intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của bài viết này là đánh giá thực trạng lao động - việc làm của lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk

  1. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK LẮK TS. Đỗ Thị Nga TÓM TẮT Tỉnh Đắk Lắk có nguồn lao động khá dồi dào và tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, với quy mô gần 855 nghìn người. Lực lượng lao động nông thôn của tỉnh phần lớn là lao động trẻ, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp cao nhưng có xu hướng giảm rõ rệt, lĩnh vực thương mại - dịch vụ ngày càng thu hút nhiều lao động. Trong giai đoạn 2017 - 2021, bình quân mỗi năm có hơn 35 nghìn người được tư vấn hướng nghiệp, 33 đến 35 nghìn người được đào tạo nghề, gần 13,5 nghìn người được giới thiệu việc làm. Phát triển sản xuất cũng tạo việc làm mới cho hàng ngàn lao động nông thôn mỗi năm, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Tuy vậy, do tác động của đại dịch Covid-19 và do những hạn chế trong công tác hướng nghiệp, đào tạo và thị trường lao động nên tỷ lệ lao động thiếu việc làm tăng cao, số lượng việc làm mới tạo ra hàng năm thấp, cung và cầu về lao động thiếu cân đối. Các giải pháp tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bao gồm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động. Từ khóa: Việc làm, lao động nông thôn, Đắk Lắk ABSTRACT CREATING JOBS FOR RURAL LABOUR IN DAK LAK PROVINCE Dak Lak has an abundant labour source of up to 855,000 people, which is mainly distributed in rural areas. The young labour makes up the most part of the labour source, the employment rate in the agriculture - forestry - fishery industry is observing a sharp decrease from its used-to-be high percentage, and the trade and services industry is increasingly attracting more labour. From 2017 to 2021, 35,000 individuals got access to career counselling, 33,000 - 35,000 were vocationally trained, and roughly 13,500 were given job opportunities (annual average data). Additionally, production development, especially in the trade and services industry, contributed to helping thousands of labour employed every year. However, impact of the Covid-19 pandemic and limitations in career counselling, training and the labour market have caused a higher unemployment rate, lower annual job creations, and the imbalance of the labour supply & demand. Some solutions to increase job opportunities for rural labour in Dak Lak province are: boosting the career counselling and vocational training towards labour use; and strengthening production development in such regions to attract labour and enhance labour export. Key words: employment, rural labour, Dak Lak province 1. MỞ ĐẦU Phát triển nông thôn là nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, với mục tiêu “cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn” (Ban chấp hành Trung ương, 2022). Tạo việc làm cho lao động nông thôn không chỉ liên quan đến thu nhập, ổn định cuộc sống cho cá nhân và gia đình người lao động mà còn góp phần bảo đảm cho sự phát triển bền vững của quốc gia cũng như mỗi địa phương (Võ Thị Mỹ Quỳnh, 2021). Đắk Lắk là một tỉnh đang phát triển với 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện. Dân số Đắk Lắk hơn 1,9 triệu người, trong đó khu vực nông thôn 51
  2. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” chiếm 75,28%; lực lượng lao động nông thôn của tỉnh là gần 855 nghìn người, chiếm 77% tổng lực lượng lao động của toàn tỉnh (Cục Thống kê Đắk Lắk, 2021). Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cùng với quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã và đang làm tăng thêm tình trạng dư thừa lao động ở khu vực nông thôn; thêm vào đó, trình độ lao động ở khu vực này thấp. Điều này đã gây sức ép lớn về nhu cầu giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn của tỉnh. Mục tiêu của bài viết này là đánh giá thực trạng lao động - việc làm của lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết chủ yếu sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Cục Thống kê, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh được sử dụng để đánh giá thực trạng lao động, việc làm và kết quả tạo việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk. Các chỉ tiêu phân tích bao gồm quy mô, tăng trưởng và cơ cấu lao động nông thôn (theo độ tuổi, theo ngành và theo thành phần kinh tế); tỷ lệ lao động được đào tạo, tỷ lệ lao động thiếu việc là và tỷ lệ thất nghiệp; số lượng lao động được tư vấn hướng nghiệp, được đào tạo, được giới thiệu việc làm; số lượng việc làm mới được tạo thêm hàng năm và số lượng lao động được xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng lao động - việc làm của lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk 3.1.1. Quy mô và cơ cấu lao động nông thôn Tỉnh Đắk Lắk có nguồn lao động khá dồi dào và tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn, với tỷ lệ 77%. Lực lượng lao đông nông thôn của tỉnh là lực lượng quan trọng tạo ra của cải vật chất, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội cho cộng đồng dân cư tỉnh. Quy mô lao động nông thôn của tỉnh năm 2021 là gần 855 nghìn người, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 0,6% năm. Đắk Lắk là tỉnh có nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ, thích nghi cho phát triển các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả có giá trị cao, phục vụ xuất khẩu. Vì vậy các khu vực nông thôn của tỉnh hàng năm thu hút lực lượng lao động từ các địa phương khác đến làm việc. Điều này giải thích vì sao tỉnh Đắk Lắk vẫn duy trì quy mô lao động nông thôn khá ổn định, bất chấp làn sóng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị đang diễn ra mạnh mẽ trong thời gian qua. Bảng 1: Lực lượng lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk Đơn vị tính: Người 2017 2018 2019 2020 2021 Tăng BQ (%) Lực lượng lao 1.084.943 1.096.862 1.117.631 1.101.695 1.110.152 0,58 động toàn tỉnh Lao động 834.604 840.242 862.460 851.122 854.817 0,60 nông thôn Tỷ lệ (%) 76,92 76,60 77,17 77,25 77,00 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk Lực lượng lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk phần lớn là lao động trẻ, số lao động có độ tuổi từ 15-34 chiếm 50,31%, bộ phận này có ưu thế về sức khỏe, trình độ văn hóa, dễ dàng 52
  3. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tiếp thu kiến thức mới và tiếp nhận tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh. Số lao động ở độ tuổi 35-44 chiếm tỷ lệ 24,57%, đây là lực lượng lao động chính, trụ cột gia đình, có việc làm và thu nhập ổn định. 15,33 29,33 19,9 24,98 24,67 24,57 15-24 tuổi 25-34 tuổi 35-44 tuổi 45-55 tuổi 55-59 tuổi trên 60 tuổi Biểu đồ 1: Cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo nhóm tuổi (%) Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Xét cơ cấu lao động theo ngành, lao động làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm rõ rệt, từ 70% năm 2017 xuống còn 60% vào năm 2021. Ở chiều ngược lại, lĩnh vực thương mại - dịch vụ ngày càng thu hút đông lao động, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực này tăng từ 23% năm 2017 lên 32,5% năm 2021. Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng hàng năm chỉ tạo việc làm cho hơn 7% lực lượng lao động nông thôn. 120 100 023 025 027 031 080 032 007 007 007 008 008 060 040 070 068 066 062 060 020 000 2017 2018 2019 2020 2021 NLN CN-XD DV Biểu đồ 2: Cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk theo ngành kinh tế (%) Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở khu vực nông thôn tỉnh Đắk Lắk ít biến động trong 5 năm qua, lao động tập trung hầu hết ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước (chiếm trên 92%). Mặc dù có sự mất cân đối trong cơ cấu lao động nhưng thực tế này khá phù hợp với đặc thù của vùng Tây Nguyên (hạn chế trong phát triển khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) và phù hợp với xu hướng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm. 53
  4. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Bảng 2: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 Nhà nước 7,50 7,90 8,00 7,00 7,20 Ngoài nhà nước 92,46 92,00 91,90 92,90 92,70 Khu vực vốn đầu tư nước ngoài 0,04 0,10 0,10 0,10 0,10 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk 3.1.2. Chất lượng lao động nông thôn Chất lượng lao động nông thôn của tỉnh Đắk Lắk có sự cải thiện đáng kể trong 5 năm qua, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 52,31% năm 2017 lên 62,98% năm 2021. Lực lượng lao động chủ yếu được đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên (đào tạo ngắn hạn). Các lĩnh vực nghề được đào tạo bao gồm các ngành nghề nông nghiệp (trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y, dịch vụ nông nghiệp); các nghề phi nông nghiệp (thủ công mỹ nghệ, may mặc, công nghệ thông tin, cơ khí và sửa chữa máy móc, kỹ thuật điện - điện tử, chế biến gỗ,…). Lao động được đào tạo các ngành nghề nông nghiệp góp phần nâng cao nhận thức của người lao động về sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả trong sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Trong khi đó, việc tăng cường đào tạo nghề phi nông nghiệp cho thanh niên ở địa phương góp phần tạo thêm việc làm mới, nâng cao thu nhập và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nông thôn. Bảng 3: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên địa bàn nông thôn tỉnh Đắk Lắk Đơn vị tính: % 2017 2018 2019 2020 2021 Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 52,31 56,00 58,00 60,00 62,98 Trong đó - Đại học và trên đại học 3,70 3,82 3,96 4,25 4,34 - Cao đẳng nghề 4,03 4,05 2,97 3,51 4,91 - Trung cấp nghề 4,64 4,18 3,50 5,79 4,08 - Sơ cấp nghề 31,34 45,53 44,83 51,40 43,30 - Dạy nghề thường xuyên 56,30 42,41 44,73 35,04 43,37 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk 3.1.3. Tình hình thiếu việc làm và thất ghiệp của lao động nông thôn Bảng 4: Tình hình thiếu việc làm và thất nghiệp của lao động nông thôn Đơn vị tính: % 2017 2018 2019 2020 2021 Tỷ lệ lao động thiếu việc làm 1,70 3,60 2,20 7,60 7,80 Tỷ lệ thất nghiệp 1,38 1,77 1,72 1,58 1,43 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk 54
  5. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tỉnh Đắk Lắk có lợi thế trong phát triển nông nghiệp hàng hóa. Phát triển nông nghiệp góp phần giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn không chỉ ở lĩnh vực nông nghiệp mà ở cả lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Do vậy, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn của tỉnh trong giai đoạn 2017 - 2021 khá thấp, dao động từ 1,38% đến 1,72%. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch Covid-19, tỷ lệ lao động thiếu việc làm tăng mạnh từ 1,7% năm 2017 lên 7,6% năm 2020 và 7,8% năm 2021. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn tỉnh Đắk Lắk. 3.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk 3.2.1. Hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua đã góp phần quan trọng nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới và thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bình quân mỗi năm có 33 đến 35 nghìn lao động được đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Riêng năm 2021, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thu hẹp các lớp đào tạo do dịch Covid-19 nên số lượng lao động được đào tạo nghề giảm khoảng 50% so với các năm trước. Thực hiện mục tiêu đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ, các học viên sau khi hoàn thành khóa đào tạo được giới thiệu việc làm phù hợp với nhu cầu bản thân và điều kiện gia đình. Hàng năm, Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk cũng phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn các huyện tổ chức các chương trình tư vấn nghề nghiệp, tuyển sinh và giới thiệu việc làm cho thanh niên, bao gồm cả quân nhân xuất ngũ. Trong giai đoạn 2017 - 2021, bình quân mỗi năm có hơn 35 nghìn người được tư vấn nghề nghiệp, việc làm và gần 13,5 nghìn người được giới thiệu việc làm đến các nhà tuyển dụng ở trong và ngoài tỉnh. Hoạt động tư vấn, hướng nghiệp được thực hiện ngay từ đối tượng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp và chọn trường, chọn nghề phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu xã hội. Bảng 5: Tư vấn nghề nghiệp, việc làm, đào tạo nghề và giới thiêu việc làm cho lao động nông thôn Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 Bình quân Tư vấn nghề nghiệp, việc làm 26.845 30.700 37.300 37.000 35.500 35.125 Đào tạo nghề 32.650 33.912 35.199 32.287 22.542 30.985 Giới thiệu việc làm 11.730 12.600 13.700 15.500 12.000 13.450 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk Để kết nối cung - cầu lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk tổ chức các phiên giao dịch để doanh nghiệp cần tuyển dụng và người lao động cần việc làm gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với nhau. Số lượt doanh nghiệp đăng ký tham gia tuyển dụng khá lớn, cao nhất vào năm 2021 với 438 lượt đăng ký tham gia tuyển dụng, tổ chức 10 phiên giao dịch việc làm và hơn 6,6 nghìn lao động được tuyển dụng. Thông qua hoạt động này, các doanh nghiệp tuyển dụng được số lượng và chất lượng lao động phù hợp, đặc biệt người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm được việc làm như mong muốn. Số lượng lao động được tuyển dụng thông qua các phiên giao dịch chủ yếu tập trung vào nhóm lao động phổ thông và trung cấp, cao đẳng nghề. Nhu cầu tuyển dụng lao động có xu hướng tăng cao sau đại dịch để phục vụ sản xuất, kinh doanh ở địa phương. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho lực lượng lao động nông thôn của tỉnh. Tuy 55
  6. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” vậy, để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, người lao động cần có định hướng nghề nghiệp rõ ràng và trang bị đầy đủ kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ. Bảng 6: Tuyển dụng lao động qua các phiên giao dịch việc làm Đơn vị tính: Người Nội dung 2017 2018 2019 2020 2021 Số lượt doanh nghiệp đăng ký 416 428 413 399 438 tham gia tuyển dụng Số phiên tổ chức 12 14 11 9 10 Số lao động được tuyển dụng 5.587 6.392 5.333 5.009 6.635 - Đại học 816 931 802 742 968 - Cao đẳng 1.053 1.268 1.030 913 1.306 - Trung cấp 1.354 1.301 1293 1.181 1.372 - Lao động phổ thông 2.364 2.892 2.208 2.173 2.989 Nguồn: Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk 3.2.2. Phát triển sản xuất, thu hút lao động nông thôn Phát triển sản xuất, tạo việc làm mới để thu hút lao động nông thôn được coi là biện pháp tạo việc làm hữu hiệu nhất, góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội ở khu vực nông thôn. Trong thời gian qua, hàng ngàn lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk được tạo việc làm mới mỗi năm, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm nhiều để dịch chuyển sang các khu vực phi nông nghiệp. Xu hướng này phù hợp với định hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Tuy vậy, số lượng việc làm mới tạo ra hàng năm không nhiều và giảm sút mạnh trong giai đoạn dịch bệnh. Do đó, việc nhanh chóng phục hồi sản xuất, kinh doanh để tạo nhiều việc làm mới sau đại dịch là yêu cầu cấp bách để cải thiện đời sống và ổn định chính trị, xã hội ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác đào tạo nghề để cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Bảng 7: Tạo việc làm mới thông qua phát triển ngành nghề kinh tế Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2021 Nông - lâm - ngư nghiệp -13.947 -9.384 -53.281 -16.684 Công nghiệp - xây dựng 2.912 2.420 1.045 610 Thương mại - dịch vụ 21.872 25.369 36.946 24.258 Tổng 10.837 18.405 15.290 8.184 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk 3.2.3. Xuất khẩu lao động Xuất khẩu lao động là hình thức tạo việc làm phổ biến trong bối cảnh dôi dư lao động ở khu vực nông thôn do chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, xuất khẩu lao động giúp tăng nguồn thu nhập từ kiều hối để cải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân nông thôn. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động và Trung tâm Dịch vụ việc làm phối hợp với các địa phương và đơn vị tuyển dụng lao động xuất khẩu thực hiện tuyên truyền, giáo dục định hướng và tuyển chọn lao động để đưa ra nước ngoài làm việc. Tuy nhiên, số lượng lao động nông thôn xuất khẩu không nhiều, một phần do 56
  7. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” tác động của dịch bệnh, mặt khác do yêu cầu khắt khe về kỹ năng chuyên môn và tính kỷ luật cao đối với lao động. Bảng 8: Xuất khẩu lao động của tỉnh Đắk Lắk Đơn vị: Người Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng số LĐ XK của tỉnh 715 730 1400 1100 400 - Lao động thành thị 110 30 320 332 127 - Lao động nông thôn 605 700 1080 768 273 Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk 3.3. Giải pháp tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 3.3.1. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động Thực tiễn ở khu vực nông thôn tỉnh Đắk Lắk, cung và cầu lao động có sự khác biệt rất lớn. Nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động chủ yếu là lao động phổ thông (chiếm 87,82%) và trung cấp, cao đẳng nghề (chiếm 10,27%), đại học chỉ chiếm 1,91%; trong khi đó, nhu cầu tìm việc làm của người lao động theo chiều ngược lại (lao động phổ thông chỉ chiếm 21,91%; đại học chiếm 37,53%, còn lại là cao đẳng và trung cấp nghề). Sự mất cân đối này làm cho đơn vị sử dụng lao động không tuyển dụng đủ lao động và người lao động thì không tìm kiếm được việc làm như mong muốn. Do vậy, để tạo việc làm cho người lao động, cần thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, kết nối thông tin cung, cầu lao động để người lao động nói chung và thanh niên nói riêng có định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Thực hiện tốt Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 21/6/2019 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2019 - 2025. Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn. Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin thị trường lao động, thực hiện thu thập thông tin biến động cung - cầu lao động trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác phân tích, dự báo thị trường lao động. Đổi mới phương pháp đào tạo nghề theo hướng đào tạo gắn với thực nghiệm theo phương pháp cầm tay chỉ việc. Đào tạo nghề cần bám sát chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, gắn đào tạo nghề với hỗ trợ tìm việc làm. Đối với đào tạo nghề nông nghiệp cần gắn với hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chính quyền địa phương cần nắm bắt và tổng hợp nhu cầu việc làm của người lao động, chủ động phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề và trung tâm dịch vụ việc làm để thực hiện công tác tư vấn, hướng nghiệp, đào tạo nghề và kết nối với các đơn vị sử dụng lao động thực hiện công tác tuyển dụng. 3.3.2. Thúc đẩy phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động Đẩy mạnh phát triển kinh tế, phục hồi sản xuất thương mại - dịch vụ sau đại dịch và phát triển nông nghiệp chất lượng cao, nông nghiệp sạch; phát triển ngành công nghiệp - xây dựng, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông - lâm sản để tạo thêm nhiều việc làm mới. Thu hút đầu tư phát triển các thành phần kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh để tạo việc làm. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp vào đầu tư, kinh doanh đặc biệt là các doanh nghiệp, dự án đầu tư vào những lĩnh vực 57
  8. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” mà tỉnh có thế mạnh và có nhu cầu sử dụng nhiều lao động. Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để tạo việc làm cho lao động nông thôn. 3.3.3 Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Thông qua các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội (như hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên) để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và vai trò của xuất khẩu lao động cho người dân ở khu vực nông thôn. Ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối các chương trình xuất khẩu lao động, giúp người lao động có nhiều cơ hội tiếp cận, tìm hiểu thông tin để quyết định lựa chọn thị trường xuất khẩu lao động. Khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trường mới tiềm năng cũng như các thị trường truyền thống. Bên cạnh đó đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các nghề mới đòi hỏi trình độ cao cả về tay nghề và ngoại ngữ. Tăng cường công tác đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu lao động, thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo đối với các lĩnh vực và nghề có trình độ cao như lĩnh vực y tế, dịch vụ. Bởi vì các lĩnh vực này có xu hướng thu hút ngày càng nhiều lao động và có mức thu nhập cao, ổn định. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và nghiêm khắc xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp trong hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Thực hiện tốt việc theo dõi tình hình người lao động của địa phương đi làm việc ở nước ngoài để kịp thời xử lý các trường hợp bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp hoặc bỏ trốn ở lại. 4. KẾT LUẬN Tỉnh Đắk Lắk có nguồn lao động khá dồi dào và tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn. Quy mô lao động nông thôn của tỉnh năm 2021 là gần 855 nghìn người, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm qua là 0,6% năm. Lực lượng lao động nông thôn tỉnh Đắk Lắk phần lớn là lao động trẻ, số lao động có độ tuổi từ 15-34 chiếm 50,31%. Lao động làm việc trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu hướng giảm rõ rệt, từ 70% năm 2017 xuống còn 60% vào năm 2021, lĩnh vực thương mại - dịch vụ ngày càng thu hút đông lao động, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực này tăng từ 23% năm 2017 lên 32,5% năm 2021. Chất lượng lao động nông thôn của tỉnh có sự cải thiện đáng kể trong 5 năm qua, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 52,31% năm 2017 lên 62,98% năm 2021. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn của tỉnh trong giai đoạn 2017 - 2021 khá thấp, dao động từ 1,38% đến 1,72%. Các hoạt động tạo việc làm cho người lao động nông thôn ở tỉnh Đắk Lắk bao gồm tư vấn hướng nghiệp, đào tạo nghề và giới thiệu việc làm; phát triển sản xuất kinh doanh tạo việc làm mới và xuất khẩu lao động. Trong giai đoạn 2017 - 2021, bình quân mỗi năm có hơn 35 nghìn người được tư vấn hướng nghiệp, 33 đến 35 nghìn lao động được đào tạo nghề, gần 13,5 nghìn người được giới thiệu việc làm. Phát triển sản xuất cũng tạo việc làm mới cho hàng ngàn lao động nông thôn mỗi năm, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Tuy vậy, do tác động của đại dịch Covid-19 và do những hạn chế trong công tác hướng nghiệp, đào tạo và thị trường lao động nên tỷ lệ lao động thiếu việc làm tăng cao, số lượng việc làm mới tạo ra hàng năm không nhiều và giảm sút mạnh, cung và cầu về lao động thiếu cân đối. Các giải pháp cần thực hiện để tăng cường tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bao gồm đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, đào tạo nghề gắn với sử dụng lao 58
  9. Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” động; thúc đẩy phát triển sản xuất trong nông thôn để thu hút lao động và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Trung ương (2022). Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2022). 2. Cục Thống kê Đắk Lắk (2022). Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2021. 3. Võ Thị Mỹ Quỳnh (2021). Vai trò của lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn, https://123docz.net//document/10018260-vai-tro-cua-lao-dong-va-giai-quyet-viec-lam-o- nong-thon.htm, [truy cập 11/06/2022]. 4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk. Báo cáo tình hình lao động và việc làm nông thôn các năm 2017, 2018, 2019, 2020, 2021. 5. Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009). 6. Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk (2022). Báo cáo công tác tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm và đào tạo nghề cho lao động tỉnh Đắk Lắk. 7. Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk (2019). Quyết định ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2019 – 2025 (Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2019). --- Thông tin tác giả: TS. Đỗ Thị Nga – Trường Đại học Tây Nguyên Email: dangbdtt@ntu.edu.vn Lĩnh vực nghiên cứu: Kinh tế, Kinh tế nông nghiệp. 59
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0