Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
TT NỘI DUNG TRANG<br />
1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 03<br />
2 1. Lý do chọn đề tài 03<br />
3 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài: 04<br />
4 3. Đối tượng nghiên cứu: 04<br />
5 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu: 05<br />
6 5. Phương pháp nghiên cứu: 05<br />
7 II. PHẦN NỘI DUNG 05<br />
8 1. Cơ sở lí luận: 05<br />
9 2. Thực trạng 06<br />
10 2.1.Thuận lợi – khó khăn: 06<br />
11 2.2. Thành công – hạn chế: 07<br />
12 2.3. Mặt mạnh – mặt yếu: 07<br />
13 2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 08<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài <br />
14 08<br />
đã đề ra<br />
15 3. Giải pháp, biện pháp 08<br />
16 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 09<br />
17 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 09<br />
18 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 24<br />
19 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 25<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
20 25<br />
nghiên cứu<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học <br />
21 25<br />
của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 1<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22 III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 26<br />
23 1. Kết luận: 26<br />
24 2. Kiến nghị: 27<br />
25 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SKKN 28<br />
26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
Chuyện vui chơi chẳng phải chỉ của trẻ em. Con người ở mọi lứa tuổi, <br />
giới tính đều muốn được vui chơi, giải trí. Hoạt động vui chơi giải trí cũng là <br />
một trong những hoạt động cơ bản của con người. Tuy nhiên, ở lứa tuổi học <br />
sinh hoạt động vui chơi đó càng có ý nghĩa quan trọng. Chơi mà học và học trong <br />
chơi. Xã hội càng hiện đại, văn minh thì hiển nhiên trẻ em ta càng có điều kiện <br />
và cần chơi những trò chơi máy móc, tối tân, nhưng lạm dụng những đồ chơi <br />
gươm súng và điện tử thì cũng không được dư luận đồng tình. Tôi đã tự hỏi tại <br />
sao bây giờ trẻ em ít chơi những trò chơi đơn giản dễ làm, có tính giáo dục nhân <br />
cách, mang lại kiến thức bổ ích như trước kia mà chúng chỉ thích chơi những trò <br />
chơi điện tử như: bắn súng, đua xe… Chính điều trăn trở đó đã nảy ra trong tôi <br />
một ý nghĩ là hãy đưa các trò chơi vào hoạt động giảng dạy trong các trường phổ <br />
thông.<br />
<br />
Bản thân tôi là một giáo viên dạy toán trường THCS, một môn học mà <br />
nhiều học sinh rất sợ ngại học và đã có nhiều học sinh nói rằng môn học này <br />
quá “khô khan”. Chính vì lí do đó tôi đã đưa một số trò chơi toán học vào các tiết <br />
luyện tập của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em có <br />
thể tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh rỗi để khắc sâu <br />
kiến thức và đặc biệt có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính giáo dục thể <br />
chất và tinh thần. Trên thực tế những giờ dạy mà tôi đã đan xen tổ chức chò chơi <br />
Toán học tôi thấy học sinh rất thích thú, rất hào hứng đón nhận trò chơi và kiến <br />
thức dần dần được các em nắm bắt thông qua các hoạt động đó một cách nhẹ <br />
nhàng và hiệu quả, góp phần tạo nên một môi trường giáo dục an toàn, bình <br />
đẳng, lành mạnh, luôn tạo được sự thoải mái, hứng khởi cho từng học sinh, phát <br />
huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập và các <br />
hoạt động tập thể. <br />
<br />
Với những lí do trên cùng với kinh nghiệm của bản thân đã tích luỹ được, <br />
tôi thiết nghĩ cần đưa ra chuyên đề này để một phần nào đó khích lệ phong trào <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
học tập môn Toán của học sinh, giúp học sinh có cái nhìn mới hơn về môn học <br />
này và đặc biệt đã làm phong phú thêm vốn trò chơi của các em để các em có <br />
những lựa chọn đúng đắn trong các hoạt động giải trí của bản thân. Từ đó, tôi <br />
mạnh dạn xây dựng đề tài: “Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán”.<br />
<br />
Trong chuyên đề này tôi muốn đưa ra cùng các bạn nghiên cứu và thảo luận <br />
một số trò chơi tôi đã thực hiện giảng dạy trong chương trình Toán bậc THCS. <br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
<br />
Mục tiêu: Trong đề tài này tôi trình bày “Tổ chức trò chơi trong tiết <br />
luyện tập Toán” nhằm rèn luyện tinh thần năng động, sáng tạo, tích cực học tập, <br />
ý thức tự cải tạo mình cho học sinh theo kịp sự phát triển của thời đại, góp phần <br />
nâng cao chất lượng môn Toán nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung trong <br />
nhà trường.<br />
<br />
Nhiệm vụ: <br />
<br />
Tiếp cận, khảo sát tình hình tiếp thu kiến thức môn Toán của học sinh <br />
trong trường.<br />
<br />
Phối hợp, xin ý kiến của Ban giám hiệu, đồng nghiệp, cha mẹ học sinh để <br />
đưa ra các trò chơi phù hợp, bổ ích đem lại hiệu quả trong giảng dạy.<br />
<br />
Xuyên suốt các năm học, tôi đã tích cực nghiên cứu các tài liệu liên quan <br />
đến đề tài, chắt lọc nội dung, ý kiến hay để bổ sung vào ý tưởng của bản thân, <br />
xâu chuỗi lại để lập dàn ý cho sáng kiến kinh nghiệm này.<br />
<br />
Với những tiết dạy thích hợp, tôi đã mạnh dạn tổ chức một số trò chơi <br />
Toán học, ghi chép lại những ưu điểm và hạn chế, những thành công và thất bại <br />
để tiết dạy sau thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến dạy học Toán từ lớp 6 đến lớp 9, <br />
nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên để tìm hiểu nội dung và phương <br />
pháp dạy Toán, nghiên cứu các tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài, trên cơ <br />
sở đó lựa chọn những trò chơi phù hợp để “Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập <br />
Toán ”.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
<br />
Nghiên cứu trong phạm vi: Các tiết dạy theo thời khoá biểu (đúng phân <br />
phối chương trình) và các tiết phụ đạo, các tài liệu liên quan đến nội dung “Chơi <br />
mà học – học mà chơi”, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo về <br />
chương trình Toán THCS.<br />
<br />
Đối tượng khảo sát: Học sinh trường THCS Lê Đình Chinh, xã Quảng <br />
Điền, huyện Krông Ana, tỉnh ĐăkLăk. <br />
<br />
Thời gian nghiên cứu: 5 năm học: 2010 – 2011, 2011 – 2012, 2012 – 2013, <br />
2013 – 2014, 2014 – 2015. <br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Phương pháp khảo sát, điều tra. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
<br />
Phương pháp thực hành, thử nghiệm.<br />
<br />
Phương pháp kiểm tra, đánh giá.<br />
<br />
Phương pháp lấy ý kiến của đồng nghiệp: Nhờ đồng nghiệp dự giờ các <br />
tiết dạy có tổ chức trò chơi, từ đó lấy ý kiến hay, ý kiến có lợi cho đề tài.<br />
<br />
Phương pháp so sánh: Xem xét, so sánh hiệu quả về mặt tư tưởng, tâm lí <br />
của học sinh và chất lượng tiết dạy giữa tiết dạy có tổ chức trò chơi và cũng <br />
với tiết dạy đó nhưng ở lớp khác không tổ chức trò chơi.<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận:<br />
<br />
Bắt đầu từ năm học 2010 – 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã <br />
thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, trước đó, Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chỉ thị về phong trào “Xây dựng trường học <br />
thân thiện – học sinh tích cực”, thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội <br />
dung, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” … nhằm mục <br />
đích nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà.<br />
<br />
Là những giáo viên dạy môn Toán THCS, chúng ta nhận thức, hưởng ứng, <br />
đóng góp như thế nào cho các phong trào, các cuộc vận động trên mà Bộ GD & <br />
ĐT đã phát động trong những năm qua? Tôi thiết nghĩ: Nếu trong từng tiết dạy, <br />
mỗi giáo viên dạy bộ môn Toán tổ chức được một lớp học thân thiện, học sinh <br />
tích cực, chủ động trong học tập thì chúng ta đã góp được một phần để nâng cao <br />
chất lượng giáo dục. Vậy làm thế nào để tổ chức được một tiết học Toán hiệu <br />
quả nhất? Trong suốt các năm nghiên cứu, tôi nhận thấy việc đưa các trò chơi <br />
toán học vào các tiết dạy là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng dạy <br />
học môn Toán. Bởi vì tôi nghĩ: vui chơi vừa là nhu cầu, vừa là quỳên lợi của các <br />
em học sinh, nó giúp các em cân bằng được trạng thái tâm lí, tinh thần khi phải <br />
học những bài toán với những con số khô khan, những tiết học căng thẳng. Vui <br />
chơi còn là phương pháp nhanh nhất, đạt hiệu quả cao nhất, kích thích được sự <br />
hứng khởi, phấn chấn cho học sinh, tập trung đông đủ cac đối tượng học sinh <br />
tham gia vui – học một cách nhiệt tình, trách nhiệm, hoà hợp và thân thiện, xoá <br />
dần được ranh giới giữa học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, học sinh có điều <br />
kiện gia đình khá giả và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ….<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
2.1.Thuận lợi – khó khăn:<br />
<br />
Thuận lợi: Trò chơi Toán học là trò chơi có luật trong đó có nội dung tri <br />
thức gắn liền với nôị dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của <br />
bản thân để chơi; thông qua chơi, học sinh được củng cố, vận dụng kiến thức, <br />
nội dung đã học vào tình huống của trò chơi và qua đó trẻ được học. Trò chơi <br />
Toán học có tác dụng rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và phẩm chất đạo đức cho <br />
học sinh.<br />
<br />
Khó khăn: Đối với những học sinh từ trung bình trở xuống thì sự <br />
chuyển tải kiến thức còn gặp khó khăn, nhất là những bài toán có nội dung tổng <br />
hợp. Một phần học sinh còn tư duy chậm, lối suy nghĩ ngại khó, chưa tự giác <br />
tích cực trong học tập, liên hệ giữa lí thuyết với thực hành yếu, còn tình trạng <br />
học vẹt.<br />
<br />
2.2. Thành công – hạn chế: <br />
<br />
Thành công: Trò chơi Toán học giúp cho học sinh phát triển cả về thể <br />
chất lẫn tinh thần. Trò chơi giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện một cách <br />
tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau. Từ đó các em <br />
tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng.<br />
<br />
Những học sinh từ trung bình khá trở lên say sưa học môn toán. Tự mình <br />
tìm tòi được nhiều cách giải và nắm chắc được mối quan hệ kiến thức giữa các <br />
bài, các phần với nhau.<br />
<br />
Hạn chế: Khi tham gia trò chơi, một số học sinh còn có những phản ứng <br />
tiêu cực. Đặc biệt, là các đối tượng học sinh từ trung bình tr ở xuống khi gặp trò <br />
chơi chứa những bài toán có nội dung tổng hợp.<br />
<br />
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu: <br />
<br />
Mặt mạnh: <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
+ Mỗi trò chơi nói chung đều nhằm mục đích củng cố những kiến thức, kĩ <br />
năng cụ thể như giải toán, chứng minh hình học, thứ tự các phép toán.<br />
<br />
+ Mỗi trò chơi đều có luật chơi (chỉ rõ các quy định đối với người chơi, <br />
quy định thắng thua trong trò chơi), hành động chơi, trò chơi phải có tính thi đua <br />
giữa những người chơi, tức phải có thắng có thua.<br />
<br />
+ Các trò chơi được tổ chức theo nhóm ngay trong lớp học với thời gian từ <br />
3 đến 5 phút nên tổ chức dễ dàng.<br />
<br />
Chính vì vậy, việc lồng ghép các trò chơi trong tiết luyện tập Toán rất <br />
quan trọng và đem lại tiết học có hiệu quả cao. <br />
<br />
Mặt yếu:<br />
<br />
+ Việc tổ chức trò chơi thường ồn ào, náo nhiệt gây ảnh hưởng không tốt <br />
đến các lớp xung quanh.<br />
<br />
+ Những trò chơi chứa bài tập có nội dung tổng hợp làm cho nhiều em <br />
lúng túng trong quá trình tham gia trò chơi, chưa khích lệ tinh thần học tập cho <br />
tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
<br />
Nhiều học sinh lười làm bài tập ở nhà chỉ chờ giáo viên chữa bài hoặc <br />
chép bài dẫn đến không hiểu bài. <br />
<br />
Học sinh làm bài thụ động, máy móc không sáng tạo, không biết suy luận <br />
và không biết móc nối các kiến thức với nhau, nhiều học sinh còn ngại hoạt <br />
động nhóm, hoạt động tập thể.<br />
<br />
Giáo viên chưa động viên tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh.<br />
<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán là một trong những nét đổi mới <br />
phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm ứng dụng các kiến thức và kĩ <br />
năng của môn Toán vào giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống <br />
hằng ngày của học sinh.<br />
<br />
Việc tìm hiểu nội dung và phương pháp học Toán ở học sinh THCS bao <br />
gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Nó là dấu ấn của những cuộc chơi, <br />
làm lắng đọng mãi trong tâm hồn học sinh và tạo ra nguồn sức mạnh thôi thúc <br />
học sinh học tốt hơn, phát triển tốt hơn. Đồng thời những trò chơi học tập là <br />
những phương tiện dạy học và giáo dục phù hợp nhằm tránh lối học vẹt, tư duy <br />
thụ động, máy móc, rập khuôn giúp học sinh tích cực, tự giác, chủ động, phấn <br />
khích trong học tập góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán chủ yếu giúp học sinh nắm bắt <br />
kiến thức của tiết dạy, kích thích sự phấn chấn, hào hứng học tập của học sinh, <br />
từ đó, giúp học sinh hệ thống được kiến thức và khắc sâu lý thuyết, phát triển <br />
tư duy suy luận toán học, phát huy tính chủ động, sáng tạo.<br />
<br />
Tổ chức trò chơi nhằm tác động đến tình cảm, tâm lí và đem lại niềm vui <br />
tươi, sự hứng thú trong học tập cho học sinh<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp <br />
<br />
* Nội dung giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
a) Cách tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán: Giáo viên là người <br />
hướng dẫn, là trọng tài của các trò chơi, là trung tâm thu hút học sinh nên phải có <br />
tác phong chững chạc, nghiêm túc nhưng lại vui vẻ, gần gũi, hoà đồng với học <br />
sinh. Lời nói phải rõ ràng, dễ hiểu, có sức hấp dẫn và pha chút hài hước trong <br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
mỗi trò chơi, kết hợp hài hoà giữa lời nói và động tác cần thiết để học sinh dễ <br />
dàng nắm bắt nội dung trò chơi và tham gia vào các trò chơi một cách tự nhiên.<br />
<br />
Sau mỗi trò chơi, giáo viên cần động viên, khuyến khích đội thua, người <br />
thua, tuyên dương, khen thưởng đối với người thắng, đội thắng để khích lệ tinh <br />
thần các em một cách kịp thời.<br />
<br />
Tránh tổ chức trò chơi một cách quá ồn ào làm ảnh hưởng đến lớp khác, <br />
không nên tổ chức trò chơi kéo dài quá lâu (hơn 10 phút) trong một tiết dạy.<br />
<br />
b) Chọn lựa trò chơi:<br />
<br />
Chọn trò chơi có nội dung bài tập phù hợp với các đối tượng học sinh <br />
trong lớp, trò chơi phải phù hợp với bài dạy cả về nội dung lẫn thời lượng. <br />
<br />
Đối với học sinh có kỹ năng làm bài tốt thì giáo viên đưa ra những trò <br />
chơi chứa bài tập có nội dung tổng hợp để nâng cao khả năng tư duy cho học <br />
sinh.<br />
<br />
Đối với học sinh có khả năng tiếp thu chậm, chây lười trong học tập... <br />
giáo viên cần đưa các trò chơi vui nhộn, có nội dung bài tập ngắn gọn, dễ hiểu.<br />
<br />
Trò chơi đưa ra phải đa dạng, phong phú, khích lệ tinh thần cho tất cả <br />
học sinh trong lớp.<br />
<br />
Tránh tổ chức các trò chơi chỉ được mặt vui nhộn mà thiếu tác dụng giáo <br />
dục.<br />
<br />
c) Hướng dẫn cách chơi: <br />
<br />
Trước hết, giáo viên phải ổn định được các đội chơi, người chơi phải <br />
phù hợp, tương xứng lực lượng.<br />
<br />
Mọi dạng trò chơi, giáo viên cần giới thiệu một cách ngắn gọn, dễ hiểu, <br />
thu hút và hấp dẫn người chơi, cần hướng dẫn luật chơi cụ thể để học sinh <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
nắm chắc được cách chơi. Trò chơi nào khó, giáo viên có thể cho học sinh chơi <br />
thử trước.<br />
<br />
Động viên học sinh chơi hết mình nhưng phải đảm bảo nội qui, nề nếp <br />
của trường, của lớp. <br />
<br />
* Cách thức thực hiện: <br />
<br />
Để hình thành các trò chơi toán học trong các bài giảng tôi đã sử dụng luôn <br />
một số các bài tập trong sách giáo khoa hoặc sách bài tập để làm trò chơi. Về <br />
cách chơi tôi có thể áp dụng các trò chơi trên truyền hình hoặc các trò chơi dân <br />
gian để tạo ra các trò chơi.<br />
<br />
Cụ thể dưới đây tôi sẽ giới thiệu một số trò chơi, cách chơi các trò chơi <br />
đó.<br />
<br />
(1)Trò chơi thứ nhất: Thử tài thông minh<br />
<br />
Trò chơi này được áp dụng sau khi học sing học xong bài “Ghi số tự <br />
nhiên” hoặc bài “Phép trừ và phép chia” trong chương trình Số học lớp 6.<br />
<br />
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số yêu cầu cần thiết ghi trên bảng phụ, <br />
học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.<br />
<br />
Cách chơi: Sau tiết dạy giáo viên đưa bảng phụ có nội dung trò chơi.<br />
<br />
Học sinh chọ 4 đội ở 4 tổ, các đội hội ý trong 3 phút. Sau đó các đội cử <br />
đại diện đưa ra đáp án.<br />
<br />
Giáo viên đưa đáp án để quyết định sự thắng thua của các đội.<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy bài “Ghi số tự nhiên” (Số học lớp 6), giáo viên có thể <br />
đưa ra bài tập về số La Mã như sau: Có 9 que diêm được sắp xếp như hình vẽ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
<br />
<br />
Hãy chuyển chỗ một que diêm để được kết quả đúng (Giáo viên nên khai <br />
thác nhiều cách giải khác nhau của bài toán này). <br />
<br />
Hoặc khi dạy bài: “Phép trừ và phép chia” (Số học lớp 6), giáo viên có <br />
thể đưa ra một bài toán như: Thầy (cô) có 4 viên phấn trong hộp, các em hãy chia <br />
đều cho 4 bạn, mỗi bạn một viên, làm sao để trong hộp vẫn còn 1 viên? <br />
<br />
Bài toán này làm cho học sinh tò mò, hiếu động, đưa ra nhiều cách giải ngộ <br />
nghĩnh, có em hồ nghi bài toán cho đề sai,…Khi thấy giáo viên thực hiện bằng <br />
cách chia cho 3 em đầu mỗi em 1 viên phấn, còn em thứ 4 giáo viên đưa luôn cả <br />
hộp phấn (còn chứa 1 viên phấn cuối cùng), lúc này học sinh sẽ có một trận <br />
cười thật trí tuệ, thật thoải mái.<br />
<br />
Tác dụng Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, kích thích niềm đam mê học tập <br />
cho học sinh.<br />
<br />
(2)Trò chơi thứ hai: Sự sắp xếp ngẫu nhiên<br />
<br />
Trò chơi này được áp dụng sau khi học sinh học bài “Định lí” trong <br />
chương trình Hình học lớp 7. Từ đấy có thể áp dụng cho tất cả các bài có các <br />
định lí, tính chất trong chương trình Hình học từ lớp 7 trở đi<br />
<br />
Chuẩn bị: Những mẫu giấy ghi sẵn từ “Nếu” hoặc từ “Thì”.<br />
<br />
Cách chơi: Chia làm 2 đội:<br />
<br />
Đội 1: Điền nội dung sau chữ “Nếu” (nội dung kiến thức đã học)<br />
<br />
Đội 2: Điền nội dung sau chữ “Thì” <br />
<br />
Sau đó ghép ngẫu nhiên một tờ giấy của đội 1 với một tờ giấy của đội 2 <br />
xem mệnh đề tạo thành có đúng không<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 12<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy xong bài “Định lí” (Hình học lớp 7), giáo viên có thể tổ <br />
chức trò chơi này.<br />
<br />
Đội 1 Đội 2<br />
<br />
Góc A và góc B là 2 góc đối đỉnh Aˆ = Bˆ<br />
<br />
Hai đường thẳng a, b có một Hai đường thẳng a, b cắt <br />
điểm chung nhau<br />
<br />
Hai đường thẳng a, b không có Hai đường thẳng a, b song <br />
điểm chung nào song<br />
<br />
Hai đường thẳng phân biệt cùng Chúng song song với nhau<br />
Nếu Thì<br />
vuông góc với đường thẳng thứ ba<br />
<br />
Hai đường thẳng phân biệt cùng Chúng song song với nhau<br />
song song với đường thẳng thứ ba<br />
<br />
Một đường thẳng cắt hai đường Hai góc đồng vị (so le trong) <br />
thẳng song song bằng nhau<br />
…. ….<br />
<br />
Tác dụng: Trò chơi này giúp các em khẳng định được những mệnh đề <br />
đúng chính là những định lí, tính chất đã học, còn với những mệnh đề sai các em <br />
sẽ có một trận cười rất sảng khoái, giảm căng thẳng trong giờ học.<br />
<br />
(3) Trò chơi thứ ba: Xây tường<br />
<br />
Trò chơi này được lấy theo bài tập 53 sách giáo khoa Toán 6 tập 2.<br />
<br />
Trò chơi này được sử dụng trong các bài giảng về các phép toán cộng, trừ, <br />
nhân, chia trong N, trong Z, trong Q, trong R. Tùy theo từng bài giáo viên có thể <br />
đưa ra quy tắc “xây tường” khác nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 13<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
Chuẩn bị: Giáo viên có thể chuẩn bị một tờ giấy A 0 có kẻ sẵn các viên <br />
gạch như hình 9 Sgk Toán 6 tập 2 trang 30 để học sinh lên điền nội dung thích <br />
hợp. <br />
<br />
Hoặc có thể chuẩn bị các viên gạch màu gắn nam châm lên bảng (các <br />
miếng nhựa dán giấy màu có dính nam châm). <br />
<br />
Cách chơi: Chia làm 2 đội (2 nội dung tương tự). Mỗi đội khoảng 3 đến 4 <br />
học sinh lần lượt lên điền kết quả)<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy tiết “Luyện tập” sau bài “Tính chất cơ bản của phép <br />
cộng phân số” (Số học 6).<br />
<br />
Hoặc sau khi dạy xong bài “Phép trừ phân số”, “Phép nhân phân số”, <br />
hoặc các bài toán về cộng số nguyên, trừ số nguyên, nhân số nguyên… giáo viên <br />
đều có thể tổ chức trò chơi này. <br />
<br />
Giáo viên cho sẵn hàng gạch phía dưới. Học sinh lên lần lượt cầm từng <br />
viên gạch xây chồng lên trên theo quy tắc viên gạch trên bằng tổng (hay hiệu, <br />
tích, thương) hai viên gạch dưới kề với nó. (Số trên viên gạch là tùy theo yêu <br />
cầu của bài dạy). Chẳng hạn:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
174 −4<br />
<br />
1 17 17 −7<br />
<br />
Tác dụng: Trò chơ17 17<br />
i này giúp các em ph ải vận dụng cả khả năng tính toán <br />
nhanh, chính xác, khéo léo thì mới có thể chiến thắng.<br />
<br />
(4) Trò chơi thứ tư: Ai nhanh hơn<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 14<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
Trò chơi này được phát triển từ trò chơi “cướp cờ” mà các em vẫn được <br />
chơi từ nhỏ.<br />
<br />
Giáo viên có thể sử dụng trong nhiều bài dạy với yêu cầu mỗi lần lên cờ <br />
là một yêu cầu khác nhau.<br />
<br />
Đa số các bài đố vui trong sách giáo khoa đều có thể được sử dụng làm trò <br />
chơi<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy bài “Phép cộng phân số” (Số học 6).<br />
<br />
Giáo viên có thể lấy mẫu bài 48 sách giáo khoa 6 tập 2 trang 28<br />
<br />
Chuẩn bị: Những miếng bìa màu biểu hiện rất nhiều các phân số có dạng <br />
như hình 8 Sgk 6 trang 28 tập 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được 1/4 hình chữ nhật…<br />
<br />
Cách chơi: Chia làm 2 đôi, mỗi đội từ 3 đến 4 học sinh<br />
<br />
Yêu cầu mỗi lần 1 học sinh ở mỗi đội lên chọn các tấm bìa theo yêu cầu <br />
của người chủ trò. (Yêu cầu lấy dạng như bài 48 Sgk Toán 6 trang 28 tập 2)<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 15<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
Tác dụng: Vẫn như các bài toán tính bình thường nhưng nếu tổ chức thành <br />
trò chơi đã giúp cho học sinh cảm thấy thích làm bài hơn, nhu cầu phải tính thật <br />
nhanh và chính xác cao hơn thì mới có thể thắng được đội bạn và đấy cũng là <br />
một thành công lớn nhất trong hoạt động giảng dạy toán học.<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy tiết “Luyện tập ” sau bài “Quy đồng mẫu số nhiều phân <br />
số”.<br />
<br />
Giáo viên có thể lấy bài 36 Sgk Toán 6 tập 2.<br />
<br />
Giáo viên chuẩn bị bảng phụ có nội dung như hình 6 Sgk, với các chữ cái <br />
N, H, I … giáo viên có thể cho các miếng bìa màu đính vào đó. Cho các em lần <br />
lượt lên làm theo yêu cầu của trò chơi rồi bóc chữ cái dán vào ô trống ở dưới.<br />
<br />
Kết quả:<br />
<br />
N 1 3 2 1 M 2 ; 3 ; 5 ;... 11<br />
; ; ;... <br />
5 10 5 2 3 4 6 12<br />
<br />
1 1 1 5<br />
H ; ; ;... S 2 ; 5 ; 1 ;... 7<br />
<br />
6 4 3 12 9 18 3 18<br />
<br />
Y 1 1 1 11 A 1 5 4 11<br />
; ; ;... ; ; ;... <br />
20 8 5 40 7 14 7 14<br />
<br />
O 9 3 3 9 I 1 2 7 5<br />
; ; ;... ; ; ;... <br />
20 5 4 10 18 9 18 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5 5 1 11 9<br />
<br />
12 9 2 40 10<br />
<br />
<br />
H O I A N M Y S O N<br />
<br />
9 11 11 7 1<br />
<br />
10 14 12 18 2<br />
<br />
(5) Trò chơi thứ năm: Nhanh tay, nhanh mắt<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 16<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
Trò chơi này áp dụng được rất nhiều bài trong chương trình Toán THCS.<br />
<br />
Chuẩn bị: Những miếng bìa nhựa có mầu được gắn sẵn nam châm. Với <br />
những miếng bìa này giáo viên có thể ghi tất cả các nội dung cần học sinh quan <br />
tâm. Dụng cụ này có thể sử dụng rất nhiều lần.<br />
<br />
Cách chơi: Chia làm 2 đội hoặc cho 2 học sinh chơi. Ai nhanh lấy được <br />
nhiều miếng bìa theo yêu cầu của chủ trò thì đội đó (hay người đó) thắng.<br />
<br />
Ví dụ: Tiết Luyện tập về “Cộng hai số nguyên cùng dấu” (Số học 6)<br />
<br />
Giáo viên gắn các miếng bìa trên bảng như hình vẽ sau:<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
1<br />
3 16<br />
-<br />
4 16<br />
2 7<br />
0<br />
1<br />
7 10<br />
15<br />
<br />
9 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Câu hỏi:<br />
<br />
1.Tìm số đối của số (3)<br />
<br />
2. Tìm số đối của 16<br />
<br />
3.Tìm số đối của |15|<br />
<br />
4. Tìm các số có giá trị tuyệt đối bằng 7<br />
<br />
5.Tìm số liền sau của số (11)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên: Bùi Thị Thảo Uyên – Trường THCS Lê Đình Chinh 17<br />
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức trò chơi trong tiết luyện tập Toán <br />
<br />
6.Tìm số liền trước của số (3)<br />
<br />
7. Tìm các số nguyên x thỏa mãn 2 ≤ x