intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hướng dẫn điện công nghiệp Chương 5

Chia sẻ: Tran Van Ken | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

201
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BÀI 5 MẠCH MỞ MÁY THEO THỨ TỰ I. LẮP MẠCH ĐIỆN MỞ MÁY ĐỘNG CƠ THEO TRÌNH TỰ QUY ĐỊNH BẰNG NÚT ẤN 1. MỤC ĐÍCH - Hiểu được ý nghĩa và nguyên lý làm việc của mạch điện mở máy động cơ hoạt động theo trình tự quy định bằng nút ấn. - Lắp ráp và đấu được mạch điện mở máy động cơ theo trình tự quy định. 2. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Trong một máy công tác nói riêng hay một dây chuyền sản xuất nói chung, một số công việc nhất thiết phải được thực hiện lần lượt theo một trình tự...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn điện công nghiệp Chương 5

  1. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp BÀI 5 MẠCH MỞ MÁY THEO THỨ TỰ I. LẮP MẠCH ĐIỆN MỞ MÁY ĐỘNG CƠ THEO TRÌNH TỰ QUY ĐỊNH BẰNG NÚT ẤN 1. MỤC ĐÍCH - Hiểu được ý nghĩa và nguyên lý làm việc của mạch điện mở máy động cơ hoạt động theo trình tự quy định bằng nút ấn. - Lắp ráp và đấu được mạch điện mở máy động cơ theo trình tự quy định. 2. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Trong một máy công tác nói riêng hay một dây chuyền sản xuất nói chung, một số công việc nhất thiết phải được thực hiện lần lượt theo một trình tự nào đó. Nếu mỗi động cơ đảm nhiệm một công việc thì đương nhiên các đ ộng cơ cũng phải làm việc theo một trình tự nhất định của công việc. Để thực hiện được cơ chế trên chúng ta có 2 phương thức điều khiển: - Điều khiển theo cơ chế khoá: Động cơ A phải làm việc trước mới cho phép điều khiển động cơ B làm việc. Ta nói động cơ A khoá động cơ B. Cơ chế này cần nhiều lần điều khiển. - Điều khiển theo cơ chế bắt cầu: Động cơ A hoạt động kéo theo động cơ B hoạt động, động cơ B hoạt động kéo theo động cơ C hoạt động…Ta nói các động cơ A, B, C… làm việc liên hoàn. Theo cơ chế này chỉ cần một lần điều khiển. * Trang bị điện của mạch - Áp tô mát ba pha (CB). - Cầu chì (FUSE). - Bộ nút ấn (ON1, ON2, OFF1, OFF2… ). - Công tắc tơ (K1, K2, K3). - Rơle nhiệt (OLR1, OLR2, OLR3). - Động cơ KĐB 3 pha (M 1, M2, M3 ). 3. NỘI DUNG THỰC HÀNH 3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị Thiết bị, dụng cụ Số lượng TT Ghi chú 01 chiếc 1 Panel đa năng MEP-1 Cầu chì 04 chiếc 2 Công tắc tơ 03 chiếc 3 Bộ nút ấn 03 bộ 4 Rơle nhiệt 03 chiếc 5 Động cơ KĐB ba pha 03 chiếc 6 Dây nối, jắc cắm 01 bộ 7 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 bộ 8 3.2. Sơ đồ thực hành Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 34
  2. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp Hình 5.1a: Mạch điều khiển điều khiển động cơ theo thứ tự Hình 5.1b: Mạch động lực điều khiển động cơ theo thứ tự 3.3. Các bước thực hiện Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị sử dụng trong mạch. Bước 2: Xem xét thiết bị trên panel. Bước 3: Đấu mạch điện như hình 5.1. Bước 4: Kiểm tra nguội theo các bước sau: - Nối dây từ bót trên mạch động lực vào động cơ. Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 35
  3. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp - Kiểm tra mạch động lực. - Kiểm tra mạch điều khiển: Đặt que đo của ôm mét vào hai đ ầu mạch điều khiển, mạch điều khiển sẽ nối đúng nếu ôm mét chỉ giá trị “∞” khi chưa tác động và chỉ giá trị tương đương với điện trở cuộn hút của từng công tắc tơ trong các trường hợp sau: + Ấn nút ON1. + Ấn nút ON2. + Ấn nút ON3. + Ấn vào núm của từng công tắc tơ (để đóng tiếp điểm duy trì). Bước 5: Hoạt động thử: - Nối dây nguồn. - Đóng áp tô mát nguồn. - Mở máy động cơ M1: +Ấn nút ON1. - Mở máy động cơ M2: +Ấn nút ON2. - Mở máy động cơ M3: +Ấn nút ON3. - Dừng 3 động cơ. + Ấn nút OFF. - Cắt áp tô mát. Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả vào bảng chân lí. 4. BÁO CÁO THỰC HÀNH 4.1. Đặc tính kỹ thuật và các tham số của các thiết bị. 4.2. Sơ đồ thực hành. 4.3. Bảng chân lí. 4.4. Những nhận xét và kết luận rút ra sau khi thực hành. Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch Trạng thái điều điều khiển M1 M2 M3 K1 K2 K3 khiển Ấn ON1 1 Ấn OFF1 2 Ấn ON2 3 Ấn OFF2 4 Ấn ON3 5 Ấn OFF3 6 Ấn ON1, ON2 7 & ON3 Tác động OLR 8 5. CÂU HỎI KIỂM TRA Câu 1: Ví dụ trong thực tế có các động cơ làm việc theo trình tự quy định? Câu 2: Nguyên tắc mở máy động cơ theo trình tự quy định? Câu 3: Khi một động cơ bị quá tải thì hai động cơ còn lại sẽ như thế nào? Câu 4: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên? Hướng khắc phục? Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 36
  4. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp II. LẮP MẠCH ĐIỆN TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CÁC ĐỘNG CƠ LÀM VIỆC THEO TRÌNH TỰ 1. MỤC ĐÍCH - Hiểu được trang bị điện và nguyên lý làm việc của mạch điện tự đ ộng điều khiển các động cơ làm việc theo trình tự. - Làm quen với các mạch điều khiển nhiều động cơ trong một dây chuyền sản xuất tự động. - Lắp ráp và đấu được mạch điện tự động điều khiển các động cơ làm việc theo trình tự. 2. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Trong sản xuất có những sản phẩm làm ra có khi phải trải qua một dây chuyền công nghệ gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn được thực hiện bởi một hoặc nhiều động cơ dẫn động. Để điều khiển sự làm việc của các động cơ theo một trình tự nhất định, đảm bảo các bước của quy trình sản xuất người ta dùng cơ chế điều khiển “bắc cầu”. * Trang bị điện của mạch - Áp tô mát ba pha (CB). - Cầu chì (FUSE). - Bộ nút ấn (ON, OFF). - Công tắc tơ (K1, K2, K3). - Rơle nhiệt (OLR1, OLR2, OLR3). - Rơle thời gian (T1, T2). - Động cơ KĐB 3 pha (M 1, M2, M3 ). 3. NỘI DUNG THỰC HÀNH 3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị Thiết bị, dụng cụ Số lượng TT Ghi chú 01 chiếc 1 Panel đa năng MEP-1 Cầu chì 04 chiếc 2 Công tắc tơ 03 chiếc 3 Bộ nút ấn 2 phím 01 bộ 4 Rơle nhiệt 03 chiếc 5 Rơle thời gian 02 chiếc 6 Động cơ KĐB ba pha 03 chiếc 6 Dây nối, jắc cắm 01 bộ 7 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 bộ 8 3.2. Sơ đồ thực hành Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 37
  5. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp Hình 5.2a: Mạch điều khiển tự động điều khiển động cơ theo thứ tự Hình 5.2b: Mạch động lực tự động điều khiển động cơ theo thứ tự 3.3. Các bước thực hiện Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị sử dụng trong mạch. Bước 2: Xem xét thiết bị trên panel. Bước 3: Đấu mạch điện như hình 5.2. Bước 4: Kiểm tra nguội theo các bước sau: - Nối dây từ bót trên mạch động lực vào động cơ. - Kiểm tra mạch động lực. Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 38
  6. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp - Kiểm tra mạch điều khiển Bước 5: Hoạt động thử: - Nối dây nguồn. - Đóng áp tô mát nguồn. - Mở máy động cơ: + Ấn nút ON. - Dừng tất cả động cơ. + Ấn nút OFF. - Cắt áp tô mát. Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả vào bảng chân lí. 4. BÁO CÁO THỰC HÀNH 4.1. Đặc tính kỹ thuật và các tham số của các thiết bị. 4.2. Sơ đồ thực hành. 4.3. Bảng chân lí. 4.4. Những nhận xét và kết luận rút ra sau khi thực hành. Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch Trạng thái điều K2 K3 điều khiển K1 M1 M2 M3 khiển Ấn ON 1 Ấn OFF 2 Tác động OLR 3 5. CÂU HỎI KIỂM TRA Câu 1: Nếu động cơ M1 có sự cố thì động cơ M2 có làm việc không? Tại sao? Câu 2: Trình bày sự liên động giữa các động cơ M1, M2 và M3, trong từng giai đoạn làm việc của mạch? Câu 3: Ở mạch điều khiển nếu ta thay tiếp điểm thường đóng mở chậm T22 của T2 bằng tiếp điểm thường đóng mở chậm T12 của T1 thì mạch điện trên sẽ hoạt động như thế nào? Câu 4: Mạch điều khiển đã hoạt động theo đúng nguyên lý, nhưng khi điều khiển động cơ thì chỉ có động cơ M1 hoạt động, các động cơ còn lại không hoạt động. Trình bày những nguyên nhân làm cho động cơ M2 và M3 không hoạt động? Câu 5: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên? Hướng khắc phục? Câu 6: So sánh mạch điều khiển theo thời gian và nút ấn? III. LẮP MẠCH ĐIỆN TỰ ĐỘNG ĐÓNG ĐIỆN CHO ĐỘNG CƠ DỰ PHÒNG KHI ĐỘNG CƠ CHẠY CHÍNH BỊ SỰ CỐ QUÁ TẢI 1. MỤC ĐÍCH - Hiểu được trang bị điện, nguyên lý làm việc của mạch điện tự động đóng điện cho động cơ dự phòng. - Lắp ráp và đấu được mạch điện trên. 2. TÓM TẮT LÝ THUYẾT Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 39
  7. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp Trong một số trạm cấp nước sinh hoạt đòi hỏi hoạt động bơm nước phải diễn ra liên tục, vì vậy khi máy bơm chính có sự cố thì lập tức phải có máy bơm dự phòng hoạt động để thay vào vị trí của máy bơm hỏng. Quá trình này có thể hoàn toàn tự động hoá nhờ mạch điện hình 3-1. * Trang bị điện của mạch - Áp tô mát ba pha (CB). - Cầu chì (FUSE). - Bộ nút ấn (ON, OFF). - Công tắc tơ (K1, K2). - Rơle nhiệt (OLR1, OLR2). - Rơle trung gian (RL). - Động cơ KĐB 3 pha (M 1, M2). 3. NỘI DUNG THỰC HÀNH 3.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị Thiết bị, dụng cụ Số lượng TT Ghi chú 01 chiếc 1 Panel đa năng MEP-1 Cầu chì 04 chiếc 2 Công tắc tơ 02 chiếc 3 Bộ nút ấn 2 phím 01 bộ 4 Rơle nhiệt 02 chiếc 5 Rơle trung gian 01 chiếc 6 Động cơ KĐB ba pha 02 chiếc 6 Dây nối, jắc cắm 01 bộ 7 Đồng hồ vạn năng, tuốc nơ vít… 01 bộ 8 3.2. Sơ đồ thực hành Hình 5.3a: Mạch điều khiển động cơ dự phòng tự động đóng điện khi động cơ chính bị sự cố quá tải Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 40
  8. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp Hình 5.3b: Mạch động lực động cơ dự phòng tự động đóng điện khi động cơ chính bị sự cố quá tải 3.3. Các bước thực hiện Bước 1: Tìm hiểu cấu tạo thực tế và các thông số kỹ thuật cơ bản của thiết bị sử dụng trong mạch. Bước 2: Xem xét thiết bị trên panel. Bước 3: Đấu mạch điện như hình 5.3. Bước 4: Kiểm tra nguội theo các bước sau: - Nối dây từ bót trên mạch động lực vào động cơ. - Kiểm tra mạch động lực. - Kiểm tra mạch điều khiển Bước 5: Hoạt động thử: - Nối dây nguồn. - Đóng áp tô mát nguồn. - Mở máy động cơ chính M1: + Ấn nút ON1. + Hoạt động thử chức năng “Tự động chạy M2 khi M1 bị sự cố” (tác động vào rơle nhiệt OLR1 khi M1 đang chạy). - Dừng động cơ. + Ấn nút OFF. - Cắt áp tô mát. Theo dõi hoạt động của mạch ghi kết quả vào bảng chân lí. 4. BÁO CÁO THỰC HÀNH Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 41
  9. Tài liệu hướng dẫn thực tập Điện Công Nghiệp 4.1. Đặc tính kỹ thuật và các tham số của các thiết bị. 4.2. Sơ đồ thực hành. 4.3. Bảng chân lí. 4.4. Những nhận xét và kết luận rút ra sau khi thực hành. Thứ tự Hoạt động của các phần tử trong mạch Trạng thái điều K2 điều khiển K1 M1 M2 khiển Ấn ON 1 Tác động OLR1 2 Ấn OFF 3 5. CÂU HỎI KIỂM TRA Câu 1: Bạn hãy lấy ví dụ dùng trong thực tế ? Câu 2: Ngoài sơ đồ giới thiệu ở trên, bạn có thể xây dựng sơ đồ mạch khác để tự động đóng động cơ dự phòng được không? Vẽ sơ đồ mạch? Câu 3: Khi mạch điều khiển hoạt động đúng nguyên lý, nhưng khi động cơ M1 bị sự cố quá tải, động cơ dự phòng M 2 không hoạt động, trình bày những nguyên nhân làm cho động cơ dự phòng không hoạt động khi động cơ chính bị sự cố? Câu 4: Rơle trung gian RL có nhiệm vụ gì trong mạch điều khiển? Có thể bỏ tiếp điểm thường đóng K13 và K23 được không? Tại sao? Câu 5: Ưu và nhược điểm của mạch điện trên? Hướng khắc phục? Câu 6: Động cơ M2 có công suất như thế nào đối với động cơ M1, tại sao? Câu 7: Công việc diễn ra khi đã khắc phục xong sự cố ở động cơ M1? Bộ môn Kỹ thuật Điện – Đại học Cần Thơ Trang 42
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2