intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Chia sẻ: Ngô Thị Thu Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

895
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non các giáo viên có thể giúp trẻ mầm non được giáo dục 1 cách toàn diện và đầy đủ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ MẦM NON Trường Mầm non Hoa Lư – Quận I Chất lượng và lương tâm thầy cô giáo quyết định chất lượng giáo dục Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo
  2. THỰC TRẠNG HIỆN NAY : - Tất cả các CB-GV-CNV đang tích cực học và làm theo gương đạo đức HCM. - Chương trình mới tạo môi trường gần gũi tình cảm nên giáo dục đạo đức dễ dàng hơn. - Nội dung trọng tâm của chương trình có thực hiện chuyên đề lễ giáo trong trường mầm non. - Có nhiều lễ hội, sự kiện để tạo tình huống giáo dục đạo đức cho trẻ. - Tuy nhiên còn một số giáo viên chưa chú ý đầu tư nhiều cho giáo dục đạo đức mà chủ yếu là kiến thức và kỹ năng. - Phụ huynh gồm ông bà cha mẹ quá cưng chiều và cho rằng trẻ còn nhỏ chưa cần phải giáo dục đạo đức. - Phụ huynh còn giao khóan trẻ ở trường cho giáo viên, ở nhà cho người giúp việc, thiếu sự quan tâm của bố mẹ với nhiều lý do khác nhau, không dạy dỗ trẻ còn nhỏ, khi lớn rất khó uốn nắn. - Bố mẹ ly dị, gia đình không hạnh phúc tác động ảnh hưởng đến trẻ. - Càng lúc càng có nhiều trẻ khuyết tật, trẻ trầm cảm, giáo viên ít được học giáo dục trẻ khuyết tật nên gặp nhiều khó khăn. - Kể cả người quản lý trường học còn thiết sự quan tâm việc giáo dục đạo đức cho trẻ, thiếu phong trào, thiếu nội dung, thiếu biện pháp. Trước khi nói về hệ thống giáo dục đạo đức trong trường mầm non chúng ta cần xác định rõ các mục tiêu phát triển của trường mầm non như phát triển thể chất , phát triển nhận thức,phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ và phát triển tình cảm xã hội. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC : - Đối với trẻ mầm non trường, lớp, cô giáo … của trường mầm non là đặc biệt quan trọng gắn liền với trẻ vì thời gian tổ chức họat động học tập, vui chơi, ăn ngủ của trẻ tại trường là chính và rất dài từ 7 giờ sáng đến 5 giờ hoặc 6 giờ tối, về nhà chỉ để ăn 1 buổi tối , ngủ đêm và lại tiếp tục đến trường ngày hôm sau.
  3. - Mọi nhân cách, tính cách các biểu hiện của cá nhân đều thể hiện ở trường lớp thông qua cô giáo, bạn bè, các đồ dùng đồ chơi của trẻ vì thế môi trường giáo dục của trường mầm non phải là nơi tốt nhất giúp trẻ phát triển một cách tòan diện với mục tiêu cuối cùng là chuẩn bị cho trẻ có tâm thế tốt nhất khi trẻ vào lớp Một. Đối với trường mầm non muốn có môi trường giáo dục tốt cần các điều kiện như sau : Các yêu cầu : * Môi trường sư phạm : - Không khí nhóm lớp vui vẻ luôn có họat động náo nức phù hợp với tâm sinh lý trẻ. - Giáo viên thương yêu gần gũi đúng mực trong giao tiếp với trẻ , không qua nuông chiều cũng không quá khó khăn. - Cần tạo bầu không khí tâm lý tốt trong sáng giáo viên làm gương cho trẻ từ lời nói , dáng đi, cử chỉ, hành vi không chỉ trong giờ học mà ổ mọi lúc mọi nơi vì trẻ có thể bắc chước bất kỳ ở đâu. - Tạo tâm lý an tòan tự tin mạnh dạn khi giao tiếp của trẻ với cô, với mọi người lớn xung quanh trẻ và giữa trẻ với trẻ. * Môi trường vệ sinh : - Phải có CSVC trường lớp sạch đẹp khang trang phù hợp lứa tuổi tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ thể hiện những gì cô dạy và những điều trẻ tự khám phá. - Môi trường vệ sinh phải luôn sạch đẹp để thông qua môi trường vệ sinh giáo dục hành vi văn minh nề nếp trong mọi sinh họat. Các biện pháp : - Giáo viên mầm non phải được đào tạo đúng và trên chuẩn. - Đời sống của giáo viên mầm non phải được đảm bảo tốt hơn, đầy đủ hơn để GV tòan tâm tòan ý trong công việc và nhất là đối xử công bằng với tất cả trẻ. - Giáo viên cần được nâng cao thêm nhu cầu đời sống tinh thần, chất lượng cuộc sống cá nhân GV phải cao thì mới giáo dục trẻ tốt nhất đúng với thời kỳ hội nhập.
  4. - Để đáp ứng nhu cầu với chương trình mới người quản lý cần được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhiều hơn, cần được tham quan trong nước và nước ngòai. - Yêu cầu về CSVC phải đáp ứng tốt cho việc thực hiện chương trình mới, hiện đại, phù hợp với lứa tuổi về quy cách thẩm mỹ đa dạng và phong phú. NỘI DUNG GIÁO DỤC : Yêu cầu : - Bám sát chương trình thực hiện đầy đủ các chủ đề trong năm học và tổ chức lễ hội, sự kiện để trẻ tham gia họat động. - Luôn luôn trong mọi họat động giáo dục trẻ đều phải cân đối đồng bộ 3 mục đích yêu cầu như : kiến thức, kỹ năng, thái độ (sau mỗi một họat động nào đó dạy trẻ có thái độ hành vi đúng đắn , có tình cảm xúc cảm đạo đức). - Giáo dục đạo đức mọi lúc mọi nơi khi học, chơi, ăn ngủ cũng như các họat động tổ chức đời sống trong lớp đều có tình huống để xử lý để dạy dỗ nhắc nhở, lặp đi lặp lại vì trẻ mau nhớ nhưng cũng dễ quên. - Giáo dục đạo đức cho trẻ không cứng nhắc, cần nhẹ nhàng gần gũi và phù hợp tâm sinh lý trẻ (trẻ nhỏ hay bắt chước) vì vậy giáo dục đạo đức cho trẻ tốt nhất thông qua gương của người lớn xung quanh trẻ như cô giáo, cô chú công nhân viên, bố mẹ, bạn bè. Biện pháp : - Dạy đạo đức cho trẻ qua gương của mình đòi hỏi mỗi GV mầm non cần tu dưỡng rèn luyện trở thành 1 giáo viên mẫu mực từ lời nói đến cử chỉ, phong cách. Dạy trẻ mầm non là "dạy ăn, dạy nói, dạy gói, dạy mở". - Trẻ dễ trở thành bản sao của cô giáo : cô nói nhỏ, nhẹ nhàng trẻ sẽ học theo, cô nói nhanh, to, ồn ào, trẻ cũng giống cô, cô dịu dàng hay mạnh bạo, cô vui tươi hay sầu não đều ảnh hưởng đến trẻ. Học gương người tốt việc tốt thông qua bạn bè của trẻ và được sự hỗ trợ của người lớn.
  5. - Phải thực hiện đầy đủ nội dung chương trình mới do Bộ ban hành. Dạy lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục, kể cả việc giáo dục đạo đức cho trẻ. - Tạo điều kiện CSVC tốt để giáo viên có phương tiện dạy học tốt. - Dạy đạo đức thông qua họat động vui chơi vừa chơi vừa học giúp trẻ dễ hiểu và nhớ lâu. - Dạy đạo đức thông qua các họat động như kể chuyện, đóng kịch, đọc thơ, hát múa, họat động vui chơi, họat động lao động. - Dạy nề nếp vệ sinh thông qua việc tổ chức chế độ sinh họat trong trường mầm non, dạy mọi lúc mọi nơi cho trẻ. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC : Yêu cầu : - Thực hiện chương trình mới là đồng nghĩa với đổi mới phương pháp. Dạy học ở mầm non lấy trẻ làm trọng tâm dạy theo năng lực của trẻ không gò ép áp đặt trẻ mà là gợi mở, gợi ý để trẻ tự khám phá vấn đề. - Giáo dục cho trẻ là việc làm thường xuyên mọi lúc mọi nơi , nhắc đi nhắc lại không phải chỉ hướng dẫn 1 lần rồi bỏ. - Giáo dục đạo đức cho trẻ cần phù hợp tâm sinh lý trẻ, phù hợp lứa tuổi và nhất là phải phù hợp với đặc điểm cá nhân trẻ. Biện pháp : - Gởi GV tham gia học chuyên môn chương trình mới - Cung cấp đầy đủ các phương tiện tài liệu chương trình mới để GV tự học tự tham khảo - Tổ chức học tập dự giờ thăm lớp trong Quận và ngòai Quận để nâng cao chất lượng phương pháp giảng dạy. - Tổ chức các chuyên đề lễ giáo, các ngày lễ hội, các sự kiện, thông qua các họat động này nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ.
  6. - Dạy đạo đức cho trẻ không phải là lên lớp, giải thích, giáo điều mà thông qua các họat động, các tình huống được xử lý đối với trẻ. - Đối với trẻ không nói suông mà phải có giáo cụ trực quan sinh động, hình ảnh, cử chỉ trong sinh họat, trong giao tiếp với cô, với bạn, với mọi người xung quanh. - Giáo dục đạo đức không phải là áp dụng 1 biện pháp cho nhiều trẻ cùng 1 lúc mà giáo viên phải biết chọn lựa biện pháp, phương pháp riêng cho từng đối tượng trẻ , từng hòan cảnh riêng của từng trẻ. - Thực hiện nhận xét đánh giá cá nhân trẻ theo từng năm học để có cơ sở phát hiện sớm năng khiếu cá tính và tiếp tục có biện pháp tốt nhất giúp trẻ phát triển 1 cách tòan diện. Các kiến nghị : - Làm sao để giáo viên mầm non có đời sống chất lượng cao giúp GV an tâm công tác yêu nghề yêu trẻ tận tụy với công việc . Vì cô mầm non cần phải tạo môi trường trong sáng vui tươi xung quanh trẻ nhưng nếu "bụng cô đói" lương không đủ mua thuốc cho con thì làm sao vui được , làm sao múa hát nô đùa với trẻ. - Trong cộng đồng xã hội cần có tuyên truyền để bậc làm bố mẹ hiểu và thực hiện tốt sự thống nhất trong môi trường giáo dục đạo đức cho trẻ, không khóan trắng hoặc đổ lỗi cho giáo viên, cho nhà trường. - Cần đầu tư cho giáo dục mầm non nhiều hơn nữa. Đầu tư CSVC trường lớp, đầu tư chương trình đào tạo cô giáo mầm non. - Có một số ít giáo viên mầm non không còn phù hợp với công việc hiện nay cần giảm biên chế hoặc điều động công việc khác, cần có chủ trương biện pháp chung đồng bộ và rõ ràng. Công tác này rất khó vì hiện nay số GVMN còn thiếu nên cho nghỉ thì ai sẽ dạy thế. Chỗ này cho nghỉ chỗ kia nhận vào. Nghỉ trường công qua trường tư dạy nên sau cùng thì vẫn như cũ. - Chương trình đào tạo GV mầm non của các trường CĐ, ĐH cần bổ sung thêm thời gian đi thực hành , thực tế, thực tập nhiều để sinh viên theo với công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và nhất là có thời gian làm quen nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi nhiều hơn.
  7. - Chương trình giáo dục trẻ mầm non cần ổn định hơn trong thời gian vừa qua có nhiều thay đổi thiếu tính ổn định dẫn đến việc giáo viên thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy do chương trình thay đổi nhiều, giáo viên chạy theo yêu cầu kiến thức kỹ năng nhiều hơn nên ít quan tâm yêu cầu giáo dục đạo đức. - Vì đạo đức của ngành học cô giáo vừa là mẹ, vừa là bạn của trẻ . Ngòai ra cô giáo mầm non còn phải hát hay múa giỏi, phải biết kể chuyện như 1 nghệ sĩ, lại là bác sĩ y tá khi bé ốm, phải biết vẽ để dạy trẻ vẽ, biết làm đồ chơi sáng tạo để dạy trẻ. Biết tổ chức họat động khoa học để giải thích khi trẻ thắc mắc, phải biết dạy thể dục thể thao như 1 huấn luyện viên, yêu cầu thì cao, đời sống lương bỗng thấp, mất nhiều thời gian ở trường hơn 10 giờ, về nhà làm giáo án, kế họach, ghi nhận xét, không thể làm thêm và cũng chẳng biết làm gì dẫn đến tình trạng thiếu GV, GV dạy mầm non lúc nghỉ dạy làm việc khác, khi không có việc làm thì trở lại dạy, thiếu ổn định. Nên chẳng cần có 1 trợ cấp ưu đãi cho bậc học đặc biệt này dễ giữ chân người giỏi người tài cho ngành học và có kế họach điều động thuyên chuyển khi có giáo viên mầm non ở độ tuổi 50 trở lên không còn múa hát được, không dạy thể dục trườn bò được nữa sẽ làm việc gì cho phù hợp từ đó giúp GV MN ổn định tòan tâm tòan ý dạy dỗ trẻ nên người. - Tòan xã hội cần có cái nhìn đúng đắn hơn để giúp việc giáo dục đạo đức cho trẻ tốt hơn vì hiện nay còn quá nhiều điều không đúng như trường mầm non giáo dục trẻ như không xả rác nhưng ngòai đường nơi công cộng còn nhiều rác, dạy trẻ không nói tục chửi thề nhưng ngòai đường đâu đó trẻ vẫn còn nghe, dạy trẻ đi ra đường đúng luật giao thông nhưng trên đường vẫn còn nhiều người vi phạm gây cản trở hoang mang làm trẻ không biết phải tin ai nghe ai. - Cần có sự thống nhất về nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ từ mầm non đến trung học phổ thông vì vịêc giáo dục đạo đức cho trẻ phải có sự liên thông kế thừa thống nhất từ nhỏ đến lớn những gì giáo dục của trẻ ởmầm non phải được tiếp tục ở cấp 1 đến cấp 2 , 3. Nội dung giáo dục cần thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội vì nếu không thống nhất trẻ sẽ khó nhớ và không nhận ra điều hay lẽ phải. Trong khuôn khổ của bài viết không thể trình bày chi tiết cụ thể mọi họat động giáo dục đạo đức cho trẻ trong trường mầm non, tôi chỉ trình bày một số vấn đề liên quan và các kiến nghị bức xúc hiện nay của môi trường giáo dục đạo đức cho trẻ tại trường mầm non./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2