intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy nghĩ của em về nghề dạy học

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biết bao nghề nghiệp đang tồn tại và phát triển trong xã hội. Chúng ta quý trọng tất cả mọi nghề nhưng cũng rất tự hào và vinh dự với nghề dạy học! Bởi vì dạy học không bao giờ là một nghề tầm thường, hoặc là một kế sinh nhai mà là một “Thiên chức đam mê”. Mac xim Gooc Ki đã viết “Tiền đồ trẻ em và nhân dân đều nằm trong tay thầy giáo, đều nằm trong trái tim cao quý của thầy giáo”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy nghĩ của em về nghề dạy học

Đề bài: Suy nghĩ của em về nghề dạy học<br /> Bài làm<br /> Biết bao nghề  nghiệp đang tồn tại và phát triển trong xã hội. Chúng ta quý trọng tất cả <br /> mọi nghề nhưng cũng rất tự hào và vinh dự với nghề dạy học!<br /> Bởi vì dạy học không bao giờ  là một nghề  tầm thường, hoặc là một kế  sinh nhai mà là  <br /> một “Thiên chức đam mê”. Mac xim Gooc Ki đã viết “Tiền đồ  trẻ  em và nhân dân đều  <br /> nằm trong tay thầy giáo, đều nằm trong trái tim cao quý của thầy giáo”.<br /> Bác Hồ kính yêu của chúng ta lúc sinh thời cũng đã từng dạy bảo: “Những thầy giáo tốt,  <br /> thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ  vang nhất, là những người anh hùng vô  <br /> danh. Nếu không có thầy giáo để dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao xây dựng được  <br /> xã hội chủ nghĩa?”.<br /> Do đó thầy giáo là người “vừa dạy chữ, vừa dạy người”, nên họ phải có kiến thức chắc,  <br /> tay nghề vững, có đạo đức phẩm chất trong sáng, là tấm gương cho học sinh noi theo.<br /> Nghề  giáo là một trong nghề  kỳ  diệu.  Ở đó, năm này qua năm khác người thầy tự  nhân <br /> mình lên qua các học trò của mình. Người thầy giáo cũng tự  nhân mình lên gieo vào tâm  <br /> hồn, trí tuệ  của học sinh những tri thức cao quý, những phẩm chất tốt đẹp của mình và <br /> không có gì cao cả hơn sứ mệnh đó!<br /> Lao động của thầy giáo có giá trị  cao đẹp ở  chỗ là tạo ra cho con người có ích cho cuộc  <br /> đời. Dù  ở  địa vị  nào trong xã hội, dù làm gì đi nữa thì con người luôn tưởng nhớ  đến  <br /> những người thầy đáng kính, đến những ngôi trường thương yêu của mình đã từng học <br /> tập qua thời niên thiếu với một tình cảm tốt đẹp và lòng biết ơn sâu nặng nhất.<br /> Vì vậy, không có lao động nào mà những sai lầm, thiếu sót lại dự đến những hậu quả to  <br /> lớn như  nghề  thầy giáo! Do đó xã hội và ngày bản thân nghề  nghiệp cũng yêu cầu rất  <br /> nghiêm khắc đối với nghề thầy giáo. Thiếu nhân cách người thầy, không đủ  phẩm chất, <br /> giá trị  của nghề giáo thì những chân lý đẹp đẽ  có thể  trở  nên tai hại trước con mắt của  <br /> học sinh. Đối với thầy giáo, trong sáng về mặt đạo đức quan trọng biết chừng nào!<br /> Đã chọn nghề thầy giáo là chấp nhận sự thiệt thòi và hi sinh, đôi khi là sự phũ phàng của  <br /> cuộc sống, nên người thầy còn phải giàu lòng vị  tha, cao thường thì mới có thể  tồn tại  <br /> trong nghề được, mới là “kỹ sư tâm hồn” được.<br /> Thực trạng xã hội, cơ chế thị trường có những mặt tốt, mặt xấu của nó chi phối mọi mặt  <br /> trong đời sống mỗi con người, trong đó có người thầy. Do vậy, hơn ai hết người thầy  <br /> phải thực sự cảnh giác.<br /> Thật bất hạnh thay cho những ai quên đi quá khứ, quên đi câu nói của cả dân tộc: “Không <br /> thầy đố mày làm nên”.<br /> Riêng tôi, tôi xin lấy những câu thơ của một người thầy đáng kính đã từng đọc cho chúng <br /> tôi nghe vào dịp 20­11 của năm nào để làm hướng sống và tự an ủi mình:<br /> “Ai bảo lớn khôn chim rời tổ<br /> Chim bay đi trơ lại những cành cây<br /> Thì tôi bảo chính niềm vui tôi ở đó<br /> Từ đây chim vạn hướng tung bay”<br /> Cuối cùng kính xin gửi đến lòng biết  ơn vô hạn của người viết bài này đến thầy cô cũ  <br /> đáng kính của tôi, đến những ngôi trường thân thường mà tôi đã từng miệt mài sách vở <br /> của một thời thơ ấu đã qua, trong số đó ngôi trường THPT Quế Sơn là nơi đáng nhớ nhất  <br /> của đời tôi.<br /> Bài làm 2<br /> Ngay từ  thuở  còn là cô học trò nhỏ, tôi đã mơ   ước sau này được trở  thành cô giáo đứng  <br /> trên bục giảng. Và sau bao nhiêu năm miệt mài học tập và rèn luyện, tôi đã trở thành một <br /> cô giáo dạy môn Ngữ Văn dưới mái trường THPT Phúc Yên mến yêu.<br /> Ngay từ  thuở  còn là cô học trò nhỏ, tôi đã mơ   ước sau này được trở  thành cô giáo đứng  <br /> trên bục giảng. Và sau bao nhiêu năm miệt mài học tập và rèn luyện, tôi đã trở thành một <br /> cô giáo dạy môn Ngữ Văn dưới mái trường THPT Phúc Yên mến yêu. Với tôi, cũng như <br /> suy nghĩ của mọi người, nghề giáo luôn là một nghề cao quý.<br /> Không thầy đố  mày làm nên­ câu phương ngôn của người Việt Nam đã được truyền từ <br /> đời này sang đời khác. Câu phương ngôn  ấy nói lên tầm quan trọng của nhà giáo trong <br /> việc truyền thụ kiến thức, giáo dục nhân cách cho học sinh và cũng nhắc nhở mọi người <br /> phải Tôn sư trọng đạo.<br /> Từ thời xa xưa, truyền thống Tôn sư trọng đạo đã là một truyền thống tốt đẹp được nhân  <br /> dân Việt Nam đề cao, yêu quý và gìn giữ. Bác Hồ đã khẳng định: Không có thầy giáo thì  <br /> không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.<br /> Lúc sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã từng phát biểu: Nghề  dạy học là  <br /> nghề cao quý bậc nhất trong các nghề cao quý. Nghề dạy học là một nghề sáng tạo bậc  <br /> nhất trong các nghề sáng tạo vì nó sáng tạo ra những con người sángtạo.<br /> Chính vì tinh thần hiếu học, vì yêu cái chữ mà người dân Việt Nam chúng ta quý trọng vô <br /> cùng những người làm nghề  dạy học. Nhân dân tôn vinh, yêu mến gọi người thầy là <br /> Người giáo viên nhân dân, Người Kĩ sư tâm hồn. Bởi với người thầy giáo, dạy học không  <br /> chỉ  là dạy chữ  mà còn dạy cho học trò đạo lí làm người. Địa vị, vai trò của người thầy  <br /> luôn được người đời tôn quý, đạo thầy trò luôn được giữ gìn, khắc ghi.<br /> Ngày xưa, trong kho tàng tục ngữ, ca dao nhân dân ta đã dành cho người thầy những tình  <br /> cảm đặc biệt ưu ái, tôn kính thiêng liêng:<br /> ­ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.<br /> ­ Không thầy đố mày làm nên.<br /> ­ Trọng thầy mới được làm thầy.<br /> Điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn và nó đã đi vào lời ru của các Bà, các Mẹ: “À ơi…! Qua  <br /> sông thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy! .<br /> Trong văn học nghệ thuật ngày nay đã có không ít tác phẩm hay viết về hình ảnh người <br /> thầy. Là học sinh, hẳn ai cũng đã thuộc lòng những câu thơ ­ câu hát đằm thắm, thiết tha  <br /> trong bài thơ  Bụi phấn (thơ: Lê Văn Lộc – nhạc: Vũ Hoàng): Khi thầy viết bảng/ Bụi <br /> phấn rơi rơi/ Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng/ Có hạt bụi nào vương trên tóc thầy…. <br /> Nhưng trong số  rất nhiều những bài thơ  hay viết về người thầy giáo, tôi thích nhất, tâm <br /> đắc nhất những câu thơ của nhà thơ Xuân Định:<br /> Bao lữ khách đi về trên bến vắng<br /> Người sang sông, ai nhớ bến sông đời<br /> Từng dòng chữ suốt một đời lặng lẽ,<br /> Mãi âm thầm như bụi phấn rơi rơi…<br /> Mọi người thường hay ví người thầy giáo như  người lái đò chở  khách sang sông. Khách  <br /> lên bờ  có mấy ai ngoảnh lại, chỉ  có người lái đò vẫn dõi trông theo. Tôi lại nghĩ khác. <br /> Trên bến sông đời, lữ  khách có thể  chẳng mấy ai nhớ  đến người lái đò nhưng trên bến  <br /> sông tri thức thì con người dễ mấy ai quên, bởi lẽ những tri thức do người thầy giáo mang  <br /> lại cho học sinh sẽ trở thành hành trang để các em mang theo suốt cả cuộc đời mình. Các  <br /> em sẽ không quên hình  ảnh người thầy, bởi lẽ, người thầy giáo không chỉ  đơn thuần là  <br /> người truyền đạt tri thức, trí tuệ  mà còn đem đến cho học sinh những niềm vui, tình  <br /> thương yêu và kĩ năng sống. Thử hỏi có nghề nghiệp nào vinh dự, tự hào, hạnh phúc như <br /> nghề dạy học không?<br /> Quả  thật vậy, nghề  dạy học là một nghề  vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực <br /> quyết định tới sự phát triển của đất nước. Không gì có thể sánh bằng công lao vất vả của <br /> những người thầy giáo, cô giáo trong sự  nghiệp trồng người. Bao nhiêu lứa học sinh đi <br /> qua, mái tóc thầy càng trở nên bạc trắng theo năm tháng, nhưng sự tâm huyết muốn đem  <br /> đến tri thức và những bài học quý giá cho các học trò của mình thì mãi sẽ không thay đổi  <br /> trong mỗi người thầy.<br /> Nghề  dạy học là một nghề  vinh quang, do đó để  trở  thành một người thầy giáo chân  <br /> chính, người thầy phải lao động thật nghiêm túc, không ngừng học tập nâng cao trình độ <br /> của mình và phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức. Nghề  dạy học đòi hỏi người đứng trên  <br /> bục giảng phải có bản lĩnh, biết chịu đựng và vượt qua khó khăn trước mắt, đem hết sức  <br /> mình cống hiến cho những thế hệ tương lai của đất nước. Một nghề  nghiệp mà cho dù  <br /> hoàn cảnh, cuộc sống chung có khó khăn hay cuộc đời riêng nhiều trắc trở, cũng chẳng ai <br /> cho phép mình được u sầu, bất mãn trước học trò.<br /> Dạy học là một nghề khó và đôi khi đem lại cho ta sự mệt mỏi. Đôi khi nó còn là một sự <br /> chán nản, bởi vẫn còn đâu đây những học sinh lười học hay hỗn láo. Nhưng đó chỉ  là  <br /> những nỗi buồn thoáng qua bởi quanh chúng ta có rất nhiều sự tin yêu, kính trọng của các  <br /> thế  hệ  học trò. Ta có thể  bắt gặp học trò của ta khắp nơi, với những ánh mắt sáng lấp <br /> lánh, những nụ cười tươi và những vòng tay lễ phép cúi xuống: “Em chào cô ạ!”. Ta lại  <br /> có cảm giác tự hào, hạnh phúc vì thấy mình vẫn còn quan trọng trong cuộc sống của trẻ.  <br /> Ta lại thấy yêu thêm nghề dạy học ta đã chọn. Bạn có nghĩ như thế không?.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2