Traàn Thò Thuyù Mô Tieåu hoïc Ñònh <br />
An I<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
VÀI Ý GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG CÁCH GÕ ĐỆM THEO <br />
TIẾT TẤU, NHỊP, PHÁCH KHI HÁT.<br />
A / MỞ ĐẦU: <br />
Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại <br />
hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam <br />
nhiều khoá đã nhấn mạnh : "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài <br />
và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định <br />
thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước"<br />
Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo những <br />
con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con <br />
người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang <br />
từng ngày đổi thay.<br />
Ở bậc tiểu học hiện nay Bộ Giáo Dục đã quy định dạy đủ 9 môn bắt buộc và <br />
môn Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục <br />
toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì âm nhạc là nhu cầu thiết yếu <br />
trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ em nói riêng. Trẻ em <br />
tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân <br />
mình. Từ hình tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm <br />
xúc của các em. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng. <br />
Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu <br />
truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Học sinh tiểu học rất nhạy cảm <br />
với âm thanh , nhịp điệu, tiết tấu. Trẻ em thích được hoạt động và tự biểu hiện. Từ <br />
việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được một số kiến thức phổ thông về âm <br />
nhạc….Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá tối thiểu để góp <br />
phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách con người.<br />
Qua nhiều năm được phụ trách giáo dục môn Âm nhạc bản thân tôi nhận thấy <br />
rằng học sinh trường tôi còn lúng túng chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo <br />
tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như thế nào trong một bài hát cụ thể. Chính <br />
vì điều đó mà các em hát và sử dụng cách gõ đệm còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm <br />
dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát. Vì thế mà học sinh rất e ngại khi đứng hát <br />
trước đám đông, do sợ mình hát sai, sợ các bạn chê cười. Bởi thế mà làm giảm đi <br />
phần nào khả năng biểu hiện năng lực học tập âm nhạc của bản thân mình.<br />
Khi giáo viên giới thiệu các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ theo <br />
phách thì các em hiểu rất mơ hồ bởi vì những từ đó rất trìu tượng với lứa tuổi của <br />
học sinh tiểu học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 1<br />
Traàn Thò Thuyù Mô Tieåu hoïc Ñònh <br />
An I<br />
Hơn nữa điều kiện ở nơi các em đang sinh sống, việc tiếp cận với những bài <br />
hát cho thiếu nhi còn hạn chế. Ít em xem ti vi, nghe đài, băng đĩa về những bài hát <br />
dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà chủ yếu là xem nhiều về phim hoạt hình, xem đĩa siêu <br />
nhân….thời gian dạy hát ở nhà trường chỉ được phân bố 1 tiết/ tuần. Do sự phát triển <br />
trí tuệ chưa hoàn chỉnh, tâm lứa chưa ổn định nên ở lứa tuổi này các em dễ thuộc <br />
nhưng lại rất hay quên. Có thể là tiết trước dạy các em nhưng tiết sau hỏi lại thì các <br />
em đã quên, mà trong một tuần chỉ có một tiết Âm nhạc trong 35 đến 40 phút. Vậy <br />
làm thế nào mà để giúp học sinh biết cách " vỗ bài" đúng tiết tấu, đúng nhịp, đúng <br />
phách khi hát. Mà những điều trên là cơ sở làm nền tảng cho việc hát đúng giai điệu <br />
của bài hát. Đó là điều trăn trở của bản thân tôi mỗi khi lên lớp.<br />
Từ những điều trăn trở đó bản thân tôi luôn tìm tòi , nghiên cứu, tìm ra cách <br />
giảng dạy học sinh nắm vững cách gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nhịp, gõ theo phách <br />
trong bất cứ bài hát nào. " Vài ý giúp học Tiểu học nắm vững cách gõ đệm theo tiết <br />
tấu, theo nhịp, theo phách khi hát". Đó là sáng kiến nhỏ để góp phần vào dạy học <br />
mang tính thiết thực hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp.<br />
B. NỘI DUNG CỤ THỂ:<br />
Bước vào năm học mới khi được sự phân công của Ban Giám Hiệu cho tôi phụ <br />
trách các khối lớp, từ khối 1 đến khối 5 ở điểm chính và 1 lớp ở điểm lẻ. Trong mỗi <br />
khối lớp có rất nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có lớp học 2 buổi/ ngày, 1 buổi/ <br />
ngày. Vì thế mà trình độ học sinh không đồng đều. Cho nên việc tiếp thu bài ở các <br />
em cũng rất khác nhau.<br />
Bản thân luôn tìm tòi học hỏi qua sách, báo, đài, phương tiện thông tin đại <br />
chúng…..Từ đó chọn lọc các cách dạy cụ thể phù hợp với đặc điểm học sinh địa <br />
phương. Tìm tòi sáng tạo những trò chơi âm nhạc phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu <br />
học, lôi cuốn lòng yêu thích giúp các em tham gia tích cựa vào môn học.<br />
Giáo viên luôn hoà mình với học sinh tạo sự gần gũi giữa thầy và trò. Tạo cho <br />
không khí lớp học thoải mái, không gò bó để các em được tự nhiên bộc lộ phát triển <br />
khả năng biểu hiện năng khiếu của mình .<br />
Các hoạt động dạy dành cho từng đối tượng học sinh được thể hiện rõ trên <br />
giáo án. Luôn đan xen và tổ chức nhiều hình thức gõ đệm trong một tiết.<br />
Sử dụng những nhạc cụ gõ đa dạng phù hợp với nội dung của từng bài, cho <br />
học sinh xem các hình nốt nhạc và giá trị của các nốt được liệt kê vào bảng phụ ở <br />
góc học tập thường xuyên (với các lớp 3, 4, 5) để rèn cho học sinh nhớ những nốt <br />
nhạc và giá trị của mỗi hình nốt. <br />
Với lớp 1 và 2 các em chưa nhận biết hình nốt và giá trị của các nốt trắng, nốt <br />
đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen. Mà với lứa tuổi ở lớp này chỉ yêu cầu <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 2<br />
Traàn Thò Thuyù Mô Tieåu hoïc Ñònh <br />
An I<br />
hát đúng giai điệu theo phương pháp truyền miệng của giáo viên. Các em biết gõ tiết <br />
tấu, gõ nhịp là thông qua giáo viên với các thao tác đó học sinh bắt chước theo giáo <br />
viên.<br />
Ví dụ: Bài " Quê hương tươi đẹp" dân ca Nùng.<br />
Trước khi dạy hát cho học sinh giáo viên cho các em đọc lời ca theo tiết tấu 12 <br />
lần. Sau đó giáo viên dạy cho học sinh hát rồi hướng dẫn các em các cách gõ đệm, <br />
với bài này thì giáo viên sử dụng cách gõ đệm theo phách và gõ đệm theo tiết tấu đã <br />
được viết sẵn vào bảng phụ trên khuông nhạc chia làm 2 cách gõ đệm khác nhau.<br />
*Gõ theo tiết tấu:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Gõ đệm theo phách:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu x vào từ được gõ trong ô nhịp. <br />
Giáo viên chỉ định cho học sinh là gõ vào những tiếng ở bài hát trên chứ không giải <br />
thích là vì sao. Vì nếu giải thích thì học sinh sẽ không hiểu gì mà còn làm cho các em <br />
lúng túng hơn. Vì vậy mà giáo viên chỉ định áp đặt bằng dấu x tiếng nào được đánh <br />
dấu x ở dưới thì phần gõ của hai thanh phách sẽ rơi vào những tiếng đó. Sau đó giáo <br />
viên yêu cầu học sinh nhận xét về hai cách gõ của câu hát trên, bài trên.<br />
Giáo viên nêu cách gõ đệm theo tiết tấu là gõ đệm vào từng từ (tiếng) trong câu <br />
hát, còn gõ phách là gõ vào phần mạnh của phách tương ứng với 1 nốt đen, hoặc hia <br />
nốt móc đơn.<br />
Để phân biệt hai cách gõ trên giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực <br />
hiện gõ một cách, khi đã được gõ và được nghe các em sẽ nhận biết được điểm khác <br />
của hai cách gõ trên. Như vậy với học sinh lớp 1 và 2 giáo viên dạy cho học sinh tập <br />
gõ đệm bằng cách áp đặt về cách gõ và hướng dẫn các em luyện tập nhiều lần. <br />
Nhưng với học sinh lớp 3, 4, 5. các em đã được học về các hình nốt trắng, nốt đen, <br />
nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen và các kí hiệu âm nhạc khác thì với bài mới <br />
<br />
<br />
<br />
Trang 3<br />
Traàn Thò Thuyù Mô Tieåu hoïc Ñònh <br />
An I<br />
giáo viên yêu cầu học sinh tự xác định cách gõ tiết tấu, xác định nhịp, xác định cách <br />
gõ phách trong câu hát của từng bài bằng những kí hiệu là mũi tên ( ). Giáo viên nêu <br />
khái niệm về nhịp phách.<br />
Mỗi nhịp có trường độ tương đương nốt trắng, mỗi nhịp chia làm 2 phách, mỗi <br />
phách bằng một nốt đen hoặc hai nốt móc đơn…<br />
Ví dụ: Bài hát : "Em yêu hoà bình" lớp 4 của nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn có sử <br />
dụng nhiều hình nốt khác nhau trong một khuôn nhạc. Để các em hát và gõ đúng nhịp, <br />
đúng phách, đúng tiết tấu thì trước tiên để cho học sinh xác định : Nếu gõ phách thì <br />
biết phân chia phách (đánh phách). Nếu chọn gõ nhịp đánh dấu nhịp sẽ rơi vào từ nào, <br />
còn tiết tấu thì chỉ cần đánh dấu vào các từ (tiếng) chứ không đánh dấu vào cả dấu <br />
lặng đơn hoặc lặng đen.<br />
Giáo viên cho học sinh nêu về 3 cách gõ với câu hát đầu.<br />
*Gõ đệm theo nhịp 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Gõ đệm theo phách<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
*Gõ đệm theo tiết tấu<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu xong và thực hành gõ đệm bằng thanh phách <br />
hoặc song loan. Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc lời ca và gõ đệm theo một lượt <br />
đến hết bài. Sau khi đã quen giáo viên yêu cầu các em hát và gõ đệm theo lời ca. Thực <br />
hiện như vậy sẽ tạo cho các em gõ tốt hơn, ít bị lỗi nhịp, phách.<br />
Khi học sinh đã phân biệt được từng cách gõ với bài hát trên, để củng cố kĩ <br />
năng gõ đệm giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm. Bằng cách giáo viên <br />
chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm chịu trách nhiệm một cách gõ. Hát theo kiểu nối <br />
tiếp đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết tấu hay phách. Nhằm <br />
<br />
<br />
<br />
Trang 4<br />
Traàn Thò Thuyù Mô Tieåu hoïc Ñònh <br />
An I<br />
tạo một không khí sôi động khi các em hát và tạo điều kiện cho học sinh nắm vững <br />
giai điệu của bài hơn.<br />
Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 thì giáo viên chọn cho học sinh cách gõ <br />
theo phách là phù hợp thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách.<br />
Ví dụ : bài "Tre ngà bên lăng Bác"<br />
Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất.<br />
Giáo viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách được <br />
tính bằng một nốt móc đơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tiếng "bên" hai tay vỗ vào nhau ở phách 1, tiếng " lăng", 'bác" hai tay vỗ nhẹ <br />
lên mặt bàn ở phách 2 và 3 cứ như vậy cho đến hết bài.<br />
Cách gõ thứ 2 :<br />
Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình <br />
tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau (giáo viên làm <br />
mẫu một lần) sau đó học sinh hát và vỗ phách đến hết bài, thực hiện đều đặn như <br />
vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát và không bị hát sai giai điệu.<br />
Với cách dạy không rập khuôn máy móc thầy hát, trò hát theo một cách cứng <br />
nhắc sẽ tạo cho mỗi học sinh có một cách thức học tập cơ bản về các cách gõ đệm <br />
cho giai điệu bài. Vì nếu các em biết cách xác định từng cách gõ thì các em sẽ hát <br />
đúng giai điệu của bài hát đó là điểm cơ bản để tất cả học sinh "nhớ bài" tốt hơn. <br />
Tuỳ vào từng nội dung bài và trình độ của học sinh mà giáo viên lựa chọn các cách gõ <br />
đệm khác nhau sao cho đảm bảo được tất cả học sinh trong lớp đều nắm được cách <br />
gõ đệm. Không phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và giống nhau và còn có <br />
những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ô nhịp.<br />
Ví dụ : bài "Dàn đồng ca mùa hạ" ở lớp 5 (SGK mới).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Những bài hát có sử dụng đảo phách thuộc loại bài khó. Nếu giáo viên không <br />
tập cho học sinh tính tự lập xác định nhịp phách thì học sinh sẽ gõ sai phách và không <br />
<br />
<br />
<br />
Trang 5<br />
Traàn Thò Thuyù Mô Tieåu hoïc Ñònh <br />
An I<br />
hát đúng được giai điệu bài. Gặp những bài khó các em lúng túng chắc chắn sẽ hát <br />
sai.<br />
Vì vậy để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nhịp, phách trong bài hát, <br />
giáo viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng học sinh biết cách xác định <br />
nhịp, phách trong bài. Cần hạn chế việc sử dụng cách gõ đơn giản mà luyện tập cho <br />
học sinh những cách gõ phách nhiều hơn trong các bài.<br />
Chính vì vậy mà năm nay khi dạy học sinh hát tôi lựa chọn cách thức trên thì số <br />
học sinh trong lớp trên 97% học sinh đều hiểu và thực hiện tốt, hiễu rõ giai điệu và <br />
nội dung của bài.<br />
C. KẾT LUẬN<br />
Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được như trên là rất khả <br />
quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài tiết học là <br />
rèn cho học sinh có thói quen và cách thức xác định được. Giáo viên phải có sự kiên <br />
trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập. Có những em cần phải cầm tay hướng dẫn <br />
cụ thể từng từ, tiếng cho đến câu.<br />
Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên phải <br />
hoà mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, cũng như đặc <br />
điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp hướng dẫn khác <br />
nhau. Vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà <br />
giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì khả năng phát huy được năng khiếu <br />
cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh.<br />
Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, học sinh <br />
trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực. Rất ít học sinh còn rụt rè do sợ hát và gõ <br />
đệm sai . Học sinh trong lớp đều biết cách phân biệt từng cách gõ đệm cho lời ca, <br />
điều đó đã tạo niềm vui cho tôi khi bước vào lớp.<br />
Trên đây là vài ý nhỏ của cá nhân tôi rất mong quý cấp lãnh đạo và quý đồng <br />
nghiệp có ý kiến đóng góp để những năm sau tôi thực hiện tốt hơn.<br />
Định an, ngày………tháng……..năm 2008<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Thuý Mơ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 6<br />