SKKN: Rèn luyện ý thức tự giác cho học sinh THPT trong giờ học GDQP-AN
lượt xem 61
download
Sáng kiến “Rèn luyện ý thức tự giác cho học sinh THPT trong giờ học GDQP-AN” tìm ra những phương pháp hợp lý để rèn luyện ý thức tự giác cho các em, giúp các em dễ dàng tiếp thu và vận dụng một cách tốt nhất vào thực tế. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Rèn luyện ý thức tự giác cho học sinh THPT trong giờ học GDQP-AN
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền ▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬ Mã số: …………… SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN Ý THỨC TỰ GIÁC CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ HỌC GDQP - AN Người thực hiện: PHẨM THỊ THÙY LINH Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục : ................................................ - Phương pháp dạy bộ môn : GDQP - AN .............. X - Phương pháp giáo dục : ........................................ - Lĩnh vực khác : ..................................................... Có đính kèm : Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học : 2011 – 20012
- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC ─────────── I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên : PHẨM THỊ THÙY LINH 2. Ngày tháng năm sinh: 26/05/1983 3. Giới tính : Nữ 4. Địa chỉ : Số 6 D4 - Võ Thị Sáu, phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại : 0613 829029 (CQ) 0613 825019 (NR) 0913 947484 (DĐ) 6. Fax: Email: 7. Chức vụ : Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Quyền II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: Đại học - Năm nhận bằng: 2006 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: GDQP-AN Số năm kinh nghiệm: 5 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Kỹ năng băng bó vết thương
- I.ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục quốc phòng - an ninh (GDQP - AN) cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác GDQP toàn dân. GDQP - AN là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường Trung Học Phổ Thông nhằm rèn luyện, hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua, Ban Giám Hiệu và Tổ TD QP - AN luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện tốt công tác GDQP cho học sinh và tổ chức giảng dạy phù hợp với chương trình của Bộ giáo dục đề ra. Nội dung của môn học GDQP - AN rất phong phú đa dạng, liên quan đến nhiều mặt trong đời sống xã hội như: - Về lịch sử có bài “Việt Nam đánh giặc giữ nước”, - Về địa lý có bài “Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia”, - Về giáo dục công dân có bài “Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng, chống ma túy”, - Về sinh học có bài “Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương”, - Về hướng nghiệp có bài “Hệ thống nhà trường quân đội, công an và chế độ tuyển sinh vào các trường quân sự, công an”. Bên cạnh những nội dung phong phú trên, tôi nhận thấy rằng việc giáo dục cho học sinh ý thức tự giác chấp hành như: đi học đúng giờ, mặc đúng đồng phục, trật tự nghe giáo viên giảng bài, ghi bài đầy đủ, giữ vệ sinh nơi học tập, lễ phép với thầy cô, hòa nhã và yêu thương bạn bè… cũng không kém phần quan trọng. Những vấn đề này, khi nói ra thì ai cũng thấy là chuyện đơn giản, nghĩ là các em đã được học từ cấp 1, cấp 2. Nhưng thực tế, vẫn còn rất nhiều học sinh vi phạm, các
- em chưa ý thức được việc chấp hành đầy đủ những vấn đề trên, đó chính là quá trình giúp cho các em có được phẩm chất đạo đức tốt, tác động đến việc học tập của mình. Do đó, về bản thân mình, là một giáo viên GDQP - AN, tôi luôn rèn luyện ý thức tự giác một cách tốt nhất để làm gương cho học sinh, và tìm ra những phương pháp hợp lý để rèn luyện ý thức tự giác cho các em, giúp các em dễ dàng tiếp thu và vận dụng một cách tốt nhất vào thực tế. II.NỘI DUNG 1.Cơ sở lý luận *Ý thức là sự nhận thức bằng trí tuệ, trực giác, cảm xúc và toàn bộ các tri giác và thông tin từ thế giới bên ngoài mà con người có được vào mọi khoảnh khắc của cuộc đời, được sắp xếp lại theo cách của mỗi người. *Tự giác là chỉ những gì được thực hiện theo mục đích đã định trước. Hình thức cao của tự giác là biểu hiện sự hiểu biết và vận dụng quy luật phát triển của thế giới khách quan. *“Ý thức tự giác” là một hình thức rèn luyện bản thân có chọn lọc, tạo nên những thói quen mới trong cách nghĩ, cách hành động nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành công. Rèn luyện “ý thức tự giác” cũng là một nhiệm vụ được định hướng và chọn lọc. Nó là sự nỗ lực hết mình của mỗi cá nhân và kết quả là sự thành công trong việc thích nghi với cuộc sống cộng đồng. Vì vậy, rèn luyện ý thức tự giác cho học sinh trung học phổ thông là hết sức cần thiết trước khi các em bước vào đời. 2.Thực trạng a.Thuận lợi
- Tôi may mắn được sự đồng tình và giúp đỡ, động viên hết sức nhiệt tình của Ban Giám Hiệu nhà trường và của tổ TDTT QP - AN. Giờ dạy môn giáo dục quốc phòng thực sự mang lại cho tôi sự cảm hứng say mê nên tôi luôn muốn tìm tòi, học hỏi nhiều hơn nữa. Mỗi năm học, ngoài nội dung giảng dạy theo chương trình, tôi luôn quan sát những hành động, thái độ và lời nói của học sinh để đưa ra những hình thức phù hợp nhất rèn luyện cho các em. b.Khó khăn Do đặc thù của trường, tất cả học sinh học các môn văn hóa vào buổi sáng, còn GDQP - AN thì học vào buổi chiều và theo phân phối chương trình một tuần chỉ một tiết, nên việc quan sát và uốn nắn các em còn nhiều hạn chế. 3.Giải pháp tổ chức thực hiện a.Đối với giáo viên Vào đầu mỗi năm học, khi nhận lớp ở tiết đầu tiên, tôi phổ biến một số quy định chung về kỷ luật đối với môn học GDQP - AN cho các em nắm thật vững để chấp hành: Điểm môn QP - AN gồm 4 cột, cột đầu tiên là điểm miệng, nếu không vi phạm lỗi nào thì điểm tối đa là 9 điểm nếu các em vi phạm, thì tôi sẽ căn cứ vào bảng sau để trừ vào điểm miệng: Về cá nhân: Lỗi vi phạm Số điểm bị trừ / 1 lần vi phạm Nghỉ học 2 lần (có phép)
- Nghỉ học 1 lần (không phép) Đi học trễ Nói chuyện, làm mất trật tự trong lớp 0,5 Sai đồng phục (một trong bốn nội dung: nón, áo, quần, giày) Nhuộm tóc Sử dụng điện thoại di động trong giờ học 1 Chửi thề, nói tục Nghỉ học 3 tuần liên tục (1 tuần/1 tiết) 2 - Nếu các em vi phạm lần thứ 3 sẽ báo giáo viên chủ nhiệm xử lý. Về tập thể * Theo tổ Lớp chia làm 6 tổ thi đua theo tổ trên lớp học, trong một học kỳ, tôi sẽ tổng hợp lại những lỗi cá nhân ở trên: - Tổ nào không vi phạm bất cứ lỗi nào sẽ được cộng 1 điểm vào cột điểm miệng của mình. - Tổ nào vi phạm nhiều nhất sẽ bị trừ 1 điểm vào cột điểm miệng của mình. * Toàn thể lớp Sau mỗi tiết học, lớp nào xả rác ngay tại vị trí học của lớp sẽ bị trừ 1 điểm vào điểm miệng của mình.
- Ngoài những quy định rõ ràng nêu ở trên, về mặt cảm tính, tôi luôn mong muốn các em xem tôi như một người thân, nhắc nhở các em một số vấn đề liên quan đến các mối quan hệ ở trường hàng ngày như: - Khi gặp các thầy, cô ở trong trường, mặc dù không trực tiếp giảng dạy, nhưng các em cũng phải chào hỏi. - Nói chuyện với thầy cô giáo phải lễ phép. - Cư xử với bạn bè trong lớp, cũng như những người cùng lứa tuổi phải hòa nhã, lịch sự, khiêm tốn và tôn trọng nhau. - Không phải chỉ giữ vệ sinh ngay tại lớp học, mà ở bất cứ nơi nào, các em cũng phải giữ gìn vệ sinh công cộng. - Chấp hành nghiêm túc luật giao thông như: không đi xe phân khối lớn vì các em chưa đủ tuổi, không chạy xe hàng 2 hàng 3 vì không những nguy hiểm cho bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến những người đi đường, phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp điện và xe gắn máy, không vượt đèn đỏ… Hiện nay, tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra ở nơi này nơi khác với tính chất nghiêm trọng, mặc dù trường tôi chưa có hiện tượng học sinh đánh nhau, nhưng tôi cũng luôn nhắc nhở các em đừng để xảy ra những vấn đề đáng tiếc, đến khi hối hận thì đã muộn. b.Đối với học sinh Thực hiện nghiêm túc những quy định nêu trên. Luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập cũng như rèn luyện thật tốt bản thân mình, từ từ đi vào khuôn khổ, trưởng thành hơn và trở thành một người có ích cho xã hội. 4. Hiệu quả thực hiện
- Tôi về trường năm 2006, qua một năm giảng dạy, tôi rút kinh nghiệm và bắt đầu áp dụng những quy định chung nêu trên đối với môn GDQP - AN, đến nay là 5 năm. Những quy định trên tôi áp dụng cho cả năm học của khối 10, nhưng chỉ khi tổng kết học kỳ I, tôi đã thấy có hiệu quả. Về cá nhân: các em có ý thức hơn trong những vấn đề liên quan đến giờ học môn GDQP - AN như: không còn đi trễ, các em đều mặc đúng đồng phục, giữ vệ sinh công cộng, cư xử với giáo viên và bạn bè,…nói chung là ý thức tự giác của các em tiến bộ rất nhiều. Về tập thể: các em có sự thi đua để được cộng điểm. Và các tổ trưởng cũng thường xuyên nhắc nhở các bạn trong tổ không vi phạm lỗi, các tổ viên cũng có sự hợp tác và cố gắng thể hiện sự đoàn kết trong tổ. Có tổ học kỳ I vi phạm nhiều lỗi nhất, qua học kỳ II phấn đấu thành tổ không vi phạm lỗi nào và được cộng 2 điểm như: Năm học 2007 - 2008 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 Lớp 10a3 10b5 10b6 10b7 10b8 10b9 10a2 10b1 10b2 10a1 10b3 10b5 Tổ 2 3 6 1 3 5 2 3 4 1 4 5 HKI -1 -1 -1 -1 HKII +1 +1 +1 +1
- III. KẾT LUẬN Trên đây chỉ là vấn đề rất nhỏ trong những vấn đề về đạo đức của học sinh THPT trong trường học nói chung và học sinh trường THPT Ngô Quyền nói riêng. Ngoài công tác giảng dạy, tôi nhận thấy rằng nên áp dụng nhiều hơn nữa những hình thức rèn luyện phong phú trong việc giáo dục ý thức tự giác cho học sinh ở các trường THPT không chỉ ở môn GDQP - AN mà còn ở các môn học khác vì nó nằm trong quá trình hình thành nhân cách cho các em hướng tới xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện. Tôi hy vọng được sự quan tâm của các nhà quản lý giáo dục, của đội ngũ những người làm công tác GDQP - AN và rất mong SKKN của tôi được nghiên cứu, triển khai ứng dụng trên phạm vi rộng hơn. IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO - http:// dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn - http:// tailieu.vn/xem-tai-lieu/phat-huy-y-thuc-tu-giac.206459.html Người soạn SKKN PHẨM THỊ THÙY LINH
- SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THPT Ngô Quyền Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________ _______________________________ Biên Hòa, ngày 07 tháng 11 năm 2011 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2011-2012 _____________________ Tên sáng kiến kinh nghiệm (SKKN): RÈN LUYỆN Ý THỨC TỰ GIÁC CHO HỌC SINH THPT TRONG GIỜ HỌC GDQP - AN Họ và tên tác giả: PHẨM THỊ THÙY LINH Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Ngô Quyền Lĩnh vực: - Quản lý giáo dục □ - Phương pháp dạy học bộ môn: GDQP-AN □ - Phương pháp giáo dục □ - Lĩnh vực khác:…………………….□ SKKN đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị □ Trong ngành □ 1.Tính mới - Có giải pháp hoàn toàn mới □ - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có □ 2.Hiệu quả - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao □ - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao □ - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao □ - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả □ 3.Khả năng áp dụng - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt □ Khá □ Đạt □ - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt □ Khá □ Đạt □ - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt □ Khá □ Đạt □
- TỔ TRƯỞNG TỔ TD GDQP-AN HIỆU TRƯỞNG LÊ HỮU MỸ NGUYỄN DUY PHÚC
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Biện pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng màu sắc thích hợp cho học sinh lớp 1
14 p | 862 | 167
-
SKKN: Giúp học sinh lớp 9 phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai
23 p | 1208 | 157
-
SKKN: Rèn luyện kỹ năng phân tích tìm lời giải Hình học 9 bằng phương pháp phân tích đi lên
23 p | 475 | 126
-
SKKN: Rèn luyện kĩ năng về cách làm bài văn nghị luận Văn học lớp 9 có hiệu quả
9 p | 1787 | 112
-
SKKN: Rèn luyện tư duy học sinh để giải nhanh các bài tập áp dụng định luật bảo toàn
24 p | 209 | 47
-
SKKN: Chuyên đề axit cacboxylic theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
66 p | 191 | 33
-
SKKN: Rèn luyện thói quen mạnh dạn, tự tin biểu diễn bài hát cho học sinh lớp Một trong môn Âm nhạc
18 p | 347 | 22
-
SKKN: Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3- Theo mô hình trường học mới VNEN
25 p | 159 | 19
-
SKKN: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán
31 p | 289 | 18
-
SKKN: Một số giải pháp xây dựng trường Mầm non Ea Tung đạt chuẩn quốc gia mức độ I
40 p | 244 | 14
-
SKKN: Phát triển bài toán mới từ bài toán ban đầu
9 p | 122 | 13
-
SKKN: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 5 thông qua dạy học môn Tiếng Việt
17 p | 131 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập bằng phương pháp tổ chức trò chơi trong môn Khoa Học lớp 5 trường TH Nguyễn Thị Minh Khai có hiệu quả
29 p | 64 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh
29 p | 69 | 3
-
SKKN: Khắc phục lỗi và rèn kĩ năng diễn tả thuật toán cho học sinh khối 10 thông qua luyện tập về thuật toán
22 p | 65 | 3
-
SKKN: Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu
24 p | 50 | 2
-
SKKN: Một số giải pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Tiếng Việt lớp 4 trong chương trình VNEN
19 p | 54 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn