SKKN: Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
lượt xem 16
download
Sáng kiến “Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa" tìm ra các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm mon. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN SA PA
- MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. 2. Mục đích nghiên cứu. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 3.2. Đối tượng nghiên cứu 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu 4.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu 4.3. Giới hạn khách thể khảo sát 5. Giả thiết khoa học 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 8. Dự kiến đống góp mới của đề tài PHẦN II: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa Chương 2: Thực trạng về các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa Chương 3: Biện pháp chi đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. PHẦN III: KẾT LUẬN
- I. PHẦN NỘI DUNG I. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang thực hiện CNH, HĐH đất nước với mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đại hội IX đã khẳng định nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH. Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh “ Giáo dục và Đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước”. Để đáp ứng yêu cầu to lớn, cấp bách về việc phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là nâng cao chất lượng dạy học mà giáo dục Mầm non là bậc học nền tảng. Trong hệ thống Giáo dục Quốc dân, giáo dục mầm non là cấp học đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành phát triển toàn diện nhân cách con người, tạo nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông, chính vì vậy việc nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục ở cấp học này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trường Mầm non là nơi có trách nhiệm tổ chức thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo những thế hệ trẻ mầm non, trở thành những đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, giàu lòng thương yêu, biết quan tâm nhường nhịn những người xung quanh, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên, thông minh, ham hiểu biết, yêu thích cái đẹp, quý trọng cái đẹp, nhất là trẻ 5 tuổi, cần được giáo dục chăm sóc trẻ có một số kỹ năng sơ đẳng như: quan sát, ghi nhớ, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán để trẻ vào trường phổ thông, trẻ thích được đi học. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số nói riêng là nhiệm vụ mục tiêu cơ bản nhất đã được nhấn mạnh trong Kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 của phòng Giáo
- dục và Đào tạo Sa Pa. Thực hiện được mục tiêu này là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển Giáo dục mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sa Pa lần thứ XXI đề ra. Giáo dục mầm non huyện Sa Pa hiện nay đã đạt được một số thành tựu về chất lượng giáo dục, chăm sóc. Tuy vậy kết quả học tập của học sinh 5 tuổi các trường vùng dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều hạn chế vì đặc điểm tâm lý của trẻ thuộc các dân tộc khác nhau có nhiều điểm khác nhau, có những trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với cô giáo và các bạn, ngược lại có những trẻ thường nhút nhát do khả năng giao tiếp bằng Tiếng việt chưa tốt dẫn đến kết quả học tập và kỹ năng sống còn hạn chế. Chính vì vậy, để thực hiện quan điểm chỉ đạo của ngành Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, giáo dục Mầm non huyện Sa Pa cần phải có hướng đi mới, phù hợp với thực tế của huyện. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài "Biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa" để tìm ra các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5 tuổi đáp ứng yêu cầu phổ cập GDMN và thực hiện tốt yêu cầu của ngành đề ra. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại các trường Mầm non, Mẫu giáo trong toàn huyện, đề xuất một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo về các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp quản lý của Phòng GD&ĐT huyện Sa Pa đối với hoạt động dạy học ở các trường Mầm non vùng dân tộc thiểu số. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa tại các trường Mầm non, mẫu giáo vùng cao trong toàn huyện. 4.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu Đề tài được triển khai nghiên cứu trong phạm vi 17 trường Mầm non, mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 4.3. Giới hạn khách thể khảo sát Tổng số: 274 người trong đó có 33 CBQL, 241 giáo viên, 5. Giả thiết khoa học Hiện nay chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi đã có những chuyển biến rõ rệt, tuy nhiên bên cạnh đó còn một số hạn chế nhất định. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiếu huyện Sa Pa. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 6.2. Phân tích thực trạng về các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa 6.3. Đề xuất các biện pháp chi đạo nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa.
- 6.4. Khảo nghiệm và thực nghiệm biện pháp quản lý của phòng GD&ĐT đối với hoạt động dạy học ở các trường Mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các tài liệu khoa học và các văn bản chỉ đạo về giáo dục Mầm non, đặc biệt là giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng các phiếu hỏi, bài tập khảo sát chất lượng học sinh 5 tuổi Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng các phiếu hỏi và bài tập khảo sát nhằm nghiên cứu thực trạng về các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo của Phòng GD&ĐT qua sự đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT và ở các trường Mầm non. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu giúp thu thập thông tin từ chính quyền địa phương, cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng. 7.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Bằng tổng kết kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo các trường Mầm non, mẫu giáo trong toàn huyện trong các năm vừa qua để rút ra thực trạng các biện pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng và đề xuất các biện pháp chỉ đạo mới trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số nói riêng. 7.3. Nhóm phương pháp sử lý số liệu. Sử dụng được các công thức toán thống kê để xử lý các số liệu đã thu thập được cho đề tài và đo nghiệm kết quả học tập của trẻ. 8. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
- Đề xuất các biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số góp phần phát triển giáo dục Mầm non nói chung và giáo dục Mầm non vùng cao nói riêng. B. PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận về quản lý, các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa 1.1. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề. Quản lý giáo dục là một lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý giáo dục. Và trong đó, công tác quản lý hoạt động dạy học được chú trọng nghiên cứu nhiều hơn, mỗi công trình nghiên cứu lại được tiếp cận dưới một góc độ khác nhau. Có công trình nghiên cứu các biện pháp quản lý theo hướng quan tâm đến địa bàn nghiên cứu, có công trình lại nghiên cứu các nội dung khác nhau của quản lý dạy học như: công tác quản lý hoạt động dạy của giáo viên; công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh; quản lý các hoạt động hỗ trợ dạy học; quản lý công tác kiểm tra, đánh giá học sinh; ... Tìm hiểu các công trình nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động dạy học trong các nhà trường nhìn theo góc độ chủ thể quản lý của hoạt động dạy học ta có thể chia các công trình đó theo 2 hướng sau đây: Nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng và nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học của Phòng Giáo dục - Đào tạo. Qua tìm hiểu về các công trình nghiên cứu, các tài liệu viết về các biện pháp quản lý của Phòng Giáo dục - Đào tạo, thấy rằng đây là một lĩnh vực bắt đầu thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Nội dung các công trình nghiên cứu khá đa dạng, đề cập tới nhiều lĩnh vực quản lý khác nhau như: quản lý nâng cao
- chất lượng đội ngũ giáo viên; phát triển đội ngũ giáo viên; công tác xã hội hóa giáo dục; công tác phổ cập giáo dục...Các công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học mà chủ thể là Phòng Giáo dục - Đào tạo chủ yếu là của các cấp học khác, đề tài về giáo dục mầm non còn ít. Hiện nay trên địa bàn huyện Sa Pa vấn đề tìm biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số đang là vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Chúng tôi chọn đề tài này nghiên cứu nhằm tìm ra các biện pháp thiết thực áp dụng vào công tác quản lý của Phòng Giáo dục - Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý 1.2.1.1 Khái niệm quản lý Quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích. 1.2.1.2 Chức năng quản lý Chức năng cơ bản của quản lý gồm các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Các chức năng này có tác động qua lại, gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý thông qua việc sử dụng những công cụ và phương pháp mang tính đặc thù nhằm đạt mục tiêu chung của hệ thống. 1.2.2. Quản lý giáo dục 1.2.2.1. Khái niệm quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội. 1.2.2.2.Các nguyên tắc quản lý giáo dục
- Nguyên tắc quản lý giáo dục là những luận điểm cơ bản, những yêu cầu, những tiêu chuẩn chỉ đạo cho việc xây dựng và tổ chức hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục. Nguyên tắc quản lý giáo dục là những tiêu chuẩn, quy tắc cơ bản, nền tảng, những yêu cầu, những luận điểm cơ bản cần phải tuân theo trong tổ chức và hoạt động quản lý giáo dục nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục đã đề ra. Yêu cầu của các nguyên tắc quản lí: Các nguyên tắc do con người đặt ra nhưng không phải do sự suy nghĩ chủ quan, mà phải tuân thủ các đòi hỏi khách quan như: Nguyên tắc phải thể hiện được yêu cầu của các quy luật khách quan, phải phù hợp với mục tiêu của quản lý, phải phản ánh đúng đắn tính chất và các quan hệ quản lý, phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán và phải được đảm bảo bằng pháp luật. Có thể gộp lại thành ba nhóm có quan hệ với nhau: Nhóm thứ nhất: những nguyên tắc chính trị-xã hội: Đây là nhóm nguyên tắc chung biểu thị những đặc điểm chính trị, biểu thị tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý giáo dục, đồng thời phản ánh các quy luật, các quan hệ và quá trình khách quan của giáo dục và quản lý giáo dục. Nhóm thứ hai: những nguyên tắc về tổ chức quản lý giáo dục. Những nguyên tắc này bao gồm: thống nhất trong hệ thống quản lý; kết hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ; kết hợp tập thể, cá nhân, chế độ thủ trưởng; tổ chức quản lý cán bộ. Các nguyên tắc này phản ánh việc tổ chức của chủ thể quản lý giáo dục, tức là phản ánh sự tổ chức bên trong của chủ thể quản lý. Đó là các nguyên tắc xây dựng bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục ở tất cả các cấp quản lý. Nhóm thứ ba: những nguyên tắc về hoạt động quản lý giáo dục.
- Những nguyên tắc này bao gồm: hiệu quả quản lý; kết hợp các lợi ích; chuyên môn hóa; phối hợp các phương pháp quản lý. Đây là những nguyên tắc phản ánh hoạt động quản lý của toàn bộ bộ máy quản lý cũng như của từng cán bộ quản lý giáo dục. Các nguyên tắc này đều có quan hệ, tác động lẫn nhau. Chúng đề cập đến việc tổ chức cụ thể hoạt động quản lý hay là lao động quản lý của cơ quan hay cán bộ quản lý giáo dục. HỆ THỐNG NGUYÊN TẮC QLGD CÁC NGUYÊN TẮC CÁC NGUYÊN TẮC CÁC NGUYÊN TẮC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI TỔ CHỨC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ Tính Đảng, tính Thống nhất trong Hiệu quả quản lý giai cấp hệ thống quản lý Kết hợp Nhà nước Kết hợp QL theo và nhân dân ngành và lãnh thổ Kết hợp các lợi ích Tập trung dân chủ Kết hợp tập thể, cá nhân, chế độ thủ trưởng Chuyên môn hóa Pháp chế XHCN Tổ chức quản lý cán bộ Phối hợp các PPQL 1.2.3. Hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở trường Mầm non 1.2.3.1. Hoạt động dạy học Dạy học là quá trình mà trong đó dưới sự tổ chức, điều khiển, lãnh đạo của người giáo viên làm cho người học tự giác, tích cực, chủ động tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy. 1.2.3.2. Quản lý hoạt động dạy học trong các trường Mầm non
- Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động,hoạt động ngày lễ , ngày hội. Quản lý hoạt động dạy học trong trường mầm non là quản lý việc thực hiện chương trình Chăm sóc - giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 1.3. Đặc điểm hoạt động dạy học trong các trường Mầm non vùng dân tộc thiểu số của Phòng Giáo dục và Đào tạo. 1.3.1. Đặc điểm về tâm lý Trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi, sự phát triển tâm lý của trẻ phụ thuộc vào môi trường sống và môi trường giáo dục. Môi trường sống khác nhau, điều kiện sống khác nhau tạo ra những hứng thú, phẩm chất, nhân cách, trình độ phát triển không như nhau. Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 tuổi khi trẻ đã được phát triển toàn diện về cả thể chất và tình thần, lúc này trẻ thích khám phá môi trường xung quanh, thích tự mình làm những công việc để giúp đỡ người lớn. Biết phân biệt đâu là hoạt động vui chơi, đâu là hoạt động học tập. Trẻ 5 tuổi dường như lớn hẳn lên trên nhiều phương diện, trẻ 5 tuổi thích khám phá những điều mới lạ nhưng khác trẻ 4 tuổi là chúng có thể kiên trì luyện tập để thành thục hơn. Ví dụ khi vẽ một cái cầu vồng, một ngôi nhà hay tự họa chân dung, chúng có thể cố gắng vẽ đến khi nhìn được bức tranh như chúng muốn. Một số trẻ trước khi chơi, trẻ thường chuẩn bị các đạo cụ để đảm bảo câu chuyện được diễn ra theo một trình tự hợp lý. Trẻ 5 tuổi thích dùng và diễn giải các ký hiệu, biểu tượng. Chúng có thể hình dung ra trong đầu những vấn đề đơn giản và có thể nắm bắt khái niệm cộng trừ, dù có thể chúng phải xòe tay ra đếm trước khi trả lời. Trẻ ở độ tuổi này rất có thể tự lập kế hoạch vui chơi trước. Chúng chọn bạn bè tham gia trò chơi dựa trên tiêu chí cùng chung sở thích. Những đứa trẻ thích các trò chơi năng động sẽ chọn chơi các trò leo trèo, chạy và đuổi bắt, chơi bóng . Những đứa trẻ thích các trò chơi tĩnh hơn thì sẽ chơi cát, tìm
- côn trùng các trò chơi dân gian, chơi đóng kịch hoặc tụm lại trò chuyện với một bạn khác. 1.3.2. Đặc điểm về nhận thức Trẻ 5 tuổi ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật hiện tượng, có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý ghi nhớ có chủ định. Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau. Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau bằng hoạt động, hình ảnh, lời nói...với ngôn ngữ nói là chủ yếu 1.3.3. Đặc điểm về ngôn ngữ Trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số khi đến trường đa số trẻ học ở các điểm trường lẻ tại các thôn bản vùng cao vốn tiếng Việt của trẻ khoảng 30 đến 50 từ nên ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp với cô và quá trình tiếp thu kiến thức của trẻ. Trẻ biết sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày và giao tiếp với mọi người xung quanh, biết bày tỏ cảm xúc của mình về các sự vật hiện tượng xung quanh và biết trả lời các câu hỏi. 1.3.4. Đặc điểm về địa bàn, địa hình Sa Pa là huyện gồm 17/18 xã thuộc diện khó khăn và đặc biệt khó khăn. Địa hình kéo dài và hiểm trở, đường giao thông đi lại còn nhiều khó khăn. Trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng trong huyện, hay giữa các thôn bản trong một xã nên việc phát triển giáo dục gặp không ít khó khăn. Địa bàn rộng, các điểm trường lẻ ở xa trung tâm xã thời gian tập trung giáo viên ở điểm trường chính để họp Hội đồng, sinh hoạt chuyên môn gặp nhiều khó khăn. 1.3.5. Môi trường giao tiếp của giáo viên và học sinh Trẻ đến trường được giao tiếp với các bạn, với cô giáo. Do đặc điểm là vùng dân tộc thiểu số nên môi trường để trẻ giao tiếp không rộng, chỉ dùng lại ở giáo
- tiếp với cô và các bạn. Trẻ ít được tiếp xúc với môi trường tự nhiên và xã hội rộng lớn nhu những trẻ ở vùng thuận lợi. 1.3.6. Đội ngũ giáo viên Đội ngũ giáo viên chuẩn về trình độ đào tạo, yêu nghề, mến trẻ và có kiến thức cơ bản về giáo dục Mầm non. Một số giáo viên là người địa phương nên thuận tiện trong quá trình giao tiếp giữa cô và trẻ. Đa số giáo viên nhiệt tình với công việc và tích cực tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn đó là điều kiện để phát triển giáo dục toàn diện cho trẻ. Thường xuyên được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Bên cạnh đó còn một số giáo viên ban đầu chưa biết tiếng địa phương nên gặp khó khăn trong quá trình giáo tiếp, dạy trẻ khi ở trường. 1.4.Quản lý hoạt động nâng cao chất lượng mẫu giáo 5 tuổi tại các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa. 1.4.1. Vị trí, chức năng của phòng Giáo dục và Đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình và nội dung và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo. Phòng Giáo dục và Đào tạo có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ đạo trực tiếp hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ tại tất cả các trường Mầm non, mẫu giáo trong toàn huyện. 1.4.2. Nội dung quản lý của Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học ở các trường Mầm non. a. Mục tiêu: Nâng cao chất lượng giáo dục, chỉ đạo các nhà trường đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động học tập giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Thực hiện chương trình Chăm sóc - giáo dục trẻ theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số, góp phần phát triển giáo dục vùng cao. b. Nội dung - Chương trình: Hoạt động dạy học ở trường mầm non bao gồm 2 nội dung chính Một là: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ + Tổ chức ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ khi trẻ ở trường + Chăm sóc sức khoẻ , tổ chức khám sức khoẻ định kì cho trẻ theo quy định, theo dõi quá trình phát triển thể lực của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng đồng thời có kế hoạch của thiện dinh dưỡng cho những trẻ suy dinh dưỡng, kết hợp với việc tuyên truyền cho phụ huynh về cách chăm sóc trẻ tại nhà. + Phòng và xử lý một số tai nạn thường gặp ở trẻ khi trẻ ở trường + Bảo vệ an toàn cho trẻ bằng cách tạo môi trường học tập an toàn về thể lực, sức khoẻ, tâm lí và tính mạng. Hai là: Giáo dục phát triển - Đảm bảo cho trẻ phát triển theo 5 lĩnh vực
- + Phát triển thể chất: Giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh và có kĩ năng vận động trong các hoạt động hàng ngày. Tập luyện các kĩ năng vận động và phát triển tố chất trong vận động + Phát triển nhận thức: Khả năng nhận thức của trẻ được phất triển qua việc tiếp xúc, tìm hiểu các đồ dùng, đồ chơi và các nguyên vật liệu, qua các hoạt động tìm hiểu về cây cối, con vật, các hiện tượng tự nhiên, qua làm quen với Toán và khám phá xã hội, bao gồm các nội dung: * Khám phá khoa học; Khám phá khoa học về một số bộ phận của cơ thể con người, khám phá khoa học về đồ vật và chất liệu, khám phá khoa học về thực vật, khám phá khoa học về động vật * Làm quen với Toán: Làm quen với tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm, xếp tương ứng, so sánh phân loại và xếptheo quy tắc, đo lường, định hướng trong không gian và thời gian. * Khám phá xã hội: Tìm hiểu về bản thân, gia đình, trường mầm non và cộng đồng, tìm hiểu một số nghề truyền thống và nghề phổ biến của địa phương, tìm hiểu về quê hương đất nước. + Phát triển ngôn ngữ: Phát triển khả năng nghe và nói, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao, tực ngữ, chơi đóng kịch, chuẩn bị cho việc học đọc học viết. + Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội * Phát triển tình cảm: Giáo dục trẻ ý thức về bản thân, giáo dục trẻ nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật và hiện tượng xung quanh. * Phát triển kĩ năng xã hội: Giáo dục các hành vi và quy tắc ứng xử xã hội, giáo dục trẻ quan tâm bảo vệ môi trường. + Phát triển thẩm mĩ: Giáo dục giúp trẻ cảm nhận và thẻ hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng thiên nhiên, cuộc sống nghệ thuật. c. Phương pháp
- -Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế, khách quan hoạt động dạy và học tại các trường mầm non từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong công tác chỉ đạo cũng như quản lý hoạt động dạy học trong các trường. - Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện với chính quyền địa phương, cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh giúp thu thập các thông tin về việc tổ chức các hoạt động giáo dục của các nhà trường. Kết luận Chương I Qua nghiên cứu lý luận cơ bản của quá trình dạy học, nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác giáo dục, đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ của phòng Giáo dục và Đào tạo về quản lý hoạt động dạy học cho ta thấy: Để phát triển giáo dục cần phải đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục là thực hiện những động tác có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật phát triển đến các thành tố của hệ thống giáo dục làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và tiến đến mục tiêu giáo dục. Trong nhà trường hoạt động cơ bản nhất là hoạt động dạy học, vì vậy quản lý hoạt động dạy học là nội dung quản lý cơ bản, quan trọng nhất trong nội dung quản lý nhà trường. Phòng Giáo dục là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục. Quản lý hoạt động dạy học của Phòng giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch tới đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh trong các nhà trường nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Phòng giáo dục là con đường, là cách thức, cách làm cụ thể mà phòng giáo dục thực hiện để quản lý hoạt động dạy học trong phạm vi trách nhiệm của mình, nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học.
- Từ những lý luận cơ bản trên là cơ sở, là nền tảng để nghiên cứu thực trạng vấn đề và đề xuất các biện pháp quản lý các hoạt động dạy học nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số huyện Sa Pa trong giai đoạn hiện nay. Chương II: Thực trạng về các biện pháp chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo đối với hoạt động dạy học, đảm bảo nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Sa Pa 2.1. Khái quát về tình hình giáo dục huyện Sa Pa Sa Pa là huyện vùng cao với tổng số 17 xã và 01 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên 681.36km2. Cùng với sự phát triển chung của toàn huyện, công tác giáo dục có những bước phát triển vững chắc, đặc biệt đã có nhiều biện pháp, giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, cơ sở vật chất được tăng cường, công tác xã hội hoá đươc đẩy mạnh. Mạng lưới trường với được mở rộng đến từng thôn, bản vùng cao. 18/18 xã, thị trấn đều có trường Mầm non, 100% các thôn đều có lớp mầm non. Công tác giáo dục và đào tạo được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, của mọi người dân. Các chỉ tiêu giáo dục được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các nhiệm kỳ, công tác giáo dục là một mục tiêu trong những nhiệm vụ trong tâm của huyện. Bên cạnh thuận lợi còn một số khó khăn đó là: Đội ngũ giáo viên trẻ mới ra trường còn gặp khó khăn trong môi trường mới, kinh nghiệm ít chưa biết tiếng dân tộc nên giáo tiếp với học sinh còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, là người dân tộc thiểu số chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và quản lý nhà trường. 2.2. Thực trạng về Giáo dục Mầm non huyện Sa Pa 2.2.1. Thực trạng về quy mô, chất lượng giáo dục
- 2.2.1.1. Số lượng học sinh Tổng số trường MN, trường MG: 20 trường. Tổng số nhóm lớp: 188( Trong đó 6 nhóm trẻ gia đình ) Tổng số trẻ 5 tuổi ra lớp: 1611/1622 đạt 99,3%. Tổng số trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi ra lớp 3806 đạt 45.6% *Nhà trẻ: Tổng số trẻ ra lớp: 369 trẻ /3927 trẻ, đạt 9.4 % so với trẻ trong độ tuổi Tổng số nhóm trẻ: 23 nhóm, trong đó có 6 nhóm trẻ gia đình. Cụ thể: + Công lập: 309 học sinh/17 nhóm + Nhóm trẻ gia đình: 68 học sinh /6 nhóm. *Mẫu giáo: Tổng số trẻ ra lớp 3429 học sinh/165 lớp ; đạt 71% so với trẻ trong độ tuổi +Tỷ lệ huy động cụ thể: - 3 tuổi: 624 trẻ đạt 41.5% so với độ tuổi. - 4 tuổi: 1195 trẻ đạt 68.4% so với độ tuổi. - 5 tuổi: 1611 trẻ đạt 99,3% so với độ tuổi. 2.2.1.2. Chất lượng giáo dục * Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng: Chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm” được triển khai hàng năm nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ. Tổng số trường tổ chức cho trẻ ăn bán trú là 20 trường. Thực hiện 100% trẻ được theo dõi trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Có biện pháp can thiệp kịp thời khi trẻ bị suy dinh dưỡng như tư vấn cụ thể cho phụ huynh cách tính khẩu phần ăn, thay đổi thực đơn giúp trẻ ăn hết khẩu phần, tính đến cuối năm học tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng còn 4.2%. * Hoạt động giáo dục trẻ: Chất lượng giáo dục được cải thiện rõ rệt, học sinh được phát triển toàn diện về mọi mặt, giáo viên chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương.
- Việc tổ chức đánh giá trẻ được tiến hành một cách khoa học và theo các tiêu trí cụ thể, phù hợp với độ tuổi của trẻ. Triển khai thực hiện chương trình GDMN mới nâng cao được chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ, giúp trẻ chuẩn bị tốt về mặt tri thức, kĩ năng, thể lực, tình cảm, thẩm mĩ....chuẩn bị tâm thế tốt trước khi cho trẻ bước vào lớp 1. Tổng số trẻ được đánh giá xếp loại là: 3738 trẻ, trong đó số trẻ xếp loại từ đạt yêu cầu trở lên: 3680/3738 trẻ đạt 98.4%. 2.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Mầm non 2.2.2.1. Thống kê đội ngũ giáo viên Trình Tổn Biên Dân Trìnhđộ Trình độ cao g số chế tộc Trung cấp độ đại học đẳng 274 274 85 233 27 14 2.2.2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường Mầm non Tổng số cán bộ quản lý trong toàn huyện: 39 đồng chí. Trong đó trình độ THSP: 20 Đ/c; CĐSP: 8 Đ/c; ĐHSP: 11 Đ/c. Cán bộ quản lý là người dân tộc thiểu số: 9 Đ/c. 100% các đồng chí cán bộ quản lý đạt từ trình độ chuẩn trở lên, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao. Có nghiệp vụ sư phạm về giáo dục mầm non nên thuận lợi trong quá trình chỉ đạo thực hiện các hoạt động trong nhà trường. 2.2.2.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ chuyên môn phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sa Pa. Tổng số cán bộ phụ trách chuyên môn: 02 đ/c, trong đó trình độ ĐHSP: 02 đ/c
- Cán bộ chuyên môn phòng nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc được giao. Có kiến thức chuyên môn mầm non, linh hoạt trong công tác quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn các trường mầm non, Mẫu giáo trong toàn huyện. Tham mưu tích cực cho Lãnh đạo phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, công tác hội giảng, hội thi trong năm học, kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục của các nhà trường. 2.2.2.4. Thực trạng về các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học Tổng số phòng học: 182 phòng, trong đó chia ra: Kiên cố: 67; bán kiên cố: 44; phòng học tạm, mượn: 71 phòng. Về cơ bản có đủ phòng học cho trẻ đảm bảo các điều kiện học tập. Tổng số bộ đồ dùng tối thiểu theo quy định của BGD&ĐT: 68 bộ/182 lớp, trong đó bộ đồ dùng tối thiểu cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi: 55 bộ/117 lớp. Các lớp còn lại về cơ bản có đồ dùng phục vụ trẻ vui chơi, học tập do giáo viên tự làm. Giáo viên được trang bị đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách, sách hướng dẫn thực hiện chương trình theo quy định. 2.2.3. Đánh giá chung về tình hình giáo dục Mầm non huyện Sa Pa nói chung và giáo dục trẻ mẫu giáo 5 tuổi nói riêng. 2.2.3.1. Mặt mạnh - Tổ chức có hiệu quả các nhiệm vụ cụ thể như: Quy mô phát triển giáo dục Mầm non, công tác phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi, xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ, công tác ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.... - Chỉ đạo công tác xây dựng trường mầm non theo vành đai chất lượng: Công tác chỉ đạo xây dựng trường Mầm non theo vành đai chất lượng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được đưa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy - học
17 p | 1418 | 180
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THCS Nguyệt Đức
24 p | 750 | 163
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non
24 p | 1782 | 116
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng
27 p | 248 | 30
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo ở trường mầm non Ea Na
33 p | 403 | 28
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng giáo viên về việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa ở trường tiểu học
11 p | 213 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thông qua phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
34 p | 175 | 18
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011
32 p | 141 | 16
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức lồng ghép ngày hội, ngày lễ cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi
30 p | 212 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường
17 p | 111 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên ứng dụng CNTT vào công tác dạy và học tại trường MN Bình Minh - Buôn Tuôr A - Dray sáp - Krông Ana - Đăk lăk
29 p | 101 | 8
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ năng sống ở trường Tiểu học Dray Sap
26 p | 122 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên dạy lớp 5 tuổi học tốt môn phát triển vận động
20 p | 68 | 3
-
SKKN: Biện pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
19 p | 66 | 3
-
SKKN: Một vài biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh chưa hoàn thành môn tiếng Việt của trường TH Hoàng Văn Thụ
13 p | 76 | 2
-
SKKN: Một vài biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng đại trà, giảm thiểu học sinh lưu ban trong trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
25 p | 74 | 1
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Mầm non Hoa Pơ Lang
17 p | 102 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn