SKKN: Phương pháp dạy học sinh THPT quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ
lượt xem 2
download
Mục tiêu cao nhất của Giáo dục là giáo dục và đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Môn Ngoại Ngữ ở THPT góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh đó là lòng yêu nước, yêu nhân loại, có ý thức trau dồi kiến thức, tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ cao đáp ứng được yêu cầu thực tế cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phương pháp dạy học sinh THPT quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SKKN Phần 1: Lời giới thiệu 1.1. Khách quan Ngày nay, tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Nó đã và đang trở thành một nhu cầu cần thiết trong giao tiếp hàng ngày, trong công việc và trong quá trình nghiên cứu khoa học. Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nhờ có tiếng Anh mà con người trên khắp hành tinh hiểu biết lẫn nhau, trao đổi cho nhau những thành tựu khoa học, văn hoá thể thao, nghệ thuật, văn minh tiến bộ của loài người. Đất nước ta đang trên đà hội nhập và phát triển, vì vậy mà Tiếng Anh chính là chìa khoá để mở cánh cửa hội nhập giữa nước ta với các nước trên thế giới. Xác định rõ tầm quan trọng của tiếng Anh trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước, những năm gần đây Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ giáo dục và Đào tạo đã luôn quan tâm và chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sách giáo khoa để việc dạy và học Tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất. Để việc dạy và học Tiếng Anh đạt hiệu quả thì giáo viên phải cung cấp cho học sinh một vốn kiến thức ngữ pháp, vốn từ vựng phong phú, và đặc biệt thiết kế các hoạt động thiết thực để vừa tạo động cơ học tập cho học sinh vừa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nghe nói thông qua các chính chủ điểm ngữ pháp và các chủ đề học trên lớp. Trong thực tế giảng dạy giáo viên đã rất chú trọng dạy học sinh ngữ pháp, từ vựng, kỹ năng làm bài tập. Tuy nhiên khi dạy về những phần ngữ pháp nhỏ lẻ như sự hòa hợp chủ ngữ - động từ việc hệ thống các qui tắc thường bị bỏ qua, thay vào đó giáo viên có thói quen gặp trường hợp nào thì nhắc học sinh ghi nhớ. Hoặc nếu có hệ thống đầy đủ các quy tắc thì khi truyền tải cho học sinh vẫn lặp lại các bước quen thuộc: liệt kê lý thuyết, ví dụ, luyện bài tập dẫn tới việc học sinh bị quá tải bộ nhớ, ghi nhớ một cách thụ động và không có hiệu quả về lâu dài. Điều đó được thể hiện rõ qua việc đa số học sinh vẫn lúng túng với các câu rất đơn giản khi làm bài tập phần sự hòa hợp chủ ngữ - động từ trong một thời gian không lâu sau khi đã học lý thuyết. Hơn thế nữa, việc dạy lý thuyết sự hòa hợp chủ ngữ - động từ không gắn với các hoạt động sử dụng kỹ năng nói nên học sinh không có thói quen sử dụng trong văn phong nói và dường như trong giao tiếp phần ngữ pháp này vẫn tồn tại dưới dạng “chết”. Chúng ta vẫn thường chứng kiến cảnh học sinh nói những câu đơn, đơn giản về cả cách lựa chọn từ vựng cũng như ngữ pháp. Nói tới ảnh hưởng về mặt lâu dài, đó chính là những 1
- khó khăn mà các em học sinh phải đối mặt trong các cuộc thi lấy các chứng chỉ TOFEL, IELTS, VSTEPS, CEFR hoặc khi phỏng vấn xin việc ở các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy giúp các em hiểu và sử dụng một cách thành thạo sự hòa hợp chủ ngữ - động từ là vô cùng quan trọng đòi hỏi mỗi giáo viên Tiếng Anh cần phải quan tâm, chú trọng tới. 1.2. Chủ quan Là giáo viên Tiếng Anh với gần 10 năm trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Yên Lạc, sau mỗi buổi học chuyên đề về sự hòa hợp chủ ngữ - động từ tôi luôn có băn khoăn, trăn trở với câu hỏi: Tại sao học sinh của mình có thể làm nhiều bài tập khó khá tốt, nhưng có những câu về chuyên đề sự hòa hợp chủ ngữ - động từ rất đơn giản lại sai. Điều này thể hiện rõ ở những câu kiểu “A large number of students in this school speak English quite fluently.” hay “Beauty as well as health has failed her this term.” Từ những băn khoăn, trăn trở trên tôi đã tham khảo các loại tài liệu, bạn bè, đồng nghiệp, tìm hiểu tâm lí học sinh… nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức mình có vào quá trình giảng dạy và tôi đã nhận ra rằng cách tốt nhất để giúp các em ghi nhớ một nội dung ngữ pháp nào đó đòi hỏi phải kết hợp được hai nguyên tắc. Nguyên tắc 1: hệ thống được đầy đủ các qui tắc, trường hợp sử dụng Nguyên tắc 2: học qua phát hiện vấn đề Nguyên tắc 3: giúp các em học sinh ghi nhớ được các quy tắc một cách chủ động thông qua các trò chơi Phần 2: Tên sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy học sinh THPT quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ Phần 3: Tác giả sáng kiến kinh nghiệm: - Họ và tên: Tạ Thị Dương - Địa chỉ: Trường THPT Yên Lạc - Số điện thoại: 0976605709 Phần 4: Chủ đầu tư sáng tạo ra sáng kiến: Tạ Thị Dương 2
- Phần 5: Lĩnh vực áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Môn Tiếng Anh bậc THPT Vấn đề mà sáng kiến kinh nghiệm giải quyết: Sử dụng hiệu quả các quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ trong học và làm bài tập môn Tiếng Anh và trong giao tiếp. Phần 6: Ngày sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng lần đầu: Tháng 9/2019 Phần 7: Mô tả bản chất của sáng kiến kinh nghiệm 7.1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu cao nhất của Giáo dục là giáo dục và đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Môn Ngoại Ngữ ở THPT góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh đó là lòng yêu nước, yêu nhân loại, có ý thức trau dồi kiến thức, tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ cao đáp ứng được yêu cầu thực tế cuộc sống. Môn Ngoại Ngữ mang sắc thái riêng khác biệt với môn học khác. Nó không chỉ dạy kiến thức ngôn ngữ mà còn bao gồm cả kiến thức xã hội sâu sắc, phong tục, tập quán, lối sống văn hoá của nhân loại được thông qua ngôn ngữ, qua hệ thống từ vựng. Nghiên cứu để tìm ra những phương pháp hay và có hiệu quả giúp học sinh làm bài tập hiệu quả từ đó giúp các em ham học và thích học Tiếng Anh hơn. 7.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu đã được triển khai với học sinh của hai lớp 10E (42HS) và 10G (43HS) trường THPT Yên Lạc – Yên Lạc - Vĩnh Phúc. Đây là hai lớp cơ bản tương đương về trình độ, đa số các em ngoan, có ý thức học tập tốt. 7.3. Phương pháp và thời gian nghiên cứu 7.3.1. Phương pháp nghiên cứu - Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Sử dụng các loại bài tập + Quan sát học sinh làm bài + Tổ chức các trò chơi 3
- + Kiểm tra và đối chiếu kết quả học tập của học sinh. + Thảo luận với giáo viên và tham khảo SGK Sau mỗi đơn vị bài học có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về những hình thức thực hiện ở từng tiết học, phân tích ưu điểm sau đó duy trì ưu điểm bổ sung và cải tiến những tồn tại để tiếp tục thử nghiệm ở những bài học tiếp theo Qua nhiều đơn vị bài học mà tôi đã lựa chọn và tìm ra những hình thức hay nhất đúc rút thành kinh nghiệm. 7.3.2 Thời gian nghiên cứu: - Đề tài này đã đươc tiến hành trong 5 tháng từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 01 năm 2020. 7.3.3 Kế hoạch nghiên cứu: - Từ tháng 09 đến tháng 10 năm 2019: Khảo sát thực trạng học và sử dụng quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ và xây dựng đề tài. - Từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 1 năm 2020: Áp dụng thử nghiệm trong dạy học phát triển kỹ năng ở các giai đoạn khác nhau và áp dụng đại trà ở các lớp. - Tháng 1 năm 2020: Thảo luận đúc rút kinh nghiệm và hoàn thành báo cáo chuyên đề. 7.4. Khả năng phát triển, ứng dụng thực tế Với đề tài này chúng ta có thể ứng dụng vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh ở các trường THPT, HSG và ôn thi ĐH. 7.5. Hiệu quả - Học sinh đã có hứng thú học môn tiếng Anh hơn. Những học sinh trước kia thờ ơ với bài học nay cũng chăm chú theo dõi và tham gia các hoạt động được tổ chức để luyện tập bài học. - Khả năng làm bài tập và sử dụng quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ của học sinh tốt hơn. 7.6 Về nội dung của sáng kiến kinh nghiệm: Chương 1: Thực trạng Chương 2: Nội dung, cách thức thực hiện Chương 3: Kết luận 4
- DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả trước khi tiến hành nghiên cứu Bảng 2: Kết quả thu được sau khi tiến hành nghiên cứu giai đoạn 1. Bảng 3: Kết quả thu được sau khi nghiên cứu giai đoạn 2. Bảng 4: Kết quả thu được sau khi tiến hành nghiên cứu giai đoạn 3. Bảng 5: Kết quả thu được sau khi tiến hành nghiên cứu giai đoạn 4. 5
- CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG THPT YÊN LẠC – H. YÊN LẠC – T. VĨNH PHÚC 1.1. Về học sinh Với đặc thù là học sinh nông thôn, phần lớn bố mẹ các em đều làm nông nghiệp vì vậy họ không có nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập của các con, cơ hội để thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh không có. Hơn nữa, thực trạng hiện nay ở các trường THPT là chú trọng tới các môn thi Đại học của khối A, chính vì vậy mà phong trào học Tiếng Anh ở trường THPT là rất hạn chế. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn, chưa đồng bộ, chưa có chất lượng cao…vì vậy việc dạy và học bộ môn tiếng Anh còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay các em học sinh đã được làm quen với Tiếng Anh từ khi các em còn học tiểu học và THCS nhưng kiến thức của các em còn nhiều hạn chế, các em chưa xác định phương pháp học hiệu quả. Vì thực tế là khi còn học tiểu học và THCS các em chưa được chú trọng đến học Tiếng Anh. Kiến thức và kỹ năng làm bài tập yếu. Bằng phương pháp kiểm tra đánh giá 85 học sinh của 2 lớp 10E và 10G tôi đã thu được kết quả sau: Bảng 1 - Kết quả trước khi tiến hành nghiên cứu Khá/giỏi (%) TB (%) Yếu (%) LỚP TS % TS % TS % 10E 19 45 16 38 7 17 10G 12 30 23 53 8 17 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ Với kết quả trên ta thấy kết quả của học sinh còn nhiều bất cập. Kết quả khá, giỏi còn thấp, trong khi đó kết quả yếu còn nhiều. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải tìm biện pháp khắc phục, giúp các em nâng cao được kết quả học tập của mình. 1.2. Về giáo viên Sau gần 10 năm đứng lớp, giáo viên luôn trăn trở về kết quả học tập của học sinh, vì vậy mà tôi luôn cố gắng nghiên cứu tài liệu, trao đổi với đồng nghiệp để tìm ra phương pháp giúp học sinh nâng cao chất lượng. Bên cạnh đó, tôi còn thường 6
- xuyên trao đổi với học sinh để hướng dẫn các em cách học, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến kết quả học tập của các em còn thấp, giúp các em tìm ra phương pháp học cho riêng mình, nâng cao kết quả học tập. Cụ thể giáo viên đã tiến hành tìm tòi các hình thức rèn luyện cho phù hợp với từng loại bài, từng kiểu bài. Ví dụ: Làm các loại bài tập Tổ chức các cặp, nhóm học tập Thiết kế các trò chơi Dù thực hiện ở bất kỳ phương pháp nào cũng đảm bảo nguyên tắc học sinh là trung tâm còn giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn. Giáo viên phải luôn tạo ra môi trường luyện tập cho học sinh đồng thời hướng dẫn chúng cách luỵên tập, củng cố và bổ sung bài tập một cách thường xuyên. 7
- CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CHÍNH VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU I. Tiến trình nghiên cứu Quá trình nghiên cứu được chia làm 4 giai đoạn, tôi đã áp dụng các phương pháp dưới đây để hướng dẫn cho học sinh. Giai đoạn 1: Giới thiệu bài tập Giai đoạn 2: Hệ thống đầy đủ lý thuyết và hướng dẫn hs làm bâì tập Giai đoạn 3: Áp dụng trò chơi giúp hs ghi nhớ lý thuyết Giai đoạn 4: Củng cố bài tập 1. Giai đoạn 1: Tôi sử dụng các hình thức bài tập về quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ cho học sinh tự làm không có hướng dẫn. + Mục đích: Rèn luyện kỹ năng làm bài và phát huy khả năng tư duy, suy luận của hs. + Cách làm: Giáo viên chuẩn bị bài tập Bước 1: Để học sinh tự làm bài tập và đưa ra đáp án Bước 2: Kiểm tra đánh giá kết quả ban đầu * Với việc để học sinh tự làm bài tập và cho thảo luận, tôi đã quan sát thấy học sinh tích cực trao đổi với bạn bè, tuy nhiên do là học sinh khối A1 nên các em chưa có nhiều kiến thức nền và phần lớn các câu trả lời được chọn theo cảm tính. - Cách làm bài tập theo các bước sau: + Làm bài có kiểm soát (controlled practice). + Làm bài tự do (Free practice) Bằng phương pháp kiểm tra tôi đã cho học sinh làm bài kiểm tra và thu được kết quả sau: Bảng 2 - Kết quả thu được sau khi nghiên cứu giai đoạn 1 Khá/giỏi (%) TB (%) Yếu (%) LỚP TS % TS % TS % 10E 21 50 17 40 4 10 10G 14 32 24 56 5 12 8
- Sau giai đoạn 1 thông qua hình thức cho học sinh làm bài tập và tự đưa ra đáp án tôi đã thu được kết quả như bảng thống kê trên. Kết quả của các em đã cho thấy đã có sự tiến bộ nhưng chưa cao. Số lượng học sinh khá, giỏi đã tăng lên trong khi đó số lượng học sinh yếu đã giảm nhưng không đáng kể . 2. Giai đoạn 2: Tôi sử dụng phương pháp hệ thống lại các quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ + Mục đích: giúp học sinh ghi nhớ có hệ thống và sau đó áp dụng vào bài tập + Cách làm: Giáo viên chuẩn bị handouts lý thuyết và bài tập Bước 1: giáo viên phát handouts trong đó có các ví dụ về quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ và yêu câu học sinh tổng hợp các quy tắc Bước 2: Giáo viên tổng hợp và giải thích lại các quy tắc, đưa ra ví dụ Bước 3: Để học sinh làm bài tập và đưa ra đáp án Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả ban đầu QUY TẮC HÒA HỢP CHỦ NGỮ VÀ ĐỘNG TỪ I. Những chủ ngữ chia số ít : 1. Khi chủ ngữ là một danh động từ (V-ing), một động từ nguyên thể ( To V) hay một mệnh đề danh ngữ. Eg: Writing a lot of letters makes her tired. To learn is important. That she comes late surprises me. When he leaves is up to me. 2. Chủ ngữ là đại từ bất định : one, everyone, no one, nobody, anyone, anybody, someone, somebody, everybody, anything, something, nothing, everything, ... Eg : Everybody agrees to help me. Is anyone home ? Nobody cares about her failure. 3. Each /Every/Either/Neither + N số ít of + N số nhiều/đại từ. Eg : Each of the boys in my class joins the football team. Neither of the restaurants we went to was expensive. 9
- 4. Each/Every+ chủ ngữ số ít +and+ each/every +chủ ngữ số ít . Eg : Each boy and each girl is to work independently. 5. All/ Some /Little/A Little + (of) + N không đếm được Eg: All of the food is gone. Some of the music was terrible. 6. Chủ ngữ là danh từ tập hợp dùng như một đơn vị : group, jury, army, family, class, committee, team, enemy, council, ... Eg: Our team is going to win the game. The herd of elk is in the meadow . The family was united on this question. 7. Các danh từ tập hợp như: Furniture, luggage, information, knowledge, traffic, equipment, scenery, machinery, homework, money, water, advice... (những danh từ không đếm được ) Eg: The luggage over there is hers. The furniture of this house is nice and comfortable. 8. Chủ ngữ là cụm danh từ ở nhóm chỉ động vật,gia súc (dù sau of là danh từ số nhiều), từ chỉ số lượng ( thời gian, trọng lượng, đo lường, thể tích, số tiền, ...) Eg: The flock of birds is circling overhead. A school of fish is being attacked by sharks. Fifty minutes isn’t enough time to finish this test. Twenty-five dollars is too much for the meal. 9. Chủ ngữ là tên cơ quan, tổ chức đoàn thể, quốc gia, tên tiêu đề (dù viết ở số nhiều ): Algiers, Athens, Brussels, Marseilles, Naples, the Philippines, the United Nations, the United States, Wales,... Eg: The United States is in America. The Philippines is a country in Asia. 10. Nhóm các danh từ chỉ bệnh tật, môn học, môn thể thao: : news, means, series, billiards, mathematics, species, measles, mumps, rickets, mathematics, economics, linguistics, physics, phonetics, athletics, politics, statistics,... 10
- Eg: I think mathematics is very difficult. The news is quite shocking to me. Mumps is usually caught by children. 11. The number of +N số nhiều Eg: The number of days in a week is seven. The number of residents who have been questioned on this matter is quite small. 12. It + is/was+...+that/who + ... (cấu trúc câu chẻ-câu nhấn mạnh) Eg : It is Mr Minh who/that teaches English at my school. It was my dog that made neighbors very scared. II. Những chủ ngữ chia số nhiều : 1. S1+AND +S2 +… Eg : A car and a bike are my means of transportation. Chú ý: Khi chủ ngữ là 2 danh từ nối với nhau bởi từ “and” với ý nghĩa là cùng chỉ 1 người, 1 bộ hoặc 1 món ăn => V chia số ít. => Dấu hiệu nhận biết : +) Cùng chỉ 1 người : Danh từ thứ 2 không có “the”. Eg: The secretary and accountant hasn't come yet. The great doctor and 'discoverer is no more. My classmate and best friend is Mary. +) 1 bộ hoặc 1 món ăn => tùy theo ý người nói muốn biểu đạt. Eg: Whisky and soda has always been his favourite drink. (Whisky and soda là tên 1 loại đồ uống.) Eg: Fish and chips is a popular meal in Britain. ( Căn cứ vào “a” => số ít ) Nhưng : Eg : Fish and chips make a good meal . ( 2 món ăn làm nên một bữa ăn ). 2. All / Both / Few/A few/ Many / Several / Some+ N số nhiều. All / Both / Few/A few/ Many / Several / Some + of + N số nhiều/đại từ. 11
- Eg: All of them have arrived. Some of the pies are missing. 3. Danh từ tập hợp chỉ từng thành viên . Eg: My family are always fighting among themselves. The team are changing and adapting to new players. 4. Các danh từ : the police, the military, the people, cattle, poultry, clergy,… Eg: The police are questioning him. The military were called in to deal with the riot. 5. The + adj => N chỉ tập thể người Eg : The rich get richer anh the poor get poorer. 6. Những danh từ mang ý nghĩa đôi cặp, luôn ở dạng số nhiều: glasses, scissors, pants, shorts, jeans, tongs, pliers, tweezers, eye-glasses, ear-rings ... Eg : His glasses are very expensive. My trousers are new. Chú ý : +) Đối với các đồ vật gồm có hai bộ phận giống nhau kết nối với nhau như: scissors, glasses, binoculars, trousers, pants, ... Dùng “A pair of” + N trên+Vchia số ít. Eg: A pair of glasses costs quite a lot these days. The pair of scissors is sharp. That pair of trousers needs mending. +) “ A pair of” + 2 người/đồ vật/con vật đi cặp với nhau. V chia số nhiều. Eg: A pair of lovers are sitting on the bench. A pair of teenage boys were arrested. 7. A number of +N số nhiều Eg: A number of spectators were injured. 8. Chủ ngữ là danh từ chỉ quốc tịch 12
- Eg: Vietnamese always want to spend their time with family in Tet Holiday. III. Động từ phụ thuộc vào từ loại chính : 1. Chủ ngữ là 1 nhóm từ thì cần phải xác định từ chính và chia động từ cho phù hợp : Eg: A list of new books has been posted in the library. The shops along the mall are rather small. 2. S1 + of/ as well as/ with/ together with/ in addition to/ along with/ accompanied by/ no less than +S2 V chia theo S1. Eg: The politician,along with the newsmen, is expected to come shortly. The manager, as well as his assistants, has arrived. 3. S1+ or/nor +S2 => V chia theo S2. Eg: Has your mother or father given you permission to use the car? 4. Either+S1+ or + S2 Hoặc Neither+ S1+Nor +S2 V chia theo S2 Eg: Either Minh or Lam has the tickets. Neither Minh nor the others are here now. 5. Phân số/ Phần trăm + N số ít N số nhiều V phụ thuộc vào N. Eg: Fifty percent of the pie has disappeared. One-third of the people are unemployed. 6. The majority of +N số ít +N số nhiều V phụ thuộc vào N. Eg: The majority of people seem to prefer TV to radio. 7. No + N số ít + N số nhiều V chia theo N. 13
- Eg: No example is relevant to this case. 8. None of the + N không đếm được + N số nhiều V chia theo N Eg: None of the counterfeit money has been found. None of the students were absent. 9. There + be + N V phụ thuộc vào danh từ. Eg: There have not been many large-scale epidemics lately. There is a cat under the desk. * Với việc để học sinh hiểu và ghi nhớ lý thuyết có hệ thống, tôi đã quan sát thấy học sinh làm bài tập đúng nhiều hơn, tuy nhiên chưa thấy các em làm bài với một thái độ tích cực và chủ động. Bảng 3 - Kết quả thu được sau khi nghiên cứu giai đoạn 2 Khá/giỏi (%) TB (%) Yếu (%) LỚP TS % TS % TS % 10E 25 59 15 36 2 5 10G 22 51 18 42 3 7 Sau giai đoạn 2 thông qua hình thức cho học sinh làm bài tập và tự đưa ra đáp án tôi đã thu được kết quả như bảng thống kê trên. Kết quả của các em đã cho thấy đã có sự tiến bộ nhưng chưa cao. Số lượng học sinh khá, giỏi đã tăng lên trong khi đó số lượng học sinh yếu đã giảm nhưng không đáng kể . 3. Giai đoạn 3: Áp dụng các trò chơi Tôi đã tổ chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi truyền thống và hiện đại để luyện tập quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ - Mục đích: Giúp phát huy động cơ học tập cho học sinh, giúp học sinh chủ động trong quá trình ghi nhớ và phát huy khả năng tư duy, kỹ năng làm việc theo cặp, theo đồng đội. 14
- - Thực hiện. * Bước1: Cho Hs học thông qua phát hiện vấn đề * Bước 2: Hệ thống lý thuyết * Bước 3: Giới thiệu luật các trò chơi * Bước 4: Tổ chức các trò chơi Các trò chơi được thiết kế theo thứ tự tăng dần theo 6 bậc thang đo nhận thức của Bloom: remember- understand- apply- analyze- evaluate- create Game 1: Chuyển phong thư (kết hợp kỹ năng viết + chơi theo nhóm, mức độ remember) * Mục đích: giúp học sinh chủ động tham gia luyện tập với tâm lý thư giãn giống như đang chơi, từ đó học sinh ghi nhớ bài học một cách chủ động. Đồng thời cũng giúp học sinh học từ vựng thông qua hình thức viết * Cách chơi như sau: - Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm lớn (2 dãy là 1 nhóm) và mỗi nhóm nhận được 1 phong thư ( Bên trong phong thư có 6 mẩu giấy tương ứng 6 câu hỏi) - Giáo viên bật một đoạn nhạc, trong khi đó HS sẽ chuyển phong thư cho các thành viên trong nhóm. - GV dừng nhạc, HS nào đang cầm phong thư sẽ lấy ra 1 câu hỏi bên trong sau đó thảo luận với các bạn trong nhóm câu trả lời và HS đó lên bảng viết đáp án. - GV sẽ kiểm tra lại câu hỏi HS đó lấy được và so đáp án. - Đội nào có câu trả lời đúng và nhanh hơn sẽ được điểm Game 2: Cá ngựa (kết hợp kỹ năng nói + chơi theo cặp, mức độ create) * Mục đích: Trò chơi rèn tính kiên trì, củng cố khả năng đặt câu, và luyện kỹ năng nói cho hs * Cách chơi như sau: Trò chơi diễn ra trong 10 phút. Thiết kế 1 hình xoắn ốc gồm 15 ô. 3 ô cách đều nhau là những ô chứa phần thưởng. Các ô còn lại, mỗi ô chứa 1 quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ. 2 đội cùng tham gia (mối đội là 2 HS). Hs được phân định quyền chơi trước bằng gắp thăm. Mỗi lần người chơi sóc con xúc xắc, theo 15
- luật chơi của cá ngựa, nếu người đó sóc vào vị trí có chứa 1 quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ, người đó sẽ phải đặt 1 câu có sử dụng quy tắc đã cho. Nếu người chơi làm tốt, sẽ được quyền di chuyển con xúc xắc đến vị trí xắc được. Nếu người đó không đặt được câu theo yêu cầu sau 3 tiếng đếm, sẽ rời khỏi trò chơi, và giành quyền chơi cho các bạn còn lại. Nếu người chơi xúc vào ô phần thưởng, người chơi được nhận 1 phần thưởng và được xúc tiếp 1 lần nữa. Nếu xúc vào bề mặt có 6 chấm sẽ được di chuyển 6 ô mà không cần đặt câu nào nữa. Người chơi nào về đích trước trong thời gian quy định trở thành người thắng cuộc. Người chiến thắng trò chơi sẽ nhận được phần thưởng lớn hơn. Game 3: Rung chuông vàng (kết hợp kỹ năng nghe + chơi cá nhân, mức độ remember) * Mục đích: Trò chơi giúp hs củng cố kiến thức, kết hợp nghe hiểu để tìm được đáp án đúng và trò chơi này giành cho đại đa số hs. * Cách chơi như sau: Trò chơi diễn ra trong 5 phút. Mỗi cặp hs trong lớp chuẩn bị 1 tờ giấy trắng và 1 bút. Giáo viên chuẩn bị 20 câu đa lựa chọn với mức độ khó tăng dần. Sau khi giáo viên đọc câu hỏi HS viết đáp án A B C D vào giấy. Sau tiếng gõ, HS phải giơ đáp án lên cao. Hs nào đưa ra đáp án đúng được quyền trả lời tiếp. Những hs trả lời sai bị loại khỏi trò chơi. Hs duy nhất còn lại sẽ chiến thắng. Game 4: Ném bóng (kết hợp kỹ năng đọc + chơi cá nhân, mức độ remember +understand) * Mục đích: Trò chơi giúp hs củng cố, ghi nhớ kiến thức tích cực và chủ động * Cách chơi như sau: - GV cho hiện bom hẹn giờ 15’’ trên màn hình máy chiếu - GV ném bóng cho Hs bất kỳ và sau đó chuyển qua các bạn khác - Khi bom nổ thì HS cầm bóng hoặc gần bóng nhất sẽ đọc 2 câu hổi trên màn hình và trả lời. Trả lời đúng sẽ nhận được điểm. 16
- Game 5: Trò chơi miêu tả đồ vật (phỏng theo nội dung thi IELTs trên kênh truyền hình giáo dục TW VTV7) kết hợp kỹ năng nói, hoạt động theo nhóm, mức độ: analyse + synthesise + create * Mục đích: Hs có cơ hội được làm quen với 1 nội dung thi IELTs, được rèn sự tự tin, nâng cao khả năng sử dụng câu phức trong giao tiếp. * Cách chơi như sau: - Bấm đếm ngược thời gian 10 phút hoặc mở bài hát - Chuẩn bị 1 hộp kín bên trong đựng những đồ vật bằng nhựa bao gồm những con vật, đồ vật, hoa quả mà HS đã có trong vốn từ Tiếng Anh của mình. - 2 đội, mỗi đội gồm 3 HS (đã bịt mắt) tham gia trò chơi. - Trọng tài cho đại diện 2 đội gắp thăm quyền chơi trước. - Lần lượt HS của mỗi đội một em đưa 1 tay vào hộp để mò 1 món đồ. Em HS đó chọn lấy 1 món đồ, cảm nhận đồ vật trong hộp, rồi tả cho bạn mình nghe xem đó là đồ vật gì. Mỗi câu miêu tả phải dùng được 1 quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ, thì được xem là câu phù hợp và được điểm 10. - Những thành viên của cả 2 đội đều có quyền tham gia đoán. Nếu đội 1, đội đang tả đồ vật, đoán được đồ vật, đội 1 được 10 điểm. Nếu đội 1 không đoán được, quyền đoán đó thuộc về đội 2. - Sau người đầu tiên đoán của đội 1đoán dù đúng hay không thì người của đội 2 được hưởng lượt chơi. Làm tương tự. - Sau khi kết thúc bài hát hoặc hết 10 phút, đội nào được nhiều điểm hơn, đội đó thắng. Game 6: Sáng tác chuyện bằng 1 câu cho trước (kết hợp kỹ năng viết + nói, hoạt động nhóm, mức độ create) * Mục đích: Trò chơi khá thử thách, nhằm kích thích óc sáng tạo, và sự linh hoạt về từ vựng của HS 17
- * Cách chơi như sau: - Trò chơi diễn ra trong 10 phút - Gọi 10 người lên bảng. Người thứ 1 nhận được câu mở đầu của câu chuyện và sáng tạo tiếp câu thứ 2. Người thứ 2 tiếp tục kể câu thứ 3. Tiếp tục như vậy cho đến người thứ 10. (trong câu phải sử dụng 1quy tắc hòa hợp chủ ngữ và động từ) - Đội nào lưu loát hơn, câu chuyện hấp dẫn hơn sẽ thắng cuộc Bảng 4- Kết quả thu được sau khi nghiên cứu giai đoạn 3 Khá/giỏi (%) TB (%) Yếu (%) LỚP TS % TS % TS % 10E 31 74 11 26 0 0 10G 27 63 16 37 0 0 * Sau giai đoạn này học sinh đã thực sự ham học. Tôi quan sát thấy học sinh đã rất hào hứng tham gia, số đông học sinh đã có tiến bộ trong khả năng tư duy. Cụ thể sau khi tổ chức trò chơi, học sinh làm bài kiểm tra về cho dạng đúng của động từ kết quả của các em đã tăng lên rõ rệt. Số học sinh khá, giỏi tăng, số học sinh TB và số học sinh yếu giảm nhanh. 4. Giai đoạn 4: Bài tập củng cố Sau 5 tháng tổ chức hướng dẫn và giảng dạy cho học sinh, tôi thấy kết quả học tập của học sinh tiến bộ rõ rệt. Vì vậy tôi thực hiện giai đoạn thực nghiệm cuối cùng bằng phương pháp Làm bài tập củng cố. * Mục đích: Giúp học sinh nhớ các qui tắc đã được học và có khả năng sử dụng chúng một cách linh hoạt trong từng câu cụ thể. * Cách tiến hành Giáo viên đưa ra các dạng bài tập như: + Bài tập trắc nghiệm. + Bài tập tự luận. + Bài tập chọn từ. 18
- APPLIED EXERCISES – BÀI TẬP CỦNG CỐ A. MULTIPLE CHOICE: Choose the best answer A, B, C or D: EX1: 1. A large number of students in this school________ English quite fluently. a. speaks b. is speaking c. has spoken d. speak 2. A series of lectures________being presented at the Central Hall this week. a. are b. will be c. has become d. is 3. Beauty as well as health ________ failed her this term. a. has b. have c. is d. are 4. Bread and butter ________what she asks for. a. is b. are c. will be d. have been 5. Each student________answered the first three questions. a. has b. have c. have to d. must 6. Either John or his wife ________breakfast each morning. a. make b. is making c. makes d. made 7. Everybody who ________ a fever must go home at once. a. has b. have c. is having d. are having 8. Five dollars ________all I have on me. a. are b. is c. will be d. have 9. John, along with twenty friends, ________planning a party. a. are b. is c. has been d. have been 10. Mathematics________the science of quantity. a. was b. are c. is d. were 11. Measles________cured without much difficulty nowadays. a. is b. are c. will be d. have 12. Neither Mary nor her brothers________a consent form for tomorrow’s field trip. 19
- a. need b. needs c. is needing d. has need 13. Peter, together with his uncle, ________fishing. a. have gone b. has gone c. go d. goes 14. The army________eliminated this section of the training test. a. has b. is having c. are d. have 15. The number of the months in a year________twelve. a. was b. were c. are d. is 16. The picture of the soldiers________back many memories. a. will bring b. brings c. bring d. have brought 17. These pictures, as well as the photograph________the room. a. brightens b. brightening c. brighten d. being brightened 18. The quality of the recordings ________ not very good. a. is b. are c. is being d. has been 19. This house as well as that one________for sale, which will you have? a. are b. is c. have d. has 20. To what place ________either the man or his son wish to go? a. is b. does c. do d. are 21. Twenty miles________a long way to walk. a. are b. was c. is d. were 22. What he told you________to be of no importance. a. seems b. seem c. must seem d. have seemed 23. Mathematics________not always an exact science. a. was b. are c. is d. were 24. Mr. John, accompanied by several members of the committee, ________proposed some changes of the rules. a. have b. has c. are d. is 25. The flock of birds________circling overhead. a. gets b. are c. is d. get 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học thảo luận nhóm ở môn Tiếng Anh
9 p | 2175 | 732
-
SKKN: Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục
7 p | 3302 | 682
-
SKKN: Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8
25 p | 1777 | 278
-
SKKN: Kinh nghiệm trong thiết kế trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học toán lớp 3
47 p | 645 | 161
-
SKKN: Phương pháp dạy học phần "Cơ học" của môn Vật lý 6
15 p | 830 | 141
-
SKKN: Giải pháp quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học ở trường Tiểu học
25 p | 897 | 88
-
SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 Sinh lớp 12 - Ban cơ bản
20 p | 267 | 69
-
SKKN: Áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Ngữ Văn
13 p | 415 | 65
-
SKKN: Phương pháp dạy học sinh tìm lời giải cho bài toán
16 p | 303 | 59
-
SKKN: Phương pháp dạy học nêu tình huống có vấn đề khi dạy tiết 19 “Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng”
12 p | 473 | 53
-
SKKN: Sáng tạo đổi mới trong phương pháp dạy học tích cực
21 p | 1159 | 48
-
SKKN: Phương pháp dạy - học văn bản thuyết minh
7 p | 491 | 46
-
SKKN: Phương pháp giúp học sinh khuyết tật học hoà nhập tự tin biểu diễn bài hát
11 p | 573 | 37
-
SKKN: Sử dụng phương pháp dạy học khám phá nhằm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong tiết 50 - bài 47 sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao: Điều khiển sinh sản ở động vật - mục II: Sinh đẻ có kế hoạch ở người
13 p | 219 | 30
-
SKKN: Phương pháp dạy học Vật lí – THPT Cồn Tiên
46 p | 167 | 28
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai
23 p | 144 | 9
-
SKKN: Phương pháp dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy bài 8 - Nhật Bản. Lịch sử 12
54 p | 110 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn