra theo hướng thiết kế ma trận đề.<br />
4. Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng, khuyến học, khuyến tài<br />
Bất cứ một nhà trường nào, để quản lý tốt, bên cạnh những biện pháp quản<br />
lý hành chính chặt Ban Giám hiệu còn cần phải chú trọng đến công tác thi đua khen<br />
thưởng để động viên kịp thời, đúng người, đúng việc, đúng lúc kết hợp với các giải<br />
pháp tâm lý đối với giáo viên.<br />
Tùy vào điều kiện kinh phí của nhà trường mà có chế độ khen thưởng<br />
thích hợp. Các thành tích của giáo viên trong công tác chuyên môn cần được<br />
khen thưởng là: đạt kết quả cao trong các đợt thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp<br />
tỉnh, giáo viên có học sinh dự thi và đạt học sinh giỏi cấp Tỉnh, cấp Quốc gia,<br />
giáo viên đạt giải trong các kỳ thi soạn giáo án điện tử, thi viết sáng kiến kinh<br />
nghiệm do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức, giáo viên áp dụng công nghệ thông<br />
tin trong giảng dạy có hiệu quả, giáo viên có phương pháp giảng dạy tốt. Công<br />
việc này cần phải thực hiện công khai trước tập thể sư phạm nhằm kích thích sự<br />
nỗ lực của các cá nhân khác.<br />
17<br />
Bên cạnh việc khen thưởng các giáo viên có thành tích cao trong việc nâng<br />
cao chất lượng chuyên môn, Ban Giám hiệu còn phải có những hình thức xử lý<br />
phù hợp đối với những giáo viên chưa đạt yêu cầu về chuyên môn cũng như chấp<br />
hành chưa tốt các nội quy, quy chế hoạt động của nhà trường…Đối với cán bộ,<br />
giáo viên vi phạm lần đầu người cán bộ quản lý nên gặp riêng người đó để tìm<br />
hiểu nguyên nhân, tâm tư nguyện vọng từ đó động viên khích lệ họ vượt qua<br />
những khó khăn vướng mắc nhất thời để vượt lên. Trong trường hợp bắt buộc<br />
phải xử lý thì việc xử lý các giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn phải nghiêm<br />
minh, công bằng và luôn tạo ra cơ hội cho họ khắc phục những nhược điểm để<br />
vươn lên tốt hơn. Đối với những giáo viên có trình độ chuyên môn cũng như<br />
phương pháp giảng dạy còn yếu thì giao cho tổ chuyên môn có trách nhiệm theo<br />
dõi, giúp đỡ để cùng tiến bộ.<br />
Một trong những giải pháp để làm tốt công tác khen thưởng và kỷ luật trong<br />
nhà trường là phải tổ chức thực hiện sao cho thật khoa học, công bằng, dân chủ và<br />
chính xác.<br />
Ngoài ra, Ban giám hiệu còn cần phải quan tâm đến việc xây dựng quỹ khuyến<br />
học, khuyến tài thông qua huy động các nguồn lực ủng hộ từ xã hội hoá giáo dục.<br />
Mỗi học kỳ hoặc cuối năm học tổ chức trao quỹ học bổng cho học sinh nghèo vượt<br />
khó, học sinh mồ côi hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn…đạt thành tích cao<br />
trong học tập. Đây cũng chính là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - học của<br />
thầy và trò trong nhà trường.<br />
Bên cạnh đó, Ban giám hiệu cũng cần phải động viên tinh thần chủ động tích<br />
cực, tự giác của mọi cán bộ giáo viên trong trường, tạo ra bầu không khí cởi mở,<br />
đoàn kết, tin cậy lẫn nhau, cùng giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. Theo tôi có thể<br />
tiến hành một số hình thức như sau:<br />
- Tổ chức tốt các ngày kỷ niệm, ngày lễ trong năm.<br />
- Xây dựng quỹ phúc lợi của nhà trường nhằm tổ chức những hoạt động vui<br />
chơi, giải trí như đi du lịch, nghỉ mát vào các ngày lễ, hè nhằm gắn kết hơn nữa tình<br />
đồng nghiệp giữa các giáo viên trong tập thể sư phạm.<br />
- Thực hiện tốt chương trình phối hợp với Công đoàn; Tìm hiểu tâm tư<br />
nguyện vọng của cán bộ giáo viên, lắng nghe ý kiến, tin tưởng vào khả năng của họ<br />
và giao việc phù hợp nhằm khơi dậy tiềm năng của giáo viên; Quan tâm động viên,<br />
giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc éo le.<br />
- Tạo môi trường làm việc dân chủ, thoải mái, vui vẻ trong tập thể sư phạm là<br />
việc rất quan trọng để người giáo viên phát huy hết tinh thần trách nhiệm, không e<br />
18<br />
dè trong việc trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau, sẵn sàng đem hết tài năng của<br />
mình cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và như vậy họ sẽ góp phần đưa chất lượng<br />
dạy học của nhà trường được nâng lên.<br />
Chương IV: HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Qua việc nghiên cứu về công tác quản lý trong hoạt động chuyên môn nhằm<br />
nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Sau gần một năm áp dụng, tôi thấy:<br />
- Tập thể sư phạm của nhà trường hầu hết có tinh thần tự giác chấp hành tốt<br />
các qui định chuyên môn của trường, của ngành đề ra.<br />
- Về chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên đạt kết quả nhất định: có phẩm<br />
chất đạo đức tốt, đa số có tinh thần trách nhiệm trong dạy học và giáo dục học sinh.<br />
- Công tác quản lý chuyên môn đã có những chuyển biến nhất định nên chất<br />
lượng dạy học và giáo dục học sinh có kết quả cao hơn so với những năm học<br />
trước. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đã chú ý tham gia vào việc đổi mới<br />
phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng<br />
tạo của học sinh.<br />
- Nền nếp dạy học có sự tiến bộ: Công tác sinh hoạt chuyên môn của các tổ<br />
chuyên môn được duy trì theo định kỳ nhằm triển khai kịp thời các nhiệm vụ<br />
chuyên môn của cấp trên và nhà trường.<br />
- Kết quả cụ thể của nhà trường trong năm học 2012-2013 như sau:<br />
+ Về giáo viên:<br />
Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên cụ thể như sau:<br />
<br />
Chuyên môn<br />
Đạo đức Xếp loại giáo viên<br />
Năm học nghiệp vụ<br />
Tốt Khá TB Kém Tốt Khá TB Kém XS Khá TB Kém<br />
2010-2011 39 5 14 21 9 14 21 9<br />
2011-2012 41 6 15 25 7 15 25 7<br />
2012-2013 43 17 26 17 26<br />
<br />
100% giáo viên được xếp loại đạo đức khá tốt, tăng 12.77%; 100% giáo viên<br />
được xếp loại hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tăng 12.2% so với năm<br />
học 2011-2012.<br />
Số lượng giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường: 23 đ/c, tăng 05 đ/c so<br />
với năm học 2011-2012.<br />
Số lượng giáo viên đi học thạc sỹ: 01; đi học nâng cao trình độ chuyên môn<br />
nghiệp vụ, lý luận Chính trị trong năm 2013: 02 đ/c.<br />
<br />
19<br />
Phong trào viết sáng kiến kinh nghiệm đã được nhiều giáo viên quan tâm kể<br />
cả những đồng chí không đăng ký danh hiệu chiến sỹ thi đua, cụ thể: trong năm học<br />
2012-2013 có 21 đồng chí tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, tăng 12 đồng chí<br />
so với năm học 2011-2012.<br />
+ Về học sinh:<br />
Kết quả xếp loại về Học lực của học sinh cụ thể như sau:<br />
Ghi<br />
Năm học Giỏi Khá TB Yếu Kém<br />
chú<br />
2010-2011 7=1.1% 104=16.8% 343=55.5% 147=23.8% 17=2.8%<br />
2011-2012 15=2.6% 199=34.3% 323=55.7% 42=7.3% 1=0.1%<br />
2012-2013 17=3.2% 211=40.2% 278=53% 19=3.6% 0%<br />
<br />
- Tỉ lệ học sinh có học lực khá giỏi tăng 6.5%, học sinh có học lực yếu giảm<br />
3.8% (không có học sinh có học lực kém) so với năm học 2011-2012. Trường đủ điều<br />
kiện được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.<br />
Tỷ lệ học sinh giỏi cấp Tỉnh năm 2012-2013 là: 07 học sinh, tăng cả về số<br />
lượng (01 học sinh) và chất lượng tăng 02 giải 3 so với năm học 2011-2012.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Phần thứ ba: KẾT LUẬN<br />
<br />
<br />
1. Bài học kinh nghiệm<br />
Để đưa đất nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công<br />
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp.<br />
Đảng ta đã nêu ra phương châm cho sự phát triển giáo dục: “Giáo dục là quốc sách hàng<br />
đầu” nhằm đào tạo ra những con người giàu tri thức, giàu tiềm năng, nhiệt huyết có đủ khả<br />
năng gánh vác trọng trách quốc gia đưa nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm<br />
châu theo như mong ước của Bác Hồ kính yêu. Để góp phần đào tạo ra những con người<br />
như thế mỗi nhà trường phải coi trách nhiệm: nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ<br />
giáo viên là một nhiệm vụ trọng yếu, mà việc nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên phụ<br />
thuộc khá nhiều vào công tác quản lý chuyên môn của lãnh đạo nhà trường.<br />
Người cán bộ quản lý phải biết tổ chức lao động một cách khoa học, biết phân<br />
tích việc sử dụng thời gian làm việc; xác lập thời gian hợp lý, thực hiện tốt phân<br />
công, giao trách nhiệm cho cán bộ dưới quyền, biết xây dựng phong cách quản lý cụ<br />
thể thích hợp. Biết áp dụng các phương pháp khoa học trong quản lý và không ngừng<br />
nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, người cán bộ quản lý còn cần phải đổi mới<br />
tư duy lãnh đạo, phối kết hợp và vận dụng có hiệu quả các phương pháp quản lý tổ<br />
chức hành chính, phưong pháp tâm lý và kể cả phương pháp kinh tế trong quá trình<br />
quản lý. Nhà quản lý cần tăng cường xây dựng nền nếp, kỉ cương, tinh thần trách<br />
nhiệm trong quản lý. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhân sự,<br />
quản lý chuyên môn để góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.<br />
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm<br />
Giúp cho người quản lý có những định hướng và giải pháp đúng đắn, sâu<br />
sắc, triệt để trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường THPT.<br />
Phát huy được tinh thần hăng say, sáng tạo của người giáo viên trong công<br />
tác giảng dạy và tinh thần chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình học tập.<br />
Qua đó tăng cường sự thân thiện và hiểu biết lẫn nhau giữa thầy và trò nhằm khơi<br />
gợi phát huy được sở trường, năng khiếu học tập của mỗi học sinh đồng thời nâng<br />
cao tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề đối với mỗi thầy cô giáo.<br />
Đề tài còn góp phần thiết thực trong phong trào “Xây dựng trường học thân<br />
thiện học sinh tích cực” trong mỗi nhà trường.<br />
3. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của SKKN<br />
Kết quả sáng kiến kinh nghiệm của tôi mới chỉ tiến hành trong phạm vi nhỏ<br />
hẹp là ở nhà trường THPT Than Uyên nên những vấn đề đã nêu chưa thể đầy đủ<br />
21<br />
toàn diện. Nhưng với Lai Châu chúng ta, tôi cho rằng sáng kiến kinh nghiệm nhỏ<br />
này có thể áp dụng được ở một số đơn vị trong cụm trường Than Uyên. Tuy nhiên<br />
trong quá trình thực hiện đòi hỏi người dùng phải có sự điều chỉnh hợp lí sao cho<br />
phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng đơn vị.<br />
4. Kiến nghị, đề xuất với Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Lai Châu<br />
- Hàng năm nên mở các đợt tập huấn về công tác quản lý chuyên môn.<br />
- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất tốt nhất để góp phần tạo điều kiện thuận<br />
lợi nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, đặc biệt các giờ thực hành.<br />
- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động chuyên môn để giúp<br />
đỡ tư vấn cho các nhà trường.<br />
<br />
<br />
Than Uyên, ngày 25 tháng 5 năm 2013<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạ Thị Thanh Huyền<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
1. Báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011, năm học 2011 - 2012 và kế hoạch<br />
nhiệm vụ và kết quả thực hiện trong năm học 2012-2013 trường THPT Than Uyên.<br />
2. Chiến lược phát triển giáo dục 2009 - 2020.<br />
3. Chỉ thị số 2737/CT-BGDĐT, của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ<br />
trọng tâm của giáo dục - đào tạo năm học 2012-2013.<br />
4. Chỉ thị số 40 -CT/TW của ban bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất<br />
lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.<br />
5. Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường<br />
phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-<br />
BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).<br />
6. Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.<br />
7. Hướng dẫn số 607/SGDĐT-GDTrH, của Sở Giáo dục và Đào tạo Lai<br />
Châu về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2012 - 2013.<br />
8. Luật Giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia, H