intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng bài giảng lịch sử ở trường phổ thông

Chia sẻ: Nguyễn Thi A | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

108
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point tạo hứng thú, kích thích tư duy, say mê học tập bộ môn của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông.Để biết rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn tham khảo sáng kiến kinh nghiệm này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Sử dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng bài giảng lịch sử ở trường phổ thông

  1. Đề tài Sử dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng bài giảng lịch sử ở trường phổ thông.
  2. Ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point tạo hứng thú, kích thích tư duy, say mê học tập bộ môn của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông. I. Mục đích đề tài: Ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp dạy học với sự hỗ trợ của phần mềm Power Point tạo hứng thú, kích thích tư duy, say mê học tập bộ môn của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông. II. Mô tả giải pháp sáng kiến: 1. Bản chất của giải pháp: 1.1. Thực trạng sách giáo khoa, đồ dùng dạy học và hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống: - SGK lịch sử 12 (Ban cơ bản) chủ yếu là kênh chữ, quá ít kênh hình minh hoạ sự kiện lịch sử. - Đồ dùng dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo cung cấp còn thiếu nhiều. - Học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, ít phát huy tính sáng tạo, rèn luyện kỹ năng tư duy của người học. 1.2. Ưu điểm của giải pháp mới: - Hiện nay việc dạy học bằng công nghệ thông tin (Power Point) là không mới, nhiều GV đã sử dụng, nhưng phổ biến là trình chiếu văn bản, theo trình tự các slide từ 1, 2 … đến cuối cùng, bố cục chưa chặt chẽ, thiếu tính hệ thống và linh hoạt. - Giải pháp mới của đề tài là: + Bảo đảm tính hệ thống, tính liên kiết, tính tương tác và linh hoạt của kết cấu bài giảng. + Là phương tiện để tổ chức các hoạt động dạy học, giúp học sinh nắm vững, hiểu chắc và sâu bài học hơn. + Thể hiện sự tích hợp các tính năng của các phương tiện khác (văn bản, hình ảnh, bản đồ, âm thanh, video…) + Học sinh được tham gia ở mức độ nhất định sử dụng phương tiện (máy tính), phát huy kiến thức tin học. 2. Nội dung của giải pháp: 2.1. Ứng dụng công nghệ thông tin có sử dụng phần mềm Power Point trong bài giảng môn lịch sử lớp 12: - Trong dạy học lịch sử, sử dụng công nghệ thông tin nhằm tái hiện quá khứ, tạo biểu tượng, cụ thể hóa các sự kiện lịch sử trên cơ sở quan sát trực tiếp, góp phần làm cho việc dạy học lịch sử thêm sinh động, có hiệu quả sư phạm cao. - Tạo thông tin đa phương tiện (multimedia): cung cấp kiến thức, lồng ghép hình ảnh, phim tư liệu lịch sử, các dạng bài tập trắc nghiệm, ô chữ, gợi mở tìm hiểu bài học mới, kiểm tra, đánh giá học sinh, tiện lợi trong việc sử dụng đồ dùng dạy học còn thiếu, góp phần nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông. - Tạo hứng thú, yêu thích học tập của HS, phần nào đã làm thay đổi quan niệm về vị trí bộ môn lịch sử trong nhà trường. 2.2. Cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng bài giảng lịch sử: - Khắc phục hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống.
  3. - Tạo trực quan sinh động, tính tương tác và tích hợp, bài giảng linh hoạt tuỳ theo đối tượng học sinh. - Thiết kế xây dựng bài giảng theo dạng mở gốm 2 phần kiến thức cơ bản và kiến thức mở rộng, bằng hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu lịch sử, các hiệu ứng động, các liên kết (hyperlink, triggers ...) nên giáo viên hoàn toàn có thể chủ động theo sự sáng tạo của mình, sử dụng các “thủ thuật” sư phạm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong dạy học lịch sử. 2.3. Vận dụng trong tiết dạy cụ thể: Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 đến 1925 (Tiết 1) – PPCT: Tiết 16 - Lịch sử 12 (Cơ bản) - Thực trạng SGK chỉ có kênh chữ, hoàn toàn không có kênh hình (trang 76, 77, 78, 79). - Đề tài không đi quá sâu vào nội dung kiến thức vì GV nào khi lên lớp cũng phải đảm bảo kiến thức cơ bản bài học. - Cải tiến phương pháp là đi sâu khai thác các khía cạnh của bài để nâng chất lượng bài giảng lịch sử. - Minh hoạ cụ thể như sau: Đây là bài mở đầu phần LSVN lớp 12, GV nên dùng slide này khái quát tiến trình LSVN từ 1858 đến trước CTTG thứ nhất (HS đã học lớp 11), làm cơ sở để HS tìm hiểu giai đoạn LSVN (1919- 1930) Đây là slide chính minh hoạ cho việc giới thiệu bài và tóm tắt nội dung chính tiết học để GV hướng dẫn HS tìm hiểu và khai thác nội dung bài học lịch sử. 1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp : GV khai thác sâu về nội dung của chương trình khai thác thứ hai của Pháp, gợi mở HS tìm hiểu về hậu quả của chương trình khai thác đó.
  4. 2. Chính sách về chính trị, văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp: a. Chính trị : GV gợi mở HS trả lời câu hỏi: Tại sao Pháp tiến hành chính sách “chia để trị” nhằm mục đích gì? b. Văn hóa, giáo dục : GV khai thác chính sách “ngu dân” và liên hệ với chính sách văn hoá, giáo dục của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, gợi mở cho HS nhận xét về hai loại hình giáo dục? 3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam: GV khái quát tình hình phân hoá xã hội Việt Nam dưới tác động của chương trình khai thác thứ hai của Pháp. +Giai cấp địa chủ phong kiến: GV sử dụng hình ảnh chân dung vua Khải Định - đại diện giai cấp địa chủ phong kiến cấu kết chặt chẽ với Pháp để thống trị, nên họ là kẻ thù của nhân dân, tuy nhiên cần nhấn mạnh có một
  5. bộ phận tiểu, trung địa chủ có tinh thần yêu nước, tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống Pháp và tay sai. +Giai cấp tư sản: Khi phân tích quá trình ra đời, phát triển và phân hoá của giai cấp tư sản về địa vị, thế và lực, thái độ chính trị của họ, minh hoạ chân dung Bạch Thái Bưởi - một trong những nhà tư sản dân tộc Việt Nam - ít nhiều có tinh thần yêu nước chống ĐQ và PK, nhưng dễ thỏa hiệp khi Pháp nhượng cho một số quyền lợi (tính chất 2 mặt của GCTS) +Tiểu tư sản: GV phân tích địa vị xã hội, thái độ chính trị của giai cấp tiểu tư sản : Bao gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, sinh viên, học sinh... Bị chèn ép, khinh rẻ, đời sống bấp bênh nên họ là lực lượng cách mạng quan trọng ở nước ta. +Giai cấp nông dân: GV khai thác đời sống cơ cực của giai cấp nông dân Việt Nam dưới hai tầng áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, HS dễ dàng hiểu rõ vì sao họ là lực lượng cách mạng to lớn, hăng hái và đông đảo nhất trong cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ ở nước ta.
  6. +Giai cấp công nhân: GV khái quát sự ra đời, đặc điểm chung, gợi mở cho HS trả lời: Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam? Từ đó, GV nhấn mạnh: sớm tiếp thu chủ nghĩa Mác -Lênin, ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga 1917, vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại, sớm trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng VN. - GV có thể dùng các dạng câu hỏi trắc nghiệm, sơ đồ, ô chữ để củng cố kiến thức bài học: -Ngoài ra,GV dùng các slide để ra bài tập về nhà và yêu cầu HS chuẩn bị nội dung cụ thể cho tiết học tiếp theo: Kèm theo đề tài này là 2 bài giảng minh hoạ (đĩa CD): Bài 8 (LSTG) và Bài 23 (LSVN) – Lớp 10 (Ban cơ bản) 3. Khả năng áp dụng của giải pháp: - Là phần mềm có sẵn trong máy tính, rất dễ sử dụng, chỉ cần giáo viên hiểu biết cơ bản về tin học có thể xây dựng được bài giảng có hiệu quả về âm thanh, hình ảnh, hiệu ứng chuyển động,
  7. liên kết… để cải tiến phương pháp, nâng cao chất lượng bài giảng lịch sử ở trường phổ thông. Tất cả các môn học khác trong nhà trường đều áp dụng được. - Hiện nay các trường THPT trong toàn tỉnh đều được trang bị máy tính, phòng đèn chiếu... nên có thể áp dụng đại trà ở các trường THPT. 4. Hiệu quả kinh tế: - Hầu hết HS dễ hiểu bài và hứng thú học tập lịch sử (yếu tố quan trọng nhất tạo sự thành công của tiết dạy lịch sử) - Giải quyết tốt khối lượng kiến thức, rèn luyện kỹ năng trong tiết học theo yêu cầu cải tiến phương pháp dạy học. - Ít tốn chi phí cho việc làm đồ dùng dạy học, giáo viên có thể tìm kiếm hình ảnh, thông tin, trên mạng Internet. - Kết quả khảo sát chất lượng học tập của học sinh lớp 12 như sau: Kết quả áp dụng giải pháp m Giảng dạy truyền thống Năm (Giảng dạy công nghệ thôn học Giỏi Khá T.bình Yếu kém Giỏi Lớp SS Lớp SS SL % SL % SL % SL % SL % 2008 12S1 57 3 5,3 14 24,6 20 52,6 10 17,5 12T 55 13 23,6 12S2 56 4 7,1 16 28,6 24 42,9 12 21,4 12A 56 11 37,5 -2009 So sánh kết quả khảo sát cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp dạy học, GV có thể phát huy tính sáng tạo trong giảng dạy, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và khắc phục sự thiếu hụt về đồ dùng dạy học, giúp HS hứng thú học tập, góp phần nâng cao hiểu biết lịch sử, thông qua việc tiếp cận các nguồn thông tin đa dạng, phong phú, mục đích cuối cùng không chỉ là kết quả học tập mà còn góp phần hình thành nhân cách trong cuộc sống. Võ Ngọc Hùng – GV trường THPT Trưng Vương, Bình Định - 2009
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2