SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI<br />
-----o0o----<br />
<br />
MÃ SKKN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
PHÁT HUY NĂNG LỰC HỌC SINH<br />
TRONG TIẾT LUYỆN TẬP THAY THẾ TỪ NGỮ ĐỂ LIÊN KẾT CÂU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phân môn : Luyện từ và câu<br />
Cấp học : Tiểu học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Năm học 2016 - 2017<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
I. Đặt vấn đề 1<br />
1. Lí do chọn đề tài 1<br />
2. Mục đích nghiên cứu 2<br />
3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm 2<br />
4. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 3<br />
II. Nội dung 4<br />
1. Chương trình Luyện từ và câu lớp 5 4<br />
2. Thực trạng của tiết dạy Luyện từ và câu 5<br />
a. Thuận lợi 5<br />
b. Khó khăn 5<br />
3. Các biện pháp phát huy năng lực cho học sinh 6<br />
4. Cách thực hiện 6<br />
4.1. Chuẩn bị của giáo viên 6<br />
4.2. Chuẩn bị của học sinh 8<br />
4.3. Tiến trình thực hiện tiết dạy 10<br />
4.3.1. Kiểm tra bài cũ 10<br />
4.3.2. Các hoạt động chính 10<br />
a. Bài 1 10<br />
b. Bài 2 12<br />
c. Bài 3 15<br />
4.3.3. Củng cố, dặn dò 18<br />
5. Kết quả 18<br />
III. Kết luận - Khuyến nghị 20<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài:<br />
Trong cuộc sống, Tiếng Việt là vốn ngôn ngữ phát triển toàn diện nhất, có khả<br />
năng đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp trong xã hội. Tiếng Việt là tiếng nói phổ<br />
thông của cả nước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong cộng đồng người Việt<br />
Nam nói chung và trong trường phổ thông nói riêng mà đặc biệt là trường tiểu<br />
học. Bên cạnh đó, Luyện từ và câu là một trong những phân môn quan trọng góp<br />
phần hình thành tri thức và kĩ năng diễn đạt cho học sinh ở nhà trường tiểu<br />
học.Tuy nhiên, việc dạy Tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói<br />
riêng còn nhiều băn khoăn và trăn trở bởi sự diễn đạt trong Tiếng Việt rất phong<br />
phú và đa dạng. Đặc biệt là làm sao cho học sinh hiểu được nghĩa từ, rồi vận<br />
dụng những từ đó để viết thành câu cho đúng, diễn đạt làm sao cho rõ ràng, các<br />
câu liên kết chặt chẽ quả không phải dễ. Mục tiêu của phân môn này cần đạt<br />
được:<br />
- Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ<br />
giản về từ, câu và văn bản.<br />
- Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu.<br />
- Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu; Có ý thức<br />
sử dụng ngôn ngữ vào trong giao tiếp.<br />
Sau khi học phân môn này, học sinh sẽ ham học hỏi, vận dụng linh hoạt các<br />
kiến thức Tiếng Việt đã học vào thực tế, các em sẽ chủ động trong cách dùng từ,<br />
đặt câu và sẽ không sợ giao tiếp. Từ đó, các em sẽ yêu ngôn ngữ Tiếng Việt, yêu<br />
quê hương đất nước, con người Việt Nam.<br />
Trong thời gian gần đây, giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi. Theo thông tư<br />
22, mục tiêu của giáo dục là trong quá trình dạy và học, giáo viên đóng vai trò tổ<br />
chức, dẫn dắt, hướng dẫn học sinh thực hiện tìm hiểu kiến thức, lấy học sinh làm<br />
trung tâm. Giáo viên sẽ đánh giá các em theo sự tiến bộ của học sinh, giúp phát<br />
triển năng lực của các em qua các tiết học.<br />
Vậy năng lực là gì? Dạy các bài Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng<br />
lực là như thế nào?<br />
Sau quá trình tìm hiểu, tôi biết được rằng:<br />
- Năng lực là khả năng mà cá nhân thể hiện khi tham gia một hoạt động nào đó ở<br />
một thời điểm nhất định.<br />
<br />
<br />
<br />
- 1/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
- Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống, kiến thức, kĩ năng,<br />
thái độ phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một cách hợp lí vào thực hiện<br />
thành công nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu.<br />
Bởi thế, người giáo viên khi dạy theo hướng phát triển năng lực cần chú ý để<br />
xây dựng bài cho phù hợp:<br />
- Năng lực không chỉ là khả năng tái hiện tri thức, thông hiểu tri thức mà là khả<br />
năng ứng dụng, vận dụng tri thức, kĩ năng học được để giải quyết những vấn đề<br />
của cuộc sống đang đặt ra cho các em.<br />
- Năng lực không chỉ là hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ mà là sự kết hợp hài<br />
hòa của cả ba yếu tố này.<br />
- Năng lực được hình thành, phát triển trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ<br />
học tập ở trong và ngoài lớp học.<br />
Chính vì vậy, người giáo viên sẽ:<br />
- Huy động được mọi khả năng của từng học sinh để các em chủ động tự tìm tòi,<br />
khám phá kiến thức.<br />
- Giúp học sinh tự phát hiện ra các yêu cầu của bài hoặc cùng các bạn trong<br />
nhóm, trong lớp dựa vào vốn hiểu biết, kiến thức đã học, tài liệu sưu tầm …để<br />
tìm cách giải quyết vấn đề.<br />
- Phát huy vốn hiểu biết sẵn có của mỗi học sinh, khả năng sở trường của các<br />
em, từ đó định hướng các em đến với kiến thức mới nhẹ nhàng, dễ hiểu. Chính<br />
điều này sẽ giúp các em hứng thú trong học tập.<br />
Cho nên để dạy tốt, người giáo viên cần chủ động, sáng tạo, luôn biết tôn<br />
trọng sự cố gắng, nỗ lực của học sinh. Hiểu được tầm quan trọng của tiết Luyện<br />
từ và câu này, giúp các em hiểu sâu nội dung bài đặc biệt biết vận dụng các kiến<br />
thức đó vào văn nói và viết hay trong giao tiếp một cách tự tin, chủ động. Chính<br />
vì thế, tôi đã lựa chọn vấn đề để nghiên cứu:<br />
“Phát huy năng lực học sinh trong tiết<br />
Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu”<br />
2. Mục đích nghiên cứu:<br />
Trong quá trình dạy tiết Luyện từ và câu này, tôi đưa ra được một số biện<br />
pháp để phát huy năng lực, vốn kiến thức hiểu biết của học sinh.<br />
3. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:<br />
Học sinh lớp 5 trong trường Tiểu học, năm học 2016-2017.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu:<br />
a. Phương pháp phân tích: Phương pháp này tôi sử dụng để:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 2/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
- Tìm hiểu những quan điểm, lí luận trong các tài liệu khoa học, các văn bản, tài<br />
liệu tập huấn của Bộ, của Ngành có liên quan nội dung dạy môn Tiếng Việt nói<br />
chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng.<br />
- Thu thập tài liệu như tìm hiểu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuyên san, tạp<br />
chí,…<br />
- Thu thập tranh ảnh, vật thật, thông tin các nhân vật, đoạn phim… liên quan đến<br />
nội dung của tiết học.<br />
Từ đó, tôi sẽ lựa chọn nội dung dạy học cho phù hợp đối tượng học sinh để<br />
đạt được hiệu quả cao trong tiết học.<br />
b. Phương pháp khảo sát thực tế:<br />
Phương pháp này tôi sử dụng để tìm hiểu, khảo sát khả năng hiểu từ, vận dụng<br />
từ, đặt câu của học sinh trong quá trình học.Từ việc khảo sát tình hình thực tế<br />
của học sinh, tôi sẽ thu thập các thông tin cần thiết có liên quan đến bài học, và<br />
tôi chủ động chọn ra các nội dung phù hợp, đưa ra phương pháp giảng dạy học<br />
đồng thời dự giờ đồng nghiệp các tiết Luyện từ và câu, so sánh, phân tích, đối<br />
chiếu tìm ra cách dạy tốt hơn, hiệu quả nhất với học sinh.<br />
c. Phương pháp thống kê:<br />
Tôi dùng để tổng hợp các tư liệu đã thu thập được thông qua hoạt động học<br />
tập, qua kết quả học sinh đạt được sau tiết học, từ đó tìm ra những ưu điểm hay<br />
tồn tại để rút kinh nghiệm.<br />
d. Phương pháp thực nghiệm:<br />
Đây là phương pháp quan trọng nhất. Bởi vì thông qua các tiết dạy, người<br />
giáo viên kiểm tra những nội dung đó khi cung cấp cho học sinh có phù hợp<br />
không, đồng thời trong quá trình tiến hành bài giảng thì việc phát huy năng lực,<br />
tính chủ động, sáng tạo của học sinh có thể thực hiện được không.Từ đó giáo<br />
viên rút ra những nhận xét trong quá trình thực hiện của mình.<br />
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:<br />
Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 3/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
II. NỘI DUNG<br />
<br />
Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là một môn học vô cùng quan trọng.<br />
Môn Tiếng Việt ở Tiểu học có nhiều phân môn khác nhau, trong đó phân môn<br />
Luyện từ và câu là một phân môn có vai trò đặc biệt. Nó bồi dưỡng tâm hồn,<br />
phát triển tư duy ngôn ngữ, rèn kĩ năng nghe, nói và viết, khả năng giao tiếp cho<br />
học sinh. Người giáo viên để dạy tốt phân môn này cần nắm bắt được các nội<br />
dung sau.<br />
1. Chương trình Luyện từ và câu lớp 5:<br />
Bao gồm những nội dung chính như sau:<br />
a. Mở rộng vốn từ (18 tiết):<br />
Phần này mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh theo các chủ điểm.<br />
b. Nghĩa của từ (11 tiết):<br />
Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về lớp từ có quan hệ về ngữ<br />
nghĩa và cách thức sử dụng các lớp từ này. Cụ thể là: Từ đồng nghĩa, từ trái<br />
nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.<br />
c. Từ loại (5 tiết):<br />
Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về hai từ loại có tính chất từ<br />
công cụ trong hoạt động giao tiếp của người Việt và luyện tập sử dụng hai từ<br />
loại này. Cụ thể là: Đại từ - Đại từ xưng hô và Quan hệ từ.<br />
d. Câu ghép (8 tiết):<br />
Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về câu ghép và cách nối các vế<br />
câu ghép.<br />
e. Ngữ pháp văn bản (4 tiết):<br />
Phần này cung cấp một số kiến thức sơ giản về ba phương tiện liên kết câu cơ<br />
bản. Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ; Liên kết các câu trong bài<br />
bằng cách thay thế từ ngữ; Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối.<br />
g. Ôn tập (14 tiết)<br />
Là lớp cuối bậc Tiểu học, phân môn Luyện từ và câu lớp 5 còn có phần ôn tập<br />
hệ thống hóa tất cả các nội dung về từ và câu mà học sinh đã được học.<br />
+ Ôn tập về từ loại (1 tiết)<br />
+ Ôn tập về từ và cấu tạo từ (2 tiết)<br />
+ Tổng kết vốn từ (2 tiết)<br />
+ Ôn tập về câu (1 tiết)<br />
+ Ôn tập về dấu câu (8 tiết)<br />
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thực hiện việc phát huy năng lực của học<br />
sinh ở các tiết Tiếng Việt nói chung và các tiết Luyện từ và câu nói riêng. Ở<br />
<br />
- 4/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
trong phân môn này có rất nhiều mảng kiến thức có thể trao đổi và bàn luận<br />
nhưng tôi chỉ lựa chọn nội dung “Ngữ pháp văn bản” cung cấp cho học sinh về<br />
ba phương tiện liên kết câu cơ bản. Đó là: Liên kết các câu trong bài bằng cách<br />
lặp từ ngữ; Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ; Liên kết các<br />
câu trong bài bằng từ ngữ nối. Mặc dù nội dung này số lượng tiết học không<br />
nhiều nhưng bản thân tôi thấy rằng việc liên kết các câu trong bài rất khó và<br />
cũng rất quan trọng, giúp ích rất nhiều trong quá trình giao tiếp của chúng ta.<br />
Chính vì vậy, trong phạm vi của sáng kiến này, tôi sẽ phân tích kĩ một bài dạy:<br />
Đó là bài: “Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu”.<br />
2. Thực trạng của việc dạy và học Luyện từ và câu lớp 5:<br />
a. Thuận lợi:<br />
- Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học<br />
sinh về cơ sở vật chất và các điều kiện nhà trường hiện có để giúp giáo viên và<br />
học sinh dạy – học tốt.<br />
- Giáo viên được trang bị, được mượn các tài liệu liên quan đến môn học ở thư<br />
viện nhà trường.<br />
- Lớp được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại như máy tính, máy<br />
chiếu, có thể kết nối mạng internet.<br />
- Đa số học sinh có ý thức học tập, ham học hỏi, sôi nổi, yêu thích khám phá,<br />
chủ động trong việc sưu tầm tư liệu bài học.<br />
- Phụ huynh sẵn sàng ủng hộ giáo viên, hỗ trợ các con trong việc tìm kiếm thông<br />
tin, in ấn tài liệu, kể cả in màu.<br />
b. Khó khăn:<br />
Luyện từ và câu là phân môn khó dạy đối với không ít giáo viên vì nếu dạy<br />
chỉ để cung cấp kiến thức cho học sinh thì quá khô khan, buồn, học sinh không<br />
hứng thú tiếp thu kiến thức mới. Dạy để học sinh hiểu bài, chỉ thông qua các<br />
thông tin và hình ảnh có ở trong sách giáo khoa thì càng khó tạo được hứng thú<br />
cho các em.<br />
Để dạy bài Luyện từ và câu này đúng và hay cũng gặp một số khó khăn như:<br />
* Với giáo viên:<br />
- Cần lựa chọn hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy như thế nào cho phù<br />
hợp, có hiệu quả mà vẫn thể hiện rõ đặc trưng môn học giúp các em hứng thú<br />
với nội dung kiến thức được học.<br />
* Với học sinh:<br />
- Phải sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu liên quan đến nội dung bài<br />
- Vốn sống, sự hiểu biết và khả năng diễn đạt của học sinh còn hạn chế<br />
- Thái độ học tập môn này của một số em chưa được tốt<br />
<br />
- 5/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
- Số lượng học sinh sử dụng từ đúng, diễn đạt lưu loát không nhiều.<br />
- Khi trình bày một vấn đề, các em thường thiếu tự tin, không dám nêu lên những suy<br />
nghĩ của mình như trong bài này các em cần nêu các từ để thay thế,…<br />
Cho nên việc chuẩn bị cho một tiết dạy cần rất chi tiết, mất nhiều thời gian và<br />
cần sự phối hợp giữa giáo viên và học sinh. Điều đó đòi hỏi người giáo viên cần<br />
hướng dẫn, động viên để các em phát huy và chủ động trong quá trình tìm hiểu kiến<br />
thức.<br />
3. Các biện pháp phát huy năng lực học sinh:<br />
Để dạy một tiết học nói chung, một tiết Luyện từ và câu nói riêng đạt được<br />
đúng, đủ mục tiêu và có hiệu quả, người giáo viên cần làm tốt các việc sau:<br />
- Xác định đúng mục tiêu tiết học.<br />
- Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp.<br />
- Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với các hoạt động của tiết<br />
học và phù hợp với các đối tượng học sinh.<br />
- Sưu tầm thông tin, tư liệu, lựa chọn phương tiện, đồ dùng cần thiết phục vụ<br />
hiệu quả trong bài dạy.<br />
- Ứng dụng công nghệ thông tin để soạn giáo án điện tử, hỗ trợ đắc lực cho giáo<br />
viên trong quá trình giảng dạy.<br />
- Đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh qua ba mức:<br />
+ Chưa hoàn thành (CHT): Học sinh chưa thực hiện được yêu cầu này.<br />
+ Hoàn thành (HT): Học sinh cơ bản hoàn thành được yêu cầu này<br />
+ Hoàn thành tốt (HTT): Học sinh thực hiện tốt yêu cầu này<br />
4. Cách thực hiện:<br />
Với bài: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
4.1. Chuẩn bị của giáo viên:<br />
a. Xác định đúng mục tiêu bài:<br />
Mục tiêu của bài thường được thể hiện ở 3 nội dung: kiến thức, kĩ năng,<br />
thái độ. Và mỗi hoạt động của bài cũng có mục tiêu riêng nằm trong mục tiêu<br />
chung toàn bài. Việc dạy học phải bám sát mục tiêu, từ đó giáo viên mới chọn<br />
lựa đúng cho hình thức, phương pháp thì bài giảng mới có hiệu quả.<br />
Cụ thể, mục tiêu của bài: Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
1. Kiến thức: Hiểu và nhận biết được về biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.<br />
2. Kĩ năng: Biết sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu.<br />
3. Thái độ: Yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt;<br />
Có ý thức vận dụng các từ ngữ một cách linh hoạt trong đặt câu,<br />
viết đoạn văn.<br />
b. Xác định nội dung trọng tâm của bài:<br />
<br />
- 6/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
Có thể nói, nội dung bài này rất khó, dữ kiện của bài liên quan đến lịch sử<br />
của nước ta ở giai đoạn trước, có rất nhiều các nhân vật lịch sử, tấm gương hiếu<br />
học được nói đến.Chính vì vậy, cần lựa chọn nội dung nào, nhân vật nào cho<br />
đúng trọng tâm nội dung của bài, gần gũi để từ đó giáo viên nên khai thác, mở<br />
rộng đến đâu để giúp học sinh dễ tiếp thu mà không mang tính áp đặt, gây nặng<br />
nề, buồn chán.<br />
Cụ thể trong bài này, để dẫn dắt, định hướng cho học sinh qua ba hoạt động<br />
tương ứng với ba bài tập thì giáo viên cần:<br />
Bài 1: Tìm từ ngữ được thay thế cho nhân vật Phù Đổng Thiên Vương (Thánh<br />
Gióng)? Cách thay thế đó có tác dụng gì ?<br />
Giáo viên: Tạo đoạn phim về nhân vật đó để tăng sự hứng thú cho học sinh<br />
Với bài này, để phát triển năng lực của học sinh, tôi đề ra mục tiêu:<br />
+ Học sinh cả lớp đều tìm được các từ thay thế cho Phù Đổng Thiên Vương<br />
+ Học sinh có năng lực hơn sẽ giải thích được tại sao trong trường hợp đó lại<br />
thay bằng từ ngữ này.<br />
Bài tập này mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện nên không gây khó khăn quá<br />
đối với các em.<br />
Bài 2 : Thay thế những từ ngữ bị lặp lại trong hai đoạn văn bằng đại từ hoặc từ<br />
ngữ đồng nghĩa:<br />
Giáo viên: Tạo phiếu học tập để học sinh có thể làm và thay thế các từ ngữ bị<br />
lặp bằng các từ ngữ khác mà vẫn chỉ nhân vật đó.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 7/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
Bài tập này yêu cầu ở mức độ cao hơn, đó là các em phải hiểu và biết vận<br />
dụng, tự điền từ cho thích hợp nên tôi phát huy năng lực các em qua hình thức<br />
nhóm, để các em hỗ trợ cho nhau.<br />
Bài 3: Viết đoạn văn có sử dụng phép thay thế để liên kết câu có nói về những<br />
tấm gương hiếu học.<br />
Giáo viên cần:<br />
- Giúp học sinh hiểu được thế nào là hiếu học?<br />
- Sưu tầm tranh ảnh về các tấm gương hiếu học (thời xưa và hiện nay) sau đó<br />
mới tổ chức học sinh viết đoạn văn.<br />
- Đưa ra một số tấm gương hiếu học tiêu biểu của lớp mình<br />
Còn bài tập 3 này, tôi sẽ yêu cầu các mức độ từ dễ đến khó để học sinh có thể<br />
đạt được:<br />
+ Những học sinh học chưa thật tốt thì tôi chỉ yêu cầu các em thay thế được ít<br />
nhất 2 từ ngữ cho nhân vật được nói đến.<br />
+ Những học sinh có khả năng, năng lực thì tôi chỉ yêu cầu các em thay thế<br />
được ít nhất 3 từ ngữ cho nhân vật được nói đến và diễn đạt cần phù hợp và lưu<br />
loát.<br />
Như vậy, việc chuẩn bị về nội dung với các mức độ yêu cầu cùng với hình<br />
thức và phương pháp dạy học như trên sẽ giúp tôi thực hiện tốt tiết dạy để phát<br />
huy năng lực của học sinh.<br />
c. Đồ dùng dạy học:<br />
Đồ dùng dạy học có rất nhiều loại, giúp cho giáo viên thuận lợi, nhẹ nhàng hơn<br />
trong việc giảng dạy, giúp cho học sinh hứng thú học tập hơn. Nhưng để<br />
sử dụng đồ dùng nào cho hiệu quả, với từng hoạt động, bài tập sao cho phù hợp,<br />
phát huy được hết tác dụng của nó đòi hỏi người giáo viên phải suy nghĩ và lựa<br />
chọn.Với bài Luyện từ và câu này, tôi chọn sử dụng các đồ dùng: Máy chiếu,<br />
máy tính, đoạn phim, tranh ảnh, máy chiếu hắt<br />
d. Soạn bài cụ thể trên phần mềm Powerpoint.<br />
4.2. Chuẩn bị của học sinh:<br />
Trên cơ sở chuẩn bị của mình, giáo viên phải nhắc học sinh những việc cần<br />
làm để chuẩn bị cho tiết học:<br />
- Học sinh đọc kĩ thông tin và yêu cầu trong sách giáo khoa<br />
- Sử dụng vốn kiến thức hiểu biết của mình<br />
- Sưu tầm tài liệu liên quan đến nhân vật, nội dung được nói đến trong bài.<br />
Vì một tuần có hai tiết Luyện từ và câu (thứ ba – thứ năm) nên thông thường<br />
việc chuẩn bị của học sinh sẽ được tiến hành sau khi bài Luyện từ và câu ngày<br />
thứ năm kết thúc. Giáo viên sẽ dặn dò học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập và nội<br />
<br />
- 8/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
dung có liên quan tới bài học của hai bài tuần sau. Như vậy, các em sẽ có thời<br />
gian dài vào ngày cuối tuần để sưu tầm tài liệu, thông tin.<br />
Việc sưu tầm tư liệu có thể là cá nhân thực hiện hoặc là làm theo nhóm tùy<br />
nội dung từng bài, tùy vào năng lực của mỗi học sinh và điều kiện gia đình của<br />
các em. Giáo viên sẽ thống nhất ngày nộp tài liệu hoặc thu thập tài liệu của học<br />
sinh trước ngày học bài đó. Học sinh ngồi cùng bàn hoặc cùng nhóm sẽ chủ<br />
động kiểm tra, báo cáo với giáo viên về sự chuẩn bị đồ dùng hỗ trợ cho bài học.<br />
Từ đó, nếu cá nhân, nhóm nào làm tốt thì giáo viên tuyên dương, động viên, còn<br />
nếu chưa tốt thì giáo viên nhắc nhở kịp thời.<br />
Tư liệu học sinh sưu tầm cần có định hướng để tránh việc nội dung bị lặp<br />
lại, có rất nhiều thông tin không phù hợp vì thế giáo viên phải kiểm tra, lựa chọn<br />
các thông tin, tư liệu phù hợp với nội dung bài, với trình độ kiến thức của học<br />
sinh, thời gian của tiết hoc.<br />
Đối với bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu, những thông tin,<br />
câu chuyện về Phù Đổng Thiên Vương hay Bà Triệu thì rất nhiều như: tên gọi,<br />
cuộc đời … Nhưng giáo viên sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, phục vụ cho<br />
bài học như: tên gọi, quê quán,… và những từ có thể thay thế cho các nhân vật<br />
nhằm để liên kết câu.<br />
Bởi vậy, học sinh đã sưu tầm được rất nhiều tư liệu, thông tin, tranh ảnh<br />
phục vụ rất hiệu quả cho tiết học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 9/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
4.3. Tiến trình thực hiện tiết dạy:<br />
4.3.1. Kiểm tra bài cũ:<br />
Trong tiết này, tôi không kiểm tra bài cũ với nội dung kiến thức là mở rộng<br />
vốn từ “Truyền thống” mà thay vào đó tôi kiểm tra nhanh học sinh về kiến thức<br />
đã học qua hai câu hỏi:<br />
+ Nêu các cách để liên kết các câu trong bài?<br />
+ Khi các câu trong đoạn cùng nói về một đối tượng, để thay thế các từ ngữ<br />
dùng ở câu trước, ta cần lưu ý điều gì?<br />
Qua việc kiểm tra nhanh, tôi sẽ nắm bắt được các em có nhớ kiến thức của<br />
bài trước không? Vì đây là bài Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu, tức là<br />
các em đã hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ và trong bài này các<br />
em sẽ được vận dụng, thực hành nhiều hơn. Bởi vậy, phần kiểm tra bài cũ sẽ gắn<br />
kết với nội dung bài mới hơn.<br />
4.3.2. Các hoạt động chính:<br />
Học sinh được vận dụng, thực hành cách liên kết câu qua ba bài tập:<br />
a, Bài 1: Tìm từ ngữ được thay thế cho nhân vật Phù Đổng Thiên Vương<br />
(Thánh Gióng)? Cách thay thế đó có tác dụng gì ?<br />
Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhận biết từ ngữ được sử dụng để thay thế trong đoạn văn.<br />
<br />
- 10/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
Để đạt được mục tiêu này, tôi đã chọn cách cho học sinh xem đoạn phim về<br />
nhân vật được nói đến là Phù Đổng Thiên Vương.<br />
Trước khi xem phim, tôi sẽ đặt các câu hỏi để giúp định hướng cho học sinh.<br />
+ Đoạn phim nói về nhân vật nào?<br />
+ Trong đoạn phim, con nghe thấy để cùng chỉ nhân vật đó, tác giả còn dùng<br />
những từ ngữ nào khác?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Việc xem đoạn phim này, giúp cho học sinh hình dung bước đầu về nhân vật<br />
được nói đến, các em cũng có hứng thú hơn thay vì đọc ngay đoạn văn ở trong<br />
sách.<br />
Sau đó, tôi tiến hành khai thác nội dung của đoạn phim qua những câu hỏi đã<br />
đặt lúc trước.<br />
Tiếp theo, tôi lựa chọn hình thức tổ chức là hoạt động lớp, dẫn dắt, hướng dẫn<br />
để học sinh tìm hiểu nội dung đoạn văn trong bài 1, yêu cầu của bài, để từ đó đạt<br />
được mục tiêu phải thực hiện.<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Bài tập 1 yêu cầu con làm gì? Học sinh sẽ nêu được<br />
nhiệm vụ là gạch chân từ chỉ Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng). Giáo viên<br />
sẽ yêu cầu học sinh gạch chân vào ngay sách rồi tổ chức cho một vài học sinh<br />
báo cáo, rồi nhận xét, bổ sung đồng thời sau đó chốt lại đáp án đúng, hiện slide<br />
đáp án trên máy chiếu.<br />
Như vậy, với những học sinh còn chậm, thiếu tập trung, các em vẫn có thể<br />
nhìn, theo dõi và đối chiếu lại kết quả của mình thay vì chỉ nghe thôi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 11/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sau đó, tôi sẽ cho học sinh hiểu vì sao tác giả Nguyễn Đình Thi lại sử dụng<br />
nhiều từ đồng nghĩa để chỉ Thánh Gióng, ý nghĩa của từ trong từng trường hợp.<br />
<br />
Từ thay thế Ý nghĩa<br />
<br />
Trang nam nhi Chàng trai trẻ, sức vóc khác người<br />
<br />
Tráng sĩ ấy Người có sức lực cường tráng và chí<br />
khí mạnh mẽ<br />
<br />
Người trai làng Phù Đổng Giới thiệu thêm về quê quán của Phù<br />
Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng)<br />
<br />
Từ đó, giáo viên sẽ giúp học sinh hiểu được tác dụng của việc thay thế từ ngữ<br />
là tránh lặp từ và cung cấp thêm thông tin để người đọc rõ hơn về đối tượng.<br />
Giáo viên sẽ nhấn mạnh và nhắc học sinh vận dụng cách thay thế từ như thế để<br />
liên kết câu.<br />
Qua cách làm này, học sinh sẽ nắm được cách dùng từ ngữ khác để chỉ một<br />
nhân vật mà đồng thời còn biết thêm các thông tin khác về nhân vật được nói<br />
đến một cách dễ hiểu, dễ nhớ, gần gũi.<br />
b, Bài 2 : Thay thế những từ ngữ bị lặp lại trong hai đoạn văn bằng đại từ<br />
hoặc từ ngữ đồng nghĩa:<br />
Mục tiêu: Học sinh có kĩ năng biết thay thế những từ ngữ lặp lại để giới thiệu<br />
về Triệu Thị Trinh.<br />
Với mục tiêu của bài này, học sinh không còn chỉ nhận biết mà đã bước đầu<br />
phải có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học. Chính vì vậy, để thực hiện được yêu<br />
<br />
- 12/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
cầu của bài, đầu tiên tôi gợi mở cho học sinh hình ảnh bà Triệu Thị Trinh (Bà<br />
Triệu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Để tìm hiểu yêu cầu của bài, giáo viên sẽ đặt câu hỏi để học sinh nhận xét:<br />
+ Trong bài, từ Triệu Thị Trinh được lặp lại bao nhiêu lần?<br />
+ Con có nhận xét gì khi một đoạn văn có từ lặp lại quá nhiều lần?<br />
+ Để đoạn văn không có từ bị lặp lại quá nhiều lần như vậy, cần phải làm gì?<br />
Sau đó, tôi phát huy năng lực của học sinh bằng việc tổ chức các em giới<br />
thiệu những tài liệu đã sưu tầm được về bà Triệu Thị Trinh (tranh ảnh, tiểu<br />
sử,…). Học sinh cả lớp sẽ lắng nghe.<br />
Tiếp theo, các em sẽ thảo luận nhóm bốn để tìm từ thay thế cho từ Triệu Thị<br />
Trinh. Vì đây là nhân vật lịch sử, những từ dùng để thay thế không phải dễ dàng<br />
đối với học sinh nên khi thảo luận nhóm sẽ giúp các em có thể hỗ trợ nhau cùng<br />
làm kết hợp với tài liệu sưu tầm, thông tin đã được nghe và vốn kiến thức hiểu<br />
biết của các em. Đồng thời, giáo viên hỗ trợ các em làm bài bằng cách làm trên<br />
phiếu học tập rồi chữa bài trên máy chiếu hắt. Việc thay đổi hình thức như vậy,<br />
sẽ giúp:<br />
+ Học sinh giảm được thời gian viết, tránh được cảm giác nặng nề, khó trình bày<br />
khi viết vào sách giáo khoa vì không đủ chỗ.<br />
+ Khi báo cáo trước lớp, học sinh được tự do bộc lộ những hiểu biết của mình về<br />
bà Triệu Thị Trinh và cách dùng từ thay thế dựa vào vốn hiểu biết của các em,<br />
dựa vào tài liệu sưu tầm và các em có thể nêu được các sử dụng từ nhắm thay<br />
thế.<br />
+ Giáo viên có thể nắm bắt được nhiều phương án mà các nhóm đưa ra, tổ chức<br />
dễ dàng cho học sinh thảo luận, bổ sung kết quả các từ thay thế cho từ Triệu<br />
Thị Trinh mà nhóm lựa chọn.<br />
+ Giáo viên sẽ lắng nghe, tổng hợp ý kiến, phân tích, bổ sung những từ các em<br />
chưa nêu hoặc phát triển thêm các từ khác.<br />
<br />
- 13/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
Và kết quả của một số phiếu học tập như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Qua việc chữa phiếu, giáo viên sẽ giúp học sinh thấy được những từ thay thế<br />
nào là phù hợp, những trường hợp nào nên sử dụng từ đó, những trường hợp<br />
không được và không nên thay thế, cần sử dụng từ đúng văn cảnh. Ví dụ:<br />
- Khi Triệu Thị Trinh còn là người con gái trẻ, chúng ta có thể xưng là nàng, cô<br />
gái họ Triệu…<br />
- Nhưng khi đã xông pha ra trận thì cần sử dụng các từ ngữ khác như nữ chiến<br />
binh, nữ tướng, hoặc người con gái vùng núi Quan Yên (giới thiệu và nhấn<br />
mạnh quê hương hay sự dũng cảm của Triệu Thị Trinh)<br />
- Câu cuối của đoạn phải sử dụng từ Bà hoặc Nhụy Kiều tướng quân (thể hiện sự<br />
tôn kính đối với nhân vật được nói đến).<br />
- Hay có trường hợp, học sinh thay toàn bộ từ là các tên gọi khác của Triệu Thị<br />
Trinh. Nếu như vậy, người đọc mới chỉ biết thêm một thông tin về Triệu Thị<br />
Trinh đó là tên gọi mà không biết thêm các thông tin khác (có thể là độ tuổi, quê<br />
quán, hay cuộc đời của nhân vật ở từng giai đoạn,…)<br />
<br />
- 14/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
- Hay trong trường hợp này, chúng ta không thể thay thế từ Triệu Thị Trinh (câu<br />
đầu tiên và câu bắt đầu của đoạn tiếp theo). Vì như vậy sẽ làm mất đi tính liên<br />
kết giữa các câu trong đoạn, giữa các đoạn với nhau cho nên cần chú ý khi thay<br />
thế từ.<br />
Qua việc chữa phiếu, giáo viên sẽ giúp học sinh biết được cách từ thay thế từ<br />
làm sao cho phù hợp và sử dụng đại từ hay từ ngữ đồng nghĩa để thay thế.<br />
Vậy câu hỏi đặt ra là: Lúc nào nên dùng đại từ và lúc nào nên dùng từ ngữ đồng<br />
nghĩa với từ đã cho để chỉ một nhân vật nào đó?<br />
Khi đã giải quyết được câu hỏi này, thì học trò sẽ không bị lúng túng khi gặp<br />
các văn bản mới. Giáo viên sẽ giúp học sinh nắm bắt được khi cần ngắn gọn,<br />
cung cấp ít thông tin thì có thể dùng đại từ để thay thế nhưng khi muốn cung cấp<br />
thêm thông tin khác thì các em nên sử dụng từ ngữ đồng nghĩa. Nếu sử dụng hài<br />
hòa hai cách này thì các câu trong đoạn sẽ liên kết chặt chẽ, với nhau, nội dung<br />
đoạn văn sẽ hay hơn.<br />
Tóm lại, để liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ , chúng<br />
ta cần sử dụng các đại từ và từ ngữ đồng nghĩa cho phù hợp để việc thay thế<br />
từ sao cho có hiệu quả.<br />
c, Bài 3: Viết đoạn văn có sử dụng Phép thay thế để liên kết câu có nói về<br />
gương hiếu học.<br />
Mục tiêu: Học sinh được luyện kĩ năng sử dụng từ thay thế khi viết đoạn văn<br />
Đây là hoạt động tôi lo lắng nhiều nhất trong cả bài, bởi bài 3 chính là bài<br />
vận dụng, kiểm tra xem học sinh có hiểu bài không? Học sinh phải tự mình viết<br />
vào vở với hai nội dung: Tấm gương hiếu học và trong đoạn văn phải có sử<br />
dụng từ thay thế để liên kết câu. Với bài 1, học sinh chỉ phải tìm và nhận diện từ<br />
dùng để thay thế. Rồi đến bài 2, các em đã có sẵn nội dung và chỉ phải làm là<br />
thay thế những từ bị lặp. Còn với bài 3 này, học sinh không những phải viết<br />
đúng nội dung theo yêu cầu mà còn phải biết cách dùng từ thay thế để liên kết<br />
câu. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều làm thế nào để định hướng cho học sinh nhưng<br />
vẫn phải phát huy được năng lực của các em. Cuối cùng, tôi cũng tìm ra cách<br />
thực hiện:<br />
Trước tiên, tôi cùng học sinh trao đổi về yêu cầu bài tập qua hai câu hỏi:<br />
+ Con hiểu thế nào là hiếu học?<br />
+ Kể tên 1 số tấm gương hiếu học mà em biết.<br />
Sau đó, tôi sẽ sử dụng tranh ảnh kết hợp khai thác tài liệu sưu tầm của học<br />
sinh và khai thác vốn sống, hiểu biết thực tế của các em. Khi trao đổi, tôi sẽ đưa<br />
ra ba tấm gương hiếu học ở các thời kì khác nhau để học sinh có thể quan sát,<br />
hình dung.<br />
<br />
- 15/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
+ Các nhân vật nổi tiếng thời xưa có tinh thần hiếu học: Cao Bá Quát, Nguyễn<br />
Hiền, Mạc Đĩnh Chi,…<br />
- Cao Bá Quát, tự là Chu Thần, hiệu<br />
Cúc Đường, sinh năm 1809 tại làng<br />
Phú Thị, nay thuộc xã Quyết Chiến,<br />
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.<br />
- Chữ ông quá xấu nên ông đã kiên<br />
trì luyện tập và sau này là người văn<br />
hay chữ tốt.<br />
<br />
+ Các tấm gương hiếu học thời nay như: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, Nick<br />
Vujicic,…<br />
Năm 1951, khi lên 4 tuổi, ông bị<br />
bệnh và dẫn đến bị liệt 2 tay. Năm 7<br />
tuổi, ông rất muốn đến trường<br />
nhưng vì bệnh nên ông không thể đi<br />
học. Hằng ngày, ông đều đến trước<br />
cửa lớp để nghe cô giảng. Khi về<br />
nhà ông luyện chữ và dùng chân viết<br />
các từ ở lớp như các bạn đã học.<br />
<br />
<br />
+ Các tấm gương hiếu học gần gũi với các em (bố mẹ, anh chị em, bạn bè…)<br />
<br />
Một số tấm gương hiếu học tiêu biểu của lớp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 16/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
Hình thức này không những thay đổi không khí căng thẳng của tiết học mà<br />
còn khai thác triệt để tài liệu học sinh đã sưu tầm, vốn hiểu biết thực tế của các<br />
em. Bên cạnh đó, tôi vừa định hướng được cho các em nhưng vẫn phát huy được<br />
năng lực của từng học sinh bởi tôi không áp đặt các em chỉ được viết về một<br />
người do giáo viên quy định mà em có thể lựa chọn bất cứ tấm gương nào mà<br />
em thích.<br />
+ Với các em có vốn hiểu biết rộng, các em sẽ viết về các nhân vật nổi tiếng thời<br />
xưa hay ngày nay.<br />
+ Nhưng với những em còn lúng túng, sợ viết đoạn thì các em có thể chọn ngay<br />
các bạn của mình để viết. Bởi đây là những người các em tiếp xúc hàng ngày,<br />
biết được những thành tích của các bạn nên sẽ rất dễ viết.<br />
Điều này tạo cho các em sự hứng thú, đỡ được cảm giác lo lắng. Từ đó, các<br />
em sẽ chủ động viết bài. Sau đó, giáo viên sẽ chữa các đoạn của học sinh trên<br />
máy chiếu hắt. Học sinh cả lớp sẽ lắng nghe và nhận xét, bổ sung xem bạn đã<br />
viết đúng nội dung và biết cách thay thế từ để liên kết câu khi nói về tấm gương<br />
hiếu học.<br />
Dựa trên đoạn viết của học sinh, giáo viên sẽ giúp các em không những biết<br />
thêm được nhiều tấm gương hiếu học mà còn học tập được lẫn nhau cách dùng<br />
từ, thay thế từ để liên kết câu. Từ đó các em sẽ tự tin, chủ động hơn trong giao<br />
tiếp, nói và viết. Như vậy là tôi đã đạt được mục tiêu đã đề ra.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sau các hoạt động chính của bài, tôi đặt câu hỏi liên hệ, giáo dục thái độ,<br />
tình cảm cho học sinh:<br />
+ Con học tập được điều gì qua những tấm gương đó?<br />
+ Qua bài học hôm nay, con rút ra cho mình những hiểu biết gì?<br />
<br />
<br />
- 17/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
Câu hỏi mang tính mở, nội dung câu trả lời của học sinh không bó buộc<br />
nhưng gắn với nội dung bài học, phải thể hiện rõ thái độ, việc làm cụ thể của các<br />
em. Bởi vậy, các em phải tích cực trong suy nghĩ, chủ động liên hệ với bản thân,<br />
với các bạn,… Qua đó, giáo dục lồng ghép đạt hiệu quả hơn, thiết thực hơn đồng<br />
thời cũng phát huy được năng lực của học sinh.<br />
4.3.3. Củng cố, dặn dò:<br />
Kết thúc bài học, phần này, học sinh sẽ nêu lại những kiến thức trọng tâm<br />
của bài đồng thời giáo viên dặn dò những việc cần làm sau bài học như sưu tầm<br />
thêm các tấm gương khác, các đoạn văn nói về các nhân vật rồi tự luyện tập<br />
thay thế từ để liên kết câu cùng với những việc cần chuẩn bị cho tiết học sau.<br />
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đôi lúc xem nhẹ phần dặn dò này và chỉ<br />
làm cho đủ bước nhưng không làm tốt, không dặn dò cẩn thận thì kết quả chuẩn<br />
bị cho bài dạy sau sẽ không tốt, như vậy hiệu quả bài dạy sẽ không cao.<br />
5. Kết quả:<br />
Sau khi thực hiện các bước làm như trên, kết quả tôi đã thu lại được sau tiết<br />
dạy “Luyện tập thay thế từ để liên kết câu”. Với lớp tôi có 49 học sinh, tôi<br />
cảm nhận được là các em đã rất hào hứng và tập trung tiếp thu kiến thức.<br />
Mức đạt được Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
Bài 1 39 10 0<br />
Bài 2 20 29 0<br />
Bài 3 16 30 3<br />
Như vây, từ bài 1 đến bài 3, mức độ kiến thức và độ khó đã được tăng lên<br />
theo từng bài.<br />
Bài 1: Yêu cầu của bài dừng lại ở phần nhận diện, nên số lượng lớn học sinh<br />
đều làm được.<br />
Bài 2: Yêu cầu của bài lúc này, học sinh không phải nhận diện nữa mà còn phải<br />
hiểu rồi vận dụng. Bởi vậy, những em có năng lực, nắm chắc kiến thức mới<br />
hoàn thành tốt được.<br />
Bài 3: Yêu cầu của bài chính là áp dụng những thức vừa học để làm. Để làm<br />
được ngay, các em viết được đoạn văn đúng yêu cầu, diễn đạt lưu loát điều đó<br />
không phải dễ. Chắc chắn cũng sẽ có các em không làm được ngay là chuyện<br />
bình thường nhưng các em sẽ luyện tập thêm.<br />
Theo thông tư 22, cách đánh giá học sinh không dùng điểm số mà bằng<br />
nhận xét. Việc giáo viên nhận xét học sinh và học sinh nhận xét học sinh là việc<br />
rất quan trọng nhằm đánh giá năng lực của học sinh qua mỗi bài, mỗi tiết học.<br />
Việc giáo viên cho các em nhận xét nhau về ý thức học tập, thái độ, trách nhiệm<br />
<br />
<br />
- 18/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
sự hợp tác khi làm việc nhóm cần rất linh hoạt. Có thể là ngay sau câu trả lời của<br />
bạn, sau quá trình hoạt động nhóm hoặc sau cả tiết học.<br />
Để nhận xét được, bản thân các em phải tập trung lắng nghe câu trả lời, ý kiến<br />
của bạn, làm việc nhóm phải thực sự, để các bạn bộc lộ những khả năng mình,<br />
điểm mạnh và điểm yếu từ đó các em mới có được sự đánh giá, nhận xét đúng.<br />
Trong quá trình nhận xét, bản thân tôi nghĩ rằng trước tiên:<br />
+ Cần ghi nhận những gì học sinh đã làm được, đã cố gắng, có tiến bộ<br />
+ Lời nhận xét cần thể hiện sự khích lệ, động viên với các học sinh.<br />
+ Đối với những gì học sinh chưa làm được, tôi sẽ chỉ ra mặt hạn chế để nhắc<br />
nhở nhẹ nhàng từ đó các con sẽ khắc phục, chứ tránh không làm tổn thương các<br />
em. Ví dụ như với những em hoàn thành tốt, tôi có thể nhắc cả lớp tặng cho các<br />
bạn bằng tràng pháo tay,…<br />
Sau đó, tôi cũng lưu ý học sinh cũng sẽ nhận xét nhau như vậy. Nếu được<br />
thực hiện thường xuyên thì chắc chắn các em sẽ quen và các em sẽ có nếp và<br />
việc đánh giá, nhận xét với các em không còn là khó nữa.<br />
Để học sinh làm tốt việc này, bản thân tôi luôn xác định mình phải là tấm<br />
gương cho các em noi theo.<br />
Qua thực tế giảng dạy tiết nói trên, tôi nhận thấy:<br />
Đối với học sinh:<br />
+ Các em rất sôi nổi, không còn sợ tiết Luyện từ và câu.<br />
+ Các em đã chủ động, tự giác chuẩn bị tài liệu sưu tầm.<br />
+ Các em biết nêu lên các câu hỏi, các thắc mắc cần giải đáp.<br />
+ Nắm bắt kiến thức vừa học tốt hơn, hiểu chắc bài.<br />
Đối với giáo viên:<br />
Khi tôi làm tốt việc dạy học theo hướng đổi mới phát triển năng lực của học<br />
sinh, tôi đã giúp cho các em chủ động tiếp thu kiến thức, tránh được tình trạng<br />
học thụ động, nắm được kiến thức nhưng lại không hiểu sâu, vận dụng không<br />
được.<br />
Khi đã chuẩn bị kĩ cho bài dạy, tôi sẽ chủ động trong mọi tình huống, động<br />
viên, khích lệ học sinh kịp thời. Kiến thức vững vàng giúp tôi tự tin trong việc<br />
giải đáp các câu hỏi thắc mắc phát sinh từ học sinh.<br />
Bởi vậy, dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh không những đánh giá<br />
được khả năng của từng em mà còn giúp giáo viên vững vàng trong chuyên<br />
môn, biến những tiết học tưởng như khô khan, khó hiểu thành những giờ học lí<br />
thú.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 19/20 -<br />
Phát huy năng lực học sinh trong tiết Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu<br />
III. KẾT LUẬN- KHUYẾN NGHỊ<br />
Dạy học đối với giáo viên chính là một sự rèn luyện toàn diện. Luyện từ và<br />
câu là một phân môn đòi hỏi trình độ hiểu biết và năng lực của giáo viên một<br />
cách toàn diện. Cho nên mỗi giáo viên cần phải tự bồi dưỡng kiến thức, tự tìm<br />
tòi, nghiên cứu tài liệu để cập nhật cho mình những kiến thức về nội dung<br />
chương trình, về đổi mới phương pháp dạy học, chủ động ứng dụng thành thạo<br />
các phần mềm hỗ trợ cho việc soạn giảng có hiệu quả. Đó là những điều hết sức<br />
cần thiết đối với mỗi giáo viên Tiểu học hiện nay. Nhu cầu phát triển của xã hội<br />
nói chung và của ngành Giáo dục nói riêng đòi hỏi chúng ta không ngừng học<br />
tập vươn lên, nâng cao tri thức để hoàn thành sứ mệnh “trồng người” cho đất<br />
nước trong mai sau.<br />
Để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đạt được hiệu quả trong các tiết<br />
dạy Luyện từ và câu theo hướng phát triển năng lực học sinh, tôi xin đề xuất với<br />
các Ban giám hiệu một vài ý kiến sau:<br />
+ Cần trang bị cho giáo viên các sách tham khảo, các đoạn phim cho giáo viên.<br />
+ Thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, chuyên đề để giáo viên trao đổi kinh<br />
nghiệm học hỏi lẫn nhau, nhằm nâng cao chuyên môn và chất lượng giáo dục<br />
đạt hiệu quả cao.<br />
Trên đây là một số suy nghĩ, tìm tòi của tôi trong quá trình dạy bài Luyện tập<br />
thay thế từ ngữ để liên kết câu. Trong quá trình thực hiện, tôi trình bày không<br />
tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng từ các thầy cô,<br />
các bạn đồng nghiệp để tôi có thể rút kinh nghiệm và vận dụng vào giảng dạy<br />
ngày càng tốt hơn!<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Tôi cam đoan đây là SKKN mình, không sao chép nội dung của người khác.<br />
<br />
Khương Mai, ngày 3 tháng 4 năm 2017<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
- 20/20 -<br />
Ý kiến của hội đồng xét duyệt.<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />