Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chon đề tài <br />
Trong thời đại ngày nay khi công nghệ thông ngày càng phát triển mạnh <br />
thì việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng là <br />
vấn đề cấp bách và là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên. Trong quá trình <br />
đó các nhà giáo dục, các thầy cô giáo đã không ngừng trăn trở, tìm tòi những <br />
cách dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu của <br />
công cuộc đổi mới giáo dục. Hiệu quả học tập của học sinh là điều mong <br />
muốn của tất cả các thầy cô giáo. Để đạt được kết quả như mong muốn thì <br />
trước hết giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy và học sinh cũng phải đổi <br />
mới phương pháp học tập của mình. Phương châm đổi mới hiện nay là lấy học <br />
sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh <br />
trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức. Vậy làm thế nào để phát huy <br />
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong dạy và học Lịch sử? <br />
Trong thực tế dạy và học có rất nhiều phương pháp được áp dụng như phương <br />
pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự <br />
kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công <br />
tác ngoại khóa. Là giáo viên giảng dạy môn lịch sử, trong quá trình giảng dạy <br />
bản thân tôi nhận thấy việc tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học có sức hấp <br />
dẫn kì lạ, nó không đơn thuần là phương tiện giải trí bổ ích mà qua đó giúp <br />
học sinh dễ hiểu, dễ khắc sâu kiến thức, nắm được một số kĩ năng quan trọng <br />
như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vận động nhanh nhẹn, khéo léo, kĩ năng hợp tác, <br />
kĩ năng làm việc nhóm..vv điều đặc biệt hơn là qua tổ chức trò chơi sẽ kích <br />
thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, củng cố <br />
kiến thức một cách vững vàng, tạo được niềm say mê và hứng thú trong giờ <br />
học lịch sử. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học <br />
lịch sử nói riêng, bản thân tôi đã chọn đề tài “Tạo hứng thú cho học sinh qua <br />
việc tổ chức các trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8, 9 <br />
tại trường THCS Nguyễn Trãi”. Với đề tài này bản thân tôi đã tiến hành <br />
thực nghiệm trong năm học 20132014, 20142015 và cũng được đồng nghiệp <br />
áp dụng trong các tiết dạy đã mang lại hiệu quả cao. Đồng thời việc thực hiện <br />
đề tài này cũng tạo sự hứng thú cho học sinh trong bộ môn lịch sử, xóa bỏ dần <br />
dần những tư tưởng “ Lịch sử chỉ là môn học phụ trong hệ thống các môn <br />
học, vị trí của môn Lịch sử không được coi trọng” vì thế dẫn đến tình trạng <br />
thầy dạy đối phó và trò cũng học đối phó. Với đề tài này bản thân tôi mong <br />
muốn sẽ góp phần giúp giáo viên bộ môn Lịch sử có được giờ dạy tốt hơn, học <br />
sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động và nhẹ nhàng hơn và điều quan <br />
trọng hơn là tạo cho các em một không khí thoải mái, hứng thú hơn đối với <br />
môn học này.<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi 1 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.<br />
Giúp học sinh có ý thức học tập đối với bộ môn lịch sử.<br />
Giúp học sinh có được kĩ năng phân tích đánh giá, nhận biết các sự kiện lịch <br />
sử.<br />
Tạo cho học sinh có sự hứng thú, thích học tập đối với bộ môn Lịch sử.<br />
Góp phần thực hiện việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập đối với <br />
bộ môn Lịch sử.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu.<br />
Các trò chơi trong giờ học Lịch sử<br />
Đối tượng tham gia các trò chơi: Học sinh khối 8,9 Trường THCS Nguyễn <br />
Trãi.<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.<br />
Để thực hiện được đề tài này, bản thân tôi đã nghiên cứu một số bài học <br />
trong chương trình Lịch sử Khối 8,9.<br />
Thời gian nghiên cứu: Năm học 20132014, 20142015.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận.<br />
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.<br />
Phương pháp điều tra, quan sát.<br />
Phương pháp thực nghiệm.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1.Cơ sở lý luận.<br />
Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học bộ môn Lịch sử nói riêng ở <br />
trường THCS thì việc tổ chức các trò chơi cho học sinh đóng vai trò quan trọng <br />
nhưng ít khi giáo viên chú ý. “Tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử cho <br />
học sinh” được sử dụng để củng cố bài học, áp dụng để dạy các bài ôn tập, <br />
sơ kết, tổng kết một bài hoặc một chương, bài tập lịch sử hay hay tổ chức <br />
ngoại khóa và có tác dụng thiết thực đối với học sinh. Tổ chức trò chơi cho <br />
học sinh không nhằm mục đích cung cấp kiến thức mới cho học sinh mà nhằm <br />
củng cố kiến thức cũ, hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức đã học, rèn luyện <br />
cho học sinh kĩ năng tư duy, phân tích tổng hợp. Dựa vào kiến thức cơ bản về <br />
các sự kiện, các mặt hoạt động chính của từng giai đoạn hay quá trình lịch sử <br />
đã biết, giáo viên thiết kế và tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử nên hướng <br />
dẫn học sinh phân tích nắm vững bản chất nhiều mối quan hệ, giải thích sâu <br />
hơn những khái niệm phức tạp đã được hình thành. Vì vậy khi tiến hành giáo <br />
viên phải cẩn thận sâu sắc về nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục, nội dung và <br />
cách thức tiến hành.<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi 2 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
Tổ chức các trò chơi trong dạy học Lịch sử là yếu tố quan trọng để nâng <br />
cao chất lượng kiến thức của học sinh, hình thành cho các em nhiều hiểu biết <br />
khoa học về lịch sử và tính quy luật của sự phát triển xã hội, bồi dưỡng và rèn <br />
luyện kĩ năng thông qua việc học bộ môn Lịch sử, đồng thời là “món ăn tinh <br />
thần” cổ vũ và thúc đẩy các em học tập. Bác Hồ chúng ta đã từng nói: “Dân ta <br />
phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Đó là lời căn dặn <br />
và cũng là tâm huyết của Bác luôn mong muốn thế hệ trẻ không chỉ hiểu Lịch <br />
sử mà còn phải “tường” hiểu sâu sắc Lịch sử truyền thống của ông cha ta. Tuy <br />
nhiên việc dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông của nước ta hiện <br />
nay chưa đáp ứng được yêu cầu của người học, cũng như chưa làm tròn trách <br />
nhiệm của một bộ môn tưởng chừng như đơn giản nhưng rất quan trọng đối <br />
với học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên chưa mạnh dạn trong việc <br />
đổi mới phương pháp dạy học chính vì vậy mà giờ học luôn cứng nhắc, khô <br />
khan. Giáo viên luôn có tâm lí làm sao cho hết được nội dung bài học, chưa <br />
hướng học sinh đến việc chủ động học tập mà học sinh tiếp thu kiến thức một <br />
cách thụ động. Giáo viên cũng không dám mạnh dạn tổ chức trò chơi trong dạy <br />
học Lịch sử hoặc trong các tiết bài tập Lịch sử hoặc nếu có thì hiệu quả chưa <br />
cao. Chính vì vậy mà trong những năm gần đây chất lượng bộ môn Lịch sử rất <br />
thấp.<br />
2. Thực trạng<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn:<br />
* Thuận lợi: Trong quá trình thực hiện đề tài này cũng có nhiều thuận lợi như <br />
đa số học sinh rất thích thú, tham gia học tập một cách hăng say và sôi nổi, <br />
biết nhận định, phân tích, hệ thống các sự kiện lịch sử, xâu chuỗi các sự kiện <br />
lịch sử một cách logic có hệ thống. Đặc biệt với việc tổ chức các trò chơi này <br />
học sinh đã giải tỏa được tâm lý căng thẳng trong giờ học, đặc biệt hơn nữa là <br />
hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì việc tổ chức <br />
trò chơi ô chữ này trong tiết học có sử dụng hình ảnh minh họa làm cho các em <br />
học sinh ngày càng thích thú.<br />
Ban lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng chuyên môn cũng như đa số các đồng <br />
nghiệp cũng đã hổ trợ, giúp đỡ tạo điều kiện cho bản thân tôi và học sinh dạy <br />
và học đạt hiệu quả cao nhất.<br />
* Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi có được trong quá trình thực hiện đề <br />
tài này thì bản thân tôi còn gặp phải một số khó khăn nhất định đó là ý thức <br />
học tập của một số học sinh còn hạn chế, các em chưa quan tâm đến việc học <br />
tập của mình, việc nắm kiến thức cơ bản đối với các em đã khó, việc hệ thống <br />
lại toàn bộ kiến thức đã học, phân tích tổng hợp các sự kiện để tìm ra lời giải <br />
đáp cho các sự kiện lịch sử lại còn khó hơn. Bên cạn đó một số học sinh là <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi 3 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
đồng bào dân tộc thiểu số, việc tiếp thu kiến thức của các em cũng còn hạn <br />
chế.<br />
Hệ thống máy chiếu để phục vụ cho việc dạy học của trường còn ít nên <br />
việc tổ chức thường xuyên còn hạn chế, đôi khi chồng chéo với các giáo viên <br />
khác nên cũng khó khăn. Do đó việc cho học sinh tiếp cận thường xuyên với <br />
công nghệ thông tin còn hạn chế.<br />
2.2. Thành công, hạn chế.<br />
* Thành công: Vận dụng đề tài này vào việc giảng dạy lịch sử tại trường <br />
THCS Nguyễn Trãi bản thân tôi đã có những thành công nhất định, học sinh giờ <br />
đây đã biết phân tích, hệ thống hóa, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử một cách có <br />
hệ thống, khoa học và chính xác chứ không phải là tiếp nhận một cách máy <br />
móc như trước đây. Đối với học sinh khối 8 và 9 thì việc tổ chức trò chơi này <br />
các em tiếp cận nhanh hơn, các em học sinh đã mạnh dạn hơn và chủ động <br />
hơn.<br />
* Hạn chế: Hiện nay đại đa số các em học sinh cho rằng bộ môn lịch sử chỉ là <br />
một môn học phụ, các em chỉ cần học tốt những môn như Toán, Văn, Tiếng <br />
Anh hay Lí, Hóa là được, còn những môn học như Địa lí, Lịch sử hay GDCD là <br />
môn học phụ nên không cần học nhiều, không cần tìm tòi học hỏi thậm chí <br />
không thèm đọc sách nữa. Vì vậy các em còn xem nhẹ đối với việc học bộ <br />
môn này. Do đó kết quả học tập cũng như sự hiểu biết của các em về lịch sử <br />
chưa cao.Và thực tế hiện nay chúng ta cũng đã thấy rõ trong kì thi Tốt nghiệp <br />
trung học phổ thông quốc gia trong những năm vừa qua có rất ít thí sinh thi môn <br />
Lịch sử, thậm chí cả trường gần 1000 học sinh mà chỉ duy nhất có 3 học sinh <br />
thi môn sử và một hội đồng thi 26 người giám thị phục vụ cho một thí sinh…<br />
vv<br />
Đối với bộ môn Lịch sử thì số tiết học trên tuần ít nên để tổ chức trò chơi <br />
cho các em rất khó, chỉ có thể lồng vào tiết học, tiết bài tập hoặc là củng cố <br />
bài học sau mỗi tiết học là chủ yếu, do đó không phải lớp nào cũng được vận <br />
dụng.<br />
Một số học sinh chưa mạnh dạn trong việc phát biểu ý kiến của mình <br />
trước tập thể, các em còn e dè, sợ sệt do đó cũng là hạn chế của đề tài.<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu.<br />
* Mặt mạnh: Đề tài này áp dụng rất thực tế và đạt hiệu quả cao, góp phần <br />
xóa đi tư tưởng chán học đối với học sinh, với hình thức chơi mà học, học mà <br />
chơi. Từ đó giúp các em có ý thức và mạnh dạn hơn trong học tập.<br />
* Mặt yếu: Đối tượng học sinh đa dạng, không phải em nào cũng có được kĩ <br />
năng phân tích, hệ thống các sự kiện, một số em còn lúng túng, một số em đã <br />
hiểu vấn đề nhưng không mạnh dạn, còn e dè không mạnh dạn trong việc tự <br />
nguyện tham gia trò chơi.<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi 4 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, yếu tố tác động:<br />
Đề tài này thành công cũng nhờ ý thức học tập tốt của đại đa số các em <br />
học sinh, các em đã tiếp thu và vận dụng nó một cách nhanh chóng, hiệu quả.<br />
Được sự hổ trợ từ đồng nghiệp, tổ chuyên môn và ban lãnh đạo nhà <br />
trường bản thân tôi đã có điều kiện tốt nhất để thực hiện đề tài đặc biệt là <br />
việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến <br />
thức một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo.<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
* Thực trạng học tập bộ môn Lịch sử hiện nay ở trường phổ thông: Bộ <br />
môn Lịch sử ở trường phổ thông với nhiệm vụ cung cấp khối lượng kiến thức <br />
tương đối phong phú về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc cần đặt ra yêu cầu <br />
cao mới thực hiện được nhiệm vụ đó, mặt khác do đặc trưng của bộ môn lịch <br />
sử nó gây ra nhiều khó khăn cho quá trình nhận thức của các em học sinh. Vì <br />
đối tượng lịch sử là quá khứ đã diễn ra, không thể tái hiện, không thể “trực <br />
quan sinh động”, cũng không thể trực tiếp quan sát được. Lịch sử được phản <br />
ánh qua các nguồn sử liệu, vấn đề đặt ra là làm sao để các em nhận thức được <br />
lịch sử một cách chính xác, chân thực như nó đã tồn tại. Chất lượng dạy học <br />
môn Lịch sử hiện nay đặt ra vấn đề cần suy nghĩ, số lượng học sinh yêu thích <br />
môn Lịch sử rất ít. Nhiều phụ huynh, học sinh coi Lịch sử là môn học “phụ”, <br />
nhận thức của các em về môn Lịch sử sai lệch, các em không nhớ hoặc nhớ <br />
không chính xác thời gian, địa điểm, tính chất của các sự kiện và hiện tượng <br />
lịch sử.<br />
Trong những năm gần đây, chất lượng bộ môn lịch sử rất thấp.Theo tôi <br />
nguyên nhân của những tình trạng trên có thể được xác định: <br />
+ Một là trình độ giáo viên chưa đều và thật sự không phải giáo viên nào cũng <br />
tâm huyết với nghề nghiệp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình <br />
giảng dạy và chất lượng giáo dục nói chung và bộ môn lịch sử nói riêng.<br />
+ Hai là: Giáo viên chưa mạnh dạn trong quá trình đổi mới phương phương <br />
pháp dạy học.<br />
+ Ba là: Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy bộ môn ở nhà trường còn thiếu, <br />
không đủ lược đồ, bản đồ.<br />
+ Bốn là: Giáo viên chưa bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng bộ môn do Bộ ban <br />
hành.<br />
Đối với học sinh ý thức học tập môn sử chưa cao, đa phần các em chưa xác <br />
định rõ ràng mục tiêu học tập, chưa thực sự cố gắng trong học tập và làm bài <br />
tập, đang còn đối phó, chưa dám mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu trả lời câu <br />
hỏi, chỉ lược đồ, bản đồ. Đặc biệt quan niệm ăn sâu trong tiềm thức của phụ <br />
huynh và học sinh môn sử chỉ là môn học phụ, không quan trọng nên có thái độ <br />
thờ ơ với lịch sử dẫn đến một thực tế đau lòng là học sinh biết lịch sử thế giới <br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi 5 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
nhiều hơn lịch sử Việt Nam, hàng ngàn bài thi lịch sử của học sinh những năm <br />
vừa qua bị điểm 0. Qua tìm hiểu của bản thân tôi và đồng nghiệp trên địa bàn <br />
huyện tôi nhận thấy một số nguyên nhân chủ yếu sau: <br />
Một là môn sử có đặc thù riêng, nhiều sự kiện, khó nhớ.<br />
Học sinh luôn quan niệm là môn phụ, không có sự hướng nghiệp rõ ràng <br />
khi lựa chọn ôn thi.<br />
Phụ huynh thờ ơ và hướng con em mình học các môn tự nhiên.<br />
Bên cạnh đó giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên không thu hút <br />
được các em trong giờ học. Vì vậy để khắc phục một phần nào đó với thực <br />
trạng nói trên bản thân tôi đưa ra phương pháp “ Tạo hứng thú cho học sinh <br />
qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh khối 8,9 <br />
tại trường THCS Nguyễn Trãi” nhằm hình thành cho các em một số kĩ năng <br />
cơ bản như rèn luyện tính tư duy độc lập, kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ, <br />
làm việc nhóm và đặc biệt là tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh trong <br />
tiết học góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch sử và nâng cao chất <br />
lượng dạy và học. Thông qua các tiết dự giờ của đồng nghiệp bản thân tôi <br />
nhận thấy có rất nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn cao nhưng kĩ năng sư <br />
phạm thì chưa tốt, thậm chí học sinh còn ngán ngẫm, mệt mỏi khi phải học <br />
môn Lịch sử. Môn lịch sử thường rất nhiều sự kiện, mốc thời gian, khối lượng <br />
kiến thức tương đối nhiều nhưng nếu như giáo viên dạy không có phương <br />
pháp sư phạm hợp lí thì giờ học trở nên quá tải, nặng nề, học sinh ít được <br />
tham gia hoạt động. Điều quan trọng hơn là không gây được hứng thú cho học <br />
sinh trong học tập. Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở <br />
trường THCS Nguyễn Trãi theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của <br />
học sinh, tăng cường hoạt động cá thể với học tập, giao lưu, giải trí, hình thành <br />
kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Xuất phát từ thực tế nói trên, tôi đã <br />
không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đã mạnh dạn đưa ra một số trò <br />
chơi trong giờ học lịch sử có hiệu quả bước đầu rất đáng khích lệ.<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp.<br />
Những giải pháp nói trên của đề tài nhằm giúp học sinh thoát ra khỏi <br />
phương pháp học tập theo lối truyền thống và phát huy phương pháp học tập <br />
mới đó là tư duy, sáng tạo, biết phân tích, nhận định, đánh giá vấn đề, liên hệ <br />
những vấn đề đã học vào thực tế một cách sinh động, xóa bỏ những suy nghĩ <br />
lỗi thời của phụ huynh cũng như học sinh về những môn học như môn học như <br />
môn lịch sử, địa lí là môn học phụ vì mỗi một bộ môn học có tầm quan trọng <br />
và vai trò khác nhau. Đặc biệt là tạo cho các em học sinh một tâm lí thoải <br />
mái,hứng thú và thích học tập đối với bộ môn Lịch sử.<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện những giải pháp, biện pháp.<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi 6 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
* Một số nguyên tắc khi tổ chức trò chơi.<br />
Chọn trò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.<br />
Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi.<br />
Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng rèn luyện cho học sinh.<br />
Tổ chức, biên soạn trò chơi phải phù hợp và bám vào Chuẩn kiến thức kĩ <br />
năng của bộ môn.<br />
Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian trừ các tiết ngoại khóa, tiết <br />
bài tập lịch sử thì các trò chơi tổ chức trong tiết dạy chỉ dừng lại ở 4 6 phút.<br />
Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo <br />
không khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập.<br />
Luôn thay đổi trò chơi để thu hút học sinh, dựa vào dạng bài để thực hiện.<br />
Khi tổ chức trò chơi giáo viên là trọng tài, công bằng, chính xác và là cổ động <br />
viên tích cực của học sinh tham gia trò chơi. Cho điểm hoặc khen ngợi các em <br />
trước lớp.<br />
* Vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử.<br />
Giúp học sinh thay đổi hình thức, phương pháp học tập trước đây, làm cho <br />
giờ học bớt căng thẳng, không còn nặng nề, tạo cảm giác thỏai mái, dễ chịu, <br />
học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng.<br />
Tạo cho học sinh sự tìm tòi, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh cơ hội rèn <br />
luyện bản thân<br />
Kích thích học sinh vận dụng kiến thức năng động, rèn luyện trí nhớ, phát <br />
triển khả năng phán đoán, suy luận, từ đó phát triển tư duy độc lập, học cách <br />
xử lý thông minh và các tình huống phức tạp. Tăng cường khả năng vận dụng <br />
cuộc sống để thích nghi với điều kiện xã hội mới. Ngoài ra thông qua trò chơi <br />
còn giúp học sinh phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tính nhanh <br />
nhẹn, tình đoàn kết thân ái, sự phối hợp nhịp nhàng, sự trung thực và tinh thần <br />
trách nhiệm lẫn nhau.<br />
*Khái quát về hình thức tổ chức trò chơi phục vụ giảng dạy môn Lịch sử <br />
trong chương trình THCS<br />
Với đặc trung của bộ môn lịch sử,ở mỗi khối lớp giáo viên có thể xây <br />
dựng được một hệ thống trò chơi phong phú, đa dạng với nhiều tên gọi và hình <br />
thức khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi của một sáng kiến kinh nghiệm tôi <br />
xin nêu ra một số trò chơi mang tính khái quát chung nhất, các trò chơi này đều <br />
có thể áp dụng rộng rãi ở các khối lớp 8,9 và trên tất cả các địa bàn khác nhau. <br />
Hình thức tổ chức trò chơi này có thể vận dụng cho một tiết bài tập lịch sử, <br />
ngoại khóa hoặc áp dụng để giáo viên có thể củng cố bài học. Trong quá trình <br />
giảng dạy các thầy cô giáo có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác nhau, bổ <br />
sung làm cho trò chơi lịch sử trở thành một hệ thống ngày càng phong phú, sinh <br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi 7 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
động nhằm phục vụ tốt cho công tác dạy và học đối với bộ môn lịch sử, sau <br />
đây là một số trò chơi chúng ta có thể vận dụng:<br />
* Trò chơi điền vào sơ đồ trống: Trò chơi này giáo viên phải chuẩn bị sơ đồ, <br />
với trò chơi này giáo viên có thể áp dụng đối với các bài có liên quan tới tổ <br />
chức bộ máy nhà nước.<br />
Vd: Điền vào sơ đồ trống sự phân chia xã hội nước Pháp trước khi cách mạng <br />
nổ ra(Bài 2 Lịch sử 8)<br />
*Trò chơi “Điền lược đồ trống”: Giáo viên chuẩn bị lược đồ, sơ đồ trống, để <br />
học sinh điền kí hiệu:<br />
*Trò chơi ô chữ bí mật: Trò chơi này giáo viên chuẩn bị hệ thống các ô <br />
trống theo chủ đề. Học sinh tìm các chủ đề thích hợp để điền vào ô trống <br />
theo yêu cầu. Đây là một trong những trò chơi mà bản thân tôi cũng như <br />
đồng nghiệp thường sử dụng trong quá trình dạy học vì hiệu quả của trò <br />
chơi này mang lại rất cao. Trò chơi này có hai dạng chủ yếu.<br />
+ Dạng thứ nhất: Ô chữ có một hàng ngang.<br />
Ví dụ: Trong bài 26 lịch sử lớp 8: Sau khi dạy xong bài giáo viên hỏi học sinh: <br />
Ô chữ gồm có 8 chữ cái: Đây là thái độ chủ yếu của triều đình phong kiến <br />
nhà Nguyễn đối với quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam?<br />
T H O A H I E P<br />
Đáp án: THỎA HIỆP<br />
+ Dạng thứ hai: Ô chữ có nhiều hàng dọc và có từ chìa khóa bí mật<br />
Ví dụ : Bài 13 lịch sử 8: Sau khi học xong bài , giáo viên có thể cho các em <br />
tham gia trò chơi giải ô chữ như sau:<br />
Trò chơi ô chữ gồm có 7 hàng ngang, sau khi giải mã ô chữ các em tìm từ khóa <br />
ở những chữ cái được đánh dấu.<br />
Ô CHỮ NHƯ SAU:<br />
1.Đây là loại phương tiện tham gia trong trong chiến tranh thế giới 1 ? X E <br />
TĂNG<br />
2. Đức, Áo, Hung thiết lập khối quân sự có tên là gì ? LIÊN MINH<br />
3.Cuộc chiến tranh xảy ra vào năm 1914 gọi là cuộc chiến tranh gì?THẾ GIỚI<br />
4.Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? PHI NGHĨA<br />
5.Thời điểm Mĩ bắt đầu tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? N ĂM <br />
1917<br />
6.Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của những quốc gia nào? ĐỨC,ÁO, <br />
HUNG<br />
7.Đây là điều loài người mong muốn? HÒA BÌNH<br />
TỪ CHÌA KHÓA: GIEO GIÓ GẶT BÃO<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi 8 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TRÒ CHƠI Ô CHỮ<br />
<br />
1<br />
X E T Ă N G<br />
<br />
2<br />
L I Ê N M I N M<br />
<br />
3 T H Ê G I O I<br />
<br />
4 P H I N G H I A<br />
<br />
5 N Ă M 1 9 1 7<br />
<br />
6 Đ Ư C A O H U N G<br />
H O A B I N H<br />
7<br />
<br />
<br />
G<br />
E I O<br />
E O<br />
G O<br />
G GI ÓI G<br />
Ă Ặ<br />
T G<br />
T B<br />
A B<br />
à O<br />
CK<br />
<br />
<br />
Hoặc cũng với chủ đề nói trên, giáo viên có thể soạn nhiều hệ thống câu hỏi <br />
khác nhau để học sinh có thể trả lời câu hỏi và tìm ra từ chìa khóa.<br />
<br />
<br />
Hoặc giáo viên có thể tổ chức trò chơi trả lời câu hỏi theo hình thức đường <br />
lên đỉnh olimpia như sau: Chọn 2 bạn đại diện cho 2 đội chơi trả lời lần lượt 6 <br />
câu hỏi, có 3 câu hỏi 10 điểm, 3 câu hỏi 20 điểm, đội nào trả lời đúng được <br />
cộng điểm.Câu hỏi như sau:<br />
1. Khối liên minh gồm những nước nào?<br />
Trả lời: Đức,Áo Hung<br />
2. Sự kiện gì xảy ra vào ngày 7/11/1917?<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi 9 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi,Nga rút ra khỏi chiến tranh.<br />
3. Sự kiện nào xảy ra vào ngày 11/11/1918?<br />
Đức kí giấy đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.<br />
4. Tính chất của cuộc chiến tranh thế gới thứ nhất?<br />
Phi nghĩa<br />
5. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất?<br />
Thái tử Áo Hung bị ám sát.<br />
6. Khối hiệp ước gồm những nước nào?<br />
Anh, Pháp, Nga<br />
<br />
Ví dụ: Khi học xong chương III lịch sử 8, giáo viên có thể tổ chức trò chơi <br />
như sau:<br />
1. Có 4 chữ cái: Đây là nước đã đặt ách cai trị và xâm lược Ấn Độ vào <br />
thế kỉ XIX? ( ANH)<br />
2. Cuộc cách mạng tiêu biểu ở Trung Quốc diễn ra vào năm 1911?<br />
( TÂN HỢI)<br />
3.Người sáng lập ra tổ chức Trung Quốc Đồng Minh hội?<br />
( TÔN TRUNG SƠN)<br />
4.Người có công lớn trong việc đưa Nhật Bản từ một nước phong kiến <br />
trở thành nước TBCN? <br />
(THIÊN HOÀNG MINH TRỊ)<br />
5. Từ sau năm 1898,Phi Lippin là thuộc địa của nước nào?<br />
(MĨ)<br />
6. Việt Nam là thuộc địa của nước nào?<br />
( PHÁP)<br />
*Trò chơi “Theo dòng lịch sử” trò chơi này dùng cho các tiết bài tập lịch sử, <br />
các tiết ngoại khóa để học sinh có điều kiện chuẩn bị và có điều kiện thích <br />
hợp cho khâu tổ chức, giáo viên có thể chọn chủ đề lịch sử đã được học trước <br />
để học sinh tìm hiểu kĩ hơn, có thể áp dụng sau khi học xong một chương, một <br />
giai đoạn lịch sử.<br />
Ví dụ: Tìm hiểu về một triều đại phong kiến,một cuộc khởi nghĩa, một <br />
cuộc kháng chiến…Giáo viên nên tổ chức trò chơi khi học xong một giai đoạn <br />
lịch sử, một cuộc kháng chiến..<br />
Ví dụ: Cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc kháng chiến chống Mỹ.<br />
*Trò chơi “ Tìm hiểu nhân vật lịch sử” Đây là trò chơi nhằm tìm hiểu một <br />
cách khái quát về thân thế, sự nghiệp của những nhân vật lịch sử có công lao to <br />
lớn đối với lịch sử dân tộc và nhân loại, do vậy mà giáo viên phải tổ chức <br />
ngoại khóa và các tiết làm bài tập lịch sử để dễ dàng thực hiện.<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi <br />
10 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
Ví dụ:Tìm hiểu nhân vật lịch sử đã cố công với dân tộc trong giai đoạn <br />
thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (bài 2425) lịch sử 8<br />
*Trò chơi “ Giải thích khái niệm, thuật ngữ lịch sử”Giáo viên nên lồng <br />
ghép vào các tiết bài tập lịch sử để tổ chức trò chơi.<br />
Ví dụ: Chế độ quân chủ chuyên chế là gì…. ?vv<br />
*Trò chơi “ Ai là người nhớ nhiều địa danh lịch sử nhất”. Giáo viên có thể <br />
sử dụng vào tiết bài tập lịch sử, lịch sử địa phương sẽ dễ tổ chức và thực hịên.<br />
Ví dụ: Hãy kể tên các di tích lịch sử tiêu biểu ở ĐăkLăk?<br />
*Trò chơi “Hái hoa Trả lời các câu hỏi lịch sử” áp dụng với các tiết ngoại <br />
khóa, làm bài tập lịch sử. Giáo viên chuẩn bị một cây hoa(hoa thiên nhiên hoặc <br />
hoa giả) trên nhánh hoa có ghi các chủ đề lịch sử để học sinh lựa chọn( nhân <br />
vật, sự kiện, chiến tranh, văn hóa..) trong mỗi chủ đề có hệ thống câu hỏi để <br />
học sinh lựa chọn. Để thành công trò chơi này giáo viên phải xác định phạm vi, <br />
mục đích của trò chơi. Để tiến hành trò chơi trên lớp thành công Gv tiến hành <br />
các bước: <br />
1. Giới thiệu trò chơi<br />
2. Lựa chọn đội chơi<br />
3. Quy định thời gian,phổ biến luật chơi.<br />
4. Tổ chức trò chơi<br />
5. Tổng kết,đánh giá<br />
Trong giới hạn của một sáng kiến kinh nghiệm và những năm gần đây <br />
bản thân tôi chủ yếu đứng lớp ở các khối 8 và 9 nên bản thân tôi nêu ra một số <br />
ví dụ cụ thể như sau:<br />
Ví dụ: Trò chơi điền sơ đồ trống: Bài áp dụng : Bài 29: Chính sách khai <br />
thác thuộc địa của Pháp( Lịch sử 8)<br />
Phần I: Tổ chức bộ máy nhà nước.<br />
Mục đích trò chơi: Giúp các em hiểu và rèn kĩ năng vẽ sơ đồ thống trị của Pháp <br />
ở Đông Dương<br />
Giáo viên chuẩn bị trước sơ đồ trống vẽ trên giấy rôki và đáp án, chuẩn bị ô <br />
chữ đáp án. Giáo viên giới thiệu trò chơi và lựa chọn đội chơi, chia lớp thành <br />
hai đội, mỗi đội 5 bạn, cử hai học sinh làm trọng tài cùng giáo viên.<br />
Giáo viên quy định luật chơi:3 4 phút, xếp thành hai đội hình cánh gà sau đó <br />
mỗi đội sẽ cử lần lượt các bạn lên chọn ô chữ để dán cho đúng sơ đồ minh <br />
họa cho đạt kết quả như sơ đồ dưới đây, đội nào hoàn thành trước đội đó <br />
thắng cuộc. Thời gian tối đa là 4 phút, điểm tối đa là 10 điểm.<br />
Tổ chức trò chơi:<br />
? Sau khi hoàn thành xong quá trình xâm lược Đông Dương thực dân Pháp <br />
tiến hành tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào? Học sinh trả lời, giáo <br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi <br />
11 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
viên nhận xét đánh giá và hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi luôn, giáo <br />
viên treo sơ đồ trống lên bảng và yêu cầu học sinh điền cho đúng.<br />
Tổng kết trò chơi:Giáo viên nhận xét, hoàn thiện sơ đồ và chuẩn hóa <br />
kiến thức.<br />
Ví dụ: Trò chơi điền lược đồ trống: Bài áp dụng : Bài 26: Bước phát triển <br />
mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1953 <br />
1954( Lịch sử 9)<br />
+ Mục đích trò chơi: Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng lược đồ chiến <br />
dịch biên giới thu đông(1950) một cách tốt hơn.<br />
Giáo viên chuẩn bị lược đồ biên giới thu đông trống, kí hiệu mũi tên có sẵn keo <br />
dán.<br />
Học sinh tìm hiểu lược đồ biên giới thu đông ở nhà.<br />
+ Tiến hành trò chơi: <br />
Giáo viên giới thiệu về trò chơi, lựa chọn đội chơi, chia thành 2 đội, mỗi <br />
đội chơi gồm 5 học sinh và đặt tên cho mỗi đội. Đội 1 tên tướng Pháp: <br />
Rivie, đội 2 – Võ Nguyên Giáp.<br />
Thời gian: 3 4 phút<br />
Kí hiệu để học sinh dán: ( Địch: mũi tên màu đen, Ta: mũi tên màu <br />
đỏ),đường tiến quân là mũi tên liền, đường rút quân là mũi tên đứt .Đội <br />
nào hoàn thành chính xác trước đội đó thắng, điểm tối da là 10 điểm.<br />
+ Tổ chức trò chơi: Giáo viên treo lược đồ không màu lên bảng cùng với câu <br />
hỏi.<br />
? Em hãy điền kí hiệu thích hợp lên lược đồ để miêu tả diễn biến chiến dịch <br />
biên giới thu đông 1950? Cho học sinh bắt đầu trò chơi.<br />
+ Tổng kết trò chơi: Sau khi hai đội hoàn thành giáo viên nhận xét và công bố <br />
kết quả chung cuộc.<br />
Ví dụ:Trò chơi “ Ô chữ bí mật” Bài áp dụng: Bài 27 lịch sử 8: Khởi nghĩa <br />
Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.<br />
+ Mục đích: Trò chơi này áp dụng để củng cố bài học, đồng thời tạo không <br />
khí vui chơi giảm căng thẳng trong giờ học.<br />
Giáo viên chuẩn bị ô chữ có điền sẵn vẽ trên tờ Rô ki, dung giấy dán chữ lại.<br />
Học sinh tìm hiểu và nắm bài học:<br />
+ Tiến hành trò chơi: Giáo viên giới thiệu về trò chơi, lựa chọn đội chơi, chia <br />
thành 2 đội, mỗi đội chơi gồm 6 học sinh và đặt tên cho mỗi đội. Đội 1 <br />
Phương Đông: Rivie, đội 2 –Phương Tây.<br />
Thời gian: 3 6 phút. Sau khi giáo viên gợi ý câu hỏi, hai đội giơ tay giành <br />
quyền trả lời. Mỗi hàng chữ chỉ một đội trả lời và trả lời một lần, nếu <br />
đúng được 10 điểm và giáo viên mở hàng chữ đó ra. <br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi <br />
12 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
Sau khi giáo viên đọc câu hỏi mật mã ,hai đôi đưa tay giành quyền trả lời <br />
. Nếu trả lời sai đội còn lại được quyền trả lời, mỗi đội trả lời tối đa <br />
một lần, thời gian suy nghĩ là 10 giây. Học sinh trả lời đúng mật mã <br />
được 40 điểm. Em nào hoàn thành trò chơi xuất sắc được thưởng điểm.<br />
+ Tổ chức trò chơi: Giáo viên treo bảng ô chữ đựơc che lên bảng cùng với các <br />
câu hỏi gợi ý.<br />
Mật mã lịch sử: Có 7 chữ cái: Đây là lực lượng tham gia đông nhất trong cuộc <br />
khởi nghĩa Yên Thế ( NÔNG DÂN).Nếu hai đội không trả lời được thì giáo <br />
viên cho hai đội giãi mã các câu hỏi hàng ngang<br />
1/ Ô chữ gồm có 12 chữ cái: Tên của vị thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Yên Thế?<br />
2/Ô chữ gồm 4 chữ cái: Đây là tên của đồng bào ở Hà Giang tham gia chống <br />
Pháp dưới ngọn cờ Hà QuốcThượng?<br />
3/ Ô chữ gồm 8 chữ cái: Tên tỉnh mà cuộc khởi nghĩa nổ ra?<br />
4/ Ô chữ gồm 14 chữ cái: Tên thật của Hoàng Hoa Thám?<br />
5/ Ô chữ gồm 7 chữ cái: Đây là tinh thần chiến đấu của nghĩa quân Yên Thế?<br />
6/Ô chữ gồm 11 chữ cái: Tên một nhà yêu nước tiêu biểu đã đến bắt liên lạc <br />
với nghĩa quân Yên Thế?<br />
7/ Ô chữ gồm 5 chữ cái: Đây là tên vị lãnh tụ khởi nghĩa Yên Thế giai đoạn 1?<br />
Mỗi đội trả lời câu hỏi theo gợi ý lần lượt, học sinh chọn ô hàng ngang để trả <br />
lời, không cần theo thứ tự. Giáo viên nhận xét, công bố kết qủa và hoàn thện <br />
bảng kiến thức.<br />
Đáp án: <br />
1. HOÀNG HOA THÁM<br />
2. MÔNG<br />
3. BẮC GIANG<br />
4. TRƯƠNG VĂN NGHĨA<br />
5. ANH DŨNG<br />
6. PHAN BỘI CHÂU<br />
7. ĐỀ NẮM<br />
Mật mã: NÔNG DÂN<br />
Giáo viên cần nhấn mạnh: Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào lớn nhất <br />
của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự bền bỉ, <br />
dẻo dai của phong trào nói lên tiềm năng, ý chí và sức mạnh của giai cấp <br />
nông dân Việt Nam.<br />
Quy trình nói trên là thiết kế đối với cách dạy dùng bảng phụ, dạy học <br />
không có sử dụng công nghệ thông tin chúng ta vẫn có thể áp dụng được trò <br />
chơi. Còn nếu sử dụng công nghệ thông tin trên phần mềm Powwer point và <br />
các phần mềm khác thì đơn giản và tất nhiên hiệu quả cao hơn. Hiện nay công <br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi <br />
13 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
nghệ thông tin được sử dụng ngày càng phổ biến đặc biệt là trong quá trình <br />
dạy học, đối với bản thân tôi đã sử dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy của <br />
mình trên phần mềm trong tổ chức trò chơi ô chữ rất hiệu quả, học sinh thích <br />
thú và tiết học sôi động hơn,không sinh không còn cảm thấy căng thẳng đối <br />
với bộ môn này.<br />
Ví dụ:Trò chơi “ Theo dòng lịch sử” Bài áp dụng: Tiết 43 Làm bài tập lịch <br />
sử 8 với chủ đê: Phong trào cần vương.<br />
+ Mục đích: Giúp học sinh nắm một cách khái quát về phong trào Cần Vương, <br />
đồng thời tạo cho các em không khí vừa học vừa chơi,phát triển kĩ năng phối <br />
hợp, phân tích, làm việc theo nhóm.<br />
Cho học sinh xếp thành 4 đội, mỗi đội có một thư kí.<br />
+ Tiến hành trò chơi: Chia lớp thành 4 đội và đặt tên cho mỗi đội, giáo viên <br />
phổ biến luật chơi. Thời gian: 45 phút/<br />
Phần khởi động: 50 điểm( 4 đội trả lời 5 câu hỏi, thời gian 5 giây,mỗi <br />
câu hỏi 10 điểm, mỗi đội được trả lời một lần)<br />
Phần Tăng tốc: 100 điểm( 4 đội tham gia trả lời 4 sự kiện lịch sử,thời <br />
gian trả lời mỗi sự kiện là 5,10,15 giây tương ứng với 15,10 và 5 điểm)<br />
Về đích: 50 điểm:Học sinh trả lời quan điểm của mình về chủ đề giáo <br />
viên đưa ra,thời gian là 3 phút<br />
Trò chơi cụ thể như sau:<br />
Phần Khởi động: 5 câu hỏi<br />
Câu 1: Cuộc phản công Kinh thành Huế bùng nổ vào thời gian nào?( 5/7/1885)<br />
Câu 2: Tôn Thất thuyết đã thay vua Hàm Nghi mấy lần ra chiếu Cần Vương? <br />
( 2 lần)<br />
Câu 3: Phong trào cần vương trải qua mấy giai đoạn?( 2 giai đoạn)<br />
<br />
Câu 4: Thanh Hóa có mấy cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?(2 <br />
cuộc)<br />
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong phong trào Cần <br />
vương?( Khởi nghĩa Hương Khê)<br />
Phần Tăng tốc: 5 sự kiện lịch sử<br />
Sự kiện 1: + Gợi ý 1: Tôn Thất Thuyết( 5 giây đầu tiên)<br />
+ Gợi ý 2: 5/7/1885( giây thứ 10)<br />
+ Gợi ý 3: Tân Sở( Giây thứ 15)<br />
Đáp án: Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế <br />
Sự kiện 2: + Gợi ý 1: Ba làng( Giây thứ 5)<br />
+ Gợi ý 2: Công sự (Giây thứ 10)<br />
+ Gợi ý 3: 18861887 ( Giây thứ 15)<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi <br />
14 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
Đáp án: Khởi nghĩa Ba Đình<br />
Sự kiện 3: + Gợi ý 1: Bãi sậy ( 5 giây đầu tiên)<br />
+ Gợi ý 2: Đinh Gia Quế , Nguyễn Thiện Thuật( giây thứ 10)<br />
+ Gợi ý 3: 18831892 ( Giây thứ 15)<br />
Đáp án: Khởi nghĩa Bãi Sậy<br />
Sự kiện 4: + Gợi ý 1: 15 thứ quân( 5 giây đầu tiên)<br />
+ Gợi ý 2: Ngàn Trươi( giây thứ 10)<br />
+ Gợi ý 3: Phan Đình Phùng( Giây thứ 15)<br />
Đáp án: Khởi nghĩa Hương khê<br />
Sự kiện 5: + Gợi ý 1: Tôn Thất Thuyết( 5 giây đầu tiên)<br />
+ Gợi ý 2: Tân sở ( giây thứ 10)<br />
+ Gợi ý 3: 13/7/1885( Giây thứ 15)<br />
Đáp án: Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra“ Chiếu Cần <br />
Vương”<br />
PhầnVề đích: 50 điểm<br />
? Tại sao phong trào Cần Vương thất bại? Phong trào để lại ý nghĩa gì?<br />
Cuối cùng giáo viên tổng kết, nhận xét, rút kinh nghiệm<br />
*Trò ch<br />
ơi “ Ai là người nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử nhiều nhất” : <br />
Trò chơi này có thể áp dụng trong chương trình ngoại khóa lớp 9 học kì II. Sử <br />
dụng trò chơi nàynhằm củng cố hệ thống kiến thức trong học kì II, đồng thời <br />
giúp các em có một không khí thoải mái, thân thiện trong giờ học ngoài trời. <br />
Giáo viên nên chọn thời gian thích hợp để tổ chức . Giáo viên cần chuẩn bị hệ <br />
thống câu hỏi, đáp án, đồng hồ tính thời gian. Giáo viên nên bố trí chỗ ngồi cho <br />
học sinh hợp lí. Học sinh chuẩn bị bảng viết và bút lông.<br />
+ Tổ chức trò chơi: Giáo viên giới thiệu về trò chơi, lựa chọn đội chơi, chọn <br />
đội chơi cả lớp hoặc cả khối.<br />
Trò chơi gồm 10 câu hỏi, học sinh được bố trí ngồi theo hình ô vuông, giáo viên <br />
bố trí đồng nghiệp giám sát trò chơi. Em nào trả lời đúng thì tiếp tục ngồi lại <br />
chơi, em nào sai bị loại khỏi cuộc chơi, cứ như vậy đến khi học sinh trả lời <br />
câu thứ 10 sẽ là người chiến thắng.<br />
+ Tiến hành: Giáo viên đọc câu hỏi xong, học sinh trả lời bằng cách viết vào <br />
bảng của mình, khi tín hiệu báo hết thời gian học sinh giơ bảng lên.<br />
Câu 1: Ai là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam?<br />
Đáp án: Nguyễn Ái Quốc<br />
Câu 2: Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độ lập ở đâu?<br />
Đáp án: Quảng trường Ba Đình<br />
Câu 3: Kế hoạch Na Va được chia thành mấy bước?<br />
Đáp án: 2 bước<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi <br />
15 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
Câu 4:Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra năm nào?<br />
Đáp án: Năm 1954<br />
Câu 5: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết mậu thân diễn ra năm nào?<br />
Đáp án: Năm 1968<br />
Câu 6: Chiến dịch nào kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?<br />
Đáp án: Chiến dịch Hồ Chí Minh.<br />
Câu 7: Tên “Nước Cộng hòa xã hội chủ Việt Nam” chính thức từ năm <br />
nào?<br />
Đáp án:Năm 1976<br />
Câu 8: Ai là chủ tịch nước ta sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu <br />
nước thắng lợi?<br />
Đáp án:Tôn Đức Thắng<br />
Câu 9: Đế quốc Mỹ đã tiến hành bao nhiêu “chiến lược chiến tranh” ở <br />
Việt nam?<br />
Đáp án: 3 chiến lược:Chiến tranh đặc biệt,chiến tranh cục bộ, việt nam hóa <br />
chiến tranh.<br />
Câu 10: Nêu tên các đời tổng thống có dính líu trực tiếp đến chiến tranh <br />
Việt nam?<br />
Đáp án:Ai sen hao,Ken nơ di, Giôn Xơn, Ních Xơn,Pho.<br />
Tùy theo trình độ học sinh mà giáo viên biên soạn câu hỏi cho phù hợp, nếu học <br />
sinh bị loại sớm thì giáo viên có thể cứu trợ để học sinh quay lại tiếp tục trò <br />
chơi. <br />
Cuối cùng giáo viên tổ chức trò chơi.<br />
*Trò chơi “ Tìm hiểu nhân vật lịch sử”trò chơi này có thể áp dụngcho tiết <br />
bài tập hoặc chương trình ngoại khóa lớp 8 ở học kì II.<br />
+ Mục đích: Giúp học sinh khắc sâu những nhân vật lịch sử tiêu biểu của Việt <br />
Nam cuối thế kỉ XIX đầu XX, từ đó bồi dưỡng cho các em long biết ơn với <br />
những anh hùng có công với đất nước, với dân tộc. Đồng thời tạo cho học sinh <br />
có được không khí thoải mái vui chơi trong học tập.<br />
Giáo viên dùng máy chiếu trên phần mềm Powerpoint để thiết kế trò chơi.<br />
Học sinh chuẩn bị kĩ nội dung bài, mỗi đội chuẩn bị một chiếc bảng nhỏ để <br />
ghi đáp án. Giáo viên cử mỗi đội một đội trưởng và một thư kí. Xếp đội hình <br />
theo hình chữ U.<br />
+ Tiến hành trò chơi: Giáo viên giới thiệu về trò chơi, lựa chọn đội chơi, <br />
chọn 5 đội và đặt tên cho đội chơi.<br />
Thời gian: 60 phút<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên: Nguyễn Thị Tài THCS Nguyễn Trãi <br />
16 <br />
Tạo hứng thú cho học sinh qua việc tổ chức trò chơi trong giờ học Lịch sử đối với học sinh <br />
khối 8, 9 tại trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi.<br />
<br />
Phần 1: Nhìn hình ảnh đoán tên nhân vật( 100 điểm, bao gồm 10 nhân <br />
vật, học sinh đoán đúng tên một nhân vật được 10 điểm, thời gian là 5 <br />
giây, mỗi đội trả lời một lần, ghi câu trả lời trên bảng)<br />
Phần 2: Tìm hiểu thân thế nhân vật lịch sử( 200 điểm) Giáo viên chọn 5 <br />
nhân vật tiêu biểu để học sinh trả lời, mỗi nhân vật sẽ có 4 câu hỏi, mỗi <br />
câu hỏi trả lời đúng được 10 điểm, thời gian là 5 giây.<br />
Phần 3: Công lao của nhân vật lịch sử: (250 điểm) Giáo viên cho 5 đội <br />
lên bốc thăm nhân vật mình sẽ trả lời, học sinh thảo luận để đánh giá <br />
công lao của nhân vật lịch sử mình chọn, thời gian là 3 phút, sau đó các <br />
đội trả lời lần lượt, nếu trả lời đúng được 50 điểm<br />
+ Giáo viên tổ chức trò chơi:<br />
Ví dụ cụ thể như sau:<br />
Phần 1: Hình ảnh: Giáo viên cho hình ảnh hiện lên màn hình, với câu hỏi:<br />
Đây là nhân vật lịch sử nào? Cứ lần lượt cho học sinh quan sát 10 nhân vật <br />
(Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, Phạm Bành, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình <br />
Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Phan Châu Trinh, <br />
Nguyễn Ái Quốc) cho học sinh trả lời.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhân vật số 1