Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
Tôi rất tâm đắc một câu nói: “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến <br />
thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa tâm hồn” (Uyliam <br />
Batơdit). “Ngọn lửa tâm hồn” ở đây chính là niềm đam mê học tập, sự thích thú <br />
tìm tòi kiến thức, sự hăng say, tích cực khi được đến trường. Hiểu được điều <br />
này, tôi nhận thấy vai trò của bản thân là rất quan trong việc truyền niềm đam <br />
mê hứng thú học tập cho học sinh.<br />
Năm học 2014 – 2015 là năm thứ 4 trường tôi thực hiện dạy và học theo <br />
Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN). Cũng như hầu hết các thầy cô giáo <br />
khác, trong những năm học qua tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước hoàn thiện <br />
các phương pháp dạy học hiệu quả nhất. Phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ là <br />
con đường giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, phát huy trí lực <br />
của người học, mỗi môn học đều phải có một phương pháp giảng dạy phù hợp <br />
và phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện và đây cũng chính là một trong những <br />
yếu tố, động lực không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học <br />
sinh hiện nay.<br />
̣ ̣<br />
Măt khac, hiên nay ph<br />
́ ương phap day hoc truyên thông “Th<br />
́ ̣ ̣ ̀ ́ ầy đọc – Trò <br />
̣ ̣ ́ ưng đ<br />
chép” thu đông không đap ́ ược lôi t<br />
́ ư duy sang tao, năng đông va tich c<br />
́ ̣ ̣ ̀ ́ ực <br />
̉ ̣<br />
cua hoc sinh. Dù có bắt học sinh ngồi ngay ngắn nhưng nếu không thích thú, các <br />
em không thể học tốt được. Nhiệm vụ đặt ra cho giáo viên lúc này không phải là <br />
sẽ giảng bài như thế nào cho hay, truyền đạt kiến thức như thế nào cho học sinh <br />
hiểu nhanh nhất. Mà nhiệm vụ quan trọng của giáo viên lúc này sẽ là hướng dẫn <br />
học sinh như thế nào để các em tự khám phá, chiếm lĩnh kiến thức hiệu quả <br />
nhất. Làm sao khơi dậy được hứng thú, đam mê trong học tập cho các em. Để <br />
mỗi tiết học diễn ra thực sự nhẹ nhàng, sinh động. Học sinh tiếp thu kiến thức <br />
một cách tự nhiên, không ép buộc nặng nề.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 1 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu đưa ra <br />
những biện pháp cần thiết để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh <br />
tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Đó chính là lí do tôi <br />
chọn đề tài nghiên cứu là: Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, <br />
tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 trong mô hình trường học mới <br />
VNEN.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a. Mục tiêu<br />
Phát huy tính chủ động, tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh trong <br />
quá trình học.<br />
Hình thành một số kĩ năng cơ bản cho học sinh như: Tự học, giao tiếp và <br />
hợp tác, điều hành nhóm,…<br />
Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học theo mô hình trường <br />
học mới VNEN.<br />
b. Nhiệm vụ<br />
Để thực hiện được mục tiêu trên, tôi phải thực hiện các nhiệm vụ sau:<br />
Tìm ra giải pháp để sử dụng hiệu quả các công cụ học tập trong mô hình <br />
trường học mới VNEN nhằm tạo hứng thú cho học sinh.<br />
Tìm ra các hình thức tổ chức dạy học tích cực phù hợp với từng dạng <br />
bài, với từng đối tượng học sinh của mình.<br />
Tìm ra các cách làm để phát huy tính tự giác, tích cực cho học sinh trong <br />
quá trình học, phát huy vai trò của Hội đồng tự quản. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các biện pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học <br />
tập cho học sinh lớp 4 theo mô hình VNEN.<br />
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 2 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Giới hạn: Nghiên cứu các biện pháp dạy học để phát huy tính tích cực, <br />
tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4.<br />
Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 4D, trường Tiểu học Lý Tự Trọng, <br />
năm học 2014 2015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Trong đề tài này tôi sử dụng linh hoạt các phương pháp sau:<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp<br />
Phương pháp thực hành, thực nghiệm<br />
Phương pháp so sánh đối chiếu.<br />
Phương pháp quan sát<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lí luận.<br />
Tại Hội nghị Trung ương VI – Khóa IX, Đảng ta nhấn mạnh: “Phải tập <br />
trung vào nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì giáo dục tạo ra nguồn <br />
lực con người có chất lượng phát triển toàn diện mới đảm bảo cho mục tiêu <br />
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. <br />
Đảng ta cũng xác định: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. <br />
Đi lên bằng giáo dục giờ đã trở thành chân lí của thời đại. Trong hệ thống giáo <br />
dục quốc dân, tiểu học là cấp học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó là cấp <br />
học nền tảng cơ bản nhất tác động đến toàn xã hội. Do vậy, quán triệt Nghị <br />
quyết Trung ương II của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ giáo dục và Đào <br />
tạo đã chỉ thị rõ nhiệm vụ cụ thể cho các ngành học, cấp học. Với quan điểm <br />
như trên, giáo dục nước ta đang trên bước đường đổi mới toàn diện và sâu sắc. <br />
Chính vì vậy, Mô hình trường học mới VNEN được đưa vào thí điểm dạy <br />
học trong một số trường tiểu học của cả nước. Mô hình trường học mới VNEN <br />
dựa trên kết quả và thành tựu đổi mới Giáo dục Quốc tế. Vận dụng cách làm <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 3 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
của Giáo dục Colombia một cách sáng tạo, phù hợp với mục tiêu và đặc điểm <br />
của Giáo dục Việt Nam.<br />
Mô hình này đã tăng cường sự tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa <br />
học sinh với học sinh. Tạo không khí học tập nhẹ nhàng, thân thiện. Học sinh <br />
học không thụ động mà bắt buộc phải trao đổi hợp tác với bạn bè, thầy cô, tự <br />
tìm tòi khám phá để chiếm lĩnh kiến thức mới trong quá trình học tập.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn<br />
* Thuận lợi<br />
Mô hình VNEN khi áp dụng tại trường tôi được rất nhiều sự quan tâm, <br />
hỗ trợ của cộng đồng; sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường, của <br />
Phòng giáo dục và đào tạo. Đặc biệt được sự quan tâm, ủng hộ của cha mẹ học <br />
sinh.<br />
Trường Tiểu học Lý Tự Trọng là trường chuẩn quốc gia có các thiết bị, <br />
đồ dùng phục vụ cho dạy học tương đối đầy đủ, môi trường học tập thân thiện <br />
với học sinh.<br />
Đa số học sinh được nhà trường cũng như cha mẹ học sinh quan tâm tạo <br />
mọi điều kiện thuận lợi nhất để học tập tốt như việc mua sắm sách vở, giấy <br />
bút, đồ dùng,… đầy đủ. Mặt khác, các em ngoan ngoãn, biết nghe lời thầy cô và <br />
biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.<br />
Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, có trình độ chuyên môn, có năng lực. <br />
Đa số giáo viên đều nhiệt tình, hăng say với công việc, có tinh thần trách nhiệm <br />
cao, luôn tìm tòi sáng tạo những cái hay, cái mới áp dụng vào dạy học để không <br />
ngừng nâng cao chất lượng dạy và học. <br />
Sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin tạo ra nhiều ứng dụng <br />
tiện lợi để giáo viên áp dụng vào thực tế dạy học đem lại hiệu quả cao.<br />
* Khó khăn<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 4 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Bên cạnh những thuận lợi trên, khi thực hiện đề tài này tôi gặp phải một <br />
số khó khăn như sau: <br />
Về diện tích phòng học thiết kế theo chuẩn diện tích lớp học hiện hành <br />
nên khi sắp sếp bàn ghế theo mô hình VNEN thì không gian lớp học chật chội <br />
chưa thoải mái để học sinh và giáo viên di chuyển; chưa có không gian để tổ <br />
chức các trò chơi vận động, trò chơi tập thể trong lớp học. <br />
Đồ dùng dạy học thì nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử <br />
dụng do nhiều đồ dùng không phù hợp với thực tế dạy học.<br />
Vẫn còn thiếu một số phòng học chức năng cho học sinh như phòng thí <br />
nghiệm, dụng cụ thí nghiệm dùng cho môn Khoa học, Tự nhiên xã hội…<br />
Ngoài ra một số học sinh có hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, con em <br />
đồng bào dân tộc thiểu số luôn thiếu sự quan tâm của gia đình tới việc học, mua <br />
sắm đồ dùng, sách vở chưa đầy đủ. Điều này cũng gây ra khó khăn cho giáo viên <br />
và học sinh khi dạy và học.<br />
Cuối cùng khó khăn lớn nhất tôi gặp phải đó là một số học sinh có thái <br />
độ học tập thờ ơ, chưa tích cực. Nhiều em nhút nhát, chưa mạnh dạn khi tham <br />
gia các hoạt động học tập. <br />
2. 2. Thành công, hạn chế<br />
* Thành công<br />
Thời gian áp dụng mô hình VNEN vào trường tôi đã là năm thứ 4 nên <br />
giáo viên và học sinh đã tương đối thành thạo với cách dạy – cách học; Nhận <br />
thức của cha mẹ học sinh về hiệu quả của mô hình này cũng được nâng lên rõ <br />
rệt.<br />
Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, các hoạt <br />
động chuyên môn bổ ích nên giáo viên được chia sẻ, rút kinh nghiệm và học hỏi <br />
lẫn nhau. Từ đó có những hình thức, phương pháp dạy học mới được áp dụng có <br />
hiệu quả vào thực tế.<br />
* Hạn chế<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 5 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Chất lượng giáo dục trong lớp không đồng đều, có những học sinh tiếp <br />
thu bài nhanh, có nhiều học sinh khả năng tư duy và khả năng tiếp thu chậm, đòi <br />
hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian cho những học sinh này, làm gián đoạn <br />
hoạt động của cả lớp. <br />
Việc đầu tư chuẩn bị đồ dùng dạy học, hay nghiên cứu tìm tòi những <br />
cách dạy hay thường mất nhiều thời gian công sức nên được ít giáo viên chú <br />
trọng quan tâm.<br />
2. 3. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
Mô hình VNEN phù hợp với khả năng nhận thức và kích thích được tâm <br />
lí ưa thích khám phá, tìm tòi của lứa tuổi học sinh tiểu học.<br />
Mối quan hệ gần gũi, trao đổi thông tin qua lại giữa thầy – trò, bạn – <br />
bạn giúp cho các hoạt động học diễn ra thoải mái, tự nhiên và nhẹ nhàng.<br />
Học sinh được bày tỏ ý kiến của cá nhân, mạnh dạn trong giao tiếp. Từ <br />
đó, giúp giáo viên hiểu và nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của từng học <br />
sinh để có biện pháp khắc phục kịp thời.<br />
Mối quan hệ giữa Học sinh – Nhà trường – Gia đình – Cộng đồng trở <br />
nên khăng khít hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Mặt yếu <br />
Việc trang trí lớp học mất nhiều thời gian và công phu; một số công cụ <br />
học tập chỉ mang tính hình thức, giáo viên – học sinh chưa sử dụng hết hiệu quả <br />
của những công cụ học tập đó.<br />
Việc đầu tư rèn luyện kĩ năng cho Hội đồng tự quản của lớp, các nhóm <br />
trưởng mất nhiều công sức nên không phải giáo viên nào cũng chú trọng vào <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 6 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
việc này. Do vậy, Hội đồng tự quản của nhiều lớp vẫn chưa phát huy được vai <br />
trò và nhiệm vụ của mình, cho dù các em có tố chất.<br />
Kĩ năng quản lí hoạt động học, giao nhiệm vụ của giáo viên, Hội đồng <br />
tự quản không tốt sẽ dẫn đến tình trạng học sinh ngồi chơi, không làm việc <br />
trong các tiết học.<br />
2. 4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động gây ra thực trạng<br />
Bên cạnh những thuận lợi và thành công mà mô hình này mang lại vẫn còn <br />
tồn tại những hạn chế, yếu kém. Theo tôi là do những nguyên nhân cơ bản sau:<br />
* Về phía học sinh<br />
Do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi nên các em còn ham chơi; một số em lại <br />
quá nhút nhát, chưa dám thắc mắc với thầy cô giáo khi không hiểu bài.<br />
Ý thức tự giác học tập của nhiều học sinh chưa cao: Thờ ơ với các giờ <br />
học trên lớp, không thực hiện các Hoạt động ứng dụng khi ở nhà.<br />
Cảm thấy mặc cảm, tự ti khi hoàn thành chưa tốt các nhiệm vụ học tập, <br />
lâu dần thành thói quen im lặng, không mạnh dạn khi hoạt động.<br />
* Về phía giáo viên<br />
Một số giáo viên chưa xác định rõ tác dụng của công cụ lớp học, cho nên <br />
trong quá trình dạy học còn xem nhẹ cộng cụ lớp học. Dạy xong bài, xong chủ <br />
đề là thôi, không dùng công cụ lớp học để cho học sinh củng cố kiến thức và <br />
thể hiện năng lực của mình.<br />
Giáo viên chưa khai thác được vốn sống, vốn kinh nghiệm, vốn kiến <br />
thức có sẵn của học sinh trong quá trình dạy học.<br />
Vận dụng các phương pháp dạy học cũng như hình thức dạy học chưa <br />
phù hợp, chưa khơi dậy được tính tích cực, hứng thú học tập của học sinh với lí <br />
do nói ít hoặc không giảng bài thì học sinh không hiểu.<br />
Một số giáo viên chưa đầu tư chuẩn bị bài chu đáo nên chưa nắm chắc <br />
những những yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Viêc dạy học còn dàn trải, <br />
còn nâng cao kiến thức một cách tùy tiện.<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 7 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Một số giáo viên chưa thực sự chú ý đúng mức đến từng đối tượng học <br />
sinh nhất là học sinh tiếp thu bài chậm. Bên cạnh đó, chưa theo dõi sát sao và xử <br />
lý kịp thời các biểu hiện lười học của học sinh.<br />
Một số giáo viên ngại chuẩn bị đồ dùng, thiết kế trò chơi khi dạy học vì <br />
vừa tốn kém vừa mất nhiều thời gian. <br />
* Về phía gia đình học sinh<br />
Bên cạnh đó, một nguyên nhân không nhỏ có ảnh hưởng sự tích cực, <br />
hứng thú trong học tập cho học sinh là do một số phụ huynh thiếu quan tâm sát <br />
sao đến việc học của các con; chưa động viên, khuyến khích các con kịp thời.<br />
Một số học sinh hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên thiếu sách vở, đồ dùng <br />
phục vụ cho việc học. Nhiều học sinh cả bố mẹ đi làm ăn xa để mặc các em ở <br />
nhà với ông bà hoặc anh chị nên thiếu sự quan tâm yêu thương, các em thiếu tự <br />
tin, chán nản và học hành sa sút…<br />
* Nguyên nhân khác<br />
Thời gian học tập của học sinh Tiểu học tương đối nhiều 9 buổi/ tuần, <br />
khối lượng nội dung kiến thức lớn với nhiều môn học nên thời gian vui chơi của <br />
các em không nhiều. Điều này làm cho các em cảm thấy việc học nặng nề và <br />
mệt mỏi.<br />
Do một số học sinh là người dân tộc thiểu số nên vốn tiếng Việt chưa <br />
thành thạo ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu và giao tiếp với bạn bè và thầy cô, <br />
tạo ra tâm lí thiếu tự tin. Chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến kết quả học <br />
tập của học sinh.<br />
Trên đây là những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng học sinh chưa <br />
chủ động, tích cực khi tham gia các hoạt động học tập, việc học vẫn chưa phải <br />
là niềm vui đối với các em như câu khẩu hiệu: “Mỗi ngày đến trường là một <br />
ngày vui”.<br />
2. 5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 8 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Địa bàn của trường đóng thuộc vùng nông thôn, nguồn thu nhập chủ yếu <br />
của người dân từ nông nghiệp, một số ít buôn bán nhỏ, đời sống kinh tế vẫn <br />
trong tình trạng gặp nhiều khó khăn, trình độ văn hóa, nhận thức của nhân dân <br />
không đồng đều, nhiều phụ huynh vẫn chưa thực sự chú trọng quan tâm đến <br />
việc học của con cái. <br />
Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học trong hệ thống giáo <br />
dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng. Đặc biệt, khi chúng ta tiến hành <br />
đổi mới chương trình và sách giáo khoa thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy <br />
học đã trở thành một yêu cầu cấp thiết. Phong trào đổi mới phương pháp dạy <br />
học đã diễn ra rộng khắp trong ngành giáo dục toàn quốc. Tuy nhiên việc đổi <br />
mới phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới đang thử nghiệm chưa <br />
được thực hiện một cách đồng bộ ở các trường học, cấp học, các vùng miền <br />
trong cả nước. <br />
Môi trường giáo dục nhà trường đảm bảo, dân chủ, thân thiện, đổi mới <br />
các hoạt động giáo dục, đủ các điều kiện cho việc triển khai chủ trương thực <br />
hiện việc làm đổi mới của nhà trường.<br />
Nhà trường đã chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự <br />
học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm <br />
đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên môn ở tổ, trường, cụm. Giáo viên hướng dẫn <br />
học sinh sử dụng tài liệu Hướng dẫn học để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho <br />
học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá <br />
trình học tập mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi <br />
cần thiết.<br />
Trong thực tế vẫn còn có hiện tượng giáo viên chưa thực sự đổi mới <br />
phương pháp dạy học, họ chỉ cố gắng để học sinh ghi nhớ bài học một cách <br />
máy móc, thậm chí áp đặt một cách cứng nhắc. Kiểu dạy học phổ biến trong <br />
nhiều môn học hiện nay vẫn là giáo viên truyền thụ những nội dung được trình <br />
bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và ghi nhớ một cách thụ động. <br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 9 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Một số giáo viên còn lúng túng khi thực hiện dạy học theo phương pháp <br />
dạy học tích cực. Họ chưa thấy hết tầm quan trọng của việc rèn cho học sinh <br />
phương pháp tự học và học theo nhóm. Vì vậy có những bài tập có liên quan đến <br />
kiến thức mới họ còn làm thay cho học sinh vì họ sợ học sinh không hiểu bài. <br />
Thói quen trước đây giáo viên giảng giải, thuyết trình vẫn còn. Với cách dạy <br />
như trên không rèn được cho học sinh thói quen tự học và học theo nhóm, các em <br />
luôn có thói quen chờ đợi, không tự mình suy nghĩ, tìm tòi để phát hiện ra kiến <br />
thức mới.<br />
Một số nhóm trưởng chưa mạnh dạn tự tin để lãnh đạo nhóm mình hoạt <br />
động.<br />
Đầu năm học 2014 2015, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 4D gồm <br />
30 học sinh, trong đó có cả học sinh dân tộc thiểu số. Bước vào đầu năm học, tôi <br />
tiến hành khảo sát chất lượng để phân loại đối tượng học sinh. Chất lượng <br />
khảo sát đầu năm chính là cơ sở để giáo viên có những tác động phù hợp trong <br />
quá trình dạy học nhằm nâng cao chất lượng về sau.<br />
Kết quả khảo sát môn Toán và Tiếng Việt như sau: <br />
<br />
Tổng Điểm dưới 5 Điểm 5, 6 Điểm 7, 8 Điểm 9, 10<br />
số HS SL % SL % SL % SL %<br />
30 8 26.6 14 46.6 5 16.6 3 10.2<br />
<br />
Chất lượng khảo sát đầu năm rất thấp. Qua một thời gian hè vui chơi, các <br />
em phần nào đã quên đi kiến thức của lớp 3. Trước thực trạng này, tôi nhận <br />
thấy mình cần phải có những việc làm cụ thể để cải thiện chất lượng và nâng <br />
cao ý thức học tập của học sinh. <br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3. 1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Tôi đưa ra các biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 10 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Đầu tư vào việc trang trí lớp học, sử dụng có hiệu quả các công cụ học <br />
tập nhằm tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết dạy.<br />
Phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản và nhóm trưởng tạo ra môi <br />
trường học tập sôi nổi, thoải mái.<br />
Đầu tư nội dung và hình thức cũng như phương pháp dạy học theo <br />
hướng tích cực trong các tiết dạy nhằm kích thích hứng thú học tập cho học <br />
sinh.<br />
<br />
<br />
3. 2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp, giải pháp<br />
a. Sử dụng có hiệu quả các công cụ học tập nhằm phát huy tính chủ <br />
động, tích cực của học sinh<br />
Đầu năm học mỗi giáo viên dạy mô hình VNEN đều tiến hành trang trí lớp <br />
học một cách công phu và tương đối đầy đủ các công cụ học tập trong lớp. <br />
Nhưng phần lớn các công cụ đó là để “trang trí” chứ chưa phát huy được hiệu <br />
quả trong quá trình dạy học. Tôi mạnh dạn nêu ra cách sử dụng của mình đối <br />
với từng công cụ để mọi người tham khảo.<br />
Sau khi thành lập Hội đồng tự quản lớp học xong, tôi tiến hành tập huấn <br />
một buổi giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng công cụ lớp học cho mỗi học <br />
sinh đều hiểu: Trong mô hình trường học mới cần phải có công cụ lớp học và <br />
công cụ lớp học là Góc học tập: Góc Tiếng Việt, Góc Toán, Góc Khoa học <br />
Lịch sử Địa lí; Góc cộng đồng; Góc thư viện; Góc thiên nhiên; Góc sinh nhật; <br />
Sơ đồ cộng đồng; Hộp thư bạn bè….<br />
Hộp thư bè bạn: Là chiếc cầu nối để các em có thể trao đổi thông tin <br />
về học tập, về những điều chưa biết, những dòng cảm xúc, suy nghĩ. Góc nhỏ <br />
ấy luôn là nơi tạo nên hiệu ứng sôi nổi tới các em học sinh. Sau mỗi tiết học, <br />
những lá thư với dòng chữ còn hơi nguệch ngoạc nhưng chất chứa bao tình cảm <br />
sâu lắng, những mảnh giấy nhỏ bé, rồi cả hình vẽ ngộ nghĩnh đáng yêu về bạn <br />
bè trong lớp được gửi vào những phong thư nhỏ. <br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 11 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Sau những tiết học hay buổi học, tôi lại cho các em viết suy nghĩ của mình <br />
và bỏ vào hộp thư. Chính vì được chia sẻ mà các em thấy yêu thương nhau, hiểu <br />
nhau hơn. Cô cũng hiểu trò hơn.<br />
Hộp thư bè bạn còn được tôi sử dụng vào dạy bài văn viết thư. Sau các bài <br />
học về cách viết một bức thư. Tôi cho học sinh thực hành viết một bức thư nói <br />
về mơ ước của em với bạn thân của mình. Sau khi viết xong, tôi yêu cầu các em <br />
bỏ vào phong bì ghi tên bạn, tiếp đến bạn sẽ lấy bức thư đó đọc cho các bạn <br />
trong lớp nghe. Các em rất thích thú với những hoạt động như thế. <br />
Sơ đồ cộng đồng: Ngay từ đầu năm học, khi được nhận lớp chủ <br />
nhiệm, tôi đã tìm hiểu về nơi ở của học sinh. Trong buổi sinh hoạt lớp đầu tiên, <br />
tôi cùng với học sinh bắt tay vào thiết kế sơ đồ. Chính các em tự tay làm những <br />
ngôi nhà của mình bằng giấy màu viết tên lên và dán vào sơ đồ. Điều này tạo <br />
cho các em một niềm hứng thú mới, đó là giới thiệu về vị trí của nhà mình, bạn <br />
ở gần nhà mình cho cả lớp biết. <br />
Khi dạy những bài về địa phương, tôi lại có cơ sở để hướng dẫn cho các <br />
em một cách cụ thể như vị trí của nhà sinh hoạt cộng đồng các thôn, nhà cộng <br />
đồng của Buôn Rung dựa trên sơ đồ đó. Hay khi trong lớp có bạn bị ốm, các em <br />
nhìn vào sơ để biết được vị trí nhà của bạn để đến động viên, thăm hỏi bạn. <br />
Chính điều này tạo ra mối liên kết giữa các thành viên trong lớp tôi trở nên khăng <br />
khít hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 12 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sơ đồ cộng đồng lớp 4D Trường Tiểu học Lý Tự Trọng<br />
<br />
<br />
Góc cộng đồng: Là nơi để tôi và học sinh sưu tầm, giới thiệu về văn <br />
hóa lịch sử của địa phương, dân tộc, các tác phẩm thơ ca hò vè, trò chơi dân <br />
gian….Các sản phẩm của địa phương làm ra theo chủ điểm, mạch kiến thức của <br />
các môn học như hạt lúa, hạt cà phê, hạt tiêu, hay các nhạc cụ đân tộc như đàn <br />
Tơ –rưng, đàn đá, sáo trúc, …. Chính hoạt động này kích thích các em hứng thú <br />
tìm tòi, sưu tầm, giới thiệu và qua đó cũng sẽ giúp các em thêm yêu văn hóa, lịch <br />
sử truyền thống một cách tự nhiên, bền vững.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 13 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Góc cộng đồng lớp 4D<br />
Ví dụ: Khi học bài “Tây Nguyên” – Môn Địa lí. Tôi yêu cầu học sinh về <br />
sưu tầm các nông sản của địa phương mình có. Hôm sau mỗi học mang một loại <br />
nông sản đến lớp như: đậu đen, đậu xanh, lạc, lúa, ngô, ca cao, cà phê, tiêu, <br />
điều,… Thông qua hoạt động này, tôi nhận thấy ý thức của học sinh về trách <br />
nhiệm của bản thân trong việc giới thiệu các sản phẩm của địa phương mình <br />
được nâng lên rõ rệt.<br />
Thông qua Góc cộng đồng, tôi lồng ghép những bài học liên quan đến <br />
những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nhất là nền văn hóa của người đồng <br />
bào Ê – đê. Trong lớp tôi có học sinh người đồng bào Ê đê nên khi được giới <br />
thiệu về văn hóa của dân tộc mình các em rất tự hào và hãnh diện. Điều này làm <br />
tăng sự tự tin khi giao tiếp, khi học tập cho các em. <br />
Góc thiên nhiên: Hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân <br />
thiện – Học sinh tích cực”. Mỗi lớp học theo Mô hình trường học mới VNEN <br />
đều dành một góc nhỏ xây dựng Góc thiên nhiên trong lớp nhằm tạo môi trường <br />
lớp học thân thiện hơn. Ngoài ra, Góc thiên nhiên còn rèn cho các em có kỹ năng <br />
sống hằng ngày. Các em biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, ích lợi của cây xanh. <br />
Góc thiên nhiên do chính các em tự trồng vào các chậu nhựa, những cái chai lọ <br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 14 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
vứt đi các em cắt và trồng cây phù hợp mang đến. Sản phẩm của các em do <br />
chính các em chăm sóc thì các em sẽ biết bảo quản và giữ gìn. Cũng chính từ góc <br />
thiên nhiên sẽ vận dụng vào việc tìm hiểu một số kiến thức liên quan. <br />
Thông qua Góc thiên nhiên tôi vận dụng để dạy những bài học liên quan <br />
trong Môn Khoa học như bài Nước cần cho sự sống, Sự trao đổi chất của thực <br />
vật,.. Có cây cối để các em quan sát trực tiếp sẽ giúp các em hứng thú hơn khi <br />
học và thích tìm hiểu hơn khi hoạt động. Mặt khác, giáo dục cho các em ý thức <br />
bảo vệ và chăm sóc những cây do chính tay mình mang đến trưng bày. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thư viện lớp học: Là tủ sách thân thi ệ n có sự đóng góp củ a phụ <br />
huynh, học sinh, giáo viên, có sự giúp đỡ củ a nhà trườ ng và đị a phươ ng tạo <br />
điề u kiệ n cho các em ham đọ c sách, mở r ộng hi ểu bi ết, phát triển khả năng <br />
cho các em. Rèn kĩ năng sống có trách nhi ệm, có ý thức bảo qu ản tài sả n <br />
chung, có thói quen s ống g ọn gàng, ngăn nắp. Ngoài việ c đọ c sách tăng <br />
thêm vốn tri th ức, h ọc sinh còn tham gia các hoạt độ ng giới thi ệ u quy ển <br />
sách c ủa em do giáo viên ph ụ trách l ớp h ướ ng dẫn, giúp các em tự tin h ơn, <br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 15 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
diễ n đạ t tố t h ơn. Đây là mộ t trong nh ững kĩ năng số ng r ất cần thi ết cho <br />
họ c sinh sau này. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Góc thư viện lớp 4D<br />
<br />
<br />
b. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng <br />
tích cực<br />
Khác với cách dạy truyền thống “Thầy giảng – trò nghe”, phương pháp <br />
dạy học hiện tại là “Thầy hướng dẫn – Trò tự tìm tòi khám phá để chiếm lĩnh <br />
kiến thức”. Phương pháp mới này kích thích tính chủ động, khả năng tìm tòi, tư <br />
duy sáng tạo cho người học. Từ đó, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Vai <br />
trò của người giáo viên phải là người hướng dẫn, định hướng, giúp đỡ kịp thời <br />
để các học sinh đi đúng mục tiêu, nội dung trọng tâm của bài học. Để thực hiện <br />
tốt những biện pháp này tôi đã thực hiện những việc sau đây:<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 16 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
* Đầu tư lựa chọn nội dung phù hợp và tổ chức tốt các hoạt động <br />
khởi động<br />
Để bắt đầu mỗi tiết học, tôi thường nghiên cứu kĩ nội dung bài học và lựa <br />
chọn một hình thức khởi động phù hợp. Hoạt động khởi động là cầu nối hướng <br />
tâm thế của các em vào hoạt động chính, tạo hứng thú cho các em khi bắt đầu <br />
tiết học. Thông qua trò chơi khởi động tạo ra tình huống có vấn đề để kích thích <br />
sự tò mò cho học sinh. Tôi thường thiết kế hoạt động khởi động như sau:<br />
Bước 1: Nghiên cứu nội dung tiết học<br />
Bước 2: Lựa chọn nội dung và hình thức khởi động<br />
Bước 3: Chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho hoạt động<br />
Bước 4: Tập huấn cho Hội đồng tự quản<br />
Bước 5: Áp dụng vào tiết dạy<br />
Ví dụ: Khi dạy môn Khoa học, bài Tính chất của không khí, tôi cho học <br />
sinh khởi động bằng hoạt động Thi bơm bóng, tôi chuẩn bị bóng bay với nhiều <br />
hình dạng khác nhau, HĐTQ yêu cầu hai đội chơi trong thời gian 2 phút, đội nào <br />
bơm được nhiều bóng sẽ giành chiến thắng. Thông qua hoạt động khỏi động đó, <br />
tôi dẫn dắt để bước vào Hoạt động cơ bản.<br />
Sau khi được chơi, học sinh rất thoải mái, vui vẻ, vừa thắc mắc tại sao <br />
bóng bay lại có nhiểu hình dạng như vậy? Để đi tìm câu trả lời, các em sẽ thích <br />
thú khi học bài.<br />
Khi dạy môn Đạo đức, bài Tôn trọng luật giao thông (Tiết 1), trước khi <br />
vào hoạt động chính, tôi cho cả lớp chơi trò chơi “Nhanh tay, nhanh mắt”. Tôi in <br />
một số biển báo giao thông yêu cầu các đội chơi quan sát và trả lời tên của các <br />
biển báo giao thông đó. Các đội thi nhau trả lời, tạo ra không khí rất sôi nổi. Sau <br />
khi chơi, tôi dẫn dắt để các em bước vào bài học mới. <br />
<br />
<br />
* Áp dụng trò chơi học tập vào các tiết học<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 17 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Trong quá trình dạy học, việc sử dụng trò chơi học tập có nhiều tác dụng <br />
như:<br />
Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ <br />
học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức <br />
nhẹ nhàng, tạo hứng thú học tập.<br />
Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình.<br />
Thông qua trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích <br />
thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử <br />
lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng <br />
trong cuộc sống.<br />
Khi dạy học, tôi thường áp dụng trò chơi phần củng cố cuối tiết học. <br />
Cuối mỗi tiết học, thay vì hỏi lại kiến thức tôi thường biến hoạt động củng cố <br />
thành một số trò chơi bổ ích, vừa khắc sâu kiến thức cho các em vừa tạo không <br />
khí học tập vui tươi, sôi nổi.Tôi thường sử dụng trò chơi như sau: <br />
+ Ô chữ kì diệu: Trò chơi này có thể áp dụng cho nhiều môn học như Lịch <br />
sử Địa lí, Khoa học, Tiếng Việt ,…. <br />
+ Ong tìm chữ: Áp dụng khi dạy môn Tiếng Việt<br />
+ Ai nhanh – Ai đúng: Trò chơi này áp dụng được với nhiều môn học; ở <br />
những bài cụ thể, tôi thay đổi nội dung của câu hỏi còn giữ nguyên hình thức <br />
chơi.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài Không khí gồm những thành phần nào? Chúng có vai <br />
trò gì đối với sự cháy và sự sống ? (Khoa học 4), tôi sẽ sử dụng trò chơi Ô chữ <br />
kì diệu, tôi tiến hành thiết kế ô chữ theo các bước cơ bản như sau: <br />
Bước 1: Chuẩn bị nội dung câu hỏi, tương ứng với nó là số hàng ngang <br />
ghi câu trả lời.<br />
Bước 2: Tiến hành làm ô chữ.<br />
Bước 3: Hướng dẫn cách điều hành các bạn chơi trò chơi cho HĐTQ.<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 18 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Bước 4: Áp dụng trò chơi vào cuối tiết học.<br />
<br />
<br />
K H Í Ô X I<br />
C H Ế T<br />
Ô N H I Ê M<br />
N I T Ơ<br />
T R O G S Ạ C H<br />
K H Í N T Ơ<br />
T H O Á N G<br />
C A C B Ô N Í C<br />
<br />
+ Hàng 1: (6 ô chữ) Trong không khí, khí gì duy trì sự cháy ? ( khí ô –xi)<br />
+ Hàng 2: (6 ô chữ) Nếu không được cung cấp không khí thì thực vật động <br />
vật sẽ như thế nào ? (chết)<br />
+ Hàng 3: Trong không khí có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn ta nói không khí bị <br />
gì? (ô nhiễm)<br />
+ Hàng 4: Trong các thành phần của không khí, khí nào chiếm nhiều nhất? <br />
(ni –tơ)<br />
+ Hàng 5: Để cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần giữ gìn bầu không khí nơi <br />
mình ở như thế nào ? (trong sạch)<br />
+……<br />
+ Hàng dọc: Từ “không khí”<br />
Ô chữ trên đã khái quát những kiến thức cơ bản của toàn bài, giúp học sinh <br />
ghi nhớ lâu hơn.<br />
c. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm, vật thật kết hợp <br />
sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học<br />
Trong một tiết học muốn gây được sự thích thú cho học sinh thì việc <br />
chuẩn bị kĩ về đồ dùng dạy học rất quan trọng.<br />
Giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ thì chúng ta sẽ khai thác được <br />
trọng tâm của bài. Trong một giờ học giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng dạy học <br />
cho từng môn đảm bảo yêu cầu đẹp, đúng trọng tâm của từng bài để sát với <br />
thực tế và phong phú hơn. Dạy trên những gì học sinh nhìn thấy như hình vẽ, <br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 19 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
tranh ảnh cả lời nói diễn cảm có hình ảnh có tính trực quan. Sử dụng đồ dùng <br />
dạy học giúp học sinh lĩnh hội tri thức nhanh cụ thể. Ngoài ra còn tác động đến <br />
xúc cảm của học sinh bằng việc sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên cung cấp <br />
kiến thức từ khái quát đến chi tiết, tạo cảm hứng để học sinh suy nghĩ tìm tòi ý <br />
tưởng mới của bài.<br />
Để phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng dạy học giáo viên cần nghiên <br />
cứu mục tiêu của bài để chuẩn bị đồ dùng dạy học đảm bảo rõ nội dung, tránh <br />
trùng lặp. Sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc đúng chỗ, không lạm dụng. Kết <br />
hợp nhịp nhàng giữa lời giảng và động tác chỉ đồ dùng dạy học phải rõ ràng, <br />
mạch lạc để cho việc lĩnh hội của học sinh được đồng thời bằng cả thị và thính <br />
giác.<br />
Mỗi bài học khác nhau thì yêu cầu về đồ dùng dạy học là khác nhau vì thế <br />
việc lựa chọn đồ dùng dạy học phù hợp với mục tiêu của từng tiết học là rất <br />
quan trọng.<br />
Đối với môn Lịch sử & Địa lí, giáo viên thường phải hướng dẫn, mô tả, <br />
hay giải thích dài dòng nhưng học sinh vẫn chưa nắm được nội dung bài học. <br />
Khi dạy môn Lịch sử & Địa lí, tôi thường dùng bản đồ, lược đồ cho học sinh <br />
quan sát, khi được quan sát qua lược đồ, bản đồ, các em dễ hình dung ra vị trí địa <br />
lí của các vùng, các thành phố; hay nắm được diễn biến của từng trận đánh.<br />
Đối với các môn như Khoa học tôi luôn tận dụng tối đa hiệu quả mà đồ <br />
dùng mang lại. Khi dạy môn Khoa học cần có vật thật để học sinh quan sát, đó <br />
chính là sự minh họa sinh động và gần gũi nhất cho bài dạy. Ngoài ra, giáo viên <br />
cũng cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thí nghiệm. Thông qua hoạt động thí nghiệm, <br />
học sinh được làm, được chứng kiến từ đó các em sẽ nắm kiến thức nhanh hơn <br />
và sâu hơn.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài Gió, bão (Khoa học 4), tôi mượn hộp đối lưu trên thư <br />
viện, sau đó tập huấn cho các nhóm trưởng cách tiến hành thí nghiệm, cách giải <br />
thích cho các bạn hiện tượng xẩy ra. Khi đến tiết dạy, các nhóm trưởng tiến <br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 20 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
hành làm thí nghiệm cho các bạn theo dõi và yêu cầu các bạn giải thích: Tại sao <br />
có gió? Các thành viên trong nhóm sẽ thay nhau trả lời và bổ sung cho nhau để <br />
hoàn thiện những câu hỏi liên quan đến nội dung bài học. <br />
Thông qua thí nghiệm, học sinh được trải nghiệm thực tế, được quan sát <br />
tận mắt, được nghe các bạn giải thích. Các em sẽ thấy rất thích thú và thoải <br />
mái, mặt khác các em sẽ ghi nhớ rất lâu những kiến thức các em mới chiếm lĩnh <br />
được. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 21 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh làm thí nghiệm Những vật nào dẫn nhiệt tốt ? Những vật nào <br />
dẫn nhiệt kém? <br />
* Đổi mới về cách kiểm tra, đánh giá học sinh<br />
Nắm vững tinh thần đổi mới về đánh giá học sinh, giáo viên cần thực hiện <br />
tốt Thông tư 30 của Bộ giáo dục và đào tạo. Đánh giá kết quả học tập của học <br />
sinh không chỉ có giáo viên mà cả học sinh và phụ huynh cùng tham gia đánh giá.<br />
Các hình thức đánh giá mà tôi thường áp dụng để kích thích tính tích cực <br />
cho học sinh là:<br />
Đánh giá bằng lời trực tiếp: Luôn động viên khích lệ học sinh kịp thời, <br />
không dùng những lời lẽ chê bai, hay trách móc khi các em chưa hoàn thành <br />
nhiệm vụ. Đánh giá dựa trên sự tiến bộ của từng học sinh, không so sánh học <br />
sinh này với học sinh khác. <br />
Phỏng vấn nhanh: Sau mỗi hoạt động, để kiểm tra xem học sinh đã nắm <br />
được kiến thức chưa, tôi sẽ phỏng vấn một số em bằng những câu hỏi ngắn liên <br />
quan đến nội dung bài. <br />
Đánh giá bằng cách ghi lời nhận xét vào vở, sản phẩm của học sinh: <br />
Ví dụ: + Khi học sinh hoàn thành tốt bài tập, tôi nhận xét như sau: “Hiểu <br />
và làm đúng bài tập, trình bày rõ ràng, em thật đáng khen !”<br />
+ Khi học sinh hoàn thành bài tập nhưng trình bày chưa đẹp tôi có <br />
thể nhận xét: “Em làm đúng bài tập, nhưng em nên trình bày sạch sẽ và cẩn thận <br />
hơn”<br />
+ Khi học sinh chưa hoàn thành bài tập, hoặc làm sai nhiều, có thể <br />
nhận xét: “Em chưa hoàn thành bài, em cần cố gắng nhiều hơn nữa”… <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 22 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Học sinh đánh giá: Khi giảng dạy, giáo viên cần tạo điều kiện cho học <br />
sinh đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá bản thân mình. Điều này tạo ra môi trường <br />
học tập lành mạnh, tạo điều kiện để các em chia sẻ suy nghĩ của mình.<br />
Phụ huynh đánh giá: Cha mẹ học sinh có quyền tham gia đánh giá quá <br />
trình học tập của con mình. Từ đó có thể nắm được những điểm mạnh, điểm <br />
yếu của con và có cách quan tâm con đúng cách. <br />
Trong quá trình dạy, tôi luôn kiểm tra, theo dõi, giám sát tiến trình hoạt động, kết <br />
quả của các hoạt động của từng học sinh để có sự động viên khuyến khích hay <br />
giúp đỡ kịp thời. <br />
d. Phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản lớp<br />
* Phát huy vai trò của một nhóm trưởng<br />
Học theo mô hình trường học mới VNEN, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho <br />
học sinh ngồi đối diện nhau. Học sinh tự thảo luận, tự tìm vướng mắc và tự đưa <br />
ra phương án giải quyết. <br />
Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét trong học <br />
nhóm theo mô hình trường học mới, tất cả học sinh trong nhóm đều được luân <br />
phiên nhau làm nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các <br />
hoạt động do giáo viên yêu cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, <br />
không một học sinh nào ngồi chơi. Tuy nhiên, để tiết học dạy theo mô hình <br />
trường học mới thành công hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm <br />
trưởng. Và công việc chính của nhóm trưởng đó là thay giáo viên điều hành các <br />
bạn hoạt động nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công <br />
nhiệm vụ cho công bằng, phù hợp với năng lực cho các thành viên trong nhóm <br />
của mình phụ trách.<br />
Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào <br />
để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ <br />
nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. <br />
Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó <br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 23 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
khăn gặp phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo <br />
quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và quản lí công việc. Biết báo cáo hoạt động <br />
khi đã hoàn thành nhiệm vụ và biết yêu cầu sự trợ giúp khi không tự giải quyết <br />
được công việc.<br />
Vào cuối hoặc đầu mỗi buổi học giáo viên cần mời các nhóm trưởng ngồi <br />
lại tạo thành một nhóm và tập huấn thêm cho các em cách làm việc.<br />
Ví dụ: Sau khi đã ghi xong đề bài nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc mục <br />
tiêu:<br />
+ Nhóm trưởng nói to đủ cho cả nhóm nghe: “ Mời các bạn đọc mục tiêu”<br />
+ Nhóm trưởng nói: Mình mời bạn A đọc mục tiêu thứ nhất.<br />
Giáo viên chọn ra một số học sinh học giỏi, nhanh nhẹn trong học tập <br />
xếp cho các em này ngồi vào một nhóm để giáo viên huấn luyện khi học sinh đã <br />
biết việc và biết cách điều hành nhóm rồi thì chia các bạn này đến mỗi nhóm <br />
mỗi bạn làm nhóm trưởng các nhóm.<br />
Đối với những nhóm còn yếu, nhóm trưởng làm việc còn lúng túng. Vì <br />
vậy, người giáo viên phải là người “làm mẫu” và đóng vai trò là một nhóm <br />
trưởng chứ không phải vai trò là một người giáo viên nhằm giúp các em nắm <br />
được các bước.<br />
Hoặc có thể cho nhóm làm tốt làm mẫu thảo luận một hoạt động nào đó <br />
và các nhóm còn lại chú ý để học tập theo. Giáo viên cũng không quên động viên, <br />
tuyên dương kịp thời các nhóm làm tốt. <br />
Một điều nữa cần phải lưu ý đó là vị trí đứng của giáo viên khi các nhóm <br />
thảo luận cũng hết sức quan trọng. Qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi nhận thấy <br />
giáo viên nên bao quát lớp, vừa đánh giá đúng nhóm nào làm nhanh nhất, chậm <br />
nhất, nhóm nào giơ thẻ hoàn thành lên trước hoặc nhóm nào chậm nhất, nhóm <br />
nào giơ thẻ cần cứu trợ, để từ đó giáo viên kịp thời đến kiểm tra hay giúp đỡ.<br />
* Rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho Hội đồng tự quản thực hiện <br />
các nhiệm vụ<br />
Người thực hiện: Hoàng Thị Loan 24 Trường Tiểu học Lý Tự <br />
Trọng<br />
Một số kinh nghiệm dạy học phát huy tính tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 4 <br />
trong mô hình trường học mới VNEN <br />
<br />
Hướng dẫn kĩ năng cho Hội đồng tự quản một số kĩ năng giám sát, điều <br />
hành lớp hoạt động: <br />
Kĩ năng giao nhiệm vụ: Hướng dẫn cho H