LỜI CẢM ƠN<br />
<br />
Để hoàn thành tốt sáng kiến kinh nghiệm “ Vai trò của giáo viên <br />
chủ nhiệm người Phụ trách Chi đội trong Nhà trường Tiểu học ” <br />
ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được các đồng chí <br />
giáo viên chủ nhiệm các khối lớp trong nhà trường đã giúp đỡ tôi rất nhiệt <br />
tình để tôi có kỹ năng thực hiện tốt sáng kiến kinh nghiệm này. Để có <br />
được kết quả này tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn tới các đồng <br />
chí lãnh đạo trường Tiểu học Tân HồngTừ SơnBắc Ninh đẫ tận tình <br />
giúp đỡ, chỉ bảo hướng dẫn tôi trong quá trình công tác cũng như trong <br />
thời gian hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này.<br />
Vì thời gian và năng lực còn có hạn chế trong công tác làm Tổng <br />
phụ trách Đội nên không thể tránh khỏi những sai sót trong khi thực hiện <br />
sáng kiến này. Rất mong được sự góp ý bổ sung của các đồng chí và các <br />
bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.<br />
<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn !<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, Đội Thiếu niên Tiền phong là một <br />
lực lượng giáo dục, cùng với Nhà trường thực hiện mục tiêu Giáo dục<br />
Đào tạo bồi đưỡng các em thành những con người phát triển toàn diện. Ở <br />
nước ta, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có cùng nội dung giáo <br />
dục là: Giáo dục các em theo “ Năm điều Bác Hồ dạy”.<br />
Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam coi công tác giáo dục Thiếu <br />
niên Nhi đồng là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân nhằm đào tạo những <br />
con người mới trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay, <br />
đó là mục tiêu phấn đấu của các nhà trường, đó cũng là mong muốn của <br />
mọi gia đình. Để làm được điều một mình Tổng phụ trách Đội không thể <br />
thực hiện mà phải do mọi người cùng đóng góp, xây dựng. <br />
Lao động của Tổng phụ trách Đội là lao động tổng hợp, kết hợp <br />
giữa lao động trí óc và lao động chân tay nhưng chủ yếu là lao động trí óc: <br />
suy nghĩ để vạch chương trình, lập kế hoạch, tìm tòi các phương án thiết <br />
kế, phán đoán các tình huống có thể xảy ra, xử lý các mối quan hệ, phân <br />
tích tổng hợp các vấn để về hoạt động Đội, đề xuất các vấn đề khả <br />
thi....Nhưng người thực sự thực hiện các kế hoạch đó lại là “ Giáo viên <br />
chủ nhiệm lớp Người Phụ trách Chi đội”.<br />
Người Phụ trách Chi đội là nhân tố quyết định Chi đội mạnh và <br />
thực hiện thành công chương trình rèn luyện đội viên. Vị trí quan trọng, <br />
vai trò quyết định đó của người phụ trách Chi đội được thể hiện ở những <br />
điểm chủ yếu sau:<br />
<br />
<br />
2<br />
- Chi đội là tế bào cơ bản của tổ chức Đội. Tại đây diễn ra <br />
tất cả các hoạt động, sinh hoạt của Đội, vì vậy sức sống <br />
của tổ chức Đội trước hết phải được biểu hiện thông qua <br />
những hoạt động phong phú đa dạng, sinh hoạt thiết thực, <br />
bổ ích của mỗi Chi đội. Tuy nhiên đội viên ở độ tuổi Thiếu <br />
niên chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống, trong học tập và <br />
rèn luyện, nhận thức cảm tính đôi khi còn lấn át nhận thứcc <br />
lý tính, đặc biệt còn thiếu nhiều hiểu biết trong nhiều lĩnh <br />
vực...vì vậy các em rất cần sự hướng dẫn giúp đỡ của <br />
người lớn nói chung và người Phụ trách Chi đội nói riêng.<br />
- Trong điều kiện hiện nay, các trường Tiểu học thường bố <br />
trí Phụ trách các Chi đội đồng thời là giáo viên Chủ nhiệm <br />
lớp. Cách bố trí hợp lý này giúp Phụ trách Chi đội trở thành <br />
người gần gũi nhất với các em, có thể hiểu được tâm tư, <br />
tình cảm, nguyện vọng, năng lực, sở trường, cá tính, hoàn <br />
cảnh gia đình của từng em. Nếu làm đúng chức trách được <br />
giao, giáo viên Phụ trách Chi đội trở thành chỗ dựa tinh thần <br />
quan trọng của các em, có thể đóng vai trò người cha ( mẹ ) <br />
đỡ đầu hay chí ít là người anh, người chị của các em. Dĩ <br />
nhiên vai trò đó cũng chỉ dừng lại ở mức định hướng, hướng <br />
dẫn dìu dắt, giúp đỡ, chứ không phải ở vai trò của một “ vú <br />
em”<br />
- Cũng như GVTPT Đội, phụ trách các Chi đội có vai trò của <br />
một nhà giáo dục, của một cán bộ chính trịxã hội ( cán bộ <br />
Đoàn ) , của một nhà tổ chức. Điều khác biệt duy nhất chỉ là <br />
ở chỗ Giáo viênTổng phụ trách Đội có phạm vi bao quát <br />
<br />
<br />
3<br />
rộng lớn ( công tác Đội của toàn trường ), còn giáo viên Phụ <br />
trách Chi đội có phạm vi hẹp hơn ( công tác của Chi đội ). <br />
Nhưng cũng vì vậy, giáo viên Phụ trách Chi đội cần phải <br />
thông thạo hơn về kỹ năng nghiệp vụ và công tác Đội, hiểu <br />
biết sâu sắc về Điều lệ Đoàn, Điều lệ Đội, đặc biệt là <br />
nhậy bén hơn trong việc xử lý các tình huống cụ thể; sẵn <br />
sàng giúp đỡ các em tháo gỡ những vướng mấc trong cuộc <br />
sống và những khó khăn trong tổ chức hoạt động.<br />
- Phụ trách Cho đội là nhân vật trung tâm là cầu nối giữa tổ <br />
chức Đoàn và tổ chức Đội, giữa Nhà trường và các rthầy cô <br />
giáo và các em, giữa Nhà trườngGia đìnhXã hội. Phụ trách <br />
Chi đội có liên quan chặ chẽ, mật thiết, cụ thể trong cả ba <br />
khâu: dạy chữ, dạy nghề, dạy người. Đồng thời Phụ trách <br />
Chi đội đôi khi còn đóng vai một người “trọng tài” thực sự <br />
để xử lý kịp thời những mối bất hoà trong tập thể, sự thiếu <br />
thông cảm giửa thầy vad trò, giữa gia đìng và nhà trường, <br />
giữa việc học tậo và hoạt động Đội....Tóm lại Phụ trách <br />
Chi đội phải luôn nắm vững các mục tiêu phấn đấu của các <br />
em là trở thành con ngoan trò giỏi , bạn tốt, công dân tốt và <br />
người đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Vì vậy <br />
để có thể giúp đỡ các em một cách hiệu quả nhất thì goá <br />
viên Phụ trách Chi đội cần phải trở thành một người bạn <br />
tốt của các em.<br />
Để thực hiện tốt vai trò của Phụ trách Chi đội, người Giáo viên<br />
Phụ trách Chi đội cần nắm vững những công việc cụ thể, có thể khái quát <br />
thành 10 nội dung công tác sau:<br />
<br />
<br />
4<br />
1/ Năm vững chủ trương công tác Đội và trong tâm công tác trong <br />
từng thời kỳ . <br />
Muốn làm tròn nhiệm vụ của Phụ trách Chi đội, chẵng những bạn <br />
phải nắm vững những vấn đề cơ bản trong công tác Đội mà còn phải <br />
hiểu được những vấn đề mang tính thời sự, những chủ trương lớn của <br />
công tác Đội trong từng tháng, từng thời điểm.<br />
2/ Thường xuyên tìm hiểu nắm vững tình hình của các em.<br />
Đối tượng tác động chủ yếu và trực tiếp của bạn là những con <br />
người cụ thể, là các em đội viên, thiếu nhi đang trong thời kỳ phát triển <br />
về mọi mặt nhưng nhìn chung là chưa vững chắc. Vì vậy việc đi sâu đi <br />
sát tìm hiểu mọi mặt của từng em là một yêu cầu bắt buộc, không thể <br />
thiếu được đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, hơn nữa lại là Phụ trách Chi <br />
đội. Những vấn đề cần tìm hiểu là: cá tính, sở thích, nguyện vọng, sở <br />
trường, hoàn cảnh gia đình, bạn bè, sức học, thái độ đối với tập thể, nhận <br />
xét của các thầy cco giáo cũ, của cha mẹ của các em...để từ đó có biện <br />
pháp giáo dục phù hợp.<br />
3/ Hướng dẫn lựa chọn bồi dưỡng Ban chỉ huy Chi đội.<br />
Ban chỉ huy Chi đội là những đội viên tiêu biểu, được Đại hội Chi <br />
đội tín nhiệm bầu ra để điều khiển các công việc của Chi đội, để thực <br />
hiện vai trò tự quản của Đội dưới sự hướng dẫn , giúp đỡ của Phụ trách <br />
Chi đội. Ban chỉ huy Chi đội thật sự là chỗ dựa tin cậy của bạn. Vì vậy <br />
cần hướng dẫn, giúp đỡ các em lựa chọn trúng theo những tiêu chuẩn đã <br />
xác định. Trong việc lựa chọn này không nên chỉ chú trọng các em nữ, các <br />
em “dễ bảo” hoặc các em lớn tuổi. Cũng không chỉ chú ý tới các em học <br />
giỏi nhưng lại thiếu năng động, ngại hoạt động. Lựa chọn Ban chỉ huy <br />
Chi đội không chỉ tiếp nhận những năng lực phẩm chất sẵn có của các <br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
em, vì nhiều yếu tố chỉ xuất hiện trong quá trình hoạt động rèn luyện. Vì <br />
vậy lựa chọn bao giờ cũng đi đôi với việc bồi dưỡng kỹ năng công tác <br />
của các em. Điều lưu ý là không bao giờ làm mất tính tự chủ, đức tự tin <br />
trong các em.<br />
4/ Hướng dân các em xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động <br />
của Chi đội.<br />
Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch của Liên đội và tình hình thực tế <br />
của Chi đội, bạn cần hướng dẫn Ban chỉ huy Chi đội bàn bạc, xây dựng <br />
chương trình hoạt động cho cả năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng <br />
nhiệm vụ cụ thể. Chương trình công tác của Chi đội cần phù hợp với khả <br />
năng, nguyện vọng của đông đảo đội viên, nội dung thiết thực, cụ thể, rõ <br />
ràng, dễ hiểu. Sau khi dự thảo công tác, Phụ trách Chi đội hướng dẫn Chi <br />
đội thảo luận để thống nhất ý kiến và phát huy sáng kiến để tìm biện <br />
pháp thực hiện. Làm như vậy để cho các em thấy rõ được vai trò, vị trí, <br />
tinh thần tự quản của mình, từ đó phấn khởi tin tưởng và quyết tâm góp, <br />
góp sức cùng tập thể thực hiện những công việc mà Chi đội đã đề ra. Qua <br />
đây cho ta thấy được vai trò của người lãnh đạo, hướng dẫn, vai trò nhà <br />
tổ chứcquản lý, vai trò người trọng tài của giáo viên Phụ trách Chi đội <br />
cũng được thể hiện rõ nét nhất.<br />
Biên pháp quan trọng nhất là phát động thi đua thực hiện kế hoạch, <br />
bầu chọn công khai trong thi đua, tạo một bầu không khí phấn khởi, tự <br />
giái trong tập thể Chi đội. Đồng thời uốn nắn những biểu hiện không <br />
đúng như ganh đua, chạy theo thành tích, chi lo hoạt động sao nhãng việc <br />
khác.<br />
5/ Tổ chức sinh hoạt Chi đội, Phân đội, Đại hội Chi đội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
6<br />
Theo qui định của Điều lệ Đội, hàng tháng Chi đội phải sinh hoạt <br />
định kỳ. Phụ trách Chi đội cần thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc đó và <br />
cố gắng tạo thành nề nếp. Điều cần chú ý ở đây là Phụ trách Chi đội chỉ <br />
làm vai trò hướng dẫn, chỉ đạo, gợi ý, định hướng, chứ không làm thay <br />
Ban chỉ huy Chi đội. Trong các buổi sinh hoạt đó, Phụ trách Chi đội là <br />
người phát biểu cuối cùng, chốt lại các vấn đề mà các em đã thảo luận, <br />
uốn nắn những lệch lạc cần thiết một cách hết sức tế nhị.<br />
Đại hội Chi đội có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng tổ chức Đội <br />
và giáo dục toàn diện đội viên. Vì vậy đây làmột trong những công tác <br />
hàng nămđòi hỏi Phụ trách Chi đội phải đầu tư công sức, trí tuệ và thời <br />
gian để chỉ đạo, hướng dẫn các em thực hiện thành công từ khâu chuẩn bị <br />
báo cáo đến khâu thảo luận đóng góp ý kiến cho bản dự thảo báo cáo, từ <br />
khâu tổ chức Đại hội đến khâu tổ chức nhân sự bầu vào BCH Đội nhiệm <br />
kỳ mới. Chính vì bạn chỉ đóng vai trò của cố vấn, của người hướng dẫn, <br />
mọi việc do các em tự điều hành, vì vậy càng chuẩn bị kỹ lưỡng công phu <br />
bao nhiêu, bạn càng nắm chắc phần thắng trong tay bấy nhiêu. Đây chính <br />
là sự thực hiện kỹ năng công tác Đội Chủ nhiệm lớp của bạn.<br />
6/ Tiến hành hoạt động của Chi đội ở trong và ngoài Nhà trường.<br />
Những Chi đội mạnh, tự quản tốt là những đơn vị tổ chức được <br />
nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, hấp dẫn thiết thực, thực hiện tốt <br />
mọi chỉ tiêu thi đua, các chương trình công tác của Liên đội. Hoạt động <br />
Đội rất đa dạng và thường bám sát theo các mục tiêu, yêu cầu thể hiện <br />
trong 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng, xoay quanh cái trục: “Đức<br />
TríThểMỹ”, hướng tới mục tiêu: con ngoantrò giỏibạn tốtcông dân <br />
tốtđội viên tiên tiếnvươn lên Đoàn.<br />
Sau đây là một số gợi ý về hoạt động của Chi đội:<br />
<br />
<br />
7<br />
- Xây dựng mô hình các câu lạc bộ như CLB học tập, CLB <br />
theo sở thích ( hát, múa, thể thao...)<br />
- Nêu gương điển hình ( người tốtviệc tốt )<br />
- Phát động các phong trào phù hợp với đặc điểm của Chi <br />
đội.<br />
- Phát triển các hình thức “ Học mà chơichơi mà học ”<br />
7/ Hướng dẫn, giúp đỡ các em Sao Nhi đồng hoạt động.<br />
Mỗi đội viên phải là tấm gương tốt cho Nhi đồng noi theo. Chi đội <br />
cần <br />
cử các đội viên lớn có năng lực hướng dẫn Sao Nhi đồng hoạt động, các <br />
em như vậy được gọi là Phụ trách Sao. Để làm tốt việc này, Phụ trách <br />
Chi đội cần giúp các em nhận rõ vinh dự và trách nhiệm của mình, luôn <br />
động viên, khuyến khích và tạo điều kiện, giúp các em hoàn thành công <br />
việc mà Đội TNTP giao phó cho đội viên.<br />
8/ Bồi dưỡng, giáo dục đội viên phát triển lên Đoàn.<br />
Đây chính là nhiệm vụ “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau ” <br />
theo tinh thần Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên việc xác định <br />
nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục về Đoàn cho đội viên không <br />
giống với cách làm của người lớn. Đối với các em nội dung phải cụ thể, <br />
hình thức phải hấp dẫn, phương pháp phải thuyết phục. Các em có thể <br />
tòm hiểu về Đoàn qua các mẩu chuyện về lịch sử truyền thống của Đoàn, <br />
những tấm gương tiêu biểu của Đoàn, những hoạt động bổ ích thiết thực <br />
do Đoàn tổ chức. Hôm nay các em yêu quí tổ chức Đội, tích cực xây dựng <br />
Đội trở thành Chi đội mạnh, đó chính là biểu hiện cụ thể của ý thức phấn <br />
đấu vươn lên Đoàn. Hôm nay, các em phấn đấu trở thành: con ngoantrò <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
8<br />
giỏiđội viên thì tương lai gần chắc chắn các em sẽ trở thành đoàn viên <br />
Đoàn TNCS HCM.<br />
9/ Tổ chức thi đua, khen thưởng động viên.<br />
Tổ chức thi đua đúng hướng là nguồn sống nuôi dưỡng phong trào, <br />
là biện pháp quan trọng để đẩy mạnh các hoạt động của Chi đội, phát huy <br />
tính tự giác, tự quản, chủ động của đội viên, thúc đẩy các em nỗ lực phấn <br />
đấu đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất trong mọi công việc. <br />
Là Phụ trách Chi đội, bạn cần định hướng đúng về nội dung thi đua, <br />
mục tiêu thi đua, các chỉ tiêu thi đua, các hình thức sinh động phù hợp với <br />
lứa tuổi các em: có đánh giá tổng kết kịp thời, khen thưởng xứng đáng, <br />
đối với các em đây là điều đặc biệt cần thiết. Tuy nhiên phải đảm bảo: <br />
công khai công bằng công tâm trong đánh giá nhận xét có như vậy mới <br />
thực sự là động lực thúc đẩy các em tu dưỡng, phấn đấu và trưởng thành.<br />
10/ Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài <br />
Nhà trường trong công tác Đội nói riêng và công tác Thiếu nhi nói chung.<br />
Trước hết, Phụ trách Chi đội cần xử lý các mối quan hệ thường <br />
xuyên tương đối ổn định trong Nhà trường:<br />
- Với Tổng phụ trách Đội: thường xuyên báo cáo, trao đổi <br />
tình hình của Chi đội và xin ý kiến chỉ đạo công việc của <br />
từng thời gian, về giải pháp xử lý tình huống bất trắc. Bạn <br />
cần tạo lập mối quan hệ này trên tình đồng chí, đồng <br />
nghiệp chân thành, thực sự cầu thị.<br />
- Với đội ngũ giáo viên cùng giảng dạy ở lớp của mình chủ <br />
nhiệm: Giáo viên Nhạc, Hoạ, Ngoại ngữ, cùng khối lớp <br />
tham khảo ý kiến của họ về nội dung, hình thức, phương <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
pháp tổ chức các hoạt động cụ thể, sự ủng hộ về tinh thần <br />
vật chất nếu có thể được.<br />
- Với Hội cha mẹ học sinh, tranh thủ các sáng kiến của họ <br />
trong tổ chức hoạt động, thông qua họ để hiểu biết thêm về <br />
hoạt động của học sinh ngoài giờ học trên lớp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thứ hai, với các lực lượng ngoài nhà trường như cộng đồng dân cư, <br />
các lực lượng vũ trang trên địa bàn, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ... cần <br />
chủ động tạo lập mối quan hệ thật tốt, cố gắng có được xung quanh mình <br />
một đội ngũ cộng tác viên nhiệt tình, thực sự quan tâm đến giáo dục, bảo <br />
vệ, chăm sóc trẻ em, là chuyên gia cho bạn trên từng lĩnh vực để cố vấn <br />
cho bạn trong việc tổ chức các hoạt động chuyên biệt như: Văn nghệ, <br />
TDTT.....<br />
Trên đây là 10 nội dung chủ yếu của người Phụ trách Chi đội cần <br />
phải <br />
chú ý để xây dựng một tập thể Chi đội mạnh về mọi mặt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
PHẦN KẾT LUẬN<br />
<br />
Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã chỉ ra được vai trò của “ <br />
Giáo viên chủ nhiệmPhụ trách Chi đội ” trong Nhà trường Tiểu học. Đó <br />
là vấn đề rất quan trọng, nó góp phần trực tiếp vào việc gây hứng thú, <br />
tránh được tâm lý ngại ngùng, sợ sệt khi tham gia vào các hoạt động tập <br />
thể nói chung và các hoạt động dạy và học khác nói riêng.<br />
Do trình độ có hạn, thời gian làm công tác Tổng phụ trách chưa lâu, <br />
đây lại là một vấn đề khó, nên sáng kiến có những vấn đề chưa đáp ứng <br />
được yêu cầu của sự phát triển toàn diện của học sinh. Rất mong được <br />
sự đóng góp chỉ bảo của các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến này <br />
được hoàn thiện hơn nữa, được áp dụng một cách có hiệu quả trong công <br />
tác của người Phụ trách Chi đội. Đồng thời kích thích các em có hứng thú <br />
hơn trong các hoạt động ngoại khoá ngoài giờ học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn !<br />
<br />
<br />
Tân Hồng, ngày 25 tháng 3 năm 2005<br />
NGƯỜI THỰC HIỆN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạ Quang <br />
Vinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
- Tạp chí Người phụ trách số 9101112 năm 2004<br />
- Tạp chí Người phụ trách số 123 năm 2005<br />
- Cẩm nang cho người Phụ trách Đội TNTP HCM<br />
- Công tác Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà <br />
trường sư phạm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
13<br />