Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU<br />
I. Đặt vấn đề<br />
Năm 2016 có một em học sinh lớp 7 trường tôi, gần nhà tôi ở bị <br />
đau bụng dữ dội, tôi nhìn thấy em nằm lăn lộn, quằn quại thấy rất thương. <br />
Cả nhà vội đưa em đi bệnh viện, khi đưa đến bệnh viện làm các xét nghiệm, <br />
siêu âm thật lâu mới phát hiện được là em bị giun chui cuống mật. Bác sĩ <br />
dùng nhiều biện pháp nhưng không được cuối cùng phải mổ nội soi để gắp <br />
con giun ra. Giun đũa được gắp ra dài khoảng 20 cm, đầu thuôn nhọn nên. Dù <br />
qua cơn nguy hiểm nhưng em vẫn còn đau vì vết mổ và đây có lẽ là việc <br />
không bao giờ em quên được.<br />
<br />
Như chúng ta biết bệnh giun – sán rất phổ biến ở Việt Nam . Theo ước tính, <br />
mỗi năm người Việt Nam mất 28,5 triệu lít máu để nuôi các loại ký sinh <br />
trong cơ thể. Hàng chục triệu người mắc bệnh giun – sán, tỷ lệ nhiễm giun <br />
sán cao ở trẻ em, học sinh, sinh viên.<br />
<br />
Ở tuổi như các học sinh bị nhiễm giun sán thì cũng là bình thường vì các <br />
em hay ăn uống lung tung; ăn quà vặt mọi nơi, mọi chỗ không cần nghĩ đến <br />
chuyện phải giữ vệ sinh; và gia đình thì thường quên không theo dõi để cho <br />
các em uống thuốc tẩy giun định kỳ đúng lịch và các em cũng quên uống <br />
thuốc tẩy giun định kỳ. Nhưng lần đầu chứng kiến cảnh 1 em bị giun chui <br />
cuống mật như trên thật sự tôi thấy vấn đề rất rất nghiêm trọng, tôi thấy <br />
chúng ta không thể coi thường bệnh này.<br />
<br />
Bệnh giun sán thực tế có thể phòng ngừa được và đa số bệnh giun sán cũng <br />
dễ chữa do đó tôi nghĩ mình phải góp phần giáo dục các em phòng chống <br />
bệnh này để hạn chế tác hại của giun sán với các em. Từ năm 2016 đến nay <br />
tôi đảm nhận dạy sinh học 7 tôi đã vận dụng các phương pháp để giúp các <br />
em phòng chống bệnh giun sán và cũng đạt được một số kết quả nhất định, <br />
đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng <br />
chống bệnh giun sán qua môn Sinh học 7”.<br />
<br />
II. Mục đích nghiên cứu: <br />
Nghiên cứu về tác hại của giun sán, các cách tuyền truyền cũng như <br />
phương pháp dạy học để tuyên truyền cho học sinh, người dân phòng bệnh, <br />
phòng tác hại của giun sán hiệu quả, thiết thực.<br />
<br />
<br />
1<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
Giúp mọi người có phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh giun sán đúng <br />
cách, hiệu quả để có một sức khỏe tốt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
I. Cơ sở lí luận của vấn đề<br />
Bệnh giun – sán rất phổ biến ở Việt Nam. Theo ước tính, mỗi <br />
năm người Việt Nam mất 28,5 triệu lít máu để nuôi các loại ký sinh trong cơ <br />
thể. Hàng chục triệu người mắc bệnh giun – sán, tỷ lệ nhiễm giun sán cao ở <br />
trẻ em, học sinh, sinh viên, nông dân, người làm vườn, công nhân trực tiếp <br />
tiếp xúc với môi trường tại các nhà ga, bến xe – nơi có điều kiện sinh hoạt <br />
khó khăn, điều kiện vệ sinh lao động kém. <br />
Bệnh giun sán là bệnh lây truyền từ động vật, thực vật sang người. Có <br />
hàng trăm loài giun – sán gây bệnh ở người, động vật và thực vật. Ấu trùng <br />
giun – sán có thể sống ký sinh ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể người như não, <br />
tim, phổi, gan, thận, mạch máu, bạch huyết, đầu, mặt, cổ, mắt, vùng bụng, <br />
vùng lưng, phúc mạc, dây thần kinh, tủy sống… Mọi lứa tuổi đều có thể <br />
nhiễm và mắc bệnh giun – sán, từ trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai đến các cụ già. <br />
Biến chứng của bệnh giun – sán rất nặng nề như liệt nửa người, nhức đầu <br />
kéo dài, rối loạn tâm thần, phù não, mất khả năng nhìn, mù mắt, viêm não, <br />
xuất huyết não, phù phổi, ho ra máu, ngừng tim đột ngột, đột tử, viêm ruột, <br />
thủng ruột, viêm phúc mạc, đái ra máu, đái dưỡng chấp, phù với bệnh giun chỉ <br />
bạch huyết gây biến chứng tàn tật suốt đời.<br />
Bệnh giun – sán ký sinh ở gan mật, gây viêm gan, apxe gan, ung thư gan. <br />
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chưa có một loại thuốc đặc <br />
hiệu nào điều trị cho tất cả các bệnh giun – sán. Mỗi loại thuốc chỉ có thể <br />
điều trị cho một vài loại giun – sán nhất định. Thậm chí một loại thuốc chỉ có <br />
thể điều trị cho một loài giun – sán. Đây là khó khăn của ngành dược thế giới <br />
cũng như ngành dược Việt Nam. Thuốc Egaten của Thụy Sỹ là thuốc độc <br />
nhất để điều trị bệnh sán lá gan. Thuốc DEC là thuốc độc nhất để điều trị <br />
bệnh giun chỉ bạch huyết gây phù voi, đái đường cấp.<br />
Theo Bệnh Viện Đại học Quốc gia Hà nội thì đã có hơn 10 vạn người gồm <br />
phụ nữ, trẻ em, học sinh, nông dân, công nhân và nhiều thành phần khác đã <br />
được khám và điều trị. Lần lượt nhiều xã, huyện thuộc nhiều tỉnh khác của <br />
miền Bắc như: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Nam Định, Hòa Bình, Yên Bái, <br />
Bắc Giang, Hải Phòng…hàng chục vạn bệnh nhân mắc bệnh giun – sán đã <br />
được điều trị. Tỷ lệ học sinh tiểu học nhiễm giun kim rất cao từ 8090%. Qua <br />
tìm hiểu thì tại huyện Krông Ana, tỉ lệ trẻ em bị mắc bệnh giun sán cũng rất <br />
<br />
2<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
cao dẫn đến tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, thấp còi, thể trạng phát triển <br />
không tốt ảnh hưởng đến tư duy, học tập, vận động.<br />
II. Thực trạng vấn đề<br />
Trước đây tất cả trẻ em từ 2 đến 10 tuổi được hỗ trợ thuốc giun để <br />
phòng bệnh giun định kỳ, trung tâm y tế sẽ lên lịch định kỳ để cho các em <br />
uống thuốc để tránh tác hại của giun nhưng đến trường THCS cho đến khi <br />
lớn thì không được hỗ trợ thuốc để uống phòng giun nữa. Nhưng theo trung <br />
tâm y tế Huyện Krông Ana thì bắt đầu từ năm 2018 thì kể cả trẻ em tiểu học <br />
cũng không được hỗ trợ thuốc phòng bệnh giun nữa. Các em phải được gia <br />
đình quan tâm chăm sóc và tự có định hướng, thời gian cho các em uống thuốc <br />
phòng giun sán.<br />
Qua tìm hiểu học sinh khối 7 khi dạy môn sinh học thì rất nhiều em <br />
chưa quan tâm đến việc phòng bệnh giun gián và kể cả bố mẹ các em cũng <br />
thế, thực tế nhiều bố mẹ còn không để ý đến điều này nhất là bố mẹ học <br />
sinh là người dân tộc thiểu số.<br />
Tôi tiến hành khảo sát học sinh khối 7 mà tôi giảng dạy 2 năm qua với <br />
câu hỏi như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự <br />
những biện pháp, các bước cụ thể, trong đó có nhận xét về vai trò, tác dụng, <br />
hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó.<br />
4. Tính mới của giải pháp: Nêu được tính mới của sáng kiến trong thực <br />
<br />
<br />
Kết quả thu được là:<br />
Năm học 2016 – 2017: Với 81 học sinh khối 7 mà tôi giảng dạy, qua <br />
khảo sát tôi thu được kết quả như sau<br />
<br />
HS uống HS ít uống HS chưa uống<br />
3<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
định kỳ<br />
Số lượng % Số lượng % Số lượng %<br />
20 25 31 38.3 30 36.7<br />
Kết quả thu được là:<br />
Năm học 2017 – 2018: Với 75 học sinh khối 7 mà tôi giảng dạy, qua <br />
khảo sát tôi thu được kết quả như sau<br />
<br />
HS uống HS ít uống HS chưa uống<br />
định kỳ<br />
Số lượng % Số lượng % Số lượng %<br />
18 24 29 38.7 28 37.3<br />
Tôi thấy số lượng HS uống thuốc đều đặn chỉ khoảng 24 25% đúng <br />
định kỳ, số liệu cho thấy trẻ được uống thuốc tẩy giun còn ít so với số lượng <br />
trẻ em nói chung, như vậy chưa thể phòng tránh được nhiều tác hại do bệnh <br />
giun gây ra nhất là đối với trẻ em.<br />
Qua phiếu điều tra cho thấy nguyên nhân ở đây chủ yếu là do bố mẹ <br />
chưa quan tâm đến vấn đề phòng bệnh này cho con cái, bố mẹ các em cứ nghĩ <br />
nhà trường đã cho con mình uống thuốc như ở các trường mẫu giáo. Rồi đa số <br />
bố mẹ làm nông nghiệp nên ít bố mẹ quan tâm đến vấn đề phòng bệnh giun <br />
sán cho con. Và nguyên nhân tiếp theo là các em chưa hiểu rõ về tác hại của <br />
giun sán nên hầu như coi bệnh này là bình thường, chủ quan, chưa có cách <br />
phòng bệnh cho bản thân và gia đình.<br />
Theo bản thân tôi thấy nếu bố mẹ không quan tâm về vấn đề phòng <br />
bệnh giun sán cho con và các con chưa hiểu rõ tác hại của giun sán thì con cái <br />
dễ bị suy dinh dưỡng, mắc các bệnh về đường ruột và các bệnh khác nữa dẫn <br />
đến sức khỏe của trẻ em không thể phát triển tốt được ảnh hưởng đến chiều <br />
cao, cân nặng của trẻ nên có nhiều trẻ ăn uống tốt nhưng vẫn gầy, thấp.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: <br />
Ở chương trình sinh học 7 các em được học về động vật từ động vật <br />
nguyên sinh đến các động vật bậc cao, các em biết được nhiều loại động vật <br />
ký sinh trên người và động vật nhất là chương 3 nói về các ngành giun như <br />
giun dẹp, giun tròn, giun đốt,..<br />
Tôi muốn qua các bài học này tôi giáo dục kỹ hơn cho các em về cách <br />
phòng tránh bệnh giun sán.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
Chương trình sinh học 7 các em được tìm hiểu về thế giới động vật đa dạng, <br />
phong phú từ động vật bé nhỏ như động vật nguyên sinh đến các ngành của <br />
lớp động vật không xương sống, động vật có xương sống.<br />
Chương 1. Tìm hiểu về động vật nguyên sinh<br />
Chương 2. Ngành ruột khoang<br />
Chương 3. Các ngành giun như giun dẹp, giun tròn, giun đốt<br />
Chương 4. Ngành thân mềm<br />
Chương 5. Ngành chân khớp<br />
Chương 6. Ngành động vật có xương sống gồm nhiều lớp, lớp cá, lớp lưỡng <br />
cư, lớp bò sát,.. <br />
Ở mỗi loài động vật các em đều được tìm hiểu về cấu tạo, lối sống, dinh <br />
dưỡng, sinh sản, vai trò cụ thể là lợi ích hay tác hại.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
Lợi ích cụ thể là động vật các em nghiên cứu có lợi ích gì trong đời sống để <br />
từ đó các em biết bảo vệ động vật , có hướng để phát huy lợi ích.<br />
Tác hại: các em biết được tác hại của loài động vật mình đang nghiên cứu từ <br />
đó biết cách phòng tránh tác hại, tiêu diệt động vật gây hại khi cần thiết.<br />
Quan sát, theo dõi trong thực tế bản thân quyết định giới hạn của đề tài <br />
của tôi là giáo dục học sinh về tác hại của giun sán và cách phòng tránh bệnh <br />
giun sán qua một số bài học ở sinh học 7. <br />
Theo tôi để giáo dục học sinh tôi phải sử dụng nhiều hình thức khác nhau <br />
như:<br />
Quá quá trình dạy học sử dụng nhiều phương pháp dạy học cũng như các <br />
câu hỏi để học sinh nhớ, hiểu, biết được tác hại, cách phòng tránh bệnh giun <br />
sán.<br />
Sử dụng câu hỏi nhấn mạnh trong kiểm tra đánh giá để học sinh vận dụng <br />
được kiến thức trả lời câu hỏi, từ đó học sinh biết vận dụng kiến thức vào <br />
cuộc sống.<br />
Tìm hiểu, điều tra thực tế trước và sau khi giáo dục để nắm được tình hình, <br />
nếu khó khăn thì có cách giúp đỡ phù hợp, .. <br />
1. Giáo dục qua các bài học<br />
Bắt đầu sang chương 3 các ngành giun, tôi sẽ cho các em quan sát một số hình <br />
ảnh về giun sán (hình ảnh sưu tầm trên mạng xã hội), 1 đoạn video về tác hại <br />
của giun sán. Ví dụ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong quá trình dạy học ở mỗi loài giun sán tôi đều cho các em nghiên <br />
cứu kỹ về dinh dưỡng, cấu tạo, lối sống, vòng đời và tác hại của động vật <br />
sau đó. Sau đó yêu cầu các em nghiên cứu kỹ về nguyên nhân mắc bệnh và <br />
cách phòng tránh để từ đó giáo dục các em phòng bệnh về giun sán. <br />
Tôi dành thời gian để kiểm tra các em có vận dụng vào thực tế hay không, vận <br />
dụng ra sao, có hiệu quả không bằng nhiều hình thức như quan sát, tìm hiểu <br />
qua trao đổi, giao bài tập, kiểm tra đánh giá.<br />
1.1. Bài Sán lá gan – Đặc điểm của ngành giun dẹp<br />
<br />
<br />
Hoạt động của GV Hoạt động của HS<br />
<br />
Tôi cho các em quan sát hình ảnh về sán lá Học sinh theo dõi video và một số <br />
gan. Ví dụ hình ảnh về sán lá gan.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hs nhận biết được hình dạng, màu <br />
sắc, nơi sống của sán lá gan<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cá nhân HS quan sát hình11.1 <br />
SGK, kết hợp với thông tin về cấu <br />
tạo, dinh dưỡng, sinh sản...<br />
Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến <br />
Tôi yêu cầu HS quan sát hình 11.1 trong <br />
Cơ thể sán lá gan hình lá, dẹp, dài <br />
SGK trang 40, đọc thông tin trong SGK, <br />
2 5 cm màu đỏ máu. Mắt, lông bơi <br />
thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi<br />
tiêu giảm, ngược lại các giác bám <br />
? Trình bày đặc điểm, cấu tạo, nơi sống, di <br />
phát triển<br />
chuyển của sán lá gan.<br />
Các nhóm trình bày, nhận xét<br />
Gọi các nhóm trình bày đáp án<br />
GV nhận xét bổ sung hoàn thiện<br />
Hoạt động. Dinh dưỡng<br />
<br />
HS nghiên cứu thông tin<br />
? Sán lá gan bám vào vật chủ bằng cách nào Dùng 2 giác bám chắc vào nội <br />
tạng của vật chủ <br />
? Cách dinh dưỡng của sán lá gan. Hút chất dinh dưỡng từ môi <br />
trường kí sinh, đưa vào 2 nhánh <br />
GV nhận xét ruột vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi <br />
? Qua dinh dưỡng của sán lá gan em thấy cơ thể.<br />
trâu bò sẽ như thế nào khi bị nhiễm sán?<br />
Trâu bò bị mất chất dinh dưỡng, <br />
gầy, chậm lớn. Trâu bò bị nhiễm <br />
sán càng nhiều thì càng gầy, càng <br />
còi cọc chậm lớn.<br />
* Tiểu kết: <br />
Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng của vật chủ. Hầu có cơ khỏe giúp <br />
miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường kí sinh, đưa vào 2 nhánh ruột vừa dẫn <br />
chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.<br />
Hoạt động 3. Sinh sản<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
Để giáo dục về phòng tránh bệnh sán lá gan 1. Cơ quan sinh dục.<br />
thì tôi quan tâm kỹ hơn về vòng đời 2. Vòng đời.<br />
Tôi cho học sinh quan sát hình ảnh về HS theo dõi<br />
vòng đời của sán lá gan<br />
? Hãy cho biết vòng đời của sán lá sẽ bị ảnh <br />
hưởng thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra <br />
các tình huống sau:<br />
Trứng sán lá gan không gặp nước<br />
HS trả lời, nhận xét cho nhau để <br />
Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích <br />
thấy sán lá gan sống rất dai, trải <br />
hợp?<br />
qua nhiều giai đoạn biến thái khác <br />
Kén sán bám vào rau bèo... chờ mãi không <br />
nhau nên khó tiêu diệt.<br />
gặp trâu bò ăn phải?<br />
Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống <br />
như thế nào?<br />
GV nhận xét các ý kiến của HS<br />
Sán ( trong trâu bò) trứng ấu <br />
? Quan sát hình 11.2 SGK. Em hãy viết sơ <br />
trùng ấu trùng ký sinh ở ốc ấu <br />
đồ vòng đời của sán lá gan.<br />
trùng có đuôi sống ở môi trường <br />
GV: Trâu bò ở nước ta mắc bệnh sán lá <br />
nước kết kén bám vào cây rau, <br />
gan với tỉ lệ cao, vì chúng làm việc hoặc <br />
hay sống trong môi trường đất ngập nước. bèo.<br />
HS các nhóm bổ sung hoàn thiện<br />
Trong môi trường đó có rất nhiều ốc nhỏ là <br />
vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng <br />
sán lá lá gan. Thêm nữa, trâu bò thường ăn <br />
các cây cỏ từ thiên nhiên, uống nước, có các <br />
kén sán bám ở đó rất nhiều.<br />
Qua vòng đời của sán lá gan em sẽ phòng <br />
bệnh sán lá gan cho trâu bò như thế nào? Hs vận dụng kiến thức suy nghĩ <br />
các cách để phòng bệnh sán lá gan <br />
cho trâu bò, như<br />
+ Không cho trâu bò ăn thực vật <br />
Nếu biết trâu bò bị nhiễm sán em có ăn thịt thủy sinh hoặc rửa kỹ rau bèo bằng <br />
trâu bò không? nước muối trước khi cho trâu bò <br />
ăn.<br />
+ Không để trâu bò ăn ốc<br />
+ Cho trâu bò uống thuốc tấy giun, <br />
sán...<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
Khi dạy bài này tôi thấy học sinh quan sát hình ảnh xong đã có cảm <br />
giác sợ tác hại của loài sán này, khi học về dinh dưỡng thấy sán có giác bám, <br />
bám chắc vào nội tạng vật chủ để hút chất dinh dưỡng học sinh sẽ thấy sán <br />
lấy rất nhiều chất dinh dưỡng của vật chủ, nếu vật chủ bị nhiễm sán nhiều <br />
sẽ bị chậm lớn, người nuôi tốn kém mà không đạt hiệu quả cao thậm chí còn <br />
lỗ vốn. Với các nội dung vừa được tìm hiểu thì học sinh sẽ suy nghĩ phải <br />
phòng bệnh sán cho trâu bò nhà mình và mình không nên ăn trâu bò bị nhiễm <br />
sán.<br />
Tôi thường giao việc và kiểm tra bằng nhiều cách như có thể hỏi học <br />
sinh: Em đã phòng, chữa bệnh sán cho trâu bò, động vật nhà em như thế nào?<br />
Học sinh làm và báo cáo việc làm của mình.<br />
Từ phần trả lời hay bài báo cáo của học sinh mà tôi động viên, khen <br />
những học sinh có biện pháp phòng bệnh cho động vật kịp thời hoặc góp ý bổ <br />
sung khi thấy chưa phù hợp.<br />
1.2. Ở bài 12. Một số giun dẹp khác<br />
Tôi yêu cầu mỗi nhóm về nhà nghiên cứu thông tin về các đại diện <br />
của giun dẹp như sán lá máu, sán bã trầu, sán dây. Mỗi đại diện tìm hiểu cụ <br />
thể về nơi sống, đặc điểm, cách xâm nhập, tác hại, cách phòng tránh. Khuyến <br />
khích các nhóm làm trên Word hoặc power point để trình chiếu cho các bạn <br />
theo dõi, bổ sung.<br />
Đến tiết học tôi yêu cầu mỗi nhóm trình bày 1 đại diện, nhóm khác bổ <br />
sung hoàn thiện để học sinh nắm rõ tác hại và cách phòng tránh các loài sán <br />
trên.<br />
Có nhóm 2 ở lớp 7A2 (NH: 2018 – 2019) đã trình bày nội dung về sán <br />
dây rất cụ thể, nên sau đó tôi đã giới thiệu nội dung với lớp khác để các em <br />
tham khảo học hỏi lẫn nhau. Nội dung bài báo cáo của học sinh như sau: <br />
Sán dây<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
+ Nơi sống của sán dây: kí sinh ở ruột non người và cơ bắp trâu, bò.<br />
+ Đặc điểm cơ thể: Đầu sán nhỏ có giác bám, thân sán gồm hàng trăm đốt, <br />
ruột tiêu giảm, bề mặt cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Mỗi đốt sán đều <br />
mang một cơ quan sinh dục lưỡng tính. Các đốt cuối cùng chứa đầy trứng. <br />
+ Cách xâm nhập: Trâu, bò, lợn ăn phải, ấu trùng phát triển thành nang sán. <br />
Người ăn phải thịt trâu, bò, lợn gạo, sẽ mắc bệnh sán dây.<br />
+ Tác hại: Sán xâm nhập vào trâu, bò, lợn, chó, ... gây ra xanh xao, chậm lớn <br />
và dễ lây lan sang người.<br />
Bệnh sán dây xâm nhập vào người gọi là bệnh nhiễm lợn gạo, khi ấu <br />
trùng gây bệnh lợn gạo cho người thì các triệu chứng thể hiện tùy thuộc vào <br />
cơ quan chúng gây bệnh như:<br />
Lợn gạo ở não: Nếu ấu trùng sán định cư tại não thì chúng có thể gây ra tăng <br />
áp lực nội sọ gây nhức đầu, động kinh cục bộ, suy giảm trí tuệ, yếu, liệt chi <br />
thậm chí có thể rối loạn tâm thần. Tất cả các triệu chứng trên ở mức độ nào <br />
còn tùy thuộc vào số lượng và vị trí định cư của ấu trùng sán trong não người. <br />
Lợn gạo ở mắt: Ấu trùng có thể định cư tại hốc mắt, mí mắt, kết mạc mắt <br />
hoặc trong mắt chúng có thể gây ra những rối loạn thị gác và tùy vào vị trí của <br />
ấu trùng định cư ở mắt.<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
Lợn gạo ở trong tế bào cơ: ít có biểu hiện lâm sàng trừ khi với số lượng <br />
nhiều chúng có thể gây đau cơ và sau thời gian dài chúng sẽ bị vôi hóa ngay <br />
trong cơ, nơi chúng định cư.<br />
Lợn gạo ở dưới da: có thể thấy những nốt lổn nhổn có thể sờ thấy rõ, đôi <br />
khi chúng gây ngứa.<br />
Qua đây ta thấy sự nguy hiểm của sán dây đối với động vật, người.<br />
+ Cách phòng bệnh: để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán <br />
dây lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, khuyến cáo người dân:<br />
Không ăn thịt lợn, gan lợn hoặc thịt trâu bò chưa nấu chín như nem, thính, <br />
nem chua, tré, thịt lợn tái, gan tái, thịt trâu, bò tái; kết hợp với các ngành chức <br />
năng kiểm tra chặt chẽ các lò mổ lợn, trâu bò và loại bỏ các con vật mang ấu <br />
trùng sán; không ăn rau sống, không uống nước lã.<br />
Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng <br />
thành trong ruột. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không nuôi lợn thả rông.<br />
Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế <br />
bừa bãi.<br />
Quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn vệ sinh các lò mổ lợn (heo).<br />
Theo em thì trẻ em phải giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch trước khi ăn và sau <br />
khi đi vệ sinh, không mút tay, không ngậm tay vào miệng<br />
+ Nếu nghi ngờ bản thân bị mắc bệnh sán thì để chẩn đoán bệnh sán <br />
lợn ở người, có thể chọc hút nang sán dưới da, xét nghiệm công thức máu, <br />
dịch não tủy (bạch cầu ái toan tăng), lấy máu làm phản ứng ELISA. Nếu có <br />
các biểu hiện thần kinh, cần chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ <br />
(MRI) não.<br />
+ Cách điều trị khi bị bệnh sán dây: Phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp <br />
thời ngay khi phát hiện có đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán lợn. Việc <br />
điều trị bệnh ấu trùng sán dây lợn phải thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị <br />
phương tiện cấp cứu và phải được theo dõi. Không nên điều trị bằng thuốc <br />
đông y, thuốc nam hoặc các thuốc cổ điển đối với bệnh sán dây lợn vì dể xảy <br />
ra biến chứng nguy hiểm.<br />
Điều trị bệnh sán dây nói chung ngoài các thuốc đặc hiệu cần phải điều trị kết <br />
hợp các triệu chứng, di chứng mà ấu trùng sán gây ra cho những cơ quan tổ <br />
chức khác nhau trong cơ thể. Trong trường hợp những nang sán ở những vị trí <br />
có thể can thiệp bằng phẫu thuật lấy nang sán thì tiến hành phẫu thuật.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mẫu sán dây thu hồi tại Phòng khám bệnh Chuyên khoa Ký sinh trùng, Viện <br />
Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng TP. HCM.<br />
<br />
Trong khi 2 học sinh nhóm trình bày thì các bạn học sinh đều rất ngỡ <br />
ngàng, vẻ hoảng sợ sau đó nhìn vẻ mặt rất quyết tâm phải phòng tránh cho <br />
mình bệnh sán dây.<br />
Và bản thân là giáo viên dạy sinh học nhưng nhìn hình ảnh và nội dung của <br />
các em bản thân cũng thấy rất nổi da gà vì sợ và nghĩ bản thân mình cũng phải <br />
cố gắng phòng tránh bệnh sán dây cho mình, người thân của mình.<br />
1.3. Bài Giun đũa<br />
Đối với bài giun đũa trong quá trình dạy học tôi nhấn mạnh các câu hỏi về tác <br />
hại, cách phòng tránh bệnh giun đũa và yêu cầu các em trả lời hoặc hoạt động <br />
nhóm trả lời để hiểu rõ bản chất, như:<br />
? Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui vào ống mật của người? Hậu <br />
quả gây ra như thế nào đối với con người?<br />
Học sinh biết được đặc điểm giun đũa thuôn 2 đầu có thể chui rúc trong ruột, <br />
một số nội tạng người và có thể chui vào ống mật. Khi chui vào ống mật <br />
người bệnh sẽ đau bụng dữ dội và rối loạn tiêu hóa do ống mật bị tắc.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
14<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
? Đối tượng nào thường mắc bệnh giun đũa? Nêu các bệnh do giun đũa gây <br />
ra?<br />
Các em biết trẻ em thường mắc bệnh giun đũa do thói quen mút tay, không giữ <br />
vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ăn uống lung tung, không giữ vệ sinh ăn uống, ...<br />
? Qua vòng đời của giun đũa em thấy hoạt động “ rửa tay trước khi ăn và <br />
không ăn rau sống” có liên quan gì đến bệnh giun đũa?<br />
? Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun 1 – 2 lần trong 1 năm?<br />
? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người.<br />
Khi 1 học sinh trả lời, học sinh khác lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn thì <br />
kiến thức các em sẽ thu được đầy đủ hơn, tôi bổ sung thêm kiến thức, hình <br />
ảnh.<br />
Ở bài này từ câu trả lời của các em tôi tóm lược kiến thức cho các em: <br />
Đối với trẻ em, giun có thể bị nhiễm do ăn thức ăn không sạch hay nấu chưa <br />
chín, uống nước chưa đun sôi, ăn các loại rau quả chưa được rửa sạch, tay <br />
bẩn, nguồn nước không vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày tiếp xúc trực tiếp với <br />
môi trường đất, nguồn không khí bị ô nhiễm. Trẻ cũng có thể bị nhiễm giun <br />
khi đưa đồ chơi bẩn vào miệng, cầm nắm thức ăn, không rửa tay sau khi đi vệ <br />
sinh.<br />
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.<br />
Giữ vệ sinh cá nhân như cắt móng tay, móng chân ngắn, sạch sẽ.<br />
Thực hiện ăn chín, uống sôi, rau sống cần rửa thật kỹ và sạch trước khi ăn.<br />
Đi giày, dép, găng tay khi tiếp xúc với đất ẩm.<br />
Vệ sinh môi trường xung quanh, không phóng uế bừa bãi.<br />
Theo tôi, qua các nội dung đã học, tìm hiểu thì chắc chắn các em sẽ thấy được <br />
tác hại gây ra do giun đũa và biết cách phòng bệnh.<br />
+ Đến tiết học sau tôi sử dụng các câu hỏi trên làm câu hỏi kiểm tra bài <br />
cũ như:<br />
Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui vào ống mật của người? Hậu <br />
quả gây ra như thế nào đối với con người?<br />
15<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
Nêu các biện pháp để phòng bệnh giun đũa ở trẻ em?<br />
1.4. Một số giun tròn khác<br />
Ở bài giun đũa, tôi giao các em về nhà tìm hiểu kỹ cho tôi về giun kim, vòng <br />
đời, tác hại của giun kim, cách phòng bệnh.<br />
Đến bài học, tôi giành nhiều thời gian hơn về phần giun kim. Yêu cầu học <br />
sinh theo dõi và trình bày vòng đời của giun kim sau đó cho các nhóm trả lời <br />
câu hỏi sau<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Khi học sinh trả lời được các câu hỏi trên, thảo luận nhận xét cho nhau thì học <br />
sinh sẽ có được kiến thức về giun kim như là: Giun kim gây ngứa ở hậu môn <br />
trẻ em, trẻ em có thói quen mút tay nên giun kim khép kín được vòng đời. Và <br />
học sinh sẽ biết được các biện pháp phòng bệnh giun kim, cơ bản nhất là <br />
không mút tay, giữ vệ sinh tay, uống thuốc tẩy giun định kỳ, rồi tiếp đến là vệ <br />
sinh ăn uống,..<br />
2. Giáo dục qua kiểm tra đánh giá<br />
Sử dụng các câu hỏi vận dụng khi kiểm tra bài cũ hay kiểm tra định kỳ như:<br />
+ Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa có thể chui vào ống mật của người? <br />
Hậu quả gây ra như thế nào đối với con người?<br />
+ Tại sao trẻ em thường hay bị nhiễm bệnh giun sán nhiều hơn người <br />
lớn?<br />
+ Em đã uống thuốc giun định kỳ chưa? Theo em thời gian tẩy giun định <br />
kỳ là bao nhiêu tháng 1 lần?<br />
+ Em có biện pháp gì để bảo vệ gia đình và người thân tránh bị bệnh <br />
giun sán?<br />
+ Nhiều bạn thích ăn gỏi cá, bò tái, theo em có tốt không? Em sẽ ăn <br />
cùng bạn hay khuyên bạn không nên ăn và nếu khuyên thì khuyên thế nào?<br />
Sau khi kiểm tra qua kết quả trả lời của học sinh mà tôi có nhận xét phù hợp, <br />
nếu em nào chưa nắm được vấn đề thì tôi sẽ cùng các em khác giúp đỡ, hoàn <br />
chỉnh về kiến thức cho các em.<br />
16<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
3. Qua tìm hiểu thực tế<br />
Trước khi sang chương 3 các ngành giun, tôi hỏi học sinh đã uống thuốc <br />
tẩy giun định kỳ chưa? Khi nào thì các em uống thuốc tẩy giun? Theo hiểu <br />
biết của các em giun sán có hại cho người và động vật không?<br />
Tôi ghi lại số lượng, lắng nghe kiến thức của các em trao đổi, chưa nhận xét <br />
đúng sai mà chỉ ghi tóm tắt lưu lại.<br />
Sau khi dạy học và giáo dục xong chương 3, tôi hỏi học sinh lại các câu <br />
hỏi:<br />
Vậy giun sán có hại cho người và động vật không?<br />
Em đã uống thuốc tẩy giun chưa?<br />
Định kỳ uống thuốc tẩy giun như thế nào?<br />
Tôi cho các em so sánh lại các câu trả lời, số lượng thu thập với trước <br />
đó để thấy được nhận thức, hiểu biết của các em đã thay đổi như thế nào.<br />
Những em chưa uống thuốc tẩy giun tôi hỏi rõ lý do. Nếu các em chưa <br />
đến kỳ uống thuốc xổ giun thì tôi khuyên các em ghi lại lịch để nhớ đến kỳ <br />
phải uống.<br />
Nếu vì bố mẹ chưa quan tâm cho em uống thuốc thì tôi nhắc các em về <br />
trao đổi với bố mẹ để uống thuốc xổ giun, nếu bố mẹ chưa quan tâm thì tôi <br />
sẽ nhắc bố mẹ các em bằng cách gọi điện thoại hoặc trực tiếp đến nhà trao <br />
đổi.<br />
Nếu gia đình khó khăn tôi sẽ tìm cách hỗ trợ như trao đổi với nhân viên <br />
y tế hỏi xem có thuốc không để hỗ trợ cho các em, nếu khó khăn quá tôi sẽ <br />
nhờ đến hội cha mẹ học sinh các lớp để xin hỗ trợ cho các em khó khăn mỗi <br />
em 1 viên thuốc xổ giun.<br />
VD. Năm học 2017 – 2018 tôi trực tiếp giảng dạy lớp 7A7, lớp này có <br />
nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi giảng dạy, tuyên truyền vận <br />
động nhiều lần các em về uống thuốc tẩy giun định kỳ thì trong lớp vẫn có 2 <br />
em chưa uống, 1 em là người đồng bào thiểu số nhà có hoàn cảnh khó khăn <br />
nên mẹ em chưa cho uống thuốc, 1 em nhà cũng có hoàn cảnh khó khăn chưa <br />
uống thuốc được, tôi đã gặp giáo viên chủ nhiệm và hội cha mẹ học sinh đề <br />
nghị tặng 2 em 2 viên thuốc phòng bệnh giun, hội cha mẹ học sinh rất vui vẻ <br />
ủng hộ.<br />
IV. Tính mới của giải pháp <br />
Nâng cao được nhận thức của học sinh về bảo vệ sức khỏe cho bản <br />
thân phòng tránh các bệnh về giun, sán. Tuyên truyền lan rộng đến người thân <br />
để cùng bảo vệ sức khỏe.<br />
V. Hiệu quả SKKN<br />
Sau khi áp dụng 2 năm với các lớp bản thân tôi giảng dạy sinh học 7 tôi <br />
đã thấy sự chuyển biến rõ rệt trong hành động, nhận thức của học sinh.<br />
<br />
17<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
Trước khi thực hiện tôi đã tìm hiểu số lượng học sinh uống thuốc tẩy <br />
giun từ khi lên lớp 6 thấy còn ít nhưng sau khi giảng dạy, tuyên truyền, vận <br />
động, tôi đã khảo sát lại, thu được kết quả khả quan là các em đã về đề nghị <br />
bố mẹ cho uống thuốc tẩy giun để phòng tránh bệnh giun sán.<br />
Năm học 2016 – 2017: Khi giảng dạy vận động đợt 1, khoảng 2 tuần <br />
sau tôi hỏi lại thì đã có 68/81 đã được uống thuốc, tôi hỏi nguyên nhân những <br />
em còn lại ròi tiếp tục vận động, giáo dục, sau 2 tuần thì chỉ còn 5 em chưa <br />
uống trong đó có 3 học sinh bố mẹ sợ thuốc độc hại nên không cho uống, tôi <br />
đã gặp trực tiếp trao đổi và kết quả chỉ còn 2 em nhà hoàn cảnh khó khăn, bố <br />
mẹ đi làm xa chưa được uống và tôi đã nhờ sự hỗ trợ của giáo viên chủ nhiệm <br />
và hội cha mẹ học sinh của lớp kết quả 81 học sinh đã uống thuốc tẩy giun <br />
định kỳ.<br />
Năm học 2017 – 2018: Cũng như năm trước tôi cũng thường xuyên giáo <br />
dục, vận động, tuyên truyền để các em hiểu rõ tác hại và có cách tuyên truyền <br />
với bố mẹ để được uống thuốc bảo vệ bản thân, sau nhiều đợt tuyên truyền <br />
hỏi han thì đã có 75/75 học sinh được uống thuốc phòng bệnh giun sán, trong <br />
đó có 3 học sinh được cô giáo, hội cha mẹ giúp đỡ về thuốc.<br />
<br />
<br />
Phần thứ ba: Kết luận, kiến nghị<br />
I. Kết luận: <br />
Qua thực hiện đề tài tôi thấy học sinh có hứng thú hơn trong các tiết <br />
học và chăm chú tìm hiểu về đời sống, tác hại của các loài giun sán từ đó biết <br />
bảo vệ sức khỏe để tránh các bệnh giun sán, biết cách xử lý để tránh tác hại <br />
của giun sán.<br />
Các em còn là nguồn tuyên truyền thông tin rất tốt đến mọi người <br />
xung quanh, người thân về bảo vệ bản thân trước các bệnh giun sán.<br />
II. Kiến nghị: không<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
Sách sinh học 7<br />
Hình ảnh, thông tin trên VTV và Internet<br />
Người viết <br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP TRƯỜNG<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………….<br />
<br />
<br />
18<br />
Tên đề tài: Một số kinh nghiệm giúp học sinh phòng chống bệnh giun sán qua môn Sinh <br />
học 7<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………….<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………….<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH CẤP HUYỆN<br />
<br />
<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………….<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………….<br />
……………………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………………<br />
…………………………………………………………………………………….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />