CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
SÁNG KIẾN <br />
"RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 5”<br />
<br />
I. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN<br />
Họ và tên: Nông Thị Giang<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường tiểu học Ngọc Xuân Thành phố Cao Bằng<br />
II. LĨNH VỰC ÁP DỤNG<br />
Sáng kiến được áp dụng đối với việc dạy phân môn Tập đọc lớp 5.<br />
III. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN <br />
Năm học 2015 2016, tôi được nhà trường phân công giảng dạy và chủ <br />
nhiệm lớp 5B. Qua giảng dạy và dự giờ một số lớp, qua phần kiểm tra đọc ở lớp <br />
mình dạy thực tế. Tôi thấy học sinh thực hiện phần đọc diễn cảm chưa tốt. Các <br />
lỗi thường mắc như sau:<br />
HS thiếu tự tin khi đọc bài <br />
Chưa tìm được giọng đọc phù hợp cho từng bài tập đọc, chưa biết đọc diễn <br />
cảm.<br />
Nhìn chung các em chỉ đọc to, rõ ít chú ý đến nhịp điệu, hình ảnh, từ ngữ cần <br />
nhẫn giọng gợi tả hoặc thể hiện tình cảm.<br />
* Kết quả khảo sát đầu năm đạt như sau:<br />
<br />
Đọc diễn <br />
Đọc diễn cảm chưa tốt<br />
cảm tốt<br />
Đầu năm TS<br />
học<br />
Số lượng % Số lượng %<br />
<br />
2015 2016 37 8 em 21,6 29 em 78,4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong các giờ tập đọc hay học thuộc lòng tôi cũng đã sử dụng giải pháp <br />
sau:<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
+ Khi soạn bài tôi đã chọn đoạn để HS luyện đọc diễn cảm, hoặc chọn theo <br />
đoạn mà sách GV có sẵn và tùy thuộc loại văn bản để luyện đọc diễn cảm viết <br />
sẵn vào bảng phụ.<br />
+ GV đọc mẫu trước một lần, HS nghe và phát hiện những từ ngữ được <br />
nhẫn giọng gợi tả trong đoạn, những câu dài được ngắt nhịp, ngữ điệu lên xuống <br />
giọng của nhân vật …<br />
+ HS luyện đọc trong nhóm đôi 5 phút<br />
+ GV kiểm tra HS đọc cá nhân 4,5 em nhận xét <br />
Với giải pháp đã sử dụng tôi thấy không mang lại hiệu quả vì HS được <br />
luyện đọc diễn cảm rất ít.<br />
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN<br />
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học.<br />
a. Tính mới: Sáng kiến này được áp dụng lần đầu tại lớp 5B Trường Tiểu <br />
học Ngọc Xuân năm học 2015 2016.<br />
b. Tính sáng tạo, tính khoa học<br />
Trong mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật, nếu học sinh chỉ đọc đúng, đọc lưu <br />
loát thì chưa đủ mà cần phải biết thể hiện tác phẩm đó bằng lời. Đọc diễn cảm sẽ <br />
giúp học sinh khám phá thêm nhiều ý nghĩa mà nếu chỉ dùng thao tác tư duy thì học <br />
sinh chưa nhận ra hết. Bởi đọc hiểu tác phẩm văn chương không chỉ đọc bằng <br />
miệng mà đọc bằng cả trái tim mình. Nhờ biết đọc diễn cảm mà học sinh hiểu sâu <br />
sắc hơn, cảm nhận được nhiều điều tinh tế và cái hồn của tác phẩm. Do đó, một <br />
trong những biện pháp và cũng là bài tập có hiệu quả để bồi dưỡng cho học sinh <br />
cảm thụ văn học là rèn cho học sinh đọc diễn cảm có sáng tạo. Làm được điều đó <br />
là giúp các em nâng cao khả năng cảm xúc thẩm mĩ và kích thích các em khám phá <br />
ra cái hay, cái đẹp của văn chương.<br />
Đọc diễn cảm là hình thức tái sinh tác phẩm nghệ thuật, là khám phá ra những <br />
gì ẩn dưới dòng chữ để chúng được vang lên.<br />
Theo tôi rèn đọc diễn cảm cho học sinh không nhất thiết phải đọc theo thứ tự <br />
trình bày của tác phẩm mà nên cho các em tập trung đọc nhiều ở những đoạn văn, <br />
đoạn thơ giàu hình ảnh sinh động, nhiều từ ngữ gợi cảm. (các từ ngữ gợi tả gợi <br />
cảm phải do chính học sinh là người phát hiện ra).Với cách rèn đọc như vậy tôi <br />
thấy các em không những luyện đọc tốt mà còn có điều kiện khắc sâu được kiến <br />
thức. <br />
* Các giải pháp thực hiện trong sáng kiến này được áp dụng phù hợp với điều <br />
kiện thực tế của lớp tôi chủ nhiệm, các kế hoạch thực hiện khoa học hiệu quả.<br />
Các giải pháp đã được triển khai thực hiện cụ thể như sau:<br />
Để khắc phục được những hạn chế của lớp, khi dạy phân môn tập đọc tôi đã <br />
đưa vào những giải pháp khoa học, hợp lí, phù hợp với từng đối tượng học sinh <br />
trong lớp.<br />
<br />
2<br />
a) Giải pháp 1: Chuẩn bị tạo tâm thế cho học sinh<br />
*Đối với HS đọc nhỏ: <br />
GV tạo cơ hội cho HS tham gia thi tìm giọng đọc cho bài, hoặc cho đoạn <br />
và thi đọc trong nhóm. Khi các em đọc trong nhóm GV đến nhóm có HS đọc nhỏ <br />
động viên bằng những lời nhận xét khuyến khích mang tính gần gũi, thân thiện <br />
thúc đẩy sự tự tin cho học sinh để các em mạnh dạn hơn. (VD: Hôm nay cô thấy <br />
bạn Trang đọc bài rất tốt và có nhiều tiến bộ, nhóm mình có muốn nghe bạn đọc <br />
không? …). Sau đó động viên học sinh khi đọc thành tiếng cần đọc rõ cho cô và cả <br />
lớp cùng nghe, không quá to, hoặc quá nhỏ<br />
* Đối với HS còn nhút nhát: <br />
GV tạo cơ hội cho HS được tham gia các tiết mục văn nghệ, chơi trò chơi, <br />
kể chuyện, hoặc đọc báo 15 phút đầu giờ. <br />
+ Động viên các em khi được gọi đọc bài phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp <br />
đọc ngay, đứng đàng hoàng, thoải mái, sách được mở rộng và cầm bằng hai tay.<br />
<br />
b) Giải pháp 2: Rèn đọc đúng<br />
* Đọc ở mức độ cao đòi hỏi HS phải đọc lưu loát, đọc đúng, hiểu được nội <br />
dung cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm thì đọc diễn cảm mới có hiệu <br />
quả cao. <br />
Để đọc diễn cảm người đọc phải làm chủ chỗ ngắt giọng, làm chủ tốc độ <br />
đọc, làm chủ cường độ đọc. (to, nhỏ, nhấn giọng hay không) và làm chủ ngữ điệu <br />
(độ cao, lên giọng hay hạ giọng). Thể hiện sắc thái tình cảm khi đọc. Trong một <br />
tiết dạy Tập đọc để thực hiện tốt khâu luyện đọc diễn cảm, giáo viên phải thực <br />
hiện các bước cơ bản sau:<br />
+ Luyện đọc đúng : Chú ý phát hiện những từ học sinh đọc sai. Giáo viên <br />
ghi bảng yêu cầu học sinh đọc lại. Nếu học sinh đó đọc không đúng yêu cầu <br />
học sinh khác đọc rồi cho học sinh đó đọc lại.<br />
+ Luyện đọc lưu loát: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ bằng <br />
cách đọc mẫu. Học sinh đọc thầm theo. Học sinh đọc thầm nối tiếp có sự kiểm tra <br />
của giáo viên và các bạn để điều chỉnh tốc độ. Để thực hiện yêu cầu này, giáo <br />
viên cần cho học sinh đọc trước ở nhà nhiều lần. Hướng dẫn học sinh đọc đúng <br />
ngữ điệu, lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở câu kể….làm nền tảng cho đọc diễn <br />
cảm.<br />
+ Đọc hiểu: Mỗi bài Tập đọc có nội dung, ý nghĩa, khác nhau nên nhất thiết <br />
cần đọc nắm được nội dung để lựa chọn giọng đọc phù hợp. Cho học sinh đọc <br />
thầm, giao nhiệm vụ cho học sinh để kiểm tra việc đọc hiểu.<br />
Rèn cho học sinh biết thở sâu ở những chỗ ngừng nghỉ để lấy hơi khi đọc, <br />
đặc biệt là ở những chỗ ngắt giọng biểu cảm, những chỗ lắng cần tạo ra sự im <br />
<br />
<br />
3<br />
lặng, có tác dụng truyền cảm “gây bão tố” góp phần tạo nên hiệu quả biểu hiện <br />
cao.<br />
Dựa vào quan hệ ngữ pháp để xác định cách ngắt nhịp câu.<br />
VD: Mấy sợi mây còn vắt ngang qua/ mỗi lúc một mảnh dần/ rồi đứt hẳn.<br />
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm giọng đọc cho bài.<br />
+ Trước hết đòi hỏi giáo viên phải đọc đúng, rõ ràng, đúng ngữ điệu phù hợp <br />
với từng bài. Đó là việc thể hiện giọng đọc, ngắt giọng biểu cảm thể hiện tốc độ <br />
cường độ, cao độ để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm <br />
trong bài đọc đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc với tác <br />
phẩm.<br />
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm đoạn 2 của bài “Mùa thảo <br />
quả”<br />
“Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền <br />
núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào thôn xóm Chin San. Gió thơm, <br />
Cây cỏ thơm, Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về hương thơm đậm ủ <br />
ấm trong từng nếp áo nếp khăn.”<br />
Tôi làm như sau:<br />
Treo bảng phụ ghi đoạn văn và yêu cầu học sinh đọc thầm và cho biết:<br />
Nội dung của đoạn văn là gì?<br />
Để diễn tả nội dung đó tác giả đã sử dụng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm nào?<br />
Từ ngữ nào được lặp lại nhiều nhất trong đoạn văn trên?<br />
Khi đọc các câu văn ngắn cần đọc như thế nào?<br />
Qua thảo luận trả lời câu hỏi, các em biết được cách đọc, nhấn giọng vào các <br />
từ ngữ miêu tả mùi hương thảo quả (lướt thướt, quyến, rải, ngọt lựng, thơm <br />
nồng…) Khi đọc các câu ngắn đọc ngân kéo dài những tiếng cuối câu, thu hẹp <br />
quãng ngắt giữa các câu nhằm tạo cảm giác mở rộng về không gian lan tỏa của <br />
hương thảo quả.<br />
Đối với những bài văn miêu tả,văn kể chuyện, những bài thơ. Khi đọc GV <br />
hướng cho HS chú ý đến các từ ngữ mà tác giả đã sử dụng để gợi tả, để ca ngợi, <br />
thể hiện tình cảm trân trọng, niềm tự hào trong mỗi bài tập đọc.<br />
+Chẳng hạn như bài tập đọc: “Hạt gạo làng ta” ở khổ thơ thứ hai cần nhấn <br />
giọng ở các từ (chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy… để thấy được <br />
nỗi vất vả của người mẹ nói riêng, người nông dân nói chung làm ra hạt gạo).<br />
* Tổ chức các hình thức thi đọc diễn cảm, đọc phân vai, đóng kịch…đốivới <br />
các tác phẩm có nhiều lời hội thoại GV cần rèn cho các em biết thay đổi giọng <br />
đọc khi nhập vai các nhân vật trong bài tập đọc. Cụ thể các em phải đọc phân biệt <br />
lời của tác giả và lời của nhân vật: phân biệt lời của nhân vật khác. Gv hướng dẫn <br />
như sau: <br />
+ Cho học sinh đọc bài và tìm trong bài có mấy nhân vật<br />
<br />
<br />
4<br />
+ GV giúp học sinh chỉ ra từng tính cách của nhân vật và xác định giọng đọc <br />
phù hợp với từng nhân vật.<br />
Đối với các bài thơ GV rèn cho học sinh biết thở sâu ở những chỗ ngừng <br />
nghỉ để lấy hơi khi đọc, đặc biệt là ở những chỗ ngắt giọng biểu cảm, những chỗ <br />
lắng cần tạo ra sự im lặng, có tác dụng truyền cảm “gây bão tố” góp phần tạo nên <br />
hiệu quả biểu hiện cao.<br />
+ Ví dụ: Trong bài Êmily, con …khi hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm <br />
khổ thơ 3.<br />
"Êmily con ôi !<br />
Trời sắp tối rồi…<br />
Cha không bế con về được nữa !<br />
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa<br />
Đêm nay mẹ đến tìm con<br />
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn<br />
Cho cha nhé<br />
Và con sẽ nói giùm với mẹ:<br />
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn"<br />
+ Hướng dẫn học sinh ngừng nghỉ sau mỗi câu thơ và nghỉ sau “Con sẽ ôm <br />
lấy mẹ” để tạo ra một khoảng lặng, một khoảng nghẹn ngào trong cảm xúc <br />
trước khi đọc tiếp “ mà hôn cho cha nhé. Nghỉ hơi lâu sau câu thơ “Và con sẽ nói <br />
giùm với mẹ” để thể hiện sự xuc động của người cha khi nói lời từ biệt với gia <br />
đình yêu thương.<br />
*Ngoài ra GV có thể khuyến khích học sinh sưu tầm đọc thêm một số văn <br />
bản, hoặc truyện thiếu nhi, báo nhi đồng,...để tăng thêm sự hiểu biết cho bản thân. <br />
Bên cạnh đó thư viện của trường học cũng là nơi để các em luyện đọc tạo thói <br />
quen tự rèn đọc sách nhằm tăng cường luyện đọc diễn cảm cho các em. Và trong <br />
các tiết học khác khi HS đọc yêu cầu hay lệnh bài GV cũng phải chú ý chỉnh sửa <br />
cho đúng giọng đọc có như vậy học sinh mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp <br />
của việc đọc diễn cảm.<br />
c). Giải pháp 3: Xây dựng lòng say mê hứng thú học tập cho HS bằng cách tổ <br />
chức trò chơi trong tiết học.<br />
Để tạo hứng thú cho HS luyện đọc diễn cảm.GV tổ chức các trò chơi học tập <br />
cho HS, thông qua trò chơi gây hứng thú đọc, rèn tư duy linh hoạt, luyện tác phong <br />
nhanh nhẹn, tự tin cho các em bằng cách “Thi tiếp sức”<br />
Trò chơi “Thi tiếp sức” thường tổ chức khi luyện đọc hoặc luyện đọc diễn <br />
cảm (HTL), và GV cần chuẩn bị 1 chiếc đồng hồ to treo tường, SGK, dự kiến <br />
nhóm tham gia chơi.<br />
Khi thực hiện giải pháp này tôi tiến hành như sau: <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi (HS đọc sai từ, thừa từ <br />
trong câu, đọc chen lẫn, đọc trước khi bạn chưa đọc xong sẽ bị trừ điểm thi đua) <br />
và cho HS chơi thử (đối với tiết đầu tiên để các em nắm rõ cách chơi)<br />
Cách chơi như sau: GV cho 1 HS lên điều khiển lớp, gọi các nhóm xung <br />
phong, cho HS chọn 2 bạn lên bảng một bạn cầm đồng hồ, một bạn hô lệnh đọc <br />
và theo dõi thời gian các nhóm đọc. Khi mỗi nhóm đọc xong HS ghi thời gian của <br />
từng nhóm lên bảng, sau đó n/x từng nhóm và tuyên dương nhóm đọc tốt nhất. <br />
+ Từng nhóm lên bảng đứng thành hàng ngang, mỗi em cầm 1 quyển sách <br />
đã mở sẵn trang phần luyện đọc <br />
+ Khi có lệnh hô “bắt đầu” thì em thứ nhất đọc câu thứ nhất và các em tiếp <br />
theo phải chờ bạn đọc xong mới được đọc tiếp theo… cứ như vậy cho đến cuối <br />
cùng của nhóm.<br />
2. Hiệu quả<br />
Qua thực tế áp dụng sáng kiến trên cho thấy những em hay mắc phải các <br />
lỗi như đã nêu trên đã có những biến chuyển rõ rệt về cách đọc diễn cảm, đọc tự <br />
tin hơn và đọc đúng giọng đọc của bài.<br />
Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến như sau:<br />
HS tự tin, hào hứng khi thi đọc diễn cảm không còn ấp úng, và các em đọc <br />
nhỏ và nhút nhát mạnh dạn đọc to và tốt hơn.<br />
Phân biệt được giọng đọc cho từng văn bản.<br />
HS biết đọc ngắt nghỉ hơi đúng, nghỉ ít ở dấu, nghỉ lâu ở dấu chấm, đọc <br />
đúng ngữ điệu, lên giọng ở câu hỏi, hạ giọng ở câu kể….<br />
Cảm thụ được nhiều vốn từ gợi tả để vận dụng vào kĩ năng viết văn, kĩ <br />
năng đọc văn bản, kĩ năng trong giao tiếp. <br />
* Trước khi áp dụng sáng kiến<br />
Đọc diễn <br />
Đọc diễn cảm chưa tốt<br />
cảm tốt<br />
Đầu năm TS<br />
học<br />
Số lượng % Số lượng %<br />
<br />
2015 2016 37 8 em 21,6 29 em 78,4<br />
<br />
<br />
*Sau khi áp dụng sáng kiến<br />
Cuối năm TS Đọc diễn Đọc diễn cảm chưa tốt<br />
học cảm tốt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Số lượng % Số lượng %<br />
<br />
<br />
2015 2016 37 30 em 81 7em<br />
19<br />
<br />
<br />
3. Khả năng và các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.<br />
* Sáng kiến có khả năng áp dụng trongkhi dạy các tiết tập đọc ở lớp 4,5 trong <br />
phạm vi các trường học trên địa bàn thành phố.<br />
* Điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:<br />
GV cần phải có được giọng đọc chuẩn, có kiến thức và biết nội dung của <br />
mỗi tác phẩm đưa đến thông điệp gì cho mỗi bài học, để HS có hứng thú hơn <br />
trong các giờ tập đọc & HTL.<br />
Lựa chọn đoạn đọc diễn cảm phù hợp với từng loại bài tập đọc.<br />
Động viên HS kịp thời khi các em đọc bài chưa tự tin còn đọc nhỏ, ấp úng. <br />
Tạo cho HS môi trường học tập với tinh thần tự tin, hào hứng khi học.<br />
4. Thời gian sử dụng sáng kiến<br />
Sáng kiến được áp dụng từ năm học 2015 – 2016 và tiếp tục thực hiện trong <br />
những năm tiếp theo.<br />
V. KẾT LUẬN<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm cùng với thực tế giảng dạy của bản thân tôi <br />
nhận thấy rằng để dạy tốt phân môn tập đọc, nhất là phần rèn đọc diễn cảm <br />
trong một bài tập đọc GV cần thường xuyên luyện giọng đọc của mình, có ý thức <br />
điều chỉnh giọng đọc đúng hơn. Nắm rõ nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ <br />
năng, có phương pháp phù và phối hợp với học sinh một cách nhịp nhàng khi lên <br />
lớp, nhằm giúp học sinh từng bước nâng cao nhận thức và thấy được những cái <br />
hay cái đẹp trong từng bài tập đọc. Từ đó rèn luyện tư duy lô gích, tư duy trìu <br />
tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.<br />
<br />
Xác nhận của hội đồng sáng kiến Ngọc Xuân, ngày 05 tháng 4 năm <br />
2017<br />
Người viết sáng kiến <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nông Thị Giang<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
8<br />