intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hướng dẫn

Chia sẻ: Thanh Phuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

159
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lý do hình thành và đối tượng của tài liệu hướng dẫn - Dành riêng cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ - Dành cho các giám đốc, các nhà quản lý điều hành kinh doanh và/ hoặc các nhân viên chuyên môn khác

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn

  1. 1. Giới thiệu 1. Lý do hình thành và đối tượng của tài liệu hướng dẫn 2. Quản lý nội tại hiệu quả là gì 3. Những điều cẩn thiết để thực hiện "quản lý nội tại hiệu quả" 4. Sử dụng tài liệu hướng dẫn này như thế nào 5. Nội dung của các bản danh sách kiểm tra 6. Kết hợp “quản lý nội tại hiệu quả” và các hoạt động thường nhật 1.1. Lý do hình thành và đối tượng của tài liệu hướng dẫn - Dành riêng cho đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ - Dành cho các giám đốc, các nhà quản lý điều hành kinh doanh và/ hoặc các nhân viên chuyên môn khác - Có thể áp dụng được mà không cần đầu tư nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Nghĩa là các nhân viên của doanh nghiệp có thể sử dụng để kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ cần đầu tư thời gian ½ đến 1 ngày - Xác định các lĩnh vực cụ thể có liên quan đến quản lý nội tại hiệu quả và các biện pháp khả thi nhằm tiết kiệm chi phí và giảm tác động môi trường - Định ra các ưu tiên cho hoạt động tiếp theo - Được các doanh nghiệp sử dụng như một công cụ quản lý khiêm tốn để theo dõi các kết quả thật sự đạt được - Làm nền móng để xây dựng các công cụ quản lý môi trường phức tạp hơn (chẳng hạn như công cụ quản lý chi phí môi trường, các hệ thống quản lý chất lượng môi trường) - Có thể được ứng dụng với sự hỗ trợ hoặc tư vấn từ bên ngoài tối thiểu ( ví dụ từ ½ đến 1 ngày) nếu cần thiết. 1.2. Quản lý nội tại hiệu quả là gì
  2. "Quản lý nội tại hiệu quả" là những biện pháp thiết thực dựa trên tư duy thuần tuý mà các doanh nghiệp tiến hành để nâng cao năng suất của mình, tiết kiệm chi phí và giảm tác động các hoạt động của doanh nghiệp lên môi trường. "Quản lý nội tại hiệu quả" là những hoạt động mang tính tự nguyện nhằm mục đích: - Hợp lý hoá viêc sử dụng nguyên vật liệu, nước cũng như năng lượng đầu vào. - Cắt giảm khối lượng và/hoặc độ độc hại của chất thải, nước thải và chất khí thải có liên quan đến sản xuất. - Tái sử dụng và/ hoặc tái chế, tái sinh tối đa các đầu vào ban đầu và các nguyên liệu đóng gói. - Cải thiện các điều kiện làm việc cũng như nghề nghiệp trong doanh nghiệp "Quản lý nội tại hiệu quả" có thể đem lại lợi ích kinh tế thực sự và là một lợi thế cho doanh nghiệp trên phương diện giảm thiểu lượng chất thải cũng như trong việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng. Việc giảm thiểu lượng chất thải có thể cho phép doanh nghiệp giảm được sự thất thoát các nguyên vật liệu đầu vào có giá trị và nhờ vào đó mà giảm được chi phí hoạt động. Hơn nữa, bằng việc sử dụng “quản lý nội tại hiệu quả“, các doanh nghiệp có thể cắt giảm được lượng ô nhiễm gây ra cho cộng đồng, do đó cải thiện được hình ảnh của doanh nghiệp cũng như sản phẩm của mình trong mắt khách hàng, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp láng giềng và các cơ quan thẩm quyền. Riêng về khía cạnh này, một nỗ lực nhỏ có thể đem lại hiệu quả tương đối lớn và dễ dàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một thống kê quan trọng cần xem xét: Có thể giảm được 50% chất thải bằng cách áp dụng các biện pháp "quản lý nội tại hiệu quả" và tiến hành một số thay đổi nhỏ trong hoạt động. Nguồn: Chương trình môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) 1.3. Những điều cẩn thiết để thực hiện "quản lý nội tại hiệu quả" a. Văn hoá tổ chức
  3. Trước hết việc giảm chất thải có liên quan đến việc thay đổi thói quen và tạo ra một ý thức văn hoá về năng suất cũng như ý thức giảm thiều chất thải trong số các nhân viên ở mọi cấp trong doanh nghiệp. b. Vấn đề nhận thức Điều hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải làm sao thu hút được sự quan tâm chú ý của nhân viên tới vấn đề đặt ra và tạo cơ hội hành động cho họ. c. Phổ biến, tuyên truyền thông tin Có thể thực hiện tốt quá trình này bằng cách đảm bảo sự tuyên truyền rộng rãi và đầy đủ các thông tin có liên quan trong nội bộ và đảm bảo phát triển tốt các quá trình “quản lý nội tại hiệu quả”, làm theo và kết hợp chung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. d. Các cách làm đơn giản Việc ứng dụng các biện pháp “quản lý nội tại hiệu quả” không đòi hỏi những đầu tư lớn như đối với các công nghệ sạch hơn có thể đòi hỏi chi phí rất cao, đặc biệt là đối với một doanh nghiệp ở quy mô nhỏ và vừa. Mục tiêu là nhằm không ngừng cải tiến quy trình sản xuất thông qua việc sử dụng hợp lý hơn các nguyên liệu hay bằng cách tối ưu hoá các quy trình sản xuất. 1.4. Sử dụng tài liệu hướng dẫn này như thế nào Tài liệu hướng dẫn này được lập dưới dạng các danh mục đối gồm 5 lĩnh vực: 1. Giảm thất thoát /sử dụng nguyên vật liệu và đồ tiếp liệu - Ngăn ngừa chất thải không cần thiết - Thực hiện duy trì mang tính phòng ngừa - Xây dựng kế hoạch và các quy trình có hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp 2. Quản lý chất thải có trách nhiệm - Phân lập chất thải thành các loại khác nhau - Tái sử dụng/ tái chế các chất thải như một nguồn nguyên liệu ban đầu - Thải chất thải một cách có hiệu quả kinh tế và lành mạnh về mặt môi trường
  4. 3. Xử lý và chuyển giao nguyên vật liệu và sản phẩm có hiệu quả - Đảm bảo việc xử lý và kiểm kê hợp lý - Tiến hành kiểm soát hàng dự trữ có hiệu quả - Hoạch định và tối ưu hóa sản xuất - Ghi chép sổ sách chi tiết, đầy đủ 4. Tiết kiệm nước - Ngăn ngừa nước bị rò rỉ/ bị đổ ra - Tái sử dụng nước - Giám sát việc sử dụng nước 5. Tiết kiệm năng lượng - Cung cấp đầy đủ vật liệu cách nhiệt phù hợp - Giám sát việc sử dụng năng lượng - Thu hồi và tái sử dụng năng lượng 1.5. Nội dung của các bản danh sách kiểm tra Mỗi lĩnh vực” quản lý nội tại hiệu quả” có 5 danh mục đối chiếu bao gồm: - Một danh sách các hoạt động có thể giúp bạn trong việc xác định các cơ hội “quản lý nội tại hiệu quả” trong doanh nghiệp của mình. - Một cột hướng dẫn bạn trong việc giao cho một nhân viên cụ thể trách nhiệm theo dõi và giám sát các kết quả đạt được theo thời gian. - Một cột giúp bạn xác định vấn đề cần ưu tiên cho các hoạt động đã đề xuất, kể cả thời gian hoàn thành. - Một cột trong đó dự tính và ghi chép những khoản tiết kiệm chi phí cũng như các lợi ích khác đạt được. Với mỗi lĩnh vực “quản lý nội tại hiệu quả “đề cập đến trong các ví dụ về các doanh nghiệp có thật đạt được tiết kiệm chi phí và giảm được các tác động môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp đựơc nêu ra.
  5. 1.6. Kết hợp “quản lý nội tại hiệu quả” và các hoạt động thường nhật Hệ thống này còn đề cập tới 3 lĩnh vực khác (xem chi tiết ở phần 3), 3 lĩnh vực này có thể trợ giúp bạn trong việc tạo ra các quy định và cơ cấu hiệu quả cho việc kết hợp các biện pháp “quản lý nội tại hiệu quả” vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiêp mình cũng như duy trì những hoạt động có hiệu quả một cách lâu dài. A. Các vấn để về tổ chức - Xác định trách nhiệm đối với việc tối thiểu hoá chất thải - Xây dựng mục tiêu cũng như yêu cầu - Xác định các lĩnh vực ưu tiên để hành động - Tiến hành đào tạo nhân viên - Phát triển và tiến hành các thủ tục cần thiết - Theo dõi, kiểm tra các kết quả, xây dựng các mục tiêu mới B. Dự toán chi phí - Dự toán/tính toán chi phí và tiết kiệm từ việc sử dụng nguồn nguyên liệu trên thực tế - Phân bổ các chi phí môi trường vào các hoạt động làm nảy sinh những chi phí đó - Tính cả các chi phí hoạt động và đầu tư vào các chi phí quản lý chất thải C. Phân tích đầu vào và đầu ra của quy trình sản xuất - Tối ưu hoá quy trình sản xuất - Sử dụng các nguồn nguyên liệu một cách có hiệu quả hơn (nguồn nguyên vật liêu V..V..) - Giảm bớt các luồng nguyên vật liệu và chất liệu (qua việc tái sử dụng, tái chế tái sinh).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2