intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2017 môn Thể dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2017 môn Thể dục với chuyên đề là phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích cho học sinh THCS. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè 2017 môn Thể dục

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ 2017 MÔN: THỂ DỤC Chuyên đề: PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC VÀ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO HỌC SINH THCS Nguyễn Văn Dương Phạm Thế Chính Pleiku – Tháng 7/2017
  2. 2
  3. PHẦN 1: PHÒNG CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH THCS Nguyễn Văn Dương Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai Nhằm cung cấp những hiểu biết, kỹ năng cần thiết cho trẻ em, cho gia đình và cộng đồng về việc phòng, chống, sơ cấp cứu tai nạn đuối nước góp phần giảm thiểu những tai nạn tử vong do đuối nước gây ra. *. Mục tiêu: 1. Đối với trẻ em (học sinh) Giúp các em biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước đang rình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành động hết sức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, từ đó hình thành ý thức biết tự đề phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè, hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ năng bơi lội. 2. Đối với gia đình và cộng đồng Nhận thức được những nguy cơ dẫn đến đuối nước đối với trẻ em, từ đó gia đình và cộng đồng có những hành động thiết thực để giám sát, bảo vệ trẻ em một cách đầy đủ, thay đổi, cải tạo môi trường sống an toàn hơn. Bên cạnh đó, giúp cha mẹ các em, thầy cô giáo và các lực lượng chăm sóc, bảo vệ trẻ em khác có những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó cứu người không may bị tai nạn đuối nước một cách có hiệu quả và an toàn cho bản thân. 3
  4. Bài 1 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN ĐUỐI NƯỚC Khái niệm đuối nước: Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan, đặc biệt là não bị thiếu ôxi và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. 1.Thực trạng tai nạn đuối nước ở nước ta Theo thống kê của Bộ GDĐT năm 2012, có khoảng 1.700 em tử vong vì đuối nước trong tổng số 2.769 ca tử vong do tai nạn thương tích. Ngay trong sáu tháng đầu năm đã có khoảng 700 em tử vong do đuối nước. Thực tiễn ghi nhận đuối nước là nguyên nhân bao trùm các trường hợp tử vong có liên quan đến tai nạn thương tích cho tất cả các nhóm tuổi, đặc biệt từ lứa tuổi sơ sinh cho đến lứa tuổi dậy thì và vượt xa các nguyên nhân khác. Tai nạn đuối nước xảy ra khác nhau giữa các vùng miền. Tai nạn này thường gây nên khi trẻ em chơi đùa, tắm lội ở các sông, suối, ao, hồ có thủy vực sâu. Đối với trẻ em ở lứa tuổi lớn hơn từ 6 đến 15 tuổi thì tai nạn đuối nước lại thường hay xảy ra vào dịp nghỉ hè. Ở nước ta, 10 tỉnh có tỉ lệ trẻ em đuối nước cao gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Thanh Hóa. Việt Nam là nước có tỷ lệ tử vong do đuối nước cao nhất trong khu vực. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em nước ta cao gấp 10 lần các nước phát triển. Mặc dù Gia Lai chúng ta không nằm trong Top 10 tỉnh có tai nạn đuối nước trẻ em, nhưng tai nạn đuối nước xảy ra cũng không phải là ít. Trước thực trạng đó, tất cả các cấp, các ngành trên cả nước đã và đang hết sức chú trọng đến công tác phòng tránh đuối nước cho trẻ em. 2. Nguyên nhân cơ bản Tai nạn đuối nước xảy ra do những nguyên nhân cơ bản như: nhận thức của trẻ em về tai nạn đuối nước còn thấp, thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn, trẻ em thiếu kỹ năng bơi lội, môi trường sống không an toàn, phương tiện vận tải đường thủy không bảo đảm yêu cầu, hay do bị chuột rút khi bơi… 2.1. Nhận thức về tai nạn đuối nước của trẻ em còn thấp Phần lớn các em không nhận thức được độ nguy hiểm và thường hay chơi đùa ở gần ao hồ, sông suối hay tắm lội ở các sông suối, ao hồ gần trường hoặc gần nhà. Nên đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong cho nhóm tuổi trẻ em và lứa tuổi vị thành niên từ 2 đến 16 tuổi. Vì vậy, Gia đình, trường học chính là nơi giúp trẻ em nâng cao nhận thức về tai nạn đuối nước để phòng ngừa một cách có hiệu quả nhất. 4
  5. 2.2. Thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn Một trong những yếu tố chính dẫn đến tai nạn đuối nước chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ do thiếu sự trông nom, giám sát chặt chẽ, đầy đủ của người lớn. Trẻ nhỏ chỉ cần thiếu sự giám sát của người lớn trong một khoảnh khắc ngắn từ 1 đến 2 phút, tai nạn đuối nước nói riêng và các tai nạn thương tích khác nói chung đã có thể xảy ra một cách thương tâm. Đối với nhóm học sinh lứa tuổi tiểu học, hầu hết các em không có được sự giám sát thường xuyên của người lớn, đặc biệt trong các kỳ nghỉ hè do phụ huynh, người lớn trong gia đình bận công việc. Thời gian cao điểm thường xảy ra tai nạn đuối nước trẻ em là thời gian có khí hậu nóng bức vào mùa nghỉ hè, các em thích đi bơi, tắm sông suối, ao hồ, bể bơi... vì không tìm được các hoạt động vui chơi giải trí khác phù hợp. 2.3 Thiếu kỹ năng bơi lội Các cuộc điều tra, khảo sát ở nước ta ghi nhận hầu hết trẻ em bị tai nạn đuối nước do không biết bơi. Tuy vậy phần lớn các em thường hay chơi đùa, tắm lội ở gần ao hồ, sông suối gần trường hoặc gần nhà. Vấn đề này là yếu tố nguy cơ cao gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em. Khảo sát thực tế cũng cho thấy cha mẹ, phụ huynh của các em đa phần biết bơi lội nhưng không có thời gian dạy bảo, hướng dẫn cho con em mình bơi vì quá bận rộn và sợ con em mình có thể bị tai nạn đuối nước khi được dạy bơi rồi tự ý đi tắm ở các ao hồ, sông suối. Suy nghỉ đó là sai lầm, vì không biết bơi các em vẩn tắm, chơi đua với nước. 5
  6. 2.4. Môi trường sống không an toàn Nước ta có bờ biển khá dài(3.260 km), hệ thống ao hồ, sông suối, kênh rạch nhiều và chằng chịt(Nội thuỷ: hơn 4.200 km²). Trên thực tế, nhìn quanh môi trường sống, có rất nhiều ngôi nhà ở gần sông suối, ao hồ và bờ biển nguy hiểm không có rào chắn; phần lớn các giếng và bể nước không có nắp đậy. Ở nhiều tỉnh Nam Bộ có rất nhiều ngôi nhà được xây nổi trên sông. Cách xây dựng nhà không bảo đảm an toàn này có thể tạo nên các nguy cơ tai nạn đuối nước, đặc biệt là đối với nhóm trẻ nhỏ rất dễ bị ngã và rơi xuống nước. 2.5. Phương tiện vận tải đường thủy không bảo đảm yêu cầu Phương tiện giao thông đường thủy là một trong những phương tiện giao thông quan trọng ở nước ta, nhất là ở những khu vực, vùng miền có đường thủy khá phong phú. Người dân thường sử dụng thuyền, bè trong những hoạt động hàng ngày như: đi làm, đưa trẻ em đi học, đi chợ, buôn bán... nhưng rất nhiều phương tiện không bảo đảm an toàn, không trang bị đầy đủ áo phao cứu hộ, … nên thỉnh thoảng tai nạn thương tâm vẫn xảy ra. 2.6. Chuột rút khi bơi lội Có hai nguyên nhân chính gây "Chuột rút" hay "Vọp bẻ" là thiếu ôxy cho cơ bắp hoặc cơ thể thiếu nước và muối ăn. Nên các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút, đặc biệt là hạ canxi máu(thiếu canxi) hoặc hạ kali máu(thiếu kali) hay khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp. Chuột rút rất nguy hiểm khi bơi lội. Cơn đau do chuột rút có thể làm giảm khả năng bơi lội. Nghiêm trọng hơn là bị chết đuối. 6
  7. 3. Một số khó khăn trong công tác phòng, chống đuối nước ở trẻ em Công tác phòng chống tai nạn đuối nước gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi lên là: - Nhận thức của cộng đồng về các nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em còn chưa cao. Công tác tuyên truyền cho cộng đồng về các kiến thức phòng, chống đuối nước ở trẻ em, tuyên truyền quy định của luật pháp về an toàn giao thông đường thủy cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông đường thủy, cán bộ làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn trận tự đường thủy vẩn còn hạn chế. Thiếu các tài liệu hướng dẫn bơi cho các em, hướng dẫn các kỹ năng an toàn khi tiếp xúc với môi trường nước. - Vẩn còn nhiều nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em chưa được loại bỏ tại gia đình, cộng đồng. - Việc dạy bơi cho trẻ em chưa được triển khai rộng rãi tại các địa phương. Các cán bộ , giáo viên Thể dục trong trường học được tập huấn các kỹ năng dạy bơi cho các em còn ít, chương trình đào tạo chưa cụ thể. - Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phổ cập môn bơi chưa được đầu tư. - Nhiều địa phương trong tỉnh chưa có bể bơi, nếu có còn rất ít không đủ đáp ứng yêu cầu cho trẻ. 7
  8. Bài 2 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM 1. Truyền thông giáo dục sức khỏe Các cơ quan truyền thông đại chúng phải có trách nhiệm xây dựng, phát triển những thông điệp tuyên truyền về nguy cơ tai nạn đuối nước và phổ biến biện pháp phòng tránh để chuyển tải nội dung trên các phương tiện truyền thông cùng với các tài liệu tuyên truyền khác. Cần lồng ghép hoạt động phòng tránh đuối nước vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, đặc biệt trước khi học sinh nghỉ hè để nâng cao nhận thức bảo vệ, phòng ngừa cho các em. 2. Phát triển kỹ năng bơi lội, tập huấn sơ cấp cứu đuối nước Cần phát triển kỹ năng bơi lội và dạy bơi cho học sinh nói riêng, trẻ em ở các nhóm tuổi nói chung; chú ý ở những địa bàn thường hay bị ngập lụt, có nhiều sông suối, ao hồ, mặt nước. Tổ chức tập huấn về sơ cấp cứu, nhất là phương pháp hô hấp nhân tạo cho thanh niên, giáo viên … thậm chí cộng đồng người dân cũng cần phải biết phương pháp này để ứng cứu khi cần thiết. 3. Tăng cường ý thức giám sát trẻ em đầy đủ của gia đình, của cộng đồng và của nhà trường Để đảm bảo an toàn nhất có thể cho trẻ, bên cạnh việc dạy trẻ bơi, điều cấp thiết là phải giám sát và hướng dẫn trẻ những biện pháp an toàn khi tiếp xúc với nước. Biết bơi thôi cũng chưa hẳn đã an toàn, rất nhiều người có cơ bắp khỏe, bơi thành thạo cũng bị đuối nước dẫn đến tử vong nếu chủ quan, lơ là. 8
  9. 4. Thay đổi môi trường sống cho an toàn hơn Để thay đổi môi trường sống nhằm bảo đảm sự an toàn, nên tuyên truyền, vận động cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp đơn giản như: đậy nắp bảo vệ ở giếng nước, bể nước, hồ thoát nước...; làm rào chắn ở xung quanh những ngôi nhà ở bên sông suối, ao cá, hố xây dựng ở công trình… có thể chứa nước. 5. Những điều các em nên làm  Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn báo nguy hiểm.  Chỉ bơi khi có người lớn biết bơi và cứu đuối đi kèm.  Phải khởi động kỹ trước khi xuống nước.  Lên bờ ngay khi trời tối, mưa, sấm chớp.  Làm hàng rào quanh ao, hố nước, rãnh nước quanh nhà, làm cổng cửa chắn (đặc biệt khi nhà ở gần sông hồ…).  Luôn đậy giếng, bể, lu chứa nước…bằng các nấp đậy an toàn (cứng, trẻ dẫm lên không vở).  Chỉ tập bơi hoặc bơi ở những nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ , tuân thủ các quy định của bể bơi.  Khi tham gia giao thông đường thuỷ, cần ngồi đúng vị trí quy định của mình. 6. Những điều các em không nên làm  Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. 9
  10.  Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ,dông bão.  Các phương tiện giao thông đường thuỷ không được chở quá quy định.  Không bơi ở những nơi có biển báo nguy hiểm, nước chảy xiết, nước sâu.  Không nhảy cấm đầu hoặc bơi thi ở những nơi không có chỉ dẫn.  Không tự ý lái xuồng, thuyền…khi chưa xin phép người lớn.  Không nhảy xuống nước khi vừa đi ngoài nắng về hoặc khi có nhiều mồ hôi.  Không ăn uống khi đang bơi, hay bơi khi mới ăn xong. 10
  11. Bài 3 CÁC BIỆN PHÁP CỨU, CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢI THOÁT KHI BỊ ÔM, TÚM VÀ CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐUỐI NƯỚC 1. Những nguyên tắc và biện pháp khi cứu người bị đuối nước Dấu hiệu nhận biết - Nạn nhân đang chới với dưới nước hoặc sắp có nguy cơ bị chìm. - Có dấu hiệu bị sặc nước : ho dữ dội, sặc sụa, mặt p hoặc tím, khó thở, hoặc ngừng thở. - Bất tỉnh do tắc thở. Nguyên nhân - Úp mặt vào nước không tự thoát ra được. - Bị rơi hoặc ngã xuống chỗ nước sâu, nước xoáy nguy hiểm. - Không biết bơi. - Bị chuột rút khi đang bơi, đang ở dưới nước - Do thiên tai, lũ lụt. - Môi trường sống trong gia đình và cộng đồng không an toàn: bể nước không nắp, giếng, ao, hồ,... Nguy cơ - Đuối nước sẽ dẫn đến ngạt thở, ngừng tim - Ngừng thở, ngừng tim dẫn đến tử vong - Lưu ý khi nạn nhân bị đuối nước: o Phút thứ 1 nạn nhân mất thở. o Phút thứ 2 – 3 nạn nhân thở dưới nước. o Phút thứ 4 nạn nhân mất cảm giác và ngừng tim (não nguy hiểm). o Phút thứ 5 – 8 nạn nhân chết nhưng còn hy vọng cứu sống. o Phút thứ 9 trở đi : hết hy vọng. - Yêu cầu đối với người cấp cứu:  Bình tĩnh 11
  12.  Đánh giá nhanh hiện trường  Đánh giá tổn thương của nạn nhân  Sơ cấp cứu - Gọi hỗ trợ  Xử trí ban đầu các tổn thương theo thứ tự ưu tiên.  Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế. - Khi phát hiện có người bị đuối nước, cần hô hoán để nhiều người có thể nghe được chạy đến trợ giúp. - Người không biết bơi tuyệt đối không bao giờ được nhảy xuống biển, ao, hồ, sông sâu để cứu người bị tai nạn đuối nước. - Khi cứu người bị đuối nước, cần phải có thuyền, cây, dây, phao hoặc can nhựa để làm phao... Ví dụ: Trong trường hợp nạn nhân ở gần bờ, không phải lúc nào cũng có sẵn phao cứu hộ bên mình, ta có thể tận dụng một chiếc gậy, một cây sào... hoặc xa hơn một chút thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên được trên mặt nước như can nhựa, thùng nhựa, chai nước suối, thùng dầu ăn... đều có thể dùng cứu họ được. Ta hãy thực hiện bằng cách níu chặt lấy một thân cây, một mô đất hoặc một vật gì chắc chắn rồi ném hoặc đưa vật hiện có cho nạn nhân nắm lấy và lôi vào bờ. - Nếu có nhiều người, ta giăng một hàng người nắm tay để kéo nạn nhân vào bờ. - Nếu có thuyền, ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền cho nạn nhân bám vào, cũng có thể đưa tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm lấy, hoặc trong trường hợp khẩn thiết, ta buộc dây bám vào người và nhảy xuống nước cứu họ và dìu lên thuyền. 12
  13. - Khi không có vật gì nơi tay mà một đứa bé đang bị ngộp ở chỗ không sâu lắm, tốt hơn hết là dùng áo của mình, quăng cho nạn nhân bám lấy. - Nếu có dây dài, ta nên cột một đầu vào một điểm nào đó thật chắc chắn trên bờ, đầu kia buộc thật nhanh vào người bằng gút ghế đơn (nhớ chừa một đoạn khoảng 2m để cột ngang người nạn nhân), bơi tới chỗ nạn nhân, đưa họ nắm và kéo vào bờ, hoặc nếu nạn nhân còn tỉnh táo thì gọi cho họ biết và ném dây cho họ. Trong khi đó, tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu thoát. Theo kinh nghiệm cho thấy, lời nói trấn an của người cứu hộ rất quan trọng. Lời nói kịp thời của chúng ta có thể cứu được nạn nhân 50%, vì họ ổn định được tâm lý sẽ bớt uống nước. - Người có khả năng bơi lội tốt có thể xuống nước để cứu người, đây là giải pháp cuối cùng khi không còn giải pháp nào khác, bởi vì thực tế đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biết về các phương pháp cấp cứu thủy nạn, nên bị nạn nhân ôm cứng và cả hai cùng chết chìm. *. Khi nhảy xuống nước bơi để cứu nạn, cần tiến hành theo một trong những biện pháp sau: + Biện pháp một: Để nạn nhân nằm ngửa, người cứu hộ bơi ở phía sau nạn nhân, một tay dùng để bơi, một tay vắt lên ngang ngực xốc chéo qua nách bên kia. Bơi kiểu nhái đưa họ vào bờ. Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt, nhưng làm cho nạn nhân được an toàn tuyệt đối. Điều kiện: Người được cứu phải khá tỉnh táo và có biết bơi đôi chút. + Biện pháp hai: Nâng cằm nạn nhân cho nằm ngửa hẳn mặt lên cho mũi của nạn nhân sẽ được thoát ra khỏi mặt nước. Phương pháp này dùng cho những nạn nhân có cơ thể hơi mập. Người cứu hộ có thể dùng tay còn lại để bơi vào bờ cho nhanh. 13
  14. + Biện pháp ba: Tiếp cận người bị nạn từ phía sau, người cứu hộ dùng tay nắm ngay chùm tóc phía trên trán, giựt ngửa đầu nạn nhân ra đằng sau. Phương pháp này dùng để cứu các bạn nữ rất có lợi. + Biện pháp bốn: Nắm cổ áo, nếu nạn nhân còn mặc đầy đủ quần áo mà ta lại không có thời gian cởi ra kịp dưới nước. + Biện pháp năm: Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thật sự, ta có thể dùng hai tay ta nâng đầu nạn nhân nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng 2 chân và kéo vào bờ. + Biện pháp sáu: Nếu nạn nhân có trọng lượng nhẹ hơn ta và đã bất tỉnh. Ta có thể bơi ngửa, dùng ngực để đỡ đầu nạn nhân, hai tay xốc dưới nách cho nạn nhân nằm sải với tư thế thoải mái. Hai chân đạp kiểu nhái đưa nạn nhân vào bờ. 14
  15. 2. Các phương pháp giải thoát khi bị ôm, túm Người cứu đuối phải biết giải thoát trong những tình huống bất ngờ. 2.1 Phương pháp giải thoát khi bị túm tay Do tâm lý hoảng sợ, họ thường dãy dụa, hoảng loạn tìm chỗ để bám và bám rất chặt. Vì vậy nếu người cứu đuối bị bám, ôm chặt thì phải bình tĩnh cách giải thoát bằng biện pháp lợi dụng nguyên lý đòn bẩy hoạt động trái khớp… Nếu người bị đuối túm hai tay từ dưới hoặc phía trên, người cứu đuối phải nắm chặt hai nắm tay để xoay vào trong hoặc ngoài về phía ngón cái của người bị đuối để giải thoát (Hình 222) Nếu bị túm chặt một tay người cứu đuối, thì người cứu đuối nắm chặt nắm đấm của tay bị túm, tay kia cài vào giữa hai tay của người bị đuối, nắm lấy nắm đấm của tay bị túm kéo xuống để giải thoát. 2.2 Phương pháp giải thoát khi bị ôm ghì phía sau gáy Cầm chặt cổ tay người bị đuối nước, tay kia đưa xuống dưới đẩy khuỷu từ dưới lên làm cho người bị đuối phải quay người. Sau đó cúi đầu luồn qua nách và quay người lại để kéo cổ tay của họ ra sau đó rồi dìu vào bờ (Hình 221) 2.3 Phương pháp giải thoát khi bị ôm cổ từ phía trước Dùng tay trái (phải) đẩy khuỷu tay bên phải (trái). Tay phải (trái) nắm chặt lấy cổ tay của người bị đuối kéo xuống dưới rồi đột ngột chui qua vòng tay 15
  16. của người bị đuối. Cầm cổ tay của người bị đuối xoay về phía dưới ra sau để tiến hành dìu họ vào bờ (hình 221) 2.4 Phương pháp giải thoát khi bị ôm ngang lưng ở phía trước Một tay giữ chặt phía sau đầu người bị đuối, một tay đỡ cằm xoay đầu họ ra ngoài làm cho lưng người bị đuối xoay lưng vào mình rồi dìu vào bờ (Hình 223) 2.5 Phương pháp giải thoát khi bị ôm ngang từ phía sau Dùng hai tay túm lấy một ngón tay ở cả hai bàn tay của người bị đuối, sau đó kéo dần sang hai bên buông một tay người bị đuối ra rồi quay người ra sau lưng người bị đuối nước và dìu họ vào bờ (hình 223) 2.6 Phương pháp giải thoát khi bị ôm cả thân và hai tay từ phía sau lưng Hai chân dùng sức đạp mạnh xuống dưới làm cho cả hai đều nổi lên cao. Khi nhô đầu lên khỏi mặt nước, hít vào một hơi thật sâu, đồng thời hai tay dùng sức khuỳnh ra trước đột ngột chìm xuống và thoát ra hai tay của người bị đuối. Tiếp đó quay lưng người bị đuối về phía mặt mình để dìu họ lên bờ. Trong những trường hợp khi người bị đuối ôm chặt cổ, chân mà sức lại khỏe hơn người cứu đuối thì phải kêu cứu hoặc dùng những thế võ để tự giải thoát và tìm cách cứu người bị đuối. 16
  17. 3. Cấp cứu người bị bất tỉnh Dấu hiệu nhận biết Gọi hỏi không đáp ứng.  Người mềm nhũn. Các biểu hiện toàn thân: da tím tái, xanh nhợt, người lạnh, vã mồ hôi,... Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất tỉnh: - Dị vật đường thở - Điện giật - Đuối nước - Bị kích động hệ thần kinh - Ngộ độc - Tai nạn giao thông - Mất máu quá nhiều - Ngạt khói, khí độc - Các chấn thương khác không được sơ cứu kịp thời 17
  18. Nguy cơ - Thiếu máu não dẫn đến nhũn não không hồi phục - Ngừng thở, ngừng tim và tử vong do :  0 - 4 phút : ngừng thở, tìm sẽ ngừng đập  Trên 4 phút : Não có thể tổn thương  6 - 10 phút : Não bị tổn thương  10 phút : Não tổn thương không có khả năng hồi phục Xử trí Áp dụng nguyên tắc DRABC: 1) Quan sát đánh giá hiệntrường để phát hiện những mối nguy hiểm tiềm ẩn. Nguy hiểm tiềm ẩn tại hiện trường(D) D - Nguồn điện cao thế - Nước sâu - Nguy cơ cháy, nổ - Khí độc, hoá chất - Vật rơi từ trên cao 3 - Sạt lở,… Ver 1.0 – 02 /2004 2)Đánh giá sự đáp ứng của nạn nhân (R). Kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay bất tỉnh bằng cách: - Lay, gọi, hỏi nạn nhân. Yêu cầu nạn nhân thực hiện những động tác đơn giản. R Đáp ứng của nạn nhân giúp bạn nhận biết được nạn nhân còn tỉnh hay không: 18
  19. * Trường hợp nạn nhân có đáp ứng thì tiếp tục kiểm tra các tổn thương khác để tiến hành sơ cứu, sau đó đưa nạn nhân về tư thế hồi phục an toàn (nếu không có tổn thương xương) và sau đó gọi điện thoại huy động hỗ trợ . * Một nạn nhân không có đáp ứng gì được xem là bất tỉnh và phải nhanh chóng kiểm tra và làm thông thoáng đường thở. 3)Kiểm tra và làm thông đường thở (A).  Để đầu nạn nhân ngửa tối đa tránh lưỡi tụt về phía sau.  Kiểm tra dị vật và làm thông đường thở (Ví dụ: máu, dịch, A đờm dãi, bùn đất... ). 4)Kiểm tra sự thở của nạn nhân (B).  Bằng cách “ nhìn, sờ, nghe và cảm nhận”. B - Nhìn: Lồng ngực có/không di động theo nhịp thở. - Sờ và cảm nhận : Đặt tay lên bụng để cảm nhận bụng có/không sự cử động. - Nghe và cảm nhận : Áp sát tai, má vào miệng và mũi nạn nhân để nghe và cảm nhận có/không hơi thở của nan nhân. Nếu nạn nhân bất tỉnh nhưng còn thở : Cần nhanh chóng đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn và tiếp tục theo dõi 19
  20. Kỹ thuật đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn Nếu nạn nhân không có dấu hiệu của hô hấp sẽ chuyển sang C 5)Kiểm tra mạch của nạn nhân(tuần hoàn). C Kiểm tra mạch của nạn nhân bằng cách bắt mạch tại vị trí cổ, cổ tay hoặc bẹn. Nếu nạn nhân không thở, không có mạch thì tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực. Nếu nạn nhân đuối nước bị bất tỉnh cần phải được cấp cứu nhanh, kịp thời và kiên trì. Khi đưa lên bờ, hãy dốc ngược nạn nhân hoặc đặt nạn nhân nằm đầu thấp, kiểm tra dị vật đường thở rồi ép mạnh vào phần bụng dưới ngực để đẩy nước ra. Cần thực hiện như vậy xen kẽ với hà hơi thổi ngạt. Nếu tim không đập thì phải kết hợp thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Phải thực hiện cho đến khi nạn nhân thở trở lại hoặc đã chết thực sự. Chú ý cởi bỏ quần áo ướt, lau khô người, xoa dầu nóng toàn thân và ủ ấm cho nạn nhân. * Các bước cụ thể như sau: 3.1 Xóc nước Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ muốn xóc nước thì ta làm như sau : Đưa nạn nhân lên cao rồi xóc vài cái cho nước trào ra, dùng tay móc những vật lạ mà họ đã nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2