Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 2 VIẾT TỐT ĐOẠN <br />
VĂN NGẮN TRONG GIỜ HỌC TẬP LÀM VĂN<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Môn Tiếng Việt có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh (HS) 4 kĩ năng: “nghe, <br />
nói, đọc, viết”. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn cơ bản và có tính <br />
chất thích hợp của các phân môn khác trong chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu <br />
học. Tuy số tiết Tập làm văn chiếm không nhiều, nhưng lại là phân môn mang <br />
tính chất thực hành và sáng tạo. Đồng thời, là phân môn có tính chất luyện tập <br />
tổng hợp. Qua tiết Tập làm văn, HS có khả năng xây dựng một văn bản, đó là <br />
bài nói, bài viết. Nói và viết là hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó <br />
con người thực hiện quá trình tư duy – chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng <br />
tình cảm, cùng hợp tác trong cuộc sống lao động.<br />
Ngôn ngữ (dưới dạng nói), ngôn ngữ (dưới dạng viết) giữ vai trò quan <br />
trọng trong sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính vì vậy hướng dẫn cho HS <br />
nói đúng và viết đúng là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ này phụ thuộc phần lớn <br />
vào kĩ năng sư phạm trong giảng dạy môn Tiếng Việt nói chung và phân môn <br />
Tập làm văn nói riêng.<br />
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phân môn Tập làm văn là một phân môn <br />
khó trong môn Tiếng Việt. Do đặc trưng của phân môn Tập làm văn với mục <br />
tiêu cụ thể là: Hình thành và rèn luyện cho HS có khả năng trình bày văn bản <br />
(nghe, nói và viết) ở nhiều thể loại khác nhau như: miêu tả, nghe kể chuyện, <br />
…về mình hoặc những người xung quanh mình. Trong quá trình tham gia vào <br />
các hoạt động học tập. HS với vốn kiến thức còn hạn chế nên thường ngại nói. <br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 1<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Nếu bắt buộc phải nói các em thường đọc lại bài đã chuẩn bị trước. Do đó giờ <br />
dạy chưa đạt hiệu quả cao.<br />
Rèn luyện kĩ năng nói, viết là khâu rất quan trọng trong dạy học phân môn <br />
Tập làm văn. Luyện kĩ năng nói, viết làm thay đổi không khí lớp học, giúp HS <br />
sôi nổi và hào hứng trong học tập.<br />
Xuất phát từ những suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng môn Tiếng <br />
Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, nên tôi chọn đề tài “Một số <br />
kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm <br />
văn”.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
2.1. Mục tiêu<br />
Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết <br />
thành kinh nghiệm của bản thân.<br />
Được chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp những việc mình đã làm và đã thành <br />
công trong việc tổ chức dạy học phân môn Tập làm văn.<br />
Nhận được những lời góp ý, nhận xét từ Ban giám hiệu nhà trường và từ <br />
bạn bè đồng nghiệp, để tôi phát huy những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục <br />
những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.<br />
Rèn luyện tính năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo, cố gắng học tập, <br />
tự cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của xã hội.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
Dạy phân môn Tập làm văn ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp 2 nói <br />
riêng có nhiệm vụ cung cấp cho HS một số kiến thức ban đầu cơ bản nhưng <br />
phải vừa sức đối với lứa tuổi các em.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 2<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Dạy Tập làm văn có nhiệm vụ trang bị cho HS một hệ thống khái niệm, sự <br />
hiểu biết về cấu trúc ngôn ngữ và những quy luật của nó. <br />
Những kĩ năng mà HS cần đạt trong giờ Tập làm văn là biết dùng từ, dùng <br />
câu trong nói và viết, nói đúng, dễ hiểu và sử dụng các câu văn hay, nhận ra <br />
những từ, câu nhằm giúp HS nhận diện, phân biệt từ loại đúng (chính xác); câu <br />
văn sáng nghĩa (câu văn hay). Từ đó HS vận dụng vào giao tiếp như nói, viết,…<br />
Phân môn Tập làm văn còn rèn cho HS khả năng tư duy lôgíc cao và khả <br />
năng thẩm mĩ.<br />
Tìm hiểu những phương pháp phù hợp tâm lí lứa tuổi và đối tượng HS Tiểu <br />
học nhằm góp phần giáo dục các em thành những con người phát triển toàn <br />
diện.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn Tập làm văn<br />
lớp 2.<br />
Nghiên cứu kết quả học tập của HS.<br />
Phương pháp giảng dạy của GV.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
HS khối lớp 2 phân hiệu 2 trường TH Nguyễn Viết Xuân.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp gợi mở.<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp.<br />
phương pháp kiểm tra, đánh giá.<br />
Phương pháp động não.<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 3<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Trong trường Tiểu học, môn Tiếng Việt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với <br />
học sinh (HS) bởi nó là môn học cung cấp cho các em những kiến thức cần <br />
thiết trong giao tiếp hằng ngày. Nó giúp các em phát triển toàn diện, hình thành <br />
ở các em những cơ sở của thế giới khoa học, góp phần rèn luyện trí thông minh, <br />
hình thành tình cảm, thói quen đạo đức tốt đẹp của con người mới.<br />
Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kĩ năng cơ bản: Nghe, nói, <br />
đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kĩ năng trên. <br />
Đối với HS lớp 2 thì đây là phân môn khó và viết đoạn văn ngắn là dạng bài <br />
nòng cốt trong phân môn Tập làm văn. Nó đòi hỏi ở người HS vốn sống hằng <br />
ngày, vốn từ phong phú, đôi mắt quan sát tinh tường, óc tưởng tượng sáng tạo <br />
nghệ thuật. Bởi vậy, khi dạy dạng bài này giáo viên (GV) cần nắm rõ tâm lý <br />
lứa tuổi HS. Bởi ở lửa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn <br />
hẹp, bên cạnh còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh <br />
sống của HS ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không có điều kiện để <br />
quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức <br />
chậm, HS nghèo vốn từ ngữ,… Điều này ảnh hưởng đến học tập nói chung, <br />
học phân môn Tập làm văn nói riêng.<br />
2. Thực trạng <br />
Quá trình dạy học là một quá trình tư duy sáng tạo. Người GV là một kỹ sư <br />
tâm hồn, hơn nữa là một nhà nghệ thuật. Việc dạy học ngày nay luôn dựa trên <br />
cơ sở phát huy tính tích cực chủ động của HS. Chính vì thế nó đòi hỏi người <br />
GV phải luôn có sự sáng tạo, tự cải tiến phương pháp dạy học của mình nhằm <br />
mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 4<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức cần <br />
thiết. <br />
Phân môn Tập làm văn ở tiểu học có nhiệm vụ rất quan trọng là rèn kĩ năng <br />
nói và viết. Thế nhưng hiện nay, đa số các em HS lớp 2 đều rất sợ học phân <br />
môn Tập làm văn vì không biết nói gì? Viết gì? Ngay cả bản thân GV đôi khi <br />
cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với môn học khác. Do đó khi <br />
đứng lớp tôi luôn chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng Tập làm văn cho HS.<br />
Rèn kỹ năng nghe, nói là khâu rất quan trọng trong giảng dạy phân môn <br />
Tập làm văn. Nói – HS biết bộc lộ tư tưởng, truyền đạt thông tin trong các hoàn <br />
cảnh giao tiếp khác nhau. Luyện kỹ năng nghe – nói làm thay đổi không khí lớp <br />
học, giúp cho HS sôi nổi, hào hứng trong học tập. Tất cả các vấn đề đó đã góp <br />
phần rất lớn về đổi mới phương pháp dạy học, là cơ hội để HS thể hiện kỹ <br />
năng sử dụng Tiếng Việt của mình.<br />
Xuất phát từ những suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng môn <br />
Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng, nên tôi chọn đề tài: “ <br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ <br />
học Tập làm văn”.<br />
2.1. Khó khăn, thuận lợi<br />
a. Thuận lợi<br />
* Đối với giáo viên<br />
Được sự chỉ đạo chuyên môn phòng, chuyên môn trường, tổ chuyên môn có <br />
vai trò tích cực giúp GV đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm <br />
văn…<br />
Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, chuyên đề đã có nhiều GV thành công <br />
khi dạy Tập làm văn.<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 5<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Qua phương tiện thông tin đại chúng, ti vi, đài, sách, báo,… GV tiếp cận với <br />
phương pháp đổi mới Tập làm văn thường xuyên hơn. <br />
* Đối với học sinh<br />
Môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung <br />
phong phú, hài hước, dí dỏm, sách giáo khoa trình bày với kênh hình đẹp, hấp <br />
dẫn HS, phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em.<br />
b. Khó khăn<br />
Các em từ lớp 1 lên, bước đầu làm quen với phân môn học mới, do hạn chế <br />
về vốn sống, môi trường giao tiếp nên ảnh hưởng đến việc học Tập làm văn. <br />
Các em còn đọc viết chưa rõ ràng, còn nhút nhát, thiếu tự tin và thụ động trong <br />
học tập, khả năng chú ý chưa cao, một số em còn ham chơi. Điều đó ảnh hưởng <br />
đến chất lượng học tập của các em.<br />
Điều kiện phương tiện phục vụ cho dạy – học còn thiếu ảnh hưởng <br />
không nhỏ đến việc dạy và học phân môn Tập làm văn.Trong quá trình làm bài, <br />
tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em <br />
thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, cách chấm câu còn hạn chế, có em <br />
không viết đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu <br />
nhưng viết không đủ ý. Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát HS với đề <br />
bài là: Viết một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu nói về cô giáo( thầy giáo) cũ của <br />
em. Kết quả đạt được như sau:<br />
Lớp 2B Đạt Chưa đạt<br />
Trước khi chưa thực hiện đề 21em 09 em<br />
tài<br />
<br />
Qua khảo sát cho thấy HS chưa biết cách diễn đạt, vốn từ vựng chưa nhiều, <br />
hiểu biết thực tế còn ít, do vậy bài văn của các em chưa hay, câu văn còn lủng <br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 6<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
củng. Kết quả này cũng thể hiện phương pháp giảng dạy của GV chưa phát <br />
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong giờ học. <br />
2.2. Thành công, hạn chế<br />
Qua nhiều năm giảng dạy lớp 2, HS chưa ham học phân môn Tập làm văn, <br />
muốn giúp các em ham học và lấy lại căn bản, người GV phải có cái tâm, phải <br />
thật sự yêu thương HS. Như thế, mới tận tụy trong nghề nghiệp, mới chụi khó, <br />
kiên trì dạy dỗ các em. Do vậy người GV phải tạo cho các em một niềm tin vào <br />
bản thân cũng như quyết tâm trong học tập.<br />
Truyền thụ kiến thức mới GV không nói nhiều, không vội làm thay cho HS <br />
mà phải để các em tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề.<br />
Chất lượng đào tạo tăng, HS biết nói, viết thành đoạn văn ngắn qua từng <br />
kì, năm <br />
HS có năng khiếu viết văn hay, có hình ảnh, có tình cảm đẹp.<br />
Một số em còn chưa đam mê học phân môn Tập làm văn.<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
HS học thụ động<br />
Giúp HS có thói quen độc lập suy nghĩ, tự giác trong học tập, có tinh thần <br />
trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật.<br />
Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đây là một việc làm hết sức <br />
quan trọng, lớn lao.<br />
GV chưa chủ trọng trong giảng dạy. Đồ dùng dạy học hạn chế chưa mang <br />
lại hiệu quả tiết học.<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động…<br />
Do các em chưa có ý thức học tập còn ham chơi, chưa nhận thức được vai <br />
trò học tập.<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 7<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Do HS thụ động trong học tập.<br />
GV sử dụng các phương pháp giảng dạy chưa phù hợp.<br />
Gia đình quan tâm chưa đúng cách đến việc học tập của các em.<br />
Từ những nguyên nhân trên tôi xác định đâu là nguyên nhân chính đối với HS<br />
để có phương pháp và hình thức rèn luyện phù hợp với từng HS.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra.<br />
HS đọc, viết chưa rõ ràng, còn nhút nhát, thiếu tự tin, một số em chưa ham <br />
học còn ham chơi.<br />
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, <br />
mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu chưa cao.<br />
Kiến thức về cuộc sống thực tế của các em còn hạn chế, ảnh hưởng đến <br />
việc <br />
tiếp thu bài.<br />
Vốn từ vựng của các em chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành <br />
độc lập. Cụ thể là: Các em nói rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính sáng tạo <br />
trong truyền đạt chưa cao.<br />
Một số HS còn phụ thuộc vào văn bản mẫu, áp dụng một cách máy móc, <br />
chưa biết vận dụng bài văn mẫu để hình thành lối hành văn riêng của mình.<br />
Một số ít phụ huynh quan tâm chưa đúng cách còn phó mặc cho thầy (cô), <br />
nhà trường.<br />
+ HS nói, viết chưa thành câu, dùng từ chưa hợp lý.<br />
+ Chưa biết dùng từ ngữ, câu văn có hình ảnh sinh động.<br />
+ Chưa biết trình bày đúng nội dung đoạn văn mình viết theo yêu cầu. <br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 8<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Để dạy tốt phân môn Tập làm văn trước hết người GV cần:<br />
a. Nghiên cứu kỹ nội dung chương trình và chuẩn kiến thức – kỹ năng môn <br />
học, căn cứ vào chuẩn kiến thức – kĩ năng để xác định mục tiêu bài học và <br />
mục tiêu từng hoạt động học tập, mạnh dạn điều chỉnh mục tiêu của bài soạn <br />
sao cho phù hợp với chuẩn kiến thức và trình độ nhận thức của HS. Đồng <br />
thời phải căn cứ vào điều kiện, đặc điểm, khả năng tiếp thu của HS trong <br />
lớp. Từ đó đề ra phương án cụ thể cho từng hoạt động học tập.<br />
Hiệu quả của giờ học phụ thuộc vào việc chuẩn bị bài của GV. Vì thế <br />
GV cần chuẩn bị bài chu đáo (đồ dùng dạy học, phiếu bài tập, các phương <br />
tiện hỗ trợ khác như hoa điểm mười, cờ thi đua,…<br />
b. Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, tự tìm tòi nghiên cứu tài <br />
liệu, coi trọng quan điểm “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của <br />
HS” làm sao cho tất cả HS đều được hoạt động, tạo niềm vui hứng thú cho <br />
các em. <br />
c. Tạo môi trường học tập thuận lợi cho HS<br />
Xuất phát từ đặc điểm tâm lí lứa tuổi HS lớp 2. Các em hiếu động, tò mò, <br />
ham hiểu biết, thích hoạt động vui chơi. Vì vậy GV cần linh hoạt vận dụng <br />
nhiều hình thức học tập: học cá nhân, học trong nhóm, học cả lớp để khuyến <br />
khích cả lớp cùng tham gia, không để bất kỳ HS đứng ngoài cuộc. <br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
Kĩ năng quan sát rất cần cho HS khi viết văn: Quan sát trên lớp theo gợi ý, <br />
hướng dẫn của GV hoặc tự quan sát khi chuẩn bị bài ở nhà. GV cần khai thác kĩ <br />
tranh ảnh, hình ảnh, tập trung quan sát đặc điểm nổi bật của đối tượng, mục <br />
đích là giúp HS tránh được kiểu kể liệt kê. Bên cạnh đó, tôi cũng hướng dẫn HS <br />
cách quan sát bằng các giác quan để cảm nhận một cách có cảm xúc về sự vật.<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 9<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Thông qua phương pháp quan sát, GV rèn cho HS kĩ năng nói, trình bày <br />
miệng, trước khi làm bài viết. Trên cơ sở đó, GV điều chỉnh giúp HS hoàn <br />
thiện bài viết. Với phương pháp này, tôi thường tổ chức cho HS luyện nói cá <br />
nhân, luyện nói trong nhóm. (HS có thể kết nhóm theo ý thích, để có sự thoái <br />
mái, tự nhiên, tự tin khi tham gia làm việc trong nhóm).<br />
Khuyến khích HS diễn đạt tự do, suy nghĩ chân thật, thể hiện thoái mái. <br />
Sau đó mới dần dần uốn nắn cách hành văn của các em mới tự nhiên. <br />
Ví dụ: Khi các em nói về hoạt động của chú gà trống như sau: “Nó đập <br />
cánh và gáy to lắm”. Ta có thể khuyến khích các em là tả đúng rồi nhưng nếu <br />
em sứ dụng một số từ gợi tả thì chắc chắn câu văn của em sẽ hay hơn nhiều <br />
như: “ Nó vỗ cánh và rướn cổ gáy vang”. <br />
Ví dụ: Dựa vào mẫu câu các em được học ở phân môn Luyện từ và câu: <br />
“ Ai – là gì?”; “Ai – làm gì?”; “Ai – thế nào?” GV hướng dẫn HS nhận biết <br />
những vấn đề sai.<br />
Câu văn viết ra của em đã đủ hai bộ phận chưa? Bộ phận trả lời cho câu <br />
hỏi Ai? (hoặc cái gì? / con gì?) ? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? (hoặc làm <br />
gì? / như thế nào?)<br />
GV cần cung cấp giúp các em sự lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ <br />
cho hợp lí. Bên cạnh đó, GV cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng <br />
nghĩa phù hợp với bài văn…<br />
Ví dụ: Khi viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa <br />
như: bình minh, hửng đông, sớm mai. Viết về gia đình có các từ như: đoàn tụ, <br />
sum họp, quây quần, … Để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay <br />
gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa, … GV cần chuẩn bị kĩ <br />
với một bài để hướng dẫn HS vận dụng những từ ngữ thích hợp vào bài viết.<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 10<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Để hỗ trợ cho HS, GV cần cung cấp cho HS: Nhiều từ ngữ gợi tả, từ <br />
láy, từ tượng thanh, tượng hình, …<br />
Ví dụ: Mặt biển xanh và rộng thành mặt biển xanh ngắt và rộng mênh <br />
mông. Nối các câu văn lại thành những từ ngữ liên kết như: và, thì, nếu, vậy, <br />
là,…<br />
* Lưu ý: HS trong đoạn văn tránh lặp lại nhiều lần mà phải thay những từ <br />
ngữ lặp lại bằng từ có ý nghĩa tương tự . Ví dụ: Bác Hồ thành Bác, Người,…<br />
Thay những từ ngữ thông thường thành những từ ngữ trau chuốt hơn.<br />
Ví dụ: Buổi sáng thành buổi sớm mai, buổi bình minh,…<br />
Sau khi thành lập sơ đồ, giới thiệu những bài văn hay của HS ở năm <br />
học trước nhằm kích thích tinh thần học tập của các em, … có thể các em sẽ <br />
thành lập đoạn văn như sau: “ Nhà em có nuôi một chú gà. Nó có bộ lông màu <br />
đỏ tía. Nó gáy rất to. Em rất yêu nó”. GV có thể khuyến khích HS là “ em làm <br />
đúng nhưng chưa hay”. Từ những ý tưởng ban đầu của HS , chúng ta sẽ hình <br />
thành một đoạn văn hay hơn nhé: “Chú gà trống nhà em trông mới oai vệ làm <br />
sao! Toàn thân nó phủ một lớp lông vũ màu đỏ tía. Sáng sáng, trống tía nhảy <br />
tót lên ụ rơm đầu hè rướn cổ gáy vang ò ó o! Mỗi khi đi học về, em thường <br />
rải cho nó một ít thóc và vuốt ve cái đuôi dài, cong cong của nó”. Khi đó, HS <br />
sẽ thấy được vẫn là ý tưởng cũ nhưng đoạn văn đã được lột xác, thêm thắt <br />
những từ ngữ trau chuốt hơn làm cho đoạn văn đẹp hơn, nghệ thuật hơn.<br />
Trong các tiết dạy, GV nên tập cho HS trả lời thành câu đủ ý và chú ý <br />
đến các bài Tập đọc có liên quan đến tiết Tập làm văn. Từ đó HS có thể rút ra <br />
những câu văn hay, từ ngữ đẹp và ghi nhớ sau này vận dụng.<br />
Ví dụ: Qua bài “ Tôm Càng và Cá Con” HS rút ra được đoạn văn tả về <br />
chú Cá Con trong bài “ Con vật thân dệt, trên đầu có đôi mắt tròn xoe, toàn <br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 11<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
thân phủ một lớp vẩy bạc óng ánh”. Vốn từ còn có trong phân môn Luyện từ và <br />
câu. GV có thể cho các em chơi trò chơi, thi đua tìm từ ngữ tả về chú cá. Các em <br />
sẽ rất hứng thú và tìm được rất nhiều từ.<br />
a. Về kiến thức<br />
* Viết một đoạn văn ngắn về:<br />
+ Kể ngắn theo tranh<br />
+ Kể ngắn theo câu hỏi<br />
+ Kể về người thân<br />
+ Kể về gia đình<br />
+ Kể về anh chị em<br />
+ Kể về con vật<br />
+ Tả ngắn bốn mùa<br />
+ Tả ngắn về loài chim<br />
+ Tả ngắn về biển<br />
+ Tả ngắn về Bác Hồ<br />
+ Kể ngắn về người thân<br />
Trong quá trình giảng dạy, GV cần liên hệ những nội dung kiến thức có <br />
liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và <br />
câu với phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ về sự <br />
vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để các em có hiểu biết về đề tài, vận <br />
dụng kĩ năng thực hành để bài viết đạt kết quả tốt.<br />
Ví dụ: Khi các em học về chủ đề “Ông bà”, “Cha mẹ”, “Anh em” (Tuần <br />
10 đến tuần 16), với rất nhiều bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong <br />
gia đình GV cần cho HS hiểu rõ và nắm chắc người thân của mình là những ai <br />
? GV khai thác và giáo dục HS thông qua các nhân vật trong bài Tập đọc, nhấn <br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 12<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
mạnh cái đẹp, cái haycuar nội dungbaif, hướng cho HS liên hệ đến bản thân, <br />
gia đình, người thân của mình.<br />
Hướng dẫn HS hình thành đoạn văn.<br />
* Các bước hình thành<br />
Hướng dẫn HS làm miệng, trả lời từng câu hỏi, gợi ý cho HS trả lời <br />
bằng nhiều ý kiến khác nhau.<br />
Nhận xét, sửa chữa những câu trả lời chưa đúng, chưa hay, GV cần cung <br />
cấp và gợi ý để các em có thể chọn từ đồng nghĩa thay thể cho từ cũ, có thể <br />
hướng dẫn mẫu các câu văn có hình ảnh nhân hóa hoặc so sánh để bài văn <br />
sinh động hơn.<br />
Hướng dẫn HS sắp xếp các câu trả lời theo một trình tự hợp lý để hoàn <br />
chỉnh bài làm miệng. <br />
Cho một số HS làm miệng cả bài. Sau đó hướng dẫn HS viết liền mạch <br />
các câu trả lời thành một đoạn văn ngắn.<br />
Ví dụ: Khi tả một chú gà, GV cho hai em lên sắm vai, một em là “Chú gà”, <br />
một em là “Người tả”. Cùng lúc đó, GV cho HS vễ sơ đồ trên vở nháp.<br />
* “ Người tả ” sẽ nói một câu để giới thiệu chú gà:“ Nhà em có nuôi một <br />
chú gà”<br />
* Còn “ Chú gà” thì vừa nói vừa diễn tả: “ Tôi có bộ lông nhiều màu sắc. <br />
Tôi có cái mào trên đầu. Tôi gáy rất to…”<br />
Người tả lúc này nói về tình cảm của mình đối với chú gà: “ Em thường <br />
rải thóc cho gà ăn…”<br />
Hoặc có thể chỉ cần một em sắm vai “ Chú gà”. Sau khi nghe tả và quan <br />
sát xong các em thành lập ra một sơ đồ như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 13<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chú gà ở nhà em<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mào đỏ Gáy to<br />
<br />
<br />
Con gà<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lông nhiều màu Ăn thóc<br />
<br />
<br />
Em yêu mến chú gà<br />
<br />
<br />
Từ đó các em đã nắm được đặc điểm của con vật cần tả mà phát triển <br />
thành một đoạn văn. Hoặc ta có thể cho các em hình thành một đoạn văn qua trò <br />
chơi <br />
“ tiếp sức”.<br />
GV yêu cầu HS tạo thành câu , cứ thể nối tiếp nhau thành lập đoạn văn. <br />
Trong lúc đó, GV có thể ghi lại trên bảng, để các em có thể sửa chữa.<br />
Trong phần giới thiệu, ta có thể gặp trường hợp sau:<br />
Ví dụ: HS thành lập câu “ Nhà em nuôi một con gà”. Ta có thể lưu ý rằng <br />
câu của em đúng nhưng chưa hay và có thể bị trùng lặp với các bạn khác. Vậy <br />
em hãy thành lập một câu khác sao cho vừa giới thiệu được chú gà, vừa lồng <br />
tình cảm của em vào để người đọc cảm thấy thích thú như câu “ Chú gà <br />
trống tía nhà em trông mới oai vệ làm sao!” hoặc “ Ôi! Chú gà con nhà em <br />
sao mà ngộ nghĩnh quá!...”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 14<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Trong phần nội dung (phần quan trọng nhất) GV luôn nhắc nhở HS rằng <br />
nội dung thường có hai phần đó là: Tả hình dáng và tả hoạt động của con vật. <br />
Đây chính là lúc GV phải khai thác triệt để vốn sống của HS, đồng thời gợi <br />
mở để HS lĩnh hội kiến thức mới. Đưa một số trò chơi như: Viết tiếp sức <br />
một đoạn văn, sắm vai người thân, … Để tạo sự hứng thú trong học tập cho <br />
HS. Đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác. Thông qua trò chơi, HS <br />
còn phát triển cả về thể lực và nhân cách, giúp cho HS học Tiếng Việt một <br />
cách nhẹ nhàng hơn và tạo sự thân thiết giữa thầy và trò. Trò chơi về chú gà <br />
đã phần nào nói lên đặc điểm của chú gà mà các em cần vận dụng để tạo <br />
thành đoạn văn ngắn. Khuyến kích HS lồng cảm xúc vào bài làm của mình.<br />
* Nhận xét, sửa bài. <br />
Đây là việc làm hết sức cần thiết, giúp HS nhận ra lỗi sai để sửa chữa, <br />
hoàn thành bài văn. HS lớp 2 chưa được học và luyện tập nhiều về từ ngữ, <br />
ngữ pháp, chắc chắn trong bài viết của các em sẽ rất nhiều lỗi sai, trong quá <br />
trình nhận xét, GV phát hiện, giúp HS khắc phục, biết lựa chọn thay thế các <br />
từ ngữ cho phù hợp. Đối với những bài làm có ý hay, GV giúp HS trau chuốt <br />
thêm cho bài văn được hay hơn.<br />
Giới thiệu những bài văn hay của HS ở năm trước nhằm kích thích tinh <br />
thần học tập của HS. <br />
b. Kỹ năng <br />
b.1. HS có một hệ thống câu hỏi gợi ý rõ ràng.<br />
+ Trong các bài văn đều có câu hỏi gợi ý rõ ràng, đầy đủ. GV có thể tranh <br />
thủ thời gian cuối tiết học giúp HS chuẩn bị đọc câu hỏi gợi ý, suy nghĩ bài <br />
viết cho tiết sau, hoặc chuẩn bị bài tự học ở nhà trước khi lên lớp. Đối với <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 15<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
những bài không có câu hỏi gợi ý, GV có thể soạn, cung cấp những câu hỏi <br />
cho các em.<br />
Ví dụ: Bài viết về gia đình.<br />
Gia đình em gồm mấy người ? Đó là những ai ?<br />
Những người đó làm công việc gì ?<br />
Em sẽ làm gì để đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em ?<br />
* Bài viết về một loài cây<br />
Đó là cây gì ? Trồng ở đâu ?<br />
Hình dáng cây như thế nào ?<br />
Cây có lợi ích gì ?<br />
* Bài viết nói về một con vật mà em thích<br />
Đó là con gì, ở đâu ?<br />
Hình dáng con vật ấy có đặc điểm gì nổi bật ?<br />
Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩnh, đáng yêu ?<br />
* Bài viết kể về một việc làm tốt mà em hoặc bạn em đã làm.<br />
Em (bạn em) đã làm việc tốt khi nào ? Ở đâu ? Đó là việc gì ?<br />
Em (bạn em) đã làm như thế nào ?<br />
Em (bạn em) suy nghĩ gì khi làm việc đó ?<br />
b.2. Giúp HS nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn.<br />
Viết câu mở đầu: giới thiệu đối tượng cần viết (có thể diễn đạt bằng <br />
một câu)<br />
Phát triển đoạn văn: Kể về đối tượng, có thể kể theo gợi ý, một gợi ý có <br />
thể diễn đạt 2 đến 3 câu tùy theo năng lực HS. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 16<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ, <br />
mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi <br />
của đối tượng đó đối với cuộc sống, với con người.<br />
Ví dụ: Viết về một loài cây mà em thích<br />
Đó là cây gì, trồng ở đâu ?<br />
Hình dáng cây như thế nào ?<br />
Cây có ích lợi gì ?<br />
Câu mở đầu<br />
Giới thiệu về cây Trong sân trường em trồng rất nhiều cây <br />
phượng nhưng em thích nhất là cây phượng vĩ.<br />
Các câu phát triển<br />
Kể về cây phượng vĩ Cây phượng vĩ cao to, cành dài, lá dày đan vào <br />
nhau. Lá phượng nhỏ, màu xanh sẫm. Đến hè, <br />
hoa phượng nở đỏ rực như màu lửa. …<br />
Câu kết thúc<br />
Nêu cảm nghĩ của em Chúng em luôn coi cây phượng vĩ như người <br />
bạn thân thiết của mình. Được ngồi dưới gốc <br />
phượng vĩ vui chơi là điều chúng em thích <br />
nhất.<br />
<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Tạo không khí sẵn sàng học tập cho HS. Tập thể HS tự giác, tôn trọng <br />
nội qui, nề nếp và làm việc tốt. HS trong trạng thái thoái mái, tỉnh táo.<br />
Tạo mối quan hệ tốt giữa GV và HS thể hiện.<br />
+ GV có thái độ cởi mở, chan hoà, ân cần, quan tâm đến HS, mẫu mực <br />
trong tác phong. GV chuẩn bị bài soạn, sẵn sàng lên lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 17<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
+ GV cần thay đổi nhiều hình thức học tập để tạo cơ hội cho nhiều HS <br />
cùng được tham gia trình bày ý kiến của mình.<br />
+ GV phải hết sức nhạy bén và ứng xử kịp thời các tình huống phát sinh <br />
khi giảng dạy bằng cách chú ý lắng nghe ý kiến của HS để tìm ra ưu khuyết <br />
điểm chính của HS. Từ đó nhận xét, chính sửa, góp ý đánh giá.<br />
+ HS lễ phép, chăm chỉ và tích cực trong học tập. <br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp <br />
Tiết học phải chú ý đến hai mặt giáo dục và giáo dưỡng. Hai mặt này <br />
kết hợp chặt chẽ với nhau.<br />
Luôn luôn chú ý theo dõi thái độ học tập và sự lĩnh hội nội dung bài học <br />
của HS, để có biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời.<br />
Tiết học trên lớp cần căn cứ vào trình độ HS ở lớp.<br />
GV phải có phương pháp truyền đạt, lôgíc, dễ hiểu, dễ nhớ. <br />
GV biết kết hợp lý thuyết với thực hành.<br />
Biết tổ chức tốt cho HS tự học, học theo phương pháp tự tìm từ.<br />
Tập cho các em có thói quen học tập các ý hay trong các bài văn mẫu, đoạn <br />
văn hay, bài làm hay của bạn.<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị của vấn đề nghiên cứu<br />
Sau khi sử dụng các giải pháp trên, tôi tiến hành khảo sát HS viết một <br />
đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về người thân. Tôi nhận thấy kết quả học tập <br />
phân môn Tập làm văn học kì I năm học 20152016 như sau:<br />
Kết quả bảng thống kê kết quả học tập học kỳ I Năm học 2015 2016 <br />
Lớp 2B Hoàn thành Tỉ lệ % Chưa hoàn Tỉ lệ %<br />
thành <br />
Khi chưa thực 21 em 70% 09 em 30%<br />
hiện đề tài<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 18<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Sau khi thực 26 em 86,68% 04 em 13,32%<br />
hiện đề tài<br />
<br />
* Qua bảng thống kê số liệu cho ta thấy tác dụng không nhỏ đến tinh thần, <br />
thái độ học tập của HS. Đa số HS nắm chắc kiến thức bài học, chủ động, tích <br />
cực học tập. Giờ đây các em rất hứng thú học tập, khả năng nói, diễn đạt ý rõ <br />
ràng hơn. Một số em bước đầu đã biết lựa chọn những từ ngữ giàu hình ảnh <br />
nghệ thuật vào nói, viết bước đầu bộc lộ những nét riêng của mình. Những em <br />
trước đây còn nhút nhát, thụ động khi tham gia các hoạt động học tập, nay đã có <br />
nhiều tiến bộ, học tập tích cực hơn, không khí lớp học sôi nổi, tự nhiên hơn, <br />
các em thích học phân môn này hơn.<br />
* Qua quá trình rèn luyện HS bản thân tôi thu được kết quả khảo nghiệm <br />
như sau<br />
Để giảng dạy và giáo dục HS người GV phải thực sự yêu nghề, không <br />
ngại khó khăn vất vả, phải kiên trì và nhiệt tâm.<br />
GV trước khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, lựa chọn <br />
phương pháp tối ưu, phù hợp với đối tượng HS của lớp. Trong quá trình giảng <br />
dạy GV nên kết hợp nhiều phương pháp, nhiều hình thức để khơi gợi sự hứng <br />
thú học tập của các em. Bên cạnh đó GV phải gần gũi, thương yêu, giúp đỡ HS, <br />
không nóng nảy khi HS chưa tiến bộ.<br />
GV làm tốt công tác điều tra nắm rõ đối tượng HS của lớp mình. Lập kế <br />
hoạch phụ đạo cho HS.<br />
Đối với đối tượng HS chưa hoàn thành chúng ta cần quan tâm nhiều hơn, <br />
chỉ bài thật cặn kẽ dù chỉ là những kiến thức từ lớp 2,… Nói chung các em <br />
hổng kiến thức ở đâu thì GV rèn luyện ở đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 19<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
GV hướng dẫn các em học tập có phương pháp và có thói quen tự học bài, <br />
tự làm bài, có thái độ học tập nghiêm túc, kiên trì không nản chí, tự tin trong học <br />
tập. Có kế hoạch xây dựng những đôi bạn cùng học, cùng tiến ngay từ đầu năm <br />
học để tạo điều kiện cho các em giúp đỡ nhau.<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
1. Kết luận<br />
* Đề tài: “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn <br />
ngắn trong giờ học Tập làm văn”. Giúp HS có những bài viết sinh động, sáng <br />
tạo và mang tính riêng biệt đã khép lại nhưng nó đã mở ra cho ta thấy việc dạy <br />
Tập làm văn hay bất cứ phân môn nào khác dựa trên tính tích cực của HS là vấn <br />
đề rất cần thiết hiện nay. Nó đòi hỏi người GV cải tiến phương pháp dạy học <br />
của mình nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Đảm bảo <br />
mục tiêu cuối cùng của nhà trường là giáo dục HS trở thành những con người <br />
phát triển toàn diện.<br />
Từ đó, ta thấy được vai trò của người GV rất quan trọng, chính GV là <br />
người hướng dẫn, gợi mở, cố vấn trong các hoạt động học tập, người mở ra <br />
khả năng tiềm ấn của HS.<br />
* Qua việc thực hiện các giải pháp trên, tôi rút ra bài học sau:<br />
Tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập.<br />
Rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng lời trong mọi hoạt động học tập.<br />
Quan sát thực tế, sử dụng đồ dùng dạy học, câu hỏi gợi ý, dẫn dắt HS <br />
hình thành kỹ năng và kiến thức mới.<br />
Giúp HS luôn suy nghĩ, tìm tòi để phát triển tư duy, học cách ghi nhớ để <br />
nhớ lâu kiến thức.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 20<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Sử dụng nhiều hình thức: thi đua, khen thưởng để khuyến khích các em <br />
nổ lực học tập.<br />
GV có trách nhiệm cao trong giảng dạy để mỗi HS đều đọc thông, viết <br />
thạo. Tạo tiền đề vững chắc cho học tiếp cận kiến thức mới này.<br />
Động viên khuyến khích HS tự học, tự tìm tòi sáng tạo. GV luôn tổ chức, <br />
phối hợp linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp với mọi đối <br />
tượng HS để kích thích sự hứng thú và khả năng diễn đạt của các em.<br />
GV luôn dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn thường kì để thống nhất <br />
phương pháp giảng dạy cho từng phân môn, coi buổi sinh hoạt chuyên môn <br />
hàng tuần là một chuyên đề nhỏ để học tập lẫn nhau.<br />
Chú trọng phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp, rèn kĩ năng <br />
nghe, nói, đọc, viết cho HS. <br />
2. Kiến nghị<br />
* Đối với các cấp lãnh đạo:<br />
Đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo <br />
phục vụ cho GV dạy học.<br />
Trên đây là một số giải pháp của bản thân rút ra từ quá trình dạy học môn <br />
Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng. Dạy học góp phần <br />
đáng kể vào việc nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng mục tiêu đổi mới <br />
phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong HS, đem <br />
lại niềm say mê, hứng thú làm phong phú vốn Tiếng Việt cho các em. Giải pháp <br />
này đã và đang áp dụng tại lớp 2B có hiệu quả. Song đây chưa phải là giải pháp <br />
hữu hiệu nhất trong muôn vàn giải pháp hay của đồng nghiệp, hẳn không tránh <br />
khỏi những khiểm khuyết nhất định.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 21<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
Tôi xin trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp góp phần thực hiện mục tiêu đổi <br />
mới để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.<br />
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của nhà quản lí chuyên môn, Ban <br />
giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp để giải pháp này được hoàn <br />
thiện hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn !<br />
Ea Na, ngày 20 tháng 2 năm 2016<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Phượng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
………………………………………………………<br />
………………………………………………………<br />
………………………………………………………<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 22<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
………………………………………………………<br />
………………………………………………………<br />
………………………………………………………<br />
………………………………………………………<br />
………………………………………………………<br />
………………………………………………………<br />
………………………………………………………<br />
………………………………………………………<br />
………………………………………………………<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
( Ký tên, đóng dấu )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1. Lý do chọn đề tài. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………………1 <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài . . . . . . . . . . . . . . . . …………………..2 <br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 23<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………………3 <br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………… 3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………3<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lý luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………………… 3<br />
2. Thực trạng . . . . . . . . . . . . . . . ……………………… …………………4 <br />
2.1. Thuận lợi khó khăn…………………………………………………… 5<br />
2.2. Thành công hạn chế…………………………………………………… 6 <br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu………………………………………………………6 <br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động……………………………..…7<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra..7 <br />
3. Giải pháp, biện pháp……………………………………………………….7 <br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp…………………………………… 8 <br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp……………..8<br />
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp………………………… 16<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp……………………… 16<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên<br />
cứu ……………………………………………………………………………17<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT <br />
1. Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………..18 <br />
2. Kiến nghị. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . …………19 <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤC VỤ VIẾT ĐỀ TÀI<br />
01. Chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở Tiểu học lớp 2<br />
02. Sách Tiếng Việt lớp 2 ( Tập 1& 2)<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 24<br />
Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết tốt đoạn văn ngắn trong giờ học Tập làm văn<br />
<br />
<br />
03. Sách Tập làm văn lớp 2<br />
04. Một số tài liệu tham khảo khác.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
GV Thực hiện: Nguyễn Thị Phượng –Trường TH Nguyễn Viết Xuân 25<br />