Phương pháp giải bài tập phần : Nhiệt lượng Sự cân bằng nhiệt<br />
SÁNG KIẾN: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP " NHIỆT <br />
LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT"<br />
<br />
I/ Thông tin về sáng kiến<br />
<br />
1. Tên sáng kiến : PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP " NHIỆT LƯỢNG <br />
<br />
PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT"<br />
<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn vật lí khối <br />
<br />
8 9 tại trường THCS Vũ Vinh .<br />
<br />
3. Tác giả:<br />
<br />
Họ tên : Bùi Thanh Trà<br />
<br />
Ngày sinh 22 tháng 8 năm 1982<br />
<br />
Trình độ chuyên môn: Đại học lý<br />
<br />
Chức vụ : Giáo viên Tổ trưởng tổ KHTN<br />
<br />
Đơn vị công tác : Trường THCS Vũ Vinh<br />
<br />
4.Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THCS Vũ Vinh <br />
<br />
Địa chỉ : Thôn Nhân Hoà xã Vũ Vinh Huyện Vũ thư Tỉnh Thái Bình<br />
<br />
5. Đồng tác giả : không<br />
<br />
6. Chủ đầu tư : Không<br />
<br />
7.Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 8 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thực hiện : Bùi Thanh Trà Trường THCS Vũ Vinh 1<br />
Phương pháp giải bài tập phần : Nhiệt lượng Sự cân bằng nhiệt<br />
BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />
1.Tên sáng kiến: SÁNG KIẾN: PHƯƠNG PHÁP GIẢI MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP " NHIỆT <br />
LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT”<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Bồi giỏi cho học sinh khối 8; 9 tại trường <br />
THCS Vũ Vinh<br />
<br />
3. Mô tả bản chất của sáng kiến<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP NHIỆT HỌC<br />
PHẦN NHIỆT LƯỢNG PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT<br />
<br />
I/ĐẶT VẤN ĐỀ:<br />
Giải bài tập vật lí là một trong những hoạt động tự lực của học sinh trong <br />
học tập vật lí.Trong hệ thống bài tập vật lí ở trường THCS hiện nay chủ yếu yêu <br />
cầu học sinh vận dụng những kiến thức đã học để giải thích, dự đoán một số hiện <br />
tượng trong thực tế hay tính toán một số đại lượng trong các trường hợp cụ thể. <br />
Nhưng những hiện tượng cụ thể đó thì rất nhiều học sinh không thể nhớ hết <br />
được, điều quan trọng cần đạt được là : Học sinh phải biết cách lập luận, suy luận <br />
một cách chặt chẽ, chính xác đúng quy tắc để có thể suy từ những kiến thức khái <br />
quát đã thu nhận được trong bài học lí thuyết để giải quyết các nhiệm vụ nêu ra <br />
trong bài tập . Nhất là với phương pháp giảng dạy mới “ lấy học sinh làm trung <br />
tâm” thì vai trò của người giáo viên càng được đề cao hơn, trách nhiệm nặng nề <br />
hơn vì chính họ là người hướng dẫn các em, tổ chức các hoạt động cho các em <br />
trong việc tiếp thu bài mới, cách bố trí thí nghiệm, cách đánh giá kết quả thí <br />
nghiệm tìm được, cách giải các bài tập định tính, bài tập định lượng. Nhưng không <br />
phải vì thế mà giáo viên đưa ra những cách giải mang tính chất bắt buộc học sinh <br />
phải làm theo.<br />
Ở trường THCS thông thường có thể hiểu bài tập vật lí là những bài làm để <br />
học sinh tập vận dụng những kiến thức khái quát đã được xây dựng trong các bài <br />
học lí thuyết, để giải một số vấn đề cụ thể. Trong vật lí thì vấn đề cần giải quyết <br />
thường được phát biểu dưới 2 dạng: <br />
Vì sao xảy ra hiện tượng?<br />
Hiện tượng xảy ra như thế nào?<br />
Nếu thay các con số vào thành các bài toán thực tế thì giải quyết nó như thế <br />
nào?<br />
...<br />
Với bài tập định tính chỉ cần lập luận lôgic để chỉ ra nguyên nhân của hiện <br />
tượng hay dự đoán hiện tượng xảy ra. Còn bài tập định lượng ta phải tính toán giá <br />
trị cụ thể của một số đại lượng đặc trưng cho hiện tượng.<br />
<br />
Thực hiện : Bùi Thanh Trà Trường THCS Vũ Vinh 2<br />
Phương pháp giải bài tập phần : Nhiệt lượng Sự cân bằng nhiệt<br />
Giải bài tập vật lí lớp 8 nằm ở giai đoạn 1 của vật lí THCS do đó các bài <br />
tập đã khó lên rất nhiều so với lớp 6,7 .Các bài tập không chỉ đơn thuần là các bài <br />
tập định tính nữa mà chủ yếu thiên về các bài tập định lượng, mang tính chất tư <br />
duy cao, đòi hỏi học sinh phải có một vốn kiến thức toán học, vốn hiểu biết về <br />
kiến thức vật lí vì vậy:<br />
Trong trường hợp này giáo viên phải để cho học sinh phát huy hết khả năng tư <br />
duy , sáng tạo của mình trong các tình huống tiếp thu bài mới, làm thí nghiệm, giải <br />
bài tập. Để học sinh làm tốt được thì giáo viên phải đưa ra được một định hướng <br />
giúp học sinh biết cách tìm tòi theo đúng trọng tâm.<br />
<br />
+Giáo viên phải biết phân chia những kíên thức đã học thành từng yếu tố <br />
độc lập có thể sử dụng dễ dàng. Ví dụ trong chương “Nhiệt học ” lớp 8 nếu như <br />
giáo viên không chia ra thành nhiều dạng thì học sinh rất khó lắm vững kiến thức <br />
trọng tâm, chủ chốt để giải các bài tập.<br />
Kiến thức cần nhớ có mấy dạng đó là những dạng nào, bài tập liên quan <br />
đến dạng đó.<br />
Trong mỗi dạng bài tập thì cần lưu ý điều gì?<br />
Trước khi làm bài tập thì phải tóm tắt đề bài.<br />
Mặt khác công tác bồi dưỡng học sinh giỏi học sinh lớp 8 là rất cần thiết vì <br />
các em là những hạt nhân của HSG lớp 9, là lực lượng lòng cốt của trường, của <br />
huyện .Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ HSG cho huyện nhà. Vì vậy tôi <br />
thiết nghĩ trong phần nhiệt học thì có một dạng bài tập vô cùng quan trọng và <br />
không thể thiếu để đào tạo đội ngũ học sinh giỏi là dạng" Nhiệt lượng Sự cân <br />
bằng nhiệt" . Do đó tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp giảng dạy phần "Nhiệt học <br />
" để ban giám khảo và đồng nghiệp cùng tham khảo.<br />
II/PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP PHẦN NHIỆT HỌC<br />
A/Phương pháp giải bài tập phần "Nhiệt học" <br />
Bước 1: Tìm hiểu đề bài <br />
Tìm hiểu ý nghĩa vật lí của các từ ngữ trong đề bài và diễn đạt ngôn ngữ <br />
vật lí. Nhiều khi ngôn ngữ trong đề bài là ngôn ngữ thường dùng trong đời sống <br />
hằng ngày ,không có trong lời phát biểu về các tính chất vật lí của sự vật hay định <br />
luật vật lí.<br />
Biểu diễn các đại lượng vật lí bằng các kí hiệu, chữ cái quen dùng theo quy <br />
ước ở SGK<br />
Xác định điều chưa biết hay giữ kiện đã cho và điều phải tìm hay ẩn số <br />
của bài tập .<br />
Tóm tắt đầu bài.<br />
Bước 2:Phân tích hiện tượng vật lí mà đề tài đề cập đến .Bước này bao gồm các <br />
công việc sau:<br />
<br />
Thực hiện : Bùi Thanh Trà Trường THCS Vũ Vinh 3<br />
Phương pháp giải bài tập phần : Nhiệt lượng Sự cân bằng nhiệt<br />
a. Căn cứ vào điều đã biết, xác định xem hiện tượng nêu trong đề bài thuộc <br />
phần nào của chương cơ, có liên quan đến khái niện nào, định luật nào.<br />
b. Đối với những hiện tượng vật lí phức tạp thì phải phân tích ra những hiện <br />
tượng đơn giản chỉ bị chi phối bởi một nguyên nhân, một quy tắc hay một định <br />
luật vật lí xác định.<br />
c. Tìm hiểu hiện tượng vật lí diễn biến qua những giai đoạn nào : Mỗi giai <br />
đoạn phân theo những quy luật nào.<br />
Bước 3: Xây dựng lập luận cho việc giải bài tập, bước này bao gồm các công việc <br />
sau:<br />
a. Trình bày có hệ thống chặt chẽ lập luận lô gic để tìm ra mối liên hệ <br />
những điều chưa biết và những điều phải tìm .<br />
b. Nếu cần tính toán định lượng, các công thức có liên quan đến đại lượng <br />
cho biết và đại lượng cần tìm .Thực hiện phép biến đổi toán học cùng tìm được <br />
một công thức toán học giữa đại lượng đã biết và đại lượng cần tìm .<br />
c. Biến các đơn vị đo trong đầu bài thành một hệ đơn vị đồng nhất và thực <br />
hiện các phép toán.<br />
Có thể trình bày lập luận theo hai phương pháp : Phương pháp phân tích và <br />
phương pháp tổng hợp.<br />
*Theo phương pháp phân tích ta bắt đầu từ điều phải tìm, xác định mối liên <br />
hệ giữa điều phải tìm với những điều đã cho biết.Tiếp đó lại tìm mối liên hệ giữa <br />
những điều trung gian với những điều đã cho biết khác. Cuối cùng tìm ra được <br />
mối liên hệ trực tiếp giữa những điều phải tìm với những điều đã biết .<br />
*Theo phương pháp tổng hợp thì ta bắt đầu từ những điều đã cho biết xác <br />
định mối quan hệ giữa điều đã cho với một số điều trung gian không cho biết.Tiếp <br />
theo tìm mối quan hệ giữa điều trung gian với điều phải tìm, cuối cùng xác định <br />
được mối quan hệ trực tiếp giữa điều đã cho với điều phải tìm.<br />
* Từ bài toán xây dựng lên các phương trình. Giải các phương trình tìm các <br />
đại lượng chưa biết.<br />
Bước 4: Biện luận kết quả thu được.<br />
Những kết quả thu được bằng suy luận hay bằng cách biến đổi toán học khi <br />
giải một bài tập vật lí không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện thực tế, có <br />
khi là một trường hợp đặc biệt hay trường hợp riêng .Vậy nên phải biện luận để <br />
chọn những kết quả phù hợp với thực tế hoặc để mở rộng phạm vi của lời giải <br />
đến những trường hợp tổng quát hơn.<br />
<br />
B. Phương pháp giải bài tập : Nhiệt lượng Phương trình cân bằng nhiệt.<br />
I/ Tóm tắt lý thuyết:<br />
1. Định nghĩa nhiệt lượng:Phần nội năng mà vật nhận được hay mất đi trong <br />
quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.<br />
<br />
Thực hiện : Bùi Thanh Trà Trường THCS Vũ Vinh 4<br />
Phương pháp giải bài tập phần : Nhiệt lượng Sự cân bằng nhiệt<br />
Nhiệt lượng : Q<br />
Đơn vị đo : Jun (J)<br />
2. Định nghĩa nhiệt dung nhiệt dung riêng:Nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg <br />
của một chất để nó tăng thêm 1oK gọi là nhiệt dung riêng của chất đó.<br />
Nhiệt dung của một chất là nhiệt lượng cần thiết truyền cho chất đó tăng thêm <br />
0<br />
1 C.<br />
3.Các công thức <br />
a. Tính nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 t2:Qthu = mc(t2 –t1) ( t2>t1)<br />
b. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi hạ nhiệt từ t2 t1: Qtỏa = mc ( t1 – t2) (t1>t2)<br />
c. Phương trình cân bằng nhiệt: <br />
<br />
Qtỏa = Qthu<br />
d. Tính nhiệt lượng thu vào khi nóng chảy và tỏa ra khi đông đặc ở NĐNC <br />
(NĐĐĐ): Q = m.<br />
<br />
<br />
e. Tính nhiệt lượng thu vào khi hóa hơi và tỏa ra khi ngưng tụ ở nhiệt độ hóa hơi <br />
(NĐNT): <br />
Q = L.m<br />
<br />
f. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu: <br />
Q = q.m<br />
4. Đơn vị của các đại lượng:<br />
Q là nhiệt lượng, đơn vị J<br />
m là khối lượng, đơn vị kg<br />
t là nhiệt độ, đơn vị là 0C hoặc 0K ( 10C = 10K)<br />
c là nhiệt dung riêng, đơn vị J/kg.K<br />
là nhiệt nóng chảy, đơn vị J/kg<br />
L là nhiệt hóa hơi, đơn vị J/kg.<br />
q: là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu , đơn vị là J/kg<br />
5. Hiệu suất tỏa nhiệt với thu nhiệt, hiệu suất của động cơ nhiệt:<br />
Qich A<br />
H Qtp<br />
.100%<br />
Qtp<br />
.100%<br />
<br />
Qích: Nhiệt lượng của vật nhận vào để tăng nhiệt độ.<br />
Qtp: Nhiệt lượng mà nguồn nhiệt cung cấp (Do nhiên liệu đốt cháy hoặc vật <br />
khác tỏa ra)<br />
Qtp= Qich+ Qhp ( Qhp: phần năng lượng hao phí tỏa ra môi trường)<br />
<br />
<br />
Thực hiện : Bùi Thanh Trà Trường THCS Vũ Vinh 5<br />
Phương pháp giải bài tập phần : Nhiệt lượng Sự cân bằng nhiệt<br />
II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP <br />
<br />
DẠNG 1: TÍNH NHIỆT LƯỢNG THU VÀO TỎA RA CỦA MỘT VẬT, <br />
KHỐI LƯỢNG CHẤT LÀM LÊN VẬT, NHIỆT ĐỘ BAN ĐẦU, NHIỆT ĐỘ <br />
CUỐI CÙNG, SỰ CÂN BẰNG NHIỆT<br />
<br />
A. Phương pháp chung<br />
Dựa vào công thức: Q thu = mc t hay Qthu = mc(t2 –t1)<br />
Q tỏa = mc t hay Qtỏa = mc(t1 –t2)<br />
Qthu Q<br />
=> Khối lượng của vật: m hay m = c(t thu t )<br />
c t 2 1<br />
<br />
Qthu Q<br />
=> Nhiệt dung riêng : c hay c = m(t thu t )<br />
m t 2 1<br />
<br />
Qthu<br />
=> Độ tăng nhiệt độ t<br />
m.c<br />
Q<br />
=> Nhiệt độ ban đầu của vật : t1= t2 t = t2 thu<br />
m.c<br />
Q<br />
=> Nhiệt độ sau của vật : t2= t1 + t = t1 + thu<br />
m.c<br />
* Khi chỉ có một vật thu nhiệt và có hiệu suất H<br />
Qtp = q.m và Qich = mthu.c. t => H.q.m = mthu.c. t<br />
H .q.m<br />
=> mthu = <br />
c t<br />
H .q.m<br />
=> t mthu .c<br />
* Khi có hai hay nhiều vật thu nhiệt, tùy theo từng bài cụ thể ta cũng rút ra được <br />
các biểu thức tương tự để xác định đại lượng cần tìm.<br />
*Chú ý:<br />
Đơn vị của khối lượng phải đổi về kg.<br />
Nhiệt độ ban đầu là t1, nhiệt độ sau t2.<br />
Nếu vật là chất lỏng, bài toán sẽ cho biết thể tích thì ta phải tính ra khối <br />
lượng theo công thức:<br />
m = V.D Trong đó: V : thể tích (m3)<br />
D: Khối lượng riêng kg/m3<br />
m : Khối lượng chất (kg)<br />
Dựa vào công thức Q = mc t để xác định nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra <br />
của các vật.<br />
Khi có sự cân bằng nhiệt để xác định khối lượng, nhiệt độ ban đầu, nhiệt <br />
độ cuối...Trước hết ta phải xác định trong hệ có bao nhiêu vật. Vật nào tỏa nhiệt, <br />
vật nào thu nhiệt. Sau đó áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:<br />
Thực hiện : Bùi Thanh Trà Trường THCS Vũ Vinh 6<br />
Phương pháp giải bài tập phần : Nhiệt lượng Sự cân bằng nhiệt<br />
Qthu1+ Qthu2 + Qthu3+.....+ Qthu n = Qtoả1+ Qtoả2+ Qtoả3 +....+ Qtoả n<br />
<br />
B. Bài tập<br />
<br />
Bài 1 : Dùng một ca múc nước ở thùng chứa nước A có nhiệt độ tA = 20 0C và ở <br />
thùng chứa nước B có nhiệt độ tB = 80 0C rồi đổ vào thùng chứa nước C. Biết rằng <br />
trước khi đổ, trong thùng chứa nước C đã có sẵn một lượng nước ở nhiệt độ t C = <br />
40 0C và bằng tổng số ca nước vừa đổ thêm vào nó. Tính số ca nước phải múc ở <br />
mỗi thùng A và B để có nhiệt độ nước ở thùng C là 50 0C. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt <br />
với môi trường, với bình chứa và ca múc nước<br />
Hướng dẫn:<br />
Gọi : c là nhiệt dung riêng của nước ; m là khối lượng nước chứa trong một ca ; <br />
n1 và n2 lần lượt là số ca nước múc ở thùng A và thùng B ;<br />
(n1 + n2) là số ca nước có sẵn trong thùng C.<br />
Nhiệt lượng do n1 ca nước ở thùng A khi đổ vào thùng C đã hấp thụ là :<br />
Q1 = n1.m.c(50 – 20) = 30cmn1<br />
Nhiệt lượng do n2 ca nước ở thùng B khi đổ vào thùng C đã toả ra là :<br />
Q2 = n2.m.c(80 – 50) = 30cmn2<br />
Nhiệt lượng do (n1 + n2) ca nước ở thùng C đã hấp thụ là :<br />
Q3 = (n1 + n2)m.c(50 – 40) = 10cm(n1 + n2)<br />
Phương trình cân bằn nhiệt : Q1 + Q3 = Q2 <br />
30cmn1 + 10cm(n1 + n2) = 30cmn2 2n1 = n2<br />
Vậy, khi múc n ca nước ở thùng A thì phải múc 2n ca nước ở thùng B và số nước <br />
đã có sẵn trong thùng C trước khi đổ thêm là 3n ca.<br />
Bài 2: Người ta cho vòi nước nóng 700C và vòi nước lạnh 100C đồng thời chảy vào <br />
bể đã có sẳn 100kg nước ở nhiệt độ 600C. Hỏi phải mở hai vòi trong bao lâu thì thu <br />
được nước có nhiệt độ 450C. Cho biết lưu lượng của mỗi vòi là 20kg/phút.<br />
Hướng dẫn:<br />
Vì lưu lượng hai vòi chảy như nhau nên khối lượng hai loại nước xả vào bể <br />
bằng nhau. Gọi khối lượng mỗi loại nước là m(kg):<br />
Ta có: m.c(70 – 45) + 100.c(60 – 45) = m.c(45 – 10)<br />
1500<br />
25.m + 1500 = 35.m 10.m = 1500 � m = = 150(kg )<br />
10<br />
15<br />
Thời gian mở hai vòi là: t 7,5( phút )<br />
20<br />
Bài 3: Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 350C thì phải đổ bao nhiêu lít nước đang <br />
sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 150C ? Lấy nhiệt dung riêng của nước là <br />
4190J/kgK.<br />
HD:<br />
<br />
Thực hiện : Bùi Thanh Trà Trường THCS Vũ Vinh 7<br />
Phương pháp giải bài tập phần : Nhiệt lượng Sự cân bằng nhiệt<br />
Gọi x là khối lượng nước ở 150C; y là khối lượng nước đang sôi <br />
Ta có : x+y= 100 (1)<br />
Nhiệt lượng do y kg nước đang sôi tỏa ra :Q1= y.4190(10015)<br />
Nhiệt lượng do x kg nước ở 150C toả ra :Q2 = x.4190(3515)<br />
Phương trình cân bằng nhiệt:x.4190(3515)=y.4190(10015) (2)<br />
Giải hệ phương trình (1) và (2) <br />
Ta được: x = 76,5kg; y = 23,5kg <br />
Vậy phải đổ 23,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 150C. <br />
Bài 4:Một bếp dầu đun sôi 1 lít nước đựng trong ấm bằng nhôm khối lượng <br />
300gam thì sau thời gian t1 = 10 phút nước sôi. Nếu dùng bếp trên để đun 2 lít nước <br />
trong cùng điều kiện thì sau bao lâu nước sôi ? Cho nhiệt dung riêng của nước và <br />
nhôm lần lượt là C1 = 4200J/kg.K ; C2 = 880J/kg.K. Biết nhiệt do bếp dầu cung cấp <br />
một cách đều đặn.<br />
HD:<br />
Gọi Q1 và Q2 là nhiệt lượng cần cung cấp cho nước và ấm nhôm trong hai <br />
lần đun,<br />
Gọi m1, m2 là khối lương nước và ấm trong lần đun đầu.<br />
Ta có: Q1 = (m1.C1 + m2.C2) t <br />
Q2 = (2.m1.C1 + m2.C2) t <br />
Do nhiệt toả ra một cách đều đặn, nghĩa là thời gian đun càng lâu thì nhiệt toả ra <br />
càng lớn. Ta có thể đặt: Q1 = k.t1 ; Q2 = k.t2 (trong đó k là hệ số tỉ lệ nào đó)<br />
Suy ra: k.t1 = (m1.C1 + m2.C2) t <br />
k.t2 = (2.m1.C1 + m2.C2) t <br />
t 2 ( 2m1C1 m2 C 2 ) m1C1<br />
Lập tỉ số ta được: 1<br />
t1 ( m1C1 m2 C 2 ) m1C1 m2 C 2<br />
m1C1 4200<br />
hay t 2 1 .t1 1 .10 19,4 phút<br />
m1C1 m2 C 2 4200 0,3.880<br />
Bài 5: Có ba bình nhiệt lượng kế, chứa ba chất lỏng khác nhau, có khối lượng <br />
bằng nhau và không phản ứng hoá học với nhau. Nhiệt độ chất lỏng ở bình 1, <br />
bình 2, bình 3 lần lượt là: t1 = 150C, t2 = 100C, t3 = 200C. Nếu đổ 1/2 chất lỏng ở <br />
bình 1 vào bình 2 thì nhiệt độ của hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t12 = 120C. Nếu <br />
đổ 1/2 chất lỏng ở bình 1 vào bình 3 thì nhiệt độ hỗn hợp khi cân bằng nhiệt là t 13 <br />
= 190C. Hỏi nếu đổ lẫn cả ba chất lỏng trên với nhau thì nhiệt độ hỗn hợp khi cân <br />
bằng nhiệt là bao nhiêu? (Bỏ qua nhiệt lượng trao đổi với môi trường; các bình <br />
nhiệt lượng kế được làm bằng chất có nhiệt dung riêng nhỏ không đáng kể và <br />
thể tích của bình đủ lớn để chứa cả ba chất lỏng).<br />
Đề thi chọn HSG huyện Vũ Thư 2011<br />
Hướng dẫn:<br />
<br />
<br />
Thực hiện : Bùi Thanh Trà Trường THCS Vũ Vinh 8<br />
Phương pháp giải bài tập phần : Nhiệt lượng Sự cân bằng nhiệt<br />
Gọi nhiệt dung riêng của 3 chất lỏng lần lượt là C1; C2; C3 và khối lượng của <br />
mỗi chất lỏng là m (kg)<br />
Do t1 > t2 nên khi đổ chất lỏng từ bình 1 sang bình 2 thì:<br />
m<br />
Nhiệt lượng do bình 1 toả ra là: Q1 = . C1. (t1 – t12)<br />
2<br />
Nhiệt lượng do bình 2 thu vào là: Q2 = m . C2. (t12 – t2)<br />
Khi có cân bằng nhiệt xảy ra thì ta có Q1 = Q2<br />
m<br />
. C1. (t1 – t12) = m . C2. (t12 – t2)<br />
2<br />
C2 = 0,75 C1 (1)<br />
Do t3 > t1 nên khi đổ chất lỏng từ bình 1 sang bình 3 thì:<br />
m<br />
Nhiệt lượng do bình 1 thu vào là: Q1’ = . C1. (t13 – t1)<br />
2<br />
Nhiệt lượng do bình 3 toả ra là: Q3 = m . C3 . (t3 – t13)<br />
Khi có cân bằng nhiệt xảy ra thì ta có Q1’ = Q3<br />
m<br />
. C1. (t1 – t12) = m . C2. (t12 – t2)<br />
2<br />
C3 = 2 C1 (2)<br />
Khi đổ cả 3 chất lỏng với nhau, ta thấy t2 20(c1m1 + c 2m2 ) + Lm3 = 862c 1m3 <br />
D1<br />
20(c1m1 + c 2m2 )<br />
m3 = = 0,29kg<br />
862c1 - L<br />
D2 <br />
D1<br />
IV/ KẾT QUẢ<br />
Trong năm qua do việc áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi đã đạt được <br />
những kết quả như sau:<br />
+ Học sinh giỏi vật lí lớp 8,9 của nhà trường thứ bậc đã được tăng lên đáng <br />
kể và có nhiều học sinh đạt danh hiệu HSG huyện.<br />
<br />
<br />
Thực hiện : Bùi Thanh Trà Trường THCS Vũ Vinh 19<br />
Phương pháp giải bài tập phần : Nhiệt lượng Sự cân bằng nhiệt<br />
+ Đề tài còn là tài sản đóng góp bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 8 của <br />
cụm trong năm qua và các năm tới.<br />
+ Học sinh nắm được kiến thức một cách có hệ thống, khoa học. Dễ hiểu, <br />
dễ nhớ.<br />
<br />
V/ KẾT LUẬN<br />
Trên đây là bản sáng kiến của tôi. Qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy <br />
bài tập phần nhiệt học nói chung và bài tập phần nhiệt lượng sự cân bằng nhiệt <br />
nói riêng là rất phức tạp, dòi hỏi người dạy phải có một kiến thức chuyên sâu và <br />
thực sự nghiên cứu, tìm tòi và sáng tạo thì mới có khả năng truyền thụ được hết <br />
những kiến thức cơ bản, những phương pháp giải đơn giản, khoa học và để đạt <br />
được hiệu quả tối ưu nhất.<br />
Đối tượng là các em học sinh giỏi lớp 8, 9 do đó khả năng nhận thức của <br />
các em về các bài tập định lượng vật lý còn hạn chế nên bản sáng kiến của tôi đã <br />
đưa ra phương pháp giải cụ thể nhất cho từng dạng.<br />
Trên cơ sở đó giáo viên có thể gọi ý để h/s có thể đưa ra các phương pháp <br />
giải khác nhau. nhằm kích thích tối đa tính tò mò, tư duy sáng tạo của h.s. Dựa vào <br />
đó các em có thể tìm cho mình một hướng đi nhanh nhất và hay nhất.<br />
Tôi xin cam kết những nội dung trình bày trong sáng kiến là những suy nghĩ <br />
và việc làm của tôi và đã áp dụng vào trong thực tế tại trường THCS Vũ Vinh từ <br />
tháng 8 năm 2016 đến nay.<br />
<br />
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG Vũ Vinh, ngày 10 tháng 4 năm <br />
2017<br />
SÁNG KIẾN Tác giả<br />
(Xác nhận)<br />
(Kí tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
Bùi Thanh Trà<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thực hiện : Bùi Thanh Trà Trường THCS Vũ Vinh 20<br />
Phương pháp giải bài tập phần : Nhiệt lượng Sự cân bằng nhiệt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thực hiện : Bùi Thanh Trà Tr