Thái Bá Lợi và quá trình đổi mới bút pháp sáng tạo
lượt xem 5
download
Thái Bá Lợi thuộc thế hệ nhà văn cầm bút vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và được bạn đọc biết đến như một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi cả nước viết về chiến tranh sau chiến tranh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thái Bá Lợi và quá trình đổi mới bút pháp sáng tạo
- Thái Bá Lợi và quá trình đổi mới bút pháp sáng tạo
- Thái Bá Lợi thuộc thế hệ nhà văn cầm bút vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và được bạn đọc biết đến như một trong những cây bút xuất sắc của văn xuôi cả nước viết về chiến tranh sau chiến tranh. Anh cũng là một trong những tác giả sớm có những đóng góp báo hiệu cho xu hướng vận động của văn học nước nhà trước khi bước vào thời kỳ đổi mới. Sinh năm 1945, quê xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Vốn là một quân y sĩ, đội trưởng một đội phẫu thuật tiền phương, Thái Bá Lợi đã từng có mặt ở những chiến trường ác liệt nhất trong những năm chống Mỹ như Đường Chín, Nam Lào, Khe Sanh, Đông Hà, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Nhưng phải đến chiến trường Khu V với xứ Quảng mới thực sự là nơi khơi nguồn những trang viết đầu tiên và cũng là nơi từ bấy đến nay, anh đã quen thuộc, gắn bó với nhiều nỗi buồn vui của đời mình . Những tác phẩm chính của Thái Bá Lợi đã được xuất bản gồm có: Vùng chân Hòn Tàu (truyện ngắn, 1978), Thung lũng thử thách (tiểu thuyết, 1978), Họ cùng thời với những ai (tiểu thuyết, 1978), Bán đảo (truyện, 1983), Còn lại với thời gian(tiểu thuyết, 1989), Đội hành quyết (truyện ngắn, 1994), Trùng tu (tiểu thuyết, 2003), Khê ma ma (tiểu thuyết, 2004). Thái Bá Lợi đã từng nhận nhiều giải thưởng của Trung ương và địa phương: Giải thưởng truyện ngắn tạp chí Văn Nghệ Quân đội, năm 1983, với tác phẩm Lòng cha; Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, năm 1983, với tiểu thuyết Họ cùng thời với những ai; Giải A của Ủy ban toàn quốc các Hội Liên hiệp Văn Học Nghệ thuật Việt Nam, năm 2003, với tiểu thuyết Trùng tu; Giải A của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng, năm 2004, với tiểu thuyết Khê ma ma; Giải B (không có giải A) của Giải thưởng Văn học- Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng lần thứ nhất (1997-2005) với tiểu thuyết Trùng tu và tiểu thuyếtKhê ma ma… Tuy nhiên, theo chúng tôi, đánh giá một nhà văn không thể chỉ căn cứ vào giải thưởng; bởi lẽ, trong thực tế, và nhất là những năm gần đây, có không ít trường hợp nhà văn và tác phẩm cũng được giải thưởng, thậm chí là giải cao, mà cả người đọc lẫn giới phê bình nghiên cứu vẫn không mấy mặn mà.
- Với Thái Bá Lợi, hành trình sáng tác của anh trong hơn ba thập niên vừa qua, đã được dư luận và độc giả chú ý theo dõi và đón nhận. Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam, tập III, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, năm 2004, ở chương viết về Nền văn học mới từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, khi đề cập đến quá trình vận động của văn học sau 1975, đã nhận xét và khẳng định: “Công cuộc đổi mới văn học thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI. Nhưng trước đó đã có những dấu hiệu đổi thay ở một số cây bút nhạy bén nhất. Năm 1977, Thái Bá Lợi viết Hai người trở lại trung đoàn, năm 1979, Nguyễn Trọng Oánh viết Đất trắng và Nguyễn Khải viết Cha và Con, và…”(1). * Quả thực, với Hai người trở lại trung đoàn (in lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, số tháng 4-1977) của Thái Bá Lợi, dòng chảy văn học viết về chiến tranh ở nước ta, sau 1975, đã không còn xuôi chiều như trước. Bằng cảm quan của người nghệ sĩ từng lăn lộn ở chiến trường, bằng vốn sống trực tiếp và thông qua s ự sàng lọc của ký ức,Thái Bá Lợi đã hướng ngòi bút của mình về phía biểu hiện cuộc chiến đã qua với cái nhìn nghiêm cẩn hơn, nhiều phía hơn. Anh không chỉ ngợi ca tôn vinh những phẩm chất tốt đẹp, cao cả của con người trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù, mà còn phát hiện cả những mặt khuất lấp đằng sau tấm huân chương và gợi lên những suy ngẫm đầy tính dự báo về đạo đức, thế sự. Sự vận động đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn đã được biểu hiện khá rõ nét qua thế giới hình tượng nhân vật. Đã quen với lối tư duy phân chia rạch ròi địch, ta; xấu, tốt; đến Hai người trở lại trung đoàn, người đọc ngỡ ngàng nhận ra, không còn phải chỉ kẻ địch mới xấu còn ta bao giờ cũng tốt, mà té ra ngay trong cuộc chiến, ở ngay hàng ngũ của ta, cũng có những kẻ trí trá, xảo quyệt cơ hội (nhân vật Trí); có cả những người thật thà trung thực chỉ vì họ không gần cấp trên mà họ bị hiểu lầm oan uổng; phải gánh chịu những thiệt thòi mất mát (nhân vật Thanh). Rồi ngay cả một người con gái rất tốt, thông minh, dũng cảm như Mây cũng có lúc đã ngộ nhận, để rồi phải trả giá cho sự nông nổi, chân thực của chính mình. Tác phẩm kết thúc với tình huống, sau chiến dịch Hồ Chí Minh, nhân vật Trí, con người từng dẫm lên vai đồng đội, từng bội bạc trong tình yêu, nhưng nhờ không ai biết, nhờ những người tốt chịu thiệt thòi mà anh đã được thăng chức
- trung đoàn trưởng. Trung đoàn của Trí, nơi mà cả Thanh và Mây đã từng sống và chiến đấu được tuyên dương anh hùng. Trong ngày vui ấy, được Thanh (người đồng đội cũ đã từng thầm yêu Mây, nhưng vì Trí mà không thành) báo tin, Mây đã quyết định đưa đứa con mà mình đã có với Trí và cùng Thanh trở về thăm lại trung đoàn. Vậy là, tên gọi tác phẩm Hai người trở lại trung đoàn vừa khái quát được nội dung thiên truyện, vừa cùng một lúc gợi ra nhiều suy nghĩ và xúc cảm thẩm mỹ cho người đọc. “Hai người” ở đây là Thanh và Mây, hai người đồng đội cùng trở lại thăm trung đoàn cũ của mình. Mặt khác,“hai người” ở đây cũng là hình ảnh hai mẹ con Mây trở về chứng kiến sự lên ngôi của Trí. Họ đều là những người từng góp phần làm nên chiến công chung của trung đoàn, nhưng chính họ là những “nạn nhân” của Trí và hiểu thực chất về Trí hơn ai cả. Họ không nói gì, thái độ tác giả cũng không thể hiện, chỉ để cho sự việc tự nói lên. Thiên truyện đem đến cho người đọc cả niềm vui lẫn nỗi buồn, cả tự hào lẫn mỉa mai, chua xót, cả hạnh phúc lớn lao lẫn mất mát thầm lặng.Hai người trở lại trung đoàn là một kết thúc mở tạo nên được những âm hưởng đa thanh cho tác phẩm. Phải nói rằng, vừa mới hơn một năm sau ngày chiế n thắng, giữa lúc luồng gió đổi mới chưa thổi tới, nếu không thực sự nung nấu và nhạy bén phát hiện, nếu không thực sự tự tin và can đảm, Thái Bá Lợi khó mà có được những trang viết như vậy. Hai người trở lại trung đoàn vì thế đã thuộc vào trong số tác phẩ m sớm nhất mở rộng, khám phá và đề cập đến những diễn biến phức tạp của đời sống chiến tr ường và cả trong tâm trạng người lính ở buổi giao thời, mà trước đó văn xuôi theo mạch sử thi chưa đề cập đến hoặc chưa thể đụng chạm đến. Đây cũng là một thiên truyện giàu chất tiểu thuyết báo hiệu cho một kiểu t ư duy hình tượng đậm đặc thế giới hiện thực ký ức, tạo nên một bản sắc nổi bật trong phong cách sáng tạo của Thái Bá Lợi; đồng thời từ đó đã khẳng định vị trí của anh trên văn đàn. * Thực ra, bất kỳ nhà văn nào muốn phản ánh và biểu hiện cuộc sống vào tác phẩm, cũng đều phải thông qua sự nhớ lại là tưởng tượng đầy cảm hứng chủ quan của họ, tức là dù ít dù nhiều chất liệu cuộc sống ở trong tác phẩm đều mang thế giới hiện thực ký ức, nhất là đối với thể loại tiểu thuyết. Milan Kundera cũng đã từng quan niệm: “tiểu
- thuyết là nơi sự tưởng tượng có thể bùng nổ như trong một giấc mơ và tiểu thuyết có thể vượt qua đòi hỏi trông chừng có vẻ tất yếu phải giống thật”(2). Vì thế, thế giới hiện thực ký ức cũng chưa hẳn là đặc điểm của riêng Thái Bá Lợi. Tuy nhiên, với Thái Bá Lợi, đặc điểm này đã thấm đẫm và chi phối một cách sâu sắc toàn bộ thế giới nghệ thuật của anh từ cốt truyện, kết cấu, đến hình tượng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu. Nó trở thành một nét đặc trưng khi nhận diện phong cách của nhà văn . Nhiều tác phẩm của Thái Bá Lợi sau Hai người trở lại trung đoàn đều có chung một mô típ dẫn vào cốt truyện như thế. Chẳng hạn, tiểu thuyết Họ cùng thời với những ai được bắt đầu từ “Vào một buổi chiều, chúng tôi trèo lên đồi 74 ở phía bắc sông Bến Hải”... với hồi ức “hơn mười năm trước”, “chính từ trên đỉnh đồi này, một người bạn kể lại câu chuyện về những con ng ười từ cuộc chiến tranh quyết liệt vừa đi ra…”. Truyện dài Bán đảo cũng là “câu chuyện mà tôi nghe được cứ ám ảnh trong tôi, làm tôi phải luôn luôn nghĩ về số phận của các nhân vật trong chuyện”. Truyện ngắn Đội hành quyết mở đầu cũng bằng “điều tôi bứt rứt hai chục năm qua hôm nay mới làm được do sự tình cờ”. Tiểu thuyếtTrùng tu sở dĩ được viết nên cũng với lý do, vì “Tôi và nó, hai trong s ố vài ba chục người sống sót của một tiểu đoàn bảy trăm người sau sự kiện Tết Mậu Thân ở Huế tình cờ gặp nhau” rồi những ngày xa xưa bỗng “khơi dậy trong ký ức”. Và,Khê ma ma dù viết theo hình thức nhật ký, nhưng đó cũng là cuốn nhật ký nhặt được trên dòng suối mà bây giờ không biết tác giả ở đâu “để có thể gửi lại” rồi cũng phải “suy đi nghĩ lại mấy lần tôi mới quyết định công bố…”. Kiểu vào truyện này dễ cuốn người đọc vào thế giới kỷ niệm cùng với tác giả và nhân vật, nhưng cũng dễ sa vào hồi tưởng lan man. Điều đáng nói ở đây là, Thái Bá Lợi đã không bị chìm vào màn sương của thế giới ký ức. Anh biết tận dụng sức mạnh của ký ức để lẩy ra, chắt lọc những sự việc, hình ảnh, con người nổi bật nhất. Và, cho dù viết về bất kỳ một mảng đời sống nào, từ hồi ức về một chiến dịch, về những bề bộn, phức tạp ở một vùng “bán đảo” sau ngày giải phóng, hay nhớ lại những ngày Mậu Thân ở Huế và công việc “trùng tu” Huế hôm nay, cho đến cả việc “ghi lại” những dòng nhật ký mà ai đó bỏ quên ở khu rừng Bà Nà, Thái Bá Lợi đều hướng cái nhìn “ngậm ngợi” (chữ dùng của tác giả) của mình về phía những vấn đề của con người.Anh thuộc kiểu nhà văn quan tâm đến vấn đề trong diễn biến bề bộn của sự việc, hơn là chú tâm thuật lại cho kỹ
- những diễn biến đó. Thái Bá Lợi đã sử dụng nghệ thuật dồn nén sự việc, lược bớt những trường đoạn khi cần phải kể lại hoặc miêu tả. Chẳng hạn, đây là một cảnh di chuyển quân về vùng sâu trong chiến dịch Mậu Thân ở Huế được anh bút pháp cô gọn: “Những gò đồi, những vạt ruộng nhấp nhô, hai khúc sông nhỏ, những l àng mạc và con đường nhựa phải băng qua. Hai lần nghỉ trên đường, một lần pháo bắn vào đại đội 7, hai cậu hy sinh… Bốn giờ sáng chúng tôi tới được vị trí ghi trong mệnh lệnh” (Trùng tu, tr.66). Nhưng khi chạm đến suy nghĩ và tâm trạng nhân vật, tác giả lại dừng lại làm ta đến sững sờ trước cảnh một ngày xuân trong chiến tranh: “Đã hơn bảy giờ, nắng có chiều gay gắt hơn những ngày trước. Dù sao vẫn còn là nắng xuân. Ánh nắng trải vàng trên con đường làng trống trải, trải vàng trên những gò đất, trên hàng cây râm bụt của lối đi vào ngôi nhà ngói duy nhất trong thôn cộng với làn gió tây mơn trớn làm nhẹ đi phần nào những suy tính căng thẳng. Vào thời thanh bình, có được cái nắng ấm áp này sẽ làm người ta muốn đi đến một nơi nào đó, thăm viếng ai đó, hoặc chỉ thơ thẩn trong làng với vài người bạn. Một năm chỉ có vài ngày thế này thôi. Tự nhiên tôi ao ước được một ngày như vậy” (Trùng tu, tr.134). Trong sự co giãn linh hoạt ấy, khi đọc tiểu thuyết của Thái Bá Lợi, qua ký ức của nhà văn ta bắt gặp những hình ảnh vừa cô đúc chọn lọc, nhưng cũng vừa cụ thể, sinh động như chính bản thân đời sống; thậm chí cả những chi tiết dường như chỉ thoáng qua nhưng lại có tác dụng góp phần không nhỏ làm nên ý nghĩa phong phú, đa chiều cho tác phẩm. Có khi, không cần phải viết nhiều, tác giả chỉ cần qua cảnh quay chậm quang cảnh một vùng quê chiến trường với:“Những thân cây cụt ngọn, những đàn bò đi lang thang trên những làng mạc Gio Linh mới ngày nào còn trù phú với nhũng vườn chè, rặng mít, vườn dứa và hồ tiêu đã cháy trụi chỉ còn tro đen và đất đỏ”; kể lại hình ảnh một tiểu đoàn bảy trăm người sau một chiến dịch chỉ còn vài ba chục người sống sót, một vết máu vẫn còn lại trên vách tường sau bao năm… đều đã nói lên tất cả sự tàn khốc của chiến tranh và nỗi đau khổ mà con người đã từng phải hy sinh, nếm trải. Cuộc gặp gỡ giữa bộ ba các nhân vật Hải, Tân, Ngà nơi làng chài “bán đảo” như một bức tranh thu nhỏ của không ít đời sống tâm trạng con người trước những hoàn cảnh phức tạp, nan giải của thời hậu chiến. Một hình ảnh ông Kazimerz (kiến trúc sư, một nhà trùng tu nổi tiếng của nước bạn) đi dạo trên phố Đà Nẵng, khi qua nhà hát Trưng Vương vừa xây dựng xong, bỗng đứng lặng đi khi thấy người ta đang cưa một
- gốc cây lớn để tráng vỉa hè bằng xi măng, cũng đã gửi gắm biết bao ý nghĩ về công cuộc xây dựng, quy hoạch hôm nay với việc gìn giữ bảo vệ môi trường, về con người và những vẻ đẹp nhân bản cần có v.v... và v.v... Chính vì thế, tiểu thuyết Thái Bá Lợi đem đến cho người đọc hai cảm giác ngược chiều nhau mà vẫn rất thống nhất, ấy là cảm giác dường như tác giả chưa nói đến cùng vì quá đắn đo, kiệm lời; nhưng lại vẫn cảm thấy phong phú, mới mẻ vì nhiều chi tiết, hình ảnh, câu văn rất chủ động điềm tĩnh mà giàu sức gợi. Phải chăng, nói như nhà văn Nguyên Ngọc “anh biết mười chỉ để viết một” và cách viết ấy chỉ có được ở những tác giả đã tiềm ẩn tư tưởng, vốn sống và thực sự làm chủ ngòi bút của mình. *
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án tuần 19 bài Tập đọc: Chuyện bốn mùa - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
7 p | 896 | 46
-
Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bình Ngô đại cáo của ông
8 p | 583 | 32
-
Giáo án tuần 4 bài Tập đọc: Mít làm thơ (tiếp theo) - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
5 p | 367 | 28
-
Giáo án tuần 3 bài Luyện từ và câu: Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì? - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
4 p | 682 | 25
-
Bài 3: Ca dao, dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 1063 | 25
-
Giáo án bài Câu cầu khiến - Ngữ văn 8
9 p | 579 | 19
-
Bài 18: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh - Giáo án Ngữ văn 8
8 p | 588 | 19
-
Bài 8: Chương trình địa phương ( phần tiếng Việt ) - Bài giảng Ngữ văn 8
26 p | 505 | 18
-
Giáo án bài 1: Cổng trường mở ra - Ngữ văn 7 - GV.T. Tâm
8 p | 385 | 17
-
Giáo án Âm Nhạc lớp 8: ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 7
6 p | 275 | 16
-
Bài 7: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Bài giảng Ngữ văn 8
9 p | 738 | 16
-
Giáo án chương trình đổi mớ iChủ đề : RAU Đề tài : Rèn kỹ năng ca hát bài hát “Bầu và Bí”
6 p | 144 | 13
-
Giáo án bài 7: Sau phút chia ly (trích Chinh phụ ngâm khúc) - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
8 p | 330 | 10
-
Bài 2: Bố cục trong văn bản - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
7 p | 250 | 9
-
Giáo án bài 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
8 p | 249 | 6
-
Giáo án bài 6: Đặc điểm của văn bản biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
8 p | 158 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn