SKKN: Phát huy tác dụng các phòng chức năng ở trường Tiểu học
lượt xem 11
download
Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã có đủ giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tổng phụ trách Đội, một số trường đã có giáo viên Thể dục, Tiếng Anh, Tin học nên việc phân công giáo viên phụ trách các phòng chức năng gặp nhiều thuận lợi. Bài SKKN về việc làm thế nào để pPhát huy tác dụng các phòng chức năng ở trường tiểu học, mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phát huy tác dụng các phòng chức năng ở trường Tiểu học
- Phát huy tác dụng các phòng chức năng ở trường tiểu học
- Một trong những lợi thế của trường tiểu học đạt Chuẩn quốc gia là có được hệ thống phòng chức năng để thực hiện việc đổi mới phương pháp và giáo dục toàn diện cho học sinh. Tuy nhiên, để phát huy hoạt động các phòng chức năng một cách thực sự có hiệu quả đang là vấn đề rất được quan tâm nhất là các nhà quản lí cấp tiểu học. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin chia sẻ cách làm của trường Tiểu học Đông Thái, huyện Đức Thọ rất mong được đồng nghiệp trao đổi bổ sung. 1. Sắp xếp, bố trí các phòng chức năng hợp lý Việc sắp xếp, bố trí các phòng chức năng sao cho hợp lý, có tác dụng lớn trong việc sử dụng. Bởi, mỗi phòng có một chức năng riêng, yêu cầu riêng, nên phải bố trí ở từng vị trí khác nhau. Phòng Giáo dục nghệ thuật khi sử dụng thì ồn ào, phòng Đọc và Thư viện thì cần nơi yên tĩnh, phòng Thường trực thì cần nơi bao quát được toàn bộ khu vực trường, phòng Truyền thống Đội thì cần vị trí trung tâm, việc làm này quả rất khó khăn bởi hầu hết các trường khi xây dựng đều không có đủ kinh phí đề làm một lần mà phải xây dựng thành nhiều đợt, mất nhiều năm mới xong. Do vậy, khi xây dựng đã bỏ quên mất việc bố trí sắp xếp các phòng chức năng sao cho hợp lý. Cũng có những trường do diện tích không đảm bảo để sắp xếp bố trí khoa học. Và không ít trường chỉ xây dựng các phòng này cho đủ theo quy định trường đạt chuẩn quốc gia chứ chưa tính đến việc sử dụng. ở trường Tiểu học Đông Thái, huyện Đức Thọ khi thiết kế xây dựng, chúng tôi đã bố trí các dãy nhà theo hình chữ U. Dãy nhà chính giữa được dùng làm các phòng học văn hoá, phòng học Tiếng Anh, Tin học (hai phòng này được bố trí ở
- tầng trên và về cuối dãy nhà). Chính giữa dãy nhà này có các phòng Y tế học đường, phòng Truyền thống Đội và phòng chờ giáo viên. Một cạnh là dãy nhà có các phòng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, phòng Hội đồng, phòng Đọc sách, Thư viện, thiết bị, nhà Truyền thống. Cạnh chữ U còn lại là dãy nhà có phòng Mỹ thuật, phòng Âm nhạc, phòng Thể thao và phòng Thường trực. Việc sắp xếp, bố trí các phòng chức năng như trên rất thuận lợi cho việc sử dụng, không gây ảnh hưởng đến việc học tập và các hoạt động khác. Chẳng hạn phòng Đọc sách được bố trí ở cùng dãy nhà với các phòng Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng thì việc đọc sách sẽ được yên tĩnh, nhưng cũng không ảnh hưởng đến các phòng khác. Ngược lại, phòng Âm nhạc được bố trí ở cuối của dãy nhà đối diện thì việc dạy và học tuy ồn ào nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác vì cạnh đó là phòng Thể thao và Mỹ thuật. Phòng chờ của giáo viên, phòng Y tế học đường được bố trí chính giữa dãy nhà học rất thuận lợi cho việc giáo viên nghỉ ngơi, hay chăm sóc, sơ cứu học sinh bị ốm trước khi chuyến đến cơ sở y tế. Phòng Thường trực được bố trí vào cuối dãy nhà của phòng Âm nhạc tiện cho việc bảo quản tài sản và quản lý việc ra vào của cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh .v.v. Việc bố trí các phòng chức năng như thế đã giúp cho các hoạt động của nhà trường diễn ra thuận lợi, hoạt động ở phòng này không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các phòng khác. Cách bố trí có thể linh hoạt hơn tuỳ vào đặc điểm của từng trường, nhưng dù bố trí theo cách nào thì cũng phải tuân thủ nguyên tắc khi
- hoạt động không ảnh hưởng đến các hoạt động khác và ngược lại, các hoạt động khác không làm ảnh hưởng đến hoạt động của phòng đó. 2. Mua sắm đầy đủ và sắp xếp các thiết bị một cách khoa học. Trước hết cần tham mưu với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội để có đủ kinh phí mua sắm các trang thiết bị bên trong cho các phòng chức năng. Khi đã có kinh phí thì việc mua sắm các trang thiết bị cho phù hợp, thiết thực với chức năng của từng phòng cần đòi hỏi ý kiến tập thể nhất là ý kiến của đội ngũ giáo viên bộ môn. Các phòng Hội đồng, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Thiết bị, thư viện thì việc mua sắm trang thiết bị không mấy khó khăn, nhưng ở một số phòng như Y tế học đường, Âm nhạc, Tin học, Thể thao thì cần mua trang thiết bị gì đang gặp nhiều lúng túng. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi, đã thành lập Ban mua sắm trang thiết bị bên trong cho các phòng chức năng. Ban này ngoài thành phần là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Kế toán, Ban đại diện cha mẹ học sinh thì một thành phần không thể thiếu được là đội ngũ giáo viên dạy tin học, ngoại ngữ, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, Tổng phụ trách đội, các Tổ trưởng chuyên môn. Bởi, chính các thành phần này hiểu rõ hơn là phải mua những gì, mua như thế nào để sử dụng có hiệu quả. Ban họp và phân chia thành các nhóm phụ trách từng phòng. Các nhóm lên kế hoạch mua sắm để thông qua Ban. Sau khi thống nhất trong Ban, chúng tôi lấy ý kiến tập thể cán bộ giáo viên một cách công khai, dân chủ. Chúng tôi đã mua sắm các thiết bị cho các phòng chức năng theo phương châm thiết thực, chất lượng, tiết kiệm và ưu tiên các thiết bị sử dụng lâu dài, nhiều lần.
- Sau khi đã mua sắm đủ các thiết bị dạy học theo kế hoạch, chúng tôi đưa toàn bộ các thiết bị đó cùng số thiết bị trên cấp theo từng bộ môn sắp xếp ở các phòng chức năng để tiện việc sử dụng dạy học ngay tại phòng. Ngoài ra, chúng tôi, cho sưu tầm một số tranh ảnh phù hợp để trang trí làm cho các phòng thêm sự hấp dẫn, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh. Ví dụ: ở phòng Âm nhạc chúng tôi sưu tầm ảnh các nhạc sĩ có nhiều sáng tác cho Thiếu nhi, các nhạc sĩ lớn của Việt Nam và thế giới. ở phòng Mỹ thuật thì sưu tầm tranh ảnh của các hoạ sĩ nổi tiếng, các bức tranh vẽ của học sinh học qua từng năm học, tất cả đều được bỏ vào khung và treo ở những vị trí thích hợp.v.v.. . Việc làm này đã giúp cho giáo viên đặc thù phát huy hết khả năng, trách nhiệm của mình, đồng thời làm nảy sinh trong các em tình yêu nghệ thuật, thẩm mĩ. 3. Phân công cán bộ, giáo viên phụ trách và khai thác sử dụng Hiện nay, hầu hết các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia đã có đủ giáo viên dạy các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tổng phụ trách Đội, một số trường đã có giáo viên Thể dục, Tiếng Anh, Tin học nên việc phân công giáo viên phụ trách các phòng chức năng gặp nhiều thuận lợi. Chúng tôi đã phân công giáo viên phụ trách các phòng Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể thao, Tin học, Ngoại ngữ cho giáo viên trực tiếp giảng dạy của bộ môn đó. Phòng Truyền thống nhà trường phân công Bí thư Chi đoàn, phòng Truyền thống Đội phân công Tổng phụ trách Đội; Thư viện, phòng đọc phân công cho nhân viên thư viện; phòng Y tế học đường phân công Văn thư, phòng Hội đồng phân công BCH Công đoàn.
- Cán bộ, giáo viên được phân công phụ trách ở phòng nào phải có trách nhiệm bảo quản, sắp xếp các thiết bị dạy học, trang trí phòng đó sao cho khoa học, tiện lợi trong việc sử dụng và đảm bảo tính thẩm mỹ. Để phát huy hiệu quả hoạt động của các phòng chức năng, chúng tôi đã làm như sau: Các tiết dạy, học chính khoá hay tăng buổi cũng như bồi dưỡng năng khiếu đều được đưa về phòng chức năng của từng bộ môn. Khi học âm nhạc các em về phòng Âm nhạc, ở đó có đủ các nhạc cụ: đàn, phách, song loan, tăng âm, loa. Phòng có không gian rộng, cách xa các phòng học khác nên các em có thể múa, hát, sử dụng nhạc cụ một cách thoải mái. Tiết Thể dục, nếu trời nắng các em được học ở ngoài sân bãi theo đúng chương trình, nếu trời mưa về học ở phòng thể thao bằng một nội dung phù hợp. Ngoài ra, phòng Thể thao được mở cửa sớm hơn và mở cả ngày để các em có thể tranh thủ thời gian trước và sau buổi học hay trong giờ ra chơi để tập luyện sau khi đã được giáo viên hướng dẫn. Phòng Truyền thống được mở cửa thường xuyên trong những ngày các em có mặt tại trường để các em vào tham quan. Hàng năm, sau khi khai giảng năm học, học sinh lớp Một được ưu tiên tham quan phòng Truyền thống trước. ở đây, các em được Bí thư Chi đoàn giới thiệu về truyền thống nhà trường, địa phương. Các em sẽ rất tự hào về ngôi trường của mình và nhiều thế hệ anh chị ngay tại quê mình đã thành đạt từ đó mà học tập, noi gương nổ lực cố gắng, rèn luyện. Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để cuối mỗi khoá học, những học sinh xuất sắc gửi tặng phòng truyền thống những vật kỉ niệm, kỉ vật như giấy khen, bộ hồ sơ đẹp, bài thi xuất sắc. Nhờ cách làm này phòng truyền thống được “làm giàu” thêm nhiều kỉ vật có giá trị nhất
- là của các thế hệ học sinh trước đây. Chẳng hạn, bác Lê Đức Chỉnh - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao đã gửi tặng 2 chiếc cúp bộ môn Bơi mà bác đã đoạt giải, Nhà giáo Ưu tú Bùi Thân đã gửi tặng tập bài viết đã được đăng trên các báo, Nhạc sĩ Phan Quân gửi tặng đĩa nhạc có các bài hát về quê hương, về nhà trường mà nhạc sĩ sáng tác . . Ngoài ra còn rất nhiều kỉ vật, bút tích của các thê hệ học trò Đông Thái nay đã thành đạt như GS- TS Phạm Đức Dương, TS Phan Hữu Nhu, Nhà văn Hoàng Nguyên Cát, Hoàng Ngọc Phách .v.v... Đối với Phòng đọc, việc khai thác như thế nào cho có hiệu quả trong khi các trường tiểu học hiện nay hầu hết dạy học 2 buổi/ngày? Thời gian giáo viên và học sinh đọc sách báo như thế nào cho phù hợp? Trả lời câu hỏi này chúng tôi đã khắc phục bằng cách làm sau: quy định cho nhân viên thư viện các buổi sáng đến sớm hơn 30 phút, vào các buổi chiều mùa đông thì đến sớm hơn, còn các mùa khác thì về muộn hơn 30 phút. Tất nhiên phải bảo đảm thời gian làm việc không quá 8 giờ nên nhân viên thư viện có thể về sớm hơn nếu đi sớm và đến muộn hơn nếu phải về muộn. Cán bộ giáo viên và học sinh có thể đọc sách, báo trước hoặc sau buổi học, trong giờ chơi, giờ có tiết của môn đặc thù, cũng có thể mượn sách, báo về nhà đọc. Khi học sinh đọc xong một cuốn sách chúng tôi yêu cầu tóm tắt nội dung cuốn sách đó. Hàng tháng, em nào tóm tắt được nhiều cuốn sách và có nhiều ý hay sẽ được nhà trường tuyên dương dưới cờ và có phần thưởng là một hay hai quyển vở. ở trước phòng đọc, chúng tôi có đặt thêm 2 dãy ghế đá dưới các gốc cây nhằm mở rộng không gian và tăng thêm chỗ ngồi cho độc giả khi cần thiết.
- 4. Bố trí thời khoá biểu và lịch hoạt động các phòng chức năng một cách hợp lý Có phòng, có thiết bị, có giáo viên phụ trách mà không biết cách sắp xếp thời gian thì sẽ không mang lại hiệu suất cao. Đây là vấn đề khó đối với những trường có đông giáo viên và học sinh. Do vậy, phải sắp xếp thời khoá biểu thật khoa học, chuyển đổi các môn học đặc thù sao cho các lớp không trùng nhau, có thể chuyển sang buổi 2. Hạn chế sự trùng lặp các môn đặc thù trong một lớp học cùng một buổi. Các buổi học tăng buổi cũng nên bố trí thêm các tiết của các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, thể thao. Các môn học Tin học, Ngoại ngữ nên bố trí vào buổi 2. Có như thế mới tránh được sự nhàm chán trong học tập, các em được học toàn diện hơn, đảm bảo vừa học, vừa thực hành và vui chơi hợp lí. Việc sắp xếp thời khoá biểu hợp lí sẽ góp phần làm giảm được áp lực cả về thời gian lẫn công việc nhiều giáo viên văn hoá. Việc dạy và học sẽ không bị quá tải, tạo nên không khí vui vẻ, thoải mái mà hiệu quả trong dạy học. Trường Tiểu học Đông Thái chúng tôi được khẳng định là một ngôi trường có bề dày truyền thống. Chất lượng dạy học ở đây thường xuyên đạt cao. Những năm gần đây, đặc biệt là sau khi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 thì chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên rất rõ. Với 18 cán bộ giáo viên và hơn 211 học sinh mà có được 5 giáo viên giỏi tỉnh và đội ngũ học sinh giỏi hàng năm xếp nhất nhì toàn huyện là một minh chứng có sức thuyết phục cao, tạo được niềm tin trong phụ huynh nói riêng và chính quyền địa phương nói chung. Năm qua, trường chúng tôi đã tham gia một số cuộc thi và đều đạt giải cao: 100% học sinh dự thi vở
- sạch chữ đẹp cấp huyện đều đạt giải, có 12 em dự thi cấp tỉnh trên tổng số 30 em của toàn huyện dự thi đều đạt giải, trong đó có 1 giải Nhì và 6 giải Ba; 1 giáo viên dự thi Viết chữ đẹp đạt giải Ba cấp tỉnh; hồ sơ giáo viên đạt giải Nhất toàn huyện; văn nghệ công đoàn, bóng chuyền nữ đạt giải Nhất, điền kinh học sinh đạt giải Nhất, thể thao học sinh đạt giải Nhì; giải Nhất cuộc thi Giáo viên – Tổng phụ trách giỏi cấp huyện và đạt giải Ba cấp tỉnh. Cùng với việc phát huy tác dụng hiệu quả của các phòng chức năng để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hàng năm, chúng tôi còn tổ chức cho các em nhiều buổi sinh hoạt ngoài trời, sinh hoạt câu lạc bộ, tham quan, ngoại khoá, tổ chức các cuộc thi trong khối, trong trường. Nhiều buổi sinh hoạt đã được truyền hình huyện và tỉnh ghi hình và phát sóng, nhận được sự đồng tình và ủng hộ của phụ huynh và mọi lực lượng xã hội. Tóm lại, việc xây dựng đủ các phòng chức năng theo quy đinh chuẩn quốc gia đã khó, nhưng làm sao để phát huy tác dụng của các phòng này một cách hiệu quả lại càng khó hơn. Với tư cách là một cán bộ quản lí nhiều năm tại trường Tiểu học đạt Chuẩn quốc gia mức 2, tôi mạnh dạn chia sẻ một số giải pháp đã từng áp dụng có hiệu quả, rất mong được các đồng nghiệp và những ai quan tâm trao đổi, góp ý. . Phùng Thanh Bình - Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Thái - Đức Thọ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc ở thư viện trường tiểu học
11 p | 3256 | 576
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả sử dụng các phương tiện dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc
15 p | 853 | 147
-
SKKN: Sử dụng phiếu học tập để phát huy năng lực độc lập trong dạy học bài 46, 47 Sinh học 8 THCS
36 p | 804 | 114
-
SKKN: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ Văn 12
22 p | 693 | 112
-
SKKN: Kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy học Hóa học
7 p | 253 | 61
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu lớp 4
16 p | 368 | 41
-
SKKN: Xây dựng chương trình - sưu tầm - thiết kế các bài tập phát triển giao tiếp theo các chủ đề năm học hỗ trợ trẻ tự kỉ lứa tuổi 24-36 tháng hoà nhập tại trường Mầm non Lê Quý Đôn
15 p | 266 | 41
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao kỹ năng công tác Đội cho Ban chỉ huy Liên - Chi đội ở Trường Tiểu học
31 p | 303 | 23
-
SKKN: Một số giải pháp “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
10 p | 201 | 16
-
SKKN: Dự án dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm phát triển năng lực học sinh - Tác phẩm Chí Phèo (Nam Cao)
82 p | 148 | 9
-
SKKN: Một số phương pháp hướng dẫn học sinh lớp 6 phát huy năng lực tự học môn Toán
27 p | 70 | 9
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 3 – Trường TH Trần Quốc Toản
24 p | 58 | 7
-
SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong giờ sinh hoạt lớp ở trường trung học phổ thông
19 p | 57 | 7
-
SKKN: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12
25 p | 82 | 6
-
SKKN: Biện pháp xây dựng giáo viên dạy giỏi – Trường Tiểu học số 2 Hoà Xuân Tây
8 p | 125 | 5
-
SKKN: Một số giải pháp huy động giáo viên, học sinh tham gia xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực tại trường Tiểu học Xuân Đường
12 p | 155 | 5
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác duy trì sĩ số học sinh dân tộc
34 p | 69 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn