intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Tổ chức trò chơi trong môn Luyện từ và câu lớp 2”

Chia sẻ: Trần Thị Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là Tổng hợp lại những biện pháp mình đã làm để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân. Giúp đồng nghiệp tìm ra cách tổ chức các tiết học nhẹ nhàng đạt hiệu quả cao. Giúp học sinh nâng cao tính tích cực, tự giác, sáng tạo trong các hoạt động học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Tổ chức trò chơi trong môn Luyện từ và câu lớp 2”

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN THANH XUÂN MàSKKN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI  TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2 Môn: Tiếng Việt Cấp học: Tiểu học Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hà Trường Tiểu học Khương Mai Chức vụ: Giáo viên
  2. Năm học 2018 ­ 2019 MỤC LỤC  A.ĐẶT VẤN ĐỀ                                                                                                      ..................................................................................................      1     1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm                                                     20     2. Bài học kinh nghiệm                                                                             20     3. Khuyến nghị                                                                                         21
  3. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 A.ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài Việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường là một trong   những việc làm quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho  đất nước. Chính vì vậy, trên bục giảng có nhiều giáo viên trăn trở, suy tư,   chưa hài lòng với chất lượng giờ  dạy nên đã miệt  mài nghiên cứu, tìm tòi  những sáng kiến mới, những kinh nghiệm  hay nhằm đổi mới phương pháp   dạy học cho phù hợp với đặc thù của môn học và phù hợp với nhận thức của   học sinh, giúp các em học tập một cách tự  giác, nhẹ  nhàng, tự  nhiên mà lại  hiệu quả. Đây là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nói  chung và bậc tiểu học nói riêng.  Qua thực tế giảng dạy lớp 2 nói chung và ở môn Tiếng Việt 2 nói riêng,   tôi nhận thấy rằng: sách giáo khoa Tiếng Việt 2 giúp học sinh hình thành kĩ  năng sử dụng tiếng Việt (nghe ­ nói ­ đọc ­ viết), kĩ năng thực hành giao tiếp   cụ  thể. Nội dung sách giáo khoa tinh giản, tích hợp các kiến thức thiết thực  mang tính cập nhật, phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học trong   thời đại mới  hiện nay.         Tuy nhiên qua những lần hội giảng ở trường, bản thân tôi nhận thấy các  hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ học Luyện từ và câu còn đơn  điệu. Một số  giáo viên tổ  chức dạy theo vở bài tập từ  đầu đến cuối. Tức là  hướng dẫn học sinh lần lượt làm các bài tập  ở  vở  theo trình tự  và hình thức  như nhau (chủ yếu là làm việc cá nhân) khiến cho tiết học trở nên nhàm chán  không cuốn hút, học sinh tiếp thu không hiệu quả  và các em học sinh chưa   tích cực trong việc học tập.         Cũng có nhiều giáo viên đã biết thay đổi các hình thức cá nhân, nhóm, lớp  cho các bài tập trong một tiết dạy nhưng nhìn chung việc vận dụng chưa đem  lại hiệu quả cao.         Đối với dạy Luyện từ và câu, nhiều giáo viên chưa tạo cho học sinh sự  chủ  động,  tích cực trong việc huy động các kiến thức và kinh nghiệm sử  dụng tiếng mẹ đẻ  vào việc chiếm lĩnh kiến thức mới của bài học khiến giờ  học trở nên  nặng nề.    Sở  dĩ có tình trạng trên là do bản thân cũng như   một vài đồng chí giáo   viên chưa thấy hết ý nghĩa và tầm quan trọng của giờ học Luyện từ và câu. - 1/21 -
  4. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2    Đầu năm học, khi mới nhận lớp, tôi nhận thấy các em học sinh lớp 2 đa  số có vốn sống còn ít, vốn hiểu biết về Tiếng Việt còn rất sơ sài, chưa định  rõ trong giao tiếp, viết câu còn cụt lủn hoặc câu có thể có đủ ý nhưng chưa có  hình  ảnh. Các từ  ngữ  được dùng về  nghĩa còn chưa rõ ràng. Việc trình bày,  diễn  đạt ý của các em còn ở  mức độ  rất sơ  lược. Mặt khác, do thực tế  học  sinh mới được làm quen với phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2 nên học sinh  còn nhiều bỡ ngỡ, chưa có phương pháp học tập bộ  môn một cách khoa học   và hợp lý.            Muốn nói hay viết tốt đều phải dùng từ. Từ  là vật liệu để  cấu thành  ngôn ngữ. Hiểu được nghĩa của từ đã khó, còn phải biết dùng từ như thế nào  cho hợp văn cảnh, đúng ngữ  pháp còn khó hơn. Nhưng với học sinh lớp 2,  vốn từ  của các em còn rất hạn chế, việc tìm hiểu và sử  dụng từ  còn lúng  túng, gặp rất nhiều khó khăn cần phải được bổ sung và phát triển để đáp ứng  nhu cầu học tập và giao tiếp. Cho nên không thể  không coi trọng việc dạy   phân môn Luyện từ và câu, đặt nền móng cho việc tiếp thu tốt các môn học  khác ở các lớp học trên, đặc biệt là môn Tập làm văn. Để  dạy học luyện từ  và câu  ở  lớp 2 có hiệu quả, không những đòi hỏi  người thầy phải biết cách khai thác từ  ngữ  qua vốn sống của trẻ  nhằm xây   dựng hệ thống kiến thức trên cơ sở khai thác qua các câu có từ thuộc chủ đề  nhằm bổ sung, củng cố, khắc sâu hệ thống kiến thức cho trẻ. Ngoài ra người   giáo viên phải biết phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp đặc trưng  của môn học như  phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận nhóm, hỏi   đáp theo cặp, đặc biệt là tổ chức trò chơi để học sinh được thực sự tham gia  xử  lí các tình huống có vấn đề, lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ  nhàng, tự  nhiên, hiệu quả. Những điều này thực sự  đã giúp học sinh tỏ  ra hứng thú và   tiếp thu tốt hơn so với cách dạy truyền thống thông thường.   Cùng với mục tiêu của Giáo dục Tiểu học đã đề ra, đó là “lấy học sinh   làm trung tâm”, yêu cầu đặt người học làm trung tâm của quá trình dạy – học,  giúp cho học sinh chủ động tiếp cận kiến thức, cũng như tự chiếm lĩnh kiến   thức cho mình, không còn tình trạng thụ  động tiếp thu kiến thức từ  thầy cô  nhằm phát triển khả năng tư duy, sự tự chủ và sáng tạo của học sinh. Nhưng   để làm được điều đó, người giáo viên cần tạo cho học sinh của mình sự hứng  thú trong việc học tập, từ đó khơi dậy sự  ham mê tìm hiểu và yêu thích đối  với môn học.    Đặc biệt, theo Thông tư 30/2014 và Thông tư 22/2016 của Bộ giáo dục  và Đào tạo trong việc đánh giá học sinh Tiểu học nhằm giúp giáo viên đổi   - 2/21 -
  5. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 mới phương pháp dạy học, thay đổi các hình thức dạy học đã đi theo lối mòn,  cùng hoạt động và trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn  dạy học để kịp thời phát hiện những cố gắng của học sinh và động viên khích  lệ các em trong quá trình học tập nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục.   Từ  những ý nghĩa đó, tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Tổ  chức trò  chơi trong môn Luyện từ  và câu lớp 2” nhằm chia sẻ  những kinh nghiệm  nhỏ của mình cho đồng nghiệp. 2.Mục đích nghiên cứu. ­ Tổng hợp lại những biện pháp mình đã làm để  chọn lọc và đúc kết thành   kinh nghiệm của bản thân. ­ Giúp đồng nghiệp tìm ra cách tổ  chức các tiết học nhẹ nhàng đạt hiệu quả  cao. ­ Giúp học sinh nâng cao tính tích cực, tự  giác, sáng tạo trong các hoạt động   học tập. 3.Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm. ­ Học sinh lớp 2E 4.Phương pháp nghiên cứu. ­ Phương pháp hỏi đáp. ­ Phương pháp đàm thoại. ­ Phương pháp quan sát…. 5.Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. ­ Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 9/2018, kết thúc tháng 3//2019. - 3/21 -
  6. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÍ LUẬN  1. Căn cứ vào mục tiêu của môn học, cấp học. Tiếng Việt thể hiện mục tiêu giáo dục xuyên suốt của môn học là hình  thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt. Cung cấp cho  học sinh những kiến thức sơ giản, bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình  thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt. Tiếng Việt còn có nhiệm vụ hình thành và phát triển 4 kĩ năng (nghe, nói,  đọc, viết) trang bị kiến thức văn học và nhiều kiến thức kĩ năng khác. Học  sinh được hướng dẫn để bước đầu khám phá vẻ  đẹp và ý nghĩa các hình  tượng văn học, đặt nền móng cho sự phát triển năng lực cảm thụ văn học và  tư tưởng, tình cảm, nhân cách của các em. Tiếng Việt còn giúp các em tiếp  thu kiến thức các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Thông qua các môn học, giúp các em chủ động được ngôn ngữ trong giao  tiếp một cách mạnh dạn, tự tin. Từ đó vốn từ của các em phong phú hơn. Các  em có nắm chắc được nghĩa của từ thì các em mới trình bày đúng suy nghĩ, ý  tưởng, tình cảm của mình. Vì lẽ đó, ở bậc tiểu học từ ngữ không chỉ có dạy  và học ở phân môn Luyện từ và câu mà còn ở tất cả các phân môn khác của  môn Tiếng Việt và các môn học khác.  2. Căn cứ vào việc dạy Tiếng Việt theo các quan điểm.  a. Quan điểm giao tiếp. Giao tiếp là hoạt đông trao đổi tư  tưởng, tình cảm, cảm xúc,…nhằm   thiết lập quan hệ, sự hiểu biết hoặc sự cộng tác giữa các thành viên trong xã   - 4/21 -
  7. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 hội. Người ta giao tiếp với nhau bằng nhiều phương tiện, phương ti ện thông  thường và quan trọng nhất là ngôn ngữ.  b.Quan điểm tích hợp. Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 biên soạn có nhiệm vụ  thể  hiện và tạo   điều kiện để  thầy và trò thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của  người học, trong đó thầy đóng vai trò tổ  chức các hoạt động của học sinh,   mỗi học sinh đều được hoạt động, bộc lộ mình và được phát triển.  c. Quan điểm tích hợp. Tích hợp có nghĩa là tổng hợp một tiết học hay một bài tập, nhiều mảng   kiến thức và kĩ năng liên quan đến nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục   và tiết kiệm thời gian cho người học. Căn cứ vào nội dung và phương pháp dạy môn Tiếng Việt. Nội dung và phương pháp dạy học bao giờ  cũng gắn bó với nhau. Mỗi nội   dung đòi hỏi một phương pháp thích hợp. Các kĩ năng giao tiếp không thể  hình thành và phát triển bằng con đường thụ động. Muốn phát triển những kĩ  năng này học sinh phải được hoạt động trong môi trường giao tiếp dưới sự  hướng dẫn của thầy. Các kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, tự  nhiên   và xã hội có thể  tiếp thu qua lời giảng, nhưng học sinh chỉ  làm chủ  được  những kiến thức này khi các em chiếm lĩnh chúng bằng chính hoạt động có ý  thức của mình. Cũng như vậy, những tư tưởng, tình cảm và nhân cách tốt đẹp   chỉ  có thể  hình thành chắc chắn hông qua sự  rèn luyện trong thực tế. Đây  chính là phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học. Căn cứ vào nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở bậc tiểu học nói chung và lớp 2  nói riêng là làm giàu vốn từ cho học sinh và  phát triển năng lực dùng từ đặt  câu cho các em. Ngoài ra phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh  một số kiến thức về từ và câu cơ bản, sơ giản, cần thiết và vừa sức với các  em. Luyện từ và câu trang bị cho các em những hiểu biết về cấu trúc của từ,  câu, quy luật hành chức của chúng. Cụ thể đó là các kiến thức về cấu tạo từ,  nghĩa của từ, các lớp từ, từ loại, các kiến thức về câu như cấu tạo câu, các  kiểu câu, dấu câu, các quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản đều sử dụng  trong giao tiếp. Ngoài các nhiệm vụ chuyên biệt trên, Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ  luyện tư duy, giáo dục thẩm mĩ và luyện tập sử dụng từ cho học sinh. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - 5/21 -
  8. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 Với những lí do trên, cùng với những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở  của   người giáo viên đứng lớp, tôi mạnh dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài  liệu hướng dẫn, thực tế kinh nghiệm giảng dạy trên lớp, trao đổi chuyên môn  cùng đồng nghiệp để  tìm ra những hoạt động trò chơi cho học sinh phù hợp   với từng kiểu bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh trong lớp. Tôi xin được đi sâu vào việc nghiên cứu tổ chức trò chơi cho học sinh lớp  2 ở một số kiểu bài đặc trưng trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2. 1. Trò chơi: Ghép nhanh tên sự vật A. Mục đích: ­ Ghép nhanh được từ với đồ vật hoặc hình vẽ tương ứng. ­ Có biểu tượng cụ thể về nghĩa của từ. B. Chuẩn bị: ­ 2 bộ đồ  dùng để  chơi, mỗi bộ gồm một số đồ  vật thật hoặc tranh ảnh đại   diện cho nghĩa của từ được nêu trong sách giáo khoa, các thẻ từ ghi tên các đồ  vật(tranh ảnh). VD: Tranh bài tập 1(tuần 3 ­ T26); bài tập 2(tuần 7­T59); bài tập 3(tuần 16 ­ T134) trong sách giáo khoa TV2 tập 1; bài tập   1(tuần 22­T35)…Một số  mảnh bìa ghi từng từ tương ứng với từng đồ vật hoặc tranh ảnh để dán hoặc   gài. ­ Giáo viên(cử 1 học sinh) làm trọng tài để đánh giá kết quả. C. Cách tiến hành: ­ Chơi theo từng cặp 2 học sinh hoặc 2 nhóm học sinh (mỗi nhóm 2­ 4 em). ­ Các đồ  vật hoặc tranh  ảnh đã được sắp xếp hoặc treo thành 2 nhóm. Mỗi  học sinh (mỗi nhóm) tham gia trò chơi  được phát 1 bộ  thẻ từ  ghi tên các đồ  vật (tranh  ảnh). Học sinh của nhóm nào dán hoặc gài đúng và nhanh nhất tên  các đồ vật hoặc tranh thích hợp thì thắng cuộc. * Chú ý: Trò chơi có thể vận dụng vào các bài: VD: Dán nhãn cho đồ dùng học tập (tuần 6  – tr 52); Đồ dùng trong nhà (tuần  11, 13 – tr 90, 108) TV 2 tập 1. Các con vật nuôi (tuần 21, 22 T27, 35); các loài  thú (tuần 23, 24 ­ tr45, 55); các loài cá (tuần 25, 26 – tr 64, 73); Các loài cây  (tuần 28, 29 – tr 95); những người có nghề nghiệp khác nhau (tuần 33, 34 – tr  129; 137) sách TV2 tập 2 - 6/21 -
  9. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 D. Hiệu quả: Sau khi chơi trò chơi này, học sinh nắm được biểu tượng cụ  thể  về  nghĩa của các từ, giúp phản  ứng nhanh nhạy và phát triển khả  năng   quan sát, đánh giá sự việc.  2. Trò chơi: Tìm nhanh từ cùng chủ đề A. Mục đích: ­ Mở rộng vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh. ­ Rèn tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh. B. Chuẩn bị:  ­ Bảng phụ hoặc giấy nháp. C. Cách tiến hành:  ­ Trò chơi có từ 2­ 4 nhóm, mỗi nhóm có từ 3­ 4 học sinh tham gia. ­ Sau khi giải nghĩa từ ngữ được dùng để gọi tên chủ đề. (VD: Đồ  dùng học tập là những dụng cụ  của cá nhân dùng để  học tập; vật   nuôi là những con vật nuôi trong nhà…). Giáo viên (người dẫn trò) nêu yêu   cầu:  + Hãy kể  ra những từ  gọi tên đồ  dùng học tập (hoặc những từ  nói về  tình  cảm gia đình…).  + Từng nhóm ghi lại những từ đó vào bảng phụ (đã được chia theo số lượng  nhóm), hoặc ghi vào giấy nháp để đọc lên. Thời gian viết khoảng 2­ 3 phút.  + Mỗi từ  viết đúng được tính 1 điểm; mỗi từ  viết sai bị  trừ  1 điểm; nhóm   nào có số điểm cao nhất sẽ xếp thứ nhất, các nhóm khác dựa theo số điểm để  xếp thứ hai, ba, bốn, ... *Chú ý: Trò chơi  này có thể được sử dụng ở các bài Luyện từ và câu: ­ Trong sách giáo khoa TV 2, tập 1:  + Kể tên các môn em học ở lớp 2 (tuần 7, T59).  + Hãy kể tên những việc em đã làm ở nhà giúp cha mẹ (tuần 13, T108).  + Tìm những từ chỉ đặc điểm của người và vật (tuần 15, T122).   + Viết tên các con vật trong tranh (tuần 16, T134). ­ Trong sách giáo khoa TV 2, tập 2:  + Nói tên các loài chim trong tranh (tuần 22, T35).  + Tìm các từ ngữ có tiếng "biển" (tuần 25, T 64).  + Kể tên các con vật sống ở dưới nước (tuần 26, T74).  + Kể tên các loài cây (tuần 28, T87)  + Tìm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp (tuần 33 T129) - 7/21 -
  10. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 D. Hiệu quả: Học sinh rất hứng thú khi chơi trò chơi này, các em đều hoạt   bát nhanh nhẹn hơn, phát huy được khả năng liên tưởng, so sánh không chỉ ở  phân môn Luyện từ và câu mà còn ở các phân môn khác của môn Tiếng Việt. *Tôi đã vận dụng cho học sinh  Tìm những từ  chỉ  đặc điểm của người và  vật(tuần 15, T122) qua hình thức đưa 4 bức tranh cho học sinh quan sát sau đó  các em thảo luận theo nhóm ba để  trả  lời các câu hỏi tương  ứng với mỗi  tranh rồi cử đại diện 2 nhóm(mỗi nhóm khoảng 5HS) lên ghi các ý trả lời vào  dưới mỗi câu hỏi( như bài đã trình bày) nhóm nào ghi được nhiều ý trả lời và   đúng là nhóm chiến thắng.  * Còn  ở  bài  Tìm các từ  ngữ  có tiếng "biển" (tuần 25, T64) tôi tổ  chức cho  học sinh thi tìm các tiếng ghép với tiếng “biển” để  tạo thành từ  sau đó gọi   đại diện 2 nhóm lên bảng( mỗi nhóm 5 học sinh)lên viết trên bảng lớp theo  mẫu:             Nhóm 1                                           Nhóm 2 ………….                      ……….          ………...                   …………. ………….       biển        ……….          ………...       biển      …………. ................                      ……….          ………..                     ………… 3. Trò chơi: Tìm nhanh từ đồng nghĩa A. Mục đích: ­ Nhận biết nhanh các từ ngữ đồng nghĩa, làm giàu vốn từ của học sinh. ­ Luyện trí thông minh, nhanh mắt, nhanh tay. - 8/21 -
  11. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 B. Chuẩn bị:  ­ Từ  2 đến 4 bộ  quân bài có nội dung như  nhau nhưng khác màu để  khỏi bị  lẫn (xanh, đỏ, vàng…) tương tự quân bài trong cỗ tam cúc. Mỗi bộ có 10 hoặc   12 quân bài đã ghi sẵn các từ. ­ Một bộ  quân bài dành cho người cầm cái (trọng tài) khác màu với các bộ  quân bài của người chơi. Trên mỗi quân bài này có ghi từng từ đồng nghĩa với   từ được ghi trên quân bài của người chơi. ­ Mỗi quân bài này đều được ghi từ  ở  cả  hai đầu để  người chơi dễ  nhìn khi  cầm bài trên tay.      Học tập Siêng năng                                                                C. Cách tiến hành: ­ Từ  hai đến 4 người chơi.  Mỗi người có 1 bộ  quân bài như  nhau (10, 12  quân). ­ Trọng tài lật 1 quân trong bộ bài của mình (có từ đồng nghĩa với từ trong bộ  bài của người chơi). ­ Những người chơi phải chọn thật nhanh quân bài của mình có từ đồng nghĩa  với quân bài của trọng tài để đánh ra. ­ Trọng tài công nhận quân bài đánh ra là từ  đồng nghĩa thì người đánh quân   bài đó sẽ  được ''ăn''; nếu sai thì người đánh quân bài đúng tiếp theo sẽ  được  ''ăn''. ­ Trường hợp 2, 3 người cùng ra quân bài đúng thì cùng được ''ăn''. ­ Đánh hết bộ  quân bài, ai có số  lượng quân bài được ''ăn'' nhiều nhất sẽ  thắng cuộc. Như  vậy, người thắng là người nhận ra nhanh, đúng từ  đồng  nghĩa. * Chú ý: Các cặp từ  đồng nghĩa nói về  chủ  đề  học tập dùng làm bộ  bài để  chơi và bộ bài để cầm cái: Học hành ­ học tập; siêng năng ­ chăm chỉ; vui vẻ ­  phấn khởi; bài tập ­ bài vở; chăm chú ­ chú ý… D. Hiệu quả:  Sau trò chơi, học sinh nắm rõ hơn về  từ  đồng nghĩa, có khả  năng tìm được từ  đồng nghĩa chính xác. Các em đều nhanh nhẹn và hoạt bát   hơn trong học tập. - 9/21 -
  12. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 4. Trò chơi: Tìm ''Kẻ trú ẩn'' A. Mục đích:  ­ Mở rộng vốn từ, tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh. ­ Luyện kỹ năng quan sát tinh, óc tưởng tượng, liên tưởng giỏi B. Chuẩn bị: ­ Phóng to tranh có trong hai bài luyện từ và câu ở tuần 6 (T52); tuần 11(T90)   – sách giáo khoa TV 2 tập 1. 3. Tìm các đồ dùng học tập ẩn trong tranh sau. Cho biết mỗi đồ vật ấy được  dùng để làm gì? ­ Mỗi nhóm chơi (4; 5 học sinh) cần chuẩn bị giấy, bút (ghi sẵn tên nhóm vào  giấy khổ to đã chuẩn bị. VD: nhóm Mực tím; nhóm Tuổi thơ…) ­ Băng dính hoặc hồ dán. C. Cách tiến hành: ­ Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh (gọi là kẻ trú   ẩn) rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị. Trong khoảng 3 phút, nhóm nào tìm được đủ  số lượng đồ vật ( tìm hết được những kẻ trú ẩn) là nhóm đạt giải nhất. - 10/21 -
  13. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ­ Các nhóm chơi cùng quan sát bức tranh do giáo viên đưa ra (hoặc trong sách  giáo khoa TV 2) ghi lại các từ gọi tên các đồ vật đã quan sát được và số lượng  mỗi loại đồ vật đó vào giấy khổ to có ghi tên nhóm (thời gian 3 phút). ­  Hết thời gian, các nhóm lên đính tờ  giấy ghi kết quả  lên bảng. Giáo viên  hướng dẫn cả lớp hô ''đúng'' (hoặc ''sai'', hoặc ''thiếu'') giáo viên trợ giúp việc   xác nhận kết quả của từng nhóm. ­ Khi các nhóm đọc xong kết quả, giáo viên cùng cả lớp dựa vào số lượng đồ  vật tìm được để  xếp giải nhất, nhì, ba (có thể  xếp đồng giải nhất, nhì, ba  hoặc yêu cầu trả lời thêm câu hỏi phụ để phân rõ thứ hạng). * Chú ý: Trò chơi này áp dụng cho bài tập 3 tiết Luyện từ và câu tuần 6­ T52;  bài tập 1 tiết Luyện từ và câu tuần 11­ T 90. D. Hiệu quả: Trò chơi giúp các em rèn khả  năng quan sát, nhanh tay nhanh  mắt, đồng thời cũng giúp cho các em mở rộng thêm vốn từ của mỉnh. 5. Trò chơi: Thi ghép tiếng thành từ A. Mục đích: ­ Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng. ­ Rèn khả năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị: ­ Dựa theo bài tập 1, tiết luyện từ và câu tuần 12 ( sách giáo khoa TV 2 tập 1­  T99) giáo viên làm các bộ quân bài ghi tiếng ( đủ cho số nhóm học sinh tham  gia thi); mỗi bộ quân bài có kích thước khoảng 5cm  x 15cm. Mỗi bộ gồm 24   quân ghi các tiếng sau: yêu (8 quân); thương (4 quân); quý (3 quân); mến (6  quân); kính (3 quân). ­ Băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng thành một từ (2 tiếng). C. Cách tiến hành: ­ Căn cứ vào số bộ quân bài đã chuẩn bị, giáo viên lập các nhóm thi ghép tiếng  thành từ (mỗi nhóm khoảng 4; 5 học sinh ), cử nhóm trưởng điều hành và vào  ban giám khảo. VD: Có 4 bộ quân bài ­ lập 4 nhóm thi ­ cử  4 nhóm trưởng tham gia vào ban  giám khảo cùng với giáo viên . ­ Giáo viên nêu yêu cầu: ­ Mỗi nhóm có 1 bộ  quân bài ghi các tiếng dùng để  ghép thành các từ  có 2   tiếng, các nhóm dùng bộ  quân bài để  ghép từ  (xếp lên mặt bàn, hoặc dùng  băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng lại để thành 1 từ). - 11/21 -
  14. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ­ Sau khoảng 5 phút, các nhóm dừng lại; ban giám khảo (giáo viên cùng các  nhóm trưởng) lần lượt đi đến từng nhóm để ghi kết quả và cho điểm (cứ xếp  được 1 từ đúng, được 1 điểm). ­ Giáo viên trao các bộ bài cho các nhóm thi ghép từ; phát lệnh ''bắt đầu'' cho   các nhóm làm bài. Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép từ theo nội dung bộ  bài đã chuẩn bị (mục B) như sau: ­ Ghép đúng, đủ  10 từ  (mỗi từ  có 2 tiếng) VD: yêu thương, thương yêu, yêu  mến, mến yêu, kính yêu, yêu quý, thương mến, mến thương, quý mến, kính  mến. ­ Ghép đúng mỗi từ được 1 điểm; đúng cả 10 từ được 10 điểm. ­ Dựa vào điểm số, ban giám ‘khảo xếp giải nhất, nhì, ba, (hoặc đồng giải  nhất, nhì, ba). D. Hiệu quả:    Sau trò chơi, học sinh đã mở  rộng được vốn từ  nói về  tình  cảm giữa bạn bè và người thân trong gia đình để chuẩn bị cho phân môn Tập   làm văn. 6. Trò chơi: Đoán từ A. Mục đích: ­ Rèn kỹ năng đoán nhanh 1 từ khi biết nghĩa hoặc một số dấu hiệu hình thức  của từ đó. ­ Củng cố về nghĩa của từ và mở rộng vốn từ ngữ cho học sinh . B. Chuẩn bị: ­ Một số câu đố về từ, ghi sẵn vào các phiếu. VD: ­ Viên màu trắng dùng để viết lên bảng (Là gì?)         ­                Có sắc để uống hoặc tiêm                    Thay sắc bằng nặng là em nhớ bài (Là từ gì?)         ­  Nơi em đến học hàng ngày (Là gì?)         ­               Còn sắc thì để nấu canh                 Đến khi mất sắc theo anh học trò. (Là từ gì?)         ­               Bóng gì treo ở trên cao                 Đem bao ánh sáng tràn vào phòng em. (Là gì?) ­ Mỗi phiếu ghi 1 câu đó, theo thứ  tự  1, 2, 3… làm các bộ  phiếu giống  nhau đủ cho số nhóm chơi (mỗi lần chơi chỉ nên 5 phiếu/1 nhóm  x  4 nhóm). ­ Giấy khổ  to (hoặc bảng phụ) viết sẵn kết quả  các từ  (ghi theo số  thứ  tự  trong phiếu câu đố). - 12/21 -
  15. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ­ Mỗi nhóm có đủ giấy bút để ghi kết quả. ­ Giáo viên cùng 2; 3 học sinh (không tham gia chơi) làm trọng tài, ghi điểm   của 1 nhóm tham gia chơi. C. Cách tiến hành: ­ Giáo viên lập 4 nhóm chơi (mỗi nhóm 4; 5 học sinh) nêu yêu cầu: ­ Sau khi nhận 1 bộ phiếu ghi các câu đố về từ, các nhóm thảo luận với nhau   để giải câu đố, tìm từ và ghi kết quả vào tờ  giấy của nhóm (nhớ  ghi từ theo   đúng số thứ tự trên phiếu) ­ Hết 3 phút, các nhóm dừng lại, lần lượt đọc kết quả  để  tổ  trọng tài đánh  giá, cho điểm (mỗi từ tìm đúng được 2 điểm). ­ Giáo viên phát cho mỗi nhóm 1 bộ phiếu và phát lệnh ''bắt đầu'' để các nhóm  bắt đầu chơi. Hết thời gian quy định, tổ  trọng tài bắt đầu đánh giá kết quả  của từng nhóm bằng cách: ­ Dán tờ  giấy khổ  to (hoặc đưa bảng phụ) ghi kết quả  giải đáp các từ  theo   đúng thứ tự ghi trên từng phiếu câu đố. ­ Lần lượt đọc và đối chiếu kết quả  của từng nhóm với giải đáp từ  đã ghi  trên bảng (giấy); cho điểm theo quy định. ­ So sánh điểm số của các nhóm để xếp loại nhất nhì… D. Hiệu quả: Trò chơi đã giúp học sinh nắm rõ hơn về nghĩa của từ qua các   câu đố về một số đặc điểm, hình thức của từ đó; tạo cho các em sự thích thú,  kích thích trí tò mò, ham tìm hiểu khi tham gia giải đố.  7. Trò chơi: Xếp từ theo nhóm A. Mục đích:  ­ Nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra những điểm giống nhau của sự vật   mà từ gọi tên. ­ Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh của đối tượng. B. Chuẩn bị:  ­ Làm các thẻ quân bài trên mỗi thẻ ghi một từ cần phân nhóm. VD: Chia các từ sau thành 2 nhóm:  +Ngô, khoai, bắp cải, bí. + Ngô, lúa, su su, sắn, mướp. ­ Số  lượng người chơi là 2 nhóm chơi; mỗi người chơi đều có bút để  đánh   dấu. C. Cách tiến hành: - 13/21 -
  16. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ­ Giáo viên phát cho mỗi người (nhóm) chơi một bộ  bài hoặc một bảng từ,  nêu luật chơi.  VD: Dựa vào những đặc điểm của các loại cây được gọi tên trong bộ  bài  (bảng từ) hãy sắp xếp các từ trong bộ bài thành 2 nhóm ­ Mỗi người (nhóm) chơi cầm bảng từ hoặc bày các quân bài ra, đọc một lượt  các từ  rồi dựa đặc điểm giống nhau của sự  vật, hành động… (cũng là nghĩa  của từ  ghi trong bảng hoặc trong các quân bài); Xếp các quân bài theo các  nhóm hoặc dùng bút đánh dấu các từ trong bảng theo nhóm (1; 2). ­ Hết thời gian quy định (khoảng 3 phút) cá nhân (nhóm) nào phân loại được   đúng và nhanh sẽ  được tính điểm và được khen thưởng (mỗi từ  phân loại  đúng được tính 1 điểm). *Chú ý:Trò chơi áp dụng cho các tiết luyện từ và câu sách giáo khoa TV 2 tập   2. ­ Tuần 23 T45 (bài tập 1).Tuần 26 T73 (bài tập 1). D. Hiệu quả:   Sau trò chơi, học sinh phân biệt được nghĩa của các từ  theo   chủ điểm. Học sinh phát huy được sự  nhanh nhẹn, vận dụng được vốn kiến  thức có sẵn của mình để tiếp thu kiến thức mới.  8. Trò chơi:  Ai đúng ai sai A. Mục đích: ­ Rèn kĩ năng dùng từ đúng, nhận biết được kết hợp từ (từ chỉ người, chỉ sự  vật với từ chỉ hoạt động…) cho kiểu câu: Ai làm gì? ­ Luyện phản ứng nhanh, nhạy, tập vận động. B. Chuẩn bị: ­ Chuẩn bị một số kết hợp từ (từ chỉ người, sự vật với từ chỉ hoạt động hoặc   cụm từ có từ chỉ hoạt động…) VD: Chim bay, người chạy, chim hót, gà gáy,  trâu cày ruộng, bác thợ  rèn quai búa, học sinh đọc sách… trong  đó có  cả  những kết hợp từ sai. VD: Bò bay, người hót, vịt gáy… C. Cách tiến hành: ­ Học sinh chia làm 2 nhóm (A; B) đứng trong lớp hoặc  ở sân chơi theo từng  cặp   (1   người   nhóm   A,   1   người   nhóm   B).   Người   ở   mỗi   nhóm   thay   nhau  "xướng" trò. VD: Người nhóm A hô “kết hợp từ”; người cùng cặp ở nhóm B sẽ thực hiện  hành động mô phỏng hoặc đứng im, nếu làm đúng thì vẫn được đứng ở hàng,  nếu làm sai sẽ phải nhảy lò cò một vòng và ra khỏi hàng. - 14/21 -
  17. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 Tiếp tục chơi cặp thứ  2, người  ở  nhóm B sẽ  "xướng" (hô lên một kết hợp  từ), người cùng cặp ở nhóm A "hoạ" (thực hiện 1 hành động mô tả  động tác  tương  ứng).Kết thúc, nhóm nào có ít người bị   đứng ra khỏi hàng hơn sẽ  thắng. D. Hiệu quả: Trò chơi giúp các em hứng thú, vận dụng vốn kiến thức sẵn có  của mình để  đánh giá sự  kết hợp từ  trong trò chơi là đúng hay sai và hiểu   không phải từ chỉ sự vật nào cũng có thể kết hợp với từ chỉ hoạt động (VD:   bò bay, người hót, vịt gáy,...)  9. Trò chơi:  Ai tài so sánh A. Mục đích: ­ Luyện sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình ảnh so sánh  đúng. ­ Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng, liên tưởng cho học sinh. B. Chuẩn bị: ­ Một số mẫu so sánh kiểu: nhanh như cắt, đẹp như tiên, hót như khướu,… C. Cách tiến hành: ­ Nhóm người chơi không hạn chế  số  lượng, đứng tại chỗ  trong lớp hoặc   đứng vòng tròn ngoài sân chơi. ­ Giáo viên hô lên 1 từ (VD: Nhanh) và giơ tay chỉ định người chơi. ­ Học sinh được chỉ  định nêu được so sánh đúng (VD: nhanh như  cắt, nhanh   như chớp, nhanh như tên bắn,…) thì đứng yên. Nếu không nói được hoặc nói   sai, giáo viên sẽ hô "nhảy", người đó sẽ phải nhảy tại chỗ 3 lần hoặc nhảy lò  cò 1 đoạn. ­ Tiếp tục chơi, giáo viên có thể hô lại từ đó (nếu còn cách so sánh nữa) hoặc  hô từ khác và chỉ định người thứ 2 chơi.KÕt thóc, nhãm nµo cã Ýt ngêi bÞ ®øng ra khái hµng h¬n sÏ th¾ng. D. Hiệu quả: Qua trò chơi, các em học sinh rèn luyện được khả  năng phản  ứng  nhanh, óc liên tưởng và so sánh giúp các em học tốt hơn cả  ở phân môn   Tập làm văn. 10. Trò chơi: Đặt câu theo tranh A. Mục đích: - 15/21 -
  18. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 ­ Luyện cho học sinh biết dựa vào ý mà các bức tranh gợi ra, đặt được câu  đúng ngữ pháp, đúng nội dung tranh. ­ Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, đặt câu, luyện tác phong nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị: ­ Tranh vẽ dùng để đặt câu theo tranh đã được phóng to (theo sách giáo khoa  TV 2). ­ Các băng giấy, hồ  dán để  đính băng giấy lên bảng; bút dạ  để  viết câu lên  băng giấy. ­ Tên các nhóm chơi ghi sẵn lên bảng lớp (khoảng 3; 4 nhóm chơi mỗi nhóm   3; 4 người). C. Cách tiến hành: ­ Giáo viên phát cho mỗi nhóm 4 hoặc 5 băng giấy để viết câu (hoặc yêu cầu   viết lên bảng lớp) và hướng dẫn cách chơi. ­ Treo bức tranh lên bảng, yêu cầu các nhóm quan sát. ­ Mỗi nhóm chơi nhanh chóng suy nghĩ để  đặt câu (có thể  viết câu kể  hoặc  câu hỏi) và viết câu của mình lên băng giấy rồi dán lên bảng lớp đúng cột ghi   tên nhóm mình (nếu không có giấy, mỗi nhóm viết các câu lên bảng lớp). ­ Hết thời gian chơi (khoảng 5 – 7 phút) giáo viên  cùng các nhóm đánh giá  và  nhận xét từng câu trên bảng. Nhóm nào có số  lượng câu đặt đúng ngữ  pháp,  đúng nội dung tranh nhiều nhất sẽ là nhóm thắng cuộc. VD: Trò chơi có thể áp dụng cho bài 3; Tiết LTVC tuần 1(TV2 tập 1­ tr9). ­ Bài tập 3 – tiết LTVC tuần 30 TV2 tập 2 T104. D. Hiệu quả:  Trò chơi giúp các em học sinh củng cố  được kĩ năng đặt và  viết câu. Đặc biệt là đầu năm học, khi các em mới được làm quen với từ  và   câu. Đây là một trong những trọng tâm của phân môn Luyện từ và câu lớp 2. - 16/21 -
  19. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 - 17/21 -
  20. Tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 2 11. Trò chơi: Thi đặt câu với từ cho trước A. Mục đích: ­ Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp. ­ Luyện phản ứng nhạy bén, tác phong nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị: ­ Các từ cần dùng để đặt câu thuộc các chủ  đề đã học (theo yêu cầu của bài  tập trong sách giáo khoa TV2…). ­ Số học sinh tham gia không hạn chế. C. Cách thực hiện: ­ Giáo viên nêu ra một từ cần đặt câu và chỉ  định 1 học sinh bất kỳ đứng lên   đặt câu. Nếu học sinh đặt câu đúng, giáo viên sẽ đưa ra 1 số  từ  khác để học   sinh đó chỉ định người tiếp theo đặt câu sai sẽ phải nhảy tại chỗ 5 lần. Giáo  viên sẽ chỉ người kế tiếp. D. Hiệu quả:  Trò chơi giúp các em học sinh củng cố  được kĩ năng đặt và  viết câu. Đặc biệt là đầu năm học, khi các em mới được làm quen với từ  và   câu. Đây là một trong những trọng tâm của phân môn Luyện từ và câu lớp 2. 12. Trò chơi: Thi đặt câu theo mẫu:  (Ai là gì?) A. Mục đích:  ­ Rèn kĩ năng nói, viết câu đúng mẫu: Ai là gì? có sự tương hợp về nghĩa giữa   thành phần chủ ngữ và thành phần vị ngữ. ­ Luyện óc so sánh, liên tưởng nhanh, tác phong nhanh nhẹn. B. Chuẩn bị: ­ Giáo viên chuẩn bị  một số  từ  ngữ (danh từ, ngữ  danh từ) phù hợp với đối   tượng học sinh lớp 2, phục vụ cho việc dạy các bài tập đặt câu theo mẫu Ai   là gì? trong sách giáo khoa TV2. C. Cách tiến hành: ­ Những người chơi chia thành từng cặp (2 người) hoặc thành 2 nhóm (A; B)  Người thứ nhất hoặc học sinh ở nhóm thứ nhất nêu vế đầu. (VD: Học sinh); người thứ  2 (hoặc học sinh   ở nhóm thứ  2) nêu vế  thứ hai  (VD: Là người đi học). Sau đó 2 người (hoặc 2 nhóm) đổi lượt cho nhau.   Người nào (hoặc nhóm nào) không nêu được sẽ bị trừ điểm. Hết giờ chơi, ai   hoặc nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.  * Chú ý: Các kiểu mẫu câu khác (Ai làm gì? Ai thế nào?…) có thể tiến hành   tương tự. - 18/21 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2